Bán Chó Lài / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Chó Lài (Dingo Đông Dương)

Nguồn gốc chó Lài

Chó Lài còn được gọi với cái tên là Dingo Đông Dương, là giống chó thuần chủng nguồn gốc từ Việt Nam, khoảng hơn 6000 năm trước, người Việt Nam tìm thấy dấu tích xuất hiện của chó Lài tại bán đảo Đông Dương và không ai biết được chính xác nguồn gốc của giống chó này được hình thành từ đâu, một số ý kiến cho rằng đây là sự kết hợp của chó nhà người dân tộc Mông với loài chó sói, một số khác lại quan niệm rằng đây là chó Tây lai với chó sói của Việt Nam đã tạo ra giống chó Lài. Là giống chó xuất hiện phổ biến ở vùng trung du Tây Bắc, miền núi của Việt Nam. Đặc biệt, với người dân tộc Mông thì chó Lài là người bạn, là chỗ dựa tinh thần quý giá của họ.

Trung bình những con trưởng thành sẽ có chiều cao khoảng 45-65 cm, và nặng từ 23-32kg. Sở hữu phần thân dài hơn so với tỉ lệ của chiều cao, giống như hình chữ nhật nằm ngang bụng và có đôi vai săn chắc vô cùng khỏe khoắn, chân của chúng dài nhỏ nhưng khá chắc khỏe, đầu của chó Lài hình tam giác hơi thon và nhọn dần về phía mõm, đặc biệt chiếc mũi dày và khá thính có màu đen, chúng có đôi tai to luôn trong trạng thái dựng đứng. Là giống chó không có nhiều màu lông và rất mượt.

Mặc dù là giống chó sở hữu thân hình chắc chắn và có sức khỏe tốt, nhưng trong quá trình nuôi dưỡng cần phải quan tâm tới sức khỏe của chúng, nên tẩy giun theo định kỳ và làm vệ sinh vật dụng cho chúng ăn để tránh tình trạng bị nhiễm khuẩn đường ruột. Ngoài ra, tắm thường xuyên cho chúng để tránh bệnh ghẻ và những bệnh lây nhiễm khác.

Là giống chó săn nên chó Lài không thích hợp để nuôi trong nhà, bạn nên cho chúng sống ở nơi có sân vườn rộng rãi và có hàng rào bao quanh hãy giao cho chúng nhiệm vụ trông coi nhà cửa, chúng sẽ làm rất tốt nhiệm vụ đó. Ngoài ra, giống chó này chống choij được sự khắc nghiệt của cái nắng mùa hè miền bắc và gió mùa vào mùa đông. Chó Lài thích vận động nên hãy dành thời gian cho chúng đi tập thể dụng thường xuyên và lưu ý nên có dây xích cổ để tránh va chạm với những con vật nuôi khác.

Cách nuôi và chăm sóc

Để đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất của chó Lài, bạn cần phải cung cấp đủ chế độ dinh dưỡng và nên cho chúng ăn theo khẩu phần ăn vói từng độ tuổi như sau:

Hiện nay, giống chó Lài được nhiều gia đình lựa chọn, thông thường nên chọn nuôi giống chó này từ khi còn nhỏ khoảng 2 tháng tuổi, bởi chúng sẽ dễ dạy và ngoan ngoãn và đảm bảo sức khỏe tốt hơn. Mức giá trung bình của giống chó Lài 2 tháng tuổi sẽ dao động trong khoảng 1.000.000 VNĐ – 2.000.000 VNĐ.

Luu Van Chuong: Chó Lài Tây Nguyên

Gần đây, khi phong trào chăm nuôi những giống chó ta được khởi sắc do một số nhóm người có quan tâm đến chúng gây dựng lại. Trong những nhóm người đó có người thực sự tâm huyết với những giống chó quý của nước nhà, bên cạnh đó là nhóm thứ 2 với mục đích tranh thủ và lợi dụng để kiếm lời từ nhóm người thứ nhất (với danh nghĩa là đáp ứng nhu cầu về chó ta). Thêm vào đó là sự tiếp tay của một số bài báo phiến diện (bài viết về chó ta lại đăng nguyên hình con chó Tây…) nên phong trào này có vẻ như lại bắt đầu hỗn loạn. Đâu đó lại xuất hiện những bài báo, những mẩu tin hay ở những chợ chó lại xuất hiện một giống chó mà tên nó mang theo biết bao nhiêu huyền thoại – chó Lài (Lai).

Trong cuộc sống luôn tồn tại những điều huyền bí chưa được hoặc khó lý giải. Nhất là những giai thoại, những câu chuyện hay những thông tin về các khu rừng đại ngàn luôn là điều hấp dẫn mọi người nhất. Những gì của rừng, trong rừng hay xuất phát từ rừng bao giờ cũng mang nhiều màu sắc huyền bí khiến người ta không khỏi trầm trồ thán phục. Những câu chuyện về chó cũng không phải ngoại lệ, đặc biệt là những con chó ta từ ngàn xưa đã được gắn liền với những câu chuyện, không cảm động thì kì bí. Con chó Lài (Lai) là một điển hình trong số này.

Bút Ký : Thú Rừng Tây Nguyên – tác giả Thiên Lương

Đôi lời về tác giả :

Cố nhà văn THIÊN LƯƠNG (1934-2010)Tên thật: Nguyễn Thiên LươngBút danh khác: Nắng Mai Hồng, Thường Lăng, Thượng Liên, Hoa Hương Ngải…Nguyên quán: xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội)Vào bộ đội năm 1949, tham gia kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ; chiến trường biên giới Tây Nam.Tác phẩm viết cho thiếu nhi tiêu biểu: Thú rừng Tây Nguyên (NXB Kim Đồng – 1976, 1978, 2000); Chim Tây Nguyên (NXB Kim Đồng – 1980); Tay không bắt cọp, Cuộc chiến bên sông Krông Na, Vệ sỹ rừng xanh, Tiếng hót chim Pút Kút (NXB Văn hóa dân tộc, 1996); Dũng sỹ thành Đắk Pha, Phân đội voi dũng sỹ (NXB Kim Đồng – 2001)… 

Thời chiến tranh chống Mỹ, các bác các chú bộ đội của chúng ta phải hành quân, hoạt động và sinh sống dưới những tán rừng già miền Trung – Tây Nguyên. Để cải thiện dinh dưỡng cho bộ đội, các cán bộ cấp dưỡng đã phân công nhau vào rừng tìm thêm nguồn rau, thịt. Trong quá trình ấy, bác Thiên Lương (là một cán bộ cấp dưỡng) đã ghi chép lại những gì mắt thấy tai nghe về cuộc sống trong rừng của người Tây Nguyên và đặc biệt là muôn hình muôn vẻ cuộc sống của động thực vật rừng Tây Nguyên. Có lẽ Bút ký này là tài liệu chân thực nhất về hệ động vật rừng Tây Nguyên thời đó. Trong đó có một đoạn trích như sau (trong đoạn nói về Sơn Dương):

Sơn dương sống thành từng bầy, có bầy đông vài trăm con, đứng ở xa nhìn ngỡ đó là hoa e pang mọc trên núi đá. Chúng sống rất cheo leo, hiểm hóc, nên rất khó nắm bắt.

Chúng thuộc loại đẻ mau. Nếu không có những con bị chết già hoặc bị sói ăn thịt thì có lẽ sơn dương cũng phải dời núi đá, di cư xuống đồng cỏ ở, vì sức sinh sản của nó rất nhanh.

Săn sơn dương phải dùng lối bao vây, có khi phải huy động cả làng mới đủ lực lượng. Mặt khác, hay phải những con chó săn “hay” mới có thể lừa nổi sơn dương vào nơi phục sẵn, hoặc phải có những tay bắn giỏi, đón sẵn ở lõng để kịp nổ súng mỗi khi sơn dương phá vòng vay tháo chạy.

Chó săn sơn dương phải cao mới đuổi kịp nó. Giống chó lài đi săn tốt nhất, vì chó lài có chân cao, tai to, có sức khỏe. loại chó này đi xa nghe tiếng hú của chủ cũng biết mà về. Cặp chân cao của nó đảm bảo chạy nhanh, và cũng bạo gan nhảy từ trên cao xuống như dê rừng. Có khi sơn dương vừa nhày từ trên cao xuống nó đã nhào theo, nhảy lên lưng, dùng mõm ngoác lấy cổ dê rừng. Chó lài còn đánh được cả cho sói cao to hơn nó. Những người dân tộc ở Tây Nguyên, nhà nào cũng nuôi chó lài đi săn, thì quanh năm có thịt ăn. Khi chó ốm người ta nấu cháo gạo nếp và giã mía lấy nước cho nó uống. Con chó quý là công cụ sản xuất của gia đình, đối với những người lấy nghề đi săn để sinh sống.

Con báo, khi đã leo lên cây, gặp chó lài ở dưới đất, đố dám xuống. Con trăn gió thường nuốt nổi cả con bê mới sinh hoặc cả hươu sao, vậy mà gặp chó lài, đuôi trăn cũng trở thành vô dụng.

Vốn là một loài rất khôn, khi đi săn, chó lài thường đi đôi với nhau, gặp con mồi cả hai con cùng đâm lao vào kẻ địch, chứ không như chó thường.

Rất táo bạo chúng xông ra từ giữa bầy dê, chộp đúng con nó định bắt, chứ không đuổi lộn xộn hay đánh lén. Với lối xọc sâu táo bạo bất ngờ ấy, khi con dê đầu đàn được cả đàn bảo vệ cẩn thận mà cũng bị nó chộp lôi đi. Vì thế, người ta dùng chó lài từng đôi để đi săn, ít ai chịu đem một, vì không sử dụng được lối đánh tập trung của nó. Nếu đi săn cọp, phường săn thường tung vào trận khoảng chục con chó săn thường để làm vướng chân cọp, chứ không dùng chó lài đi săn một mình…

Bài viết của bác Hà (shakhi Viet), nguồn Vietpet.com

Các bác thông cảm, cái ảnh con đen, bạc má, tai cụp là do junmanji chụp tại Tp Lạng Sơn. Cái ảnh dưới là copy được từ báo Giáo dục và Thời đại.

Khoảng 3 năm trước, shakhi viet còn rất mê chó Lài, cứ hỏi han ở VietPet, lúc đó mọi người cũng nhiệt tình trao đổi. VP có 1 chuyên gia là Hùng_Hànội, là dân huấn luyện chó chuyên nghiệp, nuôi chó lài từ hồi 8x. HùngHN có xác nhận là con đen trong ảnh đó là giống chó Lài nhất. Sau đó mình có nghi ngờ là giống chó Sharky Viet trong chuyến khảo sát của sir Alex chính là chó Lài, vì khá tương đồng với con chó trong ảnh chụp ở dưới. Lúc đó tranh luận khá sôi nổi, các lão làng VP như Trang Phương, Vladavia, Taivenh, snipper, TGDDV, Thông vv… đều đưa ra các thông tin, ý kiến sắc xảo. Nhưng thật đáng buồn là kết quả đưa đến 1 nhận định là đã hết thời của chó Lài, chỉ còn lại dư âm. Anh HùngHN cũng không nuôi nữa. Dấu chấm hết là chuyến đi Lạng Sơn của Junmanji, mang về 3 con được cho là giống chó Lài nhất, 1 con chết sau vài ngày, 2 con còn lại thì bị cho về quê. Sau chuyến đó, junmanji cũng chuyển sang HMC và “tầm” được em Pao nhà chị Tú đó.

Kính 1 giai đoạn cháy về 1 giống chó huyền thoại. Lúc đó shakhi việt lấy nick là Lipschitz.

Có thông tin cho rằng chó Lai (Lài) do người Pháp mang chó của họ sang rồi cho phối với chó bản địa để tạo ra một giống chó thích nghi thủy thổ VN nhằm mục đích săn bắn tiêu khiển. Đặc biệt nếu là người Pháp thì họ sẽ mang con Beauceron sang VN (Beauceron – mời Gúc)

Cùng Tìm Hiểu Về Giống Chó Dingo Đông Dương (Chó Lài) Việt Nam

Chó Lài là một trong bốn giống chó quý hiếm của Việt Nam. Chúng có ngoại hình khá giống với chó sói

Nguồn gốc

Chó Lài được tìm thấy nhiều nhất ở hạ lưu sông Mã (tỉnh Thanh Hóa). Người Mông cho rằng chó Lài là giống chó lai giữa chó nhà và chó sói. Do đó chúng được gọi là “chó lai”, nhưng do phát âm không rõ nên nhiều người quen gọi là “chó lài”. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng, khi sang Việt Nam. Người Pháp đã mang chó Tây từ nước Pháp sang, sau đó chúng lai với chó sói mà tạo ra chó Lài (Dingo Đông Dương) của Việt Nam. Người ta cho rằng, Dingo Đông Dương chính là tổ tiên của hơn 600 giống chó hiện tại trên thế giới

Hiện nay Dingo Đông Dương (chó Lài) rất quý hiếm. Rất khó để bạn tìm mua được một em chó Lài thuần chủng. Nguyên nhân là vì hiện nay phần lớn giống chó này đều đã được lai tạo với nhiều giống khác nhau.

Đặc điểm

Thân chó Lài có hình chữ nhật nằm ngang, trông rất săn chắc.

Chúng có bốn chân màu bít tất trắng. Chân chúng ngắn nhưng chắc, khỏe.

Đầu của chó Lài có hình tam giác, hơi nhọn và thon dần về phía mõm. Đặc biệt chó Lài có chiếc mũi màu đen cực kỳ thính.

Chó Dingo Đông Dương trưởng thành thường nặng từ 24kg- 34kg, có con nặng đến 40kg. Chúng sở hữu chiều cao từ 43- 66 cm

Chó Lài có đôi tai to vừa phải, luôn luôn dựng đứng.

Lông của giống chó này đặc biệt không thấm nước. Lông của chó Lài thường là màu đen tuyền bóng mượt. Chó Lài đặc biệt không có mùi hôi như những con chó khác vì chúng rất chú ý vấn đề tự vệ sinh.

Tính cách Chó Dingo Đông Dương giá bao nhiêu và mua ở đâu

Chó Lài đa số sống hoang dã nên rất khó để tìm mua được một con chó Lài (Dingo Đông Dương) thuần chủng. Thường thì giá một con chó Lài con sẽ rơi vào khoảng 1,5 triệu hoặc có khi thấp hơn. Chó Lài trưởng thành rất ít khi được bán vì chúng có bản năng hoang dã và khó dạy nếu không sống cùng chủ từ nhỏ.

Địa chỉ: Ki ốt 6, 88 Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 094 686 5620

Email: contact@meocun.com

Website: www.meocun.com

Xin cảm ơn quý khách hàng.

Fanpage: https://www.facebook.com/meocunpetshop

Sản phẩm dịch vụ của Mèo Cún gồm có:…

Chàng Trai Trẻ Bất Ngờ Nghỉ Việc, Bán Nhà Và Xe Để Lấy Tiền Mua Những Con Chó Lài Quý, Hiếm Ở Xứ Thanh

“Khi quyết định theo đuổi đam mê, tôi đã quyết định nghỉ việc và bán nhà để có tiền theo đuổi. Sau này, tôi còn bán cả chiếc xe – phương tiện đi lại duy nhất bấy giờ để có kinh phí nuôi ước mơ sưu tầm những chú chó bản địa của nước ta, đặc biệt là chó Lài Sông Mã”, anh Trần Anh Tuấn – người sở hữu khu bảo tồn với diện tích hơn 2000m2.

Theo anh Tuấn, giống chó Lài là đại diện tiêu biểu của dòng chó bản địa Việt Nam với nhiều đặc tính ưu việt như khỏe mạnh, thích nghi tốt, trung thành và đặc biệt đây là giống chó “thuần Việt”, chỉ có Việt Nam sở hữu.

Nước ta hiện có 4 dòng tiêu biểu mà mọi người hay nhắc tới nhất đó là chó Mông Cộc, chó Bắc Hàm, chó Phú Quốc và chó Lài. Nhưng anh Tuấn cho rằng chỉ có chó Lài mới thực sự là giống chó bản địa của Việt Nam.

Anh cho biết giống chó này đã xuất hiện tại khu vực hiện nay là tỉnh Thanh Hóa từ lâu nhưng chỉ khi đến thời nhà Hồ mới được thuần hóa làm vật nuôi trong nhà. Chó Lài cũng được đức Thái Tổ Lê Lợi huấn luyện và sử dụng trong quân đội với đội khuyển binh vốn nổi tiếng trong sử sách.

Anh Tuấn cho biết sưu tầm chó Lài tốn rất nhiều công sức.

Sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành lại độc lập dân tộc, những chú chó “khuyển binh” dần dần theo chân người lính nhà Lê ra giữ vững vùng biên cương từ Thanh Hóa cho tới khu vực phía Bắc, đây cũng là lí do vì sao giống chó này chỉ phân bổ ở khu vực này.

Thông tin và hình ảnh về giống chó này cũng chỉ còn trên sách vở, trên những bức tượng cổ. Lần theo dấu vết nhỏ nhoi đó, anh Tuấn dần dần tìm lại được những cá thể chó Lài tốt nhất. Nhưng để sở hữu được chúng, đó lại là vấn đề khác.

“Sưu tầm được chó rất vất vả! Vì giống chó này thường ở sâu trong bản nên tôi thường phải chạy xe máy 2-3 ngày, đi tới 300-700km mà đường rất khó đi lại đầy nguy hiểm, một bên là núi, một bên là vực, sương mù mịt, đường đất trơn trượt… Chưa kể, vừa đi vừa phải tìm đường, có khi mất cả ngày mới tới nơi được. Mà tới nơi gặp cá thể chó ưng chưa chắc chủ đã bán”, anh kể lại.

Sau gần chục năm sưu tầm, anh sở hữu được 7 cá thể.

Bởi vậy, trong mỗi chuyến đi, anh thường mang theo nhu yếu phẩm cần thiết, sách vở để tặng cho các gia đình khó khăn và trẻ em. Thậm chí, anh còn phải ở lại làm nương rẫy cùng họ để chủ nhà có thiện cảm có thể để lại chó cho mình.

Không chỉ vậy, những cá thể chó sưu tầm được về phục hồi cũng rất lâu. Bởi những con chó tinh khôn, khoẻ mạnh họ phải giữ lại để đi săn bắt. Và anh chỉ có thể sưu tầm được những cá thể chó gầy, yếu, bệnh tật mà người dân để ở nhà.

Sau gần 10 năm dành thời gian đi kiếm tìm, anh cũng sở hữu được 7 chú chó Lài và xây dựng một khu bảo tồn với diện tích hơn 2000m2. Khu vực này được thực hiện đầu năm 2023 và đã hoàn thiện với tổng số tiền đầu tư lên đến gần 1 tỷ đồng, kinh phí duy trì gồm thức ăn, nhân công, thuốc men vào khoảng 30 triệu đồng/tháng. Để tránh việc tranh giành lãnh thổ, mỗi cá thể sẽ được nuôi chuồng riêng với diện tích 150-200m2 và được thiết kế phù hợp để hoạt động hoang dã.

Anh đã phải vượt qua bao khó khăn, kể cả sự phản đối mãnh liệt từ gia đình.Dù khó khăn, tình yêu của anh đến với giống chó Lài vẫn không hề thay đổi.Đầu năm 2023, anh đã chi gần tỷ đồng để xây dựng chuồng trại cho 7 cá thể chó này.

Để gây dựng được như ngày hôm nay, anh Tuấn đã phải vượt qua bao khó khăn, trong đó có sự phản đối của gia đình. Anh kể lại từ bé đến lớn, anh sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, luôn sống theo sự sắp đặt của bố mẹ và luôn được hàng xóm khen ngợi, đánh giá là hiền lành, ngoan ngoãn. Tốt nghiệp đại học, anh đi theo nghiệp lính. Gia đình mong muốn anh trở thành một sĩ quan hoặc một nhân viên văn phòng.

Nhưng bản thân anh lại đam mê sưu tầm và bảo tồn giống chó Lài Sông Mã. Vì thế, anh quyết định xin nghỉ việc và bán nhà để có tiền theo đuổi đam mê. Với số tiền từ việc bán nhà và tiền tiết kiệm trong thời gian làm việc, anh trở về Thanh Hóa bắt đầu rong ruổi khắp nơi để tìm kiếm thông tin cũng như những chú chó Lài.

“Ban đầu khi nói ra đam mê, gia đình phản đối, anh em thì cười chê cho rằng phi thực tế vì giống chó này đã tuyệt chủng. Nhưng tôi vẫn quyết tâm kiếm tìm với số tiền còn lại trong người. Có lần, bố đã đuổi tôi ra khỏi nhà vì nghi tôi ăn trộm tiền. Tôi trở về Hà Nội khi trong túi có 150.000 đồng vay của người quen, tôi lại làm đủ nghề để sống và kiếm tiền nuôi ước mơ”, anh Tuấn tâm sự.

Sau thời gian dài, đam mê của anh cũng được sự đồng ý của bố mẹ, anh bắt đầu tập trung gây dựng từ đó. Đến nay, anh cũng đang dần chứng minh thành quả khi theo đuổi đam mê của mình. Và thời gian tới, anh sẽ phát triển hơn nữa để bảo tồn giống chó quý, hiếm này của nước ta.

Mướp Rừng (Quả Lặc Lày): Đặc Điểm &Amp; Các Công Dụng Quý

Cây mướp rừng tên khoa học là Cardiopteris quinqueloba Hassk. Loại cây này còn được biết đến với một số tên gọi khác như cây lặc lày, mai rùa, mướp mường hay cây sâu răng.

Ở nước ta, cây phân bố tập trung chủ yếu ở Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Đồng Nai hay Kon Tum. Ngoài ra, cây còn phát triển ở một số lãnh thổ khác như Trung Quốc, Lào hay Ấn Độ.

Hình dáng bên ngoài của cây mướp rừng

Mướp rừng được xếp vào nhóm các loại cây thân thảo dạng dây leo sống nhiều năm và có phân nhánh. Thân cây mềm, vỏ thân màu lục nhạt, nhẵn nhụi, chứa nhiều dịch nhầy tương tự như sữa. Cây có lá hình trái tim nguyên vẹn hoặc đôi khi chia làm 3 – 5 thùy. Trong đó, thùy chính giữa lớn hơn. Quan sát bề mặt lá thấy có 5 – 7 đường gân hình chân vịt.

Hoa mướp rừng thường ra vào tháng 9 – tháng 11.Nhiều hoa mọc thành cụm ở các nách lá hay đầu ngọn, màu trắng, thuộc dạng lượng tính. Mỗi hoa có 4 – 5 thùy xếp chồng lên nhau. Nhị dạng sợi ngắn, nằm xen kẽ giữa các cánh hoa.

Sau mùa hoa, đến tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau, cây bắt đầu kết trái. Tùy theo giống mướp rừng mà quả có hình dáng khác nhau. Dù là loại nào thì khi già, quả cũng chứa nhiều hạt bên trong.

Các loại mướp rừng

Mướp rừng có hai loại gồm:

Mướp rừng quả ngắn: Quả có chiều dài khoảng 10 – 15cm, đường kính cỡ bằng quả dưa chuột. Vị ngọt và khá mềm.

Mướp rừng quả dài: Còn được gọi là mướp rắn bởi quả khá dài, không thẳng mà uốn lượn buông thõng xuống dưới dàn trông khá giống con rắn. Mặc dù cho năng suất cao hơn nhưng giống mướp rừng dài ít được trồng hơn do vị ngọt mềm không bằng được mướp ngắn.

Thành phần dinh dưỡng của mướp rừng

Trong số các loại rau rừng thì mướp rừng đứng đầu bảng về giá trị dinh dưỡng. Trong quá chứa vô số các thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe như:

Công dụng của mướp rừng

Mướp rừng mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như:

1. Làm giảm cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch

Ăn mướp rừng có thể giúp giảm cholesterol xấu bằng cách tăng cường bổ sung chất xơ giúp ngăn chặn không cho cơ thể hấp thu LDL từ ruột non vào trong máu. Điều này có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh xơ vừa động mạch, bảo vệ sức khỏe tim mạch.

2. Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường

Thành phần chất nhầy và chất xơ phong phú được tìm thấy trong quả lặc lày chính là một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời giúp người bị tiểu đường có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình. Các chất này khi vào cơ thể sẽ hoạt động bằng cách hấp thu và đào thải bớt đường ở trong ruột non, qua đó làm giảm lượng đường thẩm thấu vào trong máu.

Những bệnh nhân tiền tiểu đường hoặc có khả năng mắc căn bệnh này cao cũng được khuyến khích nên ăn mướp rừng thường xuyên để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị bệnh đái tháo đường tấn công.

3. Thải độc, làm lành vết loét trong dạ dày tá tràng

Mướp rừng không chỉ có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa mà còn giúp đào thải bớt độc tố và mật dư thừa trong ruột. Điều này có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các vết loét trong dạ dày tá tràng hay các vị trí khác trên đường tiêu hóa nhanh được chữa lành hơn.

4. Mướp rừng chống lão hóa, làm trắng, tăng sức đề kháng cho làn da

Nghiên cứu thành phần của mướp rừng cho thấy trong loại quả này chứa nhiều vitamin B và C. Nếu như vitamin B hoạt động tích cực trong việc chống lão hóa da thì vitamin C lại giúp cải thiện sắc tố da, xóa mờ vết thâm nám, tàn nhang, làm trắng da, bảo vệ da trước sự tấn công của tia UV cũng như các tác nhân gây hại khác.

Bên cạnh đó, các vitamin và khoáng chất trong quả lặc lày còn có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho da, giảm thiểu sự hình thành của mụn trứng cá, đồng thời cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến cùng nhiều vấn đề khác về da.

5. Giúp tóc mềm mượt, bớt xơ rối

Để cải thiện tình trạng khô xơ của mái tóc, dân gian thường sử dụng vỏ quả mướp rừng đem nấu để thu được một loại chất nhầy trong suốt. Sử dụng chất này làm mặt nạ cho tóc 2 – 3 lần mỗi tuần có tác dụng dưỡng ẩm, giảm khô và kích ứng ở da đầu, giúp mái tóc mượt mà, óng ả, bớt tình trạng gãy rụng.

6. Nâng cao chức năng tiêu hóa

Chất xơ đóng vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Nó tham gia vào quá trình tạo khối cho phân, làm phân mềm, đồng thời kích thích nhu động ruột co bóp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa thức ăn. Với hàm lượng chất xơ dồi dào, mướp rừng được xếp vào danh sách các thực phẩm vô cùng có lợi cho tiêu hóa.

Ngoài ra, mướp rừng còn cung cấp chất nhày. Nó hoạt động như một chất xúc tác bôi trơn đường ruột, khiến thức ăn di chuyển nhanh hơn xuống đại tràng. Qua đó giúp người sử dụng tránh được các vấn đề về đường tiêu hóa như: Táo bón, ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng…

7. Phòng ngừa bệnh đường hô hấp

Các chất trong mướp rừng có khả năng cải thiện hệ miễn dịch, bảo vệ cơ quan hô hấp khỏi bị nhiễm trùng. Thực phẩm này đặc biệt có lợi đối với các chứng ho và cảm lạnh.

8. Giúp xương cứng chắc

Ít ai có thể ngờ, trong vỏ quả lặc lày cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng không thua kém gì so với ruột. Phần này rất giàu vitamin B, K và canxi có tác dụng làm tăng mật độ xương, duy trì độ cứng chắc và khỏe mạnh cho hệ xương khớp.

Bổ sung thực phẩm này vào trong thực đơn mỗi tuần 3 – 4 lần sẽ giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương, thoái hóa khớp hữu hiệu hơn.

9. Phòng chống ung thư

Sở hữu hàm lượng chất chống oxy hóa cao, mướp rừng có thể giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh khỏi sự tấn công của các gốc tự do, đồng thời ngăn chặn quá trình đột biến gen – nguyên nhân gây ra hàng loạt các căn bệnh ung thư nguy hiểm.

Theo nghiên cứu, thường xuyên ăn mướp rừng sẽ giúp bạn ngăn ngừa một số bệnh ung thư ở phổi, ruột kết hay khoang miệng.

10. Giảm các vi sinh vật gây hại trong đường ruột

Chất xơ trong mướp rừng khi vào trong đường ruột sẽ tạo ra môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn có lợi phát triển, đồng thời ức chế hoạt động của hệ vi sinh vật có hại. Tác dụng này tương tự như khi bạn ăn sữa chua hoặc sử dụng các chế phẩm men tiêu hóa. Điều này vô cùng có lợi cho những người đang bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột hoặc đối tượng đang được điều trị bằng thuốc kháng sinh dài ngày.

11. Mướp rừng cải thiện thị lực, làm sáng mắt

Sở hữu thành phần vitamin A dồi dào, mướp rừng có thể giúp hỗ trợ làm sáng mắt, cải thiện thị lực và tầm nhìn. Đặc biệt, thực phẩm này còn cung cấp flavonoid – một chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ các tế bào mắt, ngăn ngừa bệnh tăng nhãn áp, bệnh đục thủy tinh thể.

12. Ngăn ngừa dị tật thai nhi

Mướp rừng chính là một thực phẩm lý tưởng dành cho phụ nữ mang thai. Nó chứa nhiều axit folic – một chất đóng vai trò quan trọng với sức khỏe mẹ bầu, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

13. Ăn mướp rừng hỗ trợ giảm cân

Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng song hàm lượng calo trong mướp rừng rất thấp. Thực phẩm này cũng không chứa chất béo bão hòa. Thực phẩm này sẽ không làm bạn tăng cân khi ăn nhiều. Ngược lại nếu thường xuyên sử dụng còn giúp hỗ trợ đào thải bớt lượng mỡ dư thừa.

Với tác dụng tuyệt vời trên, mướp hương chính là một thực phẩm lý tưởng cho những người đang bị thừa cân béo phì hoặc những chị em muốn duy trì một vóc dáng thon gọn như thời con gái.

14. Phòng chống bệnh hen suyễn

Bệnh nhân bị hen suyễn thường xuyên ăn mướp rừng có thể giúp kiểm soát tốt các triệu chứng ở đường hô hấp và giảm thiểu các đợt tấn công của bệnh trong tương lai. Tác dụng này có được là nhờ thành phần vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào có trong quả mướp rừng.

Cách sử dụng mướp rừng

Ngọn, lá non hay quả của cây mướp rừng đều được sử dụng làm rau ăn. Trong đó:

Ngọn và lá non mướp rừng: Bộ phận này không có độc tố nhưng lại chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào không thua kém gì rau ngót. Người dân ở các tỉnh miền núi nước ta thường thu hái những bộ phận này về thái nhỏ nấu canh ăn hoặc dùng xào, luộc ăn kèm trong bữa cơm.

Quả mướp rừng: Những quả lặc lày ngắn được sử dụng phổ biến hơn. Mùa hè, người dân thường hái quả về chế biến thành nhiều món ăn khác nhau có tác dụng giải nhiệt khá tốt.

Khi sử dụng quả mướp rừng, bạn nên chọn những quả còn non sẽ ngọt, mềm và chưa hình thành hạt bên trong. Chỉ cần lấy móng tay bấm nhẹ hoặc dùng một que tăm thử, nếu thấy dễ dàng xuyên qua được vỏ tức là quả còn non.

Các món ngon từ mướp rừng 1. Món mướp rừng hấp chấm với muối vừng

Nguyên liệu: 1/2kg mướp rừng non, vừng đen, lạc, muối

Cách chế biến: Quả mướp rừng rửa sạch, bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch rồi xắt xéo theo chiều ngang của quả, đem hấp khoảng 7 – 10 phút là chín. Vừng và nhân lạc rang chín cùng với một chút muối rồi giã nhuyễn. Khi ăn chỉ việc lấy mướp rừng hấp chấm với muối vừng. Món ăn này khá lạ miệng và rất đưa cơm.

2. Món mướp rừng xào thịt bò

Nguyên liệu: 3 lạng thịt bò mềm, 3 lạng mướp rừng, tỏi và các gia vị

Cách chế biến: Thịt bò ướp với chút tỏi bằm, dầu ăn và gia vị trong 15 phút. Mướp rừng sau khi gọt vỏ đem rửa sạch hết nhựa, xắt lát mỏng vát chéo. Bắc chảo lên bếp, phi thơm tỏi rồi bỏ thịt bò vào đảo nhanh tay. Khi thịt chín tái tiếp tục cho mướp vào xào trên lửa lớn. Khi mướp chín nêm thêm chút gia vị cho vừa miệng, cho hành lá, ngò vào đảo đều rồi tắt bếp. Dùng nóng cùng với cơm.

3. Món mướp rừng nhồi thịt lợn

Chuẩn bị: 1,5 lạng thịt nạc lợn bằm, 4 quả mướp rừng, 2 cái mộc nhĩ, hành, tiêu và các gia vị khác.

Cách chế biến: Mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở, cắt gốc, băm nhỏ. Thịt bằm ướp với chút hạt nêm, tiêu, hành lá, hành củ bằm nhuyễn rồi trộn đều với mộc nhĩ. Mướp rừng rửa sạch, cắt thành những khúc ngắn khoảng 2 đốt ngón tay, móc bỏ hết ruột bên trong. Nhồi hỗn hợp thịt vào bên trong từng miếng mướp, đem hấp cách thủy cho chín. Khi ăn chấm với nước tương hay nước mắm đều được.