Ăn Thịt Chó Không Nên Ăn Gì / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Ăn Thịt Chó Nên Kiêng Kỵ Gì

Tại sao khi ăn thịt chó không được uống nước chè?

Không nên ăn thịt chó rồi uống nước chè bởi sẽ sinh ra nhiều độc tố, để lâu ngày sẽ gây ra bệnh ung thư. Hơn thế, tính vị ở 2 món này hoàn toàn trái ngược nhau, khi gặp nhau sẽ gây đông vón, khó tiêu hóa nên khi ăn uống cũng dễ dẫn đến tình trạng đầy hơi.

Rất nhiều người có thói quen, sau khi ăn thịt chó mắm tôm dùng nước chè để khử mùi tanh. Tuy nhiên, họ không hề biết rằng việc kết hợp này lâu dài có thể sẽ dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, trong thịt chó có vị ngọt, tính ấm, bổ trung, ích khí, ấm thận trợ dương, lại tăng cường được khả năng giữ ấm, chống lạnh. Trong bản thảo cương mục cho hay: Thịt chó có tác dụng yên ngũ tạng, ấm lưng cật lại bổ huyết mạch, ích thận bổ vị, tráng khí lực, bổ ngũ lão thất thương, là một loại thức ăn tuyệt hảo cho mùa đông. Thế nhưng, sau khi ăn thịt chó tuyệt đối không được uống nước chè ngay, nếu không sẽ gây bất lợi cho cơ thể.

Vì trong thịt chó có chứa nhiều protein, còn trong nước chè lại chứa nhiều axit tannic. Nếu sau khi ăn thịt chó uống nước chè ngày thì axit trong lá chè sẽ kết hợp với protein trong thịt chó tạo thành chất có tên gọi là tannalbin, loại chất này có tác dụng cầm, giữ làm cho ruột yếu đi, lượng nước trong phân cũng giảm, khiến cho việc đi ngoài không thông, thậm chí gây táo bón. Như thế, chất độc và chất gây ung thư sẽ nằm lâu trong ruột, cơ thể phải hấp thu gây nguy hại nghiêm trọng.

Ăn thịt chó nên kiêng kỵ gì?

Bạn tuyệt đối không nên kết hợp thịt chó với những thực phẩm như sau:

Kiêng thịt dê: Trong thịt chó có tính cam ôn, dê tính đại nhiệt, khi 2 thứ này gặp nhau sẽ sinh chứng tích thực, thức ăn khó tiêu, sẽ tích nhiệt, sinh chứng tả lỵ.

Kiêng tỏi và lòng trâu: Tỏi vị đại tân, có tính cay, tính đại nhiệt. Trong lòng trâu có vị ngọt, tính hàn, cả 2 thứ đều tương phản với thịt chó, nếu ăn lẫn sẽ dễ sinh đau bụng và tả lỵ.

Kiêng ăn cá chép: Trong cá chép có tính vị cam, có tác dụng hạ thủy khí. Mà trong thịt chó lại có tính cam ôn có công năng sinh thủy khí và thấp nhiệt. Nếu ăn cùng dễ sinh chứng hàn, nhiệt và kiết lỵ.

Một số món thịt chó cực hấp dẫn tại Emvaobep

Vì Sao Không Nên Ăn Thịt Chó

VIẾT TIẾP CHUYỆN VÌ SAO KHÔNG NÊN ĂN THỊT CHÓ. Tôi đã kể lại câu chuyện “Vì sao không nên ăn thịt chó” trên chúng tôi được hàng vạn người đọc và tranh cãi khá quyết liệt. Chuyện này hoàn toàn có thật. Nói về chuyện ăn thịt chó bản thân tôi cũng có ăn và ăn rất nhiệt tình. Tất nhiên ngày đó tôi chẳng tin gì vào chuyện âm dương, tâm linh, phật pháp. Đến một ngày tự nhiên tôi không thích ăn thì tôi không ăn nữa vậy thôi. Các bạn rủ tôi vẫn đi nhưng thường tôi ăn gà hoặc cá còn mặc kệ các bạn đả kích, chế diễu… Một ngày kia người ta gọi là “căn quả” đã đến tôi được gặp một số việc cõi bên kia. Tại sao ? như thế giới bên ấy muốn chứng minh cho tôi những việc mà tôi không tin, nghi ngờ và đôi khi cả nhạo báng là có thật. Sau câu chuyên trên gần ba năm sau tôi gặp một câu chuyện thế này. Tôi gặp một con chó nó nói xin tôi cầu nguyện cho nó sớm được siêu thoát sớm được quay trở lại làm kiếp người.( Ngày ấy tôi chưa biết cách tụng kinh, cầu khấn và làm các đàn lễ như bây giờ). Tôi hỏi: – Chó ơi ! mày làm sao thành người được. Phải lên đến kiếp khỉ, tinh tinh, rồi mới đến kiếp người được, theo thuyết tiến hóa mà. Chó:- Không tôi là người, linh hồn của tôi đã nhập vào con chó. Nhưng chưa sống hết kiếp chó tôi đã bị giết rồi. Hỏi: Là người làm sao lại nhập vào chó được ? Đến một thằng nổi tiếng hay tưởng tượng như tao cũng không thể tin được. Chó: – Bằng chứng đầu tiên là tôi được nói chuyện với ông đây. Tôi là kẻ chết đường chết chợ, không người thân hương khói thờ phụng, lúc chết lại chẳng có gì trong bụng vì đã đói cả tuần rồi. Linh hồn tôi cứ lang thang vật vờ đây đó, cái đói cái cô đơn cứ hành hạ giầy vò tôi đến khốn khổ từng phút từng giây. Hỏi: chẳng lẽ thế giới bên ấy chỉ có mình mày là linh hồn, họ đi đâu cả rồi. Chó: – Khốn nỗi, khi sống tôi là kẻ chẳng ra gì, nên khi chết có ai gần tôi đâu. Các linh hồn khác đều xa lánh tôi. Có chăng chỉ là một lũ quỷ đói khát, bất hạnh vật vờ như tôi mà thôi. Mỗi khi có chút gì có thể ăn được là cả lũ lại sâu xé lẫn nhau dành cướp cho bằng được, mà chủ yếu là đồ cúng đám ma ngoài bãi tha ma mà thôi. Thi thoảng có nhà cúng vong ngoài cửa nhà, được một mâm con con mà có đến hàng vạn vong đói khát sâu xé lẫn nhau. Hơn nữa đâu có phải lúc nào cũng biết ai cúng mà đến tranh cướp. Hỏi: – Nhà chùa, nhà đền thường rất hay cúng lễ sao không vào đấy kiếm ăn. Chó: – Lúc sống tôi có bao giờ vào đền vào chùa cúng lễ gì đâu. Ngoài ra người lúc sống có công đức cúng giường, đóng góp xây dựng thì khi chết mới có thể vào đó xin ăn được. Hoặc có thầy cao giầy công đức xin cho vào may ra thần linh cai quản nơi đó mới chấp thuận. Mà ông biết đấy nhiều có lúc tôi đi theo một đám vong nhà nào đấy đang thuê thầy cúng lễ xin cho vong được vào chùa nghe kinh giảng pháp, hưởng lộc dơi lộc vãi mà thấy đến thầy cũng còn bị các ngài đuổi ra. Mười thầy thì có đến chín thầy rưỡi lừa lọc dối trá cả gia chủ lẫn thần linh, phật, thánh. Hỏi: – Sao không tìm thầy tốt mà theo để thầy lễ xin cho. Chó: Ông ơi thầy tốt lúc nào cũng có cả vạn vong đi theo dễ gì mà chen vào được. Con chưa đến gần chúng đã đánh cho tơi tả. Có người con thấy theo hết thầy này đến thầy khác mà mấy trăm năm vẫn chưa vào chùa vào đền, vẫn chưa siêu thoát được. Hỏi: Chuyện lằng nhằng quá. Hãy vào đề cụ thể đi. Vì sao mày lại vào kiếp chó, mà vào để làm gì, để bây giờ muốn ra không được lại phải nhờ đến ta. Mà ta hỏi có nhiều vong người nhập vào kiếp chó như mày không ? Chó: Thưa ông nhiều vô khối, có cả những vong trước là thầy mo, thầy cúng và không thiếu vong đã từng là sư tăng, sư ny nữa kia. Nhiều vong đói khát, khổ sở không người thờ cúng, không nơi nương tựa, bị tất cả xa lánh đã lang thang vất vưởng ở cõi này cả trăm năm, không còn hy vọng thành người cũng mơ ước được nhập vào làm chó như con. Câu chuyện tiếp theo. Hỏi: Mày láo thật đấy, đã gọi là thầy, là tăng, là ny họ là người hiểu biết rất nhiều làm sao mà thành ma đói được. Chó: – Ông ơi ! Con ở bên này đã mấy trăm năm rồi, nhìn thấy rõ bên đấy nên biết hết cả nhiều chuyện. Các thầy phần đông là dọa đệ tử chuyện nọ chuyện kia rồi bày đặt cúng lễ hết đàn nọ, đàn kia, mua sắm đồ lễ, vàng mã hết một đồng rồi khai là 3 đồng. Khi lễ không được thì lại đổ cho tín chủ không thành tâm, đồ lễ ít quá, phải đi đền này, phủ nọ, chùa kia mới được. Nhiều tăng, ny tiếng là ở trong chùa nhưng cũng chẳng tín phật, ăn mặn, sát sinh, thậm chí không thiếu thầy còn vụng trộm ăn thịt chó như ngoài đời. Chuyện bớt tiền cúng giường xây chùa của phật tử mua xắm nhà cửa, phân phát cho cha, mẹ, anh, em không hiếm. Chính vì các thầy biết sai mà vẫn làm nên tội nặng gấp mấy người thường. Tất nhiên cũng có một số đệ tử được việc nên người âm của họ bên này đi theo trả ơn. Nhưng cũng chỉ được một thời gian vì họ cũng được sang kiếp khác hay được vào đền vào chùa nương tựa rồi. Hỏi: – Mày là người vì sao mày ăn bẩn thế, mày không thấy ghê tởm à ? Chó: – Lúc trước con được gặp một lũ người đã từng làm kiếp chó và đã bị giết thịt làm bạn. Chúng khuyên con: Đã làm kiếp chó mà không biết dọn tất cả những cái dơ bẩn do con người thải ra thì ai nuôi chúng con làm gì. Chúng khuyên con phải luyện tập, phải luôn quán tưởng đấy là những thức ăn ngon nhất thì không còn cảm giác nữa. Nhưng cái chính là nhiều năm, nhiều trăm năm bị cái đói luôn hành hạ ám ảnh nên lũ chó chúng con ăn tất cả những thứ gì có thể ăn được vì biết đâu chiều nay, ngày mai, tuần sau, tháng sau năm sau lại chẳng có gì để ăn. Mục đích của con nhập vào chó để được ăn mà lại. Hỏi: Sao không chọn làm chó nhà giầu có được ăn ngon được tắm rửa hàng ngày. Đã làm chó rồi mà không biết đường chọn. Chó: Ông ơi ! có ai được quyền chọn cuộc đời cho mình đâu. Có đến 80 – 90% là chó quê, còn lại là chó thành phố, mà trong lũ chó thành phố cũng chỉ được 20% là nhà tử tế. Sự khác nhau giữa chó quê và chó thành phố là chó quê thì mau bị làm thịt nhưng sống khá tự do. Chó thành phố thì thường được nuôi lâu, ăn ngon nhưng không được tự do lại rất hay bị đánh đập hành hạ không thương tiếc. Do không gian chật hẹp người thành phố hay cáu bẳn họ thường chút giận lên thân mình chúng con, đá văng vào tường đập cho cháy máu mồm máu mũi là chuyện thường. Chó thành phố chỉ số rất ít là được chăm sóc chiều chuộng nhưng số đó hiếm lắm ông ạ. Nó buồn giầu kể tiếp: Khi con đã quyết định, thôi thì tạm làm kiếp chó một thời gian để được ăn, được có cảm giác được sống. Con đi tìm và chọn cho mình mình một con chó đang mang thai sắp đến ngày sinh nở. Khi con chó con vừa chui ra khỏi bụng mẹ là con nhập vào ngay. Bà mẹ chó này sinh ra 5 đứa con, một con bị đập chết ngay sau vài ngày vì vú mẹ chỉ đủ nuôi 4 con. Còn lại bốn đứa, sau 2 tháng là chúng con đứa thì bị cho đi, đứa thì bị bán. Quả thực có trời mà biết sinh cùng ngày cùng tháng, cùng năm thậm chí cùng giờ nữa, nhưng đứa nào sung sướng vào nhà phố đứa nào vào nhà quê hay vào nhà phố khốn nạn thì con chịu, vì chẳng bao giờ gặp lại. Lần đầu tiên sau nhiều năm con được rúc vào cái bụng ấm áp được mút bầu sữa bùi bùi, ngọt ngọt con tưởng như không bao giờ có thể hạnh phúc hơn thế nữa. Hỏi: – Nói vậy là mày vẫn luyến tiếc kiếp làm chó ? Chó: – Không !

Fanpage: Vi Diệu Nam dược – Bác Hùng Y

Bài viết sưu tầm tại Fanpage: Vi Diệu Nam dược – Bác Hùng Y

Bà Bầu Có Nên Ăn Thịt Chó Không?

Dưỡng chất từ thịt chó

Theo Đông y, thịt chó (cẩu nhục) vị mặn, chua, tính nóng, không độc.

Thịt chó có tác dụng bổ dưỡng, trợ dương, ích khí trừ hàn.

Thịt chó có chứa nhiều protid, lipid, Ca, P, Fe. 100g thịt cung cấp 348 calo.

Xương chó có canxi dạng phosphat, carbonat.

Thịt chó vừa là thực phẩm ngon, vừa là vị thuốc tốt cho người có máu hàn.

Bà bầu có nên ăn thịt chó?

– Thịt chó tuy giàu năng lượng, có rất nhiều chất đạm và các dưỡng chất nhưng không tốt cho những phụ nữ đang mang thai. Bà bầu ăn nhiều thịt chó có thể khiến axit uric tăng lên dẫn đến nguy cơ cao về sản giật và tiền sản giật. Trong thịt chó có tính nóng, bà bầu ăn thịt chó sẽ khiến cho cơ thể bị nóng, khó tiêu, dễ đi ngoài, dễ mắc các bệnh về tiêu hóa gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

– Bà bầu không nên ăn thịt chó và một số loại thịt và hoa quả khác cũng không nên ăn như: thịt dê, ba ba, thịt trâu.

– Thường thì thịt chó có giá cao hơn thịt bò, thịt gà, các thực phẩm khác nên bà bầu cũng không cần cầu kỳ như vậy. Trong giai đoạn bầu bí, nếu các thai phụ cần bổ sung chất đạm thì nên chọn thịt bò, gà là phù hợp. Tuy nhiên, khi mua các thực phẩm này cũng cần chọn đồ tươi ngon, sạch.

– Còn về vấn đề sinh con bị mụn nhọt do ăn thịt chó nhiều, thì điều đó là không có, cũng chưa có ai nghiên cứu để chứng minh điều này.

Các mẹ bầu cần chú ý chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất

Trong thời kỳ mang thai, để đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và sự phát triển của bé thì các mẹ bầu cần chú ý chế độ ăn uống cân bằng, đủ chất.

– Tinh bột (cung cấp Gluxit): Tinh bột không chỉ có trong cơm mà bà bầu có thể ăn bún, phở, ngô, khoai, sắn, các loại củ,… Chú ý chọn ngũ cốc an toàn, tránh bị ẩm mốc hoặc nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật.

– Vitamin và chất khoáng: Rau, củ, quả, rau màu xanh thẫm là nguồn cung cấp các vitamin cho cơ thể, đặc biệt vitamin C, cà rốt, đu đủ, bí đỏ cung cấp Caroten (tạo vitamin A). Ăn nhiều các thực phẩm có chất xơ giúp bà bầu tránh táo bón. Nếu có điều kiện thì nên uống sữa dành cho bà bầu hoặc bất cứ loại sữa nào không gây rối loạn tiêu hóa khi uống.

– Chất đạm (cung cấp Protit): Protit là các chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Protit có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, lươn, hải sản tươi. Đây là những loại thực phẩm cung cấp nguồn canxi và vi lượng dồi dào. Tuy nhiên, khi ăn hải sản cần chọn đồ tươi, ngon, đảm bảo vệ sinh. Không nên ăn hải sản lạ, vì có thể gây dị ứng cho cơ thể. Để tránh dị ứng, chỉ nên dùng những hải sản trước đó đã từng ăn nhưng không có hiện tượng này.

– Dầu mỡ (cung cấp Lipit): Dầu mỡ cung cấp năng lượng cho các bà bầu. Dầu, mỡ không chỉ có trong thịt, dầu ăn mà có thể dùng dầu thực vật có trong lạc, vừng,… Thông thường, không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm. Bởi nhiều người khi bị nghén nên rất thèm ăn số lượng nhiều cùng một loại thức ăn. Tuy nhiên, đôi khi ăn nhiều quá khiến cơ thể không hấp thụ được. Tốt nhất nếu có điều kiện nên ăn làm nhiều lần trong ngày, thức ăn dễ tiêu hóa.

Ngoài ra, chị em cần tuân thủ tiêu chuẩn ăn chín, uống sôi, chọn thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh. Ngoài ra, cần tránh ăn đồ hộp, đồ ăn sẵn, đồ ăn tái sống, thức ăn đường phố, thực phẩm chế biến không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu không cẩn thận chọn lựa thực phẩm chất lượng có thể dẫn đến ngộ độc, gây mất nước, suy nhược cơ thể ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé.

Một số loại đồ ăn thức uống nên kiêng hoặc hạn chế dùng cho bà bầu

– Các bà bầu phải kiêng rượu, bia, thuốc lá vì đây là những thứ gây hại cho thai nhi. – Hạn chế ăn thịt trâu, thịt chó, thịt ba ba vì đây là những loại thức ăn gây đầy bụng, lâu tiêu, không tốt cho việc tiêu hóa. – Các loại gia vị như ớt, tiêu, tỏi, dấm, hành, gừng,… đều nên dùng ít. – Măng, quẩy, quả táo mèo, long nhãn,… là những món ăn được cảnh báo có thể đem lại những nguy cơ cho thai nhi, nên hạn chế hoặc không ăn. – Các loại cá biển nước sâu như cá kiếm, cá mập, cá ngừ, cá mú,… Đây là nhóm cá chuyên sống ở vùng nước sâu có hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây sẩy thai, khuyết tật khi sinh hoặc làm cho não kém phát triển. – Tôm, cua, sò, ốc, hến,… bổ dưỡng những chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải vì chúng là thực phẩm dễ gây dị ứng. Lạc cũng dễ gây dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai, nhất là nhóm người mắc chứng di truyền dị ứng với loại thực phẩm này.

Có thể bạn đang quan tâm:

Vì Sao Không Nên Ăn Thịt Chó, Mèo?

Thực chất, vấn đề này không hề mới bởi việc cấm buôn bán và ăn thịt chó đã từng được người Pháp áp dụng ở Hà Nội những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Theo lệnh cấm này, tất cả những ai ăn, bán thịt chó nếu bắt được sẽ bị xử nghiêm theo luật. “C ũng thời gian đó, người Pháp còn xây hẳn một nghĩa trang để chôn những con chó chết ở Hà Nội. Nghĩa trang đó nằm ở khu vực bến Phà Đen – Cảng Hà Nội bây giờ “, ông Nguyễn Ngọc Tiến – nhà nghiên cứu Hà Nội chia sẻ. (1)

Ngày còn nhỏ, tôi có đến nhà một người họ hàng để ăn cỗ. Vừa bước chân vào cửa, tôi đã nghe thấy tiếng chó sủa ầm ĩ. Đập vào mắt tôi là hình ảnh con chó đang nằm quằn quại đau đớn vì bị 3,4 người đàn ông cao to kẹp cổ. Đó là con chó tôi vẫn thường hay chơi và vuốt ve mỗi khi đến đây mà? Nó đã từng là một con chó có đôi mắt rất đẹp, tinh khôn; sao bây giờ trong đôi mắt nó chỉ thấy nỗi sợ hãi, hoảng loạn thôi vậy? Nó vừa sủa vừa mở to mắt dáo dác nhìn xung quanh như tìm kiếm sự cứu giúp trong vô vọng. Bắt gặp ánh mắt của tôi, nó khựng lại vài giây. Nước mắt tôi trào ra, chỉ kịp thốt lên: “Đừng mà…”. “Bụp” – một đòn giáng mạnh xuống đầu nó. Nó chết rồi.

Từ nhỏ đến giờ, tôi chưa bao giờ ăn một miếng thịt chó, dù có bị ép đi chăng nữa. Nhiều người còn kích bác không ăn là không biết thưởng thức “tinh hoa ẩm thực” của người Việt. Tôi không quan tâm tới những lời nói đó bởi mỗi khi nhìn vào miếng thịt chó tôi chỉ thấy lòng xót xa, chứ không thấy nó có gì ngon hay hấp dẫn cả.

Nếu nghĩ sâu hơn một chút, tưởng tượng ra cảnh con chó đã ăn những gì trước khi bị giết thì có lẽ những ai nghiện món ăn giàu đạm này cũng chẳng thấy ngon miệng được nữa. Khác với gà, lợn, trâu, bò vốn được nuôi ăn bằng cám, cỏ, rau thì chó thường đi nhặt nhạnh những thứ người ta bỏ thừa trên đất. Nhiều khi nó còn liếm láp bãi nôn rồi nếm một chút chất thải của con người hay của chính nó. Hầu hết chó được làm thịt đều là chó hoang bị bắt trộm hay nuôi nhốt bất hợp pháp nên chắc chắn chẳng ai biết được nó đã ăn và uống những thứ dơ bẩn gì rồi.

Chó ăn chất bẩn do con người nhổ, thải ra rồi chúng ta lại ăn thịt chó. Thế chẳng phải là vòng luẩn quẩn khi con người lại ăn chính thứ mình thải ra hay sao? Thật sự khó hiểu khi người ta vẫn ăn nó một cách ngon lành. Phải chăng là do nó đã được tẩm ướp, bày biện đẹp mắt nên nhiều người mới thấy nghiện món này đến vậy. Chứ nếu thật sự dành ra vài phút nghĩ lại quy trình để có miếng dồi chó, xiên chả chó, bát rượu mận mỡ màng trên bàn nhậu kia thì nhiều người sẽ thấy rùng mình.

Đối với người theo đạo Phật thì không bao giờ nên ăn thịt chó. Vì chó là người bạn thân thiết của con người, sống nặng ân tình, là con vật có tính linh cao. Không phải tự nhiên có câu: ” Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo“. Nếu đã từng nuôi chó, chúng ta sẽ cảm nhận được chúng trung thành và dành tình yêu cho chủ sâu sắc đến nhường nào. Chúng vui chung niềm vui của chủ, buồn với nỗi buồn của chủ, dù có bị đánh đập bạc đãi, chúng vẫn luôn cam chịu, không đem lòng oán thù. Sự trung thành và tình cảm sâu sắc đó, con người không phải ai cũng có.

Trong văn hóa phương Đông và Việt Nam, chó được coi là con vật trung thành với chủ, thậm chí ở một số đền miếu người ta còn thờ chó đá để giữ cửa. Ở phương Tây, chó được coi là người bạn thân cận, khi chết người ta thường đem chôn trong sân vườn, đối xử như người thân. Do đó, khi thấy người dân chúng ta ăn thịt chó hầu hết họ đều thấy rất phản cảm.

Mới đây, vào ngày 12/9/2018, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật lưỡng đảng do hai hạ nghị sĩ Vern Buchanan và Alcee Hastings đề xuất nhằm cấm việc giết mổ chó, mèo để tiêu thụ ở Mỹ. Theo dự luật, việc giết mổ, vận chuyển, sở hữu, mua bán hoặc quyên góp chó và mèo cũng như các bộ phận của chúng vì mục đích làm thực phẩm cho con người là bất hợp pháp. Những người vi phạm sẽ bị phạt tối đa 5000 USD. (3)

” Chó và mèo mang lại tình yêu, tình bạn cho hàng triệu người. Chúng không nên bị giết mổ và bán như một loại thực phẩm “, hạ nghị sĩ Buchanan chia sẻ.

Hạ viện cũng đã thông qua một nghị quyết không bắt buộc kêu gọi các nước khác chấm dứt việc buôn bán thịt chó và mèo. Một số quốc gia được đề cập là Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Campuchia, Lào và Ấn Độ.

” Dự luật này phản ánh những giá trị của chúng ta và đem lại vị thế lớn hơn trong việc thúc giục tất cả quốc gia khác chấm dứt hành động khủng khiếp này một lần và mãi mãi “, hạ nghị sĩ Đảng Dân chủ Hastings phát biểu.

PGS.TS Bùi Vũ Huy – Giảng viên khoa Truyền nhiễm (Đại học Y Hà Nội) trả lời báo chí: Những người có thói quen ăn tiết canh chó, thịt chưa nấu chín kĩ, vệ sinh dao thớt giết thịt chó không sạch sẽ và còn dính dãi của chó mang bệnh, hoàn toàn có thể mắc bệnh dại. Bên cạnh đó, người ăn thịt chó cũng có nguy cơ bị lây nhiễm các loại vi khuẩn đường tiêu hóa, nguy hiểm hơn là nhiễm liên cầu lợn gây viêm màng não hay ăn thịt chó trúng bả sẽ dẫn tới rối loạn đông máu, xơ gan, suy thận… (4)

Dù vậy, tôi vẫn tin rằng trong vài năm tới mọi người sẽ từ bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo. Bởi hiện nay chỉ còn tồn đọng một bộ phận nhỏ người dân thích món ăn này. Người trẻ hầu như không ai thích ăn món “cầy hương” hay “tiểu hổ” nữa vì cho rằng nó mất vệ sinh và quan trọng là vì tình yêu thương động vật. Với những bạn đang nuôi chó, mèo cần chú ý tiêm phòng đều đặn, đeo rọ mõm cho chúng trước khi dắt ra đường và hướng dẫn đi vệ sinh đúng nơi quy định. Hình ảnh đất nước Việt Nam sẽ ngày càng đẹp hơn trong mắt mỗi người dân và bạn bè quốc tế nếu chúng ta tự nâng cao ý thức của bản thân mình.

Làng Nhật Tân vốn nổi tiếng với món thịt chó năm nào nay đã hoang tàn, vắng vẻ, không còn tấp nập người ra kẻ vào như xưa nữa. Qua đây cũng thấy được quy luật đào thải của xã hội. Thứ gì không hợp lòng người, không giúp đất nước phát triển thì qua thời gian sẽ suy tàn và biến mất. Mong sao trong tương lai sẽ không còn những tấm biển bày bán thịt chó công khai hay tin tức về những vụ cẩu tặc làm phiền lòng dư luận thêm nữa.

Ngạn ngữ Pháp có câu: ” Hãy nói cho tôi biết bạn ăn gì, tôi sẽ trả lời bạn là ai” hay ” Bạn là là những gì bạn ăn ” (You are what you eat). Do đó, trước khi ăn, hãy tự đặt cho mình hai câu hỏi: Thực phẩm này từ đâu tới? Và ăn rồi ta sẽ làm gì? Việc trăn trở với hai câu hỏi này sẽ giúp chúng ta thận trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm, biết cách ăn uống khoa học để không bị bệnh tật.

Thống kê của UBND Hà Nội cho biết: Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có khoảng 493.000 con chó, mèo. Có trên 1000 điểm kinh doanh chó, mèo thương phẩm, giết mổ chó mèo. 15 cơ sở kinh doanh chó, mèo cảnh. Từ đầu năm đến nay đã có 3 trường hợp tử vong vì bệnh dại tại các huyện Phúc Thọ, Phú Xuyên và Sóc Sơn; 2 mẫu bệnh phẩm có kết quả dương tính với bệnh dại tại quận Hoàng Mai và Bắc Từ Liêm.

Theo số liệu được Liên minh bảo vệ chó châu Á (ACPA) công bố vào năm 2016: Người Việt Nam ăn thịt chó nhiều thứ 2 trên thế giới, trung bình mỗi năm có khoảng 5 triệu con chó bị tiêu thụ. (5)

Tâm Thuần