Bị Chó Mèo Cắn Nên Làm Gì / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Trong Lúc Bị Chó Pitbull Cắn Nên Làm Gì Và Làm Gì Sau Khi Bị Chó Cắn?

Clip chó Pitbull cắn dê chết trong 3 phút

Làm gì khi bị chó tấn công?

Trong đoạn video chó pitbull cắn dê có thể thấy được sự hung hăng của chú chó, nếu đó là 1 con người thì sẽ ra sao? Bạn cần trang bị những kỹ năng sau đây để phòng thân khi bị chó tấn công.

Mình chia quá trình chó tấn công bạn thành 2 giai đoạn chính đó là trước khi bị tấn công và trong khi bi tấn công.

Bạn cần phải luôn đặt cảnh giác nếu có những chú chó thả rông không rọ mõm dạo quanh khu vực gần chỗ bạn để sẵn sàng ứng phó nếu không may bản năng của chúng trỗi dậy.

Khi một chú chó có xu hướng sắp tấn công bạn nó sẽ nhìn chằm chằm vào bạn và có thể sẽ kèm tiếng kêu “gừ gừ” để cảnh báo. Nếu trong trường hợp này bạn nhanh chóng dùng bất kỳ vật gì có thể khiến kích thước của bạn trông to lớn hơn như áo khoác, 1 nhành cây… Không riêng đối với loài chó, mà hầu hết tất cả các loài săn mồi đều sẽ e ngại trước 1 con mồi có kích thước to lớn.

Cùng lúc “gia tăng kích thước” bạn hãy hô to, quát lớn về phía con chó để nó cảm thấy nó đang bị chúng ta chiếm ưu thế.

Bạn duy trì tư thế đó và từ từ rời đi tránh xa nó, lưu ý trong khi rời đi bạn luôn luôn phải quay mặt về phía con chó; vì chúng sẽ tiếp tục đuổi theo nếu bạn quay lưng về phía chúng.

Trong khi bị tấn công

Nếu biện pháp phòng vệ trên không có tác dụng với những con chó cứng đầu và nó tấn công bạn hoặc bạn không có sẵn vật dụng để “gia tăng kích thước”. Lúc này, chắc hẳn ai trong chúng ta đều sẽ nghĩ chạy là thượng sách. Mình khuyên bạn tuyệt đối không làm như thế, bản tính của thú săn mồi là truy đuổi và giết con mồi; và chắc chắn một điều là bạn sẽ chạy không nhanh bằng những con chó to lớn ấy rồi.

Trong trường hợp con chó lao đến bạn dùng 2 tay liên tục quơ lên đầu và quơ ngang vai và phát ra tiếng hô to để chúng không dám lao vào bạn; liên tục dùng tay quơ để tạo thể thủ và di chuyển chậm rãi đến nơi bạn tìm được hung khí (1 cái bao nilong to, 1 nhành cây…). Từ từ hạ thấp người cẩn thận nhặt hung khí lên và lúc này bạn sẽ chiếm được ưu thế, áp dụng cách bỏ đi không quay lưng cho đến khi bạn an toàn.

Trường hợp bạn bị quật ngã và con chó chồm lên người bạn, phần mà chúng tấn công sẽ là mặt và cổ. Bạn dùng tay và chân liên tục đẩy và đạp vào cổ họng của chúng nếu có thể và la lớn để mọi người đến giúp đỡ.

Trường hợp cứu hộ

Nếu bạn phát hiện một người bị chó tấn công và quật ngã, như trong video chó pitbull cắn dê mọi người chỉ kéo và đánh vào mặt, lưng của chú chó. Điều đó không làm chúng thấy sợ thậm chí còn hăng máu hơn.

Bạn cần tấn công vào phần cổ của chúng, 1 lực đủ mạnh chúng sẽ ngay lập tức buông nạn nhân ra. Đối với động vật săn mồi thì cổ họng là điểm yếu. Đưa nạn nhân lên vị trí cao tránh xa tầm của chú chó.

Sau khi bị chó cắn nên làm gì?

Ảnh mình họa

Không riêng gì chó pitbull cắn mà tất cả các động vật không rõ nguồn gốc và không có lịch tiêm phòng đúng theo kỳ hạn thì bạn cũng cần lưu ý những điều sau.

Bình tĩnh

Bạn cần phải giữ bình tĩnh hoặc trấn an nạn nhân bình tĩnh sau khi bị chó tấn công, thường sẽ có xu hướng hoảng loạn.

Sơ cứu

Sơ cứu vết thương bằng nước sạch, nhẹ nhàng cho nước sạch chảy qua bề mặt vết thương để tránh nhiễm trùng; không dùng tay chà sát, hoặc nước bắn quá mạnh vào vết thương gây biến chứng nặng hơn và khó điều trị.

Không bôi bất cứ thứ gì ngoài các dung dịch sát khuẩn nhẹ, có trường hợp người nhà dùng dầu gió, kem đánh răng… Đây là những điều hoàn toàn trái khoa học đối với tình huống này.

Sát khuẩn vết thương bằng các dung dịch như oxy già đối với vết thương cạn, ngoài da. Trường hợp vết thương sâu và chảy nhiều máu cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cầm máu và điều trị.

Tiêm phòng dại

Bạn cần nắm chắc thông tin về chú chó tấn công bạn đã được tiêm phòng bệnh dại hay chưa. Nếu chưa, người bị chó cắn cần phải đi tiêm phòng vacxin dại ngay trong tuần để đảm bảo an toàn.

Bệnh dại do virus dại thường có trong nước bọt của các động vật như chó, mèo không được tiêm phòng. Bệnh này chưa có thuốc đặc trị và phần lớn sẽ tử vong nếu nạn nhân không tiêm phòng sau khi bị chó dại cắn.

Những kiến thức phòng thân trước những con chó hung dữ mà mình chia sẻ trên đã được mình áp dụng một vài lần và đều rất hiệu quả. Bên cạnh đó nếu lỡ bị chó cắn bạn cũng cần nắm các kiến thức cơ bản mà mình thông tin ở trên. Nếu biết cách xử lý tốt hơn thì có lẽ đoạn video chó pitbull cắn chết dê trên sẽ không nghiêm trọng như vậy! Hy vọng đã mang đến cho các bạn thêm những thông tin bổ ích!

Làm Gì Khi Bị Chó, Mèo Cắn?

Khi bị chó, mèo cắn đầu tiên cần rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút rồi tiến hành sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iod, nhằm làm giảm tối thiểu lượng virut xâm nhập vết cắn. Sau đó dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại và lập tức đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để các bác sĩ khám và có chỉ định điều trị.

Nếu vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương thì có thể tiêm phòng uốn ván và theo dõi con vật đã cắn. Nếu sau 10 ngày mà chúng vẫn bình thường thì có nghĩa là khi cắn người nó chưa bị dại, không thể lây bệnh sang người. Tuy nhiên, nếu con vật phát bệnh, bị ốm hoặc bị chết (với bất cứ nguyên nhân nào) hoặc bỏ đi… thì cần phải tiêm phòng ngay. Chó bị bệnh dại có 2 thể lâm sàng là thể điên cuồng và thể liệt. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 5 ngày, chó dại thường bỏ ăn, những thói quen hàng ngày của nó bị thay đổi; nhiều khi thể hiện sự vui mừng hay hung dữ quá độ trong vòng vài giờ đến vài ngày. Sau đó là giai đoạn lên cơn, con vật luôn vận động, tiếng kêu khàn giọng, sủa kéo dài rồi rướn cao lên thành tiếng rú ghê rợn. Sau vài ngày, nó phờ phạc, gầy mòn, kêu thất thanh rồi bị liệt và chết trong vòng 7 ngày. Trái lại, có loại chó dại lên cơn nhưng không hung dữ, chỉ nằm im một chỗ, nước bọt chảy nhiều, chó không sủa, không cắn và chết trong vòng từ 3 – 5 ngày.

Nếu bị cắn nhiều chỗ hoặc bị cắn ở những vùng gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục… phải tiêm vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay, bất kể con vật cắn có bị dại hay không. Nếu đến tiêm muộn, hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm hoặc không còn tác dụng. Ngoài ra, những người có nguy cơ bị nhiễm virut dại như: nhân viên thú y, chăm sóc thú rừng, làm trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc với virut dại… cũng cần tiêm vắc-xin phòng bệnh dại.

Sức Khỏe: Nên Làm Gì Khi Trẻ Bị Chó Cắn?

Hội bác sỹ –

Gần đây trên báo đưa thông tin nhiều trường hợp trẻ bị chó cắn quá khủng khiếp. Mong chuyên mục tư vấn, khi trẻ bị chó cắn, các bậc phụ huynh nên làm gì hoặc sơ cứu ban đầu cho trẻ như thế nào?

Khi trẻ bị chó cắn, điều quan trọng nhất là các bậc cha mẹ phải thật bình tĩnh đưa trẻ ra khỏi vòng nguy hiểm và thực hiện những sơ cứu ban đầu trước khi chuyển trẻ đến bệnh viện. Đồng thời phải bắt và nhốt chó lại để theo dõi (nếu bị chó nhà cắn). Những bước sơ cứu được thực hiện như sau:

– Thực hiện tốt việc xử lý vết thương bằng cách rửa sạch vết thương chó cắn dưới vòi nước chảy với xà phòng để làm sạch những vi khuẩn hoặc những bụi bẩn bám trên vết thương.

– Khi làm sạch vết thương, tuyệt đối không chà xát mạnh vì có thể làm vết cắn tổn thương nghiêm trọng hơn.

– Trong quá trình rửa vết thương, không nên cầm máu, chỉ cầm máu khoảng 5 – 10 phút sau khi đã làm sạch vết thương. Nếu vết thương sâu và bị ra nhiều máu, máu phun thành tia, cần tiến hành cầm máu trước bằng việc băng ép với cuộn băng thun hoặc miếng vải sạch mềm giúp phòng ngừa tình trạng mất máu. Luôn nâng chỗ vết thương cao hơn vị trí tim.

– Sát trùng vết thương bằng cồn, nước muối loãng, ôxy già hoặc dung dịch Betadin… Tuyệt đối không khâu kín da hoặc băng kín vết thương.

– Sau khi kết thúc sơ cứu, lập tức đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị, tốt nhất là sau vài giờ bị chó cắn và không quá 24h.

– Vết thương do chó cắn không phân biệt chó nhà hay chó dại cần được theo dõi cẩn thận tại cơ sở y tế ít nhất là 48h.

– Thời gian điều trị càng muộn, hiệu quả càng kém và thông thường sau 24 – 48h việc điều trị không còn ý nghĩa nữa, do virus đã xâm nhập và ẩn nấp an toàn bên trong tế bào thần kinh.

– Khi đến cơ sở y tế điều trị hoặc bệnh viện nên cho trẻ bị chó cắn tiêm phòng bệnh uốn ván và cho chỉ định tiêm phòng vaccine dại sớm nếu thấy nghi ngờ hoặc xác định rõ trẻ bị chó dại cắn.

Để đề phòng chó cắn, cha mẹ không để trẻ chơi với chó khi nó đang ăn.

Theo Kim Mai/Giadinh.net.vn​

Làm Gì Khi Trẻ Bị Chó Cắn?

Cách xử trí khi trẻ bị chó cắn

– Đầu tiên, người lớn nên an ủi trẻ, nhẹ nhàng trấn an trẻ nhằm tránh cho trẻ bị hoảng loạn.

– Sau khi trẻ trấn tĩnh, cần phải xem xét ngay vết thương của trẻ (Vết thương xước da hay chảy máu? Vết thương có sâu và rộng hay không? Có bao nhiêu vết thương? Vết thương ở vị trí nào trên cơ thể của bé…) rồi tiến hành rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút, kể cả vết thương chỉ trầy xước da. Chú ý rửa tay thật sạch trước và sau khi sơ cứu cho trẻ.

Rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút

– Dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương.

Sau khi đã thực hiện các bước trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và có chỉ định thích hợp.

Lưu ý: Nếu vết thương chảy máu nhiều, trẻ xanh tái, mệt,… phải đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay.

Tiêm phòng cho trẻ

Nói chung, mọi trẻ bị chó cắn đều nên được tiêm phòng càng sớm càng tốt. Trẻ sẽ được tiêm vắc-xin phòng dại và tùy theo tình trạng vết thương cùng với tiền sử tiêm phòng uốn ván trước đây mà bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng uốn ván cho trẻ. Ngoài ra, trẻ có thể được tiêm huyết thanh kháng dại nếu vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ, vết thương ở các vị trí có nhiều dây thần kinh như đầu ngón tay, đầu ngón chân, bộ phận sinh dục, vết thương sâu và nhiều.

Phòng ngừa trẻ bị chó cắn

Để đề phòng trường hợp bị chó cắn, cha mẹ cần để mắt trông chừng trẻ, nhất là những bé ở độ tuổi chập chững biết đi. Không để trẻ đùa giỡn, kéo đuôi chó mèo. Đối với trẻ lớn, nên giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân, không đến gần súc vật lạ, không chọc phá súc vật nhất là khi chúng đang ăn hoặc đang ngủ. Cần tiêm phòng bệnh dại cho những vật nuôi thường tiếp xúc với trẻ như chó, mèo.

Việt An (theo tài liệu của Bệnh viện Nhi đồng I)

Cần Làm Gì Khi Bị Chó Cắn

Bị chó cắn là một tai nạn rất thường gặp và có thể gây nguy hiểm. Bạn cần biết cách xử lý nếu không sẽ gây hậu quả đáng tiếc. Các bước sơ cứu khi bị chó cắn.

– Sát trùng vết thương: Sau khi rửa sạch vết thương bạn dùng khăn bông lau khô, sau đó sát trùng vết thương bằng oxy già hoặc nước muối loãng.

– Trong khi rửa vết thương bạn không nên cầm máu. Nếu như sau khoảng 15 phút mà máu vẫn chảy thì bạn mới thực hiện các biện pháp cầm máu tiếp theo.

– Cầm máu: Bạn dùng 3 miếng gạc y tế đặt lên vết thương, nếu 7 phút sau má máu vẫn chảy nhiều thì bạn đặt thêm vài miếng gạc lên trên, không gỡ miếng gạc cũ ra vì sẽ làm vết thương chảy máu nhiều hơn. Tiến hành băng vết thương lại khi máu không chảy nữa.

– Nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và theo dõi.

Tiêm huyết thanh và tiêm vắc xin phòng bệnh dại.

+ Chó khỏe mạnh, không có biểu hiện bị bệnh dại, khu vực xung quanh không có dịch bệnh chó mèo. Sau khi theo dõi 15 ngày mà chó vẫn khỏe mạnh thì không cần phải đi tiêm phòng.

+ Vết cắn nhẹ, vị trí vết cắn không nguy hiểm.

+ Nếu đi tiêm phòng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và lịch trình theo hướng dẫn của bác sĩ.

+ Vết thương sâu hoặc vết thương nhẹ nhưng lại nằm ở những khu vực nguy hiểm như cổ, mặt, gần khu vực trung tâm thần kinh trung ương…

+ Chó cắn có biểu hiện của bệnh dai hoặc khu vực đó đang có dịch bệnh chó mèo… thì bạn cần lập tức đến các cơ sở y tế để được tiêm phòng dại.

Lưu ý:

Ngay sau khi bị chó cắn không được giữ con chó ngay vì làm vậy sẽ rất nguy hiểm. Không được giết con chó đấy ngay mà cần theo dõi nó trong khoảng 1-2 tuần. Cần tìm cách nhốt con chó lại và theo dõi tình trạng sức khỏe của nó.

Trong mọi trường hợp, phải luôn bình tĩnh để có những cách xử lý một cách chính xác nhất.