Bị Chó Ma Cắn Có Sao Không / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Bị Ve Chó Cắn Có Sao Không?

Bị ve chó cắn có sao không? Bọ chét (hay ve chó) là loài ký sinh trùng có thể gây bệnh và làm vật trung gian cho một số căn bệnh truyền nhiễm ở người.

Thời tiết đang vào màu nồm, không khí nóng ẩm rất dễ tạo điều kiện cho ve chó phát triển và tấn công.

Ve chó hay còn có tên gọi khác là bọ chét, ve gỗ là loại ký sinh màu nâu thường bám vào da động vật hút máu. Những gia đình có nuôi chó, mèo, nguy cơ ve chó có thể lây từ vật chủ sang người và chuyển sang sống ký sinh trên người là rất cao.

Những con ve chó có kích thước bằng hạt dưa hấu, màu nâu bám vào da và hút máu trong vòng từ 3 tới 6 ngày. Sau khi hút no máu thì những loài ve này thường sưng to lên nên rất dễ nhận thấy.

Thời gian xuất hiện của ve chó

Theo các nhà sinh vật học, ve chó có thể ký sinh trên cơ thể người khi chúng đang ở giai đoạn trưởng thành. Nhất là sau thời gian bạn đi du lịch, chuyển nhà mới…

Bị ve chó cắn có sao không? Ve chó thường là côn trùng sống ký sinh trên cơ thể, hút máu để sống

Ở miền Bắc Việt Nam thì ve chó phát triển nhiều vào tháng 2 tháng 3 khi thời tiết chuyển từ mùa đông sang mùa xuân hè.

Ve chó phát triển trong điều kiện nóng ẩm, thích hợp ở nhiệt độ 21-35oC và độ ẩm 70- 85%. Tuy nhiên, ở nhiệt độ phòng, bọ chét có thể tồn tại và phát triển quanh năm.

Ve chó có thể ký sinh trên cơ thể người, sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên do con người thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, không có nhiều lông như chó nên ve chó rất khó ở lại lâu mà chỉ cắn, hút máu bạn rồi bỏ đi.

Đặc biệt hơn khi bạn ôm chó hoặc ở gần với chó rất dễ bị lây nhiễm ve chó. Lúc mời đầu bị ve chó cắn bạn sẽ không cảm thấy đau, ngứa nên chúng thường bị bỏ qua, không để ý. Khi bị ve chó cắn thì sau một thời gian người bị cắn và đặc biệt là trẻ nhỏ có thể bị ốm,sốt, bị phát ban, nổi nốt, thủy đậu.

Bị ve chó cắn có sao không?

Khi bị ve chó cắn, thường nạn nhân không có biểu hiện gì ngoài những trường hợp dị ứng với ve. Lúc này cơ thể bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.

Ve chó cắn không nguy hiểm, nhưng chúng lại là những tác nhân gây bệnh và lây truyền dịch bệnh từ cá thể này sang cá thể khác.

Thông thường, khi ve chó xâm nhập cơ thể người, chúng có thể đốt, hút máu khiến cơ thể có phản ứng ban đầu là sẩn ngứa. Bên cạnh đó là để lại các sẩn huyết thanh kích thước 1-2mm, gờ cao hơn mặt da, đỉnh chóp sẩn có mụn nước nhỏ, rất ngứa. Trường hợp phản ứng mạnh có thể thấy hiện tượng viêm tấy đỏ lan toả xung quanh sẩn.

Bị ve chó cắn có sao không? Ve chó không gây hại nhưng chúng là những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm sang người

Tổn thương do ve chó gây ra có thể xuất hiện ở những phần da hở hoặc ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với con vật khi người ta ôm, bế chúng như: Vùng cổ, mặt, tay, chân, vùng quanh thắt lưng… nhưng chủ yếu là ở chân và tay.

Những bệnh mà bạn có thể mắc phải khi bị ve chó cắn như:

– Viêm da: Nước bọt của ve chó có chứa độc tố gây hại cho ta. Chúng sẽ được truyền và cơ thể con người sau khi bám vào da và đốt, gây viêm tấy trên da nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị thì sau 5-7 ngày những độc tố này sẽ gây ra các hội chứng liệt và khó nói, đau họng, khó thở cho người lớn. Nếu là trẻ em dưới 2 tuổi, độc tố còn có khả năng gây hôn mê và thậm chí tử vong.

– Dị ứng da: Thông thường khi bị ve chó cắn, nếu nehj bạn chỉ bị dị ứng ngoài da mà không gây nguy hiểm tới cơ thể nếu được phát hiện kịp thời. Do vậy khi thấy trên da xuất hiện các vết lõm vfa côn trùng nhỏ màu đen bams vào thì cần đến các cơ sở y tế để lấy ve ra. Không tự ý lấu ve ra vì nếu làm đứt phần miệng con ve bám vào cơ thể sẽ làm dị ứng nặng hơn và rất khó trị, thậm chí là nhiễm trùng kéo dài.

– Gây sốt cao: Không chỉ hút máu động vật mà ve chó còn khiến con người sốt nặng. Khi ve chó bám vào da người, chúng sẽ nằm yên ở đó để hút máu. Tuy nhiên sau đó vết đốt sẽ sưng nặng gây đau và cuối cùng là sốt cao. Biểu hiện do ve chó đốt rất giống với muỗi đốt nên ta thường không phát hiện ra được nguyên nhân và không điều trị kịp thời. Đáng lo ngại là các vết đốt này sẽ lan nhanh và gây dị ứng da với những nốt đỏ mất thẩm mỹ. Đối tượng dễ bị ve chó đốt nhất là trẻ em với hệ miễn dịch yếu và không phân biệt được các loại côn trùng.

ve chó thường truyền bệnh sốt nổi đốm Rocky và sốt Colorado. Ve nai có kích cỡ của đầu kim tăm và loài này truyền bệnh phát ban kinh niên.

Cách xử lý khi bi ve cắn

– Dùng nhíp và chụp lấy ve ở vùng càng gần da càng tốt, hãy cố gắng gắp trúng đầu nó. Sau đó kéo từ từ cho tới khi ve thả chân ra khỏi da. Đừng kéo hay giật quá mạnh và đột ngột vì hành động này có thể kéo đứt phần đầu hay miệng của ve. Cũng không được dùng nhíp bóp chết ve vì sẽ khiến mầm bệnh lây lan.

– Nếu phần đầu ve vẫn còn dính trên da bạn dùng kim vô trùng loại từng phần của ve trên da.

– Sau đó bôi thuốc mỡ kháng viêm lên vết cắn một lần. Vứt ve đi bằng cách thả nó ra ngoài hoặc xả vào bồn cầu.

– Không giết ve bằng tay bởi làm vậy sẽ tăng nguy cơ bạn bị nhiễm bệnh. Sau khi đã vứt ve đi, hãy rửa lại tay thật sạch bằng nước và xà phòng.

– Ve sẽ không thể buông khỏi da khi nó bị phủ bằng dầu bôi trơn, sơn móng tay hay cồn. Vì loài ve chỉ thở vài lần một giờ nên cách lấy ve ra bằng việc hơ diêm nóng gần ve sẽ không hiệu quả, ngược lại còn có thể khiến cho ve nôn ra dịch tiết vào vết cắn.

Cách tốt nhất là bạn nên đến trung tâm y tế để được gỡ ve ra, tránh việc làm tự ý tại nhà khiến vết cắn bị nhiễm trùng.

Bị ve chó cắn có sao không? Khi bị ve chó cắn, nên đến trung tâm y tế để gỡ ve ra tránh nhiễm trùng Phòng ngừa ve cắn

– Hãy xịt một ít thuốc diệt côn trùng lên giày và vớ.

– kiểm tra tóc, da đầu, cổ, nách và bẹn vì đó là những địa điểm yêu thích của ve. Loại bỏ ve kịp thời có thể giúp tránh nhiễm trùng. Để ve có thể truyền được bệnh phát ban, nó cần hút máu ít nhất trong vòng 24 giờ. Ve sẽ dễ dàng loại bỏ hơn nếu chúng bị lấy ra khi chưa dính chặt vào da.

– Hãy chăm sóc và tắm rửa chó cưng của bạn thường xuyên vào mùa xuân và mùa hè để kiểm tra và bắt ve ra ngay nếu bạn phát hiện.

Hãy thăm khám bác sĩ ngay nếu vết đốt khiến bé bị sốt hoặc phát ban gần phát vết ve cắn để có những biện pháp chữa trị kịp thời và phù hợp.

Vì Sao Người Bị Chó Dại Cắn Không Nên Đi Đám Ma?

Việc người bệnh dại có nên hay không nên đi đám ma luôn là điều băn khoăn, lo lắng của nhiều người. Và theo lý giải từ bác sĩ Duy Anh, bệnh viện E (Hà Nội) cho biết: “Chó dù là một trong những loại động vật thông minh và rất gần gũi với con người, nhưng cũng tiềm ẩn mầm mống căn bệnh dại nguy hiểm”.

Trước nay vẫn có ý kiến y học, cũng chưa có bất cứ tài liệu nào đề cập đến việc người bệnh sẽ phát dại khi đi đến các đám ma, tuy nhiên theo quan niệm dân gian, người bị chó dại cắn sẽ phát cơn dại là có. Nhất là khi nghe tiếng kèn trống nhạc hiếu, vì bình thường người bị bệnh dại đã rất sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn.

Và theo bác sĩ ở bệnh viện Y học cổ truyền Trường Giang ( Hà Nội) cho biết, đã có nhiều trường hợp người bị chó dại cắn khi đi đám ma về, bệnh càng nặng thêm. Biểu hiện người bệnh bị ốm yếu hơn, vết thương bị sưng tấy, cảm nhiễm nặng hơn.

Lý giải theo quan niệm dân gian

Lý giải việc người bệnh dại sẽ bị phát bệnh sớm hơn khi đến đám ma, về mặt tâm linh ông Đỗ Trọng Khuê, Chủ nhiệm bộ môn Văn hóa phương Đông, Viện Nghiên cứu Phát triển tiềm năng con người cho hay cũng có một số lý giải rất thuyết phục.

Những người bị chó dại cắn, đã mang virus dại trong người nên cũng tương tự như người bị ốm. Khi này sức khỏe, sức đề kháng yếu hay còn gọi là dương khí của người bệnh bị suy giảm. Bởi vậy, khi tới đám ma thường hay bị tác động của âm khí, khiến cho tình trạng bệnh càng nặng hơn là có, đặc biệt ở những đam ma bị trùng tang thì càng nguy hiểm hơn và dễ bị phát cơ điên.

Theo tâm linh, những đám ma người mới mất thường toát ra một thứ năng lượng mà có tác động xấu đến cơ thể những người thể trạng đau ốm, hay bị yếu vía. Những người bị chó dại cắn, có thể do chưa đi tiêm phòng hoặc tiêm phòng rồi nhưng nọc độc đã ngấm sâu vào cơ thể và khi tới đám tang gặp phải lượng âm khí nặng khiến virus dại phát tác.

Cách phòng ngừa khi đến đám tang

Như vậy bài viết trên đã lý giải lý do, vì sao người bị chó dại cắn không nên đi đám ma. Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian nếu nhà nào có tang, thì nên đặt sẵn ở cửa đi ra vào một chậu than nhỏ, có đốt vỏ bưởi hoặc quả bồ kết để trừ âm khí. Đối với người tới viếng đám ma nên ngậm gừng sống, hoặc uống rượu tỏi,… là những món giúp tăng cường dương khí, sức đề kháng cho cơ thể.

Đặc biệt khi đi đám ma về mà nhà có thể nhỏ, bạn nên đốt rơm rồi bước qua, rồi mới ôm hoặc chơi cùng trẻ, nếu không trẻ sẽ hay quấy, khóc và dễ ốm.

Nguyễn Minh – chúng tôi

Bị Rắn Nước Cắn Có Sao Không?

Bị rắn nước cắn có sao không? Rắn là một loài động vật đáng sợ mà ai cũng tránh xa. Rắn thường chứa độc và có thể gây nguy hiểm chết người. Tuy nhiên, rắn nước ở Việt Nam lại là động vật hiền và không gây nguy hiểm?

Rắn nước là gì?

Rắn nước là loài rắn có chiều dài trung bình và có nhiều loại với màu không rõ rệt. Rắn nước là giống rắn có nhiều loại khác nhau nhưng đa số chúng đều hiền và không chứa độc tố. Rắn nước sống chủ yếu ở những nơi nước ngọt như đất trũng, ao hồ, đầm lầy. Thức ăn chủ yếu của loài rắn này là cá, ếch nhái.

Bị rắn nước cắn có sao không? Rắn nước là loài động vật ành và thường không chứa độc

Mỗi con rắn nước có thể đẻ mỗi lứa từ 4- 18 con hoặc trứng. Rắn con được sinh ra dài 14cm giống rắn trưởng thành.

Rắn nước cắn có sao không?

Hầu hết các loại rắn nước đều hiền lạnh và không chứa độc tố gây hại cho sức khỏe con người. Thức ăn chủ yếu của loài rắn này là các loại cá, ếch, nhái, ễnh ương, .. Chúng thường không tấn công con người, nhưng khi bị tấn công hoặc bị bắt ra khỏi nơi sinh sống chúng sẽ cắn người. Chính vì vật, khi gặp rắn nước bạn cần thật bình tĩnh, và không nên tấn công cũng như quấy rầy chúng.

Một số loài rắn nước dung dữ, có thể có chứa chất độc như Hydrophis ornatus, nhydrina schistosa, Astrotia stokesii ,..tuy nhiên những loại này thường sinh sống ở vùng nước mặn, ở ngoài đại dương. Đối với những loại rắn nước nhà thường sẽ không có độc tố.

Tuy rắn nước lành và không chứa độc tố, nhưng bạn cũng không được chủ quan bởi vết thương rắn căn. Do sống dưới nước lên nếu bạn bị rắn nước cắn dưới nước rất dễ gây nhiễm trùng vết thương. Nguy hiểm hơn là nhiễm các loại vi rút vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm. Do vậy, khi bị rắn nước cắn bạn cần biết cách sơ cứu đúng cách để không làm vết thương nhiễm trùng nặng gây nguy hiểm sức khỏe.

Cách sơ cứu khi bị rắn nước cắn

– Đầu tiên bạn cần xác định rõ loại rắn để có cách xử lý phù hợp. Nếu là loại rắn nước thường thì có thể sơ cứu nhẹ và băng bó vết thương. Tuy nhiên, nếu bị những loài không phải rắn nước cắn mà là rắn độc thì bạn cần lưu ý.

– Cố định vết thương để hạn chế chảy máu. Tuyệt đối không được có những tác động lên vết thương như ngăn sự lưu thông máu. Do vậy, cần nới lỏng quần áo, rang sức ở gần vùng bị cắn.

Bị rắn nước cắn có sao không? Do không chứa độc nên vết cắn của loài rắn nước thường không sao

– Rửa sạch vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước. Sau đó dùng nước muối sinh lý rửa lại vết thương rồi lấy băng gạc sạch băng lên vết thương.

– Nếu vùng bị cắn xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: đau nhức ở vùng bị rắn cắn, có vết răng rắn cắn sâu và bầm tín, hoặc có những hiện tượng tay chân run, co giật… cần đến ngay các trung tâm y tế để được khám và chữa trị.

Phòng ngừa rắn cắn

– Cần cảnh giác khi di chuyển ở các vùng đầm lầy, ao hồ, các cơn lũ, mùa thu hoạch vào ban đêm.

– Nên mang ủng, giày cao cổ và quần dài khi đi ở rừng, đầm lầy

– Khi gặp rắn nước, không nên tấn công, trêu chọc hay sờ vào miệng rắn.

Bầm Tím Do Chó Ma Cắn Có Thật Không?

Bị ma chó (chó ma) cắn?

Bị bầm tím mà không rõ nguyên do là một trong những hiện tượng mà người xưa hay quy về tâm linh khi không lời giải đáp. Vì không bị va đập ở đâu, cơ thể cũng hoàn toàn bình thường không ốm yếu.

Ở quê mọi người hay bảo là ma chó, do giặt và phơi đồ (áo quần) ở ngoài qua đêm. Có nghĩa là sau khi mặt trời lặn mà không lấy quần áo vào thì sẽ bị “ma chó” bám vào, cách trừ ma chó là để đồ lên giường hay lên sàn, lấy cán chổi đập lên đồ mấy cái trước khi gấp cất.

Chó ma cắn có thật không?

Vết bầm tím dưới da tự dưng xuất hiện sau một đêm không phải là “vết ma chó cắn” như mọi người thường truyền tai nhau, mà đó là dấu hiệu của khả năng cầm máu có vấn đề, dẫn đến xuất huyết dưới da hoặc hiện tượng thiếu vitamin C trầm trọng.

Thiếu vitamin C

Thiếu vitamin C nghiêm trọng gây ra: Bầm tím nặng trên da, nướu bị sưng và chảy máu, rụng răn, ăn không ngon miệng, yếu cơ, nổi mẩn đỏ hoặc đốm trên da, tóc khô rụng, giảm cân, chảy máu tự phát, phá hủy hồng cầu, tăng trưởng chậm và biến dạng xương ở trẻ em, bệnh lý thần kinh, tử vong do biến chứng.

Lý do thiếu vitamin C thường là do chế độ ăn uống kém lành mạnh và lạm dụng thực phẩm tinh chế giàu calo nhưng thiếu dưỡng chất. Thiếu vitamin C có thể tránh được bằng cách ăn nhiều trái cây và rau quả tươi.

1 ly nước cam: 60 mg

½ chén súp lơ xanh nấu chín: 50 mg

1 chén ớt chuông xanh: 45 mg

1 ly nước ép cà chua: 45 mg

1 quả xoài vừa: 30 mg

1 ly nước chanh: 30 mg

Cũng có thể uống viên bổ sung vitamin C để phòng tránh bệnh thiếu vitamin C.

Tuy nhiên, mọi người nên chú ý không tiêu thụ quá nhiều vitamin C vì nó có thể dẫn đến sỏi thận và gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy và buồn nôn, cũng như quá tải sắt. Quá nhiều chất sắt có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến các cơ quan như tim, tuyến tụy, tuyến giáp và hệ thần kinh trung ương

Vết bầm tím xuất hiện do bệnh lí về hệ thống huyết quản

Bệnh lí về hệ thống huyết quản là nguyên nhân phổ biến nhất. Chẳng hạn như vách của huyết quản bị tổn thương, hay do tính dễ vỡ và sự thẩm thấu của vách huyết quản tăng cao dẫn đến hồng cầu bị trong máu bị lộ ra ngoài, khiến trên da xuất hiện những vết bầm tím. Hiện tượng này thường xảy ra với các bệnh nhân mắc chứng bệnh: dị ứng da, ung thư máu, xuất huyết da, lão hóa da…

Số lượng tiểu cầu tăng giảm thất thường

Hiện tượng “vết ma cắn” xuất hiện cũng có nguyên nhân do số lượng tiểu cầu trong máu tăng hay giảm đột ngột gây ra (tiểu cầu có chức năng cầm máu khi có vết thương hở và xuất huyết). Chính vì thế, nếu tiểu cầu bị giảm hoặc chức năng tiểu cầu bị suy yếu sẽ dẫn đến việc xuất hiện các vết bầm tím ngoài da. Nếu nặng hơn có thể bị ho ra máu, tiểu tiện, đại tiện ra máu hay kinh nguyệt ra quá nhiều.

Khả năng đông máu có vấn đề

Khi khả năng đông máu gặp trục trặc, nó sẽ biểu hiện ra ngoài như các khớp bị tích máu, cơ bắp sưng tấy, nội tạng xuất huyết… Tuy nhiên, hiếm khi thấy vết bầm tím xuất hiện ở dưới da do chức năng đông máu của cơ thể, trừ khi cơ thể bị những vết bầm lớn.

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan bên trong cơ thể thì việc thiếu các dưỡng chất, vitamin C, B12… cũng khiến việc sản xuất tiểu cầu bị chậm lại, từ đó gây ra vết bầm tím vô cớ. Do không rõ nguyên nhân xảy ra và tần suất cũng thường xuyên nên chúng ta khá chủ quan với các vết bầm bất thường. Đa phần những vết bầm tím này đều lành tính nhưng cũng đừng nên xem thường bởi chúng có thể dẫn đến các bệnh lí nguy hiểm khác.

Vì vậy, nếu cơ thể xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín và bệnh viện để kiểm tra, không nên mê tín đổ cho tâm linh hay xem bói, cúng bái tốn kém. Cũng đừng đổ tại ma chó hay chó ma gì đấy, nếu có ma chó thật thì con ma cũng sẽ bảo các bạn này rằng: “chắc t thèm cắn m”

Tamlinh.org

Bị Chó Con Cắn Có Sao Không? Có Cần Chích Ngừa Không?

Bị chó cắn là vấn đề mà rất nhiều người lo lắng. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn một số người chủ quan, không đi tiêm phòng cũng như không theo dõi tình trạng của chó. Khi bị chó con cắn có sao không? Có cần chích ngừa không? Thì bạn hãy theo dõi bài viết sau đây.

Bị chó con cắn có nguy hiểm không?

Chó con thường có tính hiếu động và rất hay nghịch ngợm, cắn phá lung tung. Đặc biệt, nhiều người thấy chúng nhỏ nhỏ, đáng yêu rất chơi đùa cùng chúng. Chó con thường có hành động cắn vào ngón tay hoặc chân chủ, đôi lúc chúng còn dùng móng chân để cào cào vào tay chân khiến chúng ta bị trày xước. Những vết xước nhỏ, có thể liền sau vài ngày là điều mà nhiều người thường chủ quan nhất.

Xử lý khi bị chó cắn

Khi bị chó cắn bạn cần biết cách xử lý đúng cách, kịp thời. Đầu tiên là cách ly chó ra khỏi vị trí nguy hiểm, sử dungh kéo để cắt phần quần áo bị rách hoặc xắn cách xa vết cắn hạn chế nước dãi của chúng dính vào vết cắn.

Tiếp theo, bạn phải nhanh chóng rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh,nếu có nước ấm, xà bông, nước muối hoặc dung dịch sát trùng vết thương thì càng tốt. Nhưng không nên chà mạnh vào vết thương vì sẽ gây tổn thương lan rộng. Nếu vết thương nhẹ thì băng bó và điều trị tại nhà. Nếu chúng sưng đau, chảy máu không ngừng sau 15 phút bị cắn, vết cắn sâu thì phải đến viện điều trị ngay.

Theo dõi vết thương, đặc biệt là chó là vấn đề quan trọng nhất. Trường hợp chó làn thang, chó không rõ nguồn gốc, không chắc đã tiêm phòng hay chưa thì phải đi tiêm phòng dại ngay khi cắn. Trường hợp chó nhà vẫn ăn ngủ hoạt động khỏe mạnh và đã tiêm phòng dại thì bạn có thể yên tâm. Tuy nhiên, với chó con cắn thì tốt nhất bạn hãy đi chích ngừa vì chúng ít khi tấn công để lại vết thương nặng trừ khi có vấn đề về sức khỏe, tinh thần. Đề phòng vẫn là biện pháp giữ an toàn tốt nhất cho bản thân.