Bạn đang xem bài viết Top 5 Sai Lầm Khi Nuôi Chó Alaska Mà Các Bạn Cần Biết được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi nuôi chó Alaska chủ nhân của nó phải thực sự yêu thích và am hiểu về tính cách cũng như cách chăm sóc. Giống chó này khá đặc biệt, vì vậy nếu không chuẩn bị đầy đủ kiến thức sẽ rất khó nuôi. Cùng tìm hiểu top 5 sai lầm khi nuôi chó Alaska mà các bạn cần biết để tránh.
Nhốt chó thường xuyênĐây là một việc rất không nên đối với việc nuôi chó Alaska. Việc thường xuyên bị nhốt gò bó trong lồng sắt, gỗ hay nhựa sẽ khiến cho chúng hình thành sự kìm kẹp và căng thẳng. Khi không được ra ngoài hoạt động, vui đùa sẽ khiến chúng hướng đến một cách giải phóng năng lượng khác đó là cắn phá. Đặc biệt là điều này ảnh hưởng rất lớn để tính cách của chúng. Thông thường sẽ hung dữ và dễ cắn người hơn.
Không nên nhốt chó Alaska thường xuyên trong lồng
Cho chó ăn thịt sống là một trong top 5 sai lầm khi nuôi chó AlaskaTuyệt đối không nên cho chó Alaska ăn thịt sống
Khi cho chó Alaska ăn thịt sống sẽ khiến cơ thể chúng dễ bị nhiễm khuẩn và các loại giun sán từ động vật khác. Đặc biệt điều này sẽ kích thích bản năng hoang dã từ nguồn gốc của chúng là săn mồi và ăn thịt con mồi. Điều này vô tình đã biến chúng có thể lao vào bất cứ con mồi nào, thậm chí cả bạn. Thay vào đó người nuôi nên chế biến thành các món ăn được nấu chín để chúng ăn.
Đùa nghịch cho tay vào miệng chó AlaskaMặc dù giống chó Alaska rất hiền và thân thiện với con người, tuy nhiên bản năng có trong chúng vẫn rất hung tợn. Việc đùa giỡn thái quá hay làm chúng bị kích động sẽ khiến sự hoang dã nổi lên. Vì vậy không nên cho tay vào miệng chó trêu đùa vì bạn sẽ không lường trước được những rủi ro về việc này. Để đảm bảo an toàn cho mình và người thân thì người nuôi hãy bỏ ngay những hành động dại dột này.
Để chó cắn nhau với những con khácKhông nên cho chó Alaska cắn nhau với những con khác
Có nhiều người khi nuôi chó thường để chúng cắn nhau với những con chó khác. Điều này là một trong top 5 sai lầm khi nuôi chó Alaska mà các bạn cần phải tránh. Việc này đã khiến chúng hình thành sự hung hãn, tính thống trị và háo chiến. Nguy cơ bạn và những người xung quanh bị tấn công bởi những con chó như vậy sẽ rất cao.
Thường xuyên đánh chóNếu người nuôi thường xuyên có những hành động, cử chỉ như trừng mắt, đánh đập, dọa nạt sẽ tác động làm thay đổi tập tính của con chó. Thậm chí còn tạo cho chúng một phản ứng hung hăng và không còn hiền lành, thân thiện với con người.
Vì vậy, khi nuôi chó Alaska các bạn tuyệt đối không nên sử dụng roi, gậy đánh chúng. Kỷ luật khi huấn luyện chó là điều cần thiết, tuy nhiên sử dụng bạo lực quá nhiều hoặc mức độ nặng sẽ khiến bản năng hoang dã của chúng trỗi dậy. Điều này thì vô cùng đáng sợ.
Top 5 lợi ích khi nuôi chó alaska Top 5 hội yêu chó alaska tại việt nam
Địa chỉ Shop: Số 59, Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Trại sinh sản 1: Ngõ 310 Nghi Tàm, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội.
Trại sinh sản 2: 521 Trương Định, Hoàng Mai, Hà Nội.
Hotline: 0888 08 3388
Những Sai Lầm Khi Nuôi Chó Dữ
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm của tác giả Tuấn Lê, cựu giám khảo chó Phú Quốc và người chơi lâu năm Neapolitan Mastiff (Ngao Ý) – một giống chó dữ và to lớn.
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm và những sai lầm nên tránh khi nuôi chó dữ.
Chó dữ là những giống chó lớn, dùng để làm những công việc bảo vệ lãnh thổ hay gia súc, bản tính rất hung dữ, cho dù ngày nay có nhiều con không còn dùng để làm việc và chỉ dùng làm thú cưng nuôi trong nhà, tính tình có thể hiền nhưng bản tính vẫn là chó dữ.
Và những con chó to lớn khi nó tấn công sẽ nguy hiểm vô cùng, cần phải hiểu rõ về các giống chó dữ trước khi nuôi.
Những sai lầm thường gặp:
Không tìm hiểu kỹ về giống chó của mình nuôi, không rõ bản tính của từng giống chó, không biết lịch sử của nó dùng để làm gì và các tính xấu phổ biến của giống chó mình nuôi thì sẽ rất nguy hiểm.
Bạn không thể có được những con chó mà tổ tiên của nó dùng để làm những công việc cần tính hung dữ lại có thể hiền lành như các giống khác. Không biết và không có cách đề phòng đúng sẽ nguy hiểm vô cùng.
Không tìm hiểu về cha mẹ, ông bà của nó tính nết thế nào, hiền hay dữ, có khôn hay không. Tính tình do di truyền rất nhiều. Muốn biết 1 con chó con lớn lên tính tình thế nào thì cứ nhìn vào cha mẹ của nó.
Nghĩ rằng những người huấn luyện chó nghiệp vụ là những người hiểu về tâm lý chó, có thể nhờ họ dạy dỗ chó của mình ngoan ngoãn hay sửa các tật xấu của nó là điều hết sức sai lầm và nguy hiểm.
Nhiều bạn đọc đến đây có thể thấy vô lý, 1 người có thể dạy chó làm nhiều trò, lao tới tấn công hay cho nó đi sát bên cạnh mà lại không hiểu tâm lý chó?
Huấn luyện nghiệp vụ và tâm lý về chó là 2 ngành hoàn toàn khác nhau, những người huấn luyện nghiệp vụ chỉ hiểu tâm lý trong phạm vi họ huấn luyện mà thôi. Trừ khi họ có học hay nghiên cứu cả 2 ngành thì mới biết cả 2.
Nói như vầy cho dễ hiểu, bạn không thể kêu 1 võ sư, 1 giáo huấn cảnh sát hay 1 huấn luyện viên bóng đá tài giỏi đi thuyết trình về đề tài tự kỷ của trẻ em hay tâm lý phạm tội của trẻ em có cha mẹ ly dị, hay kêu họ chữa trị bệnh nghiện cờ bạc.
Những thứ kia thuộc về ngành tâm lý học dành cho các bác sĩ tâm lý. Họ là những người đào tạo những người bình thường hay có năng khiếu để trở thành những nhân tài, còn các bác sĩ tâm lý là sửa chửa những người có vấn đề để họ trở thành những người bình thường.
Những người dạy chó bằng tâm lý hay sửa chửa các tật hư của chó vốn không dạy ra những con chó có thể làm cái này cái kia, nhiệm vụ của họ là sửa chửa hay dạy dỗ những con chó trở lại bình thường từ những sai lệch tâm lý.
Bạn cũng thấy các đài truyền hình nước ngoài họ mời những nhà tâm lý học về chó như Cesar Millan hay Victoria Stilwell làm show dạy chó chứ đâu có mời những huấn luyện viên chó nghiệp vụ hay những người đào tạo chó cho cảnh sát, quân đội.
Khi bạn đưa những con chó có vấn đề của mình cho những người huấn luyện nghiệp vụ không giỏi về tâm lý chó dạy thì sẽ nguy hiểm vô cùng, họ có thể đè nén sự hung dữ của nó bằng các phương pháp trấn áp sai lầm, nhưng nó sẽ bùng phát bất chợt khi về nhà.
Khi tôi nuôi mười mấy con Neapolitan Mastiff (Ngao Ý) trong trại tôi phải hiểu tâm lý những con chó nặng 70, 80kg, bởi vì chỉ cần 1 cú táp của nó vào cổ là tôi đi đời.
Khi vào chuồng chó cho chó ăn hay thả tụi nó ra chơi tôi phải hiểu tâm lý khi 1 con tấn công mà tôi ngã xuống thì những con khác sẽ lao vào cắn tôi, bởi vì đó là tâm lý của chó mà dân gian gọi là chó hùa, nó sẽ bênh và ngã theo con mạnh nhất trong đàn.
Khi tôi ngã xuống tức là tôi không còn là con đầu đàn nữa. Đã có nhiều trường hợp chủ vào cho chó ăn bị cả bầy chó cắn chết.
Tôi để ý ngay đến con chó bênh chủ để xác định sự dạy dỗ và yêu thương của người chủ với bầy chó, bởi vì hiếm có con nào khi bạn ngã xuống nó bênh bạn và dám cắn những con to khỏe hơn nó, chỉ có những con thật sự yêu thương bạn và rất khôn mới làm như vậy.
Cho chó học bảo vệ hay cắn khi có lệnh và cứ nghĩ nó sẽ là 1 con chó có thể làm bầu bạn trong nhà. Đây là những sai lầm vô cùng nguy hiểm, khi bạn đã đánh thức bản năng tấn công của nó thì nó sẽ không bao giờ còn là 1 con chó bình thường nữa.
Nó sẽ trở thành 1 thứ vũ khí, mà sở hữu súng có khi còn bị cướp cò huống chi là con chó có những suy nghĩ của thú vật, bạn chẳng thể kiểm soát được hết suy nghĩ của nó. Ví dụ như nó không thể phân biệt được 1 tên trộm và 1 đứa trẻ trèo vào nhà bạn nhặt trái banh.
Ở nước ngoài vấn đề dạy chó tấn công vô cùng nghiêm ngặt, đều phải được dạy bởi những người có đào tạo trường lớp, chó phải qua kiểm tra thần kinh.
Con chó học 1 thì chủ phải học 10, chủ phải học các phương pháp an toàn và sử dụng 1 con chó đã qua đào tạo tấn công để tránh những chuyện đáng tiếc xảy ra.
Nếu bạn muốn có 1 con chó thuộc các giống chó dữ mà muốn nó vừa làm bạn vừa trông nhà và bảo vệ bạn thì bạn phải chọn những con thật khôn, nó sẽ tự hiểu và bảo vệ bạn 1 cách tự nhiên theo bản năng chứ không cần dạy gì hết.
Những con này khác ở chỗ là nó cắn bằng suy nghĩ của nó, chứ không phải cắn bằng những phản xạ có điều kiện khi được dạy tấn công.
Tôi có người bạn cho 1 con Rottweiler đi học bảo vệ chủ, con chó rất khôn và đạt điểm cao khi sát hạch thần kinh, 1 con chó mà bạn tôi cứ nghĩ rằng có thể tin tưởng được.
Một hôm anh chị của anh ta đến nhà chơi, xày ra xích mích và to tiếng, bà chị dâu sấn tới chỉ tay vô ngực anh ta, thế là con chó lao tới cắn liền. Kết quả là con chó bị chích chết còn bà chị dâu thì bị may mấy chục mũi.
Hiểu sai về câu nói của Cesar Millan dạy chó thì mình phải là con đầu đàn. Nhiều người suy diễn ra là làm con đầu đàn phải trấn áp, quát 1 tiếng là phải nghe, phải đánh cho nó biết ai là đầu đàn.
Cái mà Cesar Millan nói đó là dạy chó bằng tâm lý theo tâm lý của con chó, chứ không phải dạy kiểu tâm lý của con người, hay cái kiểu mày không nghe tao đánh mày chết, con chó nó đâu có hiểu những điều này.
Muốn hiểu điều này bạn phải hiểu con chó đầu đàn ngoài thiên nhiên nó làm sao cho những con trong đàn phục tùng, chứ không phải theo kiểu đại ca xã hội đen.
Dạy bằng tâm lý cho biết ai là đầu đàn ví dụ như dạy nó phải chờ khi cho ăn, không cho ngủ chung giường, nó chạy tới cho mình xoa đầu mình không xoa ngay mà phải kêu nó ngồi xuống… tất cả đều dùng tâm lý để dẫn dắt suy nghĩ phục tùng của nó.
Hiểu sai và trấn áp để chứng tỏ ta là đầu đàn thì nếu gặp con cứng cựa nó sẽ thử sức coi ai mạnh hơn để làm đầu đàn, hay gặp con nó sợ quá hay luôn trong tâm lý so sợ và phòng thủ nó sẽ cắn bất tử khi nó cảm thấy bị nguy hiểm.
Ví dụ nếu bạn dùng cây đánh nó, khi có ai cầm cây thước hay cây dù đi đến gần nó thì nó sẽ cắn người đó.
Cứ nghĩ rằng các giống chó tính tình giống nhau khi đều là chó dữ, ví dụ có nhiều người nuôi qua Rottweiler rồi nuôi Cane Corso cứ nghĩ có giống nhau nhưng thật ra mỗi giống chó hoàn toàn khác.
Tôi có 1 khách hàng nuôi Pitbull 10 năm, sau chuyển qua nuôi Neapolitan Mastiff, khi 2 con Neo cắn nhau ông ta thò tay vô can vì nghĩ nó cũng như Pit, vừa chạm tay vô là con chó quay qua táp liền vì nó nghĩ bị tấn công. Neo hoàn toàn khác với Pit trong vụ này.
Ỷ y hay nghĩ những con chó hiền sẽ không cắn, đa số các vụ chó cắn đều do những con thường ngày rất hiền gây ra vì ta không đề phòng và không lường trước bản năng tiềm ẩn của nó bị đánh thức khi nào.
Nhiều con chó hay nổi điên và bị kích thích bởi những thứ ta không ngờ, như tiếng la hét nô đùa của trẻ con, lúc đầu không sao, nhưng có khi bất ngờ nó cảm thấy khó chịu và mất kiểm soát.
Nhiều khi chỉ là 1 tiếng động ít khi xảy ra như tiếng cái cưa máy, chiếc mô tô chạy ngang cũng làm nó mất kiểm soát tâm lý. Nhiều mùi hướng hay nước hoa (nhiều mùi thâm chí mình không ngửi được) nhưng lại làm nó khó chịu.
Nô đùa với chó dữ cũng rất nguy hiểm, thứ nhất là nó to lớn và mạnh, nó có thể làm mình đau dù nó không cố ý. Nhưng khi hưng phấn quá nó cũng sẽ dễ mất kiểm soát, hoặc khi nó làm mình đau rồi mình la lên hay la mắng nó, sẳn đang hưng phấn nó cắn luôn.
Bạn lâu lâu chắc cũng thấy hình ảnh những người cưa bom, bạn có thể cười họ ngu dốt. Khoan hãy cười trước khi trả lời câu hỏi của tôi: nếu bất chợt 1 con chó nặng 50 kg lao tới cắn bạn hay con của bạn thì bạn sẽ làm gì để nó ngưng ngay lập tức?
Nếu bạn không trả lời được tức là bạn cũng giống như những người cưa bom, nuôi con chó dữ trong nhà mà không lường trước được những chuyện tồi tệ nhất có thể xảy ra, cũng như những người cưa bom cứ nghĩ trái bom đã cũ mấy chục năm tịt ngòi rồi sẽ không bao giờ nổ.
Nếu bạn không có bất cứ cái gì hay phương pháp nào để dừng con chó ngay lập tức khi nó cắn mà bạn vẫn nuôi chó dữ trong nhà thì hết sức nguy hiểm. Khi con chó nổi điên lên hay đã quyết định cắn thì nó đã không còn nghe bạn quát tháo nữa.
Cũng đừng nghĩ tới bạn sẽ đánh vào chổ hiểm hay thậm chí dùng dao phay để chém nó mà nó sẽ nhả con của bạn ra ngay lập tức. Nếu chưa chuẩn bị được cách nào đối phó khi nó tấn công thì tốt nhất đừng nuôi chó dữ.
(Mỗi người có cách riêng, ở nước ngoài đa số các trại nuôi chó lớn đều có súng hay súng săn, hay có bình xịt hơi cay trong nhà hay luôn có trong trong túi)
Nói tóm lại điều quan trọng nhất khi chọn 1 con chó dữ để nuôi là nó phải thật khôn, còn những thứ bề ngoài không quan trọng.
5 Điểm Nổi Bật Của Chó Alaska Nâu Đỏ Mà Bạn Cần Biết
+ Cách chăm sóc chó Alaska con
+ 10 dòng chó Alaska lai tuyệt đẹp
Mục đích của giống chó này là dùng để làm cảnh nhiều hơn là sử dụng để kéo xe và lao động.
Chiều cao: 58 – 71cm (23 – 28inc)
Cân nặng: 39 – 56kg (85 – 125lb)
Mõm và 4 chân luôn có màu trắng
Mũi và mõm chó Alaska to khỏe, nhìn cần đối với đầu. Mõm không dài, thon nhỏ dần về phía mũi nhưng không nhọn.
Đặc điểm nổi bật của chó Alaska nâuChó Alaska nâu đỏ có bộ lông màu nâu đỏ như màu của quả hạnh nhân, trông vô cùng vui vẻ, thân thiện và tinh nghịch.
Nhất là với những chú chó Alaska cái thì có thân hình nhỏ hơn chó đực. Sắc lông của màu đỏ của giống chó Alaska cũng vô cùng quý hiếm, được AKC chấp nhận.
Theo quy định thì các con chó màu này không được phép mang ra khỏi nước Mỹ. Đối với các con Alaska có cặp mắt xanh cũng sẽ bị loại ra khỏi giống nòi vì đây là biểu hiện của sự lai tạo giống.
Tính cách của chó Alaska nâu đỏ có gì đặc biệtNếu chúng đi đâu xa nhà cũng có thể tự tìm thấy đường về. Đây cũng là lý do ngày xưa, những người nuôi chó Alaska đã vận dụng chúng đi săn, khai thác ở các vùng đất mới.
Tìm hiểu những khả năng của chó Alaska nâu đỏCũng không có một con vật nào có thể so sánh với chó Alaska trong khả năng di chuyển ở trên tuyết trong không gian thoáng mát, rộng lớn. Thông thường những cá thể Alaska thuần chủng có chân lớn, săn chắc để thích nghi với công việc kéo xe tuyết từ xa xưa.
Bản chất của chó Alaska lại rất tò mò và cũng rất hiếu động nên chúng rất thích vận động.
Những chú chó được đào tạo, huấn luyện theo quy chuẩn từ nhỏ rất thân thiện với con người. Nhưng cũng cần phải cẩn thận khi tiếp xúc với chúng, khi ra ngoài nên đeo rọ mõm cho chúng.
Giá chó Alaska nâu đỏ bao nhiêu tiền?Hiện nay trên thị trường, giống chó Alaska nâu đỏ có giá cao nhất trong số những giống chó Alaska khác. Với giống chó thuần chủng, được sinh trong nước, có bộ lông màu trắng, giá chỉ 7-8 triệu/ con thì giá chó Alaska nâu đỏ có giá từ 9-12 triệu/ con.
Sở dĩ chúng có giá khác biệt hơn so với các con khác vì bộ lông của chúng vô cùng quyến rũ, dày, bóng và mềm. Bên cạnh đó, màu nâu đỏ cũng chính là màu đang được yêu thích nhiều nhất. Đây chính là điểm dẫn đến sự chênh lệch về giá thành của chúng.
Đối với những chú chó được nhập từ Indonesia hoặc Thái Lan sẽ rẻ hơn chó nhập từ Âu Mỹ khoảng 15-20 lần. Nếu có nguồn gốc từ Nga sẽ đắt hơn giống ở việt Nam khoảng 8-10 lần.
6 Sai Lầm Cần Tránh Khi Cho Mèo Ăn
Mèo không thể nói cho bạn biết những điều chúng muốn. Mèo càng không thể hiểu chế độ dinh dưỡng như thế nào là phù hợp với chúng nhất. Nhưng tình trạng sức khỏe của mèo thể hiện rõ nhất những chế độ ăn uống bạn đang áp dụng.
Sai lầm phổ biến nhất mà mọi người thường mắc phải khi cho mèo ăn chính là cho ăn quá nhiều.
Chúng ta không nhất thiết phải cho mèo ăn nhiều thức ăn hơn nhu cầu của chúng. Mèo ngày nay ít hoạt động hơn khi so sánh với tổ tiên to lớn của chúng. Vì thế chúng cũng không cần phải ăn quá nhiều.
Mèo cần bao nhiêu thức ăn mỗi ngày?Mức năng lượng cho phép với mèo nằm trong khoảng từ 24 đến 35 calo mỗi ngày trên mỗi pound cân nặng (1 pound ~ 0.45kg), để giữ cho mèo có trọng lượng bình thường, khỏe mạnh.
Chú mèo ngày nay được thuần hóa từ tổ tiên sống trên sa mạc, một di sản minh chứng cho thói quen ít uống nước của mèo ngày nay. Mèo không tự uống nước như chó nên chúng có hàm lượng sạn trong nước tiểu cao hơn và dễ mắc các bệnh về đường tiết niệu.
Khi mèo có vấn đề về đường tiết niệu, chúng cần được chăm sóc với chế độ ăn uống giàu nước. Thay vì đợi đến khi mèo bệnh mới bổ sung nước thì hãy chủ động cung cấp đủ nước trong thức ăn cho mèo Royal Canin mỗi ngày thông qua hình thức trộn thức ăn ướt với thức ăn thường ngày như hạt để mèo vừa có thêm lượng nước hấp thu vào cơ thể.
Cơ thể mèo được cấu tạo để hấp thu nước qua thức ăn. Mặc dù chuột, thức ăn thường ngày của mèo, cũng chỉ có khoảng 70% nước, và chứa khoảng 78% nước, thức ăn khô là từ 5% – 10% nước. Đó là lý do tại sao thực phẩm ướt giúp mèo bổ sung nước rất tốt.
Rõ ràng nước rất quan trọng không chỉ với người mà cả với mèo. Là thành phần thiết yếu cấu thành sự sống, nước chiếm 60% đến 70% trọng lượng cơ thể của mèo trưởng thành, theo các chuyên gia của ASPCA. Việc thiếu nước có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho mèo, gây bệnh đường tiết niệu hoặc thậm chí tử vong.
Ngoài ra, mèo cũng nên có một số nguồn nước ngọt sạch có sẵn trong nhà. Hãy đặt nước ở nơi mèo thích và thường xuyên lui tới. Lưu ý rằng mèo thích uống nước chảy hơn và chúng có thể phát hiện mùi vị của clo trong nước máy, vì thế hãy dùng nước đóng chai cho mèo để đảm bảo vừa sạch vừa không có clo.
* Sử dụng cỏ mèo hoặc cỏ bạc hà tươi (catnip)
* Nghiền nát lá dưới nước và đổ nước vào vòi nước chảy hình hoa
Phía gần mông hoặc hậu môn của mèo, nếu có xuất hiện một vài đoạn nhỏ màu trắng kỳ lạ có kích thước bằng hạt gạo thì đó là sán dây từ phần ruột non của mèo. Một số người tin rằng có thể dùng tỏi tươi để khắc phục tình trạng này.
Đây là một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất từ trước đến nay. Không có bằng chứng nào cho thấy tỏi ngăn ngừa bất kỳ sự nhiễm ký sinh trùng nào, kể cả giun đường ruột hay bọ chét. Thậm chí, nếu dùng quá liều, tỏi còn có thể tiêu diệt tế bào hồng cầu của mèo.
Các ký sinh trùng phổ biến nhất được tìm thấy bên trong mèo trưởng thành, sán dây thường do mèo nuốt một con bọ chét. Mặc dù sán dây không đe dọa tính mạng của mèo, chúng có thể làm mèo sụt cân, nôn mửa, khó chịu ở bụng và các vấn đề khác nếu không được điều trị.
Vậy tại sao lại là tỏi?Có thể nguồn gốc của điều này là do mọi người nghĩ rằng tỏi có thể ngăn ngừa bọ chét, Nhưng thực tế là việc cho mèo của bạn ăn tỏi không ngăn ngừa bọ chét hay thậm chí là sán dây.
Nếu bạn nhận thấy các đoạn sán dây trong phân mèo hoặc gần hậu môn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y của bạn. Không tự điều trị giun của mèo – không phải tất cả các phương pháp điều trị đều phát huy hiệu quả trên tất cả các con giun và bạn có thể sẽ làm mọi việc tồi tệ hơn chỉ với một liều thuốc dùng sai.
Mèo là động vật ăn thịt, có nghĩa là chúng phải ăn chủ yếu thịt và động vật để hấp thu chất đạm giúp phát triển bình thường. Ví dụ, axit amin taurine chỉ được tìm thấy trong mô động vật. Thiếu taurine có thể khiến mèo gặp vấn đề về tim, mù lòa và thậm chí tử vong.
Các chất dinh dưỡng mèo cần đến từ thịt, có thể được cung cấp trong thực phẩm tổng hợp. Nhưng bạn phải rất cẩn thận, và nhận thức được những đặc điểm dinh dưỡng của mèo.
Một trong những hiểu lầm lớn nhất về dinh dưỡng ở mèo chính là thức ăn tự chế biến tại nhà. Thức ăn tự chế biến dù có sạch và đầy đủ đến đâu vẫn cần phải tính toán đến mức độ cân bằng giữa các chất dinh dưỡng. Đó là bởi vì khi làm thức ăn cho mèo, một số người không cân bằng lượng thịt với lượng canxi chính xác, họ quên rằng một con mèo sẽ ăn cả thịt và xương của con mồi nhờ đó hấp thu tỷ lệ canxi – phốt pho thích hợp .
Một chế độ ăn của mèo quá nặng về cá ngừ, gan, hoặc dầu gan (chẳng hạn như dầu gan cá tuyết), có thể dẫn đến ngộ độc vitamin A, dẫn đến đau xương và khớp, xương giòn và da khô. Một chế độ ăn uống quá giàu cá sống có thể phá vỡ vitamin B1, gây yếu cơ, co giật hoặc tổn thương não. Nếu một người nuôi mèo muốn làm thức ăn cho thú cưng của họ, họ cần phải làm theo một công thức cân bằng hợp lý. Điều này cần được tư vấn bởi bác sĩ thú y về chế độ ăn uống khỏe mạnh và cân bằng.
Bài viết: 6 SAI LẦM CẦN TRÁNH KHI CHO MÈO ĂN
Nguồn: WebMD
Biên soạn: chúng tôi – nhà phân phối chính thức thương hiệu ROYAL CANIN tại Việt Nam
[ Vui lòng trích nguồn khi đăng lại nội dung này]
Các Sai Lầm Khi Dạy Tiếng Anh Cho Con
CÁC SAI LẦM KHI DẠY TIẾNG ANH CHO CON
Trong quá trình dạy tiếng Anh cho con, bố mẹ gặp khá nhiều khúc mắc và sai lầm. Ngay cả một số giáo viên dạy tiếng Anh lâu năm cũng có thể gặp những sai lầm này. Trước đây, hầu hết thế hệ ông bà, bố mẹ đều học tiếng Anh theo cách truyền thống. Tiếng Anh bị biến thành một môn học, bị coi là ngoại ngữ. Vậy là nó được thực hiện theo đúng quy trình, mô phạm theo cách các con sẽ ngồi vào bàn ghế thật nghiêm túc. Các con sẽ ghi chép lại những gì thầy cô giáo dậy. Phát âm những từ tiếng Anh theo cô giáo nói. Trẻ sẽ ghi lại nghĩa từng từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Trước đây cả hai chục năm, bố mẹ những người đã từng là trẻ con, được dạy tiếng Anh như vậy. Các cô giáo cũng đã từng được dạy tiếng Anh theo cách này.
Người ta quên mất là tiếng Anh là một ngôn ngữ. Người ta lấy mất đi sự vui thích, niềm say mê, khám phá. Sự tận hưởng của một đứa trẻ khi được nói một ngôn ngữ mới mẻ.
Những sai lầm trong việc dạy tiếng Anh cho con khá phổ biến. Chúng ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều người, kể cả những người làm giáo dục. Tiếng Anh là ngoại ngữ. Tiếng Anh rất khó. Học tiếng Anh là phải học thật nhiều ngữ pháp, phải ghi chép nhiều. Học tiếng Anh là phải làm bài tập thật nhiều. Muốn hiểu từ tiếng Anh phải dịch sang tiếng Việt. Không thì làm sao các con hiểu được nghĩa của từ. Các sai lầm phổ biến này nhiều và phổ biến đến mức nhiều người nghĩ là đúng. Mọi người không còn tự hỏi là vì sao ta lại dậy tiếng Anh như vậy. Mọi người đều dậy như vậy, các con, các bạn xung quanh đều học tiếng Anh như vậy mà.
Học tiếng Anh qua tiếng Việt
Sai lầm đầu tiên trong việc dậy ngoại cho trẻ đó là học tiếng Anh qua tiếng Việt. Con học tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Trung hay tiếng Nhật cũng lại đều thông qua tiếng Việt. Vậy bạn có tự hỏi, thế con học tiếng Việt thông qua tiếng gì? Chắc chắc là không rồi. Sai lầm này rất nhiều bố mẹ và người dậy tiếng Anh mắc phải. Bạn thử xem những trường hợp sau:
Ví dụ
Mẹ: Con nói cho mẹ xem, con bướm tiếng Anh là gì? Con: Butterfly. Mẹ: Thế cái này, nấm tiếng Anh nói như nào?
Con: Mushroom
Me: Giỏi quá.
Trong một đoạn hội thoại trên, bao nhiêu từ là tiếng Anh. Hai từ. Hầu hết còn lại là tiếng Việt. Có rất nhiều lớp học tiếng Anh, cứ 15 phút đầu học, là học về từ mới tiếng Anh. Các từ này sẽ được dịch sang tiếng Việt, và các con sẽ được học thuộc. Việc học tiếng Anh qua tiếng Việt như này gặp vấn đề gì. Mỗi lúc định nói một từ tiếng Anh, con sẽ luôn nghĩ đến tiếng Việt trước. Ví dụ con định nói I like apple, con luôn phải nghĩ cái quả đấy là gì trong tiếng Việt. À gọi là “quả táo”. Vậy “quả táo” tiếng Anh là gì. “Quả táo” tiếng Anh gọi là apple. Bạn thử nghĩ xem, trong một đoạn hội thoại bình thường khi nói chuyện với người nước ngoài, có hàng trăm từ vựng tiếng Anh như vậy, con sẽ bao lần phải dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh.
Theo cách này, con sẽ luôn nghĩ đến tiếng Việt trước, sau đó lại dịch sang tiếng Anh. Nó sẽ làm chậm quá trình phản xạ tiếng Anh đi rất nhiều. Và không bao giờ nói thực sự tự nhiên tiếng Anh được. Còn học tiếng Anh theo cách tự nhiên, con luôn học trực tiếp từ đó bằng tiếng Anh. Con tư duy về vật thể, khái niệm bằng tiếng Anh. Không dịch sang bất kỳ ngôn ngữ nào khác.
Điều đầu tiên, bố mẹ không bao giờ được dùng tiếng Việt để dậy tiếng Anh cho con.
Dịch tiếng Anh sang tiếng Việt
Ngược lại với sai lầm đầu tiên, thì nhiều bố mẹ lại dịch ngược từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Đố con các khái niệm, từ ngữ đó sang tiếng Việt. Trong giai đoạn sau, khi trình độ về tư duy hay tiếng Anh của con thực sự tốt. Khi thật sự cần, mới chuyển nghĩa tiếng Anh sang tiếng Việt. Còn giai đoạn đầu thì hoàn toàn không cần thiết.
Ví dụ
Mẹ: Con Dinosaur tiếng Việt là gì?
Con: Con khủng long
Mẹ: Thế còn Galaxy là gì
Con: …..
Khó mà tìm ngay từ “Dải thiên hà” để mà trả lời mẹ, trong trường hợp trên. Thật ra, không cần thiết ngay. Con nhìn lên bầu trời, cái gì đó ở trên cao là Galaxy. Vậy là được. Việc chuyển nghĩa giữa hai ngôn ngữ luôn làm cho các con gặp khó khăn khi học tiếng Anh. Làm chậm quá trình phản xạ nói tiếng Anh với con.
Dậy tiếng Anh theo từng từ
Nói câu tiếng Anh quá dài và phức tạp
Dậy tiếng Anh bằng hình, flashcard
Nói cả tiếng Anh và tiếng Việt cùng một lúc
Không kiên trì và lặp đi lặp lại các câu tiếng Anh
English with Mia – Dạy tiếng Anh cho con theo Phương pháp Tự nhiên Hiệu quả nhất
✅ Con học tiếng Anh theo Phương pháp Tự nhiên Hiệu quả nhất
✅ EnglishwithMia chuyên dạy Ngôn ngữ cho trẻ nhỏ từ 3 – 14 tuổi
✅ 100 % Sử dụng tiếng Anh, các con nói hoàn toàn bằng tiếng Anh
✅ 100 % Các con sau 03 tháng học tại Mia, nói tiếng Anh tự nhiên
✅ Lớp của Mia trên toàn quốc, tối đa 05 bạn, đảm bảo hiệu quả ngôn ngữ
✅ Mỗi tuần, 02 Buổi học trong nhà + 01 Buổi học ngoài trời (công viên, nhà sách etc)
✅ Con học hoàn toàn theo cách tự nhiên như tiếng mẹ đẻ, nghe, bắt chước và nói
✅ KHÔNG ngữ pháp, KHÔNG ghi chép, KHÔNG bài tập, KHÔNG giáo trình cứng nhắc
✅ KHÔNG áp lực, KHÔNG ngồi im, KHÔNG thi cử, KHÔNG bàn ghế cố định
✅ Con chơi đùa, nhảy múa, đàn hát và cực kỳ vui thích nói tiếng Anh
✅ Con học bằng các tình huống thực tế trong cuộc sống, không ipad
✅ Tham gia vô vàn các hoạt động ngoại khóa đi rừng, kỹ năng sống, trải nghiệm thiên nhiên
6 Sai Lầm Thường Gặp Khi Nuôi Chó Rottweiler
Chó Rottweiler thân hình to lớn, không tốn công chăm sóc nhưng không ít người còn mắc phải một số sai lầm khi nuôi dưỡng. Vậy những sai lầm này là gì, có ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của chó rott hay không?
+ Chó rottweiler nặng bao nhiêu kg qua từng giai đoạn
+ Tìm hiểu về chó rottweiler dòng đại bạn nên biết
1. Chó Rottweiler cắt taiTrước đây, chó Rottweiler thường được chủ cắt tai để chúng tham gia vào các cuộc chiến không bị đối thủ tấn công vào phần tai.
Tuy nhiên, ngày nay chúng thường được nuôi để làm cảnh. Vì thế, việc cắt chó là không cần thiết. chó rottweiler cắt tai có thể là sai lầm thường gặp phải đối với những chủ nhân chưa có nhiều kinh nghiệm.
-Cắt tai chó sẽ gây ra tổn thương vùng da, sụn tai, gây đau đớn và ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của chúng.
-Sau khi cắt tai nếu không chăm sóc cẩn thận sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng với đôi tai như biến chứng nhiễm nấm – khuẩn, viêm tai, thối tai thậm chí là hoại tử tai.
-Hơn nữa, chó Rottweiler là dòng chó có thân hình lớn, cơ bắp, nếu cắt tai sẽ làm mất cân đối giữa tỉ lệ người và tai của chúng. Sau cuộc phẫu thuật đau đớn, chưa chắc gì phần tai của chúng đã lên dáng ưng ý.
Và dù cuộc phẫu thuật cắt tai chó rott có thành công đến đâu cũng sẽ để lại sẹo ở phần tai.
2. Chó Rottweiler bị tiêu chảyChó Rottweiler rất phàm ăn, chúng có thể ăn một lượng thức ăn lớn hơn khả năng tiêu hoá của cơ thể. Vì thế, không tránh khỏi việc chó rott bị tiêu chảy trong suốt quãng đời của mình.
-Ăn quá nhiều gây tiêu chảy: Hãy để chó đào thải hết lượng thức ăn không kịp hấp thụ ra ngoài qua các lần đi ngoài. Giãn khoảng thời gian dài cho đến bữa ăn tiếp theo. Điều chỉnh khẩu phần ăn cho lần ăn kế tiếp là những việc cần làm.
Trong trường hợp này, không nhất thiết phải dùng thuốc nhưng bạn nên chuẩn bị một số kháng sinh đường ruột và men tiêu hoá để tăng cường khả năng hấp thụ cho chó.
-Không hợp thức ăn gây tiêu chảy: Đột ngột thay đổi khẩu phần ăn so với các món ăn đã quen thuộc, chó thường có xu hướng không hấp thụ được ngay các chất dinh dưỡng trong món mới.
Đừng quá lo lắng, chó Rott nhỏ hồi phục rất nhanh chỉ cần bạn điều chỉnh lại thành phần thức ăn cụ thể là được như: Hạn chế thức ăn được chế biến từ gan, cá, phổi, nội tạng động vật,… tăng thịt nạc của gà, lợn để trộn với đồ ăn,… Bổ sung men tiêu hoá giúp chó thích nghi với hàm lượng thức ăn mới.
-Rối loạn tiêu hoá gây tiêu chảy: Nguyên nhân có thể do nhiễm vi khuẩn trong quá trình sinh sống ở môi trường không đảm bảo.
Các triệu chứng như: tiêu chảy, phân xấu, tiêu chảy nhiều lần trong ngày,…
Bạn có thể điều trị bằng kháng sinh đường ruột hoặc pha nước oresol cho chúng uống, bù lại lượng nước bị mất khi tiêu chảy.
3. Chó Rottweiler có dữ khôngRottweiler thỉnh thoảng có “tiếng xấu” vì cắn người! Nó là giống chó lớn và mạnh mẽ nên vết cắn có thể nguy hiểm. Tại Đức, một số bang đã đưa chó Rott vào danh sách bị giới hạn nuôi giữ.
Chó Rốt là giống chó dữ, có bản năng bảo vệ mạnh mẽ, luôn sẵn sàng bảo vệ chủ nhân một cách quyết liệt.
Ngày nay, họ thường huấn luyện để thuần các chú chó bớt hung dữ hơn.
Tuy nhiên, về cơ bản chúng có bản chất tốt, trầm tính, thích trẻ nhỏ. Khả năng chịu đựng các tác động về thần kinh và đau đớn về thể chất của chúng giúp cúng sẵn sàng duy trì trạng thái “ngồi và xem”, không có phản ứng nông nổi hay hung dữ.
4. Chó Rốt có dễ nuôi khôngBạn sẽ không phải tốn quá nhiều công sức chăm sóc cho chó Rottweiler vì chúng rất dễ nuôi.
Tuy nhiên, cũng cần có chế độ chăm sóc khoa học, bài bản để chúng phát triển toàn diện, luôn khỏe mạnh.
Hầu như mọi loại đồ ăn bạn cho chúng đều ăn được. Với những độ tuổi khác nhau, chúng sẽ có khẩu phần ăn khác nhau.
+Dưới 3 tháng tuổi: Giai đoạn mới tập ăn dặm nên cho ăn 5 lần/ ngày với thức ăn dạng bột, mỗi bữa ăn một ít.
+Từ 3-5 tháng tuổi: Ăn 3 bữa/ngày, chó đã có thể gặm được xương.
+Từ 5 tháng tuổi trở lên: Ăn 2 bữa/ ngày là đủ với đa dạng các loại đồ ăn.
5. Tại sao chó Rottweiler phải cắt đuôi?Tất cả các chú chó Rottweiler khi sinh ra đều có đuôi dài. Sở dĩ phải cắt đuôi cho chó vì các nguyên nhân sau:
5.1 Bảo vệ chóChiếc đuôi dài bẩm sinh của chó nếu để nguyên sẽ khiến chúng dễ bị tóm gọn bởi những tay trộm chó.
Nếu cắt đuôi, chó sẽ nhanh chóng thoát khỏi sự săn bắt của những tên trộm này.
5.2 Đảm bảo tính thẩm mỹNgày nay chó Rott không còn được nuôi với mục đích lao động nặng nhọc, chủ yếu là để huấn luyện làm thú cưng. Cắt đuôi hay không thực ra không quan trọng nhưng người ta đã quen với việc chó Rott cụt đuôi.
Xét về thẩm mỹ, những chú chó đẹp chuẩn là phải cụt đuôi. Những chú cún đuôi dài sẽ bị coi là không đẹp, giá trị cũng bị giảm đi.
5.3 Phục vụ lao động, di chuyểnSở hữu thân hình rắn chắc với sức mạnh vượt trội thường xuyên sử dụng cho công việc nặng như: kéo xe hàng, săn bắt, chó canh gác, chó bảo vệ,… Đây là những công việc đòi hỏi sự nhanh nhẹn với khả năng bứt tốc cao.
Nếu để đuôi dài sẽ khá vướng víu, gây nhiều bất tiện khi chó Rottweiler di chuyển. Việc cắt đuôi sẽ giúp bảo vệ sức khoẻ của chó Rott tránh những nguy hiểm không đáng có khi di chuyển.
Cập nhật thông tin chi tiết về Top 5 Sai Lầm Khi Nuôi Chó Alaska Mà Các Bạn Cần Biết trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!