Bị Chó Quào Có Sao Không / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Bị Ve Chó Cắn Có Sao Không?

Bị ve chó cắn có sao không? Bọ chét (hay ve chó) là loài ký sinh trùng có thể gây bệnh và làm vật trung gian cho một số căn bệnh truyền nhiễm ở người.

Thời tiết đang vào màu nồm, không khí nóng ẩm rất dễ tạo điều kiện cho ve chó phát triển và tấn công.

Ve chó hay còn có tên gọi khác là bọ chét, ve gỗ là loại ký sinh màu nâu thường bám vào da động vật hút máu. Những gia đình có nuôi chó, mèo, nguy cơ ve chó có thể lây từ vật chủ sang người và chuyển sang sống ký sinh trên người là rất cao.

Những con ve chó có kích thước bằng hạt dưa hấu, màu nâu bám vào da và hút máu trong vòng từ 3 tới 6 ngày. Sau khi hút no máu thì những loài ve này thường sưng to lên nên rất dễ nhận thấy.

Thời gian xuất hiện của ve chó

Theo các nhà sinh vật học, ve chó có thể ký sinh trên cơ thể người khi chúng đang ở giai đoạn trưởng thành. Nhất là sau thời gian bạn đi du lịch, chuyển nhà mới…

Bị ve chó cắn có sao không? Ve chó thường là côn trùng sống ký sinh trên cơ thể, hút máu để sống

Ở miền Bắc Việt Nam thì ve chó phát triển nhiều vào tháng 2 tháng 3 khi thời tiết chuyển từ mùa đông sang mùa xuân hè.

Ve chó phát triển trong điều kiện nóng ẩm, thích hợp ở nhiệt độ 21-35oC và độ ẩm 70- 85%. Tuy nhiên, ở nhiệt độ phòng, bọ chét có thể tồn tại và phát triển quanh năm.

Ve chó có thể ký sinh trên cơ thể người, sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên do con người thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, không có nhiều lông như chó nên ve chó rất khó ở lại lâu mà chỉ cắn, hút máu bạn rồi bỏ đi.

Đặc biệt hơn khi bạn ôm chó hoặc ở gần với chó rất dễ bị lây nhiễm ve chó. Lúc mời đầu bị ve chó cắn bạn sẽ không cảm thấy đau, ngứa nên chúng thường bị bỏ qua, không để ý. Khi bị ve chó cắn thì sau một thời gian người bị cắn và đặc biệt là trẻ nhỏ có thể bị ốm,sốt, bị phát ban, nổi nốt, thủy đậu.

Bị ve chó cắn có sao không?

Khi bị ve chó cắn, thường nạn nhân không có biểu hiện gì ngoài những trường hợp dị ứng với ve. Lúc này cơ thể bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.

Ve chó cắn không nguy hiểm, nhưng chúng lại là những tác nhân gây bệnh và lây truyền dịch bệnh từ cá thể này sang cá thể khác.

Thông thường, khi ve chó xâm nhập cơ thể người, chúng có thể đốt, hút máu khiến cơ thể có phản ứng ban đầu là sẩn ngứa. Bên cạnh đó là để lại các sẩn huyết thanh kích thước 1-2mm, gờ cao hơn mặt da, đỉnh chóp sẩn có mụn nước nhỏ, rất ngứa. Trường hợp phản ứng mạnh có thể thấy hiện tượng viêm tấy đỏ lan toả xung quanh sẩn.

Bị ve chó cắn có sao không? Ve chó không gây hại nhưng chúng là những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm sang người

Tổn thương do ve chó gây ra có thể xuất hiện ở những phần da hở hoặc ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với con vật khi người ta ôm, bế chúng như: Vùng cổ, mặt, tay, chân, vùng quanh thắt lưng… nhưng chủ yếu là ở chân và tay.

Những bệnh mà bạn có thể mắc phải khi bị ve chó cắn như:

– Viêm da: Nước bọt của ve chó có chứa độc tố gây hại cho ta. Chúng sẽ được truyền và cơ thể con người sau khi bám vào da và đốt, gây viêm tấy trên da nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị thì sau 5-7 ngày những độc tố này sẽ gây ra các hội chứng liệt và khó nói, đau họng, khó thở cho người lớn. Nếu là trẻ em dưới 2 tuổi, độc tố còn có khả năng gây hôn mê và thậm chí tử vong.

– Dị ứng da: Thông thường khi bị ve chó cắn, nếu nehj bạn chỉ bị dị ứng ngoài da mà không gây nguy hiểm tới cơ thể nếu được phát hiện kịp thời. Do vậy khi thấy trên da xuất hiện các vết lõm vfa côn trùng nhỏ màu đen bams vào thì cần đến các cơ sở y tế để lấy ve ra. Không tự ý lấu ve ra vì nếu làm đứt phần miệng con ve bám vào cơ thể sẽ làm dị ứng nặng hơn và rất khó trị, thậm chí là nhiễm trùng kéo dài.

– Gây sốt cao: Không chỉ hút máu động vật mà ve chó còn khiến con người sốt nặng. Khi ve chó bám vào da người, chúng sẽ nằm yên ở đó để hút máu. Tuy nhiên sau đó vết đốt sẽ sưng nặng gây đau và cuối cùng là sốt cao. Biểu hiện do ve chó đốt rất giống với muỗi đốt nên ta thường không phát hiện ra được nguyên nhân và không điều trị kịp thời. Đáng lo ngại là các vết đốt này sẽ lan nhanh và gây dị ứng da với những nốt đỏ mất thẩm mỹ. Đối tượng dễ bị ve chó đốt nhất là trẻ em với hệ miễn dịch yếu và không phân biệt được các loại côn trùng.

ve chó thường truyền bệnh sốt nổi đốm Rocky và sốt Colorado. Ve nai có kích cỡ của đầu kim tăm và loài này truyền bệnh phát ban kinh niên.

Cách xử lý khi bi ve cắn

– Dùng nhíp và chụp lấy ve ở vùng càng gần da càng tốt, hãy cố gắng gắp trúng đầu nó. Sau đó kéo từ từ cho tới khi ve thả chân ra khỏi da. Đừng kéo hay giật quá mạnh và đột ngột vì hành động này có thể kéo đứt phần đầu hay miệng của ve. Cũng không được dùng nhíp bóp chết ve vì sẽ khiến mầm bệnh lây lan.

– Nếu phần đầu ve vẫn còn dính trên da bạn dùng kim vô trùng loại từng phần của ve trên da.

– Sau đó bôi thuốc mỡ kháng viêm lên vết cắn một lần. Vứt ve đi bằng cách thả nó ra ngoài hoặc xả vào bồn cầu.

– Không giết ve bằng tay bởi làm vậy sẽ tăng nguy cơ bạn bị nhiễm bệnh. Sau khi đã vứt ve đi, hãy rửa lại tay thật sạch bằng nước và xà phòng.

– Ve sẽ không thể buông khỏi da khi nó bị phủ bằng dầu bôi trơn, sơn móng tay hay cồn. Vì loài ve chỉ thở vài lần một giờ nên cách lấy ve ra bằng việc hơ diêm nóng gần ve sẽ không hiệu quả, ngược lại còn có thể khiến cho ve nôn ra dịch tiết vào vết cắn.

Cách tốt nhất là bạn nên đến trung tâm y tế để được gỡ ve ra, tránh việc làm tự ý tại nhà khiến vết cắn bị nhiễm trùng.

Bị ve chó cắn có sao không? Khi bị ve chó cắn, nên đến trung tâm y tế để gỡ ve ra tránh nhiễm trùng Phòng ngừa ve cắn

– Hãy xịt một ít thuốc diệt côn trùng lên giày và vớ.

– kiểm tra tóc, da đầu, cổ, nách và bẹn vì đó là những địa điểm yêu thích của ve. Loại bỏ ve kịp thời có thể giúp tránh nhiễm trùng. Để ve có thể truyền được bệnh phát ban, nó cần hút máu ít nhất trong vòng 24 giờ. Ve sẽ dễ dàng loại bỏ hơn nếu chúng bị lấy ra khi chưa dính chặt vào da.

– Hãy chăm sóc và tắm rửa chó cưng của bạn thường xuyên vào mùa xuân và mùa hè để kiểm tra và bắt ve ra ngay nếu bạn phát hiện.

Hãy thăm khám bác sĩ ngay nếu vết đốt khiến bé bị sốt hoặc phát ban gần phát vết ve cắn để có những biện pháp chữa trị kịp thời và phù hợp.

Bị Muỗi Đốt Nhiều Có Sao Không?

Bị muỗi đốt nhiều có sao không? Muỗi là một trong những trung gian gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Bởi vậy mà diệt muỗi để tránh muỗi đốt là tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bạn.

Tại sao bạn bị muỗi đốt nhiều hơn người khác?

– CO2: Richard Pollack, từ Trường Y tế cộng đồng Harvard cho biết, muỗi rất giỏi trong việc phán đoán mục tiêu bằng cách lần theo các vết hơi này.

– Nhiệt: Trong khi CO2 dẫn đường cho muỗi biết bạn là mục tiêu, thì nhiệt tỏa ra sẽ giúp chúng xác định nơi nào nên đốt trên người bạn.

Bị muỗi đốt nhiều có sao không? Mỗi là con vật trung gian gây nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho con người

– Do quần áo: Một số loài muỗi là những kẻ đi săn theo ánh sáng. Chúng sẽ tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ở phía ngược sáng. Các cử động cũng thu hút sự chú ý của chúng. Do vậy bạn nên tránh mặc đồ màu đen, tối màu.

– Do nhóm máu: nhóm máu hay bị muỗi đốt nhất là nhóm máu O.

– Bia: Trong một nghiên cứu nhỏ, các nhà nghiên cứu nhận thấy muỗi thích những người uống bia hơn so với người tỉnh táo.

– Béo phì: Những người có nồng độ cao steroid hoặc cholesterol cũng có nguy cơ bị đốt.

Những nguy hiểm tới từ vết muỗi đốt

Không chỉ là vết côn trùng cắn bình thường, bạn có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm nếu như bị muỗi đốt.

– Sốt rét: Sốt rét là căn bệnh do một loại ký sinh trùng nhiễm qua vết đốt của muối. Sốt rét là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời.

– Virus West Nile: Đây là căn bệnh lây truyền qua vết muỗi đốt, tuy nhiên lại không nguy hiểm bằng sốt rét. Theo như nghiên cứu thì số người bị Virus West Nile tấn công chỉ có khoảng 1% là bị tử vong hoặc tổn thương thần kinh.

– Sốt vàng: Đây là căn bệnh lây truyền qua vết muỗi dốt và người bệnh thường không có triệu chứng nào. Sốt vàng sẽ dẫn tới sốt cao và gây nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được chữa kịp thời.

– Sốt xuất huyết Dengue: Người bệnh thường có dấu hiệu bị sốt và mức sốt nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào từng người. Đây là căn bệnh đáng lo ngại và đang trong tình trạng cảnh báo.

– Bệnh viêm não Nhật Bản: Người bị bệnh nặng thường xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Trường hợp nặng có thể gây co giật.

– Sốt xuất huyết: Đây là căn bệnh nguy hiểm, người mắc sẽ có các triệu chứng : sốt, phát ban, nhức đầu, cơ thể bầm tím, chảy máu chân răng, đau bụng, tiêu chảy…Tuy nhiên căn bệnh này hiện nay đã có thuốc phòng ngừa.

– Virus Zika: Người bệnh sẽ có các triệu chứng như: sốt, phát ban, đau khớp và mắt đỏ. Virut này thực sự nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và thai nhi.

– Sốt virus Chikungunya: Các triệu chứng của bệnh này là: nhức đầu, nôn mửa, đau lưng, phát ban da và đau khớp kéo dài một vài tuần.

Bị muỗi đốt nhiều có sao không? Muỗi đốt có thể gây ra nhiều bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng…. Cách ngăn muỗi đốt

– Bạn nên tránh mặc đồ màu tối và ra khỏi nhà lúc hoàng hôn và nhá nhem tối.

– Sử dụng thuốc đuổi muỗi chứa DEET, picaridin hay IR 3535. Một số loại dầu chanh cũng có thể ngăn ngừa muỗi.

– Dùng lưới chống muố ở các cửa sổ và thường xuyên loại bỏ các vũng nước tù, đọng quanh nhà.

Bị Rắn Nước Cắn Có Sao Không?

Bị rắn nước cắn có sao không? Rắn là một loài động vật đáng sợ mà ai cũng tránh xa. Rắn thường chứa độc và có thể gây nguy hiểm chết người. Tuy nhiên, rắn nước ở Việt Nam lại là động vật hiền và không gây nguy hiểm?

Rắn nước là gì?

Rắn nước là loài rắn có chiều dài trung bình và có nhiều loại với màu không rõ rệt. Rắn nước là giống rắn có nhiều loại khác nhau nhưng đa số chúng đều hiền và không chứa độc tố. Rắn nước sống chủ yếu ở những nơi nước ngọt như đất trũng, ao hồ, đầm lầy. Thức ăn chủ yếu của loài rắn này là cá, ếch nhái.

Bị rắn nước cắn có sao không? Rắn nước là loài động vật ành và thường không chứa độc

Mỗi con rắn nước có thể đẻ mỗi lứa từ 4- 18 con hoặc trứng. Rắn con được sinh ra dài 14cm giống rắn trưởng thành.

Rắn nước cắn có sao không?

Hầu hết các loại rắn nước đều hiền lạnh và không chứa độc tố gây hại cho sức khỏe con người. Thức ăn chủ yếu của loài rắn này là các loại cá, ếch, nhái, ễnh ương, .. Chúng thường không tấn công con người, nhưng khi bị tấn công hoặc bị bắt ra khỏi nơi sinh sống chúng sẽ cắn người. Chính vì vật, khi gặp rắn nước bạn cần thật bình tĩnh, và không nên tấn công cũng như quấy rầy chúng.

Một số loài rắn nước dung dữ, có thể có chứa chất độc như Hydrophis ornatus, nhydrina schistosa, Astrotia stokesii ,..tuy nhiên những loại này thường sinh sống ở vùng nước mặn, ở ngoài đại dương. Đối với những loại rắn nước nhà thường sẽ không có độc tố.

Tuy rắn nước lành và không chứa độc tố, nhưng bạn cũng không được chủ quan bởi vết thương rắn căn. Do sống dưới nước lên nếu bạn bị rắn nước cắn dưới nước rất dễ gây nhiễm trùng vết thương. Nguy hiểm hơn là nhiễm các loại vi rút vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm. Do vậy, khi bị rắn nước cắn bạn cần biết cách sơ cứu đúng cách để không làm vết thương nhiễm trùng nặng gây nguy hiểm sức khỏe.

Cách sơ cứu khi bị rắn nước cắn

– Đầu tiên bạn cần xác định rõ loại rắn để có cách xử lý phù hợp. Nếu là loại rắn nước thường thì có thể sơ cứu nhẹ và băng bó vết thương. Tuy nhiên, nếu bị những loài không phải rắn nước cắn mà là rắn độc thì bạn cần lưu ý.

– Cố định vết thương để hạn chế chảy máu. Tuyệt đối không được có những tác động lên vết thương như ngăn sự lưu thông máu. Do vậy, cần nới lỏng quần áo, rang sức ở gần vùng bị cắn.

Bị rắn nước cắn có sao không? Do không chứa độc nên vết cắn của loài rắn nước thường không sao

– Rửa sạch vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước. Sau đó dùng nước muối sinh lý rửa lại vết thương rồi lấy băng gạc sạch băng lên vết thương.

– Nếu vùng bị cắn xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: đau nhức ở vùng bị rắn cắn, có vết răng rắn cắn sâu và bầm tín, hoặc có những hiện tượng tay chân run, co giật… cần đến ngay các trung tâm y tế để được khám và chữa trị.

Phòng ngừa rắn cắn

– Cần cảnh giác khi di chuyển ở các vùng đầm lầy, ao hồ, các cơn lũ, mùa thu hoạch vào ban đêm.

– Nên mang ủng, giày cao cổ và quần dài khi đi ở rừng, đầm lầy

– Khi gặp rắn nước, không nên tấn công, trêu chọc hay sờ vào miệng rắn.

Bị Muỗi Đốt Nhiều Có Sao Không ?

Rất nhiều người cho rằng muỗi đốt là chuyện bình thường chẳng có gì hết, vì ngày nào mà chẳng bị vài con muỗi nó xơi mất ít máu. Vậy muỗi đốt nhiều có thể bị bệnh gì không hay chỉ mất vài giọt máu thôi? Làm sao để có thể phòng chống muỗi một cách hiệu quả nhất.

Bị các loại muỗi thông thường đốt nhiều gây cảm giác ngứa ngáy, phát ban nổi mẩn đỏ ngoài da. Nếu bạn bị muỗi vằn đốt nhiều sẽ có nguy cơ bị muỗi lây truyền vi rút dengue- bệnh sốt xuất huyết.Bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Vi rút dengue xâm nhập vào cơ thể người qua các vết muỗi đốt và thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết từ 4-10 ngày.Bệnh xuất huyết rất nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Nhất là trẻ em khi bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết có rất nhiều biểu hiện giống bệnh sốt phát ban.Rất nhiều bậc phụ huynh đã nhầm lẫn giữa hai triệu chứng bệnh không đưa các bé đi điều trị kịp thời dẫn đến tình trạng bệnh nặng và gây tử vong. Bất kể ai khi bị muỗi đốt nhiều cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết nhiều lần.Để không bị muỗi đốt nhiều mọi người nên dùng các biện pháp phòng chống muỗi hiệu quả.

Khi bị muỗi đốt các bạn hãy nhanh chóng dùng nước sạch và xà bông rửa sạch vùng da bị muỗi đốt. Để hết vết đỏ muỗi đốt và làm giảm đi cảm giác ngứa ngáy các bạn nên sử dụng các biện pháp sau:

Cắt chanh tươi ra thành từng miếng rồi chà xát nhẹ nhàng vào vùng da bị muỗi đốt. Axit trong miếng chanh tươi có tác dụng làm giảm ngứa rất nhanh

Dùng dầu tràm bôi vào những vết muỗi đốt trên da sẽ làm giảm ngứa do muỗi đốt rất hiệu quả

Mật ong có tính sát khuẩn rất cao bạn cũng có thể lấy 1 chút mật ong xoa vào vùng da đang ngứa ngáy do muỗi đốt. Mật ong sẽ làm xoa dịu đi cơn ngứa của bạn một cách hiệu quả.

Nếu trong nhà không có những nguyên liệu trên bạn hãy giã tỏi ra lấy nước rồi bôi vào vùng da bị muỗi đốt.

Tỏi vừa có tác dụng làm giảm vết ngứa và có tác dụng đuổi muỗi rất hiệu quả. ngoài ra các bạn cũng có thể dùng: khoai tây tươi, và đá để chườm trực tiếp vào vết muỗi đốt cũng có thể làm giảm ngứa rất nhanh.

Dùng các biện pháp phòng chống muỗi tự nhiên

Để không bị muỗi đốt bạn nên thường xuyên tắm, gội thường xuyên, hay và giặt áo quần sạch sẽ. Bôi các loại kem đuổi muỗi lên da hoặc dùng tỏi giã nhỏ đun sôi và lấy nước bôi lên da.ác bạn cũng có thể phòng chống muỗi bằng cách đặt các lò xông tinh dầu: sả, cam, quýt, bưởi trong ngôi nhà. C Những loại tinh dầu này mang lại hương thơm mát dễ chịu cho không gian ngôi nhà của bạn. Nhưng nó lại là khắc tinh của cả đàn muỗi, khiến lũ muỗi phải khiếp sợ và bỏ đi ngay lập tức.

Sử dụng cách diệt muỗi an toàn hiệu quả.

Với những cách đuổi muỗi tự nhiên các bạn chỉ có thể đuổi muỗi trong khoảng thời gian ngắn khi thực hiện đuổi muỗi. Để tiêu diệt hoàn toàn đàn muỗi và ngăn chặn muỗi dài lâu.Các bạn nên sử dụng thuốc diệt muỗi Permethrin có tác dụng tiêu diệt muỗi nhanh hiệu quả kéo dài từ 4-6 tháng. Thuốc Permethrin có hiệu quả diệt côn trùng cao, không gây ngộ độc cho người và động vật.Thuốc Permethrin được trung tâm y tế dự phòng đánh giá cao trong việc tẩm mùng màn và phun không gian trong các chương trình phòng chống muỗi truyền bệnh: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản.Cách tiêu diệt và phòng chống muỗi với thuốc Permethrin rất đơn giản dễ thực hiện. Bạn chỉ cần pha thuốc Permethrin theo hướng dẫn với nước sạch sau đó: phun lên bề mặt và không gian nhà ở, tẩm ướp mùng màn.

Thực hiện diệt muỗi bằng thuốc Permethrin 2-3 lần/ năm đảm bảo không gian sống nhà bạn sẽ không có 1 con muỗi nào dám tấn công.

Muốn tiêu diệt được hoàn toàn đàn muỗi và ngăn chặn đàn muỗi bùng phát trở lại. Các bạn cần tiêu diệt muỗi từ trong trứng nước bằng cách sử dụng thuốc diệt bọ gậy Abate.Thuốc Abate là hóa phẩm sinh học an toàn cho người và động vật máu nóng. Thuốc dạng bột màu, trắng tiện dụng bạn chỉ cần dùng 1 lượng thuốc nhỏ sẽ diệt được vài triệu con bọ gậy.Thuốc Abate sẽ ngăn chặn môi trường phát triển của trứng muỗi, nở thành loăng quăng, bọ gậy. Abate được sử dụng trên diện rộng: cống rãnh, vùng nước tù đọng. Diệt trứng và bọ gậy các loại muỗi lây truyền bệnh: sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, sốt rét…

Cách phòng chống muỗi với Abate rất đơn giản bạn sử dụng rắc thuốc vào lọ hoa, bể cảnh, bể non bộ, cống rãnh, vùng nước ứ đọng… Theo liều lượng hướng dẫn sử dụng và thực hiện rắc thuốc từ 3-4 tháng/ lần. Thuốc Abate sẽ tiêu diệt hoàn toàn những con bọ gậy đang trú ẩn xung xanh ngôi nhà bạn và ngăn chúng bùng phát thành đàn muỗi.

Lưu ý: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc diệt muỗi giả gây hại cho sức khỏe con người. Các bạn chỉ nên mua thuốc diệt muỗi tại các công ty diệt côn trùng uy tín. Để không bị mua trúng thuốc diệt muỗi giả các bạn liên hệ ĐT: (08)98981314 để mua thuốc Permethrin và thuốc Abate chính hãng, và sử dụng dịch vụ diệt muỗi uy tín tại nhà của công ty diệt côn trùng số 1.

Bị Chó Cào Chảy Máu Có Sao Không?

Khi đùa giỡn với chó, việc chúng nhảy chồm lên và ôm lấy bạn rất thường xảy ra, vì sao ư? Đó là vì chúng rất quý mến bạn hoặc củng có thể là do bạn đẹp ^^. Đôi khi việc nhảy xồm lên lại khiến chó “vô tình” mất kiểm soát và quẹt móng lên da bạn, bạn đổ máu và trong đầu bắt đầu có nhiều suy nghĩ

Chết rồi, chó cào chảy máu thì phải xử lý như thế nào đây? Điều này có gây ra bệnh dại hay không? Có nên đi bác sĩ để tiêm phòng không nhỉ? Đừng quá lo lắng, hãy bình tình giành ra 2 – 3 phút để đọc bài viết này, sẽ có rất nhiều thông tin hữu ích cho bạn đấy

1️⃣ Nhiễm trùng da khi bị chó cào và nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác

Đầu tiên, chúng ta đều đồng ý chó đi bằng bốn chân, chúng sẵn sàng đào bới, cào cấu khắp nơi nên móng chân của chó “rất bẩn”. Trong móng của chúng có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, nấm và có thể lây truyền sang cho con người nếu chó cào bạn và tạo ra vết thương hở. Một triệu chứng khá nguy hiểm khi bị chó cào chảy máu đó là có thể gây ra uốn ván

Hầu hết chúng ta đều lầm tưởng bệnh dại và các bệnh khác sẽ lây truyền qua con người, khi nước dãi của chó tiếp xúc với vết thương hở hoặc vết máu trên cơ thể con người. Nên khi bị chó cào, thì đâu có dính nước miếng – đâu sợ bị các bệnh này phải không?

Tuy nhiên, bạn có bỏ quên điều gì không? Chó thường xuyên liếm bàn chân của chúng và móng cũng bao gồm trong đó. Vậy thì khả năng gây ra các bệnh nguy hiểm như dại, MRSA hoặc Capnocytophaga khi bạn bị chó cào chảy máu là điều hoàn toàn có thể xảy ra

2️⃣ Vậy có khả năng nào bị bệnh dại hay không?

Vậy chúng ta sẽ có khả năng mắc bệnh dại nếu bị chó cào khi nào? Đó là khi tất cả các yếu tố bên dưới xảy ra vào cùng một thời điểm

– Chó cào bạn đang mắc bệnh dại – Chó bị dại vừa liếm chân của chúng và virus dại từ nước dãi có mặt ở chân – Chó mắc bệnh dại vừa liếm chân sau đó cào bạn gây ra một vết thương hở hoặc chảy máu

👉 Đó chính là trường hợp đen đuổi nhất sẽ khiến bạn bị dại khi bị chó cào. Rất rất hiếm, nhưng củng không nên chủ quan trong tình huống này

– Nếu là chó nhà hãy suy nghĩ kỹ xem bạn đã tiêm vắc-xin phòng dại cho chó chưa? Gần đây chó có được thả ra đường hay không (khi thả ra đường chúng sẽ có khả năng tiếp xúc với động vật bị dại hay không)? – Nếu là chó hoang: tốt nhất là đi tiêm phòng ngay và luôn cho chắc ăn

3️⃣ Các bước xử lý khi bị chó cào như thế nào

Thông thường các vết xước của động vật có vẻ như vô hại nhưng đôi khi chúng lại chuyển thành những vết nhiễm trùng nghiêm trọng khi gây chảy mảu. Các vết cấu (không tạo thành lằn) trông thì có vẻ ít nguy hiểm, vì không gây chảy máu quá nhiều nhưng lại là mối nguy hiểm tiềm tàng nhất vì chúng cắm sâu vào thịt

Trường hợp 1: Nếu là chó nhà hoặc chó hàng xóm “lành tính” đã tim phòng đầy đủ vắc-xin dại (Mức độ: Trung bình)

– Nếu vết xước chảy nhiều máu, hãy dùng khăn sạch đè lên cho đến khi máu ngừng chảy. Khi máu đã ngừng chảy, hãy rửa vết thương thật sạch bằng xà phòng và nước trong ba phút. Sau đó, làm sạch và khô da, bôi một ít thuốc mỡ kháng sinh và băng vết thương lại

– Hãy theo dõi diễn biến của vết xước xem có bị dấu hiệu nhiễm trùng hay không bao gồm các dấu hiệu như: tăng nhiệt độ, đỏ, sưng, đau nhức hoặc tạo các vệt đỏ trên da. Theo dõi trong ít nhất 72 giờ, nếu gặp bất kỳ những triệu chứng nào đã nêu ở trên hãy đến bệnh viện để theo dõi ngay lập tức

Trường hợp 2: Nếu là chó hoang hoặc vết cào xuyên thủng sâu, chảy nhiều máu hoặc nghi ngờ chó đã liếm chân từ trước, các vết cào vào đầu, mặt, cổ, tay hoặc bộ phận sinh dục (Mức độ: Nguy hiểm)

– Thực hiện cầm máu, rửa sạch vết cào và sát khuẩn sơ bộ, nhanh chóng đi tiêm vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay khi có thể. Theo dõi cá thể chó đã cào bạn chảy máu sát sao trong vòng 15 ngày xem chúng có biểu hiện gì lạ thường hay không. Đồng thời theo dõi độ nhiễm trùng của vết xước bằng các dấu hiệu tăng nhiệt, đỏ, sưng, đau nhức… như trên

4️⃣ Nên tiêm phong dại ở đâu tốt nhất?

Trong điều kiện bạn cảm thấy bất an về việc bị chó cào dẫn đến chảy máu, dù biết là chó “lành” nhưng vẫn mang tâm lý sợ sệt không biết có bị dại hoặc các bệnh nguy hiểm khác hay không? Thì lời khuyên tốt nhất cho bạn chính là đi đến các trung tâm tiêm phòng dại uy tín để tiêm vắc-xin ngừa bệnh. Dĩ nhiên rồi an toàn vẫn là trên hết, thà bỏ một ít thời gian còn hơn là làm biếng mà dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng

Ở Hồ Chí Minh: Viện Pasteur, bệnh viện Nhiệt Đới

Ở Hà Nội: Trung tâm tiêm chủng viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương, Trung tâm y tế dự phòng thành phố Hà Nội, Phòng tiêm chủng SAFPO

Ở Đà Nẵng: Trung tâm tiêm chủng VNVC, Trung tâm y tế dự phòng thành phố Đà Nẵng

Như vậy mình đã hướng dẫn khá chi tiết về các rủi ro, củng như các bước xử lý khi bị chó cào dẫn đến chảy máu. Hy vọng sẽ giúp ít được bạn ít nhiều trong việc điều trị. Và hãy lưu ý giúp mình! Bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo lắng kể cả khi vết cào không chảy máu hãy đến gặp bác sĩ để tư vấn hoặc tiêm phòng – vì phòng bệnh lúc nào củng hơn chữa bệnh cả