Bạn đang xem bài viết Tokyo Kêu Gọi Người Dân Không Đeo Khẩu Trang Cho Tượng Chó Hachiko được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chú chó Hachiko từ lâu đã đi vào trong tiềm thức của người Nhật Bản và trở thành 1 biểu tượng huyền thoại cho lòng trung thành. Cũng vì lẽ đó mà ở nhiều thành phố, chú chó này được đúc tượng và mọi người thường đến đây hàng năm để tưởng niệm Hachiko.
Thế nhưng hành động đeo khẩu trang cho tượng chó Hachiko mới đây của 1 số người dân lại đang gây xôn xao dư luận và nhận về phản ứng trái chiều.
Tượng chó Hachiko được tặng khẩu trang ngày tưởng niệm
Trước khu vực nhà ga Shibuya tại Tokyo, có 1 bức tượng đồng chú chó Hachiko được người Nhật dựng lên sau thế chiến thứ 2. Cứ đến ngày 8/4 hàng năm, nhiều người yêu mến chú chó này sẽ đến đây để tổ chức tưởng niệm.
Năm nay là kỷ niệm 75 ngày mất của Hachiko, tuy nhiên lễ kỷ niệm buộc phải hủy bỏ vì Nhật Bản đang ban bố tình trạng khẩn cấp do dịch Covid-19. Mọi người dân đều không thể tụ tập quá đông. Nhiều người đã đến để đặt vòng hoa tưởng niệm.
Thế nhưng có nhiều người còn đeo khẩu trang che kín phần mặt và mũi của tượng chó Hachiko. Tại quê nhà – thị trấn Odate, Hachiko cũng được đeo khẩu trang. Chính quyền nơi đây thậm chí đã… tự làm khẩu trang và đeo cho bức tượng.
Cập nhật những tin hot nhất trên mạng xã hội tại fanpage YAN Netizen. Chú chó trung thành và câu chuyện lay động trái tim không kém chó Hachiko của Nhật Bản Chính quyền phải hành động
Mặc dù ban quản lý tại nhà ga Shibuya đã tháo xuống nhưng sau đó lại có thêm nhiều người đến và lặp lại hành động này. Sự việc này kéo dài đến tận 30/4. Nhiều người cho rằng đây là hành động nhắc nhở thân thiện về việc bảo vệ bản thân trong mùa dịch, nhưng ban quản lý đã yêu cầu mọi người dừng ngay việc đeo khẩu trang cho bức tượng.
Ngoài ra, hiện tượng này còn gây sự hiếu kỳ làm nhiều người tụ tập trước bức tượng chú chó Hachiko để chụp hình. Điều này khiến việc giãn cách xã hội trở nên vô ích. Ban quản lý tại nhà ga Shibuya đang rất lo lắng về tình trạng này.
Nếu bạn là người yêu động vật thì đừng quên ghé qua fanpage YAN Pets. Rơi nước mắt trước những tình bạn đẹp giữa chó và người Chú chó Hachiko – biểu tượng lòng trung thành
Ở Nhật Bản, khi nhắc đến cái tên Hachiko, người ta sẽ nghĩ ngay đến lòng trung thành. Hachiko là giống chó Akita, ngày nay nó được coi như “quốc khuyển” của Nhật Bản. Chú chó lông vàng này sinh năm 1923 ở nông trại thuộc thành phố Odate, tỉnh Akita.
Hachiko được giáo sư Hidesaburo Ueno nhận nuôi và mang về sống ở 1 ngôi nhà gần ga Shibuya. Câu chuyện kể lại, vị giáo sư và Hachiko rất gần gũi, quý mến nhau. Mỗi sáng 2 “thầy trò” sẽ cùng nhau đến nhà ga, giáo sư lên tàu đi làm còn Hachiko lặng lẽ tìm chỗ trước quảng trường nằm đợi đến chiều muộn khi giáo sư trở về.
Một ngày nọ, vị giáo sư qua đời, Hachiko vẫn giữ thói quen, tới nhà ga mỗi chiều hàng thập kỷ để chờ đợi người chủ cho đến khi qua đời năm 1935. Cảm động trước sự trung thành ấy, người ta đã dựng bức tượng Hachiko tại nơi chú chó này vẫn thường chờ chủ.
Câu chuyện chú chó “Hachiko ở Nga” khiến dân mạng rơi nước mắt
Hành động của người dân khi đeo khẩu trang cho tượng chó Hachiko có lẽ xuất phát từ sự yêu mến và mong ý thức cộng đồng được nâng cao. Nhưng vì quá tập trung vào sự vui đùa mà nó trở thành hành động không được đẹp đẽ trong mắt nhiều người.
Nếu vị giáo sư Hidesaburo nuôi Hachiko để bầu bạn thì không ít người nuôi chó để có thể bảo vệ được mình. Trên Oh!man, 1 bạn đã đặt câu hỏi: “Một chú chó chưa được huấn luyện có thể bảo vệ được chủ của nó không?”
Và nhận được câu trả lời: “Tôi không huấn luyện những anh bạn nhà tôi để bảo vệ. Sau này cũng sẽ không. Tôi đã huấn luyện nó ngồi, chờ đợi, nằm xuống, im lặng, đến, đi…
Vì Saovà Hà Nội Kêu Gọi Người Dân Không Ăn Thịt Chó?
Mới đây, Ban Quản lý An toàn thực phẩm chúng tôi khuyến cáo người dân không nên ăn thịt chó. Trước đó đúng 1 năm, Hà Nội cũng vận động người dân điều này.
Lý do mà chúng tôi và Hà Nội kêu gọi người dân không nên ăn thịt chó là gì, dù thịt chó không phải là mặt hàng bị cấm?
Thịt chó chưa được kiểm dịch: Nguồn gây bệnh dại, nhiễm ký sinh trùng
Thịt chó là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh cho con người
Ban Quản lý an toàn thực phẩm chúng tôi cho rằng, thịt chó hiện nay không được kiểm dịch, thường nhiễm các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là virus gây bệnh dại; có thể nhiễm hóa chất tồn dư, nhất là các hóa chất dùng để đánh bả chó rất độc có thể gây chết người.
Ngoài ra, thịt chó còn có khả năng nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là trứng và ấu trùng không phát triển thành giun trong ruột mà xâm nhập vào gan, phổi, các phủ tạng khác, thậm chí có thể xâm nhập vào não và mắt. Hiện tượng này được gọi là hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người.
Ngoài ra, chó còn là người bạn trung thành của người, nên kẻ trộm chó luôn khiến người dân nổi giận
Ngoài vấn đề an toàn thực phẩm, cơ quan này cũng nhấn mạnh đến lý do nhân đạo: Chó chính là vật nuôi gắn bó với cuộc sống của con người từ rất lâu. Đây là loài vật được thuần hóa sớm nhất trong cuộc sống của con người. Có không ít người xem chó như là thành viên trong gia đình.
Việc ăn thịt chó chính là nguyên nhân tạo ra nạn trộm chó, đẩy nhiều người rơi vào cảm giác mất mát, đau đớn. Có không ít vụ người trộm chó bị đánh đập đến chết khi dám đánh bả, chích điện thành viên bốn chân đặc biệt này của gia đình họ.
Cách đây đúng 1 năm, chính quyền TP Hà Nội cũng đã có văn bản khuyến khích người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo.
Ngoài lý do ảnh hưởng đến sức khỏe do việc giết mổ thịt chó mèo chưa được kiểm tra vệ sinh thú y, chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chính quyền Hà Nội còn cho rằng, hình ảnh kinh doanh, giết mổ, sử dụng thịt chó, mèo rất phản cảm đối với du khách quốc tế và người nước ngoài đến làm việc, sinh sống tại Hà Nội; làm ảnh hưởng đến hình ảnh Thủ đô văn minh hiện đại.
Chi cục trưởng Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho báo chí biết: “Chúng tôi dự kiến 3-5 năm nữa, vào khoảng 2023, sẽ cấm bán thịt chó ở các quận nội thành Hà Nội. Đây là những khu vực trung tâm, có đông du khách quốc tế nên cần làm trước”.
Nơi nào trên thế giới đã cấm giết thịt chó mèo?
Trên thế giới, nhiều nơi đã có lệnh cấm thịt chó mèo, như Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan, Thụy Sỹ…
Rất nhiều người dân Hàn Quốc phản đối việc giết thịt chó dù nước này không có lệnh cấm
Từ năm 1950, Hồng Kông ra pháp lệnh cấm giết chó, mèo làm thực phẩm. Bất cứ cá nhân nào nếu vi phạm có thể bị phạt số tiền lên tới 650 USD (15 triệu đồng) và 6 tháng tù giam. Các đối tượng có hành vi buôn bán, vận chuyển hay ngược đãi chó mèo thậm chí còn phải chịu mức xử phạt nghiêm khắc hơn với số tiền lên tới 200.000 USD (gần 5 tỷ đồng) và 3 năm tù giam.
Sau Hồng Kông, Đài Loan trở thành khu vực thứ 2 ở châu Á đưa ra các khung xử phạt nặng đối với hành vi giết chó mèo ăn thịt. Tháng 4/2023, Đài Loan chính thức thông qua đạo luật bảo vệ động vật, áp dụng mức phạt 250.000 đô la Đài Loan (khoảng 186 triệu đồng) nếu bị phát hiện ăn thịt chó, mèo và 2 triệu đô la Đài Loan (gần 1,5 tỷ đồng) đi kèm với 2 năm tù giam với các hành vi đối xử tàn nhẫn hoặc giết mổ chó, mèo.
Ở Thái Lan, các hành động đánh đập, đâm, thiêu, làm bỏng, bỏ đói, bỏ độc hay bất cứ hành vi ngược đãi nào gây ra nỗi đau về thể chất hoặc tinh thần cho chó, mèo, gây bệnh hoặc khiến chúng tử vong sẽ bị quy thành tội danh hành hạ động vật và đối mặt với án phạt 2 năm tù giam cùng mức nộp phạt 1.663 USD (gần 387 triệu đồng).
Tại thủ đô Manila của Philippines, lệnh cấm giết mổ chó mèo làm thịt bắt đầu có hiệu lực từ năm 1982. Tuy nhiên, điều luật này có một lỗ hổng là cho phép giết mổ chó mèo vào các dịp lễ truyền thống tại địa phương. Tới năm 1998 giới chức Philippines phải tăng hình phạt đối với các hành vi mua bán, giết mổ chó, mèo. Cụ thể, các hành vi vi phạm sẽ bị phạt tù hoặc phạt tiền.
Theo luật pháp Thụy Sỹ, giết chó mèo làm thực phẩm là phạm pháp, nhưng thịt chó, mèo vẫn là món ăn phổ biển ở các vùng nông thôn nước này.
Tại Mỹ có 7 bang cấm tuyệt đối với thịt chó là California, Georgia, Hawaii, Michigan, New Jersey, New York và Virginia. Tuy nhiên, các lò giết mổ trên toàn nước Mỹ đều bị cấm tiếp nhận chó, còn các cửa hàng bị cấm rao bán.
Tại Áo, hành vi giết thịt chó mèo làm thực phẩm hoặc vì các mục đích khác đều bị nghiêm cấm, theo khoản 2 điều 6 Luật Bảo vệ động vật. Người vi phạm sẽ bị phạt hành chính với mức phạt tối đa 7.500 Euro, nếu tái phạm sẽ bị phạt tối đa 15.000 Euro.
PV (Tổng hợp)
Vì Sao Người Nhật Dựng Bức Tượng Về Chú Chó Hachiko?
Ngày nay, khi bạn đến nhà ga Shibuya ở Tokyo, bạn sẽ được thấy bức tượng đồng về một chú chó tên là Hachiko. Đây là một điểm đến không thể bỏ qua với du khách quốc tế và là biểu tượng của lòng trung thành đối với người dân Nhật Bản.
Hachikō ( tiếng Nhật: ハチ公) hay Chūken hachikō ( tiếng Nhật: 忠犬 ハチ公) là một chú chó giống Akita sinh ngày 10 tháng 11 năm 1923 tại thành phố Odate, tỉnh Akita, Nhật Bản. Chú được giáo sư Hidesaburo Ueno mang về nuôi tại ngôi nhà cách ga Shibuya không xa. Hachiko rất trung thành với người chủ hiền lành tốt bụng. Gia đình giáo sư không có con trai nên ông coi Hachiko như con ruột.
Mỗi buổi sáng khi giáo sư đi làm, Hachiko lại tiễn ông đến ga Shibuya, chờ ông mua vé rồi đi khuất trong ga mới thôi. Rồi đến chiều muộn, chú thường ngồi ở một bục nhỏ trước cửa ga để chờ giáo sư đi làm về.
Hachiko ngày ngày đón chủ trong suốt 1 năm cho tới một ngày tháng 5/1925, giáo sư Ueno không bao giờ trở về nữa. Ông bị xuất huyết não đột ngột và qua đời. Còn Hachiko cứ như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhân trở về. Nhưng hôm đó đã qua 3 giờ rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú cho trung thành không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi và đợi.
Hachiko linh cảm rằng có chuyện gì chẳng lành đã xảy ra, tuy vậy nó vẫn ra ga đợi chủ nhân vào lúc 3 giờ chiều mỗi ngày. Chẳng bao lâu sau, những người xung quanh bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng của Hachiko đối với người chủ nhân đã qua đời của mình. Lần lượt, từ người làm vườn trước đây của giáo sư, đến giám đốc nhà ga và những người dân trong vùng đã cho Hachiko ăn và thay phiên nhau chăm sóc nó. Câu chuyện về chú chó trung thành nhanh chóng được lan truyền khắp nơi và Hachiko được coi như một tấm gương sáng về lòng trung thành. Người ta tìm đến Shibuya chỉ để nhìn Hachiko, cho nó ăn, hoặc nhẹ nhàng xoa đầu vào đầu nó để chúc may mắn. Năm 1932, khi Hachiko đợi chủ nhân được 7 năm, 1 sinh viên của giáo sư Ueno đã viết 1 bài báo kể về chuyện cảm động này và gửi đăng ở 1 tờ báo lớn ở Tokyo . Ngay lập tức có rất nhiều người quan tâm lo lắng cho chú chó trung thành này. Cũng từ Hachiko mà người Nhật thêm vào từ điển từ mới “chukhen” – chú chó nhỏ trung thành .
Nhiều ngày, nhiều tháng, rồi nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và đã quá già yếu rồi. Cuối cùng vào ngày 8 tháng 3 năm 1935 (1 số tài liệu nói là ngày 8 tháng 3 năm 1935), gần 11 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko -lúc đó đã 12 tuổi -nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm.
Cái chết của Hachiko được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ và người đã dành hẳn một ngày để để tang Hachiko. Từ số tiền đóng góp của dân chúng trong cả nước, người ta đã thuê nhà điêu khắc Ando Teru để làm một bức tượng Hachiko bằng đồng. Khi bức tượng được hoàn thành và được đặt trang trọng ở bên trong sân ga, tại chính vị trí nó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm.
Tuy nhiên, vài năm sau đó, Nhật Bản lâm vào chiến tranh, tất cả những thứ gì là kim loại đều bị lấy đi để làm vũ khí, không ngoại trừ bức tượng Hachiko. Sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1948, con trai của Ando Teru là Takeshi đã làm một bức tượng Hachiko mới. Bức tượng đó được đặt ở ga Shibuya cho đến tận ngày hôm nay.
Tại Sao Chú Chó Hachiko Trở Thành Biểu Tượng Trung Thành Của Người Nhật?
Chú chó Hachiko đã trở thành biểu tượng trung thành của người Nhật từ rất lâu. Song không phải ai cũng biết đằng sau đó là một câu chuyện dài và vô cùng cảm động!
Chú chó Hachiko – biểu tượng trung thành của người NhậtHachiko là giống chó Akita (ngày nay đây là giống chó được coi như “quốc khuyển” của Nhật). Bức tượng bằng đồng hình chú chó Hachiko được đặt ngay bên ngoài một trong 5 lối ra của nhà ga Shibuya, Tokyo. Đây là chú chó nổi tiếng về lòng trung thành ở Nhật Bản và được người dân vô cùng yêu thích.
Lý do chú chó Hachiko trở thành biểu tượng trung thành của người NhậtHachikō là một chú chó có màu lông vàng nâu óng ả, thuộc giống Akita thuần chủng. Nó chào đời ở một trang trại tại thành phố Odate (Akita, Nhật Bản) vào cuối năm 1923, và được giáo sư Hidesaburō Ueno nhận nuôi, đưa về khu Shibuya của Tokyo. Khi đó, Ueno là giáo sư khoa nông nghiệp ĐH Đế quốc Tokyo (ĐH Tokyo ngày nay). Mỗi ngày, ông đi tàu để đến nơi làm việc, và mỗi khi trở về sẽ có Hachikō đứng ở trước nhà ga chờ đợi.
Cuộc sống cứ vậy trôi đi, cho đến cái ngày định mệnh ấy. Đó là ngày 21/5/1925, giáo sư Ueno lên tàu và mãi mãi không thể trở về được nữa. Ông bị xuất huyết não ngay khi đang giảng dạy và ra đi mãi mãi, để lại một Hachikō ngày ngày ngóng trông ông nơi cửa ga cho đến tận lúc chết. Ngày nào cũng như ngày nào, trong suốt 9 năm, 9 tháng 15 ngày mỗi khi đến giờ tàu về của chủ, chú chó đều xuất hiện.
Một cách tự nhiên, hành khách tại nhà ga bắt đầu để ý sự hiện diện của Hachikō. Một chú chó đáng yêu, ngày nào cũng đều như vắt tranh ngồi chờ ở ga tại cùng một khung giờ, ai mà không để ý cho được. Thực ra, không phải ai cũng tỏ ra thân thiện với Hachikō. Điều này chỉ thay đổi vào ngày 4/10/1932, khi câu chuyện về chú chó trung thành xuất hiện trên mặt báo. Hachikō bắt đầu trở thành một chú chó quốc dân, được hành khách tìm đến cho ăn và chơi cùng. Cũng kể từ đó, hình ảnh về chú cũng xuất hiện nhiều hơn.
Bài báo đầu tiên về Hachikō là do một cựu sinh viên của giáo sư Ueno thực hiện. Cậu sinh viên đang thực hiện một bài khóa luận về loài chó Akita. Sau khi tình cờ trông thấy Hachikō tại sân ga, cậu theo chú chó về nhà và phát hiện ra đó chính là ngôi nhà của giáo sư Ueno quá cố. Tường tận mọi chuyện, cậu quyết định thực hiện một bản báo cáo về loài chó Akita.
Theo bản báo cáo, chỉ có 30 con Akita thuần chủng khi ấy đang sống tại Nhật Bản, và một trong số đó là Hachikō tại nhà ga Shibuya. Trong nhiều năm kế tiếp, cậu cựu sinh viên cũng thường xuyên đến thăm Hachikō, rồi biên soạn một vài bài báo về sự trung thành đáng kinh ngạc của chú. Nhờ đó, Hachikō đã trở thành một biểu tượng quốc dân Nhật Bản. Độc giả cả nước cảm thấy xúc động mạnh vì mối tình cảm khăng khít hiếm thấy giữa người và vật. Hachikō thậm chí còn được đưa vào bài giảng trong các lớp học, là một minh chứng rõ ràng về lòng trung thành.
Năm 1934, một bức tượng đồng dành cho Hachikō đã được dựng lên, đặt trước cửa ga Shibuya do bàn tay của nghệ nhân Teru Ando. Tiếc thay là trong Thế chiến II, bức tượng này đã bị trưng dụng để lấy kim loại phục vụ quân đội. Phải đến năm 1948, con trai của Teru Ando đã rất nỗ lực và dựng lên được bức tượng thứ 2.
Ngày nay, bức tượng được đặt ngay cạnh lối ra vào nhà ga. Lối vào ấy có tên là “Hachikō-guchi” – có thể tạm dịch là “Cổng Hachikō”. Nhưng đó cũng là kỷ niệm lưu giữ cuối cùng về Hachikō. Sau cả một thập kỷ ròng rã chờ đợi, chú chó trung thành qua đời vào ngày 8/3/1935. Nguyên nhân cái chết phải mãi đến năm 2011 mới được khoa học làm rõ: chú đã chết vì ung thư và bệnh giun chỉ bạch huyết.
Sau khi chết, Hachikō được hỏa táng và chôn tại nghĩa trang Aoyama (Tokyo). Mộ của Hachikō được đặt kế bên giáo sư Ueno, người chủ mà nó chờ đợi suốt 10 năm. Ngày nay, bộ lông của chú vẫn được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Khoa học Quốc gia Nhật Bản, để tưởng nhớ một biểu tượng trung thành nhất lịch sử.
Câu chuyện được kể lại cho cả thế giới, như một biểu tượng huyền thoại của Nhật Bản. Và giờ, bạn sẽ được chứng kiến những hình ảnh hiếm hoi về biểu tượng này, thứ sẽ mang đến cho bạn cảm giác câu chuyện đau lòng như đang xảy ra ngay trước mắt.
Bức Tượng Chú Chó Trung Thành Hachiko
Nói đến Tokyo, không có du khách nào không nhắc đến những địa điểm có tiếng tăm lừng danh trên thế giới như Shinjuku, Shibuya…. Và nói đến Shibuya người ta cũng không thể quên địa điểm trứ danh được khách du lịch check-in với tầng suất khủng đó là bức tượng chú chó trung thành đợi chủ Hachiko
Bức tượng được dựng lên sau khi chú chó Hachiko chờ đợi người chủ của mình trong mưa nắng suốt gần 10 năm trời cho đến khi chết.
Chú chó Hachiko được ông Ueno Hidesanro, giáo sư thuộc khoa nông nghiệp trường Đại học Đế quốc Tokyo (nay là trường Đại học Tokyo danh tiếng) nuôi nấng. Mỗi buổi sáng, Hachikō theo tiễn chủ tới tận nhà ga Shibuya nơi ông đi tới nơi làm việc và chờ đón ông tại đó đến khi ông trở về vào cuối ngày. Những ngày hạnh phúc đó cứ tiếp diễn cho đến một ngày định mệnh vào tháng 5 năm 1925, ông Ueno đột tử tại nơi làm việc. Trong các ngày sau đó, Hachikō vẫn tới nhà ga để chờ đón ông chủ, xuất hiện đúng lúc tàu vào ga. Và cứ mỗi ngày sau đó, chú vẫn đều đặn có mặt tại nhà ga trong 9 năm 9 tháng và 15 ngày cho đến khi chết.
Cuối cùng, ngày 8 tháng 3 năm 1935, Hachikō đã có thể gặp lại người chủ của mình. Chú chết tại chính nơi hơn 9 năm trước chú đã tiễn ông chủ đi lần cuối cùng.Xác Hachikō đã được nhồi bông và bảo quản tại Bảo tàng quốc gia về Thiên Nhiên và Khoa học Nhật Bản tại Ueno, Tokyo.
Bức tượng chú chó Hachikō đầu tiên – tác phẩm của nhà điêu khắc nổi tiếng Nhật Bản And Teru được dựng vào tháng 4 năm 1934 bên ngoài nhà ga Shibuya và chính Hachikō cũng có mặt trong buổi lễ khánh thành hôm đó. Pho tượng đồng về chú chó trung thành Hachiko đặt ở cửa bắc ga Shibuya. Dân chúng sau đó quen gọi cửa đó là “cửa Hachikō” và là một trong năm cửa chính của nhà ga.
Năm 2009, một hãng phim Mỹ đã quay một truyện phim mới, rút từ phim Hachiko gốc của Nhật. Cuốn phim Mỹ có tên là Hachiko: câu chuyện đáng thương của một chú chó. Câu chuyện này càng làm cho tên tuổi của chú chó trung thành nổi tiếng và hơn thế nữa, bức tượng đồng nơi đặt chú trở thành một điểm du lịch nổi tiếng ở Shibuya
Hiện tại, một công ty xe buýt tại Shibuya có tên xe Buýt Hachikō cũng chạy cả tuyến đường mà trước đây hàng ngày Hachikō đã đi.
Người ‘Trang Điểm’ Cho Mai Kiểng Cổ
Anh Tuấn bên cây mai dát vàng được công nhận kỷ lục Việt Nam và kỷ lục Đông Nam Á.
Sau hơn 20 năm theo nghề, tôi không còn nhớ mình đã “trang điểm” cho bao nhiêu tác phẩm khắp mọi miền đất nước, nhiều nhất là Đồng Tháp, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nội, Hải Phòng. Thấy đơn giản nhưng đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm”.
Từ lòng đam mê nghệ thuật…
Anh Tuấn kể: Khó khăn lớn nhất là đánh giá mai kiểng có khoảng bao nhiêu tuổi đời, dự hướng phát triển bộ rễ, tán lá ra sao để lên phương án tạo dáng cho đẹp nhất, an toàn nhất. Từ đó đòi hỏi người làm phải am hiểu rất nhiều yếu tố như: nghệ thuật tạo hình, quá trình phát triển của cây… Ngoài ra, cần phải có đầu óc trừu tượng phong phú mà không một trường lớp nào có thể dạy hết.
Một khó khăn khác mà các nghệ nhân sửa mai kiểng cổ như anh Tuấn thường gặp phải là nhiều chủ nhân cây mai thay đổi ý định tạo dáng liên tục khiến người làm nghề như anh phải rất vất vả chuyển đổi theo. Đã có nhiều tác phẩm phải mất thời gian hàng năm trời mới hoàn thành theo dự kiến ban đầu. Một khó khăn khác là trong khi thi công gặp phải mưa bão, thời tiết diễn biến bất thường ảnh hưởng đến độ sinh trưởng tự nhiên của cây.
Mới đây, người quan tâm đến nghệ thuật chơi mai kiểng cổ cả nước khá bất ngờ trước sự xuất hiện của một “cụ mai” dạng xù trên 100 năm tuổi tại TP Sa Đéc. Cây có bộ rễ và hình dáng rất đẹp được dát vàng trên thân cây. Tác phẩm này do anh Tuấn trực tiếp thực hiện trong hàng năm trời và đã được công nhận kỷ lục Việt Nam vào tháng 11/2023, dự kiến cuối năm 2023 sẽ nhận bằng xác lập kỷ lục Đông Nam Á.
Nghệ nhân Nguyễn Hoàng Tuấn kể: “Năm 2023, tôi phát hiện cây mai độc lạ này tại tỉnh Vĩnh Long trong tình trạng nguyên sơ. Sau khi gợi ý cho một doanh nghiệp mua về với giá 300 triệu, tôi và ê kíp của mình đã tiến hành chế tác theo ý tưởng riêng của mình. Hiện nay đã có người đến ngã giá 1,8 tỷ đồng nhưng chủ nhân không bán, bởi đây là cây mai vàng cổ duy nhất tại Việt Nam được dát vàng SJC đã được nhận 2 kỷ lục trong và ngoài nước”.
Anh Tuấn bên những “cụ me” của mình.
… Đến xây dựng CLB mai vàng
Tháng 8/2023, CLB Mai vàng TP Sa Đéc được hình thành với sự tham gia ban đầu của trên 20 nghệ nhân (đến nay đã là 40 thành viên) do anh Nguyễn Hoàng Tuấn làm chủ nhiệm đã và đang là điểm tham quan rất hấp dẫn cho nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến với ” vương quốc” hoa Sa Đéc.
CLB này (tọa lạc tại phường Tân Quy Đông, với diện tích khoảng 10.000m2) đang sở hữu trên 100 tác phẩm mai vàng cổ rất độc lạ với nhiều dáng, thế, tuổi đời khác nhau, xuất xứ từ nhiều vùng miền trên cả nước. Theo lời anh Tuấn, cây “trẻ” nhất cũng có trên 50 năm tuổi, cây “già” nhất đã trên 100 tuổi. Giá bán mỗi cây rất đa dạng từ 40 triệu đến hàng tỷ đồng tùy thuộc tuổi đời, hình dáng, thế đứng, bộ rễ,… Tại đây, các nghệ nhân thường xuyên gặp nhau để cung cấp những thông tin mới lạ, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ để cùng nâng cao tay nghề.
Ông Mã Thiên Lập- nghệ nhân mai kiểng cổ đến từ Trung Quốc- nhận xét: “Đây là vườn mai rất quý hiếm, độc, lạ tại ĐBSCL với nhiều tác phẩm rất đặc biệt, sắc sảo, kỳ công đòi hỏi kỹ thuật rất cao. Tuy mới hình thành nhưng CLB này đã tạo được tiếng vang trong giới nghệ thuật chơi mai kiểng cổ trong và ngoài nước, trong đó người “đầu tàu” rất đáng khâm phục là nghệ nhân Nguyễn Hoàng Tuấn”.
Không chỉ thành công với những “cụ mai” cổ, anh Nguyễn Hoàng Tuấn còn rất thành đạt khi có thêm nghề tay trái. Đó là mua bán, chăm sóc, tạo dáng cho rất nhiều “cụ me” có tuổi đời hàng trăm tuổi được anh săn lùng ở nhiều địa phương, nhiều nhất là miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Hiện nay anh đang sở hữu trên 30 cây me kiểng cổ đã có người đến mua với giá từ 300 đến 400 triệu đồng mỗi cây.
Cũng theo anh Tuấn, nghề sửa me cổ có những nét tương đồng với sửa mai cổ nhưng cũng có những điểm hoàn toàn khác biệt đòi hỏi mình phải am hiểu chặt chẽ mới thành công.
Ông Nguyễn Phước Lộc- Ủy viên Thường vụ Hội Sinh vật cảnh tỉnh Đồng Tháp, ủy viên hội đồng giám khảo Bonsai Châu Á- Thái Bình Dương đánh giá: “Anh Tuấn tuy còn rất trẻ nhưng tận tậm với nghề, có tay nghề rất cao được nhiều nghệ nhân nể phục, luôn khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp. Bản thân anh này luôn tìm tòi những điều mới lạ để có được những tác phẩm độc, lạ và sẽ còn tiến xa trên bước đường tác nghiệp của mình”.
Bài, ảnh: PHAN THỊ ANH THƯ (Báo Vĩnh Long)
Cập nhật thông tin chi tiết về Tokyo Kêu Gọi Người Dân Không Đeo Khẩu Trang Cho Tượng Chó Hachiko trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!