Ăn Thịt Chó Kiêng Ăn Quả Gì / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Ăn Thịt Chó Kiêng Uống Gì?

Tìm hiểu thêm:

1. Ăn thịt chó kiêng uống gì?

Ăn thịt chó kiêng uống gì?

Thịt chó là một món ăn rất bổ dưỡng, tuy nhiên bạn nên nhớ không nên uống nước chè khi ăn thịt chó. Vì điều này sẽ gây ra độc tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là gây ung thư.

Bởi theo Đông y, thịt chó tính ấm nóng, giàu chất đạm mà chè lại có vị đắng, tính mát, chứa nhiều cafein và tanin. Về tính vị hai thứ này đã trái ngược nhau, hơn nữa cafein, tanin và protein (chất đạm) khi gặp nhau sẽ ức chế nhau, gây đông vón, khó tiêu hóa nên khi ăn, uống cùng nhau sẽ tạo cảm giác ậm ạch, khó tiêu và dễ sinh đầy hơi. Vì vậy, bạn không nên ăn thịt chó xong uống nước chè.

Ngoài ăn thịt chó kiêng uống gì thì bạn cũng nên tránh ăn thịt cho với một số món khác như: Tỏi, thịt dê, lòng trâu; thịt cá chép, hải sản,… Bên cạnh đó, thịt chó không phải là món ăn thích hợp đối với một số người, thậm chí gây hại đến tính mạng. Chẳng hạn như với phụ nữ mang thai, nếu ăn thịt chó nhiều có thể khiến axit uric tăng lên dẫn đến nguy cơ cao về sản giật và tiền sản giật. Đồng thời những người bị cao huyết áp, đái tháo đường, người hay bị mẩn ngứa, mụn nhọt cũng nên hạn chế ăn món này.

Cập nhật lần cuối: 28.09.2020

Những Người Bệnh Gì Phải Kiêng Ăn Thịt Gà?

Thịt gà là món ăn bổ dưỡng và từ trước tới nay các cụ vẫn nói “chó liền da, gà liền xương”, tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được thịt gà.

Thịt gà là thực phẩm phố biến trong bữa ăn gia đình và có thể chế biến được nhiều món ăn. Tuy nhiên, nhiều người không được ăn thịt gà chỉ theo kinh nghiệm của gia đình. Chị Vân Anh – 25 tuổi, Thái Bình kể chị sinh mổ sau vết mổ bị ngứa nhất khiến chị gãi đến mỏi tay thì thôi.

Khi đó chị mới biết là do khi sinh xong chị vẫn ăn thịt gà bình thường không kiêng. Mẹ chồng chị còn bảo ngày xưa đẻ phải kiêng thịt gà nửa tháng. Chị Vân Anh chủ quan và hậu quả đến giờ vẫn lãnh đủ ngứa vết mổ.

Mang băn khoăn của chị Vân Anh trao đổi với TS Phạm Việt Hoàng – Bệnh viện Tuệ Tĩnh. TS Hoàng cho rằng không hẳn đúng vì ngứa có thể do cơ địa từng người nữa.

Thịt gà là món ăn bổ dưỡng và trong đông y thịt gà còn được coi như một vị thuốc. Một số bộ phận của gà còn được sử dụng chữa bệnh như kê gà (màng của mề gà) có tác dụng rất tốt trong trị sỏi thận.

Theo quan niệm của đông y thịt gà có vị ngọt, tính ấm, không độc, lành mạnh phổi, tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy; có tác dụng bồi bổ cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn.

Thịt gà được dùng để chữa được băng huyết, bệnh lỵ, ung nhọt, những người trúng phong. Chính vì thế, từ xa xưa thịt gà được dùng nhiều cho những người gầy yếu, xanh xao, sụt cân, suy kiệt cơ thể, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu rắt, di niệu, đái hạ, huyết trắng, sau đẻ ít sữa, bệnh đái tháo đường.

Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được thịt gà. Theo TS Hoàng trong các sách đông y ghi chép lại, dân gian khuyến cáo nhiều người không nên ăn thịt gà.

Ví dụ người có vết thương hở, thịt gà vốn có tính nóng nên có thể gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ vết thương. Ăn nhiều gà sẽ làm da lâu lành, dễ bị viêm nhiễm. Điều này được thể hiện rõ trong các câu các cụ đã dạy “chó liền da, gà liền xương”. Bị các vết thương hở không nên ăn thịt gà nhưng gãy xương hay đau xương lại thích hợp với thịt gà.

Một số người sau mổ không nên ăn thịt gà vì sẽ bị ngứa da. Khi liền da mới nên ăn.

Những người bị bệnh thủy đậu cũng phải kiêng thịt gà, đặc biệt là da gà. Khi ăn da gà có thể gây ngứa ở những nốt thủy đậu và để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.

Khi bị bệnh sỏi thận, người bệnh cũng được khuyến cáo kiêng thịt gà bởi đây là loại thực phẩm rất giàu protein nên sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành các loại sỏi.

Tổng hợp

Đau Răng Có Nên Ăn Thịt Chó Không? Có Cần Kiêng Ăn Thịt Chó Khi Đau Răng?

Cập nhật ngày: 25/02/2021

Thịt chó đối với nhiều người giống như 1 “bản sắc” văn hoá. Nhưng đau răng có nên ăn thịt chó không hay thực sự thì món ăn thịt chó có tốt không vẫn còn là vấn đề nhiều người bàn cãi.

Đau răng có nên ăn thịt chó không?

Khi ăn thịt chó đảm bảo chất lượng, lúc bình thường sẽ khá tốt cho cơ thể, còn lúc đau răng có nên ăn thịt chó không? Đây thực chất là thắc mắc của rất nhiều người khi những lời đồn đại, truyền tụng qua miệng lại thường không chính xác, gây hoang mang cho các tín đồ của món ăn này.

Đối với câu hỏi đau răng có ăn được thịt chó không, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng là CÓ. Bởi thực tế thịt chó không có chứa các chất có khả năng làm đau răng, hay gây hại cho răng mà ngược lại thịt chó lại chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao tốt cho sức khoẻ.

Nếu cơn đau răng của bạn trở nên dữ dội hơn sau khi ăn thịt chó, rất có thể là do bạn đã ăn thịt chó sai cách, hoặc có 1 thành phần gia vị nào đó là tác nhân gây hại cho răng mà thôi. Tuy nhiên đau răng ăn thịt chó có tốt không? Nếu đau răng vẫn ăn được thịt chó thì tại sao khi đau răng ăn thịt chó lại cho cảm giác cơn đau nặng nề, khó chịu hơn?

Sở dĩ những người đau răng khi ăn thịt chó lại có cảm giác cơn đau tệ hơn là bởi 2 lý do như sau:

Thịt chó vốn là một món ăn có tính nóng, lại được kết hợp cùng các gia vị không tốt cho răng bị sâu, viêm như riềng, mẻ, mắm tôm nên dễ khiến cơ đau trở nên khó chịu hơn. Chưa kể đó, thịt chó vốn có cấu trúc thớ thịt rất dai, khó nhai nuốt nên răng cần phải dùng lực rất lớn khi tiêu hoá chúng. Việc phải hoạt động mạnh khi đang bị đau vô tình khiến việc ăn thịt chó bị đau răng, răng càng dễ bị tổn thương, đau nhức hơn.

Nguyên do thứ 2 là do việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn kém, không đúng cách. Rất nhiều người không có thói quen đánh răng sau ăn, hoặc có đánh răng nhưng rất hời hợt khiến cho các vụn thịt vẫn có cơ hội lưu lại ở kẽ răng, tại điều kiện cho các vi khuẩn gây hại sinh sôi, tạo mầm bệnh cho răng… khiến răng càng thêm nguy cơ bị sâu răng, viêm nha chu, hỏng tuỷ…

Chính vì thế, mà khi ăn thịt chó sẽ khiến cho bạn có cảm giác răng càng bị đau nhức nặng nề hơn, dễ làm bạn lầm tưởng cơn đau răng là do thịt chó mà thành.

Một số món ăn từ thịt chó tốt cho người bị đau răng

Nguyên liệu:

Thịt chó (tốt nhất là chân chó)

Sơn dược: 60 gr

Kỳ tử: 60 gr

Gia vị: mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu, mì chính, mắm tôm

Tẩm bổ cuối tuần với món thịt chó hầm thuốc bắc dậy hương hấp dẫn 2

Bước 1: Chân chó sau khi mua về, bạn làm sạch hết lông còn sót, rửa đi rửa lại với nước khoảng 2 – 3 lần. Sau đó, bạn bắc một nồi nước lên bếp đun sôi rồi thả chân chó vào để chần qua cho bớt mùi hôi tự nhiên. Xong xuôi thì bạn vớt chân chó ra rổ cho ráo nước. Cuối cùng thì chặt nhỏ chân chó ra thành những miếng vừa ăn.

Bước 2: Chân chó sau khi chặt xong thì cho tất cả vào một chiếc âu lớn, thêm vào đó 2 thìa mắm, 2 thìa mì chính, 1 thìa mắm tôm và 1 thìa hạt tiêu. Sau đó, bạn trộn đều tất cả lên rồi bọc kín âu thịt bằng màng bọc thực phẩm. Cứ thế cho âu thịt vào ngăn mát tủ lạnh để ướp trong khoảng 2 tiếng.

Bước 3: Sau thời gian ướp thịt chó, bạn lấy âu thịt ra khỏi tủ lạnh, cho tất cả vào một chiếc nồi cùng sơn dược và kỳ tử rồi bắc lên bếp đun sôi, sau đó đổ thêm nước vào sao cho nước ngập mặt thịt là được. Bạn tiếp tục đun đến khi nồi thịt sôi trở lại thì hạ nhỏ lửa. Cứ thế, bạn hầm thịt trong khoảng 30 phút. Cuối cùng, bạn nêm nếm lại gia vị sao cho vừa miệng, hầm thêm khoảng 15 phút nữa thì tắt bếp.

Nguyên liệu:

4 cái chân chó đen

2 quả đu đủ xanh

Hành lá

Dầu ăn

Gia vị: muối tiêu, nước mắm

Bước 1: Chân chó rửa sạch, chặt miếng vừa ăn

Bước 2: Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt non, rửa sạch cắt miếng vừa ăn, đem sóc với chút muối tiêu đảm bảo khi ăn miếng đu đủ rất đậm đà

Bước 3: Đem xào qua chân chó với chút muối tiêu, nước mắm, cho ngấm gia vị, rồi bỏ đu đủ, thêm nước vào hầm cùng chân chó. Cho tới khi chân chó và đu đủ nhừ là được, nêm lại gia vị cho vừa ăn, tắt bếp, cho hành hoa thái nhỏ vào.

Nguyên liệu:

Thịt chó tươi: 2 kg (nên dùng chân giò) Măng tươi: 0,5 kg Riềng: 300 gr Mẻ: 300 gr Sả: 3 nhánh Tỏi, hành tím Gia vị: Muối, đường, mì chính, bột nghệ

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Với thịt chó tươi bạn cạo sạch lông, rửa sạch rồi để ráo. Sau đó bạn cho thịt chó lên bếp thui vàng rồi chặt nhỏ thành những miếng vừa ăn.

Rửa sạch riềng rồi để ráo nước. Sau đó, bạn cho khoảng 200 gr riềng vào cối để giã nát và lọc lấy phần nước cốt của nó. 100 gr riềng còn lại thì bạn xắt thành dạng lát mỏng.

Với mẻ, bạn rây qua rây lọc để lấy nước cốt và bỏ xác đi.

Với hành tỏi sả, bạn bóc vỏ, rửa sạch, dập dập rồi băm nhuyễn tất cả chung với nhau.

Bước 2: Ướp thịt chó

Thịt chó sau khi chặt xong thì bạn cho tất cả vào một chiếc âu lớn, thêm các loại gia vị, nửa phần nước cốt mẻ, nước cốt riềng và hành tỏi sả băm nhuyễn vào cùng. Sau đó, bạn trộn đều lên và ướp thịt chó trong khoảng 2 tiếng để thịt ngấm đều gia vị đậm đà.

Bước 3: Tiến hành nấu thịt chó xáo măng

Bbạn thêm 1 thìa canh dầu ăn vào nồi rồi đun, khi dầu nóng thì bạn trút phần thịt chó đã ướp vào nồi để xào. Trong quá trình xào thịt chó, bạn có thể cho thêm 1 thìa cà phê bột nghệ để tạo màu vàng hấp dẫn hơn cho món ăn của mình.

Cuối cùng, bạn chỉ việc nêm lại gia vị cho vừa miệng, thêm nửa phần nước cốt mẻ còn lại và phần riềng thái lát vào rồi tắt bếp và múc thịt chó xáo măng ra bát tô để thưởng thức.

Hãy Tìm Hiểu Xem Ăn Thịt Chó Kiêng Kỵ Gì Để Tránh Nguy Hiểm Vạ Lây

Đặc tính của thịt chó

Ăn thịt chó kiêng kỵ gì?

Nước chè

Cũng rất nhiều thông tin đăng tải uống nước chè kiêng kỵ với thịt chó. Theo phân tích thì nước chè là một loại nước uống có tính mát, vị đắng và chứa nhiều chất tanin hay cafein. Xét riêng về tính vị thì thịt chó nóng, nước chè mát đã đối nghịch nhau. Hơn thế nữa, chất cafein hay tanin trong nước chè khi gặp chất đạm có trong thịt chó sẽ gây ra những phản ứng ức chế, đông vón khiến người ăn bị khó tiêu, ậm ạch, đầy hơi.

Thịt dê

Nghe thì có vẻ hơi vô lý nhưng thực tế là thịt dê với tính cam ôn, đại nhiệt hoàn toàn không thích hợp dùng để ăn cùng với thịt chó. Khi gặp nhau, chúng sẽ sinh ra chứng tích thực, tích nhiệt khiến người ăn bị khó tiêu, thậm chí là mắc chứng tả lỵ nữa đấy.

Tỏi và lòng trâu

Thịt gà

Cá chép

Theo Đông Y, thịt cá chép là một loại thực phẩm có tính vị cam với khả năng hạ thủy khí, trong khi thịt chó thì có tính cam ôn với khả năng sinh thủy khí. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể nhận thấy là chúng hoàn toàn trái ngược nhau, nếu ăn cùng sẽ dẫn đến chứng kiết lỵ.

Ai không nên ăn thịt chó?

Người tăng huyết áp

Trong thịt chó còn chứa nhiều các chất như protid, lipid, Ca, P, Fe. 100g thịt cung cấp 348 calo vì thế những người tăng huyết áp mà ăn thịt chó sẽ khiến bệnh càng nặng hơn.

Người mắc bệnh Gout

Chắc chắn rồi, đối với những người bị bệnh gout cần tuyệt đối kiêng thịt chó vì thịt chó có quá nhiều đạm. Ăn vào là sẽ biết ngay.

Người bị bệnh mạch máu não

Người bị bệnh mạch máu não cũng không nên “nghiện” món ăn nhiều đạm này này vì thịt chó thuộc tính nóng dễ dẫn đến huyết áp tăng cao.

Phụ nữ mang thai

Thai phụ cũng cần tuyệt đối lưu ý, nếu ăn thịt chó dẫn đến nguy cơ về sản giật và tiền sản giật vì thịt chó có vị mặn, tính nóng. Tuy nhiên cũng không hẳn bởi thịt chó hầm thuốc bắc cũng rất tốt đấy.

Bệnh gan

Thịt chó là món ăn “khắc tinh” của người bệnh gan. Bệnh nhân viêm gan, gan nóng tuyệt đối không được ăn thịt chó vì có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Bị mụn nhọt, lở loét

Người bị mụn nhọt, lở loét thì tốt nhất không ăn thịt chó. Bởi thịt chó tính ôn nhiệt, nếu bị lở loét miệng mà ăn thịt chó, sẽ gây nóng trong làm bệnh nặng hơn.

Người bị táo bón, trĩ

Thịt chó có quá nhiều đạm, rất dễ tích nhiệt khiến người ăn đổ mồ hôi gây tình trạng táo bón, trĩ càng nặng hơn.

Lời kết