Trẻ Bị Sốt Có Nên Tắm Không? Cách Tắm An Toàn Cho Trẻ Khi Bị Sốt

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt

Hiện tại có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt, cụ thể như:

2. Triệu chứng của trẻ khi sốt

Khi trẻ bị sốt, mẹ có thể dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng sau:

Trẻ mệt mỏi, thở nhanh, không chịu ăn uống.

Trẻ hay quấy khóc, dễ nổi cáu.

Ngủ lơ mơ hay giật mình, tỉnh giấc.

Phát ban mẩn đỏ khắp người (trường hợp trẻ bị nhiễm virus sốt phát ban).

Khi trẻ bị sốt mẹ vẫn có thể tắm được cho bé chỉ cần biết cách tắm an toàn

3. Trẻ bị sốt có nên tắm không?

Khi con bị sốt, chắc hẳn phụ huynh nào cũng lo lắng, không biết có nên tắm cho con không và thực tế có không ít người cho rằng việc tắm cho trẻ khi trẻ đang sốt sẽ khiến bệnh nặng và lâu khỏi hơn, trẻ không nên tắm gội khi bị sốt. Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm bởi trẻ bị sốt, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi nhiều. Nếu cha mẹ kiêng tắm cho bé, bé sẽ ngứa ngáy, khó chịu, dễ mắc các bệnh về da liễu như: mẩn đỏ, viêm da,…

Vì thế, khi trẻ bị sốt, mẹ hoàn toàn có thể tắm được cho bé và đây được xem là một trong những cách giúp trẻ nhanh hạ nhiệt. Ngoài ra, khi tắm xong, cơ thể con được sạch sẽ, thoải mái khiến bệnh tình nhanh khỏe hơn.

4. Trường hợp mẹ không nên tắm cho trẻ khi bị sốt

Nếu trẻ bị sốt do các nguyên nhân sau thì mẹ tuyệt đối không được tắm cho con:

Trẻ sốt do vừa tiêm phòng xong.

Cơ thể trẻ đang bị tổn thương, chóc lở.

Trẻ đang bị cảm lạnh, tiêu chảy, nôn nhiều.

Trẻ đang trong cơn rét run.

Trẻ vừa mới ăn xong.

5. Hướng dẫn cách tắm an toàn cho trẻ khi trẻ bị sốt

Để chắc chắn trẻ có bị sốt hay không, mẹ phải liên tục cặp nhiệt độ cho trẻ trước khi cho bé tắm để tìm ra phương pháp tắm an toàn nhất cho trẻ.

Nước tắm: Mẹ chú ý pha nhiệt độ nước tắm cho bé thấp hơn nhiệt độ cơ thể bé là 2 độ C. Lưu ý: Trong quá trình tắm, mẹ phải luôn giữ nhiệt độ nước tắm ổn định như nhiệt độ nước pha ban đầu.

Phòng tắm: Phải được đóng kín cửa, tránh tình trạng gió lùa vào trong gây cảm lạnh cho bé.

Gội đầu: Mẹ gội đầu thật nhanh cho bé rồi dùng 1 chiếc khăn bông mềm lau vùng mặt, má, cổ, tai, gáy. Sau đó, sử dụng một chiếc khăn khác, lau khô vùng đầu cho trẻ.

Vệ sinh phần thân: Trẻ bị sốt, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi. Nếu mẹ tắm rửa không cẩn thận, bé rất dễ mắc các bệnh về ngoài da do các vi khuẩn tích tụ trên da gây nên. Khi tắm, mẹ hoàn toàn có thể để con ngồi hẳn trong chậu hoặc trong bồn tắm, sử dụng vòi hoa sen để dội nước lên toàn bộ cơ thể trẻ.

Trường hợp trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, làn da bé còn mỏng manh, dễ kích ứng, mẹ không nên sử dụng sữa tắm cho bé. Trẻ được trên 6 tháng tuổi thì mới nên sử dụng sữa tắm để vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho bé. Lưu ý: Mẹ chỉ nên chọn những loại sữa tắm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh, có thành phần chiết xuất từ các loại nguyên liệu tự nhiên.

Bước 4: Sau khi tắm

Sau khi tắm xong, mẹ lấy nước ấm dội nhẹ lên khắp người con để loại bỏ hoàn toàn các bọt bám trên cơ thể con. Cuối cùng, mẹ lấy khăn choàng lau khô người con rồi mặc quần áo cho con.

Trường hợp mẹ lo sợ, không muốn tắm cho con khi con bị sốt thì có thể dùng một chiếc khăn bông mềm, thấm qua nước ấm rồi lau sạch người cho con, mặc quần áo thông thoáng cho trẻ.

Khi trẻ bị sốt mẹ không nên tắm quá lâu cho trẻ, thời gian tắm dưới 5 phút

6. Những điều cần lưu ý khi tắm cho trẻ bị sốt

Khi trẻ bị sốt, mẹ không nên tắm quá lâu cho trẻ. Thời gian tắm trong vòng 5 phút.

Nếu vào mùa đông thì thời gian tắm thích hợp nhất cho trẻ bị sốt là 9h – 11h (buổi sáng), 15h – 17h (buổi chiều). Còn vào mùa hè thì tắm cho bé từ 8h – 10h (buổi sáng), 16h – 18h (buổi chiều).

Trường hợp trẻ bị sốt phát ban, bố mẹ cũng không nhất thiết phải kiêng tắm cho bé. Hãy thực hiện những điều sau, chắc chắn bé sẽ cảm thấy thoải mái, an toàn hơn khi tắm:

Tắm cho trẻ bằng nước ấm. Đồng thời, cho thêm vài hạt muối hạt.

Dùng khăn ấm lau từng bộ phận cho trẻ.

Khi trẻ tắm xong, bố mẹ phải dùng khăn bông mềm, thấm khô nước cho bé trước khi mặc quần áo.

Cha mẹ có thể đun nước trà xanh hoặc nước mướp đắng để tắm cho con. Điều này giúp cơ thể được vệ sinh sạch sẽ hơn, da tươi mát, dễ chịu.

Không nên tắm quá lâu cho trẻ, thời gian tắm phải dưới 5 phút.

Khi tắm phải đóng kín cửa, tránh tình trạng gió lùa vào khiến các nốt phát ban có cơ hội nổi lên.

Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết: Trẻ bị sốt có nên tắm không? Nhìn chung việc tắm mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ phải biết cách tắm an toàn cho con khi con bị sốt. Đồng thời, khi tắm xong, ba mẹ phải quan sát những biểu hiện của con, nếu trẻ sốt cao, co giật, sốt phát ban mẩn đỏ cả người thì cần đưa con đến bệnh viện ngay để điều trị kịp thời.

Chó Cắn Có Bị Dại Không?

Chó cắn có bị dại không? là thắc mắc của nhiều người trước mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Để đề phòng cho bản thân, bạn cần tiêm phòng bệnh dại theo quy định và tránh xa những con chó hung dữ.

Những trường hợp chó cắn bị dại

Một thống kê cho thấy Việt Nam hiện có khoảng 10 triệu con chó và từ năm 2009 đến 2013 đã phát hiện có 533 con chó bị bệnh dại, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại cho chó tại các địa phương đạt thấp (dưới 60%). Hàng năm có tới 650.000 người bị súc vật (chủ yếu là chó nghi dại) cắn phải đi tiêm vắc xin. Số người tử vong vì bệnh dại tuy chỉ còn khoảng 50 – 60 trường hợp nhưng hậu quả về sức khoẻ, tinh thần và thẩm mỹ do vết cắn của chó để lại thì rất nặng nề.

Rất nhiều trường hợp bị chó cắn rồi hoang mang không biết có phải đi tiêm phòng dại ngay không để tránh mắc bệnh dại. Theo hướng dẫn của Cục y tế dự phòng, Bộ y tế khi bị chó cắn chưa chắc bạn đã mắc bệnh dại, cần phải theo dõi con vật đó để xem có các biểu hiện như:

– Bị chết

– Biến mất trong thời gian theo dõi

– Có biểu hiện hành vi không bình thường, thất thường

– Nếu kết quả xét nghiệm chất liệu não của động vật nghi dại hoặc bị dại cho kết quả dương tính.

Chó cắn có bị dại không? Ngay sau khi bị cắn cần theo dõi con vật từ 3 đến 7 ngày

Nếu con vật vẫn khỏe mạnh trong thời gian theo dõi, có thay chế độ dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) thành chế độ dự phòng trước phơi nhiễm cho người bị cắn, tức là vắc-xin tiêm sẽ ngăn ngừa bệnh dại cho người đó nếu bị cắn trong tương lai.

Bên cạnh đó, ngay sau khi bị cắn bạn cũng nên quan sát xem vết cắn có gây xước da và chảy máu không, nước bọt của động vật đã tiếp xúc với màng nhầy ở vùng da chưa để tìm cách điều trị đúng đắn.

Cách sơ cứu vết chó cắn tại chỗ

Tiến sĩ Đinh Kim Xuyến, Phó chủ nhiệm Chương trình phòng chống bệnh dại, khuyến cáo, khi bị súc vật nghi dại cắn, cần sơ cứu và đến các điểm tiêm phòng. Sau khi khám và hỏi han kỹ, bác sĩ sẽ chỉ định là tiêm văcxin hay không.

Nếu một người bị động vật cắn thì cần thực hiện như sau:

– Rửa vết thương với xà phòng và dùng vòi nước chảy liên tục xả mạnh trong thời gian từ 10-15 phút. Trong trường hợp không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút.

Chó cắn có bị dại không? Sơ cứu vết thương bằng xà phòng hoặc cồn 70%

– Nếu cẩn thận, bạn hãy dùng cồn 70% để rửa vết cắn

– Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt.

Bị chó cắn lâu ngày tiêm phòng có được không ?

Theo chúng tôi Nguyễn Văn Vĩnh Châu – giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới chúng tôi trả lời báo chí, ngay sau khi bị chó cắn cần sơ cứu vết thương và đến cơ sở y tế được điều trị dự phòng bằng chích kháng huyết thanh dại và chích văcxin ngừa dại.

Việc sử dụng kháng huyết thanh dại phải được thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là sau vài giờ bị chó cắn và không quá 24 giờ.

Ngay sau khi bị chó cắn cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng

Sau khi bị chó dại cắn hay cào, thời gian ủ bệnh ở người có thể từ 2-8 tuần, cũng có khả năng kéo dài đến trên 1 năm.

Trong cuộc điều tra của ngành y tế, chỉ có 16/48 (33,33%) người đến tiêm trong vòng 24 giờ; 5/48 (10,42%) sau 48 giờ và 56% (27/48) đến tiêm sau 3 ngày.

Việc sử dụng kháng huyết thanh muộn (sau 48 giờ) không có chống chỉ định (nghĩa là không cấm sử dụng). Như vậy vẫn có thể sử dụng kháng huyết thanh (dù quá muộn), nhưng như đã trình bày ở trên, hiệu quả của kháng huyết thanh khi đó rất thấp, thậm chí không còn.

Bị Sốt Có Nên Tắm Gội Hay Nằm Điều Hòa Hay Không?

Khi bị sốt có nên tắm gội hay không?

Việc cơ thể bạn bị sốt chính là hiện trạng cơ thể đang bị nóng lên vì phải chống trọi với virus và đối mặt với môi trường có tác nhân ô nhiễm. Khi đó, cơ thể của bạn đang là lúc “nguy cấp” nên sẽ yếu ớt hơn những lúc bình thường. Tuy nhiên, khác với quan niệm thông thường cho rằng “khi sốt thì không nên tắm”. Nhiều bác sỹ chuyên khoa còn đưa ra nhận định rằng: “thậm chí nếu biết tắm đúng cách sẽ giúp cho cơ thể bạn nhanh hạ sốt hơn đấy”. Và ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau bàn về việc “khi bị sốt có nên tắm gội hay không?”

– Lời khuyên này cũng áp dụng cho trường hợp trẻ nhỏ và người già!

– Trong trường hợp mà cơ thể bạn chỉ sốt nhẹ cũng có thể tắm gội.

Khi cơ thể đang sốt nhẹ (sốt thông thường và không có triệu chứng co giật), bạn hoàn toàn có thể tắm gội.

– Khi tắm, bạn cần đóng kín cửa phòng tắm, nếu có đèn sưởi thì rất tốt. Giữ cho nước tắm và không khí trong phòng tắm ấm và không được thấp hơn nhiệt độ cơ thể quá 2 độ C. Cần duy trì nhiệt độ như vậy trong suốt thời gian tắm. Không tắm quá lâu. Và sau khi tắm xong thì cần lau khô cơ thể. Dùng máy sấy tóc sấy khô tóc.

– Việc tắm gội giúp cho cơ thể của bạn luôn sạch sẽ, các tác nhân gây bệnh sẽ không còn bám vào cơ thể. Hơn thế nữa, khi người ốm sốt được tắm gội sạch sẽ thông thoáng, mùi cơ thể thơm tho sẽ cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn.

Những trường hợp không nên tắm khi sốt.

– Không đủ điều kiện để thực hiện phương pháp tắm đúng cách như đã nêu ở phía trên.

– Trẻ nhỏ mới tiêm phòng, cơ thể đang bị mưng tấy, sưng nở.

– Trẻ sốt và bị nôn mửa, bị tiêu chảy hoặc khi bé vừa ăn no xong

***

Khi bị sốt có nên nằm phòng điều hòa hay không?

Nằm phòng điều hòa đúng cách khi bị sốt.

– Không nằm ở phòng điều hòa 24/24h. Cần phải có thời gian trống mở cửa phòng để thông khí ứ đọng.

– Cần phải tắt máy lạnh, mở cửa phòng rồi ngồi đợi ít nhất 3 phút trước khi ra ngoài để tránh bị shock nhiệt.

– Không để gió điều hòa thốc thẳng vào vị trí người ốm sốt đang nằm.

– Nếu phòng điều hòa dùng trong nhiều ngày, thì cần phải vệ sinh sạch sẽ phòng thường xuyên. Nên dùng máy phun hơi nước hoặc phun sương để giúp không khí trong phòng có độ ẩm.

Bị sốt nên làm gì, ăn gì? Cách hạ sốt nhanh chóng tại nhà

Bị Ve Chó Cắn Có Sao Không?

Bị ve chó cắn có sao không? Bọ chét (hay ve chó) là loài ký sinh trùng có thể gây bệnh và làm vật trung gian cho một số căn bệnh truyền nhiễm ở người.

Thời tiết đang vào màu nồm, không khí nóng ẩm rất dễ tạo điều kiện cho ve chó phát triển và tấn công.

Ve chó hay còn có tên gọi khác là bọ chét, ve gỗ là loại ký sinh màu nâu thường bám vào da động vật hút máu. Những gia đình có nuôi chó, mèo, nguy cơ ve chó có thể lây từ vật chủ sang người và chuyển sang sống ký sinh trên người là rất cao.

Những con ve chó có kích thước bằng hạt dưa hấu, màu nâu bám vào da và hút máu trong vòng từ 3 tới 6 ngày. Sau khi hút no máu thì những loài ve này thường sưng to lên nên rất dễ nhận thấy.

Thời gian xuất hiện của ve chó

Theo các nhà sinh vật học, ve chó có thể ký sinh trên cơ thể người khi chúng đang ở giai đoạn trưởng thành. Nhất là sau thời gian bạn đi du lịch, chuyển nhà mới…

Bị ve chó cắn có sao không? Ve chó thường là côn trùng sống ký sinh trên cơ thể, hút máu để sống

Ở miền Bắc Việt Nam thì ve chó phát triển nhiều vào tháng 2 tháng 3 khi thời tiết chuyển từ mùa đông sang mùa xuân hè.

Ve chó phát triển trong điều kiện nóng ẩm, thích hợp ở nhiệt độ 21-35oC và độ ẩm 70- 85%. Tuy nhiên, ở nhiệt độ phòng, bọ chét có thể tồn tại và phát triển quanh năm.

Ve chó có thể ký sinh trên cơ thể người, sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên do con người thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, không có nhiều lông như chó nên ve chó rất khó ở lại lâu mà chỉ cắn, hút máu bạn rồi bỏ đi.

Đặc biệt hơn khi bạn ôm chó hoặc ở gần với chó rất dễ bị lây nhiễm ve chó. Lúc mời đầu bị ve chó cắn bạn sẽ không cảm thấy đau, ngứa nên chúng thường bị bỏ qua, không để ý. Khi bị ve chó cắn thì sau một thời gian người bị cắn và đặc biệt là trẻ nhỏ có thể bị ốm,sốt, bị phát ban, nổi nốt, thủy đậu.

Bị ve chó cắn có sao không?

Khi bị ve chó cắn, thường nạn nhân không có biểu hiện gì ngoài những trường hợp dị ứng với ve. Lúc này cơ thể bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.

Ve chó cắn không nguy hiểm, nhưng chúng lại là những tác nhân gây bệnh và lây truyền dịch bệnh từ cá thể này sang cá thể khác.

Thông thường, khi ve chó xâm nhập cơ thể người, chúng có thể đốt, hút máu khiến cơ thể có phản ứng ban đầu là sẩn ngứa. Bên cạnh đó là để lại các sẩn huyết thanh kích thước 1-2mm, gờ cao hơn mặt da, đỉnh chóp sẩn có mụn nước nhỏ, rất ngứa. Trường hợp phản ứng mạnh có thể thấy hiện tượng viêm tấy đỏ lan toả xung quanh sẩn.

Bị ve chó cắn có sao không? Ve chó không gây hại nhưng chúng là những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm sang người

Tổn thương do ve chó gây ra có thể xuất hiện ở những phần da hở hoặc ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với con vật khi người ta ôm, bế chúng như: Vùng cổ, mặt, tay, chân, vùng quanh thắt lưng… nhưng chủ yếu là ở chân và tay.

Những bệnh mà bạn có thể mắc phải khi bị ve chó cắn như:

– Viêm da: Nước bọt của ve chó có chứa độc tố gây hại cho ta. Chúng sẽ được truyền và cơ thể con người sau khi bám vào da và đốt, gây viêm tấy trên da nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn, nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị thì sau 5-7 ngày những độc tố này sẽ gây ra các hội chứng liệt và khó nói, đau họng, khó thở cho người lớn. Nếu là trẻ em dưới 2 tuổi, độc tố còn có khả năng gây hôn mê và thậm chí tử vong.

– Dị ứng da: Thông thường khi bị ve chó cắn, nếu nehj bạn chỉ bị dị ứng ngoài da mà không gây nguy hiểm tới cơ thể nếu được phát hiện kịp thời. Do vậy khi thấy trên da xuất hiện các vết lõm vfa côn trùng nhỏ màu đen bams vào thì cần đến các cơ sở y tế để lấy ve ra. Không tự ý lấu ve ra vì nếu làm đứt phần miệng con ve bám vào cơ thể sẽ làm dị ứng nặng hơn và rất khó trị, thậm chí là nhiễm trùng kéo dài.

– Gây sốt cao: Không chỉ hút máu động vật mà ve chó còn khiến con người sốt nặng. Khi ve chó bám vào da người, chúng sẽ nằm yên ở đó để hút máu. Tuy nhiên sau đó vết đốt sẽ sưng nặng gây đau và cuối cùng là sốt cao. Biểu hiện do ve chó đốt rất giống với muỗi đốt nên ta thường không phát hiện ra được nguyên nhân và không điều trị kịp thời. Đáng lo ngại là các vết đốt này sẽ lan nhanh và gây dị ứng da với những nốt đỏ mất thẩm mỹ. Đối tượng dễ bị ve chó đốt nhất là trẻ em với hệ miễn dịch yếu và không phân biệt được các loại côn trùng.

ve chó thường truyền bệnh sốt nổi đốm Rocky và sốt Colorado. Ve nai có kích cỡ của đầu kim tăm và loài này truyền bệnh phát ban kinh niên.

Cách xử lý khi bi ve cắn

– Dùng nhíp và chụp lấy ve ở vùng càng gần da càng tốt, hãy cố gắng gắp trúng đầu nó. Sau đó kéo từ từ cho tới khi ve thả chân ra khỏi da. Đừng kéo hay giật quá mạnh và đột ngột vì hành động này có thể kéo đứt phần đầu hay miệng của ve. Cũng không được dùng nhíp bóp chết ve vì sẽ khiến mầm bệnh lây lan.

– Nếu phần đầu ve vẫn còn dính trên da bạn dùng kim vô trùng loại từng phần của ve trên da.

– Sau đó bôi thuốc mỡ kháng viêm lên vết cắn một lần. Vứt ve đi bằng cách thả nó ra ngoài hoặc xả vào bồn cầu.

– Không giết ve bằng tay bởi làm vậy sẽ tăng nguy cơ bạn bị nhiễm bệnh. Sau khi đã vứt ve đi, hãy rửa lại tay thật sạch bằng nước và xà phòng.

– Ve sẽ không thể buông khỏi da khi nó bị phủ bằng dầu bôi trơn, sơn móng tay hay cồn. Vì loài ve chỉ thở vài lần một giờ nên cách lấy ve ra bằng việc hơ diêm nóng gần ve sẽ không hiệu quả, ngược lại còn có thể khiến cho ve nôn ra dịch tiết vào vết cắn.

Cách tốt nhất là bạn nên đến trung tâm y tế để được gỡ ve ra, tránh việc làm tự ý tại nhà khiến vết cắn bị nhiễm trùng.

Bị ve chó cắn có sao không? Khi bị ve chó cắn, nên đến trung tâm y tế để gỡ ve ra tránh nhiễm trùng Phòng ngừa ve cắn

– Hãy xịt một ít thuốc diệt côn trùng lên giày và vớ.

– kiểm tra tóc, da đầu, cổ, nách và bẹn vì đó là những địa điểm yêu thích của ve. Loại bỏ ve kịp thời có thể giúp tránh nhiễm trùng. Để ve có thể truyền được bệnh phát ban, nó cần hút máu ít nhất trong vòng 24 giờ. Ve sẽ dễ dàng loại bỏ hơn nếu chúng bị lấy ra khi chưa dính chặt vào da.

– Hãy chăm sóc và tắm rửa chó cưng của bạn thường xuyên vào mùa xuân và mùa hè để kiểm tra và bắt ve ra ngay nếu bạn phát hiện.

Hãy thăm khám bác sĩ ngay nếu vết đốt khiến bé bị sốt hoặc phát ban gần phát vết ve cắn để có những biện pháp chữa trị kịp thời và phù hợp.

Bị Chó Dại Cắn Có Chết Người Không?

Bị chó dại cắn có chết người không? Các chuyên gia cảnh báo về nguy cơ tử vong do bệnh dại đang tăng lên bởi sự chủ quan của người dân trong phòng bệnh và chữa bệnh bằng thuốc dân gian chưa được kiểm chứng.

Chó dại là gì?

Chó là thú cứng trong nhà được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên bạn cũng cần phải quan tâm, bảo vệ thú cưng của mình trước những mối nguy hại về bệnh tật. Không chỉ là bảo vệ thú cưng mà còn là bảo vệ chính bản thân và cả gia đình bạn. Một trong những bệnh đáng chú ý nhất là bệnh dại ở chó. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây chết người.

Bị chó dại cắn có chết người không? Chó dại là những con chó bị mắc bệnh dại có các triệu chứng phát bệnh dại và thường tấn công con người.

Bệnh dại là bệnh do viruts dại ( rabies virut) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virut cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Từ thời cổ xưa bệnh dại đã được cảnh báo là bệnh truyền nhiễm đáng sợ.

Ở tất cả động vật có vú đều có thể gặp bệnh dại. Bệnh lây nhiễm chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường là do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại và thường gặp nhất là ở loài chó.

Vậy chó dại là gì? Chó dại là những con chó bị mắc bệnh dại có các triệu chứng phát bệnh dại và thường tấn công con người. Lúc này virut sẽ lan truyền từ nước bọt của chó qua máu vào cơ thể người nếu không chích vacxin thì người bị chó cắn cũng sẽ bị dại.

Chó dại cắn có thể gây chết người

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm kinh sợ nhất vì người bệnh có triệu chứng như chó dại nhưng tỉnh táo đến lúc chết, được WHO xếp hạng gây tử vong thứ 12 trong các bệnh truyền nhiễm.

Hiện tại với những người bị chó dại cắn và phát bệnh dại rồi thì không thể chữa được. Do vậy mà bạn nên cẩn thận đi tiêm vacxin ngay sau khi bị chó cắn hoặc theo dõi xem con chó đó có dấu hiệu bị dại không. Nếu chó không bị dại thì không sao, nhưng nếu trường hợp không thể theo dõi được thì cần phải tiêm vacxin để đảm bảo an toàn.

Có nên tiêm vacxin khi bị chó cắn?

Khi bị chó dại cắn mà đã lên cơn dại thì 100% là tử vong và chỉ có một cách duy nhất là tiêm kháng huyết thanh chống dại kết hợp vacxin phòng dại sớm nhất mới sống được.

Bị chó dại cắn có chết người không? Bệnh dại là bệnh do viruts rabies virut gây nên có thể dẫn đến tử vong chắc chắn.

Nhiều người vẫn truyền tai nhau thuốc nam dân gian có thể chữa được bệnh dại. Chuyện chữa khỏi bằng thuốc nam là hoang đường và càng hoang đường hơn khi thuốc nam có thể chữa khỏi bệnh lúc người bệnh lên cơn.

Viruts gây bệnh là virus dại (họ Rhabdoviridae), đặc tính hướng thần kinh, gây viêm não cấp, vào máu người theo dớt dãi qua vết cắn của chó (90%), mèo (5%), lợn, chuột…

Bệnh dại không phát thành ổ dịch lớn mà luôn có những ổ dịch nhỏ, tản phát chủ yếu vào mùa hè, và đối tượng nhiễm bệnh nhiều nhất là chó và người.

Khi bị chó dại cắn thì việc tiêm kháng huyết thanh và vacxin là vấn đề sống còn. Nếu vết cắn nhẹ và nằm ở khu vực xa não mà chó vẫn bình thường và không phát hiện có súc vật dại ở khu vực thì bạn không nên vội tiêm.

Nên quan sát chú chó khoảng 15 ngày mà không được giết nó. Trong thời gian quan sát nếu chó không phát dại thì bạn nên cân nhắc giữa việc tiêm hay không tiêm. Nguyên nhân là do 10 ngày là đủ thời gian ủ bệnh để bệnh dại phát trên chó.

Có nhiều trường hợp bị chó cắn mà nóng giận đập chết cho ngay, sau đó các trường hợp này đều tử vong do chó đã nhiễm virut nhưng chưa phát bệnh. Nếu trong 10 ngày mà chó mất tích, ốm, chết, bỏ ăn hoặc phát dại thì bạn phải đi tiêm kháng huyết thanh ngày.

Nếu bạn bị chó dại cắn ở vùng gần não như: cổ, vai, mặt…. Các vết cắn sâu, nguy hiểm, không theo dõi được chó, khu vực có chó dại thì nên tiêm Kháng huyết thanh ngày để diệt virut và tiêm vacxin cùng ngày.

Việc tiêm kháng huyết thanh là cần thiết và càng sớm thì hiệu quả càng cao. Không được để quá 7 ngày mới đi tiêm. Tuy nhiên dù tiêm muộn hiệu quả giảm đi nhưng vẫn cso, do vậy mà có muộn cũng phải tiêm.

Tiêm kháng huyết thanh có thể gây ra sốc phản vệ nhưng tỉ lệ thấp và có thể hạn chế bằng phương pháp tiêm, cùng thuốc kháng Histamine tổng hợp.

Biểu hiện dại trên chó?

Có 2 kiểu biểu hiện dại trên chó là dại cuồng và dại câm:

Bị chó dại cắn có chết người không? Chó có hai biểu hiện dại là dại cuồng và dại câm

Dại cuồng:

– Chó có vẻ bứt rứt, sợ hãi, chui vào chỗ tối, kín đáo.

– Chó thường có thái độ miễn cưỡng với chủ hoặc ngược lại vui mừng, quấn quýt quá mức.

– Chó thỉnh thoảng sủa vu vơ, tru từng hồi nghe xa xăm như tiếng sói.

– Những biểu hiện trên chỉ kéo dài tối đa 2 ngày rồi nặng hơn, con vật luôn luôn bồn chồn, nhảy lên đớp không khí.

– Tiếng sủa của chó kéo dài và rướn cao thành tiếng hú ghê rợn ở đoạn cuối.

– Mắt chó đỏ

– Chãy dãi như bọt xà phòng quanh mép, đầu chúi xuống, lắc lư.

– Mọi kích thích nhỏ đều làm chó lên cơn dại, cắn người kể cả chủ, cắn con vật khác hoặc tự cắn. Thường chó sẽ cắn rất mạnh và bổ ra đờng chạy rông khắp nơi.

– Chó dại có thể đi xa 50km, gặp vật gì cũng lao đến cắn xé, tấn công người, vật nuôi do rối loạn cảm xúc. – Những vết tự cắn do ngứa nên chó liến, cào đến rụng lông, chảy máu.

– Hàm dưới liệt và lưỡi nên chó sẽ bị trễ hàm và lưỡi thè ra ngoài, chảy nhiều nước dãi, không nuốt được thức ăn, nước uống.

– Tiếng kêu khàn khàn, ồ ồ, gãy từng tiếng.

– Liệt dần 2 chân sau.

– Chó sẽ chết từ 3 – 7 ngày sau triệu chứng đầu tiên tái phát.

– Chó buồn rầu, ủ rũ, nhưng tiến triển nhanh đến liệt và chết (khoảng 2 – 3 ngày).

– Chó không cắn sủa được, chỉ gần gừ trọng họng .

– Chó dại dạng này rất nguy hiểm vì cho rằng chó không dại và khi chưa liệt hàm chó có thẻ cắn chủ khi chăm sóc.

Xử lý tại chỗ vết thương bị chó cắn

– Cách ly nạn nhân với chó đã cắn: Không cho chó tiếp xúc lại bệnh nhân hoặc người cứu hộ. Đặc biệt không cố đánh chó chết vì cần phải theo dõi chó 7-15 ngày để phát hiện sớm những dấu hiệu nghi ngờ bệnh dại.

Bị chó dại cắn có chết người không? Khi bị chó dại cắn cần bình tĩnh xử lý vết thương và đến bệnh viện tiêm vacin phòng bệnh dại

– Giữ trạng thái bình tĩnh để sơ cứu vết thương

– Nắm vững các bước sơ cứu khi có vết thương chó cắn:

+ Dùng xà phòng để tiệt trùng và rửa nhẹ nhàng vết thương dưới vòi nước sạch cùng xà phòng diệt khuẩn để laoij bỏ mầm bệnh.

+ Không trà xát mạnh vào vết thương để tránh vết thương nghiêm trọng hơn. Nên khâu vết thương trong 3-5 ngày và không khâu kín hoặc băng quá kín vết thương.

+ Sát trùng vết thương: Sau khi đã rửa sạch vết thương bạn dùng bông lau khô. Dùng cồn hay oxy già, nước muối để sát trùng vết thương.

+ Cầm máu vết thương cho nạn nhân, cố gắng nâng cao vùng bị thương để tránh cho vết thương chảy máu nhiều. Sau đó dùng băng sạch băng vết thương cầm máu.

+ Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị kịp thời. Nến ở 48 giờ tại cơ sở y tế để theo dõi cẩn thận.

+ Tiêm phòng ngừa uốn vãn và tiêm phòng bệnh dại.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm kinh sợ nhất vì người bệnh sẽ có những biểu hiện như chó dại nhưng lại tỉnh táo đến lúc chết. Bệnh được WHO xếp hạng là bệnh gây từ vong xếp thứ 12 trong các bệnh truyền nhiễm.