Hầu hết vết cắn của côn trùng đều ngứa và đau. Đôi khi trẻ nhỏ còn bị côn trùng cắn nổi mủ. Vết cắn lâu khỏi và để lại sẹo xấu xí trên da. Các mẹ nên làm gì khi trẻ bị côn trùng cắn mưng mủ ?
1. Dấu hiệu bị côn trùng cắn mưng mủ
Thông thường, các vết côn trùng cắn, đốt sẽ gây đau và ngứa cho trẻ trong 1-2 ngày. Tuy nhiên, nếu vết thương bị nhiễm trùng do trẻ bị dị ứng với nọc độc, nước bọt của côn trùng hoặc do vết thương bị trầy xước sẽ có dấu hiệu mưng mủ.
Dấu hiệu vết côn trùng cắn mưng mủ như sau:
Xung quanh miệng vết thương khoảng 2 – 3mm xuất hiện vùng da bị đỏ và có xu hướng ngày càng lan rộng.
Cảm giác đau nhức, châm chích không có dấu hiệu thuyên giảm sau ngày thứ 2 bị đốt.
Xuất hiện các vệt đỏ như mạch máu xung quanh vết cắn. Đó là do vết nhiễm trùng làm sưng hạch bạch huyết nhẹ.
Vị trí trung tâm vết cắn có bọng mủ màu vàng nhạt hoặc trắng ngà nhô lên khỏi da từ 1- 3mm.
Trẻ em bị côn trùng cắn mưng mủ thì thường hay quấy khóc và có thể bị sốt cao.
2. Bị côn trùng cắn mưng mủ có nguy hiểm không?
Côn trùng cắn thường gây ra đau và sưng trong một vài ngày. Những trường hợp bị côn trùng cắn nổi mủ khá nguy hiểm nếu bị nặng. Những nguy cơ mà trẻ có thể gặp phải là xuất hiện phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Các triệu chứng chính là khó thở và khó nuốt có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Trẻ bị côn trùng cắn nổi mủ không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng như:
Viêm loét:
Là một bệnh nhiễm trùng tại chỗ.
Da xuất hiện vết loét, vảy mềm và mủ.
Nguyên nhân: Do trẻ gãi da nhiều gây trầy xước và làm lan rộng vùng bị mưng mủ.
Viêm bạch huyết:
Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây lan lên các hạch bạch huyết.
Nó làm xuất hiện một đường màu đỏ dọc cánh tay hoặc chân.
Viêm bạch huyết nghiêm trọng hơn vì nhiễm trùng có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết.
3. Cách điều trị khi côn trùng cắn mưng mủ
3.1. Loại bỏ côn trùng ra khỏi vết thương
Khi bị côn trùng cắn, đốt, cần phải loại bỏ côn trùng ra khỏi vết thương hoặc lấy đi vòi, túi nọc của nó. Tùy từng loại côn trùng cụ thể mà có cách xử lý khác nhau như:
Sau khi loại bỏ côn trùng ra khỏi da của trẻ. Các mẹ hãy xử lý vết thương bằng những thao tác sau đây:
Rửa sạch, lau sạch vùng da bị côn trùng cắn cho trẻ bằng thuốc sát trùng hoặc dung dịch nước muối hay dùng xà phòng và nước ấm. Lưu ý các mẹ nên thực hiện rửa sạch vết thương cho trẻ càng sớm càng tốt.
Rửa sạch và tỉ mỉ để lấy sạch hết các bụi bẩn trên da.
Lau khô khu vực đã rửa. Có thể sử dụng kem bôi chống sưng và giảm ngứa cho trẻ như Kem EmBé.
3.3. Không nên tự ý điều trị, nên đi khám bác sĩ
Khi bị vết cắn côn trùng mưng mủ, mẹ nên đưa trẻ tới khám bác sĩ để được chăm sóc và có cách xử lý phù hợp. Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu và làn da nhạy cảm. Nếu mẹ không biết cách xử lý vết thương, sử dụng những sản phẩm sát trùng không phù hợp thì có thể gây tổn thương diện rộng.
Đặc biệt, nếu trẻ bị côn trùng cắn mưng mủ kèm các dấu hiệu như sốt cao, nôn mửa, co giật thì đó là các dấu hiệu cho thấy trẻ bị nhiễm trùng nặng. Vì thế, mẹ không nên tự ý điều trị cho trẻ tại nhà mà nên đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Trẻ bị côn trùng cắn mưng mủ có thể nguy hiểm nếu như không được xử lý vết thương đúng cách và điều trị kịp thời. Do đó, tốt nhất là mẹ nên đưa trẻ khi khám bác sĩ khi thấy vết côn trùng cắn trên da của bé.