Ảnh Chó Cắn Mèo / Top 9 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Tiêm Thuốc Chó Dại Cắn Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Tiêm thuốc chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Bệnh dại do chó dại cắn hết sức nguy hiểm, có khả năng gây tử vong cao hàng đầu thế giới. Nếu người bị chó dại cắn không tiêm vacxin thì 100% sẽ tử vong, tuy nhiên nó cũng tác động một phần đến sức khỏe người bệnh.

Chó dại là gì?

Chó là thú cưng nuôi trong nhà được rất nhiều người yêu thích. Chó dại là những con chó bị mắc bệnh dại có các triệu chứng phát bệnh dại và thường tấn công con người.

Tiêm thuốc chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Chó dại là những con chó bị nhiễm virut dại và thường tấn công người

Bệnh dại là bệnh do viruts dại ( rabies virut) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virut cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Từ thời cổ xưa bệnh dại đã được cảnh báo là bệnh truyền nhiễm đáng sợ.

Ở tất cả động vật có vú đều có thể gặp bệnh dại. Bệnh lây nhiễm chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường là do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại và thường gặp nhất là ở loài chó.

Khi chó dại tấn công người virut sẽ lan truyền từ nước bọt của chó qua máu vào cơ thể người nếu không chích vacxin thì người bị chó cắn cũng sẽ bị dại.

Khi nào cần tiêm phòng chó dại?

Ngay sau khi bị chó dại cắn hoặc tiếp xúc với nước dãi của động vật bị nghi ngờ bị dại, nạn nhân ngay lập tức sơ cứu vết thương bằng phương pháp như sau: rửa vết thương dưới vòi nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn như xà phòng, iodine trong 15 phút để diệt virus.

Việc tiếp theo cần làm là tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng dại và điều trị dự phòng bằng kháng huyết thanh dại.

Tiêm thuốc chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Khi bị chó dại cắn cần khử trùng vết thương và đến cơ sở y tế để tiêm vacxin phòng dại

Bênh nhân nên được theo dõi và điều trị phòng bệnh dại trong khoảng 24 – 48 giờ sau khi bị chó dại cắn. Bởi đây là thời điểm vàng để tiêm chó dại cắn.

Thời gian sau khi bị cho dại cắn kéo dài càng lâu thì hiệu quả của việc điều trị sẽ càng giảm. Bệnh nhân khi không được chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ cao bị tổn thương tế bào thần kinh, ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động đời thường trong cuộc sống mai sau.

Tiêm vacxin bệnh dại có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Mọi người vẫn thường truyền tai nhau rằng tiêm phòng chó dại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển IQ và trí não của những người tiêm. Vậy thực hư tác dụng phụ của vacxin phòng dại là như thế nào? và chúng có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêm.

Hiện nay ở Việt Nam có hai loại thuốc tiêm chó dại được sử dụng phổ biến nhất là Fuenzalida của Việt Nam và thuốc tiêm Verorab của Pháp. Giá của 2 loại vacxin phòng dại này là: Fuenzalida của Việt Nam là 12.000 – 15.000 đồng/mũi. Còn của Pháp đắt hơn lên tới 140.000 – 150.000 đồng/mũi. Sự chênh lệch mức giá của 2 vacxin cũng cho bạn thấy được mức độ an toàn cũng như hiệu quả của hai loại thuốc này.

Thực sự là khoảng nửa thế kỷ trước khi trình độ y học còn chưa phát triển thì tiêm vacxin chó dại có thể gây các biến chứng về thần kinh cũng như sự phát triển của não bộ. Những người từng tiêm vắc xin bệnh dại đều có thể mắc chứng suy giảm trí nhớ. Tuỳ theo liều lượng vắc xin được tiêm vào cơ thể càng nhiều mà mức độ tác dụng này càng cao.

Tiêm thuốc chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Vacxin phòng bệnh dại hiện nay đã khắc phục được nhiều tác dụng phụ không mong muốn

Tuy nhiên, ngày nay các loại vacxin này đã được cải thiện rõ ràng và khắc phục được nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Đặc biệt là thuốc tiêm Verorab của Pháp hiện nay gần như đã không còn các biến chứng về thần kinh. Tuy nhiên, một khi người bệnh đã tiêm vắc xin vào người thì một chế độ ăn uống và rèn luyện thân thể hợp lý vẫn hoàn toàn cần thiết để giảm ảnh hưởng của vắc xin lên hệ miễn dịch.

Đối với phụ nữ có thai thì việc sử dụng vacxin vẫn hoàn toàn có thể. Tuy nhiên cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và cần ở lại bệnh viện theo dõi sat sao tình trạng cơ thể sau khi tiêm phòng chó dại cắn.

Bạn nên lưu ý rằng, thuốc nam không thể trị khỏi bệnh dại. Do đó mà không sử dụng thuốc nam để thay cho tiêm phòng chó dại cắn tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Có nên tiêm phòng dại cho trẻ em?

Như chúng ta thấy bệnh dại là bệnh thường xuất hiện ở những loại động vật như chó, mèo… Khi các bé mắc bệnh dại phần lớn là do mèo, chó bị bệnh dại cắn hoặc cào dẫn tới xước da. Khi nước dãi của những con vật này mà tiếp xúc với các bé sẽ truyền virut dại sang cơ thể bé. Biện pháp suy nhất để hỗ trợ điều trị bệnh là tiêm phòng dại cho bé và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.

Tiêm thuốc chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Trẻ em và phụ nữ có thai cũng có thể tiêm vacxin phòng dại

Đối với trẻ em, bác sĩ khuyên rằng trẻ có thể sử dụng được các loại vacxin tiêm phòng bình thường. Tuy nhiên các bậc phụ huynh nên làm theo chỉ định của bác sĩ và được theo dõi sát sao.

Tiêm phòng vacxin là một trong những biện pháp duy nhất cứu người khi bị động vật dại cắn. Khi trẻ bị chó cắn thì các mẹ cần theo dõi những biểu hiện bất thường của trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế để hỗ trợ điều trị trong trường hợp cần thiết. Đặc biệt là khoonh nên điều trị cho trẻ bằng thuốc nam để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra với bé.

Tóm lại, tiêm phòng cho dại cắn tuy vẫn còn những ảnh hưởng nhưng nó không có nhiều biến chứng và các tác dụng phụ sau tiêm phòng nữa. Do đó mà bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm tiêm vacxin sau khi bị cho dại cắn.

Những Vụ Chó Bất Ngờ Cắn Người Gây Ám Ảnh

Là một trong những sự vụ gây xôn xao và ám ảnh nhất những ngày qua, câu chuyện bé gái 8 tháng tuổi ở Hà Nội bị chó ngao nặng 40kg cắn chết đã khiến dư luận không khỏi bàng hoàng và thương xót.

Theo đó, con chó 40kg được gia đình nuôi đột nhiên tấn công bé gái gây chảy máu nhiều dẫn đến sốc mất máu. Dù khi đó mẹ cháu bé kịp thời phát hiện và nhanh chóng đưa con đi cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nhưng đáng tiếc, cô bé vẫn không thể qua khỏi.

Được biết, đây là loài chó ngao, thuộc giống chó săn, thường to lớn và hung dữ. Bản thân người mẹ khi lao vào cứu con cũng đã bị cắn nhiều nhát vào tay.

Tiến sĩ Lê Việt Khánh, Phó Khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức xác nhận; bệnh nhi vào viện trong tình trạng mạch và huyết áp không đo được. Bé có hai vết thương ở vùng thái dương phải, chảy máu nhiều, có vết thương lộ tổ chức não, lóc da vùng chẩm.

Bé có dấu hiệu ngừng tim. Các bác sĩ cấp cứu truyền dịch, cầm máu, ép tim, dùng thuốc trợ tim… suốt hai giờ song vẫn không cứu được bé. Trẻ tử vong do biến chứng sốc mất máu.

‘Các bác sĩ đã rất sốc khi không cứu được bệnh nhi. Đây là tai nạn hết sức thương tâm’, tiến sĩ Khánh chia sẻ.

Sang nhà chú ruột chơi, bé trai 3 tuổi bị hai con chó cắn nát mặt

Dù không gây tổn hại tới tính mạng như vụ việc bé gái 8 tháng tuổi ở Hà Nội, thế nhưng hậu quả nghiêm trọng mà bé trai 3 tuổi Lý Seo Trường (sống tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) phải gánh chịu khi bị chó cắn cũng khiến nhiều người vô cùng xót xa.

Sang nhà chú ruột chơi, Trường đi qua chỗ hai con chó đang cắn nhau thì bất ngờ hai con chó quay sang cắn cháu bé. Hậu quả, Trường bị tổn thương ở mi mắt, mặt có nhiều vết thương sâu.

Bé trai bị chó cắn biến dạng.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, người nhà đã đưa cháu xuống Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng để chữa trị. Khi tiếp nhận bệnh nhân, các y bác sĩ của bệnh viện đã tích cực cứu chữa cho Trường, tiêm phòng uốn ván, tiêm phòng dại.

Sau hai ngày điều trị, bé trai 3 tuổi ổn định về sức khỏe nhưng vẫn bị tổn thương khá nặng nề ở vùng mặt và tinh thần. Ông Hà Duy Bình, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Bảo Thắng (Lào Cai) cũng xác nhận sự việc trên là hoàn toàn chính xác.

Giống với sự việc của cháu bé Lý Seo Trường, bé gái Lưu Lệ Thanh (8 tuổi, tỉnh Bình Phước) cũng bị chó nhà cắn nát mặt rất thảm thương.

Bị chó cắn nát mặt, bé gái phải khâu 7,5 mét chỉ

Theo chia sẻ của người nhà bé Thanh, trưa 26/10, con chó lai nhà nuôi nặng khoảng 20kg ra đường và trở về với vết thương ở chân. Thấy con chó bị thương, bé Thanh chạy lại ôm chân chó. Con chó đau nên quay lại và cào cắn vào trúng mặt cô bé.

Bé Thanh bị chó cắn nát mặt (Ảnh do bệnh viện cung cấp).

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, gia đình lập tức đưa Thanh xuống Viện Pasteur chúng tôi tiêm ngừa, sau đó chuyển qua BV Nhi Đồng 1 để khâu vết thương.

‘Tổng cộng có 7 sợi chỉ với tổng chiều dài 7,5 mét được khâu cho bé với trên 200 mũi khâu. Sau đó bé được dán các mũi khâu bằng keo’ – bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu (Trưởng khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Đồng 1 chúng tôi cho biết.

Trường hợp của cháu Trần Thanh Q. (8 tuổi, ở Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) cũng khiến nhiều người ám ảnh khi cháu bé bị thủng mắt, đứt tuyến lệ do bị chó tấn công.

Bé trai 8 tuổi bị chó cắn thủng mắt, bố mẹ nhìn thấy nhưng không kịp trở tay

Chị Trần Thị Lâm (mẹ cháu Q.) kể lại, khi hai vợ chồng anh chị và cháu sang nhà bác chơi thì cháu bị chó tấn công. Do con chó rất to lớn và bị tấn công bất ngờ nên không ai kịp trở tay. Đến khi cứu được Q. ra thì vùng mặt đã bị tổn thương nặng.

BS Hoàng Cương (làm việc tại Bệnh viện Mắt Trung ương) cho hay: ‘Khi nhập viện cháu Q. bị tổn thương nặng, phần mặt phù nề nhiều, mắt bị rách giác mạc, đứt lệ quản. Ngay sau đó các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu cho cháu bé’.

Sự việc của cháu bé 9 tháng tuổi sống tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái cũng khá thương tâm khi bố mẹ đi làm nương, bé ở nhà với dì 10 tuổi nhưng do dì ngủ say, cháu bé nằm dưới đất đã bị chó cắn nát dương vật.

Do tình trạng nguy cấp nên bệnh viện địa phương đã yêu cầu bố mẹ bé là chị Sổng Thị Dê và anh Giàng A Tòng chuyển con lên Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Nhưng do thời gian di chuyển quá lâu, bộ phận sinh dục của bé bị hoại tử không cứu được, các bác sĩ phải cắt toàn bộ.

Dì ngủ say, cháu bị chó cắn đứt dương vật

Mẹ cháu 19 tuổi, bố 21 tuổi.

Google Hình Ảnh Nhóm Hình Ảnh Của Con Chó Hoặc Con Mèo Của Bạn; Xem Cách Sử Dụng

Ứng dụng Google Photos hiện nhận ra vật nuôi và nhóm các hình ảnh của chó con và mèo. Tính năng sử dụng trí tuệ nhân tạo đã được phát hành trong bản cập nhật dành cho điện thoại iPhone (iOS) và Android. Người dùng có thể thêm tên cho con vật và tìm thấy nó một cách nhanh chóng bằng cách tìm kiếm. Bạn cũng có thể dễ dàng vô hiệu hóa tính năng này trong cài đặt ứng dụng.

Xem bước tiếp theo, cách gắn thẻ và tìm kiếm thú cưng của bạn trong Google Photos. Để sử dụng tính năng này, bạn cần cài đặt phiên bản mới nhất của ứng dụng trên điện thoại của mình – tìm hiểu cách cập nhật ứng dụng.

Xem cách đánh dấu và tìm thú cưng trên Google Photos

Di chuyển tệp sang Google Photos và lấy lại không gian trong Drive

Bước 1. Mở ứng dụng Google Photos và chạm vào “Album” ở cuối màn hình. Sau đó mở tùy chọn “Người và động vật”.

Truy cập album Google Photos

Bước 2. Giữa các khuôn mặt (và mõm) được xác định bởi Google Photos, xác định vị trí thú cưng của bạn và chạm vào nó. Các hình ảnh khác mà nó xuất hiện sẽ được hiển thị.

Xem ảnh với chó hoặc mèo

Bước 3. Nhấn “Thêm tên” để tạo dấu trang tùy chỉnh cho thú cưng của bạn. Bây giờ chỉ cần nhập tên và chạm vào “Xong”.

Thêm tên cho động vật

Bước 4. Bất cứ khi nào bạn muốn tìm hình ảnh của con chó hoặc con mèo của bạn, chỉ cần nhập tên vào thanh tìm kiếm. Bạn cũng có thể sử dụng biểu tượng cảm xúc.

Sử dụng tìm kiếm để tìm hình ảnh của động vật

Cách vô hiệu hóa nhóm ảnh với thú cưng

Bước 1. Nếu bạn không thích tính năng mới, bạn có thể tắt nó. Để thực hiện việc này, chạm vào nút ở bên trái của thanh tìm kiếm và sau đó là biểu tượng cài đặt.

Truy cập cài đặt Google Photos

Bước 2. Chuyển đến “Nhóm khuôn mặt tương tự” và cuối cùng vô hiệu hóa tùy chọn “Hiển thị thú cưng với mọi người”.

Vô hiệu hóa hiển thị động vật trong ảnh được đánh dấu

Tận hưởng các mẹo để nhanh chóng tìm ảnh với thú cưng của bạn trên Google Photos trên điện thoại di động của bạn.

Làm cách nào để tải xuống các tệp Google Photos cùng một lúc? Người dùng trao đổi mẹo trong.

Ám Ảnh Những Vụ Chó Ngao Tây Tạng Tấn Công Cắn Chết Người

Chó Ngao Tây Tạng một giống chó khổng lồ từng gây ra những vụ tai nạn chết người khiến cho người khác mỗi lần nhìn thấy giống chó này là phải khiếp đảm giống như sự việc bé gái 8 tháng tuổi bị cắn chết xảy ra vừa qua tại Hà Nội.

Chó Ngao Tây Tạng hay còn gọi là Ngao Tạng, tên tiếng Anh là Tibetan Mastiff. Đây là một giống chó được người Tây Tạng nuôi và huấn luyện để bảo vệ gia súc, bảo vệ cuộc sống của những người dân bản địa trên vùng núi Himalaya khỏi thú hoang như chó sói, hổ, gấu và để canh gác các tu viện ở Tây Tạng.

Sở hữu thân hình vạm vỡ, hàm răng chắc khỏe, sắc bén, Ngao Tây Tạng là loài chó có khả năng chiến đấu cao. Chó ngao Tây Tạng được cho là chúa tể của thảo nguyên và được mô tả là: “To hơn chó sói, mạnh hơn báo hoa và nhanh hơn hươu nai”.

Chó Ngao Tây Tạng được ví giống như một con sư tử.

Theo nhiều nghiên cứu, giống chó này đã hiện hữu từ cách đây 5000 năm và được xem như là giống chó có bộ gen cổ xưa nhất trên thế giới hiện nay.

Với vẻ ngoài to lớn và đôi khi hung dữ, chó Ngao Tây Tạng khiến nhiều người lầm tưởng là sư tử. Hiện nay, loại chó này trở thành một biểu tượng được các gia đình giàu có đặc biệt ưa chuộng. Ngay cả ở Việt Nam, chó ngao cũng được đưa về nuôi bất chấp giá của nó đắt khủng khiếp.

Ngày 14/7, tại Hà Nội, một bé gái 8 tháng tuổi bị chó ngao nhà nuôi cắn chết khiến dư luận sửng sốt. Bé gái bị chó ngao cắn chỉ mới tròn 8 tháng tuổi, nặng khoảng 10kg. Còn con chó tấn công cô bé nặng tới 40kg, là giống chó ngao Tây Tạng. Ngay khi sự việc xảy ra, mẹ bé lao vào cứu, tách con mình ra khỏi con chó dữ rồi vội vàng đưa con tới thẳng Bệnh viện Việt Đức, chính bản thân chị cũng bị con chó cắn vài nhát vào tay.

Bé gái bị chó cắn nhập viện trong tình trạng không có mạch đập, không có huyết áp, tái nhợt, sốc mất máu biến chứng nặng. Bé có vết thương ở vùng thái dương phải, lóc da vùng chẩm, lộ tổ chức não, chảy máu rất nhiều. Các bác sĩ và bệnh nhân chứng kiến cô bé lúc đó đều rất xót xa, bàng hoàng.

Sự việc chó ngao cắn chết chủ mới xảy ra ở Việt Nam, nhưng trên thế giới chó ngao loại thú cưng yêu thích của nhiều đại gia nổi tiếng là nỗi khiếp sợ của nhiều người bởi bản tính hung dữ của chúng.

Đã có nhiều vụ chó ngao Tây Tạng cắn chết người thương tâm xảy ra.

Ngao Tạng cũng là nỗi khiếp sợ của nhiều người bởi bản tính hung dữ của chúng.

Theo tờ South China Morning Post News, một bi kịch từng xảy ra với bé gái 6 tuổi ở Đại Liên, Trung Quốc. Cô bé bị một con chó ngao nhảy xổ ra cắn và cổ khi đang trên đường đến cửa hàng tạp hóa.

Nạn nhân nhanh chóng được đưa đến bệnh viện cấp cứu sau đó, tuy nhiên vết cắn mạnh vào khí quản và động mạch nên đứa trẻ không qua khỏi. Người mẹ đau khổ vì mất con sau đó cũng trở nên quẫn trí.

Một vụ khác việc đau lòng khác cũng xảy ra tại Trung Quốc. Bé gái 8 tuổi ở Sơn Tây, Trung Quốc bị chó ngao Tây Tạng tấn công. May thay, cô bé được một người dân làng cứu sống và đưa đi cấp cứu kịp thời nên sức khỏe hồi phục.

Những vết thương trên tay người cha khi cố gắng ngăn con chó hung bạo tấn công con gái. (Ảnh: ICPRESS)

Tiếp đến phải kể đến sự việc một bé gái 5 tuổi ở Hồ Châu, Bắc Kinh, Trung Quốc bị chó ngao Tây Tạng cắn nát mặt. Vết cắn sâu của con chó dữ khiến khuôn mặt bé bị thương nghiêm trọng và phải khâu tới 60 mũi.

Các bác sĩ nói rằng, tai nạn có thể khiến khuôn mặt bé bị biến dạng. Cha mẹ bé hy vọng bác sĩ có thể giữ lại khuôn mặt cho cô bé nhưng các chi phí thẩm mỹ lên tới 200.000 USD, họ không đủ điều kiện để thực hiện.

Khuôn mặt đứa trẻ bị biến dạng do Ngao Tây Tạng cắn. (Ảnh: Sina)

Chủ của con chó hung bạo rất day dứt sau vụ việc đã đền bù cho gia đình nạn nhân hơn 20.000 USD.

Cũng tại Trung Quốc, The Paper đưa tin, một người phụ nữ bị một con chó Ngao Tây Tạng đi lạc tấn công, cắn xé ngay trên đường khi đang đi bộ về nhà.

Rất may cho chị này là 1 tài xế chiếc taxi và 1 tài xế xe buýt dừng lại can thiệp, đánh mạnh vào con chó bằng bình cứu hỏa, người phụ nữ mới có thể chạy thoát khỏi con chó hung dữ. Tuy nhiên, sau khi xổng mất “con mồi” con chó liền quay sang tấn công người lái xe buýt, cho đến khi đám đông xúm lại, xua đuổi nó. Dù vậy người phụ nữ và tài xế xe buýt bị cắn vẫn tổn thương rất nặng.

Tại Sao Mèo Hay Cắn? Nguyên Nhân Của Hoạt Động Hay Cắn Ở Mèo

Tại sao mèo hay cắn là câu hỏi mà khá nhiều người nuôi mèo băn khoăn. Rất nhiều chú mèo khi được vuốt ve, âu yếm lại có hành động cắn lại tay của chủ. Tại sao vây? Nhiều người nghĩ rằng đây là biểu hiện của một chú mèo hư. Vậy những nhận định này là đúng hay sai và thực hư như thế nào? Cùng Nutrience tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay!

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng thói quen cắn chủ chính là một trong những cách giúp mèo cưng thể hiện được tình cảm, phản ứng khi tự vệ hay cho bạn biết các thông tin khách như chúng bị ốm đau, hay tổn thương trên cơ thể. Cụ thể như sau:

Có những âm thanh mèo không thích: Những tiếng động bất ngờ và khó chịu như tiếng chó sủa, máy hút bụi, máy sấy,… có thể khiến mèo bị giật mình và làm chúng phản xạ tự nhiên bằng cách cắn vào tay của bạn. Vì vậy bạn cần lưu ý không khiến mèo bị giật mình, khi sấy lông cho mèo thì chỉ nên để máy sấy ở chế độ nhẹ nhất.

Sờ vào những vùng nhạy cảm trên cơ thể mèo: Rất nhiều chú mèo không thích bị sờ vào các vùng như ngực, chân sau, … Nếu bạn có lỡ tay đụng vào những bộ phận này của mèo cưng mà bị mèo cưng cắn thì đừng vội la rầy tại sao mèo hay cắn vì thực sự lỗi là ở bạn đấy.

Mèo đang nuôi con nhỏ: Khi mèo đang nuôi con nhưng bạn lại xâm nhập vào địa phận của chúng một cách “bất hợp pháp” và thò tay vào để đụng chúng thì tất nhiên mèo mẹ sẽ không còn giữ được bình tĩnh. Ngoài ra nếu mèo của bạn đang chiến tranh hoặc vờn nhau với một chú mèo khác mà bạn bất thình lình ngăn cản thì khả năng mèo quay sang tấn công bạn cũng sẽ cao lên.

Mèo bị xích hoặc nhốt: Mèo nếu bị nhốt lâu ngày sẽ dễ bị thay đổi tính nết, việc ức chế thần kinh khiến chúng trở nên hung hăng hơn trước và có thể sẽ cắn chủ. Do vậy, bạn cần lưu ý không nên xích mèo mà hãy để chúng tự do tận hưởng cuộc sống của mình.

Gặp phải các vấn đề sức khoẻ: Bạn cũng cần lưu ý các trường hợp khi mèo đột nhiên cắn bạn vì có lẽ mèo đang bị thương ở đâu đó mà bạn lại lỡ động vào các vết thương này. Bên cạnh đó, mắc bệnh dại cũng khiến mèo tấn công bất kỳ lúc nào, không kể bạn là người lạ hay là chủ của nó. Trường hợp này bạn cần đưa mèo đến bác sĩ thú y để khám và điều trị kịp thời.

Thực sự không phải tự nhiên mà mèo lại hành động như vậy mặc dù cho bạn đã nhắc nhở và răn đe nhiều lần. Bây giờ thì bạn đã hiểu tại sao mèo hay cắn như vậy rồi chứ?

Làm gì để kiểm soát tình trạng mèo hay cắn?

Đối với mèo con, chúng sẽ hay cắn vì răng đang trong giai đoạn mọc và bị ngứa, đặc biệt là trong giai đoạn từ 3 – 4 tháng tuổi. Do vậy, bạn không nên dùng tay để chơi với mèo con và cho chúng cắn tay của mình, khiến điều này trở thành thói quen. Tốt nhất là nên sử dụng các đồ vật để chơi đùa với mèo như cần câu nhử mồi (có thể mua tại các cửa hàng bán đồ thú cưng). Nhử mèo để khiến chúng hứng thú với việc bắt mồi nhưng không cho cắn.