Khi Bị Chó Cắn Phải Làm Sao? 2023

Các loại vết thương do chó cắn

Khi chó cắn, chúng sẽ dùng răng trước để ngậm chặt nạn nhân, trong khi những răng khác sẽ kéo xé vùng da xung quanh vết cắn. Kết quả là da bạn có thể có một vết thương sâu, gây thủng bởi răng trước và vùng da trầy xước hay rách xung quanh.

Đối với trẻ em, vì cơ thể nhỏ nhắn nên vùng thường hay bị cắn là cổ, mặt, đặc biệt là môi, mũi, má. Trong khi đó tay, cánh tay, cẳng chân và bàn chân là những nơi thường bị cắn ở người lớn.

Cách xử lý vết thương nhỏ

* Rửa sạch vết thương ngay lập tức: bằng cách để vết thương dưới vòi nước ấm trong vài phút để vết thương được rửa sạch.

* Giúp máu chảy ra khỏi vết thương: nếu vết cắn chưa làm bạn chảy máu, bạn có thể chà sát nhẹ vùng da bị cắn để máu chảy ra. Việc này giúp ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.

* Uống thuốc giảm đau: bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hay ribuprofen để giảm đau và viêm, sưng tấy.

Dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng

Những dấu hiệu cho thấy vết thương nhiễm trùng như:

Vết cắn trở nên đau hơn

Đỏ và sưng tấy xung quanh vết cắn

Rỉ dịch hay mủ từ vết cắn

Sốt cao hơn 38°C, kèm lạnh run

Sưng hạch bạch huyết

Nếu bạn nghĩ rằng vết chó cắn bị nhiễm trùng, bạn nên khám bác sĩ ngay lập tức. Vì một vài vết cắn động vật sẽ trở thành ổ nhiễm trùng nguyên phát, gây nên nhiều tình trạng nguy hiểm tính mạng như nhiễm trùng huyết, hay viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, viêm màng não.

Khi nào bạn cần khám bác sĩ?

Bạn cũng nên đi khám nếu vết cắn ngay tại bàn tay, bàn chân, khớp, gân hay dây chằng, mặt hay da đầu, bộ phận sinh dục hay mũi, tai. Nếu bản thân bạn đang mắc bệnh đái tháo đường, HIV hay bệnh gan, những căn bệnh này khiến cơ thể bạn dễ bị nhiễm trùng hơn, hay những người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, bạn nên đi khám ngay và cần được bác sĩ điều trị.

Bị Rắn Cắn Phải Làm Sao Và Mẹo Khi Bị Rắn Cắn?

Bị rắn cắn phải làm sao và mẹo khi bị rắn cắn? Nọc của các loại rắn độc có thể gây chết người chỉ sau một vài phút di chuyển vào trong cơ thể. Vậy nên, để hạn chế tối đa tỉ lệ tử vong khi bị rắn cắn thì cần phải biết cách sơ cứu đúng khoa học.

Nọc độc của rắn nguy hiểm như thế nào?

Nọc độc của rắn hay nọc rắn chính là tuyến chứa các chất độc của các loài rắn độc. Nọc cũng đươc xem là một loại dịch tiết dạng nước bọt của rắn. Chất dịch này bình thường được sử dụng để chất hòa tan, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Trong điều kiện săn mồi hoặc tự vệ, rắn phun chất dịch chứa độc này ra để giết chết con mồi và kẻ thù.

Theo nghiên cứu, nọc độc của rắn là một hỗn hợp phức tạp của các protein, nọc này được lưu trữ trong các tuyến độc ở phía sau đầu. Các protein này có thể là hỗn hợp các dộc tố thần kinh, độc tố hoại máu, độc tố tế bào hay nhiều loại độc tố khác nhau.

Bị rắn cắn phải làm sao và mẹo khi bị rắn cắn? Nọc độc của rắn hổ mang chúa và rắn lục là nguy hiểm nhất

Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của chúng là làm vũ khí tấn công. Nọc độc của rắn có thể làm tê liệt hệ thần kinh của con mồi. Đối với con người, nọc của rắn độc khi đi vào máu có thể làm tê liệt hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Cách đây khoảng 100 năm, nọc rắn được người thổ dân ở châu Âu sử dụng làm vũ khí giết người. Theo những khảo sát gần đây, mỗi năm nọc độc của rắn cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người.

Theo các nghiên cứu sâu, nọc của rắn độc thường chỉ tác động lên một số tế bào nhất định. Chất độc này làm giãn nở mạch máu, khiến người bị rắn cắn suy giảm huyết áp, chậm phản ứng, sau cùng là suy sụp và tử vong nếu không được điề trị kịp thời.

Nọc của rắn hổ mang chúa được xem là loại kịch độc, nó có thể giết người trong vòng chưa đầy 1 giờ đồng hồ. Được biết, chỉ 1gr nọc độc của chúng có thể giết chết đến 160 người trưởng thành.

Bị rắn cắn phải làm sao và mẹo khi bị rắn cắn?

Trước khi tiến hành sơ cứu rắn cắn, bạn cần phải xác định được xem đó là loại rắn đó là rắn độc hay rắn không độc. Nếu bạn thấy vết cắn có 2 vết răng nanh, mỗi răng cách nhau khoảng 5mm và một số vết răng nhỏ thì đó là rắn độc cắn.

Còn nếu nhìn vào vết cắn thấy 2 hàm răng với những chấm nhỏ, có hình vòng cung và không có răng nanh thì đó không phải là rắn độc cắn. Tùy theo từng loại rắn cắn mà có cách sơ cứu khác nhau.

Cách bị sơ cứu khi bị rắn độc cắn:

– Bước 1: Bạn lấy garo buộc ở phía trên vết cắn khoảng 3 – 5cm. Garo này nên sử dụng các loại dây thun, dây chuối hoặc quai nón vì có độ chắc và co dãn cao. Dây này cũng giúp làm giảm tổn thương cho da.

– Bước 2: Loại bỏ nọc độc của rắn bằng cách rửa sạch vết cắn. Khâu này các bạn phải làm ngay để tránh nọc độc di chuyển vào sâu trong cơ thể theo đường máu.

Bị rắn cắn phải làm sao và mẹo khi bị rắn cắn? Sơ cứu cố định nọc độc để nó không di chuyển vào sâu trong cơ thể là bước rất quan trọng

– Bước 3: Tiến hành rạch nhẹ vị trí vết cắn theo hình chữ thập dài và rộng khoảng từ 1 – 2cm. Trước khi tiến hành rạch nên thực hiện sát trùng xung quanh khu vực rạch để tránh nhiễm trùng. Đồng thời cũng cần rạch đúng kỹ thuật để không là đứt dây thần kinh.

– Bước 4: Tiến hành hút máu có chứa nọc độc rắn ra khỏi cơ thể. Bạn nên hút hết phần máu đen, hút cho đến khi máu đỏ tươi chảy ra.

– Bước 5: Rửa sạch lại vết thương bằng nước sát trùng y tế và sau đó đưa người bị rắn độc cắn đến ngay cơ thể y tế gần nhất để các bác sĩ khám chữa kịp thời.

Trong trường hợp không xác định được loại rắn nào cắn thì cách sơ cứu đơn giản nhất là rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng. Sau đó dùng dao sạch đã được khử trùng rạch một đường dài khoảng 1cm với độ sâu 3mm ở đúng vị trí vết rắn cắn.

Tiếp đó, lấy hai tay nặn sạch vết máu thâm tím ra cho đến khi máu tươi trở lại. Cuối cùng bạn có thể sát khuẩn bằng nước oxy già, nước muối, băng tạm thời vết thương. Tiếp đó cần di chuyển người bị rắn cắn đến ngay các cơ sở y tế gần nhất.

Trong trường hợp, vết rắn cắn có hiện tượng hoại tử thì cần đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện gần nhất để cấp cứu. Việc tự ý sơ cứu cho người bị rắn cắn có vết thương hoại tử có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Một số lưu ý sau khi bị rắn độc cắn

Con đường xâm nhập của nọc độc rắn vào cơ thể thông qua mạch bạch huyết. Vì vậy nên nọc độc di chuyển rất nhanh, việc sơ cứu sau khi bị rắn cắn như thế nào là đặc biệt quan trọng. Bởi vậy, khi sơ cứu người bị rắn cắn cần chú ý:

– Đối với rắn lục: Chỉ được nẹp, không được ép bất động vùng bị rắn cắn. Việc không băng ép bất động khi bị rắn lục cắn có tác dụng làm hạn chế các tổn thương tại chỗ sau khi rắn cắn.

Sau đó nhanh chóng di chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Đối với bệnh nhân liệt thì cần khai thông đường hô hấp (tư thế, hút đờm rãi, hô hấp nhân tạo. Cũng cần tránh can thiệp vào vết rắn lục cắn để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Bị rắn cắn phải làm sao và mẹo khi bị rắn cắn? Các bước sơ cứu khi bị rắn độc cắn cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

– Không nến áp dụng băng garo cho vết rắn cắn: theo một số bác sĩ, việc băng garo có thể làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch gây đau, rất nguy hiểm và không thể duy trì lâu được. Nhiều trường hợp đã phải cắt bỏ tay chân vì băng garo quá lâu.

– Không nên tự ý trích, rạch, châm, chọc ở khu vực rắn độc cắn vì có thể làm tổn thương dây thần kinh. Việc trích lấy nọc độc chỉ nên tiến hành khi người thực hiện có kỹ thuật y khoa.

– Không nên hút nọc độc bằng mồm hoặc các dụng cụ hút nọc độc không được chứng nhận: bởi các cách hút này có thể làm vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.

– Không nên chườm lạnh vào vết rắn cắn: việc chườm lạnh có thể khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây hoại tử da nhanh hơn.

– Không nên sử dụng các cách chữa mẹo dân gian như cho đỉa hút máu, đắp thuốc lá…

Phương án tốt nhất khi bị rắn độc cắn là nên thực hiện sơ cứu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Sau đó, đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp điều trị kịp thời.

Bị Chó Cắn Phải Làm Sao? Những Sơ Cứu Nhanh Cho Người Bị Chó Cắn

Bệnh dại của chó do Virus dại gây nên, đây là loại bệnh truyền nhiễm tác động, ảnh hưởng khá lớn lên hệ thần kinh và khả năng bị tử vong là rất lớn nếu không thể xử lý kịp thời. Cho đến thời điểm hiện tại thì trên thế giới vẫn chưa có loại thuốc nào có thể điều trị căn bệnh này. Chính vì thế nên khi bị chó dại cắn thì người bệnh cần có những biện pháp sơ cứu ban đầu để có thể ngăn ngừa sự phát triển, lây nhiễm của các virus dại.

2. Những điều cần làm khi bị chó cắn không chảy máu

Làm sạch vết thương là bước đầu tiên và cực kỳ quan trọng khi bị chó cắn. Để có thể loại bỏ các mầm bệnh thì vết thương bạn nên được xử lý sạch dưới vòi nước. Các bạn cũng nên dùng xà bông để nhẹ nhàng rửa sạch vết thương, không nên chà xát quá mạnh.

Để có thể loại bỏ tận gốc những mầm mống bệnh dại thì bạn nên dùng các loại nước sát trùng như cồn, oxy già. Những loại thuốc này sẽ giúp bạn loại bỏ các vi khuẩn ở một mức nào đó. Dẫu vậy, các bạn chỉ nên dùng một ít chất lên vết thương vì chúng rất xót và khó chịu.

Để loại bỏ mầm bệnh dại thì các bạn tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như ớt bột, nhựa cây, nước ép, axit,… Các bạn cũng không nên dùng thuốc đắp kín vết thương hay băng bó vết thương khiến chúng lâu khỏi hơn.

3. Những điều cần làm khi bị chó cắn chảy máu

Khi bị chó cắn chảy máu, bạn phải thực hiện những thao tác như sau:

Khi bị chó cắn ở chân, tay thì bạn cần giơ cao vùng bị thương lên. Được biết, đây là việc làm rất hữu ích trong việc giúp bạn cầm máu rất tốt.

Việc cực kỳ quan trọng khi bị chó cắn chảy đó chính là phải cầm máu. Bị chó cắn mà chảy máu từ 10 đến 15 phút thì người bệnh phải tiến hành rửa vết thương và cầm máu ngay và luôn. Để thực hiện việc cầm máu thì các bạn nên đặt 3 miếng gạc Y tế lên vết thương, ngồi chờ trong 7 phút rồi đặt thêm những miếng gạc khác. Người bị chó cắn phải giữ miếng gạc cho đến khi máu ngừng chảy.

Trong trường hợp vết thương bị chó cắn khá sâu và bị phun nhiều máu, máu chảy thành tia thì bạn cần dùng dây chun để garo vết thương lại. Làm xong những việc đó mới mang bệnh nhân tới những cơ sở y tế gần nhất.

Nếu bị chó cắn ở những bộ phận nhạy cảm như đầu, mắt, cơ quan sinh dục,… hay trẻ em bị chó dại cắn thì phải đưa tới bệnh viện để được sơ cứu kịp thời.

Những biện pháp trên chỉ là sơ cứu trước mắt, nếu bị chó dại cắn thì bạn nên đến ngay với trung tâm y tế gần nhất để được các Y Bác sĩ chăm sóc, tư vấn và chỉ định, hướng dẫn tiêm phòng dại. Ngoài ra, bạn cần dõi theo con chó cắn bạn trong vòng 15 ngày kể từ khi cắn. Nếu chúng có biểu hiện gì như bị giết, mất tích, bị bán, ốm, dại,… thì phải báo lại bác sĩ để có thể kịp thời đưa ra phương án xử lý tốt nhất.

4. Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị chó cắn

Rất nhiều người bị chó cắn thì khá băn khoăn, không biết nên ăn gì để kiêng bệnh. Bạn cần tránh những chất có hại cho sức khỏe như bia, rượu, thuốc lá. Ngoài ra, người bị chó cắn cũng cần bổ sung những loại thực phẩm có đầy đủ chất dinh dưỡng.

Các bạn cũng cần nghỉ ngơi để hồi phục nhanh chóng, tránh tình trạng lao lực vì làm quá nhiều. Phải đến ngay với trạm y tế gần nhất để kịp thời theo dõi nếu bạn có các cảm giác như chóng mặt, buồn nôn.

Bị Rết Cắn Phải Làm Sao, Có Nguy Hiểm Không ?

Bị rết cắn phải làm sao, có nguy hiểm không ?

Rết là loài động vật thân đốt, có rất nhiều chân, trung bình số lượng chân của các loài rết thường từ khoảng 20 cho đến 300 chân. Rết có cặp kìm ở trước miệng (được hình thành từ một cặp phần phụ miệng) để tiết nọc độc vào kẻ thù mỗi khi chúng tấn công. Tất cả các loại rết đều có nọc độc, tuy nhiên mức độ ngộ độc còn phụ thuộc vào kích thước của chúng và số lần chúng tấn công. Rết càng lớn thì lượng chất độc bơm vào cơ thể sau mỗi lần cắn càng nhiều và có thể gây nguy hiển đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời

Nếu bị rết cắn nhẹ, vùng da chỉ bị sưng tấy đỏ và hơi đau nhức, bạn có thể tự xử lý tại nhà bằng cách rửa sạch vết cắn bằng xà phòng rồi bôi dầu gió vào là được. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm vết thương trong nước ấm, sau đó uống kháng histamin và giảm đau là đủ. Lưu ý, chỉ nên ngâm nước ở nhiệt độ tối đa không quá 40-50oC để tránh gây bỏng da.

Sẽ không thể xử lý như trên nếu bên nhân có các biểu hiện như:

Triệu chứng tại chỗ: có 2 vết răng hằng sâu, vết cắn sưng đỏ, đau nhức dữ dội, nổi hạch, phù, ngứa

Triệu chứng toàn thân: Cảm thấy buồn nôn, sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân, cơ thể tê liệt, mất cảm giác, thở gấp, đau họng….

Thông thường, khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện trên có nghĩa là bệnh nhân đã bị nhiễm độc nặng và chất độc đang phát tác. Hầu hết các triệu chứng tại chỗ sẽ tự giảm dần trong vòng 1-2 ngày và các triệu chứng toàn thân nếu có sẽ kéo dài 4-5 giờ. Nên khi phát hiện thấy có những điều bất thường như trên, cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ chữa trị kịp thời. Tuyệt đối, không được xoa bóp vùng da xung quanh vết thương vì như vậy chất độc sẽ phát tán nhanh hơn.

Nếu rơi vào tình trạng trên mà chần chừ hoặc đưa đến bệnh viện chậm trễ, chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thậm chí là hôn mê sâu. Tuy nhiên, nọc độc của nó chỉ làm tê liệt hệ thần kinh đối với những loài côn trùng nhỏ, không đủ mạnh để gây chết người. Hơn nữa, phần lớn các rết cắn là lành tính, thường tự khỏi và hiếm khi để lại di chứng, thậm chí trong những trường hợp nặng bệnh nhân cũng hồi phục trong 2 ngày nên bạn không nên quá lo lắng nếu đã được bác sĩ chăm sóc và điều trị.

Một số cách dân gian giúp trị rết cắn hiệu quả

Dùng nước dãi gà: Sau khi bị rết cắn, phải bắt ngay một con gà sau đó dùng tay hoặc lông gà cho vào cổ họng gà, rút ra lấy dớt dãi gà đó bôi vào chỗ rết cắn, làm như vậy hai ba lần sẽ đỡ đau nhức.Bạn có thể thay thế nước dãi gà bằng nhớt của các loại ốc sên cũng được.

Lấy vài tép tỏi tươi, lột vỏ, đập dập bôi trực tiếp lên vết thương vừa bị rết cắn sẽ giúp hết đau nhanh chóng.

Tước bỏ vỏ cộng khoai môn, giã nhuyễn rồi đem trộn đều với vôi ăn trầu và dầu dừa để đắp vào vết cắn sẽ rất mau khỏi.

Bắt ngay con rết vừa cắn, đập chết lấy ruột của nó bôi vào chỗ bị cắn, chỉ trong giây lát sẽ dịu dần vết đau buốt.

Nhai nhuyễn một nắm mè sống, đắp vào vết thương để làm giảm nhức và buốt.

Bạn có thể dùng các loại rau, lá, cây cỏ trong vườn như: lá rau cần, rau sam, lá ớt, lá bạc hà, cỏ cứt lợn… giã nhỏ đắp lên vết thương, sau đó dùng vải thưa băng rịt lại để mau lành và nhanh khỏi hơn. Nhưng lưu ý là các loại rau, lá trên phải được rửa sạch để tránh nhiễm trùng

Mặc dù, không phải là con vật gây đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người, nhưng để tránh rơi vào những trường hợp nguy hiểm khi bị rết cắn, cách đơn giản và tốt nhất cho bạn là nên tránh xa nơi ở và tránh chạm trán với chúng theo những cách như:

Dọn sạch các vật dụng cũ kĩ, dễ bị ẩm mốc như chổi, thảm, đồ gỗ, vải ướt… để rết không có nơi trú ngụ.

Làm sạch môi trường xung quanh nhà, lấp kín các cổng rãnh để tránh trường hợp rết theo đó bò vào nhà.

Không nên cho các bé chơi đùa ở những nơi ẩm thấp có nhiều đồ đạc, gỗ mục để tránh nguy cơ bị rết tấn công.

Hi vọng qua bài viết trên bạn đã có thể trả lời được câu hỏi Bị rết cắn phải làm sao, có nguy hiểm không ? Mong rằng những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp ích được nhiều cho bạn trong cuộc sống và biết cách giải quyết hợp lý nhất nếu chẳng may rơi vào các tình huống xấu trên.

Bị Chó Cắn Phải Làm Sao? Cách Xử Lý, Sơ Cứu Khi Bị Chó Cắn

Nếu máu chảy ít hoặc trầy xước, bạn cần rửa sạch dưới vòi nước để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Chỉ rửa nhẹ chứ không được chà xát quá mạnh. Đặc biệt, trước đó, bạn phải tách rời phần vải quần áo xung quanh vết thương, nếu vết thương ở quần bạn có thể xắn lên hoặc cắt bỏ để tránh nước miếng của chó dính trên quần áo lây nhiễm làm vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong trường hợp vết cắn gây chảy máu nhiều hoặc máu phun mạnh, bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong lúc đó hãy cố gắng dùng lực tác động để cầm máu trong lúc chờ xe cấp cứu. Việc vết cắn gây chảy nhiều máu bạn không nên rửa sạch với nước vì máu chảy sẽ đẩy luôn các vi khuẩn ra ngoài.

Để cầm máu, bạn nên đưa cao vùng bị thương lên, ví dụ như chân hoặc cánh tay. Việc này sẽ giúp ích một phần cho việc cầm máu. Sau đó dùng các miếng băng gạc chồng lên vết thương, giữ chặt để giúp cầm máu. Nếu máu phun mạnh, dùng bất cứ loại dây nào quấn quanh phía trên vết thương để hạn chế tối đa việc mất máu. Nếu không gọi được xe cấ cứu, hãy nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện.

Sau khi rửa sạch với nước, bạn cần kiểm tra vết cắn, nếu chỉ trầy xước nhẹ, nông bạn có thể dùng thuốc sát trùng khử trùng rồi sau đó tự băng bó ở nhà. Chú ý không nên băng bó quá chặt gây tổn thương đến da.

Đặc biệt với những vết thương hở, bạn không được dùng oxi già, thuốc tím hay cồn để xử lí vì chúng sẽ làm vết thương lâu lành hơn. Nếu bị nhiều vết cắn chồng lên nhau, vết cắn gần vùng đầu, cổ, bộ phận sinh dục,…thì bạn cần di chuyển đến bệnh viện để kiểm tra, điều trị tốt hơn.

Nếu chú chó vừa tấn công là chó nhà, có chủ nhân thì bạn có thể yên tâm. Hỏi chủ của chú chó xem đã tiêm phòng dại cho chó hay chưa. Còn nếu chú chó được tiêm phòng đầy đủ và vết thương chỉ trầy xước bạn có thể yên tâm và yêu cầu chủ của chú chó đeo rọ mõm khi cho chúng ra ngoài hoặc nhốt chúng lại để tránh tấn công con người.

Nếu chú chó đó là chó lang thang, không rõ nguồn gốc. Bạn cần đi tiêm phòng dại cho chính mình. Nếu thấy chú chó tấn công có những biểu hiện như mắt đỏ ngầu, chảy dãi, mắt buồn rầu, hung dữ,…thì bạn phải ngay lập tức đi tiêm vac-xin chống dại, càng nhanh càng tốt.

1. Với mọi chú chó, sẽ có một giai đoạn chúng thường cắn vào tay, chân người, …đặc biệt là lúc chúng mọc răng. Cho nên, nếu là cún con nuôi ở nhà, vết cắn của chúng thường rất nhẹ, không nghiêm trọng, bạn có thể tự xử lí ở nhà. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá gay gắt, đánh mắng cún vì hành vi đó.

2. Cần phải theo dõi kĩ chú chó đã cắn, nếu trong 15 ngày chú chó chết hoặc phát dại, bạn cần đi tiêm huyết thanh và vac-xin phòng dại. Nếu chú chó bình an, khỏe mạnh, không cần đi tiêm vì tiêm vac-xin trong trường hợp này sẽ có một số ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe người bị cắn.

3. Nếu xác định là chó dại cắn phải lập tức đến bệnh viện, nếu muộn quá thì huyết thanh chống dại tiêm vào sẽ vô hiệu.

5. Không bao giờ được chủ quan khi bị chó nhà cắn vì virut gây bệnh dại thường không trừ bất cứ một chú chó nào kể cả chó nhà. Cho nên nếu nên nếu nuôi cún trong nhà, bạn cần tiêm phòng đầy đủ cho cún của mình.