Bị Chó Dại Cắn, 2 Bé Trai Tỉnh Táo Đến Lúc Tử Vong

PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho biết, cả 2 bệnh nhi mắc bệnh dại đều là người dân tộc, nhập viện cách nhau 5 ngày. Cả 2 bé đều vào viện trong tình trạng quá muộn, tỉnh táo, sợ nước, sợ ánh sáng, tinh thần kích thích, khó thở.

Bé trai người Mường 12 tuổi, quê ở Hoà Bình, tử vong sau 1 tuần điều trị; bệnh nhi 9 tuổi dân tộc Mông, quê ở Lạng Sơn, tử vong sau nửa ngày vào viện.   

PGS.TS Bùi Vũ Huy.

Cả 2 gia đình đều không biết con bị chó cắn. Bé 12 tuổi bị chó con của gia đình cắn vào tay nhưng không nói với bố mẹ, đến khi phát bệnh mới kể lại. Tương tự, bé 9 tuổi cũng không thông báo với gia đình, sau 13 ngày, con chó chết, cũng là lúc cháu bé lên cơn dại.

PGS Huy chia sẻ, việc nhìn thấy người bệnh lên cơn dại, vật vã, kích thích, thở rít lên từng hồi… nhưng lại hoàn toàn tỉnh táo, biết mình sẽ chết khiến cả người thân và bác sĩ đều thấy đau lòng vì không thể cứu.

Với các bệnh nhân lên cơn dại, gần như 100% sẽ tử vong do co thắt thanh quản, gây suy hô hấp.

Khi bị chó dại cắn, thời gian phơi nhiễm virus ở mỗi người sẽ khác nhau, tuỳ theo vị trí vết cắn do virus dại di chuyển dọc theo các dây thần kinh tới tủy sống và não bộ với tốc độ khá chậm.  

Việc phát bệnh dại nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào vị trí vết cắn trên cơ thể.

Có những người sau 20-30 ngày mới bắt đầu lên cơn dại, nhưng có những người có thể vài tháng đến một năm. Tuy nhiên, hầu hết người dân đều chủ quan, khi thấy vết cắn liền da và sức khoẻ vẫn bình thường nên không đi tiêm phòng, đến khi sợ gió, sợ nước là đã lên cơn dại, không còn cách gì cứu chữa.

PGS Huy khuyến cáo, nếu bị chó, mèo hoang cắn cần đi tiêm phòng ngay, vì không theo dõi được con vật. Nếu bị chó nhà cắn, cần theo dõi trong 10 ngày, nếu chó chết hoặc ốm, cần đi tiêm phòng.

Hiện tại, Việt Nam đã cho phép lưu hành 5 vắc xin ngừa bệnh dại. Các vắc xin này không còn tác dụng phụ gây di chứng thần kinh như trước kia. 

Bé Trai 7 Tuổi Tử Vong Nghi Bị Chó Dại Cắn Từ 2 Tháng Trước

Ngày 28-4, Bệnh viện Sản – Nhi Nghệ An tiếp nhận bé trai 7 tuổi ở xã Mã Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An có triệu chứng bị nhiễm virus dại. Do bệnh quá nặng, cháu bé được cho về nhà, người thân sau đó có cắt thuốc của một thầy lang cho cháu uống nhưng cháu đã tử vong sau đó.

Ngày 29-4, theo thông tin từ ông Bùi Trọng Long, Bí thư Đảng ủy xã Mã Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An), cho biết bé trai tử vong tên là H.D.Đ. (7 tuổi). Theo ông Long, cách đây khoảng 2 tháng, cháu Đ. đến nhà một người ở cùng xóm chơi và đùa nghịch với một con chó chủ nhà mới mua về và bị con chó này cắn. Do chủ quan, bố mẹ cháu Đ. không đưa con đi tiêm phòng.

Thời gian gần đây, bé trai này bỗng sốt cao, nôn mửa, nói sảng, không chịu ăn, ngủ. Gia đình sau đó đã đưa cháu đến Bệnh viện huyện Yên Thành điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ không tìm ra bệnh nên gia đình đưa bé Đ. về. Ngày 28-4, bé Đ. được gia đình đưa vào Bệnh viện Sản nhi Nghệ An nhưng do bệnh quá nặng nên không thể điều trị, thông tin trên báo Người lao động.

Gần đây, bé trai này bỗng sốt cao, nôn mửa, nói sảng, không chịu ăn, ngủ. Gia đình sau đó đã đưa cháu đến Bệnh viện huyện Yên Thành điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ không tìm ra bệnh nên gia đình đưa bé Đ. về.

Cũng theo ông Long, sau khi cắn cháu Đ., con chó kể trên mất tích. Sau khi cháu Đ. tử vong vì bệnh dại, nhiều gia đình có con nhỏ ở cùng xóm rất hoang mang vì một số cháu cũng đùa nghịch với con chó này khi nó chạy rông ngoài đường và cũng bị cắn nhẹ, liếm vào tay.

“Sáng nay, xã đã hướng dẫn cho các gia đình đưa con đến trung tâm y tế huyện để được tư vấn và tiêm phòng dại. Một số cháu đã được tiêm phòng, một số khác người nhà đang phân vân và các gia đình này đang rất hoang mang, lo lắng”, ông Long nói.

T.Quang (th)

Bé Trai 2 Tuổi Bị Chó Alaska Cắn Rách Khí Quản

Đang đùa giỡn với 2 chú chó và chị gái, cậu bé bất ngờ bị chó tấn công. Bệnh nhi có thể bị chết não nếu đường thở bị tắc nghẽn và không thể cung cấp oxy cho não sau vài phút.

Nghe bé khóc thét, bố mẹ ngay lập tức đưa đi cấp cứu tại bệnh viện gần nhà. Sau khi thăm khám, bác sĩ ghi nhận, bệnh nhi có vết thương vùng khí quản, thở phì phò qua vết thương. Các bác sĩ nhanh chóng rửa sạch vết thương, băng ép, rồi chuyển tới Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Trong vòng 5 phút từ lúc nhập viện, bệnh nhi được chuyển đến phòng mổ, toàn bộ tua trực được huy động ngay lập tức, sẵn sàng cho mọi tình huống xảy ra. Dưới sự hỗ trợ của ê-kíp gây mê, các bác sĩ tai mũi họng nhanh chóng đánh giá vết thương hở vùng cổ. Hình ảnh camera nội soi khí quản phát hiện đường thở của bệnh nhi bị rách, không khí thay vì đi vào phổi thì bị xì qua vị trí rách làm bệnh nhi thở yếu và thiếu oxy. Cháu may mắn không bị tổn thương các mạch máu lớn.

Bé trai 2 tuổi bị chó cắn rách khí quản đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 – Ảnh: BVCC

Theo báo Tuổi trẻ, các bác sĩ đã tiến hành đặt nội khí quản qua vị trí rách, chuyển bệnh nhi về khoa hồi sức và tiến hành chụp cắt lớp vùng cổ để đánh giá các tổn thương nằm sâu có thể bị bỏ sót, đồng thời hội chẩn toàn bệnh viện để lên phương án điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhi. Ca mổ diễn ra thuận lợi và bệnh nhi đang hồi phục tốt sau mổ.

BS.CK2 Nguyễn Tường Thy, khoa tai mũi họng Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết đây là trường hợp tai nạn rất hi hữu và đặc biệt nguy hiểm khi thương tổn nằm ở khí quản, bệnh nhi có thể bị chết não nếu đường thở bị tắc nghẽn và không thể cung cấp oxy cho não sau vài phút.

Bệnh nhi rất may mắn khi thương tổn chỉ rách một phần khí quản, không tổn thương mạch máu lớn và được xử trí rất nhanh, hiệu quả ngay từ đầu.

Để hạn chế những tai nạn thương tâm như vậy, các bậc phụ huynh nên hạn chế nuôi chó khi có con nhỏ trong nhà. Nếu nuôi chó thì tuyệt đối không để bé chơi một mình với chó mà không có ai quan sát.

Cần cho chó chích ngừa đầy đủ, đeo rọ mõm khi ra ngoài đường, xích chó khi không có người trông giữ.

Bé Trai 2 Tuổi Bị Chó Béc Giê Cắn Lòi Mắt, Rạn Sọ

Ths.BS Đỗ Thị Ngọc Linh, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt – Tạo hình – Thẩm mỹ, BV Việt Đức cho biết, khoa vừa tiếp nhận trường hợp bé trai 2 tuổi ở Cao Bằng bị chó cắn với tổn thương hết sức nghiêm trọng.

Bệnh nhi chuyển đến viện ngày 12/10 trong tình trạng tỉnh táo, tổn thương nhiều vùng má và da đỉnh đầu trái, rạn sọ. Đáng lưu ý, toàn bộ nhãn cầu trái bị trật ra khỏi hốc mắt, nguy hiểm đến tính mạng.

Bé trai 2 tuổi ở Cao Bằng bị chó cắn với tổn thương hết sức nghiêm trọng – ảnh Internet

Các bác sĩ đã mổ cấp cứu, phẫu thuật vết thương da đầu, má, đưa nhãn cầu trở lại hốc mắt trái, sau đó phải dùng băng chun ép để bảo vệ mắt, giữ vị trí của nhãn cầu không bị trật ra ngoài hốc mắt. Sau phẫu thuật, bệnh nhi được chuyển tiếp sang BV Mắt Trung ương để điều trị và hiện tại chưa đánh giá được chức năng thị giác của bé.

Gia đình cho biết, trong lúc đang chơi đùa, bé trai không may bị chó béc giê của hàng xóm nặng chừng 40kg xông vào cắn, người lớn phát hiện nhưng khi giằng được ra, cháu bé đã bị thương tích nghiêm trọng.

Con chó béc giê cắn cháu bé chưa được tiêm phòng dại nên ngay sau khi phẫu thuật, bệnh nhi đã được đưa đi tiêm phòng dại.

Như vậy trong thời gian ngắn, liên tiếp xảy ra các vụ chó nuôi cắn chết người hoặc gây thương tích nặng nề cho chính gia chủ hoặc hàng xóm. Thương tâm nhất là trường hợp bé gái 8 tháng tuổi ở Hà Nội bị chó Ngao nhà nuôi cắn đến tử vong.

Bác sĩ khuyến cáo, trong các trường hợp bị chó cắn, nếu vết cắn chảy máu nhiều cần tập trung cầm máu trước, sau đó sát trùng vết thương

Khi rửa vết thương, cần rửa cùng xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Sau đó vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn iod và đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm phòng vắc-xin và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.

Các hộ nuôi chó cần tiêm phòng dại cho vật nuôi, đeo rọ mõm cho chó ở những nơi công cộng; không cho trẻ con tiếp xúc với chó mèo.

Nguồn: kienthuc.net.vn

Thanh Hóa: Bé Trai Bị Chó Nhà Cắn Mất Cả 2 Tai, Nguy Kịch

Bệnh nhi bị chó cắn lóc da đầu rất nặng, mất hai tai, bị đa chấn thương. Hiện, cháu bé vẫn đang trong tình trạng nguy kịch.

Nạn nhân là cháu chúng tôi (12 tuổi, trú xã Thọ Lộc, Thọ Xuân, Thanh Hóa) bị chó nhà hàng xóm cắn với vết thương rất nặng, nguy hiểm đến tính mạng và đã phải nhập Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân ngày 29/4.

Ngay sau khi gia đình đưa cháu bé nhập viện, các y bác sĩ đã sơ cứu cho bệnh nhi, rồi phải chuyển tiếp ngay lên Bệnh viện Nhi Thanh Hóa để điều trị vì vết thương ở đầu, tai và nhiều vết thương rất nặng khác trên người.

Các bác sĩ cho biết, cháu Th. bị lóc da đầu, mất hai tai, nhiều vết thương trên cơ thể. Sau khi tiếp nhận bệnh nhi Th. các bác sĩ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa phải truyền máu cấp cứu để bảo toàn tính mạng cho Th.. Trong đêm 29/4, bệnh viện đã chuyển Th. ra Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) để điều trị các vết thương trên cơ thể.

Các bác sĩ khuyến cáo, các gia đình nuôi chó mèo cần có ý thức trông giữ vật nuôi, tránh thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

Khi bị chó cắn cần rửa ngay vết thương với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Sau đó vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn iod và đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm phòng vắc-xin và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.

Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.

Đặc biệt, cần tiêm phòng dại cho chó, mèo đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của các bác sĩ hoặc cán bộ thú y; không bán hoặc tiêu thụ thịt chó, mèo… bị ốm hoặc nghi ngờ dại vì có thể làm cho bệnh dịch lây lan, người dân cũng cần nhốt hoặc theo dõi chó, mèo trong vòng 1 tuần nếu có biểu hiện bất thường hoặc ốm, chết thì phải đi tiêm phòng ngay.