Bị Rắn Độc Cắn, Sơ Cấp Cứu Thế Nào?

Việc sơ cứu khi bị rắn cắn, nhất là khi bị rắn độc cắn cần kịp thời, đúng cách. Nếu không, bạn rất có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong tại chỗ.

Khi bị rắn độc cắn, sơ cứu vết thường là vô cùng quan trọng nếu không được xử lý tốt sẽ nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân. Vì vậy mỗi người hãy tự trang bị cho mình những kỹ năng sơ cứu khi bị rắn cắn phòng khi cần thiết.

Phân biệt rắn độc và rắn không độc

Làm thế nào nạn nhân và người thân biết đó là rắn độc hay rắn không độc, bác sĩ Trần Văn Hoàng, phó giám đốc Trung tâm Nuôi trồng, nghiên cứu và chế biến dược liệu Quân khu 9 (còn gọi là Trại rắn Đồng Tâm), giải thích:

Trước hết xem xét triệu chứng tại chỗ như: dấu răng, phù nề, màu sắc vùng da bị cắn…

Nếu là rắn thường (rắn không độc) như: trăn, rắn nước, rắn ri cá, rắn ri voi, rắn bông súng, rắn lục cườm… thì không có tuyến nọc và không có răng độc mà chỉ có răng hàm, nên khi cắn để lại vết cắn hình vòng cung, dấu răng đều nhau hoặc để lại răng trên vết cắn.

Rắn độc: có răng độc (hay răng khóa). Rắn độc có hai tuyến nọc và hai răng độc, do đó khi cắn mổ từ trên xuống có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại hai dấu răng trên vết cắn.

Rắn độc cắn thường có hai dấu răng nhưng đôi khi cũng chỉ có một dấu răng hoặc ba, bốn dấu răng. Do đó nên khám xét kỹ, tránh bỏ sót.

Phía trên là vết cắn của rắn độc với hai dấu răng độc lớn, phía dưới là rắn lành với vết cắn hình vòng cung.

Thứ hai, dựa vào triệu chứng toàn thân. Rắn không độc cắn: phản ứng tại chỗ nhẹ, ít; phản ứng toàn thân không có. Rắn độc (rắn hổ, rắn lục): nạn nhân sẽ trào đờm, sụp mi, mờ mắt, miệng há không được, nuốt khó hoặc sưng nề, chảy máu tại chỗ, chảy máu toàn thân, nôn ra máu…

Hình ảnh người thật khi bị rắn độc cắn, máu rỉ ra từ hai chỗ bị răng độc găm vào rất rõ

Cách xử lý khi bị rắn cắn Nếu bị nhóm rắn hổ cắn

Bước 1: băng ép (garô): Phải nhanh chóng buộc garô (nơi nào có thể garô được) ở phía trên vết cắn 3-5cm. Garô bằng mọi thứ dây tự có tại chỗ như: dây thun, dây chuối, dây quai nón… Chú ý khi garô phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi garô.

Bước 2: tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím 1‰, cồn iốt 2%…

Bước 3: rạch rộng vết cắn hình chữ thập (+). Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt dây thần kinh, mạch máu và dây chằng.

Bước 4: hút máu tại chỗ rắn cắn.

Bước 5: dùng thuốc đơn giản rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế mà ở đó có điều kiện cấp cứu hồi sức.

Nếu bị nhóm rắn lục cắn

Việc cần làm là giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử. Do đó không cần garô, không rạch rộng, không hút máu. Lý do là garô sẽ làm bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, nếu nạn nhân bị nhóm rắn hổ cắn, thời gian bị cắn đến tử vong nhanh nhất khoảng 90 phút, còn các loài rắn khác chậm hơn. Do đó cần phải chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu hồi sức trước thời gian đó. Tránh đi loanh quanh ở những nơi không có điều kiện cấp cứu hồi sức và không có kháng huyết thanh đặc hiệu mà bỏ lỡ cơ hội cứu sống nạn nhân.

Video: Kỹ năng sơ cứu và xử lý khi bị rắn độc cắn:

Không áp dụng các biện pháp sau khi bị rắn cắn

Garô: Garô tức là làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch (mạch máu vận chuyển máu từ tim đi nuôi dưỡng các bộ phận của cơ thể), gây đau, rất nguy hiểm và không thể duy trì lâu (không quá 40 phút), chân tay rất dễ bị thiếu máu nguy hiểm. Nhiều trường hợp sau đó phải cắt cụt chân tay vì garô.

Trích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn với biện pháp này.Các nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy các biện pháp này không có lợi ích, rõ ràng gây hại thêm cho bệnh nhân như tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh,… nhiễm trùng nặng thêm.

Đây là hình ảnh sơ cứu của ép bất động. Biện pháp này không được dùng khi bị rắn lục cắn.

Hút nọc độc. Việc hút này không có hiệu quả và thậm chí còn làm vết thương nặng thêm.

Biện pháp chườm đá (chườm lạnh) đã được chứng minh rõ ràng có thể gây hại. Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo đều không có ích lợi, nếu đắp tại vết cắn dễ gây nhiễm trùng thêm, khi uống có thể gây hại cho nạn nhân.

Nhiều thuốc y học dân tộc dùng dạng uống đặc biệt dễ gây nguy hiểm thêm cho nạn nhân như gây co giật (vì có chứa mã tiền) mặc dù không chữa được liệt, gây đau bụng, nôn, ỉa chảy rất nặng sau đó là mất nước, mất muối, bị sốt hoặc tắc ruột vì táo bón,…

Sử dụng ” hòn đá chữa rắn cắn” cũng không có lợi ích gì. Ngoài ra, biện pháp gây điện giật cũng không nên làm cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có huyết thanh kháng nọc rắn để cấp cứu cho bệnh nhân.

Khi Bị Rết Cắn Bạn Cần Làm Gì? Cần Sơ Cứu Như Thế Nào Cho An Toàn?

Rết có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc, khi rết cắn chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân và gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thậm chí là hôn mê. Rết càng lớn thì lượng chất độc bơm vào cơ thể sau mỗi lần cắn càng nhiều và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Tùy trường hợp, có trường hợp chỉ gây dị ứng da sau đó hết liền, có trường hợp nạn nhân cảm thấy chóng mặt, ù tai, thậm chí là nôn mửa và co giật.

Triệu chứng tại chỗ: có 2 vết răng, từ nhẹ đến nặng như:

+ Đau dữ dội, sưng nóng đỏ, bọng nước, có thể gây hoại tử nông tại vết cắn kéo dài vài tuần. Gây yếu cơ tại chỗ

+ Ngứa, dị cảm, phù, nổi hạch và có thể gây chảy máu nhưng thoáng qua.

+ Sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân.

+ Thở nhanh, ho, đau họng

+ Viêm hệ bạch huyết, hạch to

+ Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy,

Ngay sau khi bị cắn sưng đau sau đó giảm dần nhưng sưng có thể kéo dài 1-2 ngày. Hầu hết các triệu chứng tại chỗ tự giảm dần trong vòng 1-2 ngày. Triệu chứng toàn thân nếu có kéo dài 4-5 giờ.

Sơ cứu như thế nào?

Đối với trường hợp 1: Rết cắn chỉ gây ra vết thương nhỏ, không có chất độc bơm vào cơ thể. Chúng ta có thể dung một ít dầu gió bôi vào vết thương là được.

Đối với trường hợp 2: Nạn nhân đã bị nhiễm độc của rết và các chất độc trong cơ thể gây ra hiện tượng ngộ độc.

Cách điều trị bằng nước dãi gà: Khi bị rết cắn, trước hết phải lấy vải, dây hay kiếm cái gì có thể buộc được để buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga-rô) để hạn chế nọc rết truyền về tim. Sau đó tìm bắt ngay một con gà, dùng ngón tay móc họng gà lấy nước dãi rồi bôi vào vết rết cắn. Làm như thế hai hay ba lần thì cơn đau sẽ dịu bớt. Lý do: gà vốn là tử thần của rết. Con gà có nhiều bí ẩn trong mối quan hệ với loài rết nói riêng, với vũ trụ và con người nói chung. Vai trò “sát thủ” quan trọng nhất của gà đối với con rết là nước dãi của nó. Nước dãi gà có thể vô hiệu hoá nọc độc của rết và tiêu hoá con rết thành thức ăn ngon cho gà. Vì vậy nước dãi của gà đã trở thành bài thuốc chữa rết cắn rất hiệu nghiệm.

Cách điều trị bằng nước dãi ốc: Cũng giống như gà, ốc có quan hệ với rết, và quan trọng nhất là phần nhớt của ốc cũng có khả năng vô hiệu hóa độc của rết.

Trong dân gian vẫn còn nhiều mẹo trị rết cắn rất hay, quý khách tìm thông tin tại các trang chuyên về các bài thuốc đông y.

Một số mẹo hay khi bị rết cắn

Tỏi giã nát để đắp, rất nhanh hết đau nhức;

Hạt cây hoa mào gà nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn, uống nước cốt còn bã đắp vào nơi rết cắn;

Rau sam một nắm rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ rết cắn;

Củ gấu rửa sạch, giã nát để đắp;

Vừng hạt một nhúm nhỏ, nghiền nát, đắp vào vết thương;

Lá bạc hà một nắm rửa sạch, giã nát để đắp;

Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn để đắp; hoặc thêm ít dấm rồi cho vào miệng ngậm, nuốt nước từ từ, bã đắp vào chỗ đau;

Cọng khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết cắn, rất mau khỏi;

Dùng rau húng chanh hay tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu đắp vào vết cắn;

Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức, ngày đắp 1-2 lần cho đến khi khỏi.

Phòng tránh việc rết cắn bạn cần làm gì?

Để phòng tránh bị rết cắn, trong nhà nên dọn hết các vật dụng như chổi, đồ gỗ cũ, thảm, vải ướt ra ngoài hoặc kê lên cao… để tránh rết làm tổ. Không để trẻ em chơi nơi ẩm thấp có nhiều đồ đạc, gạch ngói mục cũ mà dễ bị rết cắn. Và đặc biệt, cần thực hiện tổng vệ sinh quanh nhà, lấp kín cống rãnh để diệt rết.

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh, lần đầu tiên thời gian sản xuất Vắc xin Covid-19 chỉ trong 1 năm nên cần phải theo dõi sát sau tiêm.

Sáng 8/3, Việt Nam bắt đầu triển khai tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca tại 4 cơ sở y tế bao gồm: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM, TTYT huyện Kim Thành và TTYT TP. Hải Dương.

Lần đầu tiên thời gian sản xuất Vắc xin Covid-19 trong 1 năm

Vắc xin này đã trải qua quá trình nghiên cứu và thử nghiệm rất khắt khe, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt, được WHO phê duyệt để sử dụng trong tình huống dịch bệnh khẩn cấp trên toàn thế giới.

Hiện nhiều nước cũng đang triển khai tiêm vắc xin Covid-19. Đây là chiến dịch tiêm vắc xin lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Theo TS Park, trên toàn thế giới, vắc xin ngừa Covid-19 đang không đủ cung ứng, dù tất cả các quốc gia đều muốn mọi người dân được tiêm nhưng số lượng vắc xin vẫn còn rất hạn chế.

“Trong bối cảnh vắc xin còn hạn chế, WHO rất hoan nghênh định hướng của Chính phủ Việt Nam khi tiêm ưu tiên tiêm cho những nhóm ưu tiên dựa trên đánh giá nguy cơ”, ông Park nói.

Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cũng nhấn mạnh, dù vắc xin đã được thử nghiệm, đáp ứng tiêm chủng an toàn nhưng đây là lần đầu tiên thế giới sản xuất một loại vắc xin trong thời gian chỉ 1 năm.

“Vì vậy chúng tôi nhấn mạnh cần phải có sự theo dõi sát, kiểm tra sau khi tiêm vắc xin 48 giờ cũng như tiếp tục theo dõi sau tiêm tại nhà để quá trình tiêm vắc xin đảm bảo an toàn”, TS Park lưu ý.

Ông Park đánh giá cao trong buổi tiêm đầu tiên, Việt Nam đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng, người tiêm được cung cấp thông tin đầy đủ và quy trình tiêm an toàn. Đây là tín hiệu tốt để Việt Nam tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm chủng an toàn trong thời gian tới.

WHO mong muốn đồng hành cùng Chính phủ, Bộ Y tế trong quá trình tiêm vắc xin để rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó đưa ra khuyến nghị cho người dân.

Việt Nam có thêm 4 triệu liều vắc xin trong 2 tháng tới

Bà Rana Flowers, Trưởng đại diện Unicef tại Việt Nam cho biết, cơ quan này đã liên hệ 10 hãng hàng không quốc tế để có thể vận chuyển miễn phí vắc xin đến 92 quốc gia nghèo và thu nhập thấp tham gia cơ chế vắc xin COVAX. Việt Nam là một trong những quốc gia thành viên của COVAX.

Khi Việt Nam đáp ứng đủ các quy định, COVAX sẽ chuyển 1,2 triệu liều AstraZeneca trong tháng 3 và 2,8 triệu liều trong tháng 4. Theo kế hoạch, trong năm 2023, COVAX sẽ chuyển cho Việt Nam 30 triệu liều vắc xin.

“Mục tiêu làm sao đưa vắc xin một cách nhanh chóng, an toàn về mặt y tế sức khoẻ để Việt Nam có thể khôi phục và phát triển kinh tế”, bà Rana Flowers nhấn mạnh.

Bà chia sẻ thêm, bản thân rất tự hào khi chứng kiến những mũi tiêm ngừa Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam.

Tại họp báo, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, đợt tiêm vắc xin phòng Covid-19 lần này là khởi đầu cho chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với hơn 100 triệu mũi tiêm được thực hiện trên toàn quốc.

Đây là sự đầu tư rất lớn của Chính phủ để phòng, chống dịch hiệu quả, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân trên cả nước.

“Bộ Y tế kêu gọi người dân trên cả nước đến lượt mình hãy đi tiêm phòng Covid-19 để bảo vệ cho cá nhân, người thân, vì một cộng đồng khỏe mạnh, để đất nước sớm quay trở lại với cuộc sống bình thường”, Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.

Thứ trưởng đề nghị Chương trình Tiêm chủng mở rộng và các đơn vị thực hiện tiêm chủng nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về sử dụng vắc xin phòng Covid-19, giám sát chặt chẽ việc bảo quản và vận chuyển vắc xin để đảm bảo chất lượng tốt nhất từ khâu tiếp nhận, vận chuyển cho đến tận bàn tiêm; đảm bảo tiêm chủng an toàn, đúng đối tượng; xử lý nhanh chóng và hiệu quả các trường hợp phản ứng sau tiêm (nếu có).

Bên cạnh đó cần đẩy mạnh giám sát để phát hiện những bất cập trong quá trình triển khai tiêm chủng, kịp thời rút kinh nghiệm để hoàn thiện quy trình chuẩn tiêm chủng.

Theo Thứ trưởng Thuấn, Bộ Y tế đã phân bổ vắc xin cụ thể đến 13 tỉnh và 21 bệnh viện có điều trị bệnh nhân Covid-19. Vì vậy, kế hoạch tiêm những ngày tiếp theo sẽ do từng tỉnh phê duyệt, sắp xếp các đối tượng ưu tiên theo đúng Nghị quyết 21 của Chính phủ. Bộ Y tế chịu trách nhiệm theo dõi trong và sau tiêm chủng, sau đó sẽ tổng kết, đánh giá.

Ông Thuấn cho biết, trong năm nay Việt Nam sẽ có chắc chắn 60 triệu liều vắc xin AstraZeneca. Hiện Bộ Y tế đang đàm phán thêm với hãng dược Pfizer, Moderna, Sputnik V để có thêm vắc xin.

“Nguyên tắc là đàm phán hết sức khéo léo, đảm bảo chặt chẽ để có được vắc xin chất lượng, an toàn, hiệu quả với giá cả hợp lý nhất”, Thứ trưởng nói rõ.

Song song, Bộ Y tế cũng chỉ đạo quyết liệt các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vắc xin của Việt Nam tích cực nghiên cứu, thử nghiệm để sớm có vắc xin sản xuất trong nước nhằm chủ động nguồn vắc xin phục vụ tiêm chủng.

Hiện tại, vắc xin Nanocovax của Nanogen đã bước sang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, vắc xin Covivac của IVAC chuẩn bị thử nghiệm giai đoạn 1. Nếu thử nghiệm diễn ra suôn sẻ, dự kiến cuối năm 2023, đầu năm 2023, Việt Nam sẽ có vắc xin Covid-19 trong nước sản xuất.

Sẽ có khung tiêu chí để các đơn vị chủ động mua vắc xin

Trước câu hỏi của báo chí quốc tế về việc người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam khi nào được tiêm vắc xin, Thứ trưởng Thuấn cho biết, trong đợt đầu, lượng vắc xin không có nhiều nên Việt Nam ưu tiên các tỉnh có dịch trước.

Sau đó tùy theo lượng cung ứng sẽ triển khai tiêm mở rộng cho các đối tượng khác theo từng bước, theo đúng tinh thần Nghị quyết 21, cố gắng làm sao bao phủ vắc xin cho toàn bộ người dân có chỉ định trong năm 2023-2023.

“Đối với người nước ngoài tại Việt Nam, Chính phủ sẽ cùng bàn bạc với đại sứ các nước. Nhóm cán bộ ngoại giao, cán bộ tiếp xúc với nhiều người cũng nằm trong nhóm đối tượng ưu tiên trong Nghị quyết 21”, Thứ trưởng Thuấn thông tin.

Bên lề họp báo, Thứ trưởng Thuấn cho biết thêm, hiện nhiều đơn vị, cá nhân muốn mua vắc xin cho người lao động, Bộ Y tế và Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 rất hoanh nghênh sự tham hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân muốn mua vắc xin tiêm cho cán bộ nhân viên.

“Tuy nhiên việc nhập vắc xin nào, tiêm như thế nào nhất thiết phải có sự đồng thuận, đồng ý của Bộ Y tế để xem xét những loại vắc xin nào đủ tiêu chuẩn, an toàn cho người tiêm, đặc biệt giá cả cũng phải hợp lý theo đúng quy trình, quy phạm. Bộ có thể sẽ đưa ra khung tiêu chí, tiêu chuẩn sau đó giao cho các đơn vị chuyên môn để cùng xem xét, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức nếu có nhu cầu”, Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.

Đối với các đơn vị đủ điều kiện tiêm, Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố sẽ hướng dẫn các đơn vị tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng theo quy định. Đối với các cơ sở y tế chưa công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng, Sở Y tế chỉ đạo việc triển khai các cơ sở tiêm chủng lưu động bảo đảm đủ điều kiện tiêm chủng để triển khai kế hoạch của địa phương.

Bệnh viện trung ương, tỉnh/thành phố, bệnh viện và Trung tâm Y tế cấp huyện sẽ tiêm cho các đối tượng là các cán bộ y tế, nhân viên tham gia phòng chống dịch tại cơ sở, các đối tượng đang điều trị tại bệnh viện và các đối tượng khác theo kế hoạch của địa phương nhưng phải đảm bảo đúng đối tượng theo quy định.

Các bệnh viện phải tổ chức đội cấp cứu tại đơn vị mình và hỗ trợ cho các điểm tiêm chủng, đặc biệt là các xã ở các vùng đi lại khó khăn, huy động ít nhất 1 đội cấp cứu lưu động tại mỗi cụm 3-4 xã theo sự phân công của địa phương.

Trong thời gian triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, thành phố phải dự phòng cơ số giường bệnh hồi sức tích cực nhất định (để trống tối thiểu 5 giường bệnh viện) để sẵn sàng xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Trạm Y tế cấp xã sẽ tổ chức chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 tại trạm và điểm tiêm lưu động. Tiêm vaccine cho nhân viên y tế, nhân viên tham gia công tác phòng chống dịch, lực lượng quốc phòng, công an, giáo viên trên địa bàn, những người cung cấp các dịch vụ thiết yếu, những người già trên 65 tuổi đang sinh sống trên địa bàn và các trường hợp mắc bệnh mãn tính không điều trị nội trú theo kế hoạch của địa phương, sau khi kết thúc chiến dịch phải tiến hành tiêm vét cho các đối tượng chưa được tiêm (các đối tượng tiêm phải đúng quy định); bố trí trang thiết bị, phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ và phương án cụ thể để hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần thiết.

Về phía bệnh viện, bệnh xá, cơ sở y tế thuộc các Bộ, ngành cần xây dựng kế hoạch, thực hiện tiêm cho các đối tượng thuộc ngành mình quy định và hỗ trợ cho ngành y tế để triển khai cho các đối tượng khác (trong trường hợp cần thiết); bố trí trang thiết bị, phương tiện xử trí cấp cứu tại chỗ và phương án cụ thể để hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần thiết. Còn cơ sở tiêm chủng dịch vụ sẽ tiêm cho các đối tượng theo chỉ đạo của Sở Y tế.

Nhằm giám sát, xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng, Cục Y tế dự phòng sẽ chủ trì, phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố xây dựng hướng dẫn.

Trước khi có hướng dẫn, các cơ sở tiêm chủng, Cục Y tế dự phòng, Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur, Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố, trung tâm y tế cấp huyện thực hiện giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo Hướng dẫn của Bộ Y tế. Hệ thống giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng bao gồm các đơn vị thực hiện và các đơn vị phối hợp từ trung ương đến địa phương.

Khi xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, quy trình điều tra, báo cáo và thông báo kết quả điều tra, xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ.

Nếu có trường hợp gặp tai biến nặng sau tiêm chủng, Hội đồng tư vấn chuyên môn sẽ đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vaccine; các hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng khi sử dụng vaccine từ cấp trung ương đến cấp tỉnh thành phố được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Thông tư của Bộ Y tế.

Về vấn đề xử trí phản vệ trong quá trình sử dụng vaccine, quy trình chẩn đoán và xử trí phản vệ sẽ được các bệnh viện thực hiện đúng theo hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ của Bộ Y tế. Quy trình xử trí này được đào tạo định kì cho các cán bộ tham gia vào quá trình tiêm tại các tuyến, các cơ sở khám chữa bệnh.

Trước đó, trưa 24/2, chuyến bay chở 117.600 liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca về đến sân bay Tân Sơn Nhất, chúng tôi phục vụ nhu cầu phòng chống dịch cấp bách hiện nay. Lô vaccine này được vận chuyển từ Hàn Quốc về Việt Nam, dự kiến sẽ ưu tiên tiêm cho hơn 50.000 người, mỗi người tiêm 2 mũi.

Nguồn kenh14

Các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh) đang nghiên cứu đưa vắc xin Covid-19 vào cơ thể người theo những cách khác, không cần tiêm nhưng lại có thể tạo ra phản ứng miễn dịch tốt hơn, theo Daily Mail.

Người dẫn đầu nghiên cứu này là giáo sư Sarah Gilbert. Nhóm của bà đang nghiên cứu theo 2 hướng. Đó là dùng vắc xin dưới dạng xịt mũi, giống với vắc xin cúm cho trẻ em, hoặc tạo ra viên nén, giống với vắc xin bại liệt.

Tiêm vắc xin không phải là cách tốt duy nhất để chống lại virus đường hô hấp. Với vắc xin trị dạng bệnh này, mục tiêu của thuốc là kích thích hệ miễn dịch hoạt động mạnh ở đường hô hấp trên, sau đó là đường hô hấp dưới. Đây vốn là những nơi virus gây viêm nhiễm cho cơ thể, giáo sư Gilbert giải thích.

Tạo ra được vắc xin Covid-19 ở dạng xịt hoặc dạng viên mang lại rất nhiều lợi ích. Lợi ích thấy rõ nhất có lẽ là với những người sợ kim tiêm. Vắc xin dạng xịt hay dạng viên cũng giúp quá trình bảo quản, vận chuyển dễ dàng hơn, đặc biệt là vận chuyện quãng đường xa đến nước khác.

Thuốc dạng viên hay dạng xịt mũi có thể nhắm tốt hơn đến các tế bào miễn dịch trong phổi, cổ họng và mũi. Thậm chí, cách này có thể khiến vắc xin trở nên hiệu quả hơn.

Vắc xin dưới dạng xịt hay dạng viên đều sẽ được các nhà khoa học nghiên cứu, đánh giá và có thể phải mất thời gian để phát triển. Sau khi bào chế thành công, vắc xin dạng xịt hay dạng viên sẽ thử nghiệm để kiểm tra về độ an toàn và hiệu quả.

Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên phát triển vắc xin Covid-19 dưới dạng xịt. Hiện tại, công ty dược Codagenix có trụ sở ở Mỹ đang tiến hành thử nghiệm một loại vắc xin Covid-19 dạng xịt mũi. Nghiên cứu thực hiện lâm sàng trên hàng chục người, đã bắt đầu từ tháng 1.2023 ở thành phố London (Anh), theo Daily Mail.

Sơ Cứu Thế Nào Khi Chó Bị Chấn Thương

Mỗi loại chấn thương có mức độ nghiêm trọng, đặc điểm khác nhau. Vì vậy, nhất thiết phải có phương pháp sơ cứu riêng cho những loại chấn thương ấy. 

Chó không biết nói nên các bạn cần trang bị cho bản thân vốn kiến thức cơ bản về cấp cứu chấn thương.

Bước 1: Giữ ổn định cho chó cưng. Những lúc chó cưng bị thương là thừi điểm chúng dễ mất bình tĩnh có khả năng gây tổn thương cho những đối tượng khác (vật nuôi trong nhà, hàng xóm, thậm chí là chủ nhân). Bạn cần tạo cho em ấy cảm giác an toàn cho đến khi bác sĩ thú y tới.

Bước 2: Liên hệ với bệnh viện thú y hoặc phòng khám thú y để được các bác sĩ thú y hướng dẫn phương pháp sơ cứu phù hợp với tình trạng của thú cưng. 

Lưu ý: Hãy chọn bệnh viện thú y hoặc phòng khám thú y có xe chuyên dụng. Bởi khâu di chuyển tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Di chuyển không đúng cách sẽ làm vết thương chảy máu nhiều hơn hoặc phần xương gãy chọc vào nội tạng. 

Những trường hợp chấn thương và phương pháp sơ cứu trước khi đưa tới bệnh viện thú y:

1. Chó bị tai nạn giao thông

Bạn di chuyển nhẹ nhàng để tiếp cận thú cưng, tránh làm chúng sợ hãi. Dù cún yêu của bạn có thể tự di chuyển hay không thì bạn cũng nên cố định và ôm em ấy suốt quãng đường đến bệnh viện thú y. Những chấn thương ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể thì có kiểu bế riêng.

Ví dụ: Chó bị gãy xương sống, hãy đặt em ấy lên một mặt phẳng cứng (tấm gỗ, miếng xốp,…) rồi đắt chăn hoặc áo chó chó để tránh thoát nhiệt.

2. Chó bị chảy máu, xuất huyết

Khi bị xuất huyết, di chuyển,vận động càng nhiều thì tình trạng càng nghiêm trọng. Do đó, bạn phải giữ thú cưng nằm im và băng bó phần bị chảy máu. Sau đó, bọc bên ngoài bằng một lớp chăn hoặc áo. Đối với những vị trí bạn không thể đặt băng, gạc, hãy dùng tay bjt miệng vết thương để chặn các tia máu.

3. Chó bị gãy xương

4. Chó bị bỏng

Ngâm phần bị bỏng trong nước lạnh khoảng 5 phút. Không tùy tiện bôi các loại thuốc mỡ hoặc kem lên miệng vết thương. Bởi vết thương có thể bị nhiễm trùng, hoại tử. Bạn nên đưa thú cưng đến bệnh viện thú y. Tại đó, chó sẽ được kiểm tra mức độ phỏng và điều trị theo phác đồ riêng.

5. Chó vừa trải qua một cuộc chiến

BỆNH VIỆN THÚ Y DREAM PET

Thông tin liên hệ

 Địa chỉ: Số 4, lô B1, Nguyễn Cảnh Dị, KĐT Đại Kim, quận Hoàng Mai, tp.Hà Nội

Cách Sơ Cứu Khi Bị Chó Cắn

Cách xử lý đúng khi bị chó cắn

Nếu con bạn bị chó cắn, việc đầu tiên bạn cần làm trước khi hoảng sợ là đưa ngay bé tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất. Vết chó cắn cực kỳ nguy hiểm, nhất là chó đi lạc. Cũng không được xem thường nếu con chó đó là vật nuôi trong nhà vì chúng vẫn mang một lượng bệnh và mầm bệnh trong miệng.

Ảnh: chúng tôi

Sơ cứu tại chỗ khi bị chó cắn

Làm sạch: điều quan trọng trước tiên là làm sạch vết thương do chó cắn. Bạn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông và nước để rửa vết thương. Rửa nhẹ nhàng chứ đừng chà xát mạnh.

Thuốc sát trùng: Để làm sạch vết chó cắn, bạn có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn hoặc nước ô xi già. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ đổ một lượng nhỏ lên vết cắn. Hãy thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì nó sẽ rất xót.

Nâng cao vùng bị thương: Nếu bị chó cắn vào chân hay cánh tay, bạn cần giơ cao vùng bị thương lên. Việc này rất quan trọng vì khi bị chó cắn bạn có thể bị chảy máu nhiều và cách làm này sẽ giúp cầm máu.

Cầm máu: Nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 -15 phút sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu, chỉ cầm sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này bạn nên đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong vòng 7 phút nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều đặt thêm vài miếng gạc lên nữa lên trên. Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ cho đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương.

Trong trường hợp nếu vết thương sâu và trẻ bị ra nhiều máu, máu phun thành tia bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.

Kiểm tra vết cắn: Sau khi vệ sinh sạch sẽ vết cắn xong thì lúc này bạn cần kiểm tra lại xem tình trạng vết cắn nặng nhẹ thế nào. Trường hợp đó là vết thương nhỏ hay vết xước ngoài da thì bạn có thể tự băng bó tại nhà. Tuy nhiên, bạn phải đến bệnh viện để điều trị nếu trơi vào các trường hợp sau:

Vết cắn sâu trên 2cm.

Vết cắn gần vùng đầu, cổ hoặc bộ phận sinh dục.

Sau 15 phút mà vết cắn chảy máu không ngừng.

Có quá nhiều vết cắn.

Theo dõi con chó: Việc theo dõi con chó sau khi bị nó cắn là vô cùng quan trọng. Hãy theo dõi ít nhất là 10 ngày, nếu thấy con chó phát bệnh thì bạn cần tới gặp bác sĩ ngay để có hướng xử lý kịp thời. Còn nếu con chó đó là chó lạ hoặc chó hoang và không thể theo dõi thì tốt nhất chúng ta hãy báo ngay với bác sĩ để có các biện pháp phòng tránh hậu quả.

Tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại

Cần tiêm ngay vacxin phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:

Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục… nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại kịp thời.

Khi trẻ bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo… cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.

Nếu bị chó dại cắn nên đi tiêm phòng ngay

Không tiêm ngay mà cần theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:

Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.

Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo.

Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại nữa.

Nếu đưa nạn nhân đi tiêm muộn sau khi bị chó dại cắn thì huyết thanh sẽ không còn có tác dụng chỉ có thể tiêm vacxin phòng bệnh dại. Vì thế các nạn nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm được bác sĩ chỉ định.

Người bệnh có thể đến viện Pasteur, bệnh viện Nhiệt đới, bệnh viện Nhi đồng, trung tâm y tế dự phòng, đội vệ sinh phòng dịch các quận huyện để tiêm phòng dại. Tuy nhiên, riêng huyết thanh kháng dại chỉ viện Pasteur và bệnh viện Nhiệt đới mới có.

Cách xử lý sai khi bị chó cắn Không tiêm phòng

Tiêm phòng là cách tốt nhất để đối phó với bệnh dại, tuy nhiên, nhiều người chủ quan không tiêm, dẫn đến những hậu quả xấu. Nguyên nhân tử vong do bệnh dại được thống kê là hầu hết các nạn nhân đều chủ quan bỏ qua việc phòng bệnh.

Việt Nam đã có vắc xin phòng bệnh dại khi bị chó mèo dại cắn, nhưng vẫn còn nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc do thiếu hiểu biết trong phòng ngừa, không xử lý và điều trị kịp thời, đúng cách sau khi bị chó dại cắn.

Tiêm phòng là cách tốt nhất để đối phó với bệnh dại.

Nhờ thầy lang kiểm tra virus dại

Hiện nay, do thiếu hiểu biết nên một số người tin có suy nghĩ lệch lạc là bị chó dại cắn mà đi tiêm phòng thì dễ bị si ngốc. Vì thế, họ đã tìm đến thầy lang để lấy thuốc nam về uống. Và đã có nhiều gia đình phải đau đớn bất lực trước cơn phát dại của người thân sau một thời gian “chạy theo” thầy lang để chữa trị.

Vết thương vốn dĩ không thể nói lên được con chó có mang bệnh hay không. Việc nhờ thầy lang kiểm tra là vô cùng sai lầm. Do đó, an toàn nhất là đến kiểm tra tiêm phòng ở Trung tâm Y tế dự phòng hoặc trạm y tế địa phương.

Chủ quan vì chó nhà

Bệnh dại không chừa bất kì con chó nào, dù đó là chó nhà nuôi. Khi chúng đã mang virus dại, vết cắn sẽ truyền bệnh và khiến người bị cắn tử vong nếu không được tiêm phòng kịp thời.

Triệu chứng bệnh dại khi bị chó cắn

Trước khi phát bệnh 2-4 ngày: Trước khi phát bệnh khoảng 2-4 ngàynạn nhân thường có biểu hiện như: đau đầu, bồn chồn, khó chịu, chán nản, sợ sệt vô cớ. Một số khác bị sốt, cảm, sưng đau tại vị trí bị cắn và lan dọc theo dây thần kịch của hệ bạch huyết.

Khi phát bệnh dại: Nạn nhân bị sốt cao lên đến 40,6 độ C, cơ thể mệt mỏi, khản tiếng, ho với ba mức độ nặng nhẹ khác như sau:

Khi phát bệnh trẻ thường sốt cao trên 40,6 độ C​

Thể co thắt: Thể này chiếm phần đa, nạn nhân sẽ có biểu hiện sợ nước, sợ ánh sáng và gió. Vì đây là những tác nhân chính gây ra cơn dại ( co cứng, co thắt, co giật và run) và khiến các cơn co giật ngày càng nặng hơn. Bên cạnh đó, các cơn co thắt hô hấp và co thắt thanh quản khiến bệnh nhân khó thở, dễ bị ngạt. Nạn nhân sẽ bị tăng kích thích thần kinh, dẫn bị mất ý thức, ngất xỉu và hôn mê có thể tử vong trong vòng từ 2-6 ngày.

Thể liệt: Ở dạng này người bệnh không bị kích thích quá độ thường chỉ bị co thắt và liệt.

Thể cuồng: Ở thể này nạn nhân bị tăng kích thích thần kinh dẫn đến thái độ hung dữ, thời gian phát bệnh dại và tử vong nhanh.

Cách phòng chống chó cắn và bệnh dại

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó mèo, nhất là vào mùa nắng nóng​

Tuân thủ lịch tiêm phòng dại cho chó mèo đầy đủ.

Khi nuôi chó cần dùng xích hoặc chuồng để nhốt lại, hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với chó mèo nhất là vào mùa nắng nóng.

Chó đi dạo hoặc ra đường cần đeo rọ mõm.

Không dùng thuốc nam để điều trị khi bị chó cắn.

Cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ khi bị chó dại cắn.

Khi bé bị chó cắn, phải xử lý như theo các bước ở trên, tuyệt đối không vì tức giận quá mà đánh chết chó.

Vì sao người bị chó dại cắn cứ đến đám ma là phát dại?

Sơ Cứu Khi Bị Chó Cắn

Khi bị chó cắn bạn cần làm gì để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết thương hay nhiễm virus dại. Thời gian gần đây đã xảy ra nhiều trường hợp trẻ bị chó nuôi trong nhà cắn gây vết thương nặng vùng đầu mặt cổ, nhiều trường hợp rất nghiêm trọng. Nguyên nhân là do trẻ nhỏ thích chơi đùa với chó nhưng chưa ý thức được sự nguy hiểm và chưa đủ sức để tự bảo vệ khi bị chó tấn công. Do đó mọi người chú ý phòng ngừa và học cách sơ cứu tai nạn này.

Sơ cứu khi bị chó cắn

– Khi gặp trường hợp trẻ bị chó cắn, ngay lập tức người lớn cần trấn an, an ủi trẻ, nhằm tránh cho trẻ bị hoảng loạn. Sau đó xem xét vết thương rồi tiến hành rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, kể cả vết thương chỉ trầy xước da. Lưu ý: cần phải rửa tay thật sạch trước và sau khi sơ cứu.

Rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, điều quan trọng trước tiên là làm sạch vết thương do chó cắn. Bạn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông và nước để rửa vết thương. Rửa nhẹ nhàng chứ đừng chà xát mạnh.

– Dùng dung dịch sát khuẩn (có thể là cồn 70 độ hoặc dung dịch iod) để sát trùng vết thương. Dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương. Sau khi đã thực hiện các bước trên cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ xem xét và có chỉ định thích hợp. Nếu vết thương chảy máu quá nhiều cần phải đến bệnh viện cấp cứu ngay.

– Cần tiêm phòng dại càng sớm càng tốt. Tùy theo tình trạng vết thương cùng với tiền sử tiêm phòng uốn ván trước đây mà bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng uốn ván và có thể tiêm huyết thanh kháng dại nếu vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ, vết thương ở các vị trí có nhiều dây thần kinh như đầu ngón tay, đầu ngón chân, bộ phận sinh dục, vết thương sâu và nhiều.

Tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại Cần tiêm ngay vacxin phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:

Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục… nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại kịp thời.

Khi trẻ bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo… cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.

Không tiêm ngay mà cần theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:

Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.

Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo.

Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại nữa.

Nếu đưa nạn nhân đi tiêm muộn sau khi bị chó dại cắn thì huyết thanh sẽ không còn có tác dụng chỉ có thể tiêm vacxin phòng bệnh dại. Vì thế các nạn nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm được bác sĩ chỉ định.

Phòng ngừa chó cắn

Chó là một vật nuôi gần gũi trong mỗi gia đình, do đó trẻ có nhiều cơ hội để tiếp xúc, đùa giỡn với chúng, vì vậy nguy cơ trẻ bị chó cắn hoàn toàn có thể xảy ra. Để đề phòng trường hợp bị chó cắn, cha mẹ cần để mắt trông chừng trẻ, nhất là những bé ở độ tuổi chập chững biết đi. Đối với trẻ lớn, nên giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân, không đến gần súc vật lạ, không chọc phá súc vật nhất là khi chúng đang ăn hoặc đang ngủ vì chó tuy là động vật rất gần gũi với con người nhưng bản năng hoang dã có thể khiến chúng có những phản ứng rất quyết liệt khi đùa giỡn thái quá. Cha mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ biết cách tự bảo vệ vùng đầu mặt của mình khi chẳng may bị chó tấn công bằng động tác như sau: cuộn tròn người lại, hai tay ôm chặt lấy đầu và mặt.

Mọi vấn đề về sức khỏe, vui lòng gọi đến tổng đài 19006237 để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

Ngoài ra, cũng cần tiêm phòng bệnh dại cho những vật nuôi thường tiếp xúc với trẻ như chó, mèo. Cách tốt nhất để tránh tai nạn do chó cắn nếu gia đình có trẻ nhỏ là không nên nuôi chó.