Bả Chó Là Bệnh Gì / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Bả Chó Là Gì? Các Bước Cứu Chữa Chó Khi Có Dấu Hiệu Trúng Bả

Với những người nuôi chó thì việc để chó nuốt phải bả là cơn ác mộng kinh hoàng. Bạn có nguy cơ mất đi chú chó thông minh, trung thành của mình.

Bả chó là gì?

Hiện nay tình trạng xuất hiện những người trộm chó chuyên nghiệp (hay còn gọi là “cẩu tặc”) ngày càng nhiều. Hình thức trộm chó cũng đa dạng bao gồm chích điện, thòng lọng… Nhưng phổ biến nhất vẫn là sử dụng bả chó. Đây là phương pháp có từ lâu trong dân gian chuyên dùng để độc chết chó. Vậy cụ thể bả chó là gì và gồm những chất như thế nào?

Bả chó chủ yếu bao gồm các loại chất độc nguy hiểm tác động tới hệ thần kinh và tim mạch của chó. Làm chúng ăn vào sẽ chết rất nhanh. Đặc biệt 2 thành phần thường thấy và cũng độc nhất chính là Xyanua và bột Lưu huỳnh.

Trong đó chất độc Xyanua được xếp vào loại siêu nguy hiểm. Khi chỉ cần khoảng 100mg Cyanua đã đủ giết một con chó. Ngoài ra còn có thể che sbar chó từ nhiều loại thảo mộc có tính độc khác như hạt mã tiền hoặc hạt ba đậu.

Đáng nói hơn, những loại hóa chất kể trên vô cùng độc hại tới nhiều và vật nuôi. Nhưng hoàn toàn không khó để tìm mua. Tại các chợ hóa chất hay trang mạng đều có thể tìm thấy nơi bán hóa chất.

“Cẩu tặc” chuyên nghiệp dùng các loại hóa chất mua tại nào nơi nào đó và pha trộn thành bả chó. Tinh vi hơn, cẩu tặc dùng các loại thức ăn có mùi vị nhử chó như thịt gà, thịt vịt, thịt heo hay dồi, lòng. Chỉ cần nhắc bả chó vào bên trong miếng thịt thì mùi hăng của hóa chất sẽ biến mất.

Cách nhận biết chó đã ăn trúng bả chó

Sau khi đã biết bả chó là gì, việc tiếp theo chúng ta nên tìm hiểu các cách nhận biết tín hiệu chó đã bị trúng độc. Bởi vì loại bả chó khi chó ăn phải sẽ phát huy độc tính rất nhanh.

Nếu không phát hiện kịp thời sẽ giảm đi tỷ lệ cứu sống chú chó của bạn. Vậy những tín hiệu nào có thể cho thấy chó đã bị nhiễm độc của bả chó?

Đầu tiên chính là ở mức độ nhẹ, chưa đủ để giết chết chó ngay tức khắc. Lượng chất độc sẽ thấm vào hệ thần kinh gây ra suy nhược. Bạn sẽ thấy rằng chó sẽ lừ đừ mệt mỏi, không còn nhanh nhẹn như ngày thường.

Ở loại nhiễm độc nặng hơn, chó sẽ có dấu hiệu rõ ràng hơn như nôn ói ra máu tươi. (Đây là dấu hiệu của xuất huyết dạ dày cho tổn thương chất độc). Ngoài ra bạn cũng sẽ thấy hơi thở của chó gấp gáp hơn, thậm chí ngạt thở. Một số trường hợp nặng hoặc phát hiện chậm còn xuất hiện trạng thái co giật.

Cách chữa nhanh cứu sống chó khi ăn phải bả chó

1. Bình tĩnh và liên lạc với địa chỉ thú y gần nhất

Khi nhiễm phải bả chó, tỷ lệ chết rất cao một phần do độc tính lớn. Phần vì cách xử lý chưa đúng cách của chủ. Do đó, đầu tiên khi phát hiện chó bị trúng bả, bạn cần thật sự giữ được bình tĩnh.

Chỉ như vậy bạn mới nhớ đến các phương pháp chữa trị chó trúng bả đầy đủ nhất. Tiếp theo nên nhanh chóng đưa chó đến thú y gần nhất. Hoặc nếu ở xa có thể gọi điện thoại để được hỗ trợ cứu chữa cho chó.

2. Thực hiện các biện pháp chữa trúng độc bả chó nhanh chóng

Nếu khoảng cách tới thú y xa hoặc ở những vùng quê không có địa chỉ thú y. Bạn có thể cứu chó tại nhà bằng những cách sau đây. Dù rằng các cách có thể khác nhau nhưng đều có chung một điểm, đó chính là gây nôn.

Gây nôn bằng trứng gà sống và muối: Hãy bóp miệng chó, đập trứng gà vào miệng và cho thêm muối để kích hoạt gây nôn. Hãy cho thêm muối để gây nôn tốt hơn.

Gây nôn bằng oxy già: Nếu trong nhà có sẵn oxy già, hãy tận dụng để gây nôn cho chó. Tuy nhiên cách này cần tuân theo nguyên tắc. Để không làm tổn thương dạ dày của chó. Với chó 5kg, bạn chỉ nên dùng khoảng 1 muỗng cà phê oxy già. Nếu chưa thấy nôn có thể lặp lại lần 2, lần 3. Nhưng nếu quá 3 lần vẫn không thể gây nôn bạn nên tìm cách khác.

Nếu không có sẵn trứng gà, oxy già, bạn còn có thể dùng nước lọc để gây nôn cho chó. Đồng thời khi thực hiện những cách trên cần tiến hành nhấn vào vùng bụng (dưới phần xương sườn chó) để hỗ trợ gây nôn.

Tổng kết

4.2

/

5

(

10

bình chọn

)

Bệnh Xà Mâu Trên Chó Là Gì?

Xà mâu là bệnh ghẻ xảy ra trên da của loài chó. Màu sắc và đốm như có ai đâm vào nên người ta dùng chữ xà mâu để ám chỉ bệnh ghẻ chó.

Qua thời gian, người ta hay dùng xà mâu như là một cách gọi đùa nhưng ít người hiểu được ý nghĩa thực sự. Nếu hiểu chắc người nói khó được yên thân khi mà ví người khác với loại bệnh không lấy gì làm đẹp đẽ và vệ sinh này.

Câu nói đùa thường gặp là [tên người] + xà mâu. Đây là câu phổ biến khi muốn chọc hoặc chửi ai đó. Cũng có khi họ muốn ám chỉ rằng người đó ăn ở không vệ sinh hoặc muốn nói tránh đi căn bệnh ghẻ da mà người đó đang mắc phải.

Bệnh xà mâu hay ghẻ chó không gây hại nhiều đến tính mạng của chó, nhưng nó gây hại cho thanh danh của người nuôi cho nhiều hơn. Vì điều kiện nuôi và chăm sóc thế nào mà để chó bị ghẻ cũng làm đau đầu. Khả năng lây ghẻ chó cho người chưa chắc chắn nhưng người nuôi bị xa lánh là điều chắc chắn. Vì thế, dù có làm gì thì đừng quên đưa cún yêu hay chó yêu nhà bạn đi tiêm ngừa hay chăm sóc da định kỳ.

Xà mâu theo cách gọi y học là bệnh ghẻ trứng cá hay còn gọi là mò bao lông trên chó (Demodicidae). Demodex là một ký sinh trùng ngoài da gây viêm nhiễm nang lông. Demodex canis là một lớp nhện nhỏ có 8 đôi chân có hình con sâu, đặc biệt là chỉ có thể nhìn thấy trên kính hiển vi. Về cách chữa có cách chữa dân gian do bệnh này không phải hiếm gặp, ngoài ra có thể chữa ở các bệnh viện thú y.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để đánh giá cho bài viết này!

Điểm trung bình 3.7 / 5. Tổng lượt đánh giá: 3

Hãy là người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!

Bệnh Sán Chó Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Ra Sao?

Bệnh sán chó là căn bệnh phổ biến ở chó con, ít hoặc không gặp ở chó trưởng thành. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng cún nhưng khiến hệ tiêu hóa chúng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Triệu chứng chủ yếu của căn bệnh này là cún thường xuyên bỏ ăn, nôn mửa dẫn đến còi cọc, ốm yếu.

Sán chó (sán dây) là một loại ký sinh trùng có tên khoa học là Echinococcus. Chúng thường ký sinh trong đường ruột cún và gây nên những biến chứng nguy hiểm về hệ tiêu hoá.

Bên cạnh đó là một loại ký sinh trùng trên đường ruột chó có tên là Toxocara canis hay Toxocara cati. Chúng là một loại giun tròn hay được gọi là giun đũa ở chó, ông bà ta hay còn gọi là sán chó.

Cún có thể bị nhiễm sán chó qua 4 con đường:

Ăn trực tiếp trứng sán: Cún ăn trực tiếp trứng sán ngoài môi trường. Khi trứng sán được ăn vào bụng, chúng nở thành ấu trùng. Ấu trùng ký sinh ở đường ruột và trở thành sán dây khi trưởng thành. Từ đó chúng bắt đầu sinh ra nhiều trứng hơn.

Ăn phải vật chủ trung gian chứa trứng sán: Ấu trùng sán cũng có thể được tìm thấy trong các vật chủ trung gian như: Bọ chét, ve chó…. Chúng sinh trưởng và phát triển trong ruột của vật chủ trung gian. Thông qua nước bọt của ve, bọ mang trùng để xâm nhập và phát triển trong cơ thể vật chủ chính.

Bị nhiễm trùng trong tử cung: Chó mẹ bị nhiễm sán chó trong quá trình mang thai, ấu trùng có thể đi qua nhau thai đến phổi của những chú chó con chưa sinh dẫn đến tình trạng sảy thai, thai chết lưu.

Bú sữa từ chó mẹ bị nhiễm bệnh: Ấu trùng sán chó cũng có thể được tìm thấy trong mô tuyến vú của chó mẹ nhiễm bệnh. Chúng có thể lây lan sang cho chó con trong thời kỳ cho con bú.

Đối với chó trưởng thành:

Bệnh sán chó thường không hay gặp ở chó trưởng thành. Nếu bị nhiễm bệnh thì triệu chứng cũng không rõ ràng, ít biểu hiện ra bên ngoài. Sán có thể kí sinh nơi thành ruột và sử dụng một số chất dinh dưỡng của chó để sinh tồn. Một số triệu chứng cụ thể khi chó trưởng thành bị nhiễm sán:

Đối với chó con:

Chó con dưới 6 tháng tuổi là những đối tượng dễ mắc phải bệnh sán chó nhất. Dấu hiệu thường gặp là:

Tốc độ tăng trưởng kém, bị thiếu cân, nhỏ con hơn so với các bạn cún đồng trang lứa

Bụng nồi, phình to, trong khi cơ thể gầy gò

Lông mỏng, mọc lưa thưa, xơ xác

Kiểm tra lợi: Cún khỏe mạnh, lợi sẽ có màu hồng tươi tắn. Cún bị nhiễm sán, niêm mạc lợi nhợt nhạt chuyển màu hồng nhạt, lờ lờ

Cún cưng bị thiếu máu, mệt mỏi, ốm yếu.

Không chữa trị kịp thời là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở chó con

Ngoài một số dấu hiệu nhận biết bên ngoài, bạn cũng có thể xác nhận chính xác bệnh sán chó bằng cách xét nghiệm mẫu phân. Tuy nhiên, việc này thường tốn nhiều thời gian và chi phí.

Bệnh sán chó chỉ có thể ngăn ngừa và điều trị bằng các loại thuốc tẩy giun. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc an toàn sau đây:

Lưu ý: Cần đọc kỹ liều lượng trước khi sử dụng cho cún, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.

Thuốc tẩy giun Lopatol là loại thuốc tẩy giun cho chó tốt nhất hiện nay. Chủ yếu dành cho chó trưởng thành.

Công dụng: Điều trị dứt điểm các loại giun đũa, giun móc, sán dây, … ở chó.

Liều lượng: 50mg / 1kg trọng lượng cơ thể. Tức là: 1 viên 100mg / 2kg trọng lượng cơ thể. Viên hàm lượng 500mg / 10kg trọng lượng cơ thể.

Đây là một trong những loại thuốc tẩy giun giá rẻ mà chất lượng cao, an toàn tuyệt đối với thú cưng.

Công dụng: Tẩy sạch các loại giun đũa, giun móc, sán dây, sán hạt dưa và giun tròn ký sinh ở chó, mèo.

Liều dùng: 1 viên / 5kg thể trọng. Khoảng 10 viên/ 1 vỉ, 2 vỉ/ 1 hộp.

Lưu ý: Không dùng cho chó bị bệnh về tim, gan, thận.

Thuốc tẩy giun Bio-Rantel

Giá thành rẻ hơn các loại thuốc ngoại nhưng công dụng không hề thua kém. Có thể dùng cho chó nhỏ và chó mẹ mang thai (2 tuần trước sinh).

Thành phần: Trong 1 viên 600mg chứa Praziquantel, Pyrantel Pamoate.

Liều dùng: Tẩy 1 lần duy nhất, 1 viên 600mg / 5kg thể trọng.

Thuốc tẩy giun sán Endogard

Thuốc an toàn cho tất cả các giống chó, kể cả chó nhỏ, chó mẹ mang thai hoặc đang cho con bú.

Công dụng: Tẩy sạch tất cả các loại giun – sán, kể cả giun tim.

Liều dùng: 1 viên / 10kg thể trọng. Để điều trị dứt điểm phải uống 3 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 24h.

Bạn có thể dễ dàng phòng tránh bệnh sán chó cho cún nếu tuân thủ đầy đủ những lưu ý sau đây:

Vệ sinh chuồng trại, môi trường sống xung quanh thường xuyên bằng thuốc khử trùng

Cho cún ăn chín, uống sôi. Không nên cho ăn đồ tươi sống vì ấu trùng giun, sán đều bị giết chết dưới nhiệt độ sôi 100 độ C.

Giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho cún, tắm rửa thường xuyên bằng các loại sữa tắm chuyên dụng.

Thu dọn phân, chất thải chó thường xuyên. Vì giun đũa thường xuyên thoát ra ngoài môi trường thông qua phân và chất thải của chó.

Tuyệt đối không cho cún tiếp xúc, ăn uống chung với các loại vật nuôi khác nghi bị nhiễm sán chó.

Tẩy giun sán định kỳ cho cún ngay từ khi còn nhỏ. Bạn nên sử dụng các loại thuốc tẩy giun thành phần có chứa Pyrantel Pamoate, Fenbendazole và Praziquantel sẽ cho hiệu quả tốt nhất. Tham khảo một số loại thuốc tẩy giun phía trên.

Nếu có điều kiện thì nên cho cún đi xét nghiệm phân và nước tiểu định kỳ 6 tháng một lần. Đây là cách giúp cún phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.

Lịch tẩy giun sán định kỳ áp dụng cho chó được đưa ra như sau:

Cún được 3 tuần tuổi: Tẩy giun lần đầu. Giai đoạn này nên ngừng cho bú sữa mẹ.

Cún từ 4-8 tuần tuổi: Lặp lại liên tục khi cún được 4,6 và 8 tuần tuổi. Cún dưới 2 tháng tuổi, hệ tiêu hóa còn yếu nên là đối tượng dễ bị nhiễm sán chó nhất.

Cún từ 8 tuần – 6 tháng tuổi: Cách một tháng tẩy giun một lần

Cún từ 6 tháng – 1 năm tuổi: 2-3 tháng lặp lại một lần

Cún từ 1 năm tuổi trở đi: Duy trì đều đặn 6 tháng tẩy giun một lần cho đến cuối đời.

Không nên tẩy giun cho chó khi no. Tẩy trước bữa ăn từ 30 – 40 phút.

Không tẩy giun khi sức khỏe chó không tốt. Chó bị cảm, ốm yếu, đi ngoài, …

Chó mẹ gần sinh không nên tẩy giun dễ bị ảnh hưởng xấu. Có thể đẻ non hoặc làm lưu thai.

Những bé cún đường ruột kém thì sau khi tẩy giun, nên cho uống thêm các loại men tiêu hóa đề cân bằng lại hệ thống vi sinh.

Có thể cho cún tẩy giun theo 3 cách: Uống trực tiếp, nghiền nhỏ trộn vào thức ăn hoặc tiêm thuốc dạng nước.

Tẩy giun bằng đường uống sẽ an toàn với cún hơn so với đường tiêm.

Bệnh sán chó không thể lây nhiễm trực tiếp từ chó sang người cũng như từ người sang người. Bệnh chỉ có thể lây nhiễm gián tiếp nếu con người không may ăn phải những thực phẩm hay nước uống có chứa ấu trùng sán trong đó. Trẻ em thường là đối tượng dễ bị nhiễm sán chó nhất vì chúng thường xuyên chơi đùa dưới đất và dùng tay bốc thức ăn vào mồm. Đó là lý do, việc rửa tay cho trẻ nhỏ trước khi ăn là vô cùng cần thiết.

Khi vô tình nuốt phải trứng sán, chúng có thể ra khỏi đường ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi và hệ thần kinh trung ương của người. Đó là lý do, người bị nhiễm sán chó thường có các triệu chứng như sau:

Nguồn: https://sieupet.com/benh-san-cho-la-benh-gi.html

Làm Gì Khi Chó Ăn Phải Bả Chuột?

29-12-2014, 3:21 pm

0

14028

Ngộ độc bởi thuốc diệt chuột (bả chuột) là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở chó. Vậy phải làm gì khi cún yêu không may ăn phải thức ăn chứa chất độc nguy hiểm này? Cùng Petcity chuẩn bị một số kiến thức y học cấp cứu cho thú cưng trong trường hợp nguy kịch này.

Ngay khi phát hiện chó bị ngộ độc, việc quan trọng hàng đầu là bạn cần bình tĩnh, và nhanh chóng gọi điện cho cơ sở thú y gần nhất.

Làm gì khi chó ăn phải bả chuột?

Sơ cứu cho cún bị ngộ độc bả chuột

Ngay khi phát hiện chó bị ngộ độc, việc quan trọng hàng đầu là bạn cần bình tĩnh, và nhanh chóng gọi điện cho cơ sở thú y gần nhất. Bác sĩ thú y sẽ cho bạn lời khuyên cách sơ cứu kịp thời trước khi đưa thú cưng đến bệnh viện thú y. Nếu cún vừa ăn bả chuột, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn làm nó nôn ra ngay, hoặc bác sĩ sẽ nhanh chóng làm điều đó (nhưng cún của bạn có thể sẽ nguy kịch hơn nếu chờ bác sĩ lâu quá).

Để cún nôn ra chất độc tại gia, bạn cần có một lọ dung dịch Oxy già (hydrogen peroxide) mới nguyên, còn hạn dùng (không nên sử dụng dung dịch cũ vì hiệu quả thấp). Bác sĩ sẽ chỉ dẫn bạn cách đưa dung dịch vào cơ thể cún qua đường miệng và liều lượng an toàn (Oxy già dẫn vào quá mức có thể gây tử vong).

Thông thường, cứ mỗi 2.3 cân nặng, bạn cần đong một thìa dung dịch Oxy già cho cún. Phương pháp này chỉ nên áp dụng trong vòng 2 giờ kể từ lúc chó ăn bả chuột, và không đưa dung dịch vào quá ba lần, mỗi lần cách nhau khoảng 10 phút và không quá ba thìa dung dịch. Nếu cún không nôn ra sau liều thứ ba, bạn không được tiếp tục sử dụng phương pháp này nữa, hay bất cứ việc gì khác để giúp cún nôn ra nếu không có lời khuyên của bác sĩ thú y.

Ngoài ra, bạn không được dùng thuốc mửa nếu thú cưng bất tỉnh, khó thở, hay có dấu hiệu đau đớn hoặc sốc. Dù cún có nôn được ra hay không, bạn cần nhanh chóng đưa cún đến cơ sở thú y gần nhất sau khi sơ cứu.

Chú ý: Không nên làm gì khi bạn chưa có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc bạn làm cún nôn ra không hẳn là điều hay trong lúc này, nên cần cẩn thận.

Đưa cún đi bệnh viện

Trước khi đưa thú cưng của bạn đến cơ sở thú y, bạn cần thu thập các thứ sau:

Bao bì bả (nếu có)

Bả còn dư (nếu còn)

Thông tin ước chừng về lượng chất độc và thời gian chó bị ngộ độc.

Sau khi làm nôn, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị thích hợp cho cún. Trong một số trường hợp, một hoạt chất được đưa qua đường miệng là than hoạt tính có tác dụng ngăn chất độc thấm qua thành ruột. Dựa vào thời gian trúng độc và lượng độc tố, bác sĩ cần thực hiện chuẩn đoán và điều trị bổ sung.

Bạn cần nhớ rằng: thời gian quyết định sinh mạng cún cưng, vì vậy đừng chần chừ gọi điện đến bác sĩ thú y gần nhất.