Xu Hướng 6/2023 # Tổng Hợp Cách Nuôi Chó Con # Top 8 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tổng Hợp Cách Nuôi Chó Con # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp Cách Nuôi Chó Con được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mình tin nuôi chó là công việc khó khăn nhất so với bất cứ việc nuôi thú cưng nào. Nhiều lúc mình đã nghĩ rất đơn giản rằng hình ảnh những em chó tung tăng đi dạo quá là đơn giản. Nhưng thực tế thì không hề các bạn ạ?

Chăm em ý khỏe mạnh đã mệt, chăm cho em nó ngoan nghe lời còn mệt hơn. Mình đã nhiều lần loay hoay không biết cách nuôi chó con như nào là đúng. Rồi cũng mày mò tìm hiểu để làm sao cho chó không bị chết. Mình tin đó là câu hỏi và ao ước của bất cứ ai khi nuôi chó lần đầu.

Bài hôm nay mình xin chia sẻ lại các kinh nghiệm và chút kiến thức nho nhỏ để các bạn tham khảo.

1. Cún con có đặc điểm gì? Cần hiểu trước khi nuôi

Mình vẫn hay nói chó con mới sinh không khác gì những em bé cả. Các em ý yếu ớt, đỏ hỏn nhìn rất đáng thương. Nếu giai đoạn này không chăm tốt em ý sẽ ốm yếu rồi đùng cái chết lúc nào không hay. Ít nhất bạn cần để em ý sống và khỏe mạnh trước đã. Rồi sau đó hãy tính đến chuyện huấn luyện em ý ngoan hay không. Vậy thì điều tối thiểu phải biết chăm em nó lúc mới sinh đã

Những tháng đầu tiên. Cụ thể là chó dưới 4 tháng tuổi bạn cần có 1 chế độ chăm sóc tỉ mỉ và cẩn thận. Giai đoạn này em ý đã bắt đầu ngứa răng rồi. Vì thế bạn cần giúp đỡ em cún với 1 vài cách. Đừng để những vậy nhựa hay sắt, nhìn chung là dễ cắn vỡ gần em ý. Nó sẽ gặm nhấm tất cả những thứ đó rồi nuốt đi. Bạn sẽ không hề biết đâu.

Hệ tiêu hóa của em ý còn non nớt. Những vật dụng cứng như thế có thể khiến em nó bị thủng ruột hoặc tiêu hóa kém đi rất nhiều. Lúc này bạn cứ quẳng cho em nó 1 cục xương ống là được. Em ý vừa có cái mài răng vừa có cái chơi mà lại an toàn nữa.

Đến khi em cún được 5 tháng tuổi thì em ý đã bước vào giai đoạn trưởng thành rồi. Lúc này là thời điểm thích hợp để dạy bảo em ý ngoan ngoãn nghe lời đấy! Khi vào giai đoạn trưởng thành thì chế độ dinh dưỡng cho em ý cũng cần quan tâm hơn để em nó lớn lên khỏe mạnh.

2. Kỹ thuật nuôi chó con khỏe mạnh – tinh nghịch

Ở mỗi độ tuổi bạn cần có cách chăm sóc cún con khác nhau. Nhưng nhìn chung giai đoạn nào cũng cần tỉ mỉ và cẩn thận cả. Không chỉ cẩn thận tỉ mỉ thôi đâu, bạn cần trang bị kiến thức về dinh dưỡng và cách phòng chữa bệnh cho em nó nữa.

Hãy luôn nhớ rằng chăm sóc cún cưng cũng hệt như việc bạn đang chăm 1 em bé sơ sinh vậy. Cần cực kỳ nhẹ nhàng và tinh tế. Hãy quan tâm đến em ý mỗi ngày để phát hiện ra những hành động lạ của nó. Vì như vậy bạn dễ kiểm soát các nguy hiểm cho em ý hơn.

Lớn hơn 1 chút em ý đã có ý thức. Lúc này hãy bắt đầu tập cho em nó 1 vài bài tập nhận biết đơn giản. Đương nhiên dinh dưỡng của em nó cũng cần đặc biệt quan tâm. Đừng nghĩ nó có thể ăn tạp tất cả. hãy chọn lựa thức ăn cho chúng kỹ càng. Vì dù sao tiêu hóa của em nó cũng chưa tốt đến mức đo.

Môi trường sống bên ngoài với 1 chú cún mới sinh khắc nghiệt vô cùng. Không còn được bảo vệ, không còn được tự cấp thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm, không khí lại khác quá nhiều. Nhìn chung em ý phải vật lộn rất nhiều để được sống.

Thân nhiệt của chó con trong bụng mẹ đã thấp, khi ra ngoài môi trường thì càng thấp hơn. Vì thế thời gian 15 ngày đầu cần chú ý giữ ấm cho em nó bằng rơm, quần áo cũ. Em ý sẽ cố định được thân nhiệt 34,5 đến 36 độ thì sẽ không bị chết lạnh nữa.

Ngoài ổ rơm, quần áo cũ thì bạn cần thắp thêm đèn sưởi cho em nó nữa. Ở tuần đầu tiên nên dùng đèn 40W để gần ổ. Bạn chú ý quan sát hành động của chó con là được. Nếu lạnh chúng sẽ tụ vào nhau để giữ ấm.

Cũng như bao bà mẹ khác, chó mẹ luôn giữ sạch sẽ cho con của mình ở giai đoạn này. Đến khi nào tự bản thân em ý có thể giữ cơ thể sạch sẽ và làm sạch các vết bẩn thì chó mẹ sẽ thôi. Chó con lúc này chưa thể tự ý thức được việc đi vệ sinh của mình. Cho nên chó mẹ sẽ liến vào bộ phân sinh dục của con để kích thích em ý.

Khi chó con vào giai đoạn 3-7 tháng là bắt đầu cần thay đổi chế độ chăm sóc rồi. Lúc này bạn cần để ý chó con 1 chút để quan sát điểm khác biệt. Từ đó để đoán được tình trạng sức khỏe em nó có ổn hay không?

Kỹ thuật nuôi chó con sơ sinh

Thông thường sau khi sinh 9 đến 13 ngày thì các em cún con bắt đầu mở mắt. Tới tận 13 đến 17 ngày sau khi sinh thì mới có thể nghe được.

Nhìn chung là sau 14 ngày thì em ý mới có thể nghe và nhìn như bình thường được. Cũng có thể chậm hơn 1 vài ngày tùy vào từng cơ thể em cún. Lúc này cũng là khi răng sữa em ý bắt đầu mọc. Bạn cho em nó ăn dặm vào giai đoạn này luôn. Thức ăn của nó là sữa và cháo loãng. Thỉnh thoảng em nó cũng tập tành đi lại cho quen. Sau đó có thể tự đi vệ sinh được rồi mà không cần nhờ chó mẹ nữa.

Dần dần thị giác của em ý rõ ràng hơn. Tầm 5 tuần tuổi đã có thể gọi là tinh rồi. Em ý cũng đã đứng vững được trên bốn chân và đi lại chắc chắn hơn rồi. Tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn sẽ bị ngã vì chưa quen. Như 1 đứa trẻ hiếu động, em ý sẽ ngậm lấy bất cứ thứ gì. Bạn cứ mua cho em nó quả bóng mềm để ngậm và chơi là được.

Nhìn chung sau 6 tuần và đến 19 tuần răng em ý đã hoàn chỉnh như 1 chú chó trưởng thành rồi. Sau khi tiêm mũi đầu tiên lúc 6 tuần thì đến tuần thứ 10 sẽ tiêm mũi thứ 2. Hầu như Lúc này chó con đều đã được cai sữa. Nếu bạn hay nói chuyện, chăm sóc em nó thì nó khá quấn người rồi đấy!

Khi chó mọc răng là lúc chúng bắt đầu cắn gặm tất cả mọi thứ vì ngứa lợi. Thời điểm này thường thì chó đã 12 tuần đến 15 tháng tuổi rồi. Bạn có thể chuẩn bị 1 vài đồ chơi mềm dẻo cho em ý thỏa thích niềm đam mê. Đồng thời bạn cần dạy em ý không được gặm cắn vào tay người. Dần dần em ý sẽ hiểu điều đó là không bao giờ được.

Đến khi em nó tròn 6 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi thì gần như nó đã học được cách tự lập rồi. Nó biết đánh dấu lãnh thổ của mình để kẻ khác không thể xâm phạm. Giai đoạn này khá đau đầu đấy! Bạn cần giúp chúng xác định trật tự của bầy để không đánh nhau. Đồng thời còn chỉ dạy chúng chỗ đi vệ sinh đúng cách nữa. Nếu không kiên nhẫn bạn sẽ bất lực nhìn chó đánh nhau mà không cản được đâu.

Đừng mềm lòng hay thương hại chúng thái quá. Biết cứng rắn và nhẹ nhàng đúng chỗ bạn sẽ đỡ mệt hơn về sau.

Sau 18 tháng có thể coi đây là 1 chú chó trưởng thành rồi. Lúc này mỗi con sẽ có 1 nét tính cách riêng. Dù nói vậy nhưng nếu bạn dày công thì vẫn có thể thay đổi được cá tính của em ý. Miễn là uốn nắn cho em nó trước năm 3 tuổi là được.

3. Hướng dẫn chăm sóc cho chó con đúng cách

Cũng như những em bé mới sinh, cơ thể cún con chưa thể có đề kháng mạnh như chó mẹ được. vì thế chúng cần nhiều dinh dưỡng từ sữa mẹ để cơ thể khỏe mạnh lên. Sữa của chó mẹ sẽ tốt hơn bất cứ loại sữa nào bên ngoài.

Đến giai đoạn chó được 1 tháng tuổi thì bạn cho cháo ăn cháo loãng được rồi. Lúc này tiêu hóa của em nó thích nghi được với các dạng thức ăn lỏng như vậy.

Thỉnh thoảng nấu cháo xương hay cháo thịt băm nhuyễn cho em ý ăn cho khỏe. Tập dần từng chút 1. Mỗi ngày 1-2 bát nhỏ rồi mới tăng lên. Chó lúc này vẫn còn ti mẹ.

Vì thế bạn có thể dùng sữa ngoài và 1 vài món ăn vặt chó con thích để em ý bỏ ti mẹ đi. Vì không thể đảm bảo chó của bạn có đủ dinh dưỡng hay không nên tốt nhất bạn có thể cân chúng thường xuyên. Hụt cân thì cần bổ sung dinh dưỡng cho em nó.

Khi chó được 2-3 tháng tuổi thì nhìn chung hệ tiêu hóa đã khỏe mạnh hơn. Lúc này ngoài thức ăn thông thường, thỉnh thoảng bạn cho nó ăn cá, trứng, rau củ vào cho đủ chất. Đồng thời cho em nó khỏi kén ăn.

Khi cún sáng đến 4 tháng tuổi thì bạn bắt đầu chia nhỏ bữa ăn trong ngày ra. Trước đây là 2-3 bữa thì giờ thánh 4-6 bữa. Dù đã lớn và khỏe mạnh hơn nhưng đồ ăn vẫn cần nấu loãng và chín. Vì nếu không em nó sẽ hay bị đi ngoài lắm.

Thức ăn ôi thiu, nấm mốc chẳng có hệ tiêu hóa nào thích ứng được cả. Đương nhiên chó con cũng không ngoại lệ. Ngoài ra đồ ăn của các loại động vật khác hay phân người chúng cũng không dùng được. Chúng dễ nhiễm bệnh hay đi ngoài lắm.

4. Làm thế nào để cún con nhanh lớn?

Lúc ti sữa có thể chó con rất khỏe mạnh, nhưng cai sữa rồi nhiều bé lại ốm oặt ọe. Thậm chí là chết cơ đấy! Do đó lúc này bạn cần quan tâm em ý hơn nhiều. Từ thói quen hằng ngày đến việc ăn uống dinh dưỡng cho hợp lý.

Khi cho ăn hãy tập cho em ý ăn đúng giờ, đúng bữa. Đồng thời bạn cần tăng thêm các loại thức ăn giàu protein. Như vậy chó con sẽ có hệ miễn dịch và đề kháng tốt.

Khi thấy chó con bỏ ăn thì bạn cần đặc biệt lưu tâm. Vì có thể chúng đang gặp vấn đề lớn về sức khỏe đấy! Thức ăn cho em nó cần đúng đủ và phù hợp. Nếu chọn sai em nó không tiêu hóa được lại biếng ăn và sụt cân. Nhiều khi ăn uống sai 1 chút là em nó đi ngoài. Lúc này bạn hãy mang em ý tới bác sĩ.

Sau khi tiêm mũi đầu tiên được 4-5 tuần thì bạn lại tiêm tiếp mũi phòng dại cho

Sau buổi khám đầu tiên, bạn cần phải mang chó quay lại phòng khám để tiêm phòng bệnh dại khi em ý. Các mũi tiêm phòng này cần thực hiện trước 16 tuần để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Ổ chó cũng cần thường xuyên làm sạch. Giữ gìn nơi ở của chó sạch sẽ khô ráo để em ý khỏe mạnh.

Nếu có thời gian rảnh thì bạn chịu khó dắt em ấy đi dạo quanh sân vườn. Đồng thời dạy em ấy cách nhận biết thế giới xung quanh. Dạy em ấy được càng sớm càng tốt. Mỗi ngày đi dạo vài lần ngắn ngủi là em ấy sẽ biết được nhiều thứ hay ho đấy!

Mỗi em chó không phải tự nhiên mà lại yêu thích việc tắm rửa đâu. Bạn cần cho em nó làm quen với chậu tắm khô hoặc bồn tắm trước đã. Sau khi đã quen rồi mới bắt đầu cho em ấy tiếp xúc với nước tắm. Khi nào mọi thứ thật tự nhiên, em ấy không sợ hãi nữa thì tắm được.

Lông và da của cún cũng có nhiều loại khác nhau. Vì thế bạn cần cân nhắc thật kỹ sữa tắm phù hợp cho em nhà mình. Chọn sữa tắm mà có tính tẩy rửa cao quá sẽ làm da em ý khô, tạo cơ hội cho vi khuẩn và ký sinh trùng phát triển. Bạn nên chọn loại sữa tắm dịu nhẹ để vừa làm sạch vừa chăm sóc da và lông cho em ấy luôn.

Bạn cần chuẩn bị sẵn 1 khăn tắm, 1 vài món đồ chơi trước khi tắm cho e nó. Thả đồ chơi vào chậu cho em ấy vui vẻ, không quấy khi bạn tắm. Sau khi tắm cho em nó xong thì dùng khăn tắm bọc lại rồi lấy máy sấy sấy khô lông cho em nó. Sấy nhiệt độ đủ ấm đến khi lông em nó khô hoàn toàn là được.

5. Lời kết

Tổng Hợp Cách Trị Chó Bị Ghẻ Mủ

Hướng dẫn chi tiết cách điều trị dứt điểm tình trạng CHÓ BỊ GHẺ MỦ, CHÓ BỊ XÀ MÂU, CHÓ BỊ VIÊM DA nhanh chóng, hiệu quả và các cách để phòng bệnh tái phát trở lại. 

Chó bị viêm da, chó bị ghẻ mủ không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của chó nhưng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và ngoại hình của chó và còn ảnh hưởng đến không gian sống của chủ nuôi bởi lông rụng, mùi hôi tanh.

Để trị ghẻ mủ cho chó cần kiên trì, liên tục thì mới có thể trị dứt điểm, đồng thời cần biết cách phòng tránh đúng cách để ngăn ngừa chó bị viêm da trở lại.

1. Nhận biết chó bị ghẻ mủ, chó bị viêm da, xà mâu

Chó bị viêm da là hiện tượng gọi chung cho các vấn đề bất thường trên da của chó do vi khuẩn gây ra như chó bị loét da chảy mủ, chó bị ghẻ, chó bị xà mâu. 

Trong đó, nổi bật nhất là:  

– Chó bị ghẻ do chủng vi khuẩn Sarcoptes ở dưới lớp biểu bì da gây gọi là ghẻ ngầm hay ghẻ máu ở chó.  

– Chó bị ghẻ do vi khuẩn Demodex ở bao lông gây ra gọi là chó bị ghẻ Demodex hay chó bị xà mâu, chó bị mò bao lông.

Biểu hiện chung cho các vấn đề viêm da ở chó là:

– Trường hợp chó bị ghẻ nhẹ nhất:

Các nốt đỏ, có mủ hoặc không có mủ xuất hiện ở vùng da mỏng như bụng, nách, bẹn, gốc tai … làm Cún luôn khó chịu, ngứa ngáy phải dùng răng gặm, cắn vào chỗ ngứa.

– Ở thể nặng hơn: 

+ Chó bị ghẻ khô: xuất hiện các vảy ghẻ làm rụng lông trên trán, mí mắt, hay ở chân làm chó bị ngứa thường đưa chân lên gãi.

+ Chó bị ghẻ mủ: trên da xuất hiện nốt mủ sưng, bên trong chứa mủ sánh vàng gây ngứa, chó gãi nhiều sẽ làm nốt mủ lở, dịch viêm bết lại thành các vẩy khô cứng dày.

+ Phần lớn cơ thể bị đầy mụn mủ, dễ vỡ, có mùi hôi tanh, lông rụng thành từng mảng.  

2. Tại sao chó bị viêm da

Có rất nhiều nguyên nhân làm chó bị viêm da, phổ biển như:

– Môi trường sống ẩm, kém vệ sinh: dễ tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển, trú ngụ và tấn công da, lông.

Có thể do tắm không sấy khô, nước còn lưu ở da của chó, chó hay nghịch nước, ngâm nước bẩn, chuồng ngủ hay đệm ngủ của chó bẩn, không được vệ sinh thường xuyên …

– Lông chết trên cơ thể: do Cún không được tắm rửa thường xuyên, hay lông chết không được chải ra đóng cục lại làm ổ cho ve và vi khuẩn.

– Dị ứng: Có thể cho chất hóa học trong sữa tắm, chất tẩy rửa mạnh trong nước lau sàn, hoặc Cún bị dị ứng với bụi, cỏ, xi-măng … xung quanh môi trường sống.

– Tiếp xúc với chó đang bị ghẻ: vi khuẩn gây bệnh ghẻ chó lây lan qua cơ thể của Cún.

3. Cách trị chó bị ghẻ mủ hiệu quả

Chó bị ghẻ nên được phát hiện và điều trị sớm. Trị chó bị ghẻ rất tốn thời gian, yêu cầu bạn phải kiên nhẫn và cẩn thận thì mới có thể điều trị dứt điểm và ngăn chó bị ghẻ trở lại.

– Xử lý các nốt ghẻ, mủ, vết viêm da ở chó

Gỡ phần da chết (khô) và lông ở các nốt ghẻ mủ, và nặng sạch máu, mủ sau đó lau sạch bằng nước muối sinh lý.

Có thể cạo lông ở phần xung quanh của các khu vực bị ghẻ để thông thoáng và dễ bôi thuốc hơn.

Lưu ý chỉ nên cạo hết lông chó khi chó bị ghẻ quá nặng, lan toàn bộ cơ thể, không nên cạo lông khi chó chỉ mới bị ghẻ nhẹ, có thể xử lý từng nốt ghẻ được.

Bôi thuốc sát trùng lên các vết ghẻ chó vừa vệ sinh xong, có thể sử dụng Betadine hay Povidine.

Sấy khô vết ghẻ, lưu ý cần phải sấy thật khô, không được để ẩm vi khuẩn sẽ có cơ hội quay lại.

Thực hiện liên tục 7-10 ngày cho đến khi các vết ghẻ trên cơ thể chó đã khô, đóng mài.

Để tránh vi khuẩn bám vào, các vết mài thật khô cứng, không còn nước vàng bên dưới nên bóc ra.

Có thể sử dụng thêm Mitecyn để xịt lên các vết ghẻ của chó, lưu ý đeo vòng cổ để Cún không liếm thuốc.

Ngoài ra, nên cho Cún uống thêm Nexgard spectra hoặc Bravecto theo số ký để ngăn chặn vi khuẩn gây ghẻ từ bên trong cơ thể.

– Vệ sinh cho chó:

– Thường xuyên lau sạch cơ thể cho Cún bằng nước muối sinh lý để các vết mủ mau khô hơn.

– Tắm cho Cún bằng nước muối (chú ý nên pha loãng) hoặc sử dụng các loại lá tự nhiên như lá khế, lá ổi, lá chè xanh hoặc lá xoan.

Lá tươi vò nát, bỏ một ít muối hột và nấu sôi. Pha ấm và cho Cún ngâm đồng thời lấy nước matxa toàn thân cho Cún sẽ giúp Cún đỡ bị ngứa ngáy và các mụn mủ nhanh đóng mài. Nên thực hiện 3 lần/tuần trong thời gian điều trị ghẻ cho chó.

Ngưng hoàn toàn xà phòng Cún đang sử dụng, hoặc chỉ sử dụng xà phòng điều trị chó ghẻ do bác sĩ thú y chỉ định.

– Vệ sinh chuồng ở, đệm ngủ

Sát khuẩn chuồng trại và đệm ngủ của Cún bằng dung dịch sát trùng (có thể mua Cloramin B 0,5%, nước vôi 10% tại các nhà thuốc), đệm của Cún giặt sạch, phơi khô dưới nắng.

Các dụng cụ ăn uống, vệ sinh cho Cún cần được rửa kỹ, sạch và tráng qua nước sôi.

Bên trên là các bước có thể giúp bạn điều trị chó bị ghẻ tại nhà hiệu quả và dứt điểm, tuy nhiên nếu Cún bị ghẻ quá nặng, da lở loét cháy mủ nhiều và có dấu hiệu nhiễm trùng thì nên đến cơ sở thú y điều trị.

Ở đó bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc trị ghẻ có liều lượng cao hơn để cho uống hoặc chích cho Cún giúp Cún nhanh khỏi bệnh.

4. Phòng chó bị viêm da đúng cách

Chó bị ghẻ có thể quay trở lại bất cứ lúc nào vì môi trường sống xung quanh của Cún có rất nhiều yếu tố khiến vi khuẩn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Do đó, để đề phòng chó bị ghẻ, chó bị viêm da bạn nên lưu ý:

Tắm sạch, sấy thật khô, tuyệt đối không để ẩm ướt lông, nước dưới da và sử dụng hơi quạt của máy sấy hạn chế sấy quá nóng vào lỗ chân lông của Cún.

Sử dụng xà phòng tắm cho chó loại dịu nhẹ, không cần quá thơm, vì thơm sẽ có nhiều hóa chất hơn.

– Vệ sinh chuồng ngủ, giặt đệm ngủ của Cún thường xuyên và phơi thật khô dưới nắng.

– Dùng khăn sạch vắt ráo nước, lau mặt mũi, bụng và chân Cún sau đó sấy khô. Nên thực hiện hàng ngày sẽ hạn chế viêm da và không bị hôi.

– Chải lông hàng ngày để loại bỏ lông chết và kiểm tra tình trạng da, để phát hiện sớm các vấn đề.

– Bổ sung các dưỡng chất tốt cho lông, giảm khô da như các loại dầu oliv, dầu dừa, yến mạch, trứng … vào chế độ ăn hàng ngày.

5. Các câu hỏi phổ biến về viêm da ở chó

  Chó bị ghẻ nên bôi thuốc gì để nhanh hết

Để xử lý các nốt ghẻ, mủ, vết viêm da ở chó bạn có thể dùng các loại thuốc sát trùng như Betadine hay Povidine để bôi lên, nhưng trước khi bôi cần vệ sinh các vết viêm bằng cách gỡ phần da chết, nặn sạch máu, mủ của vết viêm sau đó lau bằng nước muối sinh lý.

Sau khi bôi thuốc xong cần sấy thật khô vết viêm, không được để ẩm ướt vi khuẩn sẽ dễ tấn công. Thực hiện liên tục 7-10 ngày cho đến khi các vết ghẻ trên cơ thể chó đã khô, đóng mài.

  Có nên chích thuốc trị ghẻ cho chó hay không?

Chích thuốc trị ghẻ là một cách thường được thú y sử dụng để trị ghẻ cho chó, nhưng chích thuốc nên sử dụng khi chó đang bị ghẻ nặng, có nguy cơ nhiễm trùng cần sử dụng liều lượng thuốc cao hơn.

Nếu chó chỉ bị ghẻ nhẹ, ít, có thể vệ sinh tại nhà và sử dụng thuốc bôi để vết ghẻ mau khô, đóng mài. Ngoài ra có thể cho Cún uống thêm Nexgard spectra hoặc Bravecto theo số ký để ngăn chặn vi khuẩn gây ghẻ từ bên trong cơ thể.

  Cần làm gì để chó không bị ghẻ trở lại?

Để đề phòng chó bị ghẻ, chó bị viêm da bạn nên lưu ý:

– Tắm sạch, sấy thật khô, tuyệt đối không để ẩm ướt lông. Sử dụng xà phòng tắm cho chó loại dịu nhẹ, không cần quá thơm, vì thơm sẽ có nhiều hóa chất hơn.

– Vệ sinh chuồng ngủ, giặt đệm ngủ của Cún thường xuyên và phơi thật khô dưới nắng.

– Dùng khăn sạch vắt ráo nước, lau mặt mũi, bụng và chân Cún sau đó sấy khô. Nên thực hiện hàng ngày sẽ hạn chế viêm da và không bị hôi.

– Chải lông hàng ngày để loại bỏ lông chết và kiểm tra tình trạng da, để phát hiện sớm các vấn đề.

– Bổ sung các dưỡng chất tốt cho lông, giảm khô da như các loại dầu oliv, dầu dừa, yến mạch, trứng … vào chế độ ăn hàng ngày.

Tổng Hợp Những Kinh Nghiệm Nuôi Chó Pug Từ Nhỏ

Cho tới những năm 1600, chó Pug trở thành loại chó cảnh thời thượng và được yêu thích nhất trong triều đình Châu Âu lúc bấy giờ, liên đoàn bảo vệ chó của Mỹ cũng chính thức công nhận loại chó này vào năm 1885.

Đặc điểm về thân hình của giống chó Pug

Thực tế hiện nay đã cho thấy, chó Pug có thân hình khá chắc chắn và gọn gàng. Toàn bộ cơ thể của chúng cân đối bởi chiều cao tính từ vai tương đương với chiều dài từ vai cho tới hết mông.

Kinh nghiệm khi nuôi chó Pug

Để có thể nuôi một chú chó Pug thuần chủng, bạn nên chọn những chú chó khi đã đủ 12 tháng tuổi trở lên , khi này chó con đã có sức đề kháng để thích nghi với môi trường sống, thế giới quan xung quanh khi không có chó mẹ.

Nếu như sau khi chó ăn xong còn thừa thức ăn, bạn nên đổ đi và ăn và giảm lieu lương thức ăn sau đó sao cho phù hợp, bạn nên lưu ý, không nên để thức ăn sang bữa sau ,nó sẽ gây nên một số bệnh lý về tiêu hóa cho chó con nhà mình.

Với những chú chó có tuổi đời từ 2 – 6 tháng tuổi, chế độ dinh dưỡng thích hợp nhất mà bạn nên sử dụng đó là ăn 3 bữa mỗi ngày, phân chia đều đặn thời gian, các bữa ăn cách nhau một khoảng cách nhất định để chó con dễ tiêu hóa hết thức ăn còn lại.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THÚ VỊ CỦA CHÓ PHÚ QUỐC CHÓ CHĂN CỪU VÀ TỔNG HỢP NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TỔNG HỢP NHỮNG KINH NGHIỆM NUÔI CHÓ PUG TỪ NHỎ

Ngay sau bữa ăn, bạn nên để cho chó tự do đi lại hoặc đi vệ sinh từ 5-10 phút, việc làm này cũng có tác dụng tiêu hóa thức ăn, rèn luyện tính đi vệ sinh khoa học.

Ngoài ra, sau mỗi tuần bạn có thể dành một ngày cho chó ăn một bữa thật no, thêm một quá trứng gà đã được nấu chín cho chúng ăn dần. Nó sẽ rất tốt cho sự phát triển của chó, làm cho bộ lông trở nên mượt mà, chẳng cần phải chải chuốt.

Khi tới độ tuổi 5 tháng, bạn có thể bổ xung hàng tuần thêm một chút thịt bò hoặc thịt trâu sống, thật tươi với cường độ tăng dần mỗi ngày. Bạn cũng không nên lo lắng chú chó Pug nhà mình sẽ bị đi ngoài bởi ăn thịt sống, bản năng hoang dã của nó sẽ làm hệ tiêu hóa thích nghi tốt hơn.

Ở nước ngoài, họ có bán thịt hộp sẵn cho chó Pug trưởng thành, khoảng 1-1,2KG thịt, giá cả phải chăng. Còn ở Việt Nam, tùy thuộc vào kinh tế của mỗi hộ gia đình mà có thể chọn thức ăn cho chó Pug đa dạng như lòng , mề, phổi được nấu chín.

Hơn thế, chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với quá trình tập luyện thể dục thể thao và chạy nhảy hợp lý sẽ làm cho chú chó nhà mình đẹp hơn về hình thể, cường tráng và thông minh hơn.

Thông Tin Tổng Hợp Từ A

Bản chất của Corgi là giống chó chăn gia súc và chó săn đuổi. Tuy nhiên, về sau vẻ ngoài đáng yêu, duyên dáng của chúng đã dành được tình cảm của nhiều người chơi khuyển cảnh. Vì thế, từ khoảng thế kỷ thứ 16 – thời kỳ châu Âu phát triển thịnh vượng, trong đó có nước Anh, thì Corgi đã không còn được sử dụng để chăn gia súc mà được đưa vào nuôi như thú cưng trong các gia đình.

Có thể nói, mức độ phủ sóng của Corgi không chỉ ở quê hương đầu tiên mà còn ở nhiều nước trên Thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi, từ môi trường hoàng gia đến các gia đình quý tộc, trung lưu,…

Đặc biệt, tổ tiên của Corgi được cho là giống chó đuôi cuộn kiểu Bắc Cực, trong đó bao gồm cả giống chó Husky nổi danh. Nhưng cũng có giả thuyết cho rằng Corgi bắt nguồn từ giống chó Vallhunds – là một giống chó lùn của Thụy Điển.

Trong số các giống chó dẫn đàn thì Corgi chính là giống chó có kích thước nhỏ nhất nhưng được đánh giá đặc biệt cao về trách nhiệm trong các chuyến đi. Corgi cũng chính là những chú chó có khả năng làm việc xuất sắc.

Nói về đặc điểm ngoại hình của chó Corgi, có một điều tưởng như nghịch lý là thân hình của chúng là một tổng thể có phần “hư cấu” mất cân đối. Thế nhưng, chính sự mất cân đối này lại mang đến cho chúng những dấu ấn “độc nhất vô nhị” không thể nhầm lẫn với bất cứ giống chó cảnh nào khác trên Thế giới.

Tai của Corgi có hình thái gần tương tự với giống chó Husky, chúng dựng thẳng đứng và có hình tam giác rất cân đối.

Mõm của Corgi tương đối nhọn và dài, khuôn hàm và miệng nhỏ nhưng vô cùng sắc nhọn. Mũi thường có màu đen tuyền đặc trưng.

Corgi có bốn chân rất ngắn, thậm chí có những chú Corgi chân ngắn tới mức ngực hạ thấp gần sát đất. Thế nhưng, đó lại chính là điểm đặc trưng của Corgi khiến người chơi khuyển cảnh “mê mẩn”. Những chú Corgi càng có chân ngắn, thân dài thì càng được đánh giá cao về độ thẩm mỹ.

Đặc điểm đuôi của Corgi có sự khác nhau giữa hai giống Pembroke và Cardigan. Đuôi của Pembroke thường ngắn và đến khoảng 2 – 5 ngày tuổi đã được cắt đuôi. Điều này là sự tuân thủ theo tiêu chí của Hiệp hội chó Hoa Kỳ AKC, vì đuôi của Pembroke đạt chuẩn khi có độ ngắn dưới 5cm.

Trong khi đó, Cardigan có đuôi dài hơn và có độ cụp nhất định, khá khác so với đuôi của Pembroke.

Chó Corgi có bộ lông dài và dày gần giống với loài chó tuyết Samoyed, Husky hay Alaska. Bộ lông của chúng cũng có hai lớp:

– Lớp bên trong ngắn, mỏng và mềm mượt giúp giữ nhiệt cho cơ thể. Nhờ có lớp lông sát thân này mà Corgi có thể chống chịu được với thời tiết giá lạnh của xứ Wales

– Lớp lông bên ngoài dày và dài hơn, không thấm nước có tác dụng bảo vệ cho Corgi và giúp chúng có thể di chuyển dưới điều kiện thời tiết sương giá lạnh lẽo.

Màu lông của Corgi không quá đa dạng, phổ biến nhất là màu cam – trắng, vàng – trắng. Riêng màu lông đen – trắng, nâu – trắng, nâu – đỏ – đen – trắng thì tương đối hiếm. Tuy nhiên, tất cả chúng đều có đặc điểm chung là lông ở phần mõm, ngực và 4 chân luôn là màu trắng.

Tuổi sinh sản của chó Corgi có thể bắt đầu từ thời điểm đánh dấu Corgi bước vào giai đoạn dậy thì. Do đó, Corgi từ 8 tháng tuổi trở lên, chó Corgi cái đã có thể bắt đầu cho việc phối giống để sinh sản. Tuy nhiên, thời điểm cụ thể cần dựa trên thể trạng của từng chú Corgi để xác định. Thời điểm được cho là đẹp nhất khi Corgi bước qua tháng tuổi thứ 14. Vì đây là giai đoạn tử cung và buồng trứng của Corgi cái mới thực sự sẵn sàng cho việc thụ thai và làm mẹ.

Riêng với chó Corgi đực thì độ tuổi dậy thì trễ hơn, khoảng 12 tháng tuổi nhưng thời điểm phối giống đẹp nhất là từ tháng tuổi thứ 16 vì lúc này chất lượng tinh binh của chó đực mới đảm bảo nhất.

Dẫu vậy, theo hướng dẫn của các chuyên gia về giống chó Corgi thì tháng tuổi thứ 24 mới là độ tuổi lý tưởng nhất để chúng phối giống lần đầu tiên. Bởi vì, đây là thời điểm chúng phát triển đầy đủ nhất về thể chất cũng như sinh lý và có thể cho ra đời những chú Corgi con đẹp nhất.

Thời gian để Corgi mang thai khoảng 2 tháng rưỡi và chúng cần khoảng 9 – 12 tháng sau đó để nghỉ ngơi, hồi phục lại sức khỏe. Cho nên, khoảng cách tối thiểu giữa các lần phối giống ít nhất là 9 – 12 tháng. Bởi vậy, mỗi năm Corgi chỉ có thể đẻ 1 lứa, khác với 2 lứa như các giống chó khác.

Chó Corgi có thể được lai với nhiều giống chó khác nhau và cho ra đời những chú Corgi con rất độc đáo. Có thể kể đến các dòng chó Corgi lai sau đây:

– Corgi lai Husky

Khi mix Corgi với Husky bạn sẽ có được một phiên bản chó Husky “lùn” lạ mắt với bộ lông lai của cả hai giống và mức độ cân đối của đầu mặt đạt tỷ lệ cao hơn.

– Corgi lai chó Nhật

Phiên bản đời lai F1 của Corgi với chó Nhật có ngoại hình rất thú vị. Đôi chân ngắn của Corgi vẫn được giữ nguyên và màu lông không ổn định, có thể giống Corgi hoặc chó Nhật tùy thuộc vào mức độ nổi trội của nguồn gen.

– Corgi lai Alaska:

Ngoại hình của dòng lai này cũng tương tự như Corgi lai Husky nhưng nét hung dữ của khuôn mặt đời con lai có phần sắc nét hơn. Đôi chân ngắn nâng đỡ thân hình giống như một chú Alaska thu nhỏ rất thú vị.

– Corgi lai Becgie Đức

Kết quả lai giữa hai giống chó này đem lại cho bạn những chú Corgi lai độc đáo. Chúng trông giống như một chú Becgie lùn siêu ngộ nghĩnh với khuôn mặt mang nhiều nét mạnh mẽ.

– Corgi lai Chihuahua

Hai giống chó nhỏ cùng phối giống với nhau khá dễ dàng với đời con nhỏ nhắn với phần lưng dài, độ cao cải thiện hơn so với Chihuahua.

– Corgi lai Golden Retriever

Bạn sẽ nhận thấy kết quả lai có gương mặt và bộ lông giống với Golden Retriever nhưng lại có thân hình béo ú với 4 chân ngắn giống với Corgi.

– Corgi lai Phốc sóc

Bộ lông trắng và xù như cục bông của Phốc sóc sẽ được di truyền cho đời con lại với Corgi. Tuy nhiên, vẻ mặt, đầu và chân thì vẫn giống với Corgi không thể nhầm lẫn.

– Corgi lai Dachshund

Chó Dachshund còn được gọi là chó Xúc xích hay chó Lạp xưởng. Đây là những chú chó “một mẩu” đáng yêu nên khi lai với Corgi cũng cho ra đời những chú chó con mang gen “lùn” đặc trưng. Tuy nhiên, bạn sẽ nhận thấy ở Corgi lai Dachshund nhiều nét giống với Dachshund hơn là Corgi.

Đối với Corgi, chúng chỉ có một người chủ duy nhất và có thể coi đó là chủ nhân suốt đời mình. Đó cũng chính là người mà Corgi coi là trọng nhất, tuyệt đối trung thành, sẵn sàng bảo vệ và ứng chiến để bảo vệ chủ nhân khi có dấu hiệu bị đe dọa.

Đặc biệt, với những người trong gia đình, đặc biệt là với chủ nhân và những em bé, Corgi rất thân thiện và gần gũi. Chúng luôn tỏ ra quấn quýt, hòa đồng và vui vẻ nô đùa để giúp cho chủ nhân vui vẻ. Corgi cũng là một trong những người bạn đồng hành đáng tin cậy cho mọi gia đình.

Bản chất của Corgi khá giàu năng lượng, khác với vẻ ngoài tưởng hiền lành, nhu mì. Chúng ta đôi khi vẫn tưởng chúng ít vận động nhưng thực chất chúng lại rất năng động, với sức bền và độ dẻo dai khá cao.

Bình thường chúng rất thích chạy nhảy, nhất là khi được hoạt động và đi dạo ở môi trường rộng rãi, thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên. Vì thế, bạn sẽ thấy tính cách của Corgi trở nên hoạt bát hơn, lí lắc hơn khi được dẫn ra ngoài đi dạo cũng như vận động.

Corgi cũng là giống chó thông minh nên khi nuôi bạn có thể yên tâm về việc huấn luyện chúng. Trong các hoạt động hàng ngày, chúng rất dễ dàng dạy bảo do sự nhanh nhẹn và linh hoạt vốn có. Những mệnh lệnh và hướng dẫn của bạn sẽ được Corgi ghi nhớ chỉ sau vài lần lặp lại. Đây cũng chính là giống chó được bầu chọn là 1 trong 11 giống chó thông minh nhất Thế giới.

Hình thể mũm mĩm, nhỏ ngắn với đôi chân siêu ngắn và cặp mông bự khiến chó Corgi trở thành những “cô cún” cực kỳ đáng yêu trong mắt những người chơi khuyển cảnh trên toàn Thế giới.

Corgi cần một chế độ chăm sóc và huấn luyện đặc biệt để chúng có thể phát triển khỏe mạnh và ngoan ngoãn.

* Tạo môi trường sống phù hợp:

Corgi là giống chó có nguồn gốc từ xứ lạnh, nên không thực sự phù hợp với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Nắng nóng và mưa nhiều có thể khiến cho Corgi dễ mắc bệnh, rụng lông nhiều và cảm thấy mệt mỏi khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng cũng như tính cách. Vì thế, nếu quyết định nuôi Corgi, bạn nên cố gắng giữ cho môi trường xung quanh Corgi được mát mẻ. Nhiệt độ lý tưởng nhất để Corgi cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh là khoảng 25 – 300C.

Do đó, vào những ngày nắng nóng, bạn nên cho Corgi ở trong phòng điều hòa, râm mát. Nếu đi dạo và vận động thì nên chọn thời điểm vào sáng sớm và buổi tối, tránh buổi trưa nhiều nắng.

Ngoài ra, Corgi năng nổ và thích hoạt động nên nếu được sống ở một môi trường gần gũi với thiên nhiên sẽ lý tưởng hơn là sống trong những căn hộ chung cơ tù túng.

* Chế độ dinh dưỡng

Bạn nên xây dựng chó Corgi chế độ dinh dưỡng theo từng độ tuổi cho phù hợp để Corgi phát triển tốt nhất

– Chó Corgi từ 1 – 2 tháng tuổi:

Thời gian này, bạn nên chia nhỏ các bữa ăn cho Corgi, khoảng 4 – 5 bữa / ngày là hợp lý.

– Chó Corgi từ 3 – 6 tháng tuổi:

Lúc này, Corgi cần thêm nhiều dinh dưỡng nên cần cung cấp đa dạng các loại thực phẩm. Tốt nhất nên bổ sung thêm: Thịt, cá, cua, tôm, rau củ quả, ngũ cốc,…

Thức ăn nên được chế biến kỹ, hợp vệ sinh, là thức ăn mới để đảm bảo an toàn cho đường tiêu hóa của vật nuôi.

Tốt nhất vẫn nên xay hoặc cắt nhỏ thức ăn, trộn kỹ các loại thực phẩm với nhau để Corgi có thể ăn được đầy đủ nhất. Tuyệt đối không cho ăn đồ tươi sống và đã quá hạn dùng hoặc thực phẩm cũ, ôi thiu, biến chất.

Số lượng bữa ăn trong ngày có thể giảm xuống còn 3 – 4 bữa, nhưng lượng thức ăn mỗi bữa cần tăng thêm so với giai đoạn trước.

– Chó Corgi trên 6 tháng tuổi:

Giai đoạn này, bạn đã có thể áp dụng chế độ ăn cho Corgi như là chó trưởng thành. Trong mỗi bữa ăn, bạn cần cung cấp cho chúng đầy đủ protein và canxi cho Corgi phát triển tốt về cơ và xương. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất để Corgi có đủ dinh dưỡng và phát triển toàn diện.

Lúc này, thịt cá, tôm, cua cá, sữa, rau củ quả các loại đều cần thiết cho Corgi. Số bữa ăn cho chúng lúc này chỉ cần 2 – 3 bữa / ngày là đủ và lượng thức ăn mỗi lần cần đủ no cho vật nuôi vận động.

Chú ý đặc biệt về lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày. Một trong những vấn đề quan trọng của Corgi đó là kiểm soát về cân nặng. Chúng khá dễ béo phì và trở nên nặng nề, cho nên cần kiểm soát tốt lượng chất béo chúng ăn mỗi ngày để tránh tình trạng béo phì cho Corgi. Theo đó, mỡ và nội tạng động vật là những nhóm thực phẩm bạn nên chú ý hạn chế đối với Corgi.

* Cách vệ sinh lông:

Khi được nuôi ở Việt Nam, Corgi sẽ bị rụng lông khá thường xuyên. Vì thế, chăm sóc bộ lông cho Corgi cần được bạn coi trọng đặc biệt. Cách chăm sóc cần thực hiện như sau:

– Nên chải lông mỗi ngày, đặc biệt sau mỗi khi chúng vận động

– Tắm cho Corgi ít nhất 1 – 2 lần / tuần

– Dùng các sản phẩm sữa tắm hoặc chăm sóc lông chuyên biệt để Corgi có bộ lông mềm mượt và óng ả

– Nên sấy khô lông cho Corgi sau khi tắm để tránh cảm lạnh do bộ lông khá dày.

8.2 Cách huấn luyện

Việc huấn luyện chó Corgi bao gồm là chế độ vận động, chế độ huấn luyện các thói quen cũng như tập tính hàng ngày.

* Chế độ vận động

Mỗi lần chỉ cần cho Corgi hoạt động khoảng 30 phút. Chỉ cần cho chúng chạy nhảy, vui đùa và tham gia các trò chơi là đủ cường độ.

* Cách huấn luyện và nuôi dạy

Việc huấn luyện và nuôi dạy cho Corgi nên bắt đầu từ việc tập hình thành cho chúng các thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày. Chẳng hạn như trong cách ăn uống, tắm rửa, vệ sinh, chơi đùa,…

Bạn có thể lặp lại các hành động mà bạn cần chúng tuân thủ vài lần và yêu cầu Corgi thực hiện cho đến khi chúng ghi nhớ và hình thành bản năng.

Bởi vì chúng ưa vận động nên nhiều khi chúng sẽ có phần bướng bỉnh nên bạn cần kiên trì. Chỉ cần bạn cho chúng hiểu điều bạn muốn và nghiêm khắc khi cần thiết, Corgi với bản chất thông minh chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp Cách Nuôi Chó Con trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!