Bị Chó Cắn Đi Qua Đám Ma Có Chết Không / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Vì Sao Người Bị Chó Dại Cắn Không Nên Đi Đám Ma?

Việc người bệnh dại có nên hay không nên đi đám ma luôn là điều băn khoăn, lo lắng của nhiều người. Và theo lý giải từ bác sĩ Duy Anh, bệnh viện E (Hà Nội) cho biết: “Chó dù là một trong những loại động vật thông minh và rất gần gũi với con người, nhưng cũng tiềm ẩn mầm mống căn bệnh dại nguy hiểm”.

Trước nay vẫn có ý kiến y học, cũng chưa có bất cứ tài liệu nào đề cập đến việc người bệnh sẽ phát dại khi đi đến các đám ma, tuy nhiên theo quan niệm dân gian, người bị chó dại cắn sẽ phát cơn dại là có. Nhất là khi nghe tiếng kèn trống nhạc hiếu, vì bình thường người bị bệnh dại đã rất sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn.

Và theo bác sĩ ở bệnh viện Y học cổ truyền Trường Giang ( Hà Nội) cho biết, đã có nhiều trường hợp người bị chó dại cắn khi đi đám ma về, bệnh càng nặng thêm. Biểu hiện người bệnh bị ốm yếu hơn, vết thương bị sưng tấy, cảm nhiễm nặng hơn.

Lý giải theo quan niệm dân gian

Lý giải việc người bệnh dại sẽ bị phát bệnh sớm hơn khi đến đám ma, về mặt tâm linh ông Đỗ Trọng Khuê, Chủ nhiệm bộ môn Văn hóa phương Đông, Viện Nghiên cứu Phát triển tiềm năng con người cho hay cũng có một số lý giải rất thuyết phục.

Những người bị chó dại cắn, đã mang virus dại trong người nên cũng tương tự như người bị ốm. Khi này sức khỏe, sức đề kháng yếu hay còn gọi là dương khí của người bệnh bị suy giảm. Bởi vậy, khi tới đám ma thường hay bị tác động của âm khí, khiến cho tình trạng bệnh càng nặng hơn là có, đặc biệt ở những đam ma bị trùng tang thì càng nguy hiểm hơn và dễ bị phát cơ điên.

Theo tâm linh, những đám ma người mới mất thường toát ra một thứ năng lượng mà có tác động xấu đến cơ thể những người thể trạng đau ốm, hay bị yếu vía. Những người bị chó dại cắn, có thể do chưa đi tiêm phòng hoặc tiêm phòng rồi nhưng nọc độc đã ngấm sâu vào cơ thể và khi tới đám tang gặp phải lượng âm khí nặng khiến virus dại phát tác.

Cách phòng ngừa khi đến đám tang

Như vậy bài viết trên đã lý giải lý do, vì sao người bị chó dại cắn không nên đi đám ma. Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian nếu nhà nào có tang, thì nên đặt sẵn ở cửa đi ra vào một chậu than nhỏ, có đốt vỏ bưởi hoặc quả bồ kết để trừ âm khí. Đối với người tới viếng đám ma nên ngậm gừng sống, hoặc uống rượu tỏi,… là những món giúp tăng cường dương khí, sức đề kháng cho cơ thể.

Đặc biệt khi đi đám ma về mà nhà có thể nhỏ, bạn nên đốt rơm rồi bước qua, rồi mới ôm hoặc chơi cùng trẻ, nếu không trẻ sẽ hay quấy, khóc và dễ ốm.

Nguyễn Minh – chúng tôi

Những Người Kiêng Đi Đám Ma Là Ai?

Đám tang là nơi âm khí rất nặng, lại là nơi đông người cho nên chúng ta cần nên cẩn trọng. Chúng ta nên tìm hiểu để biết và nhớ những người nào nên kiêng đi đám ma để không làm tổn hại đến phúc khí, sức khỏe của bản thân.

Những người nên kiêng đi viếng đám tang

Những người nên kiêng đi đám ma là những ai?

Nhũng người kiêng đi đám ma trước hết phải kể đến là nhóm người quá mẫn cảm với “hơi lạnh”. Bởi thực tế có những người cứ đi viếng đám ma về là nhức mỏi,.. đặc biệt một số người mắc các bệnh mũi xoang, xương khớp mãn tính.

Theo quan niệm dân gian, người có bệnh, ốm yếu, trẻ em,.. tốt nhất là kiêng không nên đến đám tang.

Bên cạnh đó một số người khác mang nặng yếu tố tâm lý “stress” kích xúc do thương cảm người chết tự cơ thể sản sinh ra các enzym phản ứng ngược lại.

Đặc biệt những người bị chó dại cắn cũng phải tuyệt đối cách ly đám tang vì khi nhiễm phải hơi lạnh sẽ lên cơn dại mà chết.

Mang thai có nên đi đám tang hay không?

Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên hạn chế đến dự đám tang vì sợ hơi lạnh từ người chết ảnh hưởng tới sức khỏe thai phụ. Dân gian xưa nay vẫn sợ hơi lạnh ở nhà của người mới chết, đây là hiện tượng có thật.

Thật ra hơi lạnh chính là dấu hiệu môi trường nhiễm khuẩn do xác chết phát tán. Khi chết, từ xác người chết thường bốc lên một loại hàn khí rất dễ gây cảm lạnh. Vì vậy, bà bầu nên lưu ý điều này để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, đặc biệt là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối mang thai.

Mẹ bầu có nên đi viếng đam tang không?

Bên cạnh việc nhiễm lạnh, phụ nữ mang thai cũng không nên dự đám tang vì khi đi đám tang, thai phụ phải chứng kiến sự đau thương, mất mát,.. nên gặp phải cú sốc lớn, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những điều cần lưu ý khi đi viếng đám tang:

Biện pháp hóa giải đối với trường hợp bắt buộc phải đến đám ma

Thực tế người Việt Nam nặng tình, coi “nghĩa tử là nghĩa tận” nên trong nhiều trường hợp, người có sức đề kháng kém vẫn đi viếng đám tang. Để hạn chế hơi lạnh xâm nhập cơ thể người đến viếng ngay khi nhận được tin báo chết là viếng luôn, tốt nhất là trước 6 tiếng hoặc ngay sau khi khâm liệm.Trong dân gian có kinh nghiệm cho rằng khi phải đi dự đám tang, hoặc đưa tiễn người mất về nơi an nghỉ ở nghĩa trang, tốt nhất nên mang theo người củ tỏi hay quả bồ kết

Đi đám tang tốt nhất nên mang theo quả tỏi

Một số nơi đặt sẵn ở góc nhà một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Hoặc nếu nhà có vườn rộng thì thường đốt đống lửa ở góc vườn, đặt nồi nước lá bưởi, lá chanh, lá ngũ vị để mọi người rửa, hơ liên tục, xua đi tà khí. Cùng tìm hiểu cách làm hết hơn lạnh để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngoài ra, với những người có con nhỏ, tốt nhất sau khi đi đám tang về nên hơ qua lửa (cả mặt, tay và vùng thân trước), rửa mặt mũi sach sẽ, thay quần áo rồi mới bế trẻ.

Bồ kết và vỏ bưởi trừ uế khí

Khi đến đám ma, những người kiêng đi đám ma nên mặc quần áo chỉnh tề, quần áo màu đen hoặc xám, xức dầu gió vào các huyệt ấn đường, thiên đột, phong trì, vv,.. thắp hương chia buồn xong thì về, khi tụ tập ăn uống nhậu nhẹt. Đến với điện hoa online để biết thêm nhiều thông tin bổ ích. Xin cảm ơn!

Bị Chó Dại Cắn Có Chết Người Không?

Bị chó dại cắn có chết người không? Các chuyên gia cảnh báo về nguy cơ tử vong do bệnh dại đang tăng lên bởi sự chủ quan của người dân trong phòng bệnh và chữa bệnh bằng thuốc dân gian chưa được kiểm chứng.

Chó dại là gì?

Chó là thú cứng trong nhà được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên bạn cũng cần phải quan tâm, bảo vệ thú cưng của mình trước những mối nguy hại về bệnh tật. Không chỉ là bảo vệ thú cưng mà còn là bảo vệ chính bản thân và cả gia đình bạn. Một trong những bệnh đáng chú ý nhất là bệnh dại ở chó. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây chết người.

Bị chó dại cắn có chết người không? Chó dại là những con chó bị mắc bệnh dại có các triệu chứng phát bệnh dại và thường tấn công con người.

Bệnh dại là bệnh do viruts dại ( rabies virut) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virut cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Từ thời cổ xưa bệnh dại đã được cảnh báo là bệnh truyền nhiễm đáng sợ.

Ở tất cả động vật có vú đều có thể gặp bệnh dại. Bệnh lây nhiễm chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường là do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại và thường gặp nhất là ở loài chó.

Vậy chó dại là gì? Chó dại là những con chó bị mắc bệnh dại có các triệu chứng phát bệnh dại và thường tấn công con người. Lúc này virut sẽ lan truyền từ nước bọt của chó qua máu vào cơ thể người nếu không chích vacxin thì người bị chó cắn cũng sẽ bị dại.

Chó dại cắn có thể gây chết người

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm kinh sợ nhất vì người bệnh có triệu chứng như chó dại nhưng tỉnh táo đến lúc chết, được WHO xếp hạng gây tử vong thứ 12 trong các bệnh truyền nhiễm.

Hiện tại với những người bị chó dại cắn và phát bệnh dại rồi thì không thể chữa được. Do vậy mà bạn nên cẩn thận đi tiêm vacxin ngay sau khi bị chó cắn hoặc theo dõi xem con chó đó có dấu hiệu bị dại không. Nếu chó không bị dại thì không sao, nhưng nếu trường hợp không thể theo dõi được thì cần phải tiêm vacxin để đảm bảo an toàn.

Có nên tiêm vacxin khi bị chó cắn?

Khi bị chó dại cắn mà đã lên cơn dại thì 100% là tử vong và chỉ có một cách duy nhất là tiêm kháng huyết thanh chống dại kết hợp vacxin phòng dại sớm nhất mới sống được.

Bị chó dại cắn có chết người không? Bệnh dại là bệnh do viruts rabies virut gây nên có thể dẫn đến tử vong chắc chắn.

Nhiều người vẫn truyền tai nhau thuốc nam dân gian có thể chữa được bệnh dại. Chuyện chữa khỏi bằng thuốc nam là hoang đường và càng hoang đường hơn khi thuốc nam có thể chữa khỏi bệnh lúc người bệnh lên cơn.

Viruts gây bệnh là virus dại (họ Rhabdoviridae), đặc tính hướng thần kinh, gây viêm não cấp, vào máu người theo dớt dãi qua vết cắn của chó (90%), mèo (5%), lợn, chuột…

Bệnh dại không phát thành ổ dịch lớn mà luôn có những ổ dịch nhỏ, tản phát chủ yếu vào mùa hè, và đối tượng nhiễm bệnh nhiều nhất là chó và người.

Khi bị chó dại cắn thì việc tiêm kháng huyết thanh và vacxin là vấn đề sống còn. Nếu vết cắn nhẹ và nằm ở khu vực xa não mà chó vẫn bình thường và không phát hiện có súc vật dại ở khu vực thì bạn không nên vội tiêm.

Nên quan sát chú chó khoảng 15 ngày mà không được giết nó. Trong thời gian quan sát nếu chó không phát dại thì bạn nên cân nhắc giữa việc tiêm hay không tiêm. Nguyên nhân là do 10 ngày là đủ thời gian ủ bệnh để bệnh dại phát trên chó.

Có nhiều trường hợp bị chó cắn mà nóng giận đập chết cho ngay, sau đó các trường hợp này đều tử vong do chó đã nhiễm virut nhưng chưa phát bệnh. Nếu trong 10 ngày mà chó mất tích, ốm, chết, bỏ ăn hoặc phát dại thì bạn phải đi tiêm kháng huyết thanh ngày.

Nếu bạn bị chó dại cắn ở vùng gần não như: cổ, vai, mặt…. Các vết cắn sâu, nguy hiểm, không theo dõi được chó, khu vực có chó dại thì nên tiêm Kháng huyết thanh ngày để diệt virut và tiêm vacxin cùng ngày.

Việc tiêm kháng huyết thanh là cần thiết và càng sớm thì hiệu quả càng cao. Không được để quá 7 ngày mới đi tiêm. Tuy nhiên dù tiêm muộn hiệu quả giảm đi nhưng vẫn cso, do vậy mà có muộn cũng phải tiêm.

Tiêm kháng huyết thanh có thể gây ra sốc phản vệ nhưng tỉ lệ thấp và có thể hạn chế bằng phương pháp tiêm, cùng thuốc kháng Histamine tổng hợp.

Biểu hiện dại trên chó?

Có 2 kiểu biểu hiện dại trên chó là dại cuồng và dại câm:

Bị chó dại cắn có chết người không? Chó có hai biểu hiện dại là dại cuồng và dại câm

Dại cuồng:

– Chó có vẻ bứt rứt, sợ hãi, chui vào chỗ tối, kín đáo.

– Chó thường có thái độ miễn cưỡng với chủ hoặc ngược lại vui mừng, quấn quýt quá mức.

– Chó thỉnh thoảng sủa vu vơ, tru từng hồi nghe xa xăm như tiếng sói.

– Những biểu hiện trên chỉ kéo dài tối đa 2 ngày rồi nặng hơn, con vật luôn luôn bồn chồn, nhảy lên đớp không khí.

– Tiếng sủa của chó kéo dài và rướn cao thành tiếng hú ghê rợn ở đoạn cuối.

– Mắt chó đỏ

– Chãy dãi như bọt xà phòng quanh mép, đầu chúi xuống, lắc lư.

– Mọi kích thích nhỏ đều làm chó lên cơn dại, cắn người kể cả chủ, cắn con vật khác hoặc tự cắn. Thường chó sẽ cắn rất mạnh và bổ ra đờng chạy rông khắp nơi.

– Chó dại có thể đi xa 50km, gặp vật gì cũng lao đến cắn xé, tấn công người, vật nuôi do rối loạn cảm xúc. – Những vết tự cắn do ngứa nên chó liến, cào đến rụng lông, chảy máu.

– Hàm dưới liệt và lưỡi nên chó sẽ bị trễ hàm và lưỡi thè ra ngoài, chảy nhiều nước dãi, không nuốt được thức ăn, nước uống.

– Tiếng kêu khàn khàn, ồ ồ, gãy từng tiếng.

– Liệt dần 2 chân sau.

– Chó sẽ chết từ 3 – 7 ngày sau triệu chứng đầu tiên tái phát.

– Chó buồn rầu, ủ rũ, nhưng tiến triển nhanh đến liệt và chết (khoảng 2 – 3 ngày).

– Chó không cắn sủa được, chỉ gần gừ trọng họng .

– Chó dại dạng này rất nguy hiểm vì cho rằng chó không dại và khi chưa liệt hàm chó có thẻ cắn chủ khi chăm sóc.

Xử lý tại chỗ vết thương bị chó cắn

– Cách ly nạn nhân với chó đã cắn: Không cho chó tiếp xúc lại bệnh nhân hoặc người cứu hộ. Đặc biệt không cố đánh chó chết vì cần phải theo dõi chó 7-15 ngày để phát hiện sớm những dấu hiệu nghi ngờ bệnh dại.

Bị chó dại cắn có chết người không? Khi bị chó dại cắn cần bình tĩnh xử lý vết thương và đến bệnh viện tiêm vacin phòng bệnh dại

– Giữ trạng thái bình tĩnh để sơ cứu vết thương

– Nắm vững các bước sơ cứu khi có vết thương chó cắn:

+ Dùng xà phòng để tiệt trùng và rửa nhẹ nhàng vết thương dưới vòi nước sạch cùng xà phòng diệt khuẩn để laoij bỏ mầm bệnh.

+ Không trà xát mạnh vào vết thương để tránh vết thương nghiêm trọng hơn. Nên khâu vết thương trong 3-5 ngày và không khâu kín hoặc băng quá kín vết thương.

+ Sát trùng vết thương: Sau khi đã rửa sạch vết thương bạn dùng bông lau khô. Dùng cồn hay oxy già, nước muối để sát trùng vết thương.

+ Cầm máu vết thương cho nạn nhân, cố gắng nâng cao vùng bị thương để tránh cho vết thương chảy máu nhiều. Sau đó dùng băng sạch băng vết thương cầm máu.

+ Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị kịp thời. Nến ở 48 giờ tại cơ sở y tế để theo dõi cẩn thận.

+ Tiêm phòng ngừa uốn vãn và tiêm phòng bệnh dại.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm kinh sợ nhất vì người bệnh sẽ có những biểu hiện như chó dại nhưng lại tỉnh táo đến lúc chết. Bệnh được WHO xếp hạng là bệnh gây từ vong xếp thứ 12 trong các bệnh truyền nhiễm.

Chó Cắn Chết Người Chủ Chó Có Đi Tù

Chó cắn chết người chủ chó có đi tù là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc. Chó cắn liệu chủ có phải chịu trách nhiệm và nếu chịu trách nhiệm sẽ như thế nào. Vụ chó cắn…

Chó cắn chết người chủ chó có đi tù là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc. Chó cắn liệu chủ có phải chịu trách nhiệm và nếu chịu trách nhiệm sẽ như thế nào.

Vụ chó cắn chết người ở TP. Hải Phòng và nhiều vụ việc khác tương tự đã đặt ra nhiều câu hỏi cho nhà chức trách. Ngày 8/6/2015 khi đang đi đổ rác, bà Lý Thị Nga bị 3 con chó trong Công ty cổ phần may Thái Anh (An Lão, TP. Hải Phòng) lao vào cắn. Bà Nga được đưa đi cấp cứu trong tình trạng toàn thân thương tích và qua đời sau đó.

Vụ việc xảy ra, ông Xanh chủ của 3 con chó trên (chủ tịch hội đồng quản trị công ty CP may Thái Anh) cho biết, tai nạn xảy ra là ngoài ý muốn, bà Nga vẫn thường cho 3 con chó này ăn, đây là lần đầu tiên chúng cắn người gây thương tích nghiêm trọng như vậy.

Chó cắn chết người chủ chó có đi tù: Theo Thông tư số 48 cho cắn chủ phải chịu trách nhiệm

Việc cho rằng đây là việc ngoài ý muốn rồi bỏ qua của ông Xanh đã vấp phải những phán ứng của bạn đọc. Một bạn đọc ở Hải Phòng cho hay: “Hải Phòng có rất nhiều người nuôi chó Pitbull – giống chó chọi, đã cắn thì không nhả. Ở nhiều nước, giống chó này bị cấm nuôi nhưng ở Việt Nam thì thả nổi. Người ta mua bán, trao đổi và huấn luyện công khai”.

Nuôi thú cưng các loại phải đảm bảo an toàn cho người khác, chưa nói đến tử vong, nhiều nguy cơ như truyền dịch bệnh là vẫn có”.

“Nói là ngoài ý muốn, thế bây giờ sao? Một người chết, ai chịu trách nhiệm? Phải có người đứng ra chịu trách nhiệm chứ chẳng lẽ bắt 3 con chó… ra hầu tòa?”, một bạn đọc chia sẻ thẳng thắn với một cơ quan báo chí.

Về phía luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó chủ tịch Hội luật gia chúng tôi cho biết, pháp luật hiện hành không cấm việc nuôi chó cũng như không có quy định nghiêm cấm việc huấn luyện chó, trừ những trường hợp huấn luyện nhằm mục đích vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT ngày 4/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật thì người nuôi chó có các trách nhiệm sau đây:

a) Tại các đô thị, nơi đông dân cư, kể cả vùng nông thôn (trừ vùng sâu, vùng xa) tổ chức, cá nhân nuôi chó phải đăng ký với Trưởng thôn, Trưởng ấp hoặc Tổ trưởng dân phố để lập danh sách, trình Ủy ban nhân dân xã, phường cấp sổ quản lý chó (Sổ quản lý chó phải ghi rõ ngày, tháng, năm sinh; loài, giống, tính biệt, màu lông; ngày gia đình bắt đầu nuôi, thời gian tiêm phòng các loại vắc xin, số lô). b) Phải chấp hành quy định tiêm phòng bệnh dại định kỳ và bổ sung của cơ quan thú y; c) Phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông, để chó cắn người. Ở các thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, phải rọ mõm (đối với con dữ) và có người dắt, không để chó đi lang thang ngoài đường, phố làm mất vệ sinh nơi công cộng; d) Thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng nuôi.

Chó cắn chết người chủ chó có đi tù: Theo Thông tư số 48 cho cắn chủ phải chịu trách nhiệm

Ngoài ra ý kiến về việc nuôi chó tại các đô thị, nơi đông dân cư, kể cả vùng nông thôn (trừ vùng sâu, vùng xa) thì chủ nuôi chó phải đăng ký, trình UBND xã, phường để cấp sổ quản lý chó của ông Phan Xuân Thảo – Chi cục trưởng Chi cục thú y chúng tôi cũng được đưa ra.

Trong sổ quản lý phải ghi rõ ngày, tháng, năm sinh, loài, giống, tính biệt, màu lông, ngày gia đình bắt đầu nuôi, thời gian tiêm phòng các loại vắc xin, số lô.

Chó cắn người chủ nuôi phải chịu trách nhiệm

Nói về điều này luật sư Hậu dẫn chứng điều 5 về vi phạm quy định trật tự nơi công cộng từ nghị định số 167/2013/NĐ-CP ban hành 12-11-2013 của Chính phủ.

Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng đối với hành vi thả rông động vật nuôi trong TP, thị xã hoặc nơi công cộng; phạt tiền từ 500.000 đồng – 1 triệu đồng đối với hành vi để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tăng gấp đôi.

Ông Hậu cũng khẳng định bất kể có quan hệ họ hàng hay không, người chủ súc vật vẫn phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo điều 625, Bộ luật Dân sự năm 2005, bao gồm: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại, mức thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

Chó cắn chết người chủ chó có đi tù: Theo Thông tư số 48 cho cắn chủ phải chịu trách nhiệm

Nếu trong trường hợp thiệt hại về tính mạng việc bồi thường sẽ gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa người bị thiệt hại, cho mai táng, tiền cấp dưỡng nếu người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và khoản tiền khác bù đắp thiệt hại về tinh thần. Nếu hai bên không thỏa thuận được mức bồi thường thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện người chủ vật nuôi ra tòa án để được giải quyết theo quy định của pháp luật.

“Chỉ trong trường hợp xác định người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi, làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường” – Ông Hậu nói.

Còn về phía Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, luật sư Trương Thanh Đức cho hay về pháp luật hình sự, chủ sở hữu chó dữ gây chết người có thể bị truy tố về “Tội vô ý làm chết người” theo Điều 98, Bộ luật Hình sự năm 1999, với mức phạt từ 6 tháng đến 5 năm tù. Nếu có lỗi vô ý để gia súc làm chết nhiều người, thì còn có thể bị phạt tù đến 10 năm.

Như vậy quy định của pháp luật đã rõ ràng, dù vật nuôi là hung thủ thì chủ nhà vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật tùy vào mức độ của sự việc.

Để việc nuôi chó được an toàn, không gây thiệt hại cho người khác, ngoài việc người chủ vật nuôi phải tự giác chấp hành các quy định của pháp luật thì mọi người đều có quyền yêu cầu người chủ vật nuôi chấm dứt vi phạm.

Trường hợp người nuôi chó đã được nhắc nhở mà vẫn tiếp tục vi phạm thì mọi người có quyền thông báo cho trưởng thôn, trưởng ấp hoặc tổ trưởng dân phố (nếu ở chung cư thì có thể đề nghị Ban quản lý khu chung cư) hoặc đề nghị trực tiếp với UBND xã, phường sở tại để được giải quyết.