Bán Chó Alaska Trưởng Thành / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Cách Chăm Sóc Chó Alaska Trưởng Thành

1. Như thế nào là một chú chó Alaska trưởng thành

Một chú chó alaska trưởng thành là khi chúng đạt khoảng 18 tháng trở lên. Vào thời điểm này những chú chó Alaska đã có thể phát triển được toàn diện cả về ngoại hình và tính cách. Tuy nhiên để sở hữu được một chú chó alaska trưởng thành đẹp thì còn phụ thuộc khá nhiều vào cách mà chủ nhân chúng chăm sóc cũng như dạy dỗ

2. Chế độ ăn uống và tập luyện

Đối với những chú chó Alaska trưởng thành lúc này chúng đã bắt đầu bước vào giai đoạn tập luyện với cường độ cao nên yêu cầu về dinh dưỡng của chúng cũng cao hơn. Điều này không đồng nghĩa với việc là bạn tăng khối lượng thức ăn cho chúng. Bạn chỉ nên thay đổi định lượng để đảm bảo về dinh dưỡng cho chúng. Nếu không chúng sẽ trở nên mập mạp béo ú và lười vận động. Lúc này bạn có thể bổ xung cho chúng ăn thêm một số loại thức ăn như xương hoặc tùy thuộc vào mục đích của chủ nhân chúng khi muốn chúng trở thành một chú chó giữ nhà, làm thú cưng để tự cân đối.

Những chú chó Alaska trưởng thành cũng là lúc chúng sở hữu một bộ lông hoàn thiện về màu sắc. Ở giai đoạn này chúng cần được chăm sóc đầy đủ để đảm bảo sự toàn diện trong vẻ đẹp của chúng. Giống chó này cũng thường xuyên bị rụng lông nên bạn nên dành cho chúng 1 khoảng thời gian để chải chuốt bộ lông hàng ngày.

Bài viết trên chú gióng đã nêu ra những cách chăm sóc một chú alaska đơn giản nhất cho các bạn kham khảo. Việc chăm sóc những chú chó Alaska trưởng thành khá cầu kì và phức tạp. Hi vọng rằng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng chó ở giai đoạn nhạy cảm này. Cám ơn các bạn đã quan tâm.

Cách Nuôi Chó Alaska Con, Chó Alaska Trưởng Thành Luôn Khỏe Mạnh

Trước khi đón một em chó Alaska con về nhà và tìm hiểucách nuôi chó Alaska con sao cho khoa học nhất, bạn hãy chắc chắn mình đã chọn mua được một em Alaska có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh. Bởi không ít người buôn chó vì hám lợi mà nói không đúng về xuất xứ chó Alaska hay bán cả những em chó đang bị bệnh. Lời khuyên cho những ai đang có ý định nuôi chó Alaska là hãy chọn mua những chú chó được sinh tại Việt Nam, việc trao đổi mua bán nên được diễn ra tại chính nhà chủ. Việc này rất có lợi bởi thứ nhất, bạn biết rõ được nguồn gốc, lai lịch của chó. Thứ hai, bạn có thời gian theo dõi và chọn ra chú chó khỏe mạnh, hiếu động và đẹp nhất.

Bạn cũng có thể mua chó Alaska con từ Trung Quốc nhưng nên cân nhắc cẩn thận bởi sau cả một chặng đường dài về với bạn, chó sẽ rất yếu và dễ bị bệnh. Còn nếu bạn có điều kiện, có thể bắt luôn những chú chó Alaska lớn một chút cho dễ nuôi.

Vấn đề bạn cần quan tâm nhất khi nuôi chó Alaska con tại Việt Nam chính là điều kiện khí hậu. Bởi những ai yêu thích loài chó này chắc đều biết, chó Alaska vốn được nuôi đầu tiên ở vùng Bắc Cực với nhiệm vụ chính là kéo xe chở đồ trên những con đường tuyết. Vì thế, khả năng chịu lạnh của chó Alaska vô cùng tốt, bộ lông của chúng vì thế cũng dầy và dài hơn như để thích nghi với khí hậu lạnh giá này. Còn tại Việt Nam, với đặc điểm là khí hậu nóng ẩm, bộ lông dầy của những chú chó Alaska này lại tỏ ra khá phiền phức. Vì thế, chó Alaska nuôi tại Việt Nam thường không có được bộ lông đẹp, dầy mà có xu hướng rụng bớt đi.

Bạn cần chú ý đến điều kiện khí hậu để biết nuôi chó Alaska đúng cách

Với nhiều người, bộ lông của chó Alaska chính là thứ khiến họ thêm yêu quý loài vật nuôi này. Do đó, chuyện rụng lông ở chó Alaska khiến không ít người đau đầu và tỏ ra dè dặt không biết có nên nuôi chó Alaska không. Tuy nhiên, chuyện rụng lông không là gì so với việc những chú chó Alaska được đưa về Việt Nam có thể bị sốc nhiệt, nhất là những chú chó được nhập khẩu trực tiếp từ các nước Châu Âu. Thường vấn đề sốc nhiệt này xảy ra ở những chú chó Alaska con dưới 6 tháng tuổi khi phải ở ngoài trời nóng trên 30 độ C quá lâu. Biểu hiện của trạng thái này là chó sẽ nôn mửa thức ăn, nước, co giật dẫn đến chết. Do đó, ngay khi mới đón chó Alaska con về nuôi, bạn cần phải chú ý tới vấn đề sốc nhiệt này, nếu có chút biểu hiện phải đưa chúng vào phòng mát có điều hòa ngay lập tức, cần thiết thì cho chúng tắm nước lạnh ngay.

Như vậy, điều kiện khí hậu ảnh hưởng khá lớn đến cách nuôi dưỡng chó Alaska con tại Việt Nam. Để giảm những rủi ro ngoài ý muốn, bạn nên chọn thời điểm mát mẻ như mùa thu hay mùa đông để đón chó Alaska con về nuôi. Bạn cũng không nên tiếc bộ lông dầy mượt của chúng làm gì khi mà sức khỏe của chúng không được đảm bảo. Hãy tỉa gọn bộ lông để cơ thể chúng có thể giải nhiệt tốt đa, nhất là vào những ngày hè nắng nóng tại nước ta.

Chó Alaska vốn dĩ được nuôi với nhiệm vụ vận chuyển đồ đạc trên những con đường mưa tuyết. Vì thế, chúng luôn tỏ ra hiếu thắng, thích chạy nhảy, cuồng chân, phải nói là luôn trong trạng thái thừa năng lượng. Vì thế, kinh nghiệm nuôi chó Alaska con hay chó Alaska trưởng thành là bạn hãy cố gắng cho chúng tập thể dục mỗi ngày. Về thời gian, bạn có thể cho chúng tập vào buổi sáng và tối hoặc bất cứ lúc nào trong ngày. Mỗi lần tập kéo dài khoảng 30 phút để chúng tự do chạy nhảy, đùa ngịch, giải phóng bớt nguồn năng lượng dư thừa.

Về các bài tập dành cho chó Alaska, chúng vốn thích chạy đường dài nên bạn có thể kết hợp đạp xe và cho chúng chạy theo sau. Hoặc bạn có thể cho chúng kéo những món đồ nặng nặng một chút như lốp xe hay cục tạ có trọng lượng phù hợp.

Thường xuyên cho chó Alaska đi dạo là cách nuôi dưỡng chó Alaska rất khoa học

Chó Alaska là loài ưa vận động nên cần nhiều calo để sản sinh ra năng lượng. Vì thế, chế độ ăn của chó Alaska phải đảm bảo nguồn dinh dưỡng cao, nhất là giàu hàm lượng protein. Chó Alaska cũng cần bổ sung tinh bột nhưng chúng tỏ ra không hứng thú lắm, việc cho chúng ăn cháo hay cơm có vẻ không hấp dẫn chúng. Nuôi chó Alaska có vẻ khá tốn kém bởi món khoái khẩu của chúng chính là thịt bò, thịt lợn nạc và cả thịt gà. Ngoài ra, chúng cũng thích ăn cá, trứng vịt lộn và các món nội tạng của lợn. Vì thế, nếu muốn chúng ăn ít cơm thì tốt nhất bạn nên trộn đều thịt vào cơm, cháo và bắt chúng ăn.

Kinh nghiệm nuôi chó Alaska con khi mới đưa về nhà là bạn cần phải lưu ý một số vấn đề. Thứ nhất là chúng vẫn chưa quen cách ăn uống, sinh hoạt theo chế độ gia đình bạn đang theo. Thứ hai, chúng vẫn còn phụ thuộc vào chó mẹ và có bản năng sinh sống theo bầy đàn với anh em của mình. Vì thế, khi bắt chó bạn cần hỏi thật kỹ chủ nhân của chúng về cách thức chúng ăn, thời gian, khẩu phần ăn thế nào để xây dựng một chế độ nuôi dưỡng, cho ăn tương tự, ít nhất trong thời gian đầu khi mới bắt về nuôi.

Sau đó, khi chú chó Alaska con đã quen dần với môi trường sống mới, bạn có thể tự lên thực đơn cho chúng theo cách của mình. Bạn có thể cho những chú chó Alaska con ăn từ thức ăn hơi mềm đến thức ăn khô. Một ngày chỉ nên cho chó Alaska con ăn từ 3-4 bữa là đủ. Một lưu ý rất quan trọng khi cho chó Alaska con ăn là nên tránh đồ tanh, nhiều dầu mỡ bởi hệ tiêu hóa của chúng con non, rất dễ gây bệnh đường ruột nguy hiểm đến khả năng sống của chó.

Về thành phần thức ăn, có những hôm không thể nấu cho chú chó Alaska của mình ăn được thì bạn có thể cho chúng ăn thức ăn chế biến sẵn. Thành phầm thức ăn khô có hàm lượng protein khá cao, từ 21-27% rất tốt cho chó Alaska. Trong khi đó, thức ăn đóng hộp thường chỉ có 12% lượng protein, thức ăn mềm con số tương ứng là 20%. Bạn có thể căn cứ vào hàm lượng protein này để điều chỉnh lượng thức ăn cho chó Alaska con sao cho phù hợp. Ngoài ra, khẩu phần ăn của mỗi chú chó Alaska lại khác nhau tùy vào độ tuổi, thời gian hoạt động nhiều hay ít…

Chó Alaska cần được cho ăn với chế độ giàu dinh dưỡng và protein

Với chó Alaska con dưới 3 tháng tuổi thường ăn thức ăn dạng mềm, như bột, cháo, còn chó Alaska trưởng thành ăn có khác một chút, chúng thường thích ăn những viên nén lớn dưới dạng nhai. Loại thức ăn này không những giữ được hàm răng của chúng sạch sẽ mà còn có tác dụng luyện cơ răng rất tốt.

Với những chú chó Alaska trưởng thành, bạn có thể cho chúng gặm xương ống để luyện cơ răng và không nên cho ăn quá nhiều xương để đề phòng bệnh kiết lị.

Hàm lượng chất béo trong thức ăn sẵn dành cho chó Alaska cũng cần phải chú ý. Đa phần đồ ăn sẵn đều chứa hàm lượng chất béo rất thấp, trong khi chất béo rất quan trọng góp phần tạo nên một bộ lông dày bóng mượt cho chó Alaska. Chất béo còn tăng khả năng hấp thụ vitamin, giúp chó Alaska ăn ngon và khỏe mạnh. Do đó, bạn có thể cân nhắc trộn thêm dầu thực vật, mỡ động vật khi cho chó Alaska ăn đồ ăn mua sẵn.

Lưu ý gì khi cho chó Alaska ăn

Không cho chó Alaska ăn đồ tươi sống: Có thể các nước Tây Âu họ vẫn cho chó Alaska ăn đồ sống nhưng tại Việt Nam thì bạn tuyệt đối không. Bởi thực phẩm sống ở Việt Nam không thể đảm bảo sạch tươi 100% được, chưa kể những dư chất bảo vệ thực động vật, chất kích thích tương trưởng…

Cho chó Alaska ăn đúng bữa: Nên cho ăn theo bữa cố định trong ngày và trong khoảng 30 phút đổ lại. Nếu còn thừa thức ăn bạn cũng nên bỏ đi để tập thói quen bắt chú chó Alaska của mình ăn hết suất.

Kết hợp huấn luyện khi cho chó Alaska ăn rất hiệu quả: Bởi khi đó, chó Alaska rất ngoan và biết nghe lời. Hãy tận dụng cơ hội này để dạy dỗ chúng, và phần thưởng chính là những món ăn khoái khẩu của loài chó Alaska.

Soi phân để điều chỉnh khẩu phần ăn cho chó Alaska: Đây là cách khá hiệu quả để biết được phần nào sức khỏe cũng như chế độ dinh dưỡng của những chú chó Alaska của bạn. Trường hợp phân của chúng cứng nhắc và cục to thì khả năng bạn đã cho chúng ăn quá nhiều chất độn (thành phần thường gặp trong thức ăn sẵn). Còn nếu đi ngoài không thành cục thì ngược lại, thức ăn có chất độn ít hoặc chó Alaska của bạn lười ăn hoa quả, ăn rau xanh. Và nếu thấy chú chó Alaska của mình đi phân loãng thì chắc chắn em ấy đang bị vấn đề về đường ruột, có thể bạn đã cho em ấy ăn quá nhiều mỡ lợn.

Bộ lông chính là thứ khiến chó Alaska trở nên quyến rũ nhất nên bạn cần vệ sinh bộ lông cho chó Alaska thường xuyên. Cụ thể, bạn nên chải lông cho chúng mỗi ngày 1 lần nếu có thể và tắm cho chó Alaska 1 tháng 1 lần hoặc cùng lắm là 2 tháng, không nên để quá lâu không tắm gội. Việc tắm gội này cũng nên được thực hiện từ sớm, từ những chú chó Alaska còn non để tạo thói quen tốt sau này.

Bạn cũng không nên lười mà lấy luôn xà bông tắm dành cho người để tắm cho chó, bởi độ PH ở xà bông dành cho người nếu cao hơn sẽ khiến bộ lông chó Alaska bị xơ và xù lên rất xấu. Cách nuôi chó Alaska tốt nhất trong khâu vệ sinh là bạn nên sắm những bộ vệ sinh chuyên dụng cho chúng. Khi tắm xong, bạn nên lấy khăn bông khô lau khô một lượt phần lông cho chúng, bởi nếu để ẩm ướt, bụi bẩn không những dễ bám dính mà còn gây ra những bệnh về da cho chú chó Alaska của bạn nữa.

Video hướng dẫn cách tắm cho chó Alaska (Nguồn: Youtube)

Vệ sinh cho chó Alaska, bạn cũng cần chú ý đánh răng ít nhất 2 lần / tuần cho chúng để mang lại hàm răng chắc khỏe, thơm tho cho cún cưng của mình. Bởi bạn cũng biết, chó Alaska rất thích ăn thịt nên hay bị hôi miệng. Nếu sống ở vùng ôn đới, chúng còn gặm nghịch tuyết để làm sạch răng còn tại Việt Nam thì hoàn toàn không.

Ngoài ra, bạn cũng cần vệ sinh chuồng ở, bát đĩa đựng đồ ăn cho chúng mỗi ngày. Nếu môi trường sống đảm bảo vệ sinh, những chú chó Alaska con sẽ phát triển một cách khỏe mạnh, ít ốm, bạn sẽ không phải quá vất vả trong cách chăm sóc chó Alaska con nữa. Vị trí đặt chuồng chó cũng cần được chú ý, nên chọn nơi thoáng mát, sạch sẽ để đặt.

Cần vệ sinh bộ lông cho chó Alaska thường xuyên

ngoài ra, trong quá trình nuôi nấng, chăm sóc chó Alaska con, bạn cần đưa chúng đến trạm thú ý định kỳ để các bác sỹ thăm khám thường xuyên cho chúng. Việc này là rất cần thiết và không chỉ với loài Alaska mà ngay cả những vật nuôi khác cũng tương tự.

Vốn có tập tính sống bầy đàn theo một quy củ nhất định nên ngay từ khi đón chó Alaska con về nuôi, bạn cần dạy dỗ làm sao để chúng hiểu bạn chính là người đứng đầu trong bầy đàn đó. Từ đó, cách huấn luyện chó Alaska con sẽ không còn khó khăn, chúng sẽ tỏ ra nghe lời và tôn sùng bạn. Vấn đề ở đây chỉ là làm sao để chúng có thể hiểu được những lời bạn nói, những cử chỉ lệnh mà bạn đưa ra.

Mặt khác, việc huấn luyện chó Alaska con cũng tương đối nhẹ nhàng bởi giống chó này có đặc tính khá hiền lành, không hay nổi cáu, không đuổi chạy những loài vật nhỏ bé hơn, không tấn công người và phá phách.

Chó Alaska có đặc tính hiền lành nên việc huấn luyện chúng khá nhẹ nhàng

Là căn bệnh do các loại vi trùng như coli, Leptospira, Salmonella hoặc các loại ký sinh trùng gây nên. Bệnh sẽ làm cho chó nhà bạn bị chướng bụng, đau bụng và khi đi thải phân sẽ bị lỏng và có mùi tanh hôi. Bệnh này làm hạn chế và ảnh hưởng đến việc ăn uống của chó nhà bạn khiến chúng có thể bỏ ăn và trử nên gầy sọp đi trông thấy.

Đây là các loại bệnh do ký sinh trùng trú ngụ ở các bộ phận của chó Alaska gây ra. Do đặc điểm bộ lông dày nên đây là điều kiện thuận lợi để các loài bọ ve, ve chó, bọ chét… trú ngụ. Các loại côn trùng ký sinh này sẽ hút máu mà các chất dinh dưỡng từ cơ thể con chó là cho chúng có thể bị các vết hở trên da gây lở loét cho chó nhà bạn.

Loại bệnh này do một loại ký sinh trùng có tên là Demodex canis sống dưới các nang bao lông của chó Alaska và cũng có thể tìm thấy ở các con vật khác. Những ký sinh này làm cho vùng da của chó nơi nó trú ngụ bị phá hủy và trở nên rướm máu, lở loát từ các mảng nhỏ lâu dần sẽ biến thành các mảng lớn nếu không chữa trị và loại bỏ kịp thời những con vi trùng này.

Gây ra chủ yếu bởi hai loại giun Thelazia californiensis và T. Callipaeda ký sinh trong túi giác mạc ở mắt chó mèo gây ra. Bệnh có triệu chúng làm cho chó nhà bạn lúc nào mắt cũng rớm nước và sợ ánh sáng. Nếu không chữa trị kịp thời rất dễ khiến chó của bạn bị mất đi thị lực và dẫn đến bị mù.

Những Điều Cần Biết Về Chó Husky Trưởng Thành.

I. Chó Husky Trưởng Thành Nặng Bao Nhiêu Thì Đạt Chuẩn

Chó Husky thuộc giống chó có ngoại hình to cao, nhìn chúng thật dũng mãnh và khỏe mạnh.

Theo tiêu chuẩn quốc tế, thì chó Husky trưởng thành nặng bao nhiêu thì đạt chuẩn?. Cân nặng chuẩn của chó Husky trưởng thành dao động trong khoảng từ 20 – 27 kg và chiều cao khoảng 53 – 58 cm đối với con đực. Con cái nhẹ cân hơn với cân nặng khoảng 16 – 23 kg và chiều cao 51 – 56 cm.

Chó Husky có nguồn gốc từ vùng giá lạnh, nên khi đem về nơi có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam ta để chăm sóc và nuôi dưỡng chúng đạt được cân nặng như tiêu chuẩn là việc không hề đơn giản chút nào.

II. Chế Độ Dinh Dưỡng Dành Cho Husky Trưởng Thành

1. Chế độ ăn thức ăn khô:

Khi chọn thức ăn khô cho các “boss” của mình thì các “sen” nên đọc kỹ thành phần và chế độ dinh dưỡng có trong mỗi loại thức ăn. Phải đảm bảo rằng 2 thành phần quan trọng nhất cần phải có đó chính là thịt và bột thịt.Nên chắc chắn rằng có chứa các thành phần tinh bột như một số loại ngũ cốc đại khái như bột yến mạch, hạt gạo nâu, lúa mạch,…

Đừng bao giờ mua các loại thức ăn có chứa các thành phần như bắp, gluten từ bắp, mỡ động vật được bảo quản với BHA/ BHT, thịt phế phẩm được chế biến từ bộ phận của các loài động vật đã chết, hoặc những thức ăn chứa thành phần EC được cho phép.

Nên tìm các loại thực phẩm ít chất bảo quản và chất tạo hương vị.

2.Chế độ thức ăn tự nấu chín.

Trộn chung cơm với rau, hoặc cơm với trứng, hoặc cơm với thịt và nên liên tục đổi món để giúp Husky không bị chán.

Cho Husky ăn hột vịt lộn khoảng 2-3 quả/tuần vì đây là món yêu thích của chúng đấy.

III. Những Nơi Bán Chó Husky Trưởng Thành

1. Nếu bạn ở Hà Nội thì hãy đến: 

Cửa hàng VietPet shop tại 543 Giải Phóng, Hà Nội.

Cửa hàng Love Pet Kannet tại Hà Đông.

Thêm một lần gọi tên trang web nổi tiếng bán chó cảnh ở Việt Nam đó chính là: Sieupet.com.

Trang web chúng tôi chotot.com.

2. Nếu bạn ở TP HCM thì hãy đến:

Cửa hàng Lazy Dog shop tại quận Bình Thạnh, TP HCM.

Cửa hàng Dog International tại quận 7, TP HCM.

Trại chó Husky và Alaska Thanh Tùng tại phường Tân Hiệp Chánh, quận 12, TP HCM.

Bin Bon Dog shop tại phường 12, quận 10, TP HCM.

3. Nếu bạn ở Đà Nẵng thì hãy đến: 

Ritdo pet coffee tại 66 Trần Bình Trọng, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Happy Petshop tại 11 Trần Kế Xương, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Cửa hàng thú cưng Nobipet tại 169 Cù Chính Lan, Quận Thanh Khê và 423/29 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Hệ thống siêu thị thú cưng Pet – Mart tại 319 Điện Biên Phủ, Quận Thanh Khê và 151 Nguyễn Văn Linh, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

IV. Giá Chó Husky Trưởng Thành Hiện Nay

1.Đối với những em Husky được thuần chủng tại Việt Nam.

Từ 6-8 triệu đồng đối với những chú Husky bình thường có màu lông đen trắng hoặc xám trắng và thường những giống chó này có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Từ 8-10 triệu đồng đối với Husky cũng được sinh ra tại Việt Nam nhưng có bộ lông màu nâu đỏ và trắng. Khỏe mạnh và đẹp.

Thường những em Husky thần chủng và nhập về từ Thái Lan có giá khoảng từ 9 – 15 triệu đồng tùy vào màu sắc của các em ấy và có giấy tờ, nguồn gốc rõ ràng.

Riêng các em có khai sinh thuộc dòng FCI Thái thì thường có giá cao hơn khoảng từ 16-27 triệu đồng.

3.Đối với những em Husky được nhập trực tiếp từ Châu Âu như Mỹ, Nga, Canada.

Giá của những em này thường rất cao khoảng 50 triệu đồng trở lên vì thường những em này không được nhập để nuôi mà chỉ để lấy giống giúp đa dạng nguồn gen. Trên thực tế ở nước ta khá khó để tìm được nơi bán giống chó nhập khẩu trực tiếp này.

Chó Corgi Trưởng Thành Nặng Bao Nhiêu Kg?

Corgi vốn là giống chó cảnh cỡ nhỏ, xinh xắn và có nguồn gốc từ xứ Wales thuộc Vương quốc Anh. Với ngoại hình đáng yêu cùng tính cách sôi động mà chúng được cộng đồng yêu cún vô cùng ưa chuộng. Nếu như tìm hiểu kĩ bạn sẽ thấy Corgi gồm 2 dòng đó là: Corgi Pembroke và Corgi Cardigan. Trong đó, loại Pembroke phổ biến hơn hẳn còn Cardigan chủ yếu được nuôi để chăn gia súc cũng vì thế mà chúng có ngoại hình to lớn hơn. Vậy một chú Corgi trưởng thành sẽ nặng khoảng bao nhiêu kg, phân theo loại ta thấy:

Đối với dòng Pembroke Corgi: Nếu được sống trong điều kiện lí tưởng, cân nặng trưởng thành đạt mức từ 10-13 kg.

Đối với dòng Cardigan Corgi: Cân nặng dao động trong khoảng từ 12-15 kg.

Một chú chó Corgi trưởng thành nặng nhất cũng chỉ rơi vào tầm 17 kg, nếu bạn thấy chúng trên 20 kg thì chắc chắn chúng đang bị béo phì – căn bệnh rất hay gặp dòng chó này.

Chế độ ăn có ảnh hưởng đến ngoại hình của Corgi không?

Câu trả lời chắc chắn là có rồi. Giống như con người cần thức ăn để phát triển thì Corgi cũng vậy, chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chăm sóc Corgi, chú chó đó có đạt cân nặng tiêu chuẩn, béo phì hay thừa cân phụ thuộc chủ yếu vào cách bạn cho Corgi ăn thế nào và ăn ra sao.

Đối với thức ăn tự chế biến thì chủ nuôi phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu như cung cấp đầy đủ protein, chất xơ, vitamin, canxi,… cho cún. Đối với thức ăn khô cụ thể là các loại hạt thì bạn cần tìm hiểu kĩ thông tin trước khi cho các bé ăn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán loại thức ăn này. Để đảm bảo an toàn thì tốt nhất nên chọn những sản phẩm có thương hiệu rõ ràng được mua tại các cơ sở thú cưng uy tín, sản phẩm ghi rõ thành phần cũng như hạn sử dụng trên bao bì.

Theo từng độ tuổi khác nhau mà khẩu phần ăn của các em cũng thay đổi theo. Ví dụ như khi còn nhỏ tầm 1-2 tháng tuổi, thức ăn chủ yếu cho các bé là cháo thịt xay hoặc cơm nấu nhuyễn hay hạt khô đã ngâm mềm, hạn chế các loại thức ăn cứng, khó nuốt đặc biệt là xương bởi chó ăn phải tỉ lệ hóc, đâm thủng ruột là rất lớn. Với chó từ 6 tháng tuổi trở lên, cần dung nạp lượng dinh dưỡng lớn hơn để đáp ứng năng lượng hoạt động mỗi ngày. Bên cạnh các loại thịt thì tăng cường bổ sung rau, củ, quả và canxi hỗ trợ tiêu hóa cũng như giúp xương cứng cáp hơn. Duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lí kết hợp lối sống khoa học, vận động đều đặn thì tin rằng chú chó Corgi của bạn tương lai có thể sở hữu ngoại hình với mức cân nặng đạt chuẩn.

Cách phòng tránh bệnh béo phì ở chó Corgi

Ai cũng biết Corgi chân ngắn dễ mắc bệnh béo phì nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc đúng chuẩn. Việc để chó Corgi ăn mất kiểm soát, ăn bừa phứa không đúng bữa ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trao đổi chất gây dư thừa chất béo. Cộng thêm với việc chó lười vận động, không tập thể dục thường xuyên, năng lượng nạp vào cơ thể nhưng không được giải phóng cũng là một trong những nguyên nhân gây thừa cân ở chó Corgi.

Do đó, để kiểm soát cân nặng cho chó Corgi tốt nhất, các chủ nuôi cần lưu ý những điều sau:

Cung cấp cho chó Corgi khẩu phần dinh dưỡng hợp lí. Ngoài việc bổ sung protein, chất béo từ thịt kết hợp thêm các loại vitamin cũng như chất xơ từ rau củ quả. Nên thay đổi linh hoạt đồ ăn mỗi bữa tránh trường hợp thừa chất này thiếu chất kia.

Tạo kỷ luật cho bé trong ăn uống, thời điểm thích hợp nhất là khi bé trên hai tháng tuổi. Mỗi bữa chỉ nên cho bé ăn trong khoảng thời gian nhất định tầm 15-20 phút, ăn xong thì cất luôn đĩa vừa giúp bé ăn đúng khẩu phần lại vừa không bị ăn phải đồ thừa, ôi thiu.

Chó Corgi sống được bao nhiêu năm?

Thật tuyệt vời là một chú chó xinh xắn, dễ thương như Corgi có tuổi thọ trung bình tương đối dài. Nếu được chăm sóc trong điều kiện sống lý tưởng, chó Corgi có thể đồng hành với bạn từ 12-15 năm. Một bé Corgi được nhân giống đúng cách, có chế độ ăn tốt và vận động phù hợp sẽ gặp ít vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, chúng có một số vấn đề sức khỏe di truyền và không di truyền đáng quan tâm. Chó Pembroke Welsh Corgi thường mắc các chứng một tinh hoàn, bệnh Von Willebrand (rối loạn đông cầm máu), loạn sản xương hông, thoái hóa cơ (DM), và các vấn đề di truyền về mắt như teo võng mạc tiến triển. Có thể kiểm tra gen của chó Pembroke Welsh Corgi để tránh những bệnh này và tăng cường nguồn gen khỏe mạnh. Pembroke cũng dễ bị béo phì do tính háu ăn, một đặc điểm của các giống chó nhóm chăn gia súc.

Lời kết