Sữa đậu nành là thức uống bổ dưỡng, lành mạnh và quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của rất nhiều người. Sữa đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho mọi lứa tuổi từ trẻ đến già. Buổi sáng khi tỉnh giấc uống một cốc sữa đậu nành và ăn thêm bánh bao hấp vừa tiện lợi lại cung cấp đủ dinh dưỡng cho bạn.
Có thể bạn đang quan tâm: những món quà kiêng mang đi tặng – những điều kiêng kỵ trong đám cưới – những điều kiêng kỵ trong đám tang
Lợi ích của việc uống sữa đậu nành
Tăng cường sức khỏe: Trong 100 g sữa đậu nành chứa 4.5 g protein, 1.8 g chất béo, 1.5 g đường, 4.5 g photpho, 2.5 g sắt, 2.5 g sắt và vitamin, tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Phòng chống bệnh tiểu đường: Sữa đậu nành chứa nhiều chất xơ, có tác dụng phòng chống hấp thụ quá nhiều đường, giảm thấp lượng đường cần thiết, vì thế phòng chống bệnh tiểu đường, là sản phẩm cần thiết cho người mắc bệnh tiểu đường.
Phòng chống bệnh cao huyết áp: Trong sữa đậu nành chứa nhiều sterol, kali, magie, là chất chống muối natri. Bởi natri là nguồn chủ yếu của bệnh cao huyết áp. Nếu cơ thể khống chế số lượng natri thích hợp, tức là phòng chống bệnh cao huyết áp, điều trị bệnh cao huyết áp.
Phòng chống bệnh động mạch vành: Trong sữa đậu nành chứa nhiều kali, magie, canxi, sterol có thể tăng cường sự hưng phấn huyết quản, cải thiện chức năng cơ tim, giảm thấp cholesterol, thúc đẩy máu chảy phòng chống mạch máu co giật. Nếu kiên trì mỗi ngày uống một cốc sữa đậu nành, xác suất phát bệnh động mạch vành giảm 50%.
Phòng chống viêm khí quản: Sữa đậu nành có tác dụng phòng chống viêm khí quản, co giật cơ bàng quang, từ đó giảm nhẹ phát tác viêm khí quản.
Phòng chống triệu chứng ung thư: Protein, Selen, Molipden trong sữa đậu nành có tác dụng chống ung thư và điều trị ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày, ung thư đường ruột, ung thư tuyến vú. Căn cứ theo điều tra những người không uống sữa đậu nành, xác suất mắc bệnh ung thư cao hơn người uống sữa đậu nành 50%.
Phòng chống lão hóa: Selen, vitamin E, C trong sữa đậu nành có tác dụng chống oxy hóa lớn, đặc biệt có tác dụng đối với tế bào não.
Phòng chống trúng gió: Trong sữa đậu nành chứa nhiều magie, canxi có thể giảm mỡ máu, cải thiện máu chảy lên não, từ đó giảm nhồi máu não, chảy máu não. Trong sữa đậu nành chứa lecithin, có thể giảm tế bào não chết, nâng cao chức năng của não.
Phòng chống đờ đẫn, bệnh AIDS, táo bón, béo phì,…
11 điều kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành
Không được uống sữa đậu nành chưa đun sôi kỹ
Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kĩ sẽ gây buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài,… thậm chí ngộ độc.
Không nên đánh trứng với sữa đậu nành
Nhiều người cho rằng đánh trứng vào sữa đậu nành hoặc uống sữa đậu nành với trứng có thể tăng thêm chất dinh dưỡng. Thực tế hoàn toàn trái ngược, vì lòng trắng trứng kết hợp với men trypsin trong sữa đậu nành tạo thành hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, hơn nữa nó còn làm mất đi những chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành.
Không nên dùng đường đỏ pha với sữa đậu nành
Trong đường đỏ có chứa nhiều a-xít hữu cơ như a-xít lắc-tích, a-xít a-xê-tích,… có tác dụng kết hợp các chất prô-tít, can-xi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
Không uống sữa đậu nành mà không ăn kèm chế phẩm tinh bột
Nếu chỉ uống sữa đậu nành không thì các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất, do đó không còn tác dụng bổ nữa. Vì vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như: bánh ngọt, bánh mì, bánh bao,… hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột.
Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thu hoàn toàn.
Không nên uống thuốc cùng sữa đậu nành
Một số loại thuốc, đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Vì vậy, bạn không nên uống thuốc cùng sữa đậu nành.
Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt
Bạn không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt. Vì vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 đến 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.
Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú
Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ. Vì vậy, các mẹ lưu ý không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú.
Không uống sữa đậu nành khi đói
Nếu uống sữa đậu nành lúc đói, hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và sẽ được tiêu thụ trong cơ thể, có thể không phát huy tác dụng thuốc bổ. Nên ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa, chẳng hạn như bánh mì, bánh ngọt bánh mì hấp,… Do đó, dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể.
Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành một lúc
Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu uống quá nhiều dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.
Không nên dùng quá nhiều sữa đậu nành trong ngày
Bởi cơ thể sẽ phải tiêu hoá protein quá mức sinh ra các triệu chứng như chướng bụng, đi ngoài,… Trong trường hợp bị nhức đầu tắc nghẽn đường hô hấp và các triệu chứng khác sau khi uống sữa đậu nành, ngay lập tức phải khám và tư vấn bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành
Theo y học cổ truyền, đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi vì vậy những người tì vị hư hàn, sau ăn hay đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài, người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều,… đều không hợp dùng, dễ làm cho các triệu chứng trên nặng lên.
Những người nào không nên uống sữa đậu nành?
Sữa đậu nành rất bổ dưỡng cho sức khỏe, nhưng để đảm bảo sức khỏe tốt những đối tượng sau không nên uống sữa đậu nành:
Những bệnh nhân mắc sỏi thận cũng không nên uống sữa đậu nành. Vì Oxalat có trong sữa đậu nành rất dễ kết hợp với Canxi trong thận để tạo ra sỏi thận.
Sữa đậu nành không thích hợp cho những ai bị viêm dạ dày cấp và mãn tính. Sữa đậu nành sẽ khiến cho Axit trong dạ dày bị dư thừa sẽ rất dễ bị đầy hơi, khi đó bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Người bị loét dạ dày và viêm thận
Những người bị loét dạ dày tốt nhất không nên uống sữa đậu nành bởi một chút đường trong sữa cũng đủ khiến cho những ai bị căn bệnh này đầy bụng, ợ hơi và các triệu chứng khác. Những người bị viêm dạ dày và suy chức năng thận nên cần một chế độ ăn Protein thấp trong khi sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu lại rất giàu Protein, các chất chuyển hóa của nó sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.
Những người mắc bệnh Gout cũng không nên sử dụng sữa đậu nành. Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa Purine gây ra trong khi hàm lượng Purine có trong sữa đậu nành lại tương đối cao.