Bệnh Viện Chó Mèo Thanh Hoá / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Bệnh Viện Thú Cưng Thanh Xuân

Tin bán chuyên đăng 3 năm trước

Siêu thị – Bệnh viện thú cưng Thanh Xuân [BMT]

100000

Email: youkiery@gmail.com Điện thoại: 0339837545 Địa chỉ: 12 – 14 Lê Đại Hành, Buôn Ma Thuột, Thành Công, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Khu vực

Thành Công, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Chia sẽ tin đăng này cho bạn bè:

http://quangcaonhanh60s.com/sieu-thi-benh-vien-thu-cung-thanh-xuan-bmt/

Tin rao này đã được kiểm duyệt. Nếu gặp vấn đề, vui lòng báo cáo tin đăng hoặc liên hệ CSKH để được trợ giúp.

Báo cáo tin đăng

Tin rao vặt này có vấn đề gì?

Báo cáo tin đăng

Lừa đảo

Trùng lặp

Hàng đã bán

Không liên lạc được

Thông tin không đúng thực tế

Thông tin

Bệnh Viêm Phế Quản Ở Chó, Mèo – Bệnh Viện Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

I. KHÁI NIỆM

Bệnh viêm phế quản là bệnh viêm niêm mạc đường hô hấp, viêm phế quản hay phế quản nhỏ sau đó dẫn đến viêm khí quản. Bệnh nặng dẫn đến viêm phổi.

Bệnh hay xảy ra ở chó, mèo khi thời tiết thay đổi từ ấm áp sang lạnh ẩm, thường từ cuối thu sang đông và đến đầu mùa xuân.

II. NGUYÊN NHÂN BỆNH

Con vật nhiễm cùng lúc một số loài vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như: liên cầu, tụ cầu, Klebsiella pneumonia, Bordetella bronchiseptica.

Thường kế phát của một số bệnh nhiễm trùng như Carê, viêm ruột, bệnh ký sinh trùng.

Do thời tiết và vệ sinh môi trường, hít phải khói, bui, hóa chất gây kích thích đường hô hấp.

Do thức ăn, nước uống sặc xuống đường hô hấp

III. TRIỆU CHỨNG

Do chất kích thích vào đường hô hấp, tác động đến thần kinh gây ho và nếu tác động lâu sẽ sinh bệnh tích viêm, niêm mạc sưng do viêm hoặc sung huyết sẽ làm hẹp đường hô hấp. Các chất phân tiết bịt kín đường thông khí làm cho khó thở; do vậy, con vật có những biểu hiện đặc trưng như:

Con vật ho, khó thở, nhất là vào buổi sáng, lúc đầu ho khan, sau trở thành ho ướt và kéo dài.

Thở khò khè, có tiếng ran, chảy nước mắt, mũi liên tục.

Có thể kèm theo sốt 39,5-40,5⁰C, con vật mệt mỏi, bỏ ăn.

Viêm phế quản mãn tính thường không sốt nhưng ho kéo dài, có lúc ho ra đờm đặc nhầy.

IV. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

4.1. Phòng bệnh

Nơi ở của chó mèo phải luôn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đủ chất, chỗ nằm phải đảm bảo ấm mùa đông, thoáng mùa hè.

Tiêm vắc xin phòng bệnh cho chó định kỳ các loại vắc xin sau: dại, Carê, Parvovirus, Viêm gan truyền nhiễm, ho của chó… để không nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác, trên cơ sở đó chó có khả năng đề kháng bệnh về hô hấp.

4.2. Điều trị

Nguyên tắc chung:

Dùng kháng sinh diệt nguyên nhân gây bệnh.

Thuốc chữa trị triệu chứng.

Thuốc bổ trợ.

Hộ lý: tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng tốt

Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa Xử Trí Thành Công Cho Bệnh Nhi Bị Chó Cắn Gây Tổn Thương Nặng

Bệnh viện Nhi Thanh Hóa xử trí thành công cho bệnh nhi bị chó cắn gây tổn thương nặng

Một bé gái vừa được đưa vào Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cấp cứu trong tình trạng vùng mặt và đầu bị chó cắn gây tổn thương rất nặng và chảy máu nhiều.

Bệnh nhi là Ng.Kh.Th., 24 tháng tuổi, ở Đông Quang (Đông Sơn), sang nhà hàng xóm chơi đùa, không may bị chó cắn; nhập viện vào Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Thanh Hóa khoa trong tình trạng vùng da đỉnh đầu rách, bong lóc lộ sọ, 3 vết cắn kích thước 3cm x 8cm, rách da, mất tổ chức vùng má thái dương phải kích thước 2cm x 9cm, lộ mạch máu, chảy máu đẫm gạc, rách da vùng cổ kích thước 2cm x 2cm. Bệnh nhi nhanh chóng được khám và được hội chẩn mổ cấp cứu với chẩn đoán: Đa vết thương hàm mặt do chó cắn, ca mổ kéo dài trong 2h.

Sau 5 ngày điều trị, hiện tại bệnh nhi đã tỉnh, vết mổ đã khô, ăn uống được, chơi ngoan, chuẩn bị xuất viện.

Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Thanh Hóa: Trung bình mỗi năm Khoa Răng Hàm Mặt tiếp nhận điều trị 20-30 ca bị chó cắn vùng đầu mặt. Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh dại, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm; gia đình trẻ không cho trẻ lại gần chó, đặc biệt chó lạ; không trêu chọc chó khi chó đang ăn, đang ngủ và khi trẻ đang ăn.

Khi bị chó cắn cần xử lý vết thương kịp thời. Nếu vết thương nhỏ, không chảy máu hay chảy máu ít nên rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước; vết thương lớn cần cầm máu ép vết thương bằng gạc, vải sạch, hạn chế làm dập vết thương, không được băng kín vết thương và đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng ngừa mới không bị bệnh dại.

Đặc biệt, cần theo dõi vết thương, biểu hiện của trẻ; theo dõi chó trong 15 ngày tiếp theo, không được đánh chết chó; người dân tuyệt đối không được dùng thuốc nam, nhờ thầy lang hoặc tự chữa khi bị chó cắn.

Tô Hà

Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa Điều Trị Thành Công Bệnh Nhân Bị Vết Thương Sọ Não Hở Do Chó Cắn

Bệnh viện Nhi Thanh Hóa điều trị thành công bệnh nhân bị vết thương sọ não hở do chó cắn

Ngày 20-2 Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận bệnh nhân Trần Văn D (53 tháng tuổi) ở xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, nhập viện với nhiều vết thương vùng đầu do do chó cắn.

Hình ảnh CT scanner sọ não bệnh nhân.

Sau khi bị chó nhà nuôi cắn, bệnh nhân được sơ cứu tại bệnh viện huyện rồi chuyển Bệnh viện Nhi Thanh Hóa trong tình trạng ý thức li bì, gọi hỏi trả lời chậm, nhiều vết thương vùng đầu, vết thương dài nhất 15 cm, sưng nề thấm dịch đục.

Bệnh nhân được chụp CT scanner sọ não, hồi sức, dùng kháng sinh phòng, chống nhiễm khuẩn. Trên film CT scanner sọ não có hình ảnh của vỡ nát xương thái dương, xương chẩm trái gần với vị trí xoang tĩnh mạch, kèm hình ảnh mảnh xương di trú vào bên trong não.

Chẩn đoán vết thương sọ não hở vùng chẩm và thái dương trái do chó cắn, bệnh nhân được hội chẩn liên chuyên khoa và có chỉ định mổ cấp cứu.

Thạc sĩ, bác sĩ Dư Văn Nam, phẫu thuật viên chính ca mổ cho biết: Ca mổ được tiên lượng rất phức tạp, nguy cơ mất máu nhiều vì vết thương ở vùng có xoang tĩnh mạch não.

Các phẫu thuật viên đã tiến hành bóc lộ vùng tổn thương, bỏ mảnh xương vụn nát, mảnh xương di trú vào trong não, bơm rửa, cầm máu vùng não bị tổn thương, tạo hình vá kín màng não bị rách, cắt lọc, bơm rửa, khâu phục hồi vết thương da đầu.

Sau 3 tiếng đồng hồ ca mổ hoàn thành, bệnh nhân tiếp tục được hồi sức sau mổ, dùng kháng sinh, thay băng vết mổ. Sau 3 ngày bệnh nhân tỉnh hoàn toàn, không có di chứng não, vết mổ khô. Sau 10 ngày bệnh nhân được xuất viện.

Sức khỏe bệnh nhân ổn định sau phẫu thuật.

Trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Phùng Đức Toàn, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện nhi Thanh Hóa, được biết hàng năm vẫn có nhiều trẻ em bị chó cắn phải vào Bệnh viện nhi Thanh Hóa phẫu thuật cấp cứu.

Do trẻ nhỏ nên thường bị chó tấn công vào vùng đầu, mặt, cổ. Do đó, các gia đình có trẻ nhỏ nên hạn chế nuôi chó, nếu nuôi phải được tiêm phòng, xích nhốt ở khu vực xa trẻ em, có rọ mõm, nhắc nhở trẻ tránh tiếp xúc, đùa nghịch khi chó đang ăn, ngủ.

Với các tổn thương phức tạp như trường hợp vết thương sọ não hở do chó cắn nêu trên, cần được phẫu thuật tại cơ sở y tế nhi khoa chuyên sâu nhằm hạn chế tổn thương sức khỏe, tinh thần và di chứng cho người bệnh.

Tô Hà

Siêu Âm Chó Mèo Bệnh Viện Thú Y Hải Đăng

Chó, mèo cũng giống như con người: khi mang thai đều có những giai đoạn, cũng như chu kỳ của chúng. Trong mỗi giai đoạn phát triển của bào thai là sự diễn biến phức tạp, thay đổi từng ngày, từng ngày một. Do đó bào thai có thể thuận lợi phát triển hay gặp bất lợi và có thể chết. Khi thai chết ta cần biết sớm để có phương án hỗ chợ kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc gây chết chó mẹ.

Ta nên siêu âm để biết ch, mèo chửa bao nhiêu con, ngôi thai xuôi ngược như thế nào, thai có nằm nghang không? Nguy cơ khó đẻ hay phải mổ đẻ, bác sỹ sẽ tư vấn cho gia chủ để có phương án tốt nhất.

2. Những giai đoạn nào cần siêu âm ?

*Theo kinh nghiệm của BS thì nên siêu âm chó mèo theo các giai đoạn sau:Để biết có thai hay không, chó có thể siêu âm 25-30 ngày tùy loại chó, mèo có thể 20-25 ngày. ( Tính bắt đầu từ ngày phối cuối cùng)

Để đếm rõ số lượng thai nên siêu âm từ 30-40 ngày có thể chính xác tới 95%

Để biết rõ sức khỏe của thai trước khi sinh và khả năng đẻ mổ hay đẻ thường ta nên siêu âm ngày 50-55 ngày. Chú ý vào khoảng thời gian này chó con rất hay bị chết lưu, nên việc siêu âm là rất quan trọng.

3. Tại sao số lượng thai hay bị biến động ?

Trong quá trình phát triển của thai thường phải trải qua nhiều giai đoạn nên thai nào có đủ sức khỏe thì cos thể tồn tại và phát triển tiếp còn thai nào yếu quá không phát triển được thì sẽ chết đi gọi là quá trình tiêu thai.

Nếu thai tiêu trước 40 ngày thì thường không thấy biểu hiện bất thường, còn thai chết sau 45 ngày thì sẽ thấy dịch chảy ra mầu xanh đen

4. Có thể siêu âm được giới tính chó con ?

* Qua nghiên cứu nhiều năm thì hiện nay Bs Hải Đăng có thể siêu âm phát hiện đực cái cho chó khi chó chửa được 50 ngày trở ra. Những trường hợp chó chửa ít con và tư thể con nằm thuận lợi thì có thể siêu âm xác định được đực cái.