Biệt Đội Chó Cứu Hộ Biến Hình Robot

Thương hiệu:

Mã sản phẩm:

2929368789

Chất liệu: Nhựa ABS

Availability:

Còn hàng

250,000đ

185,000đ

Có thể bạn biết giá của sản phẩm Biệt đội chó cứu hộ biến hình robot – Paw patrol là 185,000đ như vậy là bình thường nhưng thực tế giá niêm yết của nó là 250,000đ, nhưng bỏ qua vấn đề đó, quan trọng là bạn đang có thể đặt Biệt đội chó cứu hộ biến hình robot – Paw patrol vào túi hàng của mình với giá thấp hơn giá gốc. Đặc biệt với ai đang sinh sống ở Hà Nội thì sẽ còn có cơ hội không tốn 1 xu phí vận chuyển.Có 100 sản phẩm đã được bán ra. Tuy vậy, shop vẫn chưa được xác minh danh tính 100% nên bạn cần trao đổi kỹ càng về phần kiểm hàng và thanh toán sau cho đảm bảo rủi ro nhất có thể ĐẾN NƠI BÁN

Có thể bạn biết giá của sản phẩmnhư vậy là bình thường nhưng thực tế giá niêm yết của nó là 250,000đ, nhưng bỏ qua vấn đề đó, quan trọng là bạn đang có thể đặt Biệt đội chó cứu hộ biến hình robot – Paw patrol vào túi hàng của mình với giá thấp hơn giá gốc. Đặc biệt với ai đang sinh sống ở Hà Nội thì sẽ còn có cơ hội không tốn 1 xu phí vận chuyển.Có 100 sản phẩm đã được bán ra. Tuy vậy, shop vẫn chưa được xác minh danh tính 100% nên bạn cần trao đổi kỹ càng về phần kiểm hàng và thanh toán sau cho đảm bảo rủi ro nhất có thể

1 đánh giá / Xem tag đề xuất

Hành Trình Của Biệt Đội Chó Săn Chuột

Tùng Lộc Pet – Trong màn đêm tĩnh lặng bao trùm lên các ngõ ngách của thành phố New York, Mỹ, biệt đội chó săn chuột đang thực hiện nhiệm vụ bắt những con chuột Na Uy nặng 0,5 kg.

Giới chức Mỹ cho biết đằng sau vẻ đẹp hoa lệ của thành phố New York là các bãi rác, hẻm tối, nơi cư trú của hơn hai triệu con chuột. Một nhân viên của đội săn chuột R.A.T.S (Ryders Alley Trencher Fed Society) cho hay đội được thành lập năm 1995 dựa theo tên khu ổ chuột khét tiếng ở Mahattan. Các thành viên của đội R.A.T.S là những chú chó săn được huấn luyện để chuyên bắt các loại chuột trong thành phố. Người ta thường chọn lựa chó săn chuột từ các giống chó phổ biến như Border, Norfolk, chó săn cáo và giống chó chồn. Đêm 25/7, một nhân viên tên Bill, sống ở Mahattan, đi dạo với chú chó Paco, thuộc giống Feist Terrier, tại vực gần đường Delancey, phía tây Mahattan vào đêm 25/7. Bill cho biết đầu tiên những con chó nhỏ có nhiệm vụ đánh hơi và xua lũ chuột ra khỏi hang, sau đó những con chó to hơn sẽ bắt chuột.

Bill cho biết anh và Paco không đơn độc. Cặp đôi này đã tham gia đội săn chuột R.A.T.S cùng Richard Reyolds, thành viên sáng lập đội, với hai chú chó của anh, gồm Judy và Merlin. Trong khi Richard chiếu đèn flash để tìm những con chuột đang náu mình trong các thùng rác thì Judy và Merlin đã sẵn sàng để chộp ngay mọi con chuột chạy ra.

Sau khi Reynolds kiểm tra tất cả ngóc ngách bằng đèn pin, Merlin tiếp tục lùng sục khắp các thùng rác để tìm chuột. Những người huấn luyện chó của đội R.A.T.S nói rằng các chú chó hầu như không bị thương khi săn chuột mặc dù loại chuột mà chúng săn có cân nặng tới 0,5 kg.

Hiệp hội những người nuôi chó Mỹ đã chứng nhận Merlin và 4 con chó khác là những chú chó trái đất. Chúng phải vượt qua các bài kiểm tra về khả năng săn để đạt được chứng nhận này. Các chuyên gia sẽ huấn luyện nhiều kỹ năng theo dõi, đuổi theo, áp sát và tiêu diệt con mồi.

Sau khi chó săn bắt và giết thành công lũ chuột trong thùng rác, chúng sẽ mang chiến lợi phẩm về cho chủ. Tỷ lệ săn thành công của Merlin và những chú chó khác không phải là 100% nhưng chúng sẽ cảm thấy việc đi săn sẽ trở nên thú vị hơn là tóm những con chuột chết.

Merlin là một trong những con chó săn thiện nghệ nhất của đội R.A.T.S. Mỗi đêm đi săn, Merlin có thể bắt từ hai đến vài chục con chuột.

Rạp chiếu phim Alle và chợ cá Fulton là những địa điểm đi săn ưa thích của đội R.A.T.S. Các nhà khoa học đã nhân giống loài chó như Merlin, Paco để phục vụ cho nhiệm vụ săn bắt chuột trong hàng thế kỷ qua. Một thành viên đội R.A.T.S cho biết, một khi bản năng săn mồi của loài chó trỗi dậy, chúng sẽ không bao giờ dừng lại.

Catcher, thuộc giống Bedlington Terrier, tỏ ra hào hứng với cuộc đi săn đêm.

Hai chú chó Catcher và Tanner, thuộc giống Border Terrier, đang tìm cách bắt lũ chuột trong đống rác. Các nhà quản lý môi trường khẳng định những đống rác thải tồn đọng trong thành phố là nơi sinh sống lý tưởng cho loài động vật gặm nhấm như chuột và mang đến bệnh dịch hạch ở người.

Chuột là một vấn nạn của thành phố New York. Theo khảo sát, chó săn có thể giết một con chuột chỉ trong hơn một giây, trong khi nếu người dân dùng miếng dán chuột, thời gian có thể lên đến vài ngày.

Các cơ quan chức năng đánh giá số lượng chuột trong thành phố tăng mạnh khiến bệnh dịch hạch mở rộng quy mô. Mặc dù đội chó săn chuột tỏ ra thích việc rượt đuổi nhưng chúng vẫn không thể bắt triệt để.

Tanner, giống chó Border Terrier, đang cắn mạnh để giết con mồi. Theo bác sĩ thú y, những chú chó săn hiếm khi nhiễm bệnh của chó, ngoại trừ khả năng bị nhiễm khuẩn khi săn chuột. Khi chúng bắt những con mồi đã trúng bả, chúng có thể bị nhiễm độc từ con chuột đó nhiều hơn.

Đội R.A.T.S giúp săn chuột miễn phí cho người dân thành phố New York. Tuy nhiên, một nhân viên cho hay do lưu lượng xe và số lượng người quá nhiều nên năng suất săn giảm.

Phân Biệt Chó Bull Anh Và Bull Pháp

Chó bull Anh

Chó bull Anh có khởi đầu không mấy êm ái. Người ta tin rằng chó bull được tạo ra vào thế kỷ thứ 13 ở nước Anh để tham gia môn thể thao đấu bò đẫm máu. Khi môn thể thao này cuối cùng không còn được ưa chuộng vào những năm 1800, chó bull Anh chuyển từ chiến binh thành người bạn.

Các nhà phối giống nghiên cứu để chó bull bớt hung hãn và thêm phần dịu dàng, và cho đến năm 1866, chúng được CLB Chó kiểng Hoa Kỳ công nhận.

Chó bull Pháp

Chó bull Pháp cũng có xuất xứ từ Anh, củng khoảng thời gian những năm 1800. Giới làm ren yêu thích những chú chó bull cỡ nhỏ và đã đưa chúng theo khi họ chuyển tới miền Bắc nước Pháp trong cuộc Cách mạng Cộng nghiệp.

Giống chó trở nên phổ biến ở các vùng quê nước Pháp, và dần dần đến tận Paris. Tại đây, chúng nhanh chóng trở thành hình ảnh thường trực tại các con phố và quán cà phê. Đây chính là lúc chó bull Pháp trở thành giống chó đô thị đích thực, và nổi danh cho đến tận ngày nay.

Ngoại hình

Khác biệt dễ thấy nhất giữa chó bull Pháp và chó bull Anh là kích cỡ. Chó bull Anh ngắn nhưng chắc khỏe. Theo Hiệp hội Chó kiểng Hoa Kỳ, chúng chỉ cao 35 – 38cm, nhưng có thể nặng đến hơn 22kg.

Bull Pháp

Chó bull Pháp, hay thường gọi là “Frenchie”, chỉ thấp hơn một chút, vào khoảng 27 – 33cm; nhưng cân nặng thì chỉ bằng một nửa – thường dưới 12kg đối với chó trưởng thành.

Ngoài khác biệt chủ yếu về kích cỡ, hai giống chó này nhìn khá giống nhau. Chúng đều có mũi ngắn, đầu vuông, chân nhỏ và làn da nhăn vốn là đặc điểm khiến chúng khác biệt so với đa phần giống khác – mặc dù chó bull Anh thường có nhiều nếp nhăn hơn. Cả hai giống chó đều có bộ lông ngắn, mịn và bóng; màu sắc bao gồm trắng, kem, nâu vàng, đỏ hoặc bất kỳ tổ hợp nào của các màu kể trên. Mặc dù chúng có thể có những đốm hoặc vện đen, không giống chó nào có màu đen tuyền.

Bull Anh

Chó bull Anh có hai bên mép cộp mác chính hiệu – một đặc điểm không thể nhầm lẫn khi nhìn vào một chú chó bull.

Frenchie cũng có một đặc điểm của riêng chúng – đôi tai. Trong khi chó bull Anh có đôi tai hình cánh hoa hồng (rose ear), chó bull Pháp lại có tai to dẹt và dựng thẳng.

Chăm sóc lông

Cả chó bull Anh và bull Pháp đều không cần nhiều công sức để tỉa tót. Nếu bạn đang tìm một giống chó gần như không cần chăm chút, thì Frenchie có lẽ là lựa chọn an toàn hơn.

Frenchie ít rụng lông và chỉ cần chải lông một lần mỗi tuần để giữ bộ lông bóng và khỏe. Tuy nhiên, bull Anh có xu hướng rụng lông nhiều hơn một chút. Để kiểm soát việc rụng lông, bạn nên chải lông ít nhất hai đến ba lần một tuần.

Những nếp nhăn dễ thương vốn thu hút sự chú ý của mọi người cũng cần được phần nào quan tâm. Bạn cần đảm bảo phần da ở giữa các nếp gấp luôn sạch sẽ và khô thoáng, và công việc này phức tạp hơn đối với giống bull Anh, vì chúng sở hữu nhiều nếp nhăn hơn.

Tập tính và huấn luyện

Mặc dù cả chó bull Anh và bull Pháp đều đáp ứng đủ tiêu chuẩn của các “giống chó bò”, chúng không thực sự giống với những quan niệm sai lầm đi kèm cái tên. Cả hai giống chó này đều thân thiện và ham chơi.

Dẫu vậy, cả hai cũng có những vấn đề tiềm ẩn mà chủ nuôi nên nhận thức được.

Chó bull Anh, dù nhìn chung trung thành và vui vẻ, lại sở hữu nét tính cách cứng đầu, khiến chúng đôi lúc trở nên khó bảo nếu không được huấn luyện phù hợp. May mắn thay, giống chó này lại dễ huấn luyện. Theo như Cẩm nang Thú cưng, có bull chỉ cần khoảng thời gian ngắn để tiếp thu điều bạn muốn chúng lằm, đồng nghĩa bạn chỉ cần rất ít các phiên huấn luyện lặp lại.

Chó bull Pháp, mặc dù còn ham chơi và vô tư hơn cả những người bạn nước Anh, lại không phải thú cưng phù hợp nhất với gia đình có trẻ nhỏ. Chúng thường nô đùa mạnh bạo và có thể trở nên hung hãn – điều này khá nguy hiểm khi có trẻ nhỏ xung quanh.

Dù có chút cứng đầu, Frenchie vẫn luôn muốn làm hài lòng chủ, nên quá trình huấn luyện đều đặn và tích cực thường mang lại kết quả tốt.

Chó bull Anh có xu hướng thân thiết với cả gia đình và hòa nhập với tất cả, còn Frenchie thì kén chọn hơn đôi chút. Nếu không được tiếp xúc với nhiều người và động vật từ khi còn nhỏ, chúng rất có thể sẽ chỉ thân thiết với duy nhất một người. Nói cách khác, nếu bạn đang tìm một người bạn thích bám dính, thì bull Pháp chính là giống chó dành cho bạn. Còn nếu không, hãy cho chúng giao tiếp từ nhỏ.

Sức khỏe

Cả bull Anh lẫn Frenchie đều dễ tăng cân. Đối với chó bull Anh, cân nặng quá khổ sẽ gây khó khăn đến việc di chuyển trên bốn chân nhỏ nhắn của chúng và đặt nhiều áp lực hơn lên các khớp.

Và đối với Frenchie, tình trạng quá cân có thể tăng áp lực lên phổi, gây khó thở. Bởi vậy, cả hai giống chó đều cần tuân thủ chế độ ăn cẩn trọng để tránh ăn quá nhiều, và nên tập thể dục mỗi ngày.

Cả hai cũng dễ bị quá nhiệt, nên chúng thích dành cả mùa hè trong phòng điều hòa. Nếu ngoài trời quá ấm áp, chúng tốt nhất nên vận động trong nhà.

Vấn đề sức khỏe hay gặp nhất của chó bull Anh là các bệnh về hông và khớp – cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên với tỷ lệ cân nặng thân trên và thân dưới của chúng.

Với chó bull Pháp, chủ nuôi nên để ý các vấn đề về mắt như bệnh mộng mắt (cherry eye) và đục thủy tinh thể.

Bull Anh vs Bull Pháp: Lời cuối

Nếu bạn đang cân nhắc đưa một người bạn bull Pháp hoặc bull Anh về nhà – hoặc bất kỳ giống chó nào – hãy cứ suy nghĩ thật kỹ.

Bạn khó mà gặp sự cố gì với hai giống chó dễ mến này. Cả hai đều là những người bạn tuyệt vời; nhưng cũng như bất kỳ giống nào khác, chúng đều đi kèm những thách thức riêng.

Frenchie thích ôm ấp nhưng có nhiều năng lượng và tinh thần hơn so với người bạn nước Anh. Bull Anh thì điềm đạm hơn nhưng lại cần nhiều không gian. Chó bull Anh với kích thước lớn hơn cũng không vừa với đùi bạn – mặc dù điều này chẳng ngăn nổi chúng nằm lên bạn.

Cả hai giống chó đều có thể gây “đau ví”. AKC – hội nhân giống có đăng ký liệt cả chó bull Anh và bull Pháp vào mức giá giữa 2000$ và 4000$.

Đương nhiên, ta cũng có nhiều tổ chức cứu trợ được AKC xác nhận dành cho cả Frenchie và chó bull. Thông qua các hội nhóm này, bạn có thể kết bạn với một chú chó con hoặc chó trưởng thành thuộc giống chó ưa thích – đôi khi với chi phí thấp hơn.

Không phải ai cũng thích hợp với chó thuần chủng. Nếu Frenchie và bull Anh (hoặc mức giá đi kèm với chúng) không phù hợp với bạn, hãy nhớ rằng vẫn còn bao nhiêu chú chó được cứu hộ đang kiên nhẫn chờ đợi một gia đình vĩnh viễn cho chúng.

Hành Trình Của Biệt Đội Chó Săn Chuột Đêm

Trong màn đêm tĩnh lặng bao trùm lên các ngõ ngách của thành phố New York, Mỹ, biệt đội chó săn chuột đang thực hiện nhiệm vụ bắt những con chuột Na Uy nặng 0,5 kg.

Giới chức Mỹ cho biết đằng sau vẻ đẹp hoa lệ của thành phố New York là các bãi rác, hẻm tối, nơi cư trú của hơn hai triệu con chuột. Một nhân viên của đội săn chuột R.A.T.S (Ryders Alley Trencher Fed Society) cho hay đội được thành lập năm 1995 dựa theo tên khu ổ chuột khét tiếng ở Mahattan. Các thành viên của đội R.A.T.S là những chú chó săn được huấn luyện để chuyên bắt các loại chuột trong thành phố. Người ta thường chọn lựa chó săn chuột từ các giống chó phổ biến như Border, Norfolk, chó săn cáo và giống chó chồn. Đêm 25/7, một nhân viên tên Bill, sống ở Mahattan, đi dạo với chú chó Paco, thuộc giống Feist Terrier, tại vực gần đường Delancey, phía tây Mahattan vào đêm 25/7. Bill cho biết đầu tiên những con chó nhỏ có nhiệm vụ đánh hơi và xua lũ chuột ra khỏi hang, sau đó những con chó to hơn sẽ bắt chuột.

Bill cho biết anh và Paco không đơn độc. Cặp đôi này đã tham gia đội săn chuột R.A.T.S cùng Richard Reyolds, thành viên sáng lập đội, với hai chú chó của anh, gồm Judy và Merlin. Trong khi Richard chiếu đèn flash để tìm những con chuột đang náu mình trong các thùng rác thì Judy và Merlin đã sẵn sàng để chộp ngay mọi con chuột chạy ra.

Sau khi Reynolds kiểm tra tất cả ngóc ngách bằng đèn pin, Merlin tiếp tục lùng sục khắp các thùng rác để tìm chuột. Những người huấn luyện chó của đội R.A.T.S nói rằng các chú chó hầu như không bị thương khi săn chuột mặc dù loại chuột mà chúng săn có cân nặng tới 0,5 kg.

Hiệp hội những người nuôi chó Mỹ đã chứng nhận Merlin và 4 con chó khác là những chú chó trái đất. Chúng phải vượt qua các bài kiểm tra về khả năng săn để đạt được chứng nhận này. Các chuyên gia sẽ huấn luyện nhiều kỹ năng theo dõi, đuổi theo, áp sát và tiêu diệt con mồi.

Sau khi chó săn bắt và giết thành công lũ chuột trong thùng rác, chúng sẽ mang chiến lợi phẩm về cho chủ. Tỷ lệ săn thành công của Merlin và những chú chó khác không phải là 100% nhưng chúng sẽ cảm thấy việc đi săn sẽ trở nên thú vị hơn là tóm những con chuột chết.

Merlin là một trong những con chó săn thiện nghệ nhất của đội R.A.T.S. Mỗi đêm đi săn, Merlin có thể bắt từ hai đến vài chục con chuột.

Rạp chiếu phim Alle và chợ cá Fulton là những địa điểm đi săn ưa thích của đội R.A.T.S. Các nhà khoa học đã nhân giống loài chó như Merlin, Paco để phục vụ cho nhiệm vụ săn bắt chuột trong hàng thế kỷ qua. Một thành viên đội R.A.T.S cho biết, một khi bản năng săn mồi của loài chó trỗi dậy, chúng sẽ không bao giờ dừng lại.

Catcher, thuộc giống Bedlington Terrier, tỏ ra hào hứng với cuộc đi săn đêm.

Hai chú chó Catcher và Tanner, thuộc giống Border Terrier, đang tìm cách bắt lũ chuột trong đống rác. Các nhà quản lý môi trường khẳng định những đống rác thải tồn đọng trong thành phố là nơi sinh sống lý tưởng cho loài động vật gặm nhấm như chuột và mang đến bệnh dịch hạch ở người.

Chuột là một vấn nạn của thành phố New York. Theo khảo sát, chó săn có thể giết một con chuột chỉ trong hơn một giây, trong khi nếu người dân dùng miếng dán chuột, thời gian có thể lên đến vài ngày.

Các cơ quan chức năng đánh giá số lượng chuột trong thành phố tăng mạnh khiến bệnh dịch hạch mở rộng quy mô. Mặc dù đội chó săn chuột tỏ ra thích việc rượt đuổi nhưng chúng vẫn không thể bắt triệt để.

Tanner, giống chó Border Terrier, đang cắn mạnh để giết con mồi. Theo bác sĩ thú y, những chú chó săn hiếm khi nhiễm bệnh của chó, ngoại trừ khả năng bị nhiễm khuẩn khi săn chuột. Khi chúng bắt những con mồi đã trúng bả, chúng có thể bị nhiễm độc từ con chuột đó nhiều hơn.

Phóng to

Đội R.A.T.S giúp săn chuột miễn phí cho người dân thành phố New York. Tuy nhiên, một nhân viên cho hay do lưu lượng xe và số lượng người quá nhiều nên năng suất săn giảm.

Chiến Trường Việt Nam Và Bí Mật Về Các Biệt Đội “Săn Người” Mỹ

Các sĩ quan chỉ huy quá thất vọng với kết quả của những cuộc truy quét là động lực dẫn đến ý tưởng tổ chức các đội tìm kiếm truy lùng bằng chó nghiệp vụ, còn được gọi là (Combat Tracker Team).

Quân Giải phóng Việt Nam là bậc thầy về sử dụng địa hình, ngụy trang và tác chiến đường hầm. Họ là người quyết định khi nào và nơi nào sẽ tiến hành trận chiến. Tệ hại hơn với lính Mỹ là các chiến sĩ du kích và bộ đội địa phương có thể quyết định cuộc chiến sẽ kéo dài bao lâu.

Báo cáo của Nhóm nghiên cứu chiến thuật độc lập Quân đội Mỹ cho biết: “Bộ tư lệnh quân đội Mỹ ở Sài Gòn mong muốn giải quyết vấn đề tìm kiếm và đeo bám theo dõi các lực lượng Quân Giải phóng, sau khi họ tấn công hoặc trong một cuộc đọ súng, rút lui và cắt đứt sự truy đuổi của các đơn vị Mỹ”.

Trước đây, quân đội Mỹ đã sử dụng chó trinh sát trong chiến tranh thế giới II và Triều Tiên, nhưng các đội thám báo – truy lùng đặc biệt này có mục đích và yêu cầu chiến thuật hoàn toàn khác. Thay vì chỉ theo dõi và đeo bám đối phương, đội thám báo – truy tìm đặc biệt với chó nghiệp vụ sẽ tiến hành các hoạt động tích cực hơn như: chủ động truy tìm, đeo bám và tiêu diệt mục tiêu.

Thực hiện chiến thuật này, những binh sĩ trong đội truy tìm đặc biệt với chó nghiệp vụ có thể dẫn đường cho lực lượng bộ binh Mỹ hành quân “tìm – diệt” đúng hướng, hoặc hoặc giúp đỡ lực lượng bộ binh gọi chi viện hỏa lực pháo binh và không quân, đánh chính xác khu vực mục tiêu.

Một đội Thám báo – truy lùng sử dụng chó nghiệp vụ của quân đội Mỹ ở Việt Nam

Cựu lính lực lượng đặc biệt và là nhà sử học quân sự Gordon Rottman nói ” Đội thám báo – truy lùng đặc biệt có chó nghiệp vụ không phải là đơn vị chiến đấu mạnh với lực lượng Quân Giải phóng và du kích. Nhưng chính vì vậy mà các đội truy lùng thường đi phối thuộc với một đơn vị bộ binh thông thường”.

Theo hồ sơ của Cơ quan nghiên cứu chiến thuật quân đội Mỹ CORG, vấn đề đầu tiên mà quân đội Mỹ gặp phải là thiếu kinh nghiệm theo dõi mục tiêu. Thử nghiệm lần thứ nhất truy lùng với chó nghiệp vụ đánh hơi thất bại vì những con chó sủa ầm lên khi dõi theo mùi đối tượng.

Quân đội Anh từng sử dụng chó Labrador – loài chó có khả năng di chuyển rất xa và lặng lẽ để tìm kiếm quân nổi dậy người Hoa ở Malaysia và những chiến binh du kích Indonesia ở Borneo. Nhưng yêu cầu Anh giúp đỡ sẽ tạo ra một vấn đề mới mang tính quốc tế. Không như Washington, London tham gia ký Hiệp định Geneva năm 1954, phân chia Việt Nam thành hai miền và các lực lượng quân sự nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam.

Thỏa thuận của Anh giúp đỡ quân đội Mỹ huấn luyện đội truy lùng có sử dụng chó nghiệp vụ có thể tạo thành căn nguyên khiến cuộc xung đột lan rộng ở Đông Nam Á. Nếu người Anh công khai tham gia cuộc chiến dù dưới vỏ bọc cố vấn, Liên Xô hay Trung Quốc có thể cáo buộc Anh vi phạm tinh thần của hiệp định Geneva.

Vấn đề càng trở nên phức tạp, trường Chiến tranh Nhiệt đới của Anh nằm ở Malaysia. Tương tự như London, Kuala Lumpur duy trì lập trường trung lập đối với cuộc chiến Việt Nam.

Nhưng cả ba nước đã đi đến thống nhất là đào tạo 14 đội truy lùng đặc biệt sử dụng chó nghiệp vụ tại trường của quân đội Anh ở Johor Bahru. Quân đội Mỹ sau khi tiếp thu được kinh nghiệm sẽ tự thiết lập chương trình của riêng mình và tổ chức nghiên cứu, huấn luyện đào tạo ở đâu đó tại Mỹ.

Một nhóm truy lùng đặc biệt gồm 5 binh sĩ với 2 chó nghiệp vụ là một đơn vị tác chiến cơ bản của các đội truy lùng đặc biệt do các chuyên gia chiến tranh vùng Nhiệt đới Anh đào tạo. Đội có thêm một vài chó nghiệp vụ dự bị để nhiệm vụ truy lùng, theo dõi và tiêu diệt mục tiêu không bị gián đoạn bởi bệnh tật hay vết thương của chó nghiệp vụ.

Huấn luyện lính và chó nghiệp vụ của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, trường huấn luyện có thể là ở Malaysia

Ngoài ra, trong đội còn có một thám báo (thợ săn) có năng lực quan sát sắc bén đi cùng với binh lính và chó nghiệp vụ. Những chiến binh này có trình độ truy tìm mục tiêu “con mồi” sâu và độc đáo, có thể phân biệt các chi tiết để lại của đối phương chỉ từ dấu chân và cây lá bị va quẹt.

Cựu chỉ huy đặc nhiệm Rottman giải thích.”Cứ cho là, chó có thể đánh hơi và bám theo một người ở bất cứ đâu, nhưng theo dõi trực quan có thể xác định số lượng nhóm người, đối phương có mang vác nặng hay không, họ đang di chuyển nhanh hay chậm, phát hiện các vật đánh rơi hay bị vất đi, v.v”.

“Một thám báo – thợ săn có khả năng quan sát sắc sảo, có kinh nghiệm có thể cho biết giới tính của những người đang theo dõi và những loại vũ khí nào họ đang mang,” bản báo cáo của Cơ quan nghiên cứu chiến thuật độc lập quân đội Mỹ cho biết.

Sau một thời gian, quân đội Mỹ đã có những biệt đội săn người thành thạo các kỹ năng cần thiết cho các cuộc truy lùng, tìm kiếm và săn đuổi mục tiêu. Nhưng các đội truy lùng này không thể đối phó được với tất cả.

Trong một bản đánh giá tổng quan không ghi ngày tháng, được tìm thấy trong kho Lưu trữ quốc gia ở Trường Đại học Park, Maryland có nhận xét: Các thám báo “thợ săn” không thể xác minh đối tượng mà họ phát hiện được trong đêm tối, trong và sau những cơn mưa tầm tã, theo dấu và đeo bám đối phương trên các đường mòn là bất khả thi.

Các nhóm truy lùng đặc biệt với chó nghiệp vụ cùng không thể làm được gì nhiều ngoài bảo vệ mình nếu họ đã tìm thấy các vị trí tập kết của du kích Việt Nam. Chỉ được trang bị vũ khí cá nhân và súng trường AR-15, các nhóm phải căn cứ tương quan lực lượng trong rừng, nếu quân số của nhóm lớn hơn, các đội truy lùng đặc biệt sẽ khởi động các cuộc tấn công, trong trường hợp ngược lại, các đội sẽ lặng lẽ rút lui và gọi hỏa lực pháo binh hoặc không kích, đôi khi để tránh không bị truy đuổi và chắc chắn tiêu diệt mục tiêu, các đội “săn người” yêu cầu sử dụng cả bom napalm.

Các quan chức cao cấp của quân đội Mỹ lập tức đưa các đội thám báo – truy lùng đặc biệt với chó nghiệp vụ biên chế cho cho sư đoàn bộ binh, lữ đoàn và Trung đoàn Kỵ binh bay số 11 trên chiến trường Nam Việt Nam.

Các đội thám báo – truy lùng đặc biệt với chó nghiệp vụ tham gia hầu hết các cuộc càn quét “tìm và diệt” trên chiến trường Miền Nam. Để tìm kiếm chiến thắng, các đội săn người này đã sát hại dã man cả dân thường đang ẩn nấp trong rừng hoặc dưới hầm để lấy chiến tích.

Lính Mỹ và chó nghiệp vụ trong một trận càn quét ở Miền Nam Việt Nam

Các đội truy lùng sử dụng chó nghiệp vụ còn được sử dụng để tìm kiếm các vị trí ấn nấp bí mật như hầm hào giao thông bí mật. Nhưng những hoạt động này cũng không mang lại kết quả mong muốn do du kích và Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam nhanh chóng tìm ra vô vàn giải pháp vô hiệu hóa khứa giác nhạy cảm của chó săn.

Mặc dù các đơn vị truy lùng đặc biệt sử dụng chó nghiệp vụ được biên chế rộng trong các đơn vị quân đội Mỹ, yếu tố bí mật vẫn bao trùm những giai đoạn đầu của chương trình truy lùng sử dụng chó nghiệp vụ.

Chỉ huy trưởng đặc nhiệm Rottman cho biết: “Các đội thám báo có kỹ năng săn lùng (săn người) quan trọng hơn so với giống chó nghiệp vụ Scout, họ không muốn điều đó bị đối phương và thế giới biết đến. Nhưng lý do chính là Mỹ đã sử dụng các nước Khối thịnh vượng chung vào cuộc chiến tại Việt Nam, lực lượng thám báo săn người này được đào tạo tại Malaysia”.

Nhiều thông tin cho biết, quân đội Anh, Malaysia, Australia và New Zealand đã thực hiện chương trình đào tạo tác chiến chống du kích cho lính Mỹ. Australia và New Zealand đưa quân sang chiến đấu ở miền Nam Việt Nam.

Hai năm sau khi dự án được tiến hành, Quân đội Mỹ bắt đầu đào tạo các thám báo – thợ săn người ở Fort Gordon thuộc bang Georgia. Quân đội Mỹ đưa ra cơ cấu tổ chức của riêng mình, mỗi đội chỉ còn một chó nghiệp vụ và tất cả các thành viên đều là người quản lý chó. Một cơ sở huấn luyện khác, khá nổi tiếng với tên gọi là Kit Carson Scouts tuyển chọn và huấn luyện những kẻ đảo ngũ từ lực lượng Quân Giải Phóng – để biên chế cho các đơn vị thám báo – đội truy lùng đặc biệt.

Với phòng cách hoàn toàn Mỹ hóa này, các đội truy lùng đặc biệt nhận được biệt danh chính thức. Cơ cấu tổ chức các đội thám báo – truy lùng – phục kích theo chiến thuật “tìm và diệt” được biên chế tương đương trung đội bộ binh, các đơn vị nhỏ hơn trở thành tiểu đội phối thuộc.

Tài liệu tham khảo từ các giảng viên nước ngoài và từ Trường Chiến tranh vùng Nhiệt đới của Anh đã bị loại bỏ khỏi hệ thống tài liệu giảng dạy và được sao chép lại. Bên lề của các tài liệu có ghi viết “ở Fort Gordon, GA” để thay thế cho các tiêu đề gốc. Mô tả cơ cấu biên chế tổ chức đơn vị kiểu Anh cũng được đánh dấu tương tự như vậy trên tài liệu. Điều đó có chính danh là, các tài liệu này được người Mỹ viết, cơ cấu tổ chức đơn vị được biên chế khởi điểm ban đầu theo kiểu Anh – chứ không phải là Anh hoặc Malaisia tham gia vào xây dựng lực lượng này.

Nhưng các đội thám báo – truy lùng đặc biệt sử dụng chó nghiệp vụ vẫn gặp khó khăn khi truy tìm lực lượng Quân Giải Phóng. Phần lớn các cuộc truy bắt, săn đuổi hoặc tấn công đều cho kết quả không rõ ràng – dân thường – du kích hay quân giải phóng. Điều này đã dẫn đến các vụ lạm sát giết hại dân thường Việt Nam hoặc tàn phá cả một khu vực bằng bom napal hay bom phát quang, pháo chụp.

Các trung đội thám báo – truy lùng đặc biệt nhiều lần tiến hành các cuộc hành quân truy quét kéo dài hàng tháng vẫn không thấy lực lượng du kích. Trong các khu vực càn quét nhiều lần, dù phát hiện ra đường hầm, hang động, cạm bẫy chông mìn, những các cuộc truy lùng thường cho kết quả rất thấp, đôi khi lại lao vào các ổ phục kích của lực lượng vũ trang Quân Giải phóng.

Mặc dù vậy, các đơn vị thám báo – truy lùng đặc biệt với chó nghiệp vụ vẫn được duy trì và tham gia vào các hoạt động tác chiến của quân đội Mỹ, dù càng ngày, các hoạt động truy lùng càng mất ý nghĩa chiến thuật.

Sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ giải tán các đơn vị truy lùng đặc biệt sử dụng chó nghiệp vụ. Năm 1973, lực lượng bộ binh đã tập hợp các nguồn thông tin tư liệu và biên tập, hợp nhất thành bộ tài liệu thống nhất, mô tả chi tiết mục đích yêu cầu, biên chế tổ chức và các nhiệm vụ của tất cả các mô hình biên chế tổ chức đội truy lùng đặc biệt sử dụng chó nghiệp vụ.

Theo các tài liệu có được nhờ áp dụng Luật tư do Thông tin, các đơn vị bộ binh chỉ thành lập các đơn vị đặc biệt sử dụng chó nghiệp vụ theo “yêu cầu cụ thể” của chiến trường.

Lính huấn luyện và chó nghiệp vụ lại được tổ chức lại một lần nữa trong giai đoạn cuối thế kỷ 20 sang đầu thế kỷ 21. Trên chiến trường Iraq và Afghanistan, quân đội Mỹ lại thành lập các đội truy lùng đặc biệt sử dụng chó nghiệp vụ để tìm kiếm các tay súng nổi dậy và bom mìn gài bên lề đường.

TTB