Bệnh Ghẻ Ở Chó Lây Sang Người / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Bệnh Ghẻ Demodex Ở Chó Có Lây Sang Người Không?

Ghẻ chó Demodex có lây sang người không? Demodex có lây không?… Là những câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt những gia đình đang có chó bị ghẻ Demodex. Vậy sự thật như thế nào? Ghẻ demodex ở chó có lây sang người không? Nếu có lây thì lây qua đường gì?

Bệnh ghẻ Demodex ở chó là gì?

Bệnh ghẻ Demodex ở chó hay còn gọi là bệnh xà mâu, do ký sinh trùng Demodex canis ký sinh trong nang lông và tuyến bã nhờn gây nên, đây là một trong số những bệnh ngoài da xuất hiện ở chó, bệnh này thường bùng phát do bị lây từ con này sang con khác hoặc do hệ miễn dịch của chó bị suy yếu dẫn tạo cơ hội cho ký sinh trùng hoành hành.

Những triệu chứng khi chó bị ghẻ Demodex

Ghẻ Demodex ở chó được chia thành 2 dạng: khu trú hoặc toàn thân, tùy thuộc vào từng dạng mà có những biểu hiện khác nhau, cụ thể như sau:

Ghẻ Demodex toàn thân: Vùng tổn thương rộng khắp cả người, đỏ, đau dữ dội, rụng lông và bị đóng vảy lên, ghẻ lở toàn thân thường bị ở chó trưởng thành, rất khó điều trị.

Ghẻ Demodex khu trú: Có vùng tổn thương nhỏ và riêng biệt, ghẻ khu trú dễ điều trị hơn.

Bệnh ghẻ Demodex ở chó có lây sang người không?

Thắc mắc về bệnh ghẻ Demodex có lây sang người không thực sự không phải là băn khoăn của không phải một ai mà là câu hỏi của rất nhiều người, đặc biệt những ai đang có thú cưng đang bị ghẻ Demodex. Vậy thực hư thế nào?

Bệnh ghẻ chó Demodex có thể lây lan sang người, nhà có chó bị demodex cũng không được chủ quan. Bệnh ghẻ chó Demodex ở chó có thể lây sang người bằng nhiều con đường khác nhau như:

Ôm hôn: Nhiều chú thú cưng được chủ thương yêu, vuốt ve, thậm chí chủ còn ôm hôn và cho ngủ chung giường. Ban đầu, lúc mới phát bệnh chưa có những dấu hiệu rõ ràng cho nên những chú thú cưng được chủ nựng nịu, vuốt ve và vô tình lây bệnh cho chủ.

Tiếp xúc trực tiếp với vùng da đang bị nhiễm ký sinh trùng: Có những trường hợp chủ làm vệ sinh vết thương cho chó nhưng lại không vệ sinh tay sạch sẽ sau khi làm, vô tình trứng hoặc ký sinh trùng demodex được dịp “đổi chủ” sang người.

Chuồng trại không sạch sẽ: Trong lúc nhà có chó đang bị ghẻ nhưng chủ lại không vệ sinh chuồng sạch sẽ, lông rụng nhiều, vung vãi khắp nhà cũng là điều kiện để ký sinh trùng lây lan sang người.

Như vậy, khẳng định lại một lần nữa: Bệnh ghẻ Demodex ở chó có lây sang người không? Câu trả lời là CÓ. Nếu chủ nhà không cách ly hoặc vệ sinh không sạch sẽ thì nguy cơ lây lan từ chó sang nhiều rất cao. Vì thế, khi trong nhà có chó bị nhiễm demodex thì chủ nhà cần phải cận thận để tránh trường hợp lây lan và quan trọng hơn hết là phải đưa cún yêu đi bác sĩ thú y để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Vậy từ người qua người thì Demodex có lấy không?

Thứ nhất, ký sinh trùng Demodex dễ lây lan từ người này sang người khác và tốc độ lây lan cũng khá nhanh. Khả năng lây lan khá cao nếu tiếp xúc thường xuyên với da của người bệnh. Bởi vì, ký sinh trùng luôn có mặt trên cơ thể của bất kì ai, khi tiếp xúc với người bệnh thường xuyên, tạo cơ hội cho số lượng ký sinh trùng demodex tăng lên và chúng ra sức “hoành hành”, phá hỏng làn da.

Từ người sang người Demodex lây lan bằng con đường nào?

Demodex có lây không là câu hỏi được nhiều người tò mò, đừng lo chúng tôi sẽ bật mí ngay sau đây:

Sử dụng chung vật dụng cá nhân

Sử dụng chung những vật dụng cá nhân như: chăn mền, chiếu gối, gối ôm, khăn mặt,.. với người bị demodex chẳng khác nào tạo điều kiện để k sinh trùng demodex lây lan. Sau khi xét nghiệm và phát hiện mình đã bị Demodex thì trước tiên người bệnh phải nhanh chóng vệ sinh nhà cửa, vệ sinh vật dụng cá nhân để bảo vệ những người xung quanh.

Hành động thân mật

Những hành động thân mật như ôm hôn, cọ xát mặt vào nhau là điều kiện để trứng của demodex lây sang người khác.

Lây từ mẹ sang con

Có những bà mẹ bị demodex trên mô vú và khi cho con bú hoặc cũng có thể em bé bị lây demodex do bộ phận sinh dục của người mẹ bị nhiễm ký sinh trùng demodex.

Cách điều trị viêm da do ký sinh trùng Demodex

Trước hết, người bệnh cần phải xác định tâm lý, muốn điều trị được Demodex phải cần có thời gian lâu dài và kiên trì. Thứ hai, khi da bị Demodex chắc chắn sẽ không thể nào tránh được những hiện tượng như da mẩn đỏ, ngứa ngáy, vào ban đêm có cảm giác trên mặt mình có con gì đang bò vì đó là thời gian con đực đi kiếm bạn tình của mình để giao phối. Thứ ba, hãy tập trung vào điều trị Demodex.

Trong quá trình điều trị Demodex, các bạn cần phải lưu ý hạn chế sử dụng mỹ phẩm, vì không phải loại mỹ phẩm nào cũng đều phù hợp với da nhiễm Demodex, nếu sử dụng loại mỹ phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng thì lại vô tình cung cấp cho ký sinh trùng demodex lượng thức ăn dồi dào để chúng sinh sôi nhanh hơn. Trong rất nhiều loại mỹ phẩm thì có lẽ mỹ phẩm Physiodermie tự tin nói rằng đây là dòng mỹ phẩm có thể điều trị được bệnh Demodex. Physiodermie đã từng điều trị thành công cho khách hàng bị nhiễm Demodex bằng mỹ phẩm thiên nhiên trị liệu từ Thụy Sĩ.

Bệnh Sán Chó Có Lây Không – Người Sang Người &Amp; Chó Sang Người?

Bệnh sán chó hay còn gọi là bệnh kén sán chó, sán dây chó, nang sán chó… Do một loại giun tròn được gọi là giun đũa chó mèo do một loại ký sinh trùng sán dây thuộc giống Echinococcus, có tên gọi Toxocara canis hay toxocara cati gây ra.

Loại sán này phát triển trong cơ thể chó mèo, khi giun đẻ trứng, trứng sẽ theo phân ra ngoài môi trường và hóa phôi sau 1 – 2 tuần. Nếu nuốt phải trứng sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Triệu chứng của bệnh sán chó thường ẩn, khó nhận biết và không có biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ sẽ thấy:

– Người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, thường đau bụng, chán ăn, ăn không ngon, sụt cân, người nóng sốt, ho, thở khò khè…

– Nếu di chuyển lên phổi sẽ gây viêm phổi, suyễn, khó thở.

– Nếu di chuyển lên mắt sẽ gây viêm xung quanh mắt và các bệnh ở võng mạc.

– Nếu di chuyển lên não sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, người mệt mỏi, lờ đờ, có triệu chứng viêm não.

– Nếu ký sinh ở da sẽ tạo nên những cục u với sự tập trung của một lượng lớn các thể nang sán chó.

Sán chó gây ngứa trên da người

Bệnh sán chó có lây không?

Sán chó có lây không, sán chó lây qua người như thế nào là thắc mắc chung của rất nhiều người. Thực tế, sán chó là một bệnh có thể lây từ chó sang người. Con đường lây truyền như sau:

– Sau khi sán đẻ trứng, trứng sẽ theo phân ra ngoài môi trường phát tán vào đất, bụi, rau…

– Nếu không vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi tiếp xúc với chó hoặc dùng rau chưa được rửa sạch, rau sống sẽ dễ nuốt trứng sán vào miệng.

– Sau khi nuốt trứng, các ấu trùng giun được phóng thích, xuyên qua thành ruột và di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh theo đường máu. Các ấu trùng sống sót sẽ gây bệnh và bị phản ứng viêm của cơ thể người tiêu diệt.

– Lúc này, chúng sẽ ngừng phát triển nhưng lại gây ra các tổn thương tại mô.

Bệnh sán chó có lây từ người sang người không?

Như đã phân tích, sán chó có thể lây từ chó sang người thông qua tiếp xúc, sử dụng thức ăn có trứng sán gây bệnh. Tuy nhiên, sán chó không phải là bệnh lây từ người sang người. Nhưng lại có thể lây nhiễm cho người vô tình nuốt phải sán chó bị dính trong thức ăn.

Khi trong gia đình có người mắc bệnh, thì các thành viên khác vẫn nên tiến hành xét nghiệm vì sử dụng chung một nguồn thức ăn chứa sán chó. Vì vậy nguyên nhân khiến nhiều người cùng mắc bệnh là do sử dụng thức ăn nhiễm sán chứ không phải do lây nhiễm từ người sang người.

Bệnh sán chó có lây từ mẹ sang con không?

Có thể khẳng định, sán chó là bệnh không lây nhiễm từ người sang người kể cả từ mẹ sang con. Sán chó chỉ lây nhiễm ở chó sang người do ăn uống những thức ăn có dính trứng sán hoặc thường xuyên tiếp xúc với chó bị sán mà không rửa sạch tay trước khi ăn, uống.

Tuy chưa có ghi nhận dị tật nào cho thai nhi khi bị nhiễm ký sinh trùng sán chó nhưng nó lại làm tăng tỷ lệ hư và sẩy thai. Do đó, mẹ bầu nên thường xuyên thăm khám để điều trị và theo dõi tình hình sức khỏe.

Ngoài ra, với thắc mắc sán chó có lây từ người qua người không thì có thể khẳng định là không. Bệnh này không hề lây nhiễm qua đường nước bọt hay quan hệ. Việc ôm hôn, quan hệ vợ chồng không hề khiến bạn hoặc đối phương nhiễm sán chó được.

Bệnh sán chó nguy hiểm như thế nào?

Mặc dù không phải là bệnh lây nhiễm từ người sang người nhưng nguy cơ mắc sán chó là rất cao. Không chỉ vậy, trong cơ thể người, ấu trùng sán chó có thể di chuyển đến nhiều cơ quan như gan, phổi, mắt, não để gây bệnh. Nếu không kịp thời điều trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

– Tổn thương ở mắt: Thường gặp ở trẻ từ 5 – 10 tuổi với các triệu chứng giảm thị lực một bên mắt. Nếu không điều trị có thể gây lé hoặc mù lòa.

– Tổn thương nội tạng: Hoại tử gan, gan to, lách to, viêm cơ tim, viêm thận.

– Tổn thương hệ thần kinh trung ương: Gây ra các triệu chứng co giật, tâm thần, thậm chí có thể tử vong nếu di chuyển đến não.

Biện pháp phòng ngừa bệnh sán chó

Sán chó là bệnh có thể lây lan qua đường ăn uống hoặc lây trực tiếp sang người nếu tiếp xúc với chó bị sán mà không rửa tay sạch sẽ. Cho nên có thể phòng tránh bệnh bằng cách:

Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

Thực hiện ăn chín uống sôi, sơ chế thực phẩm kĩ, hạn chế sử dụng các loại rau sống.

Tẩy giun định kỳ, tắm cho chó thường xuyên, không nên cho trẻ ngủ chung với thú cưng.

Không cho chó thường xuyên vào nhà nhất là những gia đình có trẻ tập bò, đi đứng.

Không cho bé nghịch đất, rửa sạch đồ chơi cho trẻ, tránh để bé ngậm đồ chơi hoặc đưa tay vào miệng khi tiếp xúc với chó mèo.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

Tiếp xúc với chó thường xuyên nhưng không rửa tay sạch sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sán chó

Xét nghiệm bệnh sán chó ở đâu tại Buôn Ma Thuột

Bạn nên đến phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng để khám và xét máu, sau khi có kết quả xét nghiệm bác sĩ chuyên khoa ký sinh trùng sẽ kê toa thuốc cho bạn về nhà điều trị và hẹn ngày tái khám xét nghiệm lại.

Tại ĐăkLăk, nếu bạn có nhu cầu xét nghiệm Bệnh Sán chó – xét nghiệm Ký sinh trùng tại BMT, hãy đến Trung tâm xét nghiệm BMT. Chúng tôi chuyên các xét nghiệm Ký Sinh Trùng – Chỉ trong 2h xét nghiệm sẽ có kết quả. Sẽ có Bác sĩ chuyên ngành Ký Sinh Trùng tư vấn trước và sau khi xét nhiệm.

http://trungtamxetnghiembmt.com/xet-nghiem-ky-sinh-trung

Hiện tại, bạn không cần phải vất vả bắt xe xuống Quy Nhơn để làm xét nghiệm ký sinh trùng nữa, vì ngay tại thành phố Buôn Ma Thuột, chúng tôi đã có 2 cơ sở xét nghiệm Ký sinh trùng tại TP.Buôn Ma Thuột, đó là:

Trung tâm xét nghiệm Buôn Ma Thuột

✍️ Địa chỉ: 170 Đinh Tiên Hoàng – TP.BMT

☎️ Hotline: 02626 544 455 (24/7).

Dấu Hiệu Bệnh Sán Chó Mèo Lây Từ Vật Nuôi Sang Người

Bệnh sán chó mèo là một bệnh nhiễm trùng lây truyền từ vật nuôi sang người (zoonosis) do giun tròn ký sinh được tìm thấy trong ruột của chó (Toxocara canis) và mèo (T. cati). Được nhiều người gọi là bệnh sán chó hay còn gọi là bệnh giun đũa chó.

Bệnh sán chó mèo thường lây bệnh cho người như thế nào?

Tác nhân gây bệnh là Toxocara canis hay Toxocara cati, một loài giun tròn thường có tên gọi là sán chó mèo.

mèo sẽ đẻ trứng, trứng theo phân và ra bên ngoài môi trường sau 1 đến 2 tuần lễ, các trứng này sẽ hoá phôi.

Đây là giai đoạn có thể gây nên bệnh cho người nếu nuốt phải trứng giun sán. Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất vì do thói quen hay đùa nghịch với đất cát, mà đất cát lại là nơi phát tán trứng giun sán nhiều do đặc tính phóng uế bừa bãi của chó mèo.

Sau khi nuốt trứng vào trong cơ thể, ấu trùng giun sẽ được phóng thích ra ngoài, đi xuyên qua thành ruột và đi theo đường máu để di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh trung ương. Tại đây ấu trùng có thể sống sót trong cơ thể nhiều tháng và sau đó lại phản ứng viêm của cơ thể tiêu diệt các ấu trùng di chuyển hoặc khiến chúng ngưng phát triển, nhưng chỉ sau khi các ấu trùng này đã để lại hậu quả tổn thương tại các mô.

Tiếp xúc với chó mèo có nhiễm bệnh sán chó mèo không?

Do đặc điểm chó mèo là những vật nuôi rất gần gũi với con người, nên bệnh thường phân bố khắp thế giới và bất kỳ ai trên thế giới cũng đều có nguy cơ nhiễm bệnh sán chó mèo.

Bệnh sán chó mèo ở Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều, phần vì các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, phần vì việc làm xét nghiệm phân không được áp dụng được trong bệnh này vì giun không phát triển được đến giai đoạn trưởng thành để đẻ trứng trong ruột của con người.

Những năm gần đây có nhiều điều tra về huyết thanh học, chủ yếu kỹ thuật Elisa nhưng chỉ được giới hạn ở một số địa điểm cụ thể. Số mẫu chứa nhiều nên các số liệu khó nói lên được tình hình nhiễm chung trong cả nước.

Tuy chưa có số liệu thật chính xác về tình hình của bệnh, nhưng nguy cơ lây nhiễm trứng sán chó mèo ở người tại Việt Nam là rất cao, dẫn đến tình hình bệnh không phải là thấp, do việc nuôi chó mèo trong nhà rất phổ biến và đa số các vật nuôi này không được tắm rửa thường xuyên hay chích ngừa để phòng bệnh.

Thói quen ăn rau sống, hải sản, thịt tái sống, môi trường ô nhiễm, việc nuôi thú cưng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc nhiễm ấu trùng giun sán. Dấu hiệu bệnh sán chó mèo hiện nay có tỷ lệ nhiễm rất cao. Do đó những trường hợp bị ngứa lâu ngày cần phải đi khám và làm xét nghiệm máu để chẩn đoán giun sán gây ngứa, dị ứng da. Thông thường thì sau điều trị đặc hiệu giun sán thì bệnh nhân sẽ hết ngứa trong vòng 3 tuần.

Phòng ngừa nhiễm bệnh sán chó mèo

Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch trước khi ăn, nhà cửa phải lau dọn sạch sẽ, ăn chín uống sôi, ăn rau sống phải rửa sạch và rửa dưới vòi nước đang chảy.

Nên tắm cho chó mèo thường xuyên, khám sức khỏe định kỳ ở cơ sở thú y và xổ giun theo định kỳ. Thu gom và xử lý phân chó mèo như phân người, không để chó mèo ỉa bậy ở khắp nơi.

Bệnh Care Chó Là Gì? Có Lây Sang Người Không? Cách Chữa Trị?

Bệnh Care ở chó và Parvo là 2 chứng bệnh vô cùng nguy hiểm ở chó. Hầu như những chú chó mắc phải 2 loại bệnh này đều tử vong. Bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu tất cả những thông tin về bệnh Care.

BệnhCare là một trong những chứng bệnh nguy hiểm, nếu như không biết cách phòng tránh và chữa trị những chú chó rất dễ bị tử vong.

Đây là một căn bệnh truyền nhiễm, thường xuất hiện ở những chú chó nhỏ

Bệnh Care ở chó là do một loại virus có tên gọi Canine distemper virus gọi tắt là CDV.

Khi những virus CDV vào trong cơ thể, chúng sẽ mã hóa các chuỗi protein và hợp nhất các loại tế bào.

Từ đó gây ra hiện tượng dung hợp và hình thành hợp bào. Điều này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của cún.

Thông thường chó độ tuổi từ 2 cho đến 12 tháng tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh Care

🔔🔔🔔 KINH NGHIỆM: Đặt tên cho Chó hay

Bệnh Care có biểu hiện tương tự như bệnh chúng tôi nhiên, nếu quan sát và có những hiểu biết, bạn có thể dễ dàng nhận biết được bệnh Care.

Khi chó bị nhiễm bệnh care, biểu hiện ban đầu sẽ là mệt mỏi, chán ăn, ít hoạt động và nôn mửa.

Tiếp theo sau đó, nhiệt độ cơ thể của chúng tăng lên tầm 40 o C. Sau khoảng 24h, cơ thể của chúng lại giảm xuống khoảng 35 – 38 o C.

Cứ như vậy, khoảng 3 – 4 ngày sau cơn sốt lại bắt đầu (lúc này cún đã mắc bệnh nặng hơn).

Trong lần thứ 2 sốt, đi kèm với tăng nhiệt độ là các triệu chứng về đường hô hấp, tiêu hóa, da và hệ thần kinh.

Khi virus CDV tấn công vào cơ thể của chó. Chúng sẽ tấn công vào hệ tiêu hóa đầu tiên. Chính vì vậy, dẫn đến hiện tượng viêm da dày và ruột non.

Từ đó gây ra hiện tượng cún khát nước, nôn mửa, thường cún không ăn gì nên sẽ nôn khan, nôn ra bọt hoặc nước màu vàng.

Sau đó, càng lúc càng loãng dần và có lẫn máu tươi và niêm mạc ruột bong ra (cùng với đó là mùi hôi tanh vô cùng khó chịu).

Virus CDV không chỉ gây hại đến đường tiêu hóa mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp. Khi virus tấn công hệ hô hấp sẽ gây ra hiện tượng viêm mũi, viêm thanh và phế quản.

Bệnh nặng hơn là dẫn đến hiện tượng viêm phổi cấp khiến cho cún khó thở, khi thở có tiếng kêu lớn và nhịp thở không đều.

Đi kèm với đó là hiện tượng chảy nước mũi. Ban đầu loãng dần dần đặc hơn và có màu xanh hoặc một chút máu đen.

Biểu hiện ban đầu ở trên da, xuất hiện những nốt nhỏ màu đỏ ở vùng bụng, bẹn đùi, ngực và đùi. Sau đó, chúng sẽ loang to ra thành những hạt như hạt đỗ xanh.

Nếu để lâu chúng sẽ có mủ, khi vỡ ra sẽ có mùi tanh và hôi rất khó chịu. Những vết mụn này khi chó bệnh sức đề kháng yếu nên rất lâu lành.

Điều này sẽ khiến cho virus phát triển, dễ bị hiện tượng hoại tử da.

Khi cún bị bệnh khoảng 10 – 15 ngày, phần gan bàn chân của cún có thể bị dày lên và nứt ra. Đây là nguyên nhân khiến nhiều chú chó mắc bệnh Care bị đi khập khiễng.

Triệu chứng đầu tiên của chó mắc bệnh Care ở hệ thần kinh, chính là hiện tượng ủ rũ hoặc hung dữ. Tiếp theo là những cơn co giật từ bắp chân, mũi, tai cho đến toàn bộ cơ thể.

Những chú chó mắc bệnh Care thường sụt cân nhanh, thường dễ bị mù và điếc. Tuy nhiên, để chắc chắn chó có mắc bệnh Care hay không các bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y.

Để xác định chính xác bệnh thì cún phải được chụp X – quang phổi, chụp CT não và sử dụng que thử phân để kiểm tra.

Phương pháp kiểm tra bằng que thử là phương pháp khá đơn giản mà cũng rất chính xác. Bạn hòa phân của cún vào trong nước dung môi, sau đó nhúng que thử.

Nếu que thử hiện 2 vạch thì cún của bạn bị nhiễm Care, một vạch cún của bạn không bị mắc bệnh Care.

Bệnh Care lây nhiễm chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa và hệ thần kinh. Nếu như một chú chó bị mắc chứng bệnh Care, các bạn nên cách ly chúng ra khỏi những chú chó khỏe mạnh.

Virus CDV khi vào được cơ thể chó thông qua hệ tiêu hóa, hô hấp hoặc hệ thần kinh, sau 24h chúng sẽ sinh sản ở trong đại thực bào.

Từ đó, chúng sẽ đi theo các mạch bạch huyết vào hạch và bạch huyết phế quản (thời gian khoảng 2 – 4 ngày.

Bắt đầu từ ngày thứ 4 – 6, virus sẽ sinh sản nhiều ở dạ dày, ruột non và trong gan. Tiếp đó, chúng sẽ lây lan đến các phần biểu mô và mô thần kinh ở ngày thứ 8 – 9.

Bệnh Care có thời gian ủ bệnh và phát triển bệnh khá lâu. Tuy nhiên, mọi biểu hiện bên ngoài thường xảy ra ở chu kỳ bệnh cuối.

Chính vì vậy, nhiều người chủ quan và không có kiến thức về căn bệnh này, đã khiến cún bị chết.

Về cơ bản, bệnh Care và bệnh Parvo là 2 chứng bệnh truyền nhiễm và rất khó chữa. Tuy nhiên, cơ chế truyền nhiễm, loại virus và các biểu hiện cũng không giống nhau.

Bệnh Care là do virus CDV gây ra, chúng có biểu hiện là mệt mỏi ban đầu. Sau đó là sốt và xuất hiện thêm những biểu hiện ở hệ hô hấp, hệ da và hệ thần kinh.

Đặc biệt hơn, khi cún mắc bệnh Care thường có những nốt mẩn đỏ và có những triệu chứng về thần kinh như sài giật.

Bệnh Parvo là do virus Parvoviridea gây ra. Chúng xâm nhập chủ yếu vào hệ tiêu hóa và các tế bào máu. Triệu chứng mệt mỏi giống với triệu chứng của bệnh Care.

Tuy nhiên, sau khi kết thúc giai đoạn này, cún sẽ đi ỉa chảy và mất nước luôn. Thời gian ủ bệnh và phát bệnh là rất nhanh. Thông thường chỉ 1 – 4 ngày là chó có thể bị tử vong.

Bệnh Care là bệnh nguy hiểm, khó chữa nhưng không phải không chữa được. Tuy nhiên, muốn chữa khỏi bệnh các bạn phải phát hiện sớm và có cách điều trị đúng cách.

Khi cún xuất hiện những triệu chứng mệt, ít chạy nhảy bạn tiến hành cách ly cún.

Bạn nên cho cún vào chuồng, chuồng phải rộng rãi, thoáng mát

Khi cún xuất hiện hiện tượng đi ỉa chảy ngay tại chỗ, bạn phải kịp thời lau dọn chuồng và phần lông của chúng.

Luôn đảm bảo chuồng luôn được khô thoáng và đảm bảo nhiệt độ cho cún.

Lưu ý: khi cún mắc phải chứng bệnh Care, chúng rất thích nằm ở những nơi có nước và uống nước rất nhiều.

Chính vì vậy, tuyệt đối không cho cún ra nước nằm (rất dễ viêm phổi cấp) và đảm bảo nguồn nước uống phải sạch.

Muốn điều trị dứt điểm bệnh Care chó, các bạn phải kịp thời bổ sung nước, chất điện giải. Bổ sung đủ chất đề kháng và những chất giúp phòng chống hiện tượng nhiễm trùng kế phát.

Khi cún bắt đầu có những triệu chứng nôn mửa, các bạn cho cún uống atropin hoặc primeran để giảm và cắt cơn nôn.

Cùng với đó, nên bổ sung thêm chất điện giải để tránh bị mất nước. Nên cho cún bổ sung thêm Ozeron (5%), muối sinh lý loại 0.9% hoặc bổ sung thêm đường glucozo 5%.

Thông thường, mọi người sẽ tiêm vào tĩnh mạch để thẩm thấu nhanh hơn là cho cún uống.

Cún xuất hiện hiện tượng đi ỉa chảy, các bạn lập tức cho cún uống hoặc tiêm loại thuốc đặc trị ỉa chảy dành cho chó mèo.

Nên tiêm thuốc ADP, Imudium hoặc Bisepton. Lưu ý, 1 ngày chỉ được tiêm 1 lần.

Để đề phòng nguy cơ gây bội nhiễm, các bạn tiêm thêm kháng sinh liều mạnh chó cún.

Để tránh hiện tượng sài giật và động kinh ở cún, các bạn nên tiêm thuốc an thần cho cún. Một số loại thuốc an thần như: Seduxen, Novocain, Analgin hoặc Meprobamat.

Trong khi điều trị bệnh, việc tiêm quá nhiều thuốc sẽ khiến cơ thể cún bị suy nhược.

Để tăng sức đề kháng cho cún, các bạn nên cho cún bổ sung thêm vitamin C, vitamin B1, vitamin B12, vitamin K, Spartein…

Lưu ý: trong quá trình chữa trị bệnh Care, các bạn tuyệt đối không được cho cún ăn cơm hay ăn bất cứ loại thức ăn nào khác.

Điều này sẽ càng làm tổn thương hệ tiêu hóa của cún.

Bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc tây y thì ở trong dân gian còn sử dụng lá nhọ nồi hoặc lá lược vàng.

Hai loại lá này giúp cầm máu, cầm tiêu chảy rất tốt. Trong khi điều trị với thuốc tây, các bạn có thể kết hợp điều trị cùng với 2 loại lá này.

Vậy phòng bệnh Care như nào cho đúng cách?

Điều đầu tiên của việc phòng bệnh Care chính là chuẩn bị môi trường sống cho cún thật tốt. Chuồng nuôi và môi trường xung quanh phải thật đảm bảo.

Bên cạnh việc chuẩn bị chuồng và chế độ dinh dưỡng, các bạn cần phải cho cún đi tiêm phòng định kỳ.

Việc tiêm vắc – xin phòng bệnh Care cho cún phải được thực hiện khi chó từ 7 tuần đến 9 tuần tuổi.

Sau khi tiêm mũi đầu tiên khoảng 24 ngày, các bạn cho cún đi tiêm thêm 1 mũi nhắc lại (nếu không tiêm mũi nhắc lại, thuốc sẽ không có tác dụng).

Hàng năm các bạn cần đưa cún đi khám định kỳ và tiêm lại mũi phòng bệnh Care, theo đúng lịch của bác sĩ thú y đã chỉ định.

Trung bình, một lần tiêm vắc – xin phòng bệnh Care cho cún có giá dao động từ 150 – 190 nghìn đồng/mũi tiêm.

Mức giá của mũi tiêm phòng 7 bệnh có giá dao động khoảng 250 nghìn đồng/mũi tiêm.

Hy vọng rằng, sau khi tham khảo bài viết của chúng tôi, các bạn có thêm những hiểu biết trong việc phòng và điều trị bệnh Care cho chó.