Bệnh Viện Thú Cưng Thanh Xuân

Tin bán chuyên đăng 3 năm trước

Siêu thị – Bệnh viện thú cưng Thanh Xuân [BMT]

100000

Email: [email protected] Điện thoại: 0339837545 Địa chỉ: 12 – 14 Lê Đại Hành, Buôn Ma Thuột, Thành Công, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Khu vực

Thành Công, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Chia sẽ tin đăng này cho bạn bè:

http://quangcaonhanh60s.com/sieu-thi-benh-vien-thu-cung-thanh-xuan-bmt/

Tin rao này đã được kiểm duyệt. Nếu gặp vấn đề, vui lòng báo cáo tin đăng hoặc liên hệ CSKH để được trợ giúp.

Báo cáo tin đăng

Tin rao vặt này có vấn đề gì?

Báo cáo tin đăng

Lừa đảo

Trùng lặp

Hàng đã bán

Không liên lạc được

Thông tin không đúng thực tế

Thông tin

Bệnh Viêm Phế Quản Ở Chó, Mèo – Bệnh Viện Thú Y – Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

I. KHÁI NIỆM

Bệnh viêm phế quản là bệnh viêm niêm mạc đường hô hấp, viêm phế quản hay phế quản nhỏ sau đó dẫn đến viêm khí quản. Bệnh nặng dẫn đến viêm phổi.

Bệnh hay xảy ra ở chó, mèo khi thời tiết thay đổi từ ấm áp sang lạnh ẩm, thường từ cuối thu sang đông và đến đầu mùa xuân.

II. NGUYÊN NHÂN BỆNH

Con vật nhiễm cùng lúc một số loài vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như: liên cầu, tụ cầu, Klebsiella pneumonia, Bordetella bronchiseptica.

Thường kế phát của một số bệnh nhiễm trùng như Carê, viêm ruột, bệnh ký sinh trùng.

Do thời tiết và vệ sinh môi trường, hít phải khói, bui, hóa chất gây kích thích đường hô hấp.

Do thức ăn, nước uống sặc xuống đường hô hấp

III. TRIỆU CHỨNG

Do chất kích thích vào đường hô hấp, tác động đến thần kinh gây ho và nếu tác động lâu sẽ sinh bệnh tích viêm, niêm mạc sưng do viêm hoặc sung huyết sẽ làm hẹp đường hô hấp. Các chất phân tiết bịt kín đường thông khí làm cho khó thở; do vậy, con vật có những biểu hiện đặc trưng như:

Con vật ho, khó thở, nhất là vào buổi sáng, lúc đầu ho khan, sau trở thành ho ướt và kéo dài.

Thở khò khè, có tiếng ran, chảy nước mắt, mũi liên tục.

Có thể kèm theo sốt 39,5-40,5⁰C, con vật mệt mỏi, bỏ ăn.

Viêm phế quản mãn tính thường không sốt nhưng ho kéo dài, có lúc ho ra đờm đặc nhầy.

IV. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

4.1. Phòng bệnh

Nơi ở của chó mèo phải luôn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đủ chất, chỗ nằm phải đảm bảo ấm mùa đông, thoáng mùa hè.

Tiêm vắc xin phòng bệnh cho chó định kỳ các loại vắc xin sau: dại, Carê, Parvovirus, Viêm gan truyền nhiễm, ho của chó… để không nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác, trên cơ sở đó chó có khả năng đề kháng bệnh về hô hấp.

4.2. Điều trị

Nguyên tắc chung:

Dùng kháng sinh diệt nguyên nhân gây bệnh.

Thuốc chữa trị triệu chứng.

Thuốc bổ trợ.

Hộ lý: tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng tốt

Bệnh Parvo Ở Chó – Bệnh Viện Thú Y Petcare

•   Mệt mỏi •   Giảm hoặc bỏ ăn •   Đau bụng và chướng bụng •   Sốt cao hoặc thân nhiệt thấp •   Nôn mửa •   Trong trường hợp nặng thường bị tiêu chảy ra phân có máu •   Nôn mửa và tiêu chảy kéo dài sẽ gây nên tình trạng mất nước, virus gây tổn thương đến ruột và hệ miễn dịch sẽ gây ra sốc do nhiễm khuẩn. Phần lớn chó chết trong vòng 48-72 giờ từ khi có triệu chứng đầu tiên. Nếu chó có các biểu hiện trên, vui lòng đem chó đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Chẩn đoán và điều trị

Bệnh Parvo thường được chẩn đoán và điều trị dựa trên tiền sử của vật nuôi, chẩn đoán và làm xét nghiệm. Chưa có thuốc đặc hiệu để tiêu diệt virus trên chó bị nhiễm, việc điều trị chỉ giúp hỗ trợ cho đến khi hệ miễn dịch của chó đủ khả năng chống lại bệnh. Chó cần được giữ ấm, điều trị và chăm sóc ngay lập tức để chống mất nước bằng phương pháp truyền dịch, kiểm soát tình trạng ói và tiêu chảy, và ngăn ngừa nhiễm khuẩn kế phát. Việc điều trị bệnh parvo có thể tốn kém, và chó vẫn có thể chết dù được diều trị tích cực. Việc phát hiện bệnh sớm và tích cực điều trị bằng phương pháp đúng có thể đem lại tỉ lệ sống đến 90%. Chó bệnh cần được cách li để giảm thiểu nguy cơ lây lan virus cho chó khỏe. Cần làm vệ sinh và sát trùng chuồng nuôi hoặc các khu vực sinh hoạt của chó để hạn chế lây lan virus.

Phòng ngừa bệnh parvovirus

Để phòng ngừa bệnh parvo ở chó, cần tuân thủ đúng lịch chủng ngừa và làm vệ sinh sạch sẽ nơi ở chủa chó. Chó con dễ bị mắc bệnh vì kháng thể tự nhiên trong sữa chó mẹ có thể không đủ để bảo vệ cho đến lúc hệ miễn dịch của chó con đủ mạnh để tự chống lại bệnh hoặc vắc xin chích vào đã bị trung hòa bởi kháng thể chó mẹ. Vì vậy chủ nuôi cần tuân theo lịch chủng ngừa của bác sĩ thú y để phòng bệnh cho vật nuôi một cách tốt nhất.

Cho đến khi chó con hoàn thành lịch tiêm chủng đầu tiên, chủ nuôi nên chú ý khi dắt chó đến công viên, lớp huấn luyện chó, các cửa hàng bán đồ thú cưng, các dịch vụ khách sạn cho chó và các tiệm cắt tỉa lông cho chó.

Chó chưa chủng ngừa không được tiếp xúc với chó bệnh hoặc chó chưa rõ lịch chủng ngừa. Người đã tiếp xúc với chó bệnh không nên tiếp xúc với chó khác, nếu phải tiếp xúc nên rửa tay (và sát khuẩn hoặc thay quần áo) trước khi tiếp xúc.

Mặc dù đã chích ngừa nhưng vẫn có 1 số ít chó không tạo được kháng thể bảo vệ nên vẫn dễ bị mắc bệnh.

Không bao giờ cho chó tiếp xúc ( ngửi, liếm,..) với phân của chó khác ở ngoài đường, công viên, sân chơi,… Hãy dọn phân của thú cưng để tránh lây nhiễm parvovirus cũng như các bệnh khác có thể gây ảnh hưởng tới con người và động vật.

Nếu chó có biểu hiện nôn mửa hoặc tiêu chảy hay đã từng tiếp xúc với chó bệnh, chủ nuôi không nên đem chó đến công viên, tiệm thẩm mỹ cho chó, khách sạn cho chó, công viên,… để tránh virus lây lan gây bệnh cho chó khác. Nguồn: https://www.avma.org/public/PetCare/Pages/canine-parvovirus.aspx

Bệnh Parvo Ở Chó Phốc L Bệnh Viện Thú Cảnh Dreampet

Bệnh Parvo ở chó phốc rất nguy hiểm. Bởi nó có nguy cơ lây nhiễm cao. Đối với những chú phốc nhỏ tỷ lệ tử vong lên đến 80%.

Bệnh Parvo ở chó là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh này do virus Canine Parvovirus gây ra. Bệnh dễ lây nhiễm và lây nhiễm rất nhanh. Chỉ cần tiếp xúc với chó ốm hoặc gián tiếp qua 1 vật trung gian đã tiếp xúc với chó ốm là chó sẽ bị nhiễm. Những chú chó nhỏ, những chú chó chưa được tiê phòng đầy đủ dễ bị Parvo virus tấn công hơn. Nếu can thiệp sớm phốc có khả năng được cứu sống và trở lại cuộc sống bình thường.

Biểu hiện của bệnh parvo ở chó phốc như thế nào?

Trong vòng từ 3 – 10 ngày các triệu chứng sẽ xuất hiện. Tần suất, số lượng của các triệu chứng ngày một tăng. Ban đầu sẽ là biếng ăn, bỏ ăn, mệt mỏi,…

Càng về sau các biểu hiện càng trầm trọng, rõ rệt. Cụ thể như sốt cao hoặc thân nhiệt ha. Đau bụng, chướng bụng là tình trạng tất yếu. Trong trường hợp nặng phốc sẽ bị tiêu chảy, tiêu chảy ra máu. Phân lỏng, tanh.

Nếu nôn mửa, tiêu chảy kéo dài, chó sẽ rơi vào trạng thái mất nước nghiêm trọng. Ruột và dạ dày sẽ bị tổn thương nặng nề. Sau 48 đến 72 giờ phốc sẽ tử vong.

Cách phòng tránh bệnh parvo ở chó phốc

Có nhiều cách để phòng tránh bệnh pravo ở chó phốc. Nếu kết hợp chúng cùng một lúc thì hiệu quả sẽ cao hơn.

Tiêm phòng vacxin đầy đủ, đúng thời gian quy định.

Tăng sức đề kháng cho chó bằng chế độ tập luyện và chế độ ăn uống.

Không cho chó tiếp xúc với chó bệnh.

Khi ra ngoài về nhà không bế ẵm, vuốt ve chó ngay mà phải thay đồ, vệ sinh tay chân trước.

Không cho chó chơi ở những nơi ẩm thấp, tùy tiện ăn thức ăn sống, tái, lạ.

Chó phốc hay bất kỳ chó nào đều có nguy cơ cao bị bệnh parvo. Một khi nhiễm bệnh không được chủ quan, tự chữa trị ở nhà. Để cứu phốc khỏi tay tử thần chỉ có cách duy nhất là đưa ngay em ấy đến phòng khám thú y gần nhất.

BỆNH VIỆN THÚ Y DREAMPET

Bệnh viện thú ý Số 1 Việt Nam về Uy tín, chuất lượng, cùng đội ngũ bác sỹ thú y giỏi, yêu nghề !

Địa chỉ : Số 44 – Lô B1 – Nguyễn Cảnh Dị – KĐT Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội

0901.203.999 Đặt lịch khám

Bệnh Viện Nhi Thanh Hóa Xử Trí Thành Công Cho Bệnh Nhi Bị Chó Cắn Gây Tổn Thương Nặng

Bệnh viện Nhi Thanh Hóa xử trí thành công cho bệnh nhi bị chó cắn gây tổn thương nặng

Một bé gái vừa được đưa vào Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cấp cứu trong tình trạng vùng mặt và đầu bị chó cắn gây tổn thương rất nặng và chảy máu nhiều.

Bệnh nhi là Ng.Kh.Th., 24 tháng tuổi, ở Đông Quang (Đông Sơn), sang nhà hàng xóm chơi đùa, không may bị chó cắn; nhập viện vào Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Thanh Hóa khoa trong tình trạng vùng da đỉnh đầu rách, bong lóc lộ sọ, 3 vết cắn kích thước 3cm x 8cm, rách da, mất tổ chức vùng má thái dương phải kích thước 2cm x 9cm, lộ mạch máu, chảy máu đẫm gạc, rách da vùng cổ kích thước 2cm x 2cm. Bệnh nhi nhanh chóng được khám và được hội chẩn mổ cấp cứu với chẩn đoán: Đa vết thương hàm mặt do chó cắn, ca mổ kéo dài trong 2h.

Sau 5 ngày điều trị, hiện tại bệnh nhi đã tỉnh, vết mổ đã khô, ăn uống được, chơi ngoan, chuẩn bị xuất viện.

Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi Thanh Hóa: Trung bình mỗi năm Khoa Răng Hàm Mặt tiếp nhận điều trị 20-30 ca bị chó cắn vùng đầu mặt. Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh dại, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm; gia đình trẻ không cho trẻ lại gần chó, đặc biệt chó lạ; không trêu chọc chó khi chó đang ăn, đang ngủ và khi trẻ đang ăn.

Khi bị chó cắn cần xử lý vết thương kịp thời. Nếu vết thương nhỏ, không chảy máu hay chảy máu ít nên rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước; vết thương lớn cần cầm máu ép vết thương bằng gạc, vải sạch, hạn chế làm dập vết thương, không được băng kín vết thương và đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng ngừa mới không bị bệnh dại.

Đặc biệt, cần theo dõi vết thương, biểu hiện của trẻ; theo dõi chó trong 15 ngày tiếp theo, không được đánh chết chó; người dân tuyệt đối không được dùng thuốc nam, nhờ thầy lang hoặc tự chữa khi bị chó cắn.

Tô Hà