Chó Poodle Phải Tiêm Mấy Mũi? Và Lịch Tiêm Của Poodle Theo Từng Độ Tuổi.

Vì sao phải có lịch tiêm chủng của Poodle – chó Poolde phải tiêm mấy mũi?

Đối với thú cưng nhà ta, các chàng các nàng cũng rất dễ mắc các bệnh nguy hiểm. Nếu không được tiêm phòng theo định kỳ có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe xấu, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong hoặc các bệnh lây nhiễm cho chủ nhân.

Khi tiêm các loại vacxin khi tiêm vacxin phòng bệnh vào cơ thể chó,. Hệ miễn dịch sẽ bị kích thích nhẹ và sản xuất ra các kháng thể chống lại các loại virus gây bệnh. Nếu như cún cưng đã từng mắc bệnh thì hệ miễn dịch của chúng sẽ nhận biết và có khả năng tấn công các tác nhân gây bệnh.

Chó Poodle phải tiêm mấy mũi? lịch tiêm chủng từ các chuyên gia.

Những thông tin sau để giúp bạn biết được loài chó Poodle nên tiêm mấy mũi. Đồng thời lịch tiêm chủng của Poodle ra sao.

Đợt 1:

Từ 6 – 8 tuần tuổi: Sau khi chó vừa dứt sữa mẹ, bạn nên cho Poodle nhà mình đi tiêm ngay 5 mũi Care virus, Parvovirus, Bệnh viêm gan truyền nhiễm, Ho cũi chó và Phổi cúm. Để tăng sức đề kháng cũng như khả năng phòng bệnh tốt.

Đợt 2:

Từ 10 – 12 tuần tuổi: Lúc này bạn cần tiêm cho boss nhà ta cần tiêm phòng mũi 7 loại bệnh: Care virus, Parvovirus, Bệnh viêm gan truyền nhiễm, Ho cũi chó, Phổi cúm, Lepto và Corona.

Bạn lưu ý, không nên tiêm đợt 2 sớm hơn 3 hay muộn hơn 4 tuần kể từ lúc tiêm đợt đầu cho chó.

Đợt 3:

Từ mũi đợt 3 bắt đầu từ khi chó được 14-16 tuần tuổi. Cũng như đợt 2 tiêm những mũi phòng 7 bệnh trên để ngừa bệnh. Hơn hết cũng không nên tiêm sớm hơn 3 hay muộn hơn 4 tuần kể từ đợt 2.

Chó Poodle phải tiêm mấy mũi? – và những lưu ý khi tiêm.

Trước khi tiêm phòng, bạn cần chuẩn bị cho chó con một cơ thể khỏe mạnh, sau đây là những lưu ý chăm sóc sức khỏe cho boss:

Sữa ấm: Chó con mới sinh trong 7 ngày đầu bạn nên có đèn chiếu hồng ngoại 40W để sưởi ấm. Thời gian sưởi ấm cho chúng khoảng 15 – 20 phút trong ngày. Việc sưởi ấm giúp cho chó con mau khô, tia hồng ngoại giúp tổng hợp Calci phát triển khung xương. Ngoài ra, sức nóng của đèn còn tăng kích thích tuyến sữa của chó mẹ.

Tẩy giun: đối với chó Poodle dưới 6 tháng tuổi, mỗi tháng bạn đều tẩy giun cho các boss. Đối với chó Poodle trên 6 tháng thì cách 3 tháng nên tẩy giun 1 lần.

Phòng – trị ve: Nếu chó con Poodle có ve nên mua thuốc xịt ve là tốt nhất để trị ve bên ngoài da. Trên thị trường còn có các loại thuốc khác như: nhỏ giọt trên da, tiêm, uống cũng đi vào máu nhưng lại gây ảnh hưởng đến cơ quan bài tiết. Với chó con Poodle có hệ đường ruột yếu nên tránh sử dụng các loại này.

Vệ sinh môi trường sống: Thường chó mẹ trước khi đẻ sẽ tự làm ổ. Sau khi sinh chó mẹ sẽ tự chăm sóc vệ sinh chó con. Thời điểm chó mẹ chăm sóc con là lúc môi trường sống bên ngoài thay đổi. Bạn nên vệ sinh môi trường sống luôn sạch sẽ giúp cho chó con luôn khỏe mạnh.

Chó Poodle phải tiêm mấy mũi? – những lưu ý về lịch tiêm chủng của chó Poodle.

Không phải trong giai đoạn nào cũng có tiêm chủng cho chó Poodle. Đây là vấn đề hết sức cần lưu ý vì nếu chó không đủ sức đề kháng để tiêm phòng, thậm chí là dẫn đến mất mạng.

Chó đang mang thai và chó vừa mới sinh:

Đối với trường hợp chó Poodle mang thai, khi tiêm mũi 7 bệnh có thể gây ra sốc và chèn ép thai nhi ở trong bụng, dẫn đến tình trạng chó bị sảy thai hoặc thậm chí thai bị chết lưu, chết trong bụng.

Đối với chó con cơ thể chúng cũng chưa được ổn định và phát triển toàn diện. Nên nếu tiêm phòng quá sớm sẽ khiến chúng bị sốc thuốc, thậm chí bị mất mạng.

Chó con đang bị bệnh không nên tiêm phòng:

Chó con đang bị bệnh mà tiếp tục tiêm phòng càng khiến bệnh của chúng nặng hơn, trầm trọng và nguy hiểm hơn rất nhiều. Rất nhiều người không biết điều này đã tự ý dẫn cún cưng của mình đi tiêm phòng trong lúc bị bệnh. Càng khiến bệnh phát tán nhanh hơn rất nhiều.

Đừng quên những lưu ý ở trên để cẩn trọng với những trường hợp không nên cho đi tiêm phòng bệnh. Tiêm phòng cho chó là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Chích ngừa cho chó đúng lịch trình và định kỳ theo hướng dẫn. Sẽ khiến chúng phát triển và sinh sản một cách bình thường và khỏe mạnh.

Hãy liên hệ với chúng tôi POODLE STORE

Tiêm Phòng Dại Khi Bị Chó Cắn Có Hại Không? Bao Nhiêu Mũi, Cần Kiêng Gì?

Chúng ta hay nghe nói về tác dụng phụ các mũi tiêm ngừa khi bị chó cắn, vậy tiêm phòng dại khi bị chó cắn có hại không? Liệu có ảnh hưởng đến sinh sản không?

II/ Tiêm phòng dại khi bị chó cắn có hại không?

Riêng với cho dại thì cần nhận biết kỹ hơn để phòng ngừa từ xa, nhất là đối tượng trẻ em hoàn toàn không nhận biết được các nguy cơ tù chó dại lại càng dễ bị tấn công hơn người lớn.

Vấn đề đặt ra là sau khi tiêm phòng chó dại thì người được tiêm phòng có bị các tác dụng phụ lâu dài về sau này hay không? Những tác dụng phụ khi tiêm phòng dại này có nguy hiểm và kéo dài không?

Trước đây, tiêm vaccine ngừa dại có thể đưa đến các biến chứng thần kinh, di chứng của những biến chứng này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. Càng tiêm nhiều lần thì nguy cơ gặp tai biến càng cao, dẫn đến nguy cơ giảm trí nhớ càng rõ.

Nhưng hiện tại, bạn có thể sử dụng dòng vaccine phòng dại Verob của Pháp rất an toàn và không gây ra những tai biến thần kinh. Cho nên, khi tiêm ngừa dại ở thời điểm hiện tại không có nguy cơ ảnh hưởng đến não bộ làm giảm trí nhớ, thậm chí tiêm nhiều lần cũng không sao.

2/ giá vắc xin phòng bệnh dại

Giá chủng vacxin ngừa chó dại tuỳ thuộc vào loại sản xuất trong nước hay là loại ngoại nhập từ Pháp mà có giá chênh lệch nhau 10 lần. Cụ thể giá tiêm vắc xin phòng dại hai loại vaccine như sau:

Fuenzalida tiêm trong da giá 12.000 – 15.000 đồng/mũi x 6 – 8 mũi. Đây là loại thuốc chế từ tế bào não chuột còn bú (vaccin Fuenzalida). Chích từ 4 – 6 lần, cách 2 ngày chích 1 lần, mỗi lần 0,2ml. Trẻ em cũng chích 4 – 6 lần, mỗi lần 0,1ml, cách 2 ngày chích 1 lần, chích trong da. Ưu điểm của vaccin này là rẻ, dễ sản xuất nhưng vẫn còn 1 tỷ lệ phản ứng thuốc.

Vaccine Verorab của Pháp với hai đường tiêm (tiêm bắp 140.000 – 150.000 đồng/mũi x 5 mũi và tiêm trong da 35.000 đồng/mũi x 8 mũi). Tiêm phòng bằng loại thuốc chế từ tế bào thận khỉ (biệt dược là Verorab). Tiêm 5 lần, tiêm bắp tại cơ delta ở cánh tay mỗi lần 1ml thuốc có chứa 2,5UI hoạt tính. Tiêm vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28. Giá của Verorab hiện nay khoảng 170.000đ/liều 1ml. Hiện nay người ta áp dụng phác đồ tiêm trong da 0,1ml Verorab x 2 lần, mỗi lần 1 tay khác nhau vào các ngày 0, 3, 7, sau đó tiêm nhắc 0,1ml vào ngày 30 và 90 cũng cho kết quả tốt mà lại rẻ hơn nhiều.

Vaccine nhập ngoại Verorab của Pháp chi phí tương đối đắt tuy nhiên độ an toàn cao hơn. Còn vaccine Fuenzalida sản xuất trong nước có thể có một số phản ứng tại chỗ tiêm như: Ngứa, sưng tấy đỏ tại nơi tiêm kéo dài vài ngày sau đó sẽ hết. Loại vaccine này có ưu điểm lớn nhất là giá thành thấp và phải tiêm theo chỉ định của bác sỹ.

I/ Tiêm phòng chó dại mấy mũi là đủ?

Nếu con chó cắn em bé nhà bạn đến nay vẫn bình thường thì bạn không cần lo lắng, nhưng xin lưu ý là có những con chó trông bình thường vẫn có thể mang mầm bệnh dại và khi chúng có dấu hiệu bệnh dại thì cũng là lúc người bị chó dại cắn phát bệnh. Bệnh dại không có thuốc chữa, vì vậy để phòng bệnh hiệu quả bạn nên đưa bé đi tiêm vaccine.

Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn. Với từng loại vacxin khác nhau (sản xuất trong nước hay ngoại nhập) mà có phác đồ điều trị & tiêm phòng khác nhau, được hướng dẫn chi tiết như sau:

1/ phác đồ tiêm ngừa dại

Phác đồ tiêm bắp: 0,5ml x 5 liều cho một đợt điều trị dự phòng vào ngày 0, 3, 7, 14, 28.

Phác đồ tiêm trong da: liều đơn 0,1ml x 8 liều cho một đợt điều trị dự phòng vào ngày 0, 3, 7, mỗi ngày tiêm 2 liều đơn vào 2 vị trí khác nhau của vùng cơ Delta, tiêm tiếp vào ngày 28 và ngày 90 kể từ mũi tiêm thứ nhất, mỗi ngày 1 liều vào cơ Delta. Trong trường hợp người bệnh có mũi thứ 2 tiêm lệch 2 ngày thì em tiếp tục tiêm các mũi sau theo đúng lịch. Lịch tiêm: 0, 5, 7, 14, 28.

2/ Phác đồ điều trị bằng vắc xin verorab của pháp

Vaccine này được khuyến cáo dùng để phòng bệnh dại cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao:

Tất cả những người có nguy cơ thường xuyên, chẳng hạn nhưnhân viên làm việc ở phòng thí nghiệm chẩn đoán, nghiên cứu và sản xuất có liênquan đến virus dại thì nên tiêm ngừa. Nên làm huyết thanh chẩn đoán mỗi 6tháng. Nên tiêm mũi nhắc lại khi định lượng kháng thể dưới ngưỡng bảo vệ: 0,5IU/ml.

Những đối tượng sau nên tiêm ngừa dại vì thường xuyên có nguy cơ nhiễm bệnh dại:

Bác sĩ thú y (và trợ lý), người canh giữ săn trộm thú, thợsăn, nhân viên kiểm lâm, người làm ở lò mổ thịt, người nghiên cứu về hang động,người làm nghề nhồi bông thú…

Người đến vùng có dịch bệnh súc vật: trẻ em, người lớn vànhững người du lịch đến những vùng này.

3/ tiêm vaccin Verorab sau phơi nhiễm

Sau khi xác định hay nghi ngờ phơi nhiễm, phải tiến hànhtiêm vaccine ngay lập tức để làm giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh dại. Tiêmvaccine dại phải được thực hiện ở một Trung tâm điều trị bệnh dại.

Việc điều trị được áp dụng tùy theo loại vết thương và tình trạng con vật.

Bảng 1:

* Tại Pháp, sự theo dõi của bác sĩ thú y bao gồm 3 giấy chứng nhận vào Ngày 0, Ngày 7 và Ngày 14 xác nhận con vật không có dấu hiệu bệnh dại. Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, chó hay mèo phải được bác sĩ thú y theo dõi tối thiểu 10 ngày.

** Việc điều trị phải tùy theo độ nặng nhẹ của vết thương: xem bảng 2.

Chống chỉ định trong những trường hợp sau:

Trước phơi nhiễm: Sốt nhiễm trùng nặng, bệnh cấp tính, đợt tiến triển của bệnhmạn tính (tốt nhất nên hoãn việc tiêm vaccine),- Biết mẫn cảm với bất kỳ thànhphần nào của vaccine.

Sau khi phơi nhiễm: Vì nhiễm virus dại có những diễn tiến nguy hiểm chết người,nên không có chống chỉ định tiêm vaccine điều trị.

Yêu cầu phải tiêm thêm huyết thanh kháng dại (SAR, serum antirabique ). Nếu vết cắn ở

Đầu, mặt, cổ, bộ phận s.i.n.h d.ụ.c;

Vết cắn sâu hoặc cắn nhiều chỗ;

Niêm mạc bị chó nghi dại liếm;

Trẻ em tiếp xúc với siêu vi dại

Liều dùng là 20 đơn vị/kg cơ thể (đối với huyết thanh bào chế từ huyết thanh người) và 40 đơn vị/kg (đối với huyết thanh bào chế từ huyết thanh ngựa). Chia làm nhiều liều chích sâu và xung quanh vết cắn, liều thuốc còn lại tiêm bắp.

SAR thường được chích ở mông, chích ngay ngày 0 cùng lúc với vaccin phòng dại. Không được chích cả 2 loại vaccin và huyết thanh kháng dại ở cùng 1 vị trí gần nhau và khô`ng dùng cùng kim và ống chích của cả 2 loại thuốc với nhau để tránh bị trung hoà thuốc.

– Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.

4/ phụ nữ mang thai bị chó dại cắn

Hiện nay, vaccin phòng dại được sản xuất trên công nghệ nuôi cấy tế bào. Đây là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Ưu điểm của loại vaccin này là có hiệu quả phòng bệnh cao, ít gây biến chứng nhưng giá thành lại khá cao. Nước ta không sử dụng loại vaccin trên do giá thành không phù hợp với thu nhập của người dân.

Phụ nữ có thai và trẻ em mới sinh vẫn có thể tiêm phòng dại được những phải có chỉ định và theo dõi của bác sỹ chuyên khoa và nên sử dụng loại vaccin phòng dại tế bào.

Nguyên nhân vết tiêm phòng bị sưng tấy & cách xử lý an toàn nhất cho bé

Vitamin b1 b6 b12 giá bao nhiêu?

Comments

Tiêm Ngừa Bị Chó Dại Cắn?

Sau khi bị chó cắn, cần theo dõi chó trong 10 ngày, nếu chó có biểu hiện bị bệnh thì mới tiêm ngừa dại, hay lập tức tiêm ngừa luôn rồi mới theo dõi con chó? Sau 10 ngày nếu chó vẫn khỏe mạnh bình thường thì có cần tiêm các mũi tiếp theo không ạ?

Chào bạn Tâm Đức,

Sau khi bị chó cắn, nếu có điều kiện thì tốt nhất là lập tức tiêm ngừa luôn rồi mới theo dõi con chó. Sau 10 ngày nếu chó vẫn khỏe mạnh bình thường thì vẫn phải tiêm các mũi vắc xin bệnh dại tiếp cho đúng liều vì hiện nay chỉ có thuốc phòng bệnh chứ không có thuốc điều trị bệnh.

Thân mến.

Vắc xin bệnh dại thuộc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, phân nhóm vắc xin, kháng huyết thanh và thuốc miễn dịch. Vắc xin bệnh dại là một loại vắc xin chứa virus đã được bất hoạt dùng để tạo miễn dịch chủ động chống lại bệnh dại.

Vắc xin bệnh dại cũng có thể được sử dụng trước và sau khi phơi nhiễm. Đối với tiêm chủng sau khi phơi nhiễm, vắc xin dại thường được sử dụng chung với globulin miễn dịch bệnh dại vì phải mất khoảng 7-10 ngày để kháng thể đặc trị phát triển.

Bạn có thể gặp các tác dụng phụ sau đây khi dùng vắc xin bệnh dại:

– Đau đầu;– Choáng váng, khó chịu;– Đau bụng;– Buồn nôn;– Đau cơ;– Các phản ứng tại nơi tiêm ngừa như ngứa, sưng, đau nhức.

Trước khi pha chế vắc xin: Bảo quản ở nhiệt độ 2oC – 8oC, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Sau khi pha chế vắc xin, sử dụng dụng dịch được pha chế ngay lập tức. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Người Bị Chó Đã Tiêm Phòng Dại Cắn Có Cần Tiêm Vắc

Để phòng tránh lây nhiễm bệnh dại, dù cho có bị chó đã tiêm phòng dại cắn thì nạn nhân cũng cần được hướng dẫn cách dự phòng bệnh dại bằng cách xử lý vết thương đúng cách và tiêm vắc-xin dại theo đúng phác đồ.

Cùng với việc dự phòng dại trước và sau phơi nhiễm cho người dân, tiêm phòng dại cho chó là một trong những biện pháp giảm thiểu tỷ lệ mắc phải bệnh dại trong cộng đồng.

Dại là bệnh lý viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương, bao gồm não và tủy sống, gây ra bởi virus dại. Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể người thông qua các vết cào, cắn từ các con vật mắc bệnh dại, phổ biến nhất là chó. Thậm chí, người mắc bệnh dại có thể do bị chó liếm vào các vết thương hở hoặc nước bọt của chúng tiếp xúc vào các mô tiết chất nhầy như mắt, mũi, miệng. Bệnh dại là bệnh lý gây ám ảnh vì hiện nay không có biện pháp đặc hiệu chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Đưa ra một chẩn đoán mắc bệnh dại cho một người bị chó cắn đồng nghĩa với việc đưa ra một bản án tử hình, như một cái chết báo trước vì tỷ lệ tử vong gần như 100%.

Phòng bệnh và điều trị dự phòng bệnh bằng vắc-xin phòng dại là biện pháp tốt nhất hiện có để làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh dại ở những người bị chó cắn. Tiêm phòng dại cho cả người và động vật là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, ở nước ta, áp dụng liều tiêm vắc-xin phòng dại cho chó còn chưa được thực hiện phổ biến. Những người dân có nuôi chó nên được tư vấn và giải thích về lợi ích của vắc-xin dại và khuyến khích đi tiêm phòng dại cho thú cưng của mình một cách đầy đủ. Tiêm phòng dại cho chó là biện pháp đơn giản nhưng có nhiều lợi ích cho việc dự phòng bệnh dại ở cả chó và người nếu không may bị chó cắn.

Bao Lâu Thì Tiêm Phòng Cho Chó Con?

Trong một buổi offline của các doanh nghiệp trẻ. Có bạn Cường, kinh doanh chả lụa, đặc sản của Diên Khánh hỏi mình:

”Bao lâu thì tiêm phòng cho chó con?”

Đây là câu hỏi các bạn mới nuôi chó thường hay hỏi. Khi mới mang chó con về nhà, bạn quan tâm đến các bệnh của chúng thường hay mắc phải. Nhưng trước khi tiêm phòng, chó con mới về nhà cần được bảo vệ an toàn. Phòng tránh các mối nguy hiểm tiềm ẩn đe dọa đến sự an nguy của chúng.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA SỰ CÁCH LY TRƯỚC KHI TIÊM PHÒNG

Khi rời mẹ đi đến môi trường khác, chó con thường bị căng thẳng (stress) về tâm lý. Khi chúng ở với mẹ, chúng được mẹ che chở và bảo vệ nhưng khi chúng đến môi trường khác thì ai sẽ thay chó mẹ để bảo vệ chúng?

Để thay thế chó mẹ chăm sóc chúng, người chủ nuôi cần có trách nhiệm. Và hiểu được sự thay đổi tâm lý của chó con. Để có biện pháp bảo vệ chúng khỏi những mối nguy hiểm đến từ môi trường sống.

Trong giai đoạn mới về nhà, đối với chó con giống như đang bước vào thế giới mới lạ. Chúng rất tò mò, hiếu kỳ, tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh. Chúng hoàn toàn chưa có nhận thức về hiểm họa sẽ xảy ra với chúng. Hoặc chúng có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với những loài động vật khác.

NHỮNG ĐIỀU CHỦ NUÔI NÊN BIẾT

Chó là động vật bậc cao, gần gũi và thân thiết với con người. Chúng cũng có cảm xúc buồn, vui, ghen ghét, giận dỗi… Nhưng có một tính cách tồn tại hơn 2000 năm nay không thay đổi là SỰ TRUNG THÀNH.

Chó chịu khí hậu lạnh tốt hơn khí hậu nóng. Nên đặt chuồng chó ở vị trí thoáng mát, không để ánh nắng chiếu trực tiếp hay gió lạnh lùa vào.

Ở độ tuổi chó con CHƯA TIÊM PHÒNG cần cách ly với những động vật khác như: chó, mèo, chuột, chim, gián… Do chó con có tính hiếu kỳ rất dễ bị các loài động vật khác tấn công. Và chúng có thể bị tổn thương nghiêm trọng hoặc nhiễm bệnh.

Khi ĐÃ TIÊM PHÒNG đầy đủ, chúng cần có thời gian vận động dã ngoại để phát triển cơ thể. Không nên nhốt trong chuồng quá lâu, chúng sẽ trở nên nhút nhát hoặc hung dữ.

Chó con khi nuôi một thời gian sẽ hình thành nên tính sở hữu. Biểu hiện của chúng là sở hữu chủ nuôi, đồ ăn, đồ chơi, lãnh thổ…

Ngoài ra, chó con cũng cần có thời gian tương tác, gần gũi với chủ nuôi. Việc tương tác giúp chúng có niềm vui, phát triển thần kinh và sự thông minh.

BAO LÂU THÌ TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CON?

Bạn muốn tiêm phòng cho chó con, đầu tiên là xác định chó của bạn đang mấy tuần tuổi. Bằng cách hỏi người chủ nuôi hoặc người người bán chó cho bạn. Trong trường hợp hoàn toàn không có thông tin thì có thể đoán tuổi qua răng của chó.

Tiếp theo, chó phải bảo đảm sức khỏe tốt. Chó của bạn ăn uống bình thường, được tẩy giun định kỳ và không đang điều trị bệnh.

Thời gian tiêm phòng cho chó phụ thuộc vào giống chó và nhà cung cấp vaccine. Theo các nhà cung cấp vaccine thời gian thích hợp để tiêm phòng bệnh mũi đầu tiên là 7 – 8 sau khi sinh. Mũi thứ 2 cách nhau 4 tuần, sau đó mỗi năm tiêm phòng nhắc lại một lần.

Chú ý: Nên tiêm phòng cho chó tại nhà là tốt nhất. Sau khi tiêm phòng bệnh không tắm chó khoảng 3 ngày.

Với thông điệp: “Cách ly chó con là biện pháp bảo vệ an toàn nhất trước khi tiêm phòng”

Bài viết số:09

BSTY – Hồ Minh Hoàng

Hominhhoang.com