Bị Chó Dại Cắn Có Cứu Được Không / Top 15 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Chó Đã Bị Dại Có Thể Cứu Chữa Được Không?

10-04-2023, 11:28 am

0

13101

XEM THÊM:  

CÁCH XỬ LÍ CHÓ MÈO BỊ KEO DÍNH CHUỘT

TẠI SAO BOSS XOAY LÒNG VÒNG TRƯỚC KHI ĐI CẦU

ĐOÁN BIẾT SỨC KHỎE ‘QUÀNG THƯỢNG” QUA PHÂN

Biểu hiện thú cưng nhiễm bệnh dại

Sau khi thú bị nhiễm trùng, virus bệnh dại sẽ xâm nhập và phát triển đầu tiên trong mô cơ, ở đây chúng có thể tồn tại mà không bị phát hiện trong nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tháng.

Trong thời gian ủ bệnh này (hoặc tiềm ẩn), con vật vẫn khỏe mạnh và không có cứ một dấu hiệu biểu hiện bệnh nào. Tiếp đến thường là trong vòng từ 1 đến 3 tháng, virus gây bệnh dại sẽ bắt đầu xâm nhập tới các dây thần kinh trong cơ thể, tấn công tủy sống và não (các hệ thần kinh trung ương). Theo đó phải mất từ 12-180 ngày để virus lây lan qua các dây thần kinh ngoại vi và cuối cùng là hệ thần kinh trung ương. Từ đây bệnh bắt đầu tiến triển một cách nhanh chóng và con vật bắt đầu có những dấu hiệu rõ rệt của bệnh dại (virus này tồn tại trong nước bọt, nước mắt, sữa mẹ và cả nước tiểu của thú). Cuối cùng con vật sẽ chết trong vòng 4 hoặc 5 ngày. Bệnh thường được biểu hiện qua 2 giai đoạn chính: thời kỳ ủ bệnh và thời kỳ phát bệnh.

Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh có thể thay đổi từ 7 ngày đến nhiều tháng tùy thuộc loài, độc lực của virus và vị trí vết cắn. Đa số bệnh phát ra trong vòng 21 – 30 ngày sau khi con vật nhiễm virus. Ở chó thời gian này trung bình là 10 ngày. Những triệu chứng này thường không bị phát hiện hoặc bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác, đó là lý do tại sao việc chuẩn đoán bệnh cho thú nuôi của bạn trong giai đoạn này là cực kì khó khăn và cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ thú y.

Thời kỳ phát bệnh

Thường được chia làm 2 thể là thể dại điên cuồng và thể dại câm (bại liệt). Trong thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả 2 dạng lâm sàng này một cách xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động rồi sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.

Thể dại điên cuồng: Được chia làm 3 thời kỳ

– Thời kỳ tiền lâm sàng: Chó bị dại có dấu hiệu khác thường như: trốn vào góc tối, kín đáo, đến gần chủ miễn cưỡng hoặc trái lại, tỏ ra vồn vã thái quá, thỉnh thoảng sủa vu vơ, tru lên từng hồi hoặc bồn chồn,. .v.v.

– Thời kỳ điên cuồng:

+ Các phản xạ vận động bị kích thích mạnh, cắn sủa người lạ dữ dội, quá vồ vập khi chủ gọi, chỉ cần có tiếng động nhẹ cũng nhảy lên sủa từng hồi dài.

+ Vết thương nơi bị cắn ngứa, chó liếm hoặc tự cắn, cào đến rụng lông, chảy máu. + Chó bỏ ăn, nuốt khó, sốt, mắt đỏ ngầu, dãn đồng tử, con vật có biểu hiện khát nước, muốn uống nhưng không nuốt được, chó bắt đầu chảy nước dãi, sùi bọt mép, tỏ vẻ bồn chồn, cảnh giác, sợ sệt, cắn vu vơ hay giật mình, đi lại không có chủ định, trở nên hung dữ, điên cuồng (2 – 3 ngày sau khi phát bệnh).

+ Con vật bỏ nhà đi và thường không trở về, trên đường đi gặp vật gì lạ nó cũng cắn gặm, ăn bừa bãi, tấn công chó khác, kể cả người.

Thời kỳ bại liệt

+ Chó bị liệt, không nuốt được thức ăn, nước uống, liệt hàm dưới và lưỡi nên trễ hàm, thè lưỡi ra ngoài, nước dãi chảy ra, chân sau liệt ngày càng rõ.

+ Chó chết trong khoảng từ 3 – 7 ngày sau khi có triệu chứng đầu tiên, do liệt cơ hô hấp và do kiệt sức vì không ăn uống được. Thể dại điên cuồng chỉ chiếm khoảng 1/4 các trường hợp chó dại, số còn lại là thể dại câm.

Thể dại câm

Là dạng bệnh không có các biểu hiện lên cơn dại điên cuồng như thường thấy, chó chỉ có biểu hiện buồn rầu.

+ Có thể bị bại ở một phần cơ thể, nửa người hoặc 2 chân sau nhưng thường là liệt cơ hàm, mồm luôn hé mở, hàm trễ xuống, lưỡi thè ra.

+ Nước dãi chảy lòng thòng, con vật không cắn, sủa được, chỉ gầm gừ trong họng.

+ Quá trình này tiến triển từ 2 – 3 ngày.

Nói chung, thể dại câm tiến triển nhanh hơn thể dại điên cuồng, thông thường chỉ từ 2 – 3 ngày vì hành tủy của con vật bệnh bị virut tác động làm rối loạn hệ tuần hoàn và hô hấp sớm hơn.

Phương pháp chẩn đoán bệnh dại

Phương pháp chuẩn đoán lâm sàng: Đầu tiên, nếu thú nuôi của bạn bị nghi là đã nhiễm bệnh dại thì việc đưa thú đến bác sĩ thú y là cần thiết, ở đây BSTY sẽ giữ cho vật nuôi của bạn cách ly trong lồng khóa khoảng 10 ngày và tiến hành chẩn đoán lâm sàng kết hợp với theo dõi các triệu chứng, lịch sử thói quen của thú, thái độ của thú đối với chủ nuôi và cả với những động vật khác.

Xét nghiệm máu-ELISA: Đây cũng là một phương pháp dùng để chuẩn đoán bệnh dại, tuy nhiên đây lại là phương pháp không được sử dụng nhiều cho lắm.

Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp là thử nghiệm chính xác nhất để chẩn đoán – nhưng bởi vì nó đòi hỏi phải có mô não vì vậy phương pháp này chỉ có thể được thực hiện sau khi con vật đã chết.

Chó bị dại có chữa được không?

Bệnh dại là một căn bệnh cực kì nguy hiểm và tiến triển với tốc độ rất nhanh, gây ra nhiều cái chết thương tâm cho thú nuôi và làm tăng cao nguy cơ gây nguy hiểm cho chủ nuôi và các thành viên trong gia đình, thậm chí là ảnh hướng đến rất nhiều người. Hiện nay Tổ Chức Y Tế Thế giới xếp bệnh dại vào một trong 12 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên thế giới. Việc chữa trị cho thú bị nhiễm bệnh là cực kì tốn kém, khó khăn và hầu như điều trị là điều không thể. Do đó để bảo vệ cho thú nuôi của bạn, bên cạnh đó đảm bảo an toàn cho gia đình, người thân và cả chính bạn trước căn bệnh nguy hiểm này, phòng bệnh là phương án tối ưu nhất mà bạn nên áp dụng.

Cách phòng bệnh dại

– Tiêm phòng dại định kỳ hàng năm cho thú nuôi. Thời điểm tiêm phòng:

Tiêm lần đầu cho chó con được 4 tuần tuổi. 

Nếu chó con được sinh ra từ chó mẹ đã được tiêm phòng thì tiêm cho chó con vào lúc chó được 3 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.

– Phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông ngoài đường. Khi dắt chó ra nơi công cộng phải có người dắt và theo dõi, không để chó đi lang thang ngoài đường.

– Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi.

– Khi phát hiện chó, mèo có những biểu hiện bất thường, bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao, hung dữ khác thường thì nên đưa thú tới các cơ sở thú y gần nhất.

– Khử trùng những khu vực xung quanh thú bị nghi/bị bệnh dại (đặc biệt là với nước bọt) pha loãng theo tỉ lệ 1:32 (150g/ 4 lít) dung dịch thuốc tẩy gia dụng.

– Chó chết do mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại phải đem chôn hoặc đốt xác.

Lên Cơn Dại Do Chó Cắn Còn Cứu Chữa Được Không?

Lên cơn dại do chó cắn còn cứu chữa được không? Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, hiện nay chưa có thuốc đặc trị và vô phương cứu chữa khi đã lên cơn dại.

Lên cơn dại do chó cắn còn cứu chữa được không?

Virus gây bệnh dại là loại virus dại thuộc họ Rhabdovirus, có cấu tạo ARN và có bao ngoài. Loại virus này có thể tồn tại trong cơ thể từ 2 – 8 tuần trước khi có biểu hiện phát bệnh ra ngoài. Nếu virus truyền từ nước bọt qua vết cắn thì thời gian phát bệnh có thể rút ngắn còn 10 ngày. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao ở thú chưa được tiêm phòng, thú hoang hay chó/mèo nhiễm bệnh.

Lên cơn dại do chó cắn còn cứu chữa được không? Khi lên cơn dại người bệnh có nguy cơ tử vong cao

Căn bệnh chủ yếu lây qua vết cắn, virus dại được truyền trực tiếp từ chó dại sang chó khoẻ qua nước bọt tại vết cắn.

Các chuyên gia cho biết bệnh dại là một căn bệnh rất nguy hiểm và tiến triển với tốc độ rất nhanh khiến nhiều thú nuôi bị chết và làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh nguy hiểm cho những người xung quanh. Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới xếp bệnh dại vào một trong 12 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới. Việc chữa trị cho thú bị nhiễm bệnh rất tốn kém và khó khăn, hầu như việc điều trị khỏi bệnh là không thể.

Những người lên cơn dại có các biểu hiện sợ nước, sợ gió, người mệt mỏi, nói không lưu loát, khó thở dù ý thức hoàn toàn tỉnh táo. Khi bị loại virus dại tấn công vào não, người bệnh có thể lên cơn, thậm chí là khó có thể qua khỏi.

Theo BS. Nguyễn Trung Cấp – Phó trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, hầu hết những trường hợp tử vong vì bệnh dại do không tiêm phòng sau khi bị chó cắn. BS. Cấp chia sẻ thêm: “Đáng nói là nhiều trường hợp nghĩ là chó nhà nuôi cắn thì không sao và trước đó con chó cũng không có biểu hiện gì đặc biệt nên nhiều người đã chủ quan không tiêm phòng. Chỉ đến khi bất ngờ lên cơn dại mới vội vàng tiêm vacxin phòng bệnh thì đã quá muộn. Lúc này, virus bệnh dại đã lên não và phát bệnh thì không có thuốc nào chữa được”.

Nói về thời gian ủ bệnh dại của bệnh nhân, BS. Nguyễn Hồng Hà – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cung cấp: thông thường bệnh nhân bị virus dại tấn công sau 3 – 4 tuần mới có biểu hiện bệnh nhưng có trường hợp ủ bệnh sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm mới lên cơn dại, khi đã lên cơn dại không còn cách nào cứu chữa.

BS. Cấp đưa ra khuyến cáo: Khi bị chó trưởng thành cắn, cần theo dõi chặt chẽ con chó, sau 10 ngày nếu chó vẫn bình thường thì không cần thiết tiêm vacxin. Tuy nhiên, với chó, mèo nhỏ cắn và bị cắn ở một số vị trí như cổ, đầu, mặt, đầu chi, bộ phận sinh dục thì phải tiêm phòng trong thời gian sớm nhất bởi vị trí càng gần thần kinh trung ương càng nhanh phát bệnh.

“Đáng nói là nhiều người dù hoang mang, sợ hãi sau khi bị chó dại cắn, họ vẫn không chịu đi tiêm phòng mà tìm đến các thầy lang và các cơ sở đông y điều trị. Thực tế ở Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào khi đã lên cơn dại mà được chữa khỏi bởi các bài thuốc đông y cũng như tây y”, BS. Cấp khẳng định.

Cách xử lý khi bị chó, mèo cắn

Nếu bị chó, mèo nghi dại cắn, cần rửa vết thương dưới vòi nước sạch từ 10 – 15 phút.

Sau đó rửa tay bằng các chất sát trùng như xà phòng, cồn hoặc betadin.

Khi bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương trước rồi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm vacxin

Đưa ngay bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng vacxin dại.

Hiện tỉ lệ tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó rất thấp, nhiều nơi chỉ đạt khoảng 30%, tại các tỉnh miền núi và trung du chỉ đạt khoảng 10%, thậm chí có tỉnh chưa tiêm phòng bệnh dại.

Chó Cắn Có Bị Dại Không?

Chó cắn có bị dại không? là thắc mắc của nhiều người trước mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Để đề phòng cho bản thân, bạn cần tiêm phòng bệnh dại theo quy định và tránh xa những con chó hung dữ.

Những trường hợp chó cắn bị dại

Một thống kê cho thấy Việt Nam hiện có khoảng 10 triệu con chó và từ năm 2009 đến 2013 đã phát hiện có 533 con chó bị bệnh dại, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại cho chó tại các địa phương đạt thấp (dưới 60%). Hàng năm có tới 650.000 người bị súc vật (chủ yếu là chó nghi dại) cắn phải đi tiêm vắc xin. Số người tử vong vì bệnh dại tuy chỉ còn khoảng 50 – 60 trường hợp nhưng hậu quả về sức khoẻ, tinh thần và thẩm mỹ do vết cắn của chó để lại thì rất nặng nề.

Rất nhiều trường hợp bị chó cắn rồi hoang mang không biết có phải đi tiêm phòng dại ngay không để tránh mắc bệnh dại. Theo hướng dẫn của Cục y tế dự phòng, Bộ y tế khi bị chó cắn chưa chắc bạn đã mắc bệnh dại, cần phải theo dõi con vật đó để xem có các biểu hiện như:

– Bị chết

– Biến mất trong thời gian theo dõi

– Có biểu hiện hành vi không bình thường, thất thường

– Nếu kết quả xét nghiệm chất liệu não của động vật nghi dại hoặc bị dại cho kết quả dương tính.

Chó cắn có bị dại không? Ngay sau khi bị cắn cần theo dõi con vật từ 3 đến 7 ngày

Nếu con vật vẫn khỏe mạnh trong thời gian theo dõi, có thay chế độ dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) thành chế độ dự phòng trước phơi nhiễm cho người bị cắn, tức là vắc-xin tiêm sẽ ngăn ngừa bệnh dại cho người đó nếu bị cắn trong tương lai.

Bên cạnh đó, ngay sau khi bị cắn bạn cũng nên quan sát xem vết cắn có gây xước da và chảy máu không, nước bọt của động vật đã tiếp xúc với màng nhầy ở vùng da chưa để tìm cách điều trị đúng đắn.

Cách sơ cứu vết chó cắn tại chỗ

Tiến sĩ Đinh Kim Xuyến, Phó chủ nhiệm Chương trình phòng chống bệnh dại, khuyến cáo, khi bị súc vật nghi dại cắn, cần sơ cứu và đến các điểm tiêm phòng. Sau khi khám và hỏi han kỹ, bác sĩ sẽ chỉ định là tiêm văcxin hay không.

Nếu một người bị động vật cắn thì cần thực hiện như sau:

– Rửa vết thương với xà phòng và dùng vòi nước chảy liên tục xả mạnh trong thời gian từ 10-15 phút. Trong trường hợp không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút.

Chó cắn có bị dại không? Sơ cứu vết thương bằng xà phòng hoặc cồn 70%

– Nếu cẩn thận, bạn hãy dùng cồn 70% để rửa vết cắn

– Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt.

Bị chó cắn lâu ngày tiêm phòng có được không ?

Theo chúng tôi Nguyễn Văn Vĩnh Châu – giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới chúng tôi trả lời báo chí, ngay sau khi bị chó cắn cần sơ cứu vết thương và đến cơ sở y tế được điều trị dự phòng bằng chích kháng huyết thanh dại và chích văcxin ngừa dại.

Việc sử dụng kháng huyết thanh dại phải được thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là sau vài giờ bị chó cắn và không quá 24 giờ.

Ngay sau khi bị chó cắn cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng

Sau khi bị chó dại cắn hay cào, thời gian ủ bệnh ở người có thể từ 2-8 tuần, cũng có khả năng kéo dài đến trên 1 năm.

Trong cuộc điều tra của ngành y tế, chỉ có 16/48 (33,33%) người đến tiêm trong vòng 24 giờ; 5/48 (10,42%) sau 48 giờ và 56% (27/48) đến tiêm sau 3 ngày.

Việc sử dụng kháng huyết thanh muộn (sau 48 giờ) không có chống chỉ định (nghĩa là không cấm sử dụng). Như vậy vẫn có thể sử dụng kháng huyết thanh (dù quá muộn), nhưng như đã trình bày ở trên, hiệu quả của kháng huyết thanh khi đó rất thấp, thậm chí không còn.

Bị Chó Dại Cắn Có Chết Người Không?

Bị chó dại cắn có chết người không? Các chuyên gia cảnh báo về nguy cơ tử vong do bệnh dại đang tăng lên bởi sự chủ quan của người dân trong phòng bệnh và chữa bệnh bằng thuốc dân gian chưa được kiểm chứng.

Chó dại là gì?

Chó là thú cứng trong nhà được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên bạn cũng cần phải quan tâm, bảo vệ thú cưng của mình trước những mối nguy hại về bệnh tật. Không chỉ là bảo vệ thú cưng mà còn là bảo vệ chính bản thân và cả gia đình bạn. Một trong những bệnh đáng chú ý nhất là bệnh dại ở chó. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây chết người.

Bị chó dại cắn có chết người không? Chó dại là những con chó bị mắc bệnh dại có các triệu chứng phát bệnh dại và thường tấn công con người.

Bệnh dại là bệnh do viruts dại ( rabies virut) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virut cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Từ thời cổ xưa bệnh dại đã được cảnh báo là bệnh truyền nhiễm đáng sợ.

Ở tất cả động vật có vú đều có thể gặp bệnh dại. Bệnh lây nhiễm chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường là do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại và thường gặp nhất là ở loài chó.

Vậy chó dại là gì? Chó dại là những con chó bị mắc bệnh dại có các triệu chứng phát bệnh dại và thường tấn công con người. Lúc này virut sẽ lan truyền từ nước bọt của chó qua máu vào cơ thể người nếu không chích vacxin thì người bị chó cắn cũng sẽ bị dại.

Chó dại cắn có thể gây chết người

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm kinh sợ nhất vì người bệnh có triệu chứng như chó dại nhưng tỉnh táo đến lúc chết, được WHO xếp hạng gây tử vong thứ 12 trong các bệnh truyền nhiễm.

Hiện tại với những người bị chó dại cắn và phát bệnh dại rồi thì không thể chữa được. Do vậy mà bạn nên cẩn thận đi tiêm vacxin ngay sau khi bị chó cắn hoặc theo dõi xem con chó đó có dấu hiệu bị dại không. Nếu chó không bị dại thì không sao, nhưng nếu trường hợp không thể theo dõi được thì cần phải tiêm vacxin để đảm bảo an toàn.

Có nên tiêm vacxin khi bị chó cắn?

Khi bị chó dại cắn mà đã lên cơn dại thì 100% là tử vong và chỉ có một cách duy nhất là tiêm kháng huyết thanh chống dại kết hợp vacxin phòng dại sớm nhất mới sống được.

Bị chó dại cắn có chết người không? Bệnh dại là bệnh do viruts rabies virut gây nên có thể dẫn đến tử vong chắc chắn.

Nhiều người vẫn truyền tai nhau thuốc nam dân gian có thể chữa được bệnh dại. Chuyện chữa khỏi bằng thuốc nam là hoang đường và càng hoang đường hơn khi thuốc nam có thể chữa khỏi bệnh lúc người bệnh lên cơn.

Viruts gây bệnh là virus dại (họ Rhabdoviridae), đặc tính hướng thần kinh, gây viêm não cấp, vào máu người theo dớt dãi qua vết cắn của chó (90%), mèo (5%), lợn, chuột…

Bệnh dại không phát thành ổ dịch lớn mà luôn có những ổ dịch nhỏ, tản phát chủ yếu vào mùa hè, và đối tượng nhiễm bệnh nhiều nhất là chó và người.

Khi bị chó dại cắn thì việc tiêm kháng huyết thanh và vacxin là vấn đề sống còn. Nếu vết cắn nhẹ và nằm ở khu vực xa não mà chó vẫn bình thường và không phát hiện có súc vật dại ở khu vực thì bạn không nên vội tiêm.

Nên quan sát chú chó khoảng 15 ngày mà không được giết nó. Trong thời gian quan sát nếu chó không phát dại thì bạn nên cân nhắc giữa việc tiêm hay không tiêm. Nguyên nhân là do 10 ngày là đủ thời gian ủ bệnh để bệnh dại phát trên chó.

Có nhiều trường hợp bị chó cắn mà nóng giận đập chết cho ngay, sau đó các trường hợp này đều tử vong do chó đã nhiễm virut nhưng chưa phát bệnh. Nếu trong 10 ngày mà chó mất tích, ốm, chết, bỏ ăn hoặc phát dại thì bạn phải đi tiêm kháng huyết thanh ngày.

Nếu bạn bị chó dại cắn ở vùng gần não như: cổ, vai, mặt…. Các vết cắn sâu, nguy hiểm, không theo dõi được chó, khu vực có chó dại thì nên tiêm Kháng huyết thanh ngày để diệt virut và tiêm vacxin cùng ngày.

Việc tiêm kháng huyết thanh là cần thiết và càng sớm thì hiệu quả càng cao. Không được để quá 7 ngày mới đi tiêm. Tuy nhiên dù tiêm muộn hiệu quả giảm đi nhưng vẫn cso, do vậy mà có muộn cũng phải tiêm.

Tiêm kháng huyết thanh có thể gây ra sốc phản vệ nhưng tỉ lệ thấp và có thể hạn chế bằng phương pháp tiêm, cùng thuốc kháng Histamine tổng hợp.

Biểu hiện dại trên chó?

Có 2 kiểu biểu hiện dại trên chó là dại cuồng và dại câm:

Bị chó dại cắn có chết người không? Chó có hai biểu hiện dại là dại cuồng và dại câm

Dại cuồng:

– Chó có vẻ bứt rứt, sợ hãi, chui vào chỗ tối, kín đáo.

– Chó thường có thái độ miễn cưỡng với chủ hoặc ngược lại vui mừng, quấn quýt quá mức.

– Chó thỉnh thoảng sủa vu vơ, tru từng hồi nghe xa xăm như tiếng sói.

– Những biểu hiện trên chỉ kéo dài tối đa 2 ngày rồi nặng hơn, con vật luôn luôn bồn chồn, nhảy lên đớp không khí.

– Tiếng sủa của chó kéo dài và rướn cao thành tiếng hú ghê rợn ở đoạn cuối.

– Mắt chó đỏ

– Chãy dãi như bọt xà phòng quanh mép, đầu chúi xuống, lắc lư.

– Mọi kích thích nhỏ đều làm chó lên cơn dại, cắn người kể cả chủ, cắn con vật khác hoặc tự cắn. Thường chó sẽ cắn rất mạnh và bổ ra đờng chạy rông khắp nơi.

– Chó dại có thể đi xa 50km, gặp vật gì cũng lao đến cắn xé, tấn công người, vật nuôi do rối loạn cảm xúc. – Những vết tự cắn do ngứa nên chó liến, cào đến rụng lông, chảy máu.

– Hàm dưới liệt và lưỡi nên chó sẽ bị trễ hàm và lưỡi thè ra ngoài, chảy nhiều nước dãi, không nuốt được thức ăn, nước uống.

– Tiếng kêu khàn khàn, ồ ồ, gãy từng tiếng.

– Liệt dần 2 chân sau.

– Chó sẽ chết từ 3 – 7 ngày sau triệu chứng đầu tiên tái phát.

– Chó buồn rầu, ủ rũ, nhưng tiến triển nhanh đến liệt và chết (khoảng 2 – 3 ngày).

– Chó không cắn sủa được, chỉ gần gừ trọng họng .

– Chó dại dạng này rất nguy hiểm vì cho rằng chó không dại và khi chưa liệt hàm chó có thẻ cắn chủ khi chăm sóc.

Xử lý tại chỗ vết thương bị chó cắn

– Cách ly nạn nhân với chó đã cắn: Không cho chó tiếp xúc lại bệnh nhân hoặc người cứu hộ. Đặc biệt không cố đánh chó chết vì cần phải theo dõi chó 7-15 ngày để phát hiện sớm những dấu hiệu nghi ngờ bệnh dại.

Bị chó dại cắn có chết người không? Khi bị chó dại cắn cần bình tĩnh xử lý vết thương và đến bệnh viện tiêm vacin phòng bệnh dại

– Giữ trạng thái bình tĩnh để sơ cứu vết thương

– Nắm vững các bước sơ cứu khi có vết thương chó cắn:

+ Dùng xà phòng để tiệt trùng và rửa nhẹ nhàng vết thương dưới vòi nước sạch cùng xà phòng diệt khuẩn để laoij bỏ mầm bệnh.

+ Không trà xát mạnh vào vết thương để tránh vết thương nghiêm trọng hơn. Nên khâu vết thương trong 3-5 ngày và không khâu kín hoặc băng quá kín vết thương.

+ Sát trùng vết thương: Sau khi đã rửa sạch vết thương bạn dùng bông lau khô. Dùng cồn hay oxy già, nước muối để sát trùng vết thương.

+ Cầm máu vết thương cho nạn nhân, cố gắng nâng cao vùng bị thương để tránh cho vết thương chảy máu nhiều. Sau đó dùng băng sạch băng vết thương cầm máu.

+ Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị kịp thời. Nến ở 48 giờ tại cơ sở y tế để theo dõi cẩn thận.

+ Tiêm phòng ngừa uốn vãn và tiêm phòng bệnh dại.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm kinh sợ nhất vì người bệnh sẽ có những biểu hiện như chó dại nhưng lại tỉnh táo đến lúc chết. Bệnh được WHO xếp hạng là bệnh gây từ vong xếp thứ 12 trong các bệnh truyền nhiễm.

Cách Sơ Cứu Chó Cắn Để Không Mắc Bệnh Dại

Vệ sinh vết cắn là bước vô cùng quan trọng, nếu bạn xử lý không đúng cách hoặc không kịp thời có thể làm tăng thêm nguy hiểm cho cơ thể. Do đó, nếu chẳng may bị chó cắn thì bạn cần nhanh tay thực hiện ngay bước sơ cứu sau.

Đầu tiên, bạn phải tách rời phần quần/áo ra khỏi vị trí vết cắn. Nếu vết cắn ở chân thì bạn có thể xắn quần lên hoặc dùng kéo cắt bỏ phần vải ngay vết cắn. Thao tác này sẽ giúp hạn chế nước bọt của chó còn dính trên vải quần, làm bám nhiều hơn vào vết thương.

Sau đó bạn phải nhanh chóng rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh. Dùng nước ấm thì càng tốt. Bạn có thể sử dụng xà bông, nước muối hoặc dung dịch sát trùng vết thương. Tuy nhiên, tránh chà sát quá mạnh sẽ khiến vết thương nghiêm trọng hơn.

Dùng thuốc sát trùng: Để làm sạch vết chó cắn, có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn hoặc nước ô xi già. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ đổ một lượng nhỏ lên vết cắn và thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì nó sẽ rất xót.

Nâng cao vùng bị thương: Nếu bị chó cắn vào chân hay cánh tay, cần giơ cao vùng bị thương của người bị nạn lên. Việc này rất quan trọng vì khi bị chó cắn bạn có thể bị chảy máu nhiều và cách làm này sẽ giúp cầm máu.

Kiểm tra vết cắn

Sau khi vệ sinh sạch sẽ vết cắn xong thì lúc này bạn cần kiểm tra lại xem tình trạng vết cắn nặng nhẹ thế nào. Nếu chỉ là vết xước ngoài da hoặc vết thương nhỏ thì bạn có thể tự băng bó tại nhà.

Tuy nhiên nếu rơi vào trường hợp sau thì bạn cần phải đến bệnh viện để điều trị hiệu quả hơn:

– Vết cắn sâu trên 2cm.

– Vết cắn gần vùng đầu, cổ hoặc bộ phận sinh dục.

– Sau 15 phút mà vết cắn chảy máu không ngừng.

– Có quá nhiều vết cắn.

Băng bó vết thương

Sau khi rửa sạch vết thương xong thì bạn nên dùng băng gạc hoặc vải sạch để băng bó lại vết thương nhằm cầm máu cũng như hạn chế vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý là không nên băng quá chặt sẽ khiến máu khó lưu thông.

Trong trường hợp nếu vết thương khá sâu và máu chảy không ngừng thì sau khi sơ cứu băng bó vết thương xong, bạn phải nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh tình trạng mất quá nhiều máu.

Tiêm phòng dại

Ngay sau khi bị chó dại cắn, bạn cần đến ngay cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại. Đồng thời thông báo với bác sĩ về tình trạng con vật đã cắn bạn và theo dõi con vật trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị cắn/cào.

Trong thời gian 15 ngày theo dõi, nếu con vật có biểu hiện bất thường như ốm, chết, mất tích, bị bán hay bị giết… hãy đến gặp bác sĩ ngay.