Bạn đang xem bài viết Tình Trạng Béo Phì Ở Mèo được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Người ta ước tính rằng từ 39 đến 52% số mèo ở Anh bị thừa cân hoặc béo phì.
Mèo “béo phì” là những con mèo nặng hơn ít nhất 20% so với trọng lượng tối ưu do tích lũy mỡ quá mức.
Một con mèo “thừa cân” nếu nó nặng hơn 10 đến 19% so với trọng lượng tối ưu. Tốt nhất, mèo nên được cho ăn chế độ ăn hợp lý để duy trì trọng lượng cơ thể tối ưu. Các nghiên cứu dài hạn đã chỉ ra rằng cả béo phì và gầy quá mức đều rút ngắn tuổi thọ của mèo.
Đánh giá tình trạng cơ thể mèo béo phìTrọng lượng cơ thể có thể được sử dụng để đánh giá một con mèo đã tăng hay giảm cân. Tuy nhiên, việc đưa ra trọng lượng lý tưởng phụ thuộc vào độ tuổi và giống mèo. Do đó, thang đo đánh giá tình trạng cơ thể (điểm số tình trạng cơ thể, BCS – body condition score) thường được sử dụng.
Thang đo này xếp loại tình trạng cơ thể của mèo từ 1-5, trong đó BCS 1 là rất gầy, 3 là lý tưởng và 5 là béo phì. Một con mèo béo phì sẽ khó cảm nhận được xương sườn vì chúng được bao phủ bởi một lớp mỡ dày, lớp mỡ dày vừa phải này bao phủ tất cả các phần xương nằm ngay dưới bề mặt da của mèo và những con mèo béo phì thường sẽ có một lớp mỡ lòng thòng ngay dưỡi bụng, không có eo.
Link Bản dịch của Monspet (Tiếng Việt): bit.ly/2Aoc4HL
Nguy cơ sức khỏe ở mèo bị béo phìBéo phì làm tăng nguy cơ phát triển, hoặc tiến triển của nhiều bệnh (xem bên dưới).
Rối loạn mà béo phì là một yếu tố nguy cơBiến chứng béo phì có thể xảy raĐái tháo đường
Tăng nguy cơ gây mê
Bệnh đường tiết niệu dưới (viêm bàng quang, vv)
Giảm chức năng miễn dịch
Căng thẳng khớp và làm nặng thêm bệnh viêm xương khớp
Dystocia (vấn đề vể sinh sản)
Bệnh da không dị ứng
Vấn đề về hô hấp (Hội chứng ngừng thở khi ngủ – Pickwickian)
Gan nhiễm mỡ (chất béo lắng đọng trong gan)
Giảm sức chịu đựng và sức bền khi hoạt động
Rủi ro khi mèo bị béo phìTăng cân xảy ra khi mèo có “cân bằng năng lượng dương – positive energy balance” trong một khoảng thời gian dài, nghĩa là chúng đang nạp nhiều calo hơn so với mức cần thiết. Năng lượng dư thừa được lưu trữ dưới dạng chất béo. Trong hầu hết các trường hợp, cơ thể có thể điều chỉnh lượng năng lượng nạp vào để phù hợp với việc sử dụng năng lượng, duy trì tình trạng cơ thể xung quanh điểm “”. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến “set point” này và khiến mèo tăng cân.
Mèo thuần chủng ít có khả năng phát triển bệnh béo phì hơn so với mèo không thuần chủng. Mèo đã triệt sản có xu hướng tăng cân dễ hơn mèo chưa triệt sản. Khi một con mèo được triệt sản, tốc độ trao đổi chất giảm khoảng 20% vì vậy những con mèo được triệt sản cần ít thức ăn hơn những con mèo chưa triệt sản để duy trì tình trạng cơ thể. Hoạt động thể chất có thể đóng góp rõ rệt tới các yêu cầu năng lượng của một cá thể mèo. Những con mèo ít hoạt động hoặc bị hạn chế các cơ hội hoạt động thể chất có nguy cơ tăng cân cao hơn so với những con mèo thường xuyên hoạt động thể chất. Những con mèo chưa triệt sản có xu hướng đi lang thang. Triệt sản ở mèo sẽ làm giảm ham muốn đi lang thang và việc hoạt động thể chất của mèo cũng giảm đi.
Điều trị béo phì ở mèo (Cách giảm cân cho mèo)Thật nguy hiểm cho mèo khi giảm cân quá nhanh vì điều này khiến chúng bị gan nhiễm mỡ, một bệnh gan có thể gây tử vong, do chất béo được tích tụ trong gan là kết quả của sự trao đổi chất trong quá trình giảm cân. Nên giảm dần, đều đặn trọng lượng cơ thể là lý tưởng nhất; có thể mất đến một năm để một con mèo thừa cân nghiêm trọng đạt được cơ thể lý tưởng. Một bác sĩ phẫu thuật thú y có thể vạch ra một chương trình giảm cân kết hợp kế hoạch tập thể dục và cho ăn phù hợp với sự theo dõi cẩn thận của chủ nuôi. Rất khó để thấy sự giảm cân ở một con mèo mà bạn tiếp xúc gần gũi hàng ngày. Bạn nên gặp bác sĩ phẫu thuật thú y để khám mèo thường xuyên, đảm bảo mèo của bạn không giảm cân quá nhanh.
Mèo là động vật ăn thịt và, không giống như người và chó, chúng phải có thịt trong chế độ ăn để tồn tại. Một chế độ ăn tự nhiên của mèo bao gồm các động vật có vú nhỏ sẽ có hàm lượng protein cao và ít carbohydrate. Để mèo giảm cân, chế độ ăn khoa học đã được thiết kế có hàm lượng protein cao, ít chất béo và ít carbohydrate. Điều này giúp mèo giảm mỡ trong khi duy trì khối lượng cơ thể gầy (tức là cơ bắp).
Ngoài chế độ ăn phù hợp, mèo có thể được khuyến khích tập thể dục thông qua việc tăng cường chơi hoặc bằng cách khuyến khích di chuyển quanh nhà (đi lên xuống cầu thang bằng cách sử dụng dây nịt cho thú cưng hoặc di chuyển bát ăn v.v.).
Duy trì điều kiện tối ưuKhi một con mèo đã đạt được trọng lượng mục tiêu của nó, bạn nên cho mèo ăn thức ăn nhẹ hoặc thức ăn ít calo. Những chế độ ăn này được thiết kế cho những con mèo ít hoạt động và không chứa nhiều calo như các loại thực phẩm duy trì thông thường. Mặc dù rất khó để thấy việc mèo đã giảm bao nhiêu cân ở một con mèo mà bạn đang theo dõi hàng ngày, nhưng điều này cũng khó như việc bạn phát hiện ra giai đoạn đầu của việc tăng cân. Kiểm tra cân nặng thường xuyên nên được tiếp tục để đảm bảo rằng chất béo không bắt đầu quay trở lại.
Nguồn: chúng tôi
https://monspet.yolasite.com/ http://monspetweb.eklablog.com/
Tình Trạng Béo Phì Ở Mèo Và Làm Thế Nào Để Cho Mèo Ăn Kiêng
Cho ăn tự do
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng béo phì ở mèo (cũng như ở những loài động vật có vú khác) là do tiêu thụ quá nhiều thức ăn. Mặc dù không muốn thừa nhận nhưng đây là thực tế.
Điều chúng ta đang làm…
Rất nhiều con mèo được cho ăn “một cách tự do”, nghĩa là lúc nào thức ăn cũng có sẵn và nó có thể ăn bất kỳ khi nào nó muốn ( Điều này khá là không tự nhiên đối với động vật ăn thịt đã tiến hóa thành cỗ máy đi săn như loài mèo!). Ăn tự do có lẽ được xem như là một nhân tố lớn nhất gây nên chứng béo phì ở mèo).
Điều chúng ta cần làm….
Cho ăn từ 2 đến 4 bữa nhỏ một ngày và kiểm soát lượng thức ăn cho ăn vào để sau một thời gian mèo không bị tăng cân. Rất nhiều chủ nuôi cần phải giảm lượng thức ăn mà họ nghĩ là “ bình thường” xuống. Một người nặng khoảng 79kg thì bữa ăn khoảng 498 gram đến 746 gram. Do vậy một con mèo nặng khoảng 3kg thì sẽ tiêu thụ lượng thức ăn tương đương 1/25 của người nặng 79kg.
Do vậy, một con mèo có khẩu phần khoảng 1/25 khẩu phần của một con người. Tương đương khoảng từ 17gram đến 28gram trên một bữa ăn giành cho con mèo 7kg…trọng lượng tương đương với một con chuột. Chủ nuôi cần phải dừng ngay suy nghĩ là “một cốc thức ăn” và thay vì đó hãy nghĩ đến một ounces thức ăn ( quy đổi ra gram ở Việt Nam)
CarbonhydratKhông giống như phần lớn loài động vật có vú khác, mèo không có enzym amylase trong nước bọt giúp tiêu hóa carbonhydrat.Loài người và chó thực sự bắt đầu tiêu hóa carbonhydrat ngay từ miệng. Enzym amylase tiết ra từ tuyến tụy giúp phân hủy các phân tử carbonhydrat lớn thành đườngglucose nhỏ hơn có khả năng hấp thụ vào cơ thể. Mèo có ít hoạt tính amylase hơn ở người và chó. Mèo dường như không phải là động vật tiêu thụ carbonhydrat
Điều chúng ta đang làm…
Chúng ta hay mua những gói thực phẩm khô có chất bảo quản, được bọc trong bao bì bắt mắt và tiện lợi bởi vì chúng ta có thể dễ dàng đổ ra bát cho mèo ăn mà không cần phải nhớ tới nó nữa. Thực phẩm khô có lượng bột mì và đường cao hơn thực phẩm đóng hộp do vậy mà thực phẩm khô dạng hạt có thể để ngoài trời lâu mà vẫn giữ nguyên hình dạng không bị vỡ ra. Nó không bị hỏng bởi có chứa chất bảo quản thực phẩm nên chú mèo con có thể ăn bất kể khi nào nó muốn và chúng ta cũng không cần phải thường xuyên chuẩn bị bữa ăn cho mèo. Thật không may, với những con có chế độ ăn khô này, quá trình sinh hóa trao đổi chất chuyển đổi lượng carbonhydrat cao chứa trong hầu hết các loại thức ăn công nghiệp giành cho mèo thành chất béo tích trữ và con mèo có nguy cơ tăng cân.
Điều chúng ta nên làm…
Luôn cho con mèo ăn chế độ tuân thủ theo tự nhiên của một loài săn mồi… chế độ ăn có thịt. Một chế độ ăn lý tưởng đối với mèo là khi có lượng protein cao trong khoảng từ 35 đến 45% trên cơ sở vật chất khô( nghĩa là lượng phần trăm tính theo lượng thức ăn cho mèo mà không chứa nước) và hàm lượng chất béo vừa phải với phần trăm carbonhydrat ( có trong hạt ngũ cốc) thấp.
Hàng loạt các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn chứa protein và chất béo cao có lợi nhất đối với động vật ăn thịt. Mèo không thể xử lý lượng carbonhydrat lớn trong cơ thể một cách hiệu quả. Sau bữa ăn giàu carbonhydrat thì lượng đường glucose trong máu mèo sẽ giữ ở mức cao hơn bình thường trong một thời gian dài. Chúng bị tăng đường huyết liên tục và tình trạng này kích thích tế bào beta ở tuyến tụy- tế bào sản sinh ra insulin- làm cho các tế bào này ít nhạy cảm với đường glucose trong máu. Kết quả là lượng insulin được sản xuất ra ít hơn và lượng đường trong máu tăng cao. Các nhà dinh dưỡng học gọi đây là hiện tượng” điều chỉnh xuống” của tế bào beta; giảm sự nhạy cảm tiết insulin từ tế bào beta được gọi là ” kháng insulin”. Đây là giai đoạn đầu dẫn đến bệnh tiểu đường
ProteinChúng ta đều biết rằng mèo bắt chuột và chim làm nguồn thức cho chúng. Nguồn dinh dưỡng tự nhiên lý tưởng cho động vật ăn thịt, chuột và chim mang lại chế độ ăn lý tưởng cho loài mèo. Bạn có biết là một con chuột hoặc một con chim chỉ có chứa 3-8% carbonhydrat? Và lượng carbonhydrat này đến từ những con mồi và trong đường tiêu hóa của những con mồi mà chim và chuột đã ăn. Phần còn lại là nước, một vài khoáng chất và phần lớn là protein và chất béo.
Điều chúng ta đang làm…
Rất nhiều người trong chúng ta mua thức ăn khô cho mèo, một số loại còn được nhuộm phẩm màu để nó trông giống như thịt, và có chứa cả bột mỳ cùng với đường và chất bảo quản. Chúng ta mua thức ăn khô cho mèo bởi một phần chúng được cho rằng sẽ cung cấp ĐẦY ĐỦ và CÂN ĐỐI dưỡng chất cho chú mèo và còn bởi vì nó tiện lợi; chúng ta chỉ việc đổ lượng thức ăn cho vài ngày vào bát và để con mèo ăn bất cứ khi nào nó muốn. Nhưng thật không may là phần lớn thức ăn cho mèo loại khô lại có lượng protein khá thấp…đặc biệt là thức ăn từ những thương hiệu không đắt tiền có ghi thành phần chính là ngũ cốc ví dụ như ngô.
Điều chúng ta nên làm
Chúng ta cần phải cho mèo ăn chế độ dinh dưỡng với tỉ lệ phần trăm protein và chất béo cao và phần trăm carbonhydrat ( ngũ cốc) thấp nếu chúng ta đang mong muốn chú mèo của mình duy trì cân nặng lý tưởng và có một chế độ dinh dưỡng phù hợp.Protein là chìa khóa của dinh dưỡng đối với chế độ ăn ở động vật ăn thịt. Dựa theo trọng lượng chất khô- nghĩa là trong khẩu phần ăn, tỉ lệ phần trăm các thành phần được xác định mà không bao gồm nước…Chế độ ăn của mèo nên chứa từ 35% đến 45% lượng protein, 40% chất béo và có thể chỉ có phần trăm nhỏ carbonhydrat. ( cần phải nhớ rằng…động vật ăn thịt không cần carbonhydrat trong chế độ ăn). Một số nhà dinh dưỡng học khuyến nghị nên để 25% carbonhydrat, 50% protein và 25% chất béo.
Bánh thưởng cho mèoĐiều chúng ta đang làm …
Bởi vì con người là loài nhạy cảm và luôn quan tâm, nên chúng ta thường xuyên muốn thưởng cho chú mèo của mình bằng những món bánh thưởng đặc biệt. Trong phần lớn món bánh thưởng của mèo có chứa lượng carbonhydrat cao (có chứa bột mỳ và đường) cùng với rất nhiều phụ gia tăng hương vị để lôi kéo con mèo ăn thậm chí ngay cả khi nó không thấy đói.
Con mèo dùng tiếng kêu của mình để làm phiền chúng ta và giả vờ là chúng đang rất đói; đôi lúc, chúng ta dùng bánh thưởng để “ giữ chúng im lặng”. Khi chúng ta cho mèo ăn những lúc chúng kêu, chúng ta đã tạo thói quen cho mèo của mình và thậm chí làm cho nó kêu nhiều hơn.
Điều chúng ta nên làm …
Ngừng cho mèo ăn bánh thưởng với những con thừa cân. Nếu bạn nghĩ rằng chú mèo của mình CẦN được thưởng thì bạn nên cắt nhỏ những miếng gà hoặc cá được nấu chín ra và cho chúng ăn như là những đồ ăn thưởng tự nhiên có chứa protein… chứ không phải là những chiếc bánh thưởng làm từ ngũ cốc, phẩm màu, propylene glycol, và các loại phụ gia gia vị. Và KHÔNG BAO GIỜ được thưởng cho mèo ăn như là một cách để bắt chúng ngừng kêu bởi nó sẽ mang lại tác dụng ngược và thực sự làm cho con mèo có hành vi kêu nhiều hơn.
Nhãn thông tin dinh dưỡng khuyến nghịTất cả bao bì gói đồ ăn cho động vật đều có dán nhãn hướng dẫn khuyến nghị lượng thức ăn nên cho thú cưng của bạn ăn. Vấn đề ở chỗ những khuyến nghị này KHÔNG hoàn toàn chính xác mặc dù phần lớn chủ nuôi đều nghĩ rằng họ phải cho thú cưng của mình ăn theo lượng thức ăn được khuyến cáo ghi trên nhãn. Phần lớn những con mèo ( hoặc chó) nếu được cho ăn theo lượng thức ăn đề xuất ghi trên nhãn bao bì thường sẽ bị thừa cân.
Bạn hãy chú ý đến trọng lượng cơ thể con vật ( kích thước) và chỉ đơn giản là quan sát và quyết định xem liệu nó có bị thừa cân hay không. Nếu nó thừa cân, thì không cần phải cho ăn quá nhiều.
Những điều chúng ta làm…
Cho vật nuôi của mình ăn khẩu phần ăn hàng ngày theo “ khuyến nghị” ghi trên nhãn in ở túi/ gói thức ăn thường dẫn đến việc con vật nạp vào cơ thể lượng calo nhiều hơn lượng calo trung bình cần thiết trong ngày. Lượng carbonhydrat thừa mà quá trình trao đổi chất hoặc các hoạt động thể chất không sử dụng đến sẽ chuyển hóa thành chất béo và dự trữ trong cơ thể.
Vấn đề khó hiểu ở đây là mặc dù bạn cho con vật của mình ăn theo lượng được khuyến nghị ở trên nhãn hướng dẫn thì cuối cùng nó vẫn bị thừa cân.
Điều chúng ta nên làm…
Điều chỉnh lượng thức ăn tùy theo đặc điểm cơ thể con mèo của bạn và lượng vận động thể chất của nó. Nếu bạn thấy con mèo của mình giống như bị thừa cân thì chính là nó đang bị thừa cân do bạn cho ăn quá nhiều; lượng thức ăn nạp vào cơ thể cung cấp năng lượng mà nó không tiêu thụ hết cho các hoạt động thể chất; và cho dù trên nhãn túi thức ăn ghi lượng thức ăn khuyến nghị nên cho ăn trong ngày là bao nhiêu đi chăng nữa thì bạn cũng cần phải cho con mèo của mình ăn ít hơn nếu như bạn muốn nó có một trọng lượng cơ thể bình thường (sức khỏe tốt)
Luyện tập
Điều chúng ta đang làm…
Chúng ta thường đổ đầy thức ăn và nước vào trong bát của nó, dọn sạch khay vệ sinh cho mèo và mặc kệ nó ở nhà để đến chỗ làm. Điều này cũng được thôi… nhưng bạn đã không giúp gì cho con mèo của mình hết. Bạn đơn giản đã không thay đổi lượng thức ăn, loại thức ăn và khẩu phần ăn mà bạn thường cho con mèo đang thừa cân của mình ăn. Nếu bạn muốn thúc đẩy thành công quá trình giảm cân cho nó thì bạn cần phải tăng các hoạt động giúp nó đốt cháy năng lượng cơ thể ( calo).
Điều này dễ dàng thành công với những con chó bởi bạn có thể dắt nó đi dạo, chạy nhảy, hay chơi trò ném bóng, bơi lội… Nhưng điều này lại không thể thực hiện với mèo bởi phần lớn con mèo cả ngày chỉ ngủ lì trên ghế và bị bạn bỏ mặc cả ngày ở đó và thực sự là chẳng có gì có thể kích thích sự hứng thú của động vật ăn thịt đi săn mồi trong nó. Chẳng có gì để đuổi bắt, chẳng có con mồi nào đang lẩn trốn và chẳng có gì cần nó phải chạy xuống khỏi ghế và săn đuổi theo. Vậy là cả ngày chẳng có việc gì để làm trừ ngủ!
Điều chúng ta nên làm …
Cho mèo ăn gìMèo không giống như con người, chúng cần thức ăn cung cấp protein nhiều và ít carbonhydart. Chúng sẽ rất thỏa mãn nếu bạn cho chúng một con chuột có nhiều protein. Một con chuột chính là một bữa ăn lý tưởng cho chú mèo có kích thước trung bình. Một con chuột bình thường có 20% protein và 9% chất béo cùng rất nhiều nước.
Và bây giờ bạn đã biết rằng chú mèo của mình là loài động vật ăn thịt thực sư, và con đường trao đổi chất của nó được thiết lập bởi quá trình tiến hóa tự nhiên giúp nó có thể sử dụng protein trong thịt như là một thành phần chính của chế độ ăn, và bây giờ bạn cũng đã hiểu một chế độ ăn giàu carbonhydrat không phù hợp với chú mèo của mình. Mèo không phải là loài động vật ăn cỏ, nó là loài động vật săn mồi và để đạt được tình trạng sức khỏe lý tưởng nó cần phải tuân theo bản chất tự nhiên của nó. Do vậy, mèo không phải là loài vật ăn chay.
Là chủ nuôi- bạn cần phải kiểm soát kỹ lượng loại thức ăn, lượng thức ăn và số lần ăn trong một ngày. Đừng lo lắng về vấn đề răng và nướu “không có mài mòn để làm sạch cao răng”. Những thực phẩm khô tốt cho sức khỏe khác có ghi rõ mức protein trên 30% và chất béo trên 18% trong bảng phân tích thành phần dinh dưỡng in trên bao bì. Thường chế độ dinh dưỡng như trên là chế độ giành cho những con “ chó con”, “ mèo con” hoặc những con “ đang phát triển”. Và những công thức này thường được áp dụng với những cá thể khỏe mạnh không cần phải có chế độ ăn riêng giành cho những con phải điều trị bệnh.
Nếu bạn vẫn còn lo lắng về quan niệm sai lầm rằng “ quá nhiều protein” thì “ có hại” cho chó và mèo hoặc protein “ gây ra “ tổn thương thận thì bạn thực sự cần một số thông tin đã được nghiên cứu. Có rất nhiêù tài liệu sẽ làm giảm nỗi sợ hãi của bạn và cập nhập cho bạn những thông tin từ những nghiên cứu chính xác. Quan niệm về việc protein gây ra các vấn đề về thận được rút ra từ nghiên cứu thực hiện trên động vật gặm nhấm tiến hành từ nhiều thập kỷ trước. Quan niệm này vẫn được nhiều người tin tưởng mặc dù đã có nhiều nghiên cứu hợp lý trên chó và mèo đưa ra kết quả phủ nhận quan điểm này.
Chế độ ăn giảm cânĐể một con mèo thừa cân có thể giảm được cân là một quá trình cần được tiến hành từ từ… không được phép áp dụng chế độ ăn kiêng nhằm mục đích giảm cân nhanh chóng! Mèo là loài động vật có cơ chế trao đổi chất đặc trưng phản ứng lại với việc nhịn ăn và thậm chí là ngay cả khi lượng thức ăn nạp vào cơ thể bị giảm một cách đột ngột và rõ rệt cũng có thể dẫn đến chứng rối loạn nghiêm trọng thậm chí có khả năng gây tử vong là chứng gan nhiễm mỡ.
Một trong những lý do khiến chế độ ăn giàu protein cho mèo giúp ích cho quá trình giảm cân là nhờ có vai trò quan trọng của axit amino được biết đến với tên gọi là Carnitine. Cartinitine có nhiều trong mô cơ, tuy nhiên cũng có một lượng nhỏ ở thực vật. Amino axit có vai trò quan trọng trong việc hấp thụ chất béo dự trữ và chuyển hóa chất béo trong gan thành đường glucose. Khả năng huy động mô mỡ thành glucose cung cấp năng lượng cho cơ thể cần có sự tham gia của carnitine trong cả quá trình ( giúp cho bước tiếp theo là giảm cân được thực hiện). Bổ sung chế độ ăn cho mèo với L- carnitine một lượng xấp xỉ từ 250 đến 500mg trên một ngày sẽ giúp hỗ trợ cho quá trình huy động chất béo thành đường glucose và làm cải thiện sức khỏe cho chú mèo.
Làm cách nào để thực hiện chế độ ăn kiêng cho mèoĐầu tiên, bác sỹ thú y sẽ cần phải tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện cho chú mèo của bạn, lập bảng thành phần hóa học của máu bao gồm đánh giá hormon giáp trạng, ghi lại cân nặng chính xác của chú mèo. Sau đó dần dần ….trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 tuần …. bạn bắt đầu tiên hành chế độ ăn kiêng cho chú mèo của mình bằng cách tăng ngày càng nhiều hơn tỉ lệ thức ăn được bác sỹ thú y khuyến nghị sử dụng. Trộn lẫn chế độ ăn mới với chế độ ăn cũ, giảm từ từ phần trăm thức ăn ở chế độ ăn cũ và tăng phần trăm ở chế độ ăn mới.
Chú ý đến lượng thức ăn mà con mèo ăn hàng ngày. Khi con mèo thích nghi với chế độ ăn mới, chế độ ăn giàu protein ( cho ăn thành những phần nhỏ và ăn thường xuyên trong ngày ), hãy tiến hành cân lại cho chú mèo của bạn trong khoảng thời gian 4 tuần. Nếu không giảm cân chút nào hoặc thậm chí còn gây tăng cân, thì lý do đơn giản là bạn đang cho nó ăn quá nhiều.
Nếu bạn đang cho con mèo của mình ăn theo cách tính khẩu phần dựa trên khẩu phần của con người chứ không phải của con mèo. Thì hãy nhớ đến con chuột. Sau cứ 3 đến 4 tuần hãy tiến hành cân lại cho chú mèo một lần bằng chính cái cân đó để có thể đo chính xác trọng lượng cơ thể con mèo của bạn. Một con mèo có trọng lượng gần 7 kg thì không thể giảm hơn 226 gram thể trọng cơ thể trong vòng 4 tuần ( hãy nhỡ đến chứng bệnh gan nhiễm mỡ)
Thường xuyên quan sát và báo lại cho bác sỹ thú y bất kể khi nào mà chú mèo của bạn ngừng ăn từ 2 ngày trở lên. ( đây là một trong những vấn đề mà phương pháp “ ăn tự do” gây ra . Chúng ta thường xuyên không chú ý đến đĩa thức ăn của chú mèo vẫn còn đầy cho đến khi nó rơi vào tình trạng hoàn toàn ngừng ăn. Khi mèo ốm thì biểu hiện đầu tiên của nó thường là chán ăn; một chế độ ăn tự do, thiếu sự tương tác giữa vật nuôi- chủ nuôi cung cấp ít thông tin hơn một chế độ ăn kiểm soát sự tương tác). Bất kể con mèo nào nhịn ăn trong 3 ngày cũng có nghĩa là nó đang gặp vấn đề! Bảy ngày nhịn ăn thực sự sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của nó.
Khi bạn lập được kế hoạch cho ăn giảm giảm cân từ từ cho chú mèo của mình trong vòng vài tháng thì con mèo sẽ giảm được cân đến điểm bảo trì cân nặng. Ở trọng lượng tối ưu này, chú mèo của bạn sẽ không bị “ trông béo” hay “ trông gầy”. Bạn sẽ ngạc nhiên về việc chú mèo của mình trông năng động và hoạt bát hơn khi nó đạt đến mức cân nặng lý tưởng. Bạn cũng tránh cho con mèo của mình khỏi các bệnh như tiểu đường, viêm khớp, và gan nhiễm mỡ.Chú mèo của bạn có thể sẽ sống thêm được vài năm và có chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều… điều đó cũng sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc!
1. Kiểm tra sức khỏe toàn diện, tiến hành các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm và đo lường, ghi lại cân nặng chính xác của con mèo. Chắc chắn loại ra các bệnh như suy tuyến giáp,hoặc những chứng rối loạn về chuyển hóa khác không phải là nguyên nhân gây tăng cân ở mèo. 2. Cho ăn ít hơn lượng thức ăn mà bạn đang cho ăn. 3. Cho ăn thức ăn giàu protein và chất béo, ít carbonhydrat 4. Nên chia thành những phần nhỏ cho ăn trong ngày ( 2 đến 4 lần/ ngày) hơn là việc cho ăn tự do. 5. Tăng hoạt động cho chú mèo bằng cách làm phong phú môi trường sống của nó 6. Trong khoảng thời gian 3-4 tuần, tiến hành cân lại cho chú mèo của bạn để đánh giá sự tiến triển của chế độ ăn giảm cân này. 7. Xem xét lại tổng lượng thức ăn đã cho mèo ăn trong ngày nếu như tình trạng tăng cân vẫn diễn ra và không giảm được chút cân nào. 8. Khi chú mèo của bạn đạt được mức cân nặng lý tưởng, thay đổi lượng thức ăn cho ăn nhằm duy trì sự ổn định cân nặng.
***
Lưu ý: về việc nuôi mèo conCác chuyên gia dinh dưỡng cho thú y đề xuất rằng chúng ta nên cho những con mèo nhỏ được tiếp xúc với nhiều loại thức ăn và kết cấu thức ăn đa dạng. Bởi mèo là động vật trung thành với thói quen nó có, nếu một con mèo con chỉ được nuôi bằng thức ăn khô dạng hạt thì tỉ lệ cao là nó sẽ từ chối ăn bất kỳ loại thức ăn nào khác ngoài thức ăn khô dạng hạt mà nó vẫn được ăn (nó thậm chí có thể không biết phải làm gì với một con chuột bắt được). Thực phẩm ưu tiên cho mèo ăn cũng có thể là loại thức ăn đóng hộp. Hãy nhớ rằng… thức ăn chất lượng cao, thực phẩm có chứa thịt, kiểm soát lượng thức ăn cho ăn, khiến mèo vận động nhiều hơn, và không ngừng. Hãy giúp cho chú mèo cưng của bạn sống lâu hơn, gầy hơn và có cuộc sống thú vị hơn
Bệnh Béo Phì Ở Chó Mèo
Bệnh béo phì – một căn bệnh phổ biến và dễ mắc phải ở chó mèo – đang trở thành “đại dịch” và có diễn biến tệ hơn. Các nhà khoa học và nhà nhân giống trên thế giới đã nghiên cứu tác động của chế độ dinh dưỡng và lối sống của vật nuôi và sau đó kết quả cho thấy hơn một nửa số lượng chó mèo bị thừa cân hoặc béo phì.
Tác động lâu dài của việc tăng cân quá mức có thể bắt đầu xuất hiện ngay cả khi vật nuôi của bạn vẫn còn là chó con và mèo con. Và sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi hậu quả của chứng béo phì có thể gây hại cho chó mèo cũng như đối với chủ nhân của chúng.
Theo nghiên cứu từ năm 2014 của Hiệp hội Phòng chống béo phì, gần 58% số lượng mèo và 53% số lượng chó bị thừa cân/béo phì. Và những con số này không ngừng tăng lên.
Một vấn đề chung của các chủ vật nuôi khi được Hiệp hội Phòng chống béo phì mời đến cuộc nghiên cứu đó là: đa số đều nghĩ rằng vật nuôi của mình đều ở mức trọng lượng trung bình. Điều đó cho thấy các chủ vật nuôi không quan trọng việc chó mèo của mình đạt trọng lượng bao nhiêu.
Ở chó, việc tăng quá trọng lượng cho phép ở mức 5%, chúng đã có thể có nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe.
Bệnh tiểu đường: bệnh này ảnh hưởng đến khả năng xử lý glucose dưới dạng đường có trong máu. Dấu hiệu của bệnh này là khát quá mức, không thèm ăn, đi tiểu thường xuyên.
Viêm xương/khớp: do phải chịu đựng sức nặng quá tải của cơ thể dẫn đến việc gây khó khăn trong vấn đề đứng, leo cầu thang, giảm sức trong quá trình tập thể dục.
Vận động thường xuyên chính là những gì mà vật nuôi của bạn cần trong giai đoạn này.
Ở ROYAL CANIN, chúng tôi luôn mong muốn chó mèo có được cuộc sống tốt nhất, việc duy trì cân nặng ổn định và khỏe mạnh có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của thú cưng.
Giảm thiểu rủi ro về sức khỏe bằng cách duy trì trọng lượng lý tưởng cho chó và mèo thông qua việc kiểm soát lượng calo và tập thể dục thường xuyên.
Thăm khám bác sĩ thú y thường xuyên nhằm có được những lời khuyên tốt nhất cho việc kiểm soát cân nặng.
Video: 4 dấu hiệu cho thấy mèo đang tăng cân quá đà
Dấu Hiệu Bệnh Béo Phì Ở Mèo
Kích cỡ cơ thể của mèo rất đa dạng tùy thuộc vào giống mèo. Một vài giống, như Maine Coon, bản chất có hình dáng to và cân nặng hơn bình thường. Cân nặng trung bình của mèo khỏe mạnh dao động từ khoảng 3 tới 5 kilogram. Vì vậy, tùy theo giống mèo mà tiêu chuẩn bệnh “thừa cân” hay “béo phì” cũng trở nên khác nhau.
Bệnh béo phì được định nghĩa là khi số cân nặng vượt quá 20% so với tiêu chuẩn, theo đó, 1.8 hay 2 kilogram cân nặng có thể tạo nên sự khác biệt lớn tới tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của mèo.
Dấu hiệu 1: Ngáy, khó thở
Lượng chất béo dư thừa trong cơ thể có tác động tới toàn bộ hệ thống sức khỏe của mèo. Mèo mắc béo phì thường gặp khó khăn trong việc thở đều đặn và chúng ta hoàn toàn có thể nghe thấy và nhận ra điều này. Hoạt động của phổi mèo khi phồng lên hấp thụ khí oxy và xẹp xuống khi mèo hít vào, thở ra đã tạo nên âm thanh mà chúng ta nghe được.
Sự thiếu hụt oxy ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống sinh sống thiết yếu của mèo và có thể dẫn tới những vấn đề tích lũy như nhồi máu cơ tim, gan mãn tính hay bệnh về thận.
Dấu hiệu 2: Mèo giảm ham thích chơi đùa, kém lanh lợi
Hiển nhiên, khi mèo bắt đầu có tuổi, chúng sẽ trở nên chậm chạp hơn. Tuy nhiên, chúng ta đang nhắc tới những con mèo còn đang trong giai đoạn sung sức của cuộc đời, những con mèo một thời từng có bước nhảy vọt lên bàn mà giờ lại hụt chân khi nhảy lên ghế đệm. Mèo thừa cân or béo phì đối mặt với hiểm họa sức khỏe lâu dài tới xương, khớp và dây chằng.
Cũng giống như việc tổn thương dây chằng trong khớp chân, viêm xương khớp là bệnh thường thấy ở mèo béo phì. Mèo bị hụt chân khi đi lại có thể đang trong giai đoạn đầu của bệnh viêm khớp hay vấn đề về xương sống.
Dấu hiệu 3: Da bóng dầu và lông bám gàu
Mèo bị thừa cân khó có thể tự chải chuốt hàng ngày, đối với mèo bị béo phì thì điều này hầu như là không thể. Vấn đề trên diễn ra càng lâu thì tình trạng của da và lông của chúng càng trở nên xấu hơn. Lượng dầu dư thừa và gàu có thể phát triển tới bệnh viêm da. Mèo để lại dấu vết cơ thể trên ga trải giường trong thời gian dài có thể đang mắc chứng béo phì.
Chưa hết, việc mèo tự chải chuốt, vệ sinh bộ phận đào thải phân và nước tiểu đã dẫn đến dấu hiệu thứ 4.
Dấu hiệu 4: Táo bón và viêm đường tiết niệu
Đi ngoài là việc khó khăn và căng thẳng đối với mèo thừa cân hay béo phì. Ngồi xổm làm cho xương sống và khớp nối của chúng chịu áp lực không ngừng nghỉ. Những con mèo không thể tự vệ sinh cho chính mình phải chịu đựng sự ảnh hưởng tới tuyến hậu môn hay bệnh viêm đường tiết niệu.
Dấu hiệu 5: Bài kiểm tra hướng nhìn từ trên đầu trở xuống
Khi quan sát từ phía trên đầu, thân mèo thường có xu hướng gập vào ở giữa đoạn xương sườn và hông. Quan sát từ phía bên, bụng một con mèo có cân nặng bình thường hình thành đường khá thẳng nối từ xương sườn tới hông. Nếu bụng mèo bị sa thấp xuống khi bạn đưa mắt tiến gần vào phần hông thì rất có thể lúc đó mèo của bạn đã bị thừa cân hay béo phì.
Thân mèo có cân nặng bình thường nhìn từ trên đầu và phía bên
Chủ nuôi mèo có thể làm gì trong trường hợp này?
Đầu tiên, đừng trở nên hoang mang. Mèo không nên bị bỏ đói hay cho ăn kiêng đột ngột. Việc giảm cân phải có tính hệ thống, nhất quán, và quan trọng hơn là phải được tiến hành dần dần . Béo phì là một vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng và bạn nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ thú y. Mục tiêu giảm cân được khuyến cáo là khoảng 350 gram một tháng. Giảm cân đột ngột gây nguy hiểm cho bất cứ cá thể nào, đặc biệt là mèo.
Chó Mèo Bị Béo Phì
Chó mèo bị béo phì – nguyên nhân & cách điều trị hiệu quả
Ngày này, Những chủ nuôi ngày càng có xu hướng vỗ béo cho thú cưng của mình, cho đến khi cân nặng của các bé mất kiểm soát và đem lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng
1. Bệnh béo phì ở chó mèo là gì?
Bệnh béo phì nói chung, có thể được định nghĩa là tình trạng dư thừa chất béo trong cơ thể đủ để làm suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Ở Việt Nam, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, mức sống của thú cưng cũng từ đó tăng theo, rất nhiều những loại chế phẩm, thức ăn, dụng cũ hỗ trợ cho người chủ nuôi thú cưng để chăm sóc cho những chú cún, chú mèo được mập mạp béo tốt. Do đó, gần đây chúng ta có thể thấy những trường hợp thú cưng bị béo phì bắt đầu tăng lên đáng kể, trên mạng lan truyền những trường hợp của các chú chó nặng đến độ không thể tự di chuyển, chủ nuôi phải dùng xe đẩy hàng để di chuyển thú cưng của mình, hay những chú mèo mập tròn, dáng đi lặc lè khệnh khạng, thậm chí động tác uốn mình để liếm lông cũng không làm được.
Với tâm lý “Chó gầy hổ mặt người nuôi” cũng như việc nhìn thú cưng mập tròn rất dễ thương, bắt mắt, những chủ nuôi càng ngày càng có xu hướng vỗ béo cho thú cưng của mình, cho đến khi cân nặng của các bé mất kiểm soát và đem lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng mới bắt đầu chữa chạy thì đôi khi đã quá muộn. Việc giảm cân cho thú cưng lúc đó cũng rất vất vả và đòi hỏi sự kiên nhẫn vô cùng.
2. Nguyên nhân bệnh béo phì ở chó mèo
Béo phì có thể ảnh hưởng đến tất cả các loại vật nuôi, và nguyên nhân chính có thể do nhiều nguyên nhân chính sau:
Do ăn quá nhiều hoặc không tập thể dục đủ.
Do tâm lý nuôi phải béo mới đẹp như đã đề cập bên trên.
Do một số bệnh mà hệ quả của chúng là béo phì.
Dựa trên những nguyên nhân chính, chúng ta cũng có thể ghi nhận thêm một số nguyên nhân như sau:
Chọn sai giống chó: trong khi béo phì có thể có ở mọi loài chó, tuy nhiên, ở một số loài thì nguy cơ này cao hơn nhiều lần do DNA của chúng đã có những đặc điểm này, ví dụ như tốc độ trao đổi chất chậm di truyền (giống ở loài người), hay chúng là loài rất dễ thương khi béo, mà đã dễ thương chúng lại càng được cho ăn nhiều hơn bình thường, chúng ta cứ tưởng tượng ra 1 chú chó ta gầy và 1 chú Pug mặt xệ gầy xem? Hẳn nhiên không thể để chú Pug gầy được rồi đúng không nào?
Chọn sai hoặc không quan tâm đến chú thích của loại thức ăn đóng gói cho chúng: ngày nay thức ăn được chế biến sẵn không còn xa lạ, chúng là những loại thức ăn công nghiệp với tỉ lệ phối trộn được tính toán nghiêm ngặt theo cộng đồng nghiên cứu về từng giống chó mèo, ở mỗi giai đoạn phát triển, chúng cần chất và lượng hoàn toàn khác nhau, nếu chúng ta cẩu thả trong việc lựa chọn thức ăn sẽ khiến chúng thiếu chất này và dư chất khác, béo phì là một trong các hệ quả của việc này.
Cho ăn vặt vô tội vạ: việc cưng chiều thú cưng là hoàn toàn bình thường ở chủ nuôi, mỗi khi chơi đùa hay huấn luyện chúng thì việc thưởng cho chúng là cần thiết, tuy nhiên nếu được thưởng quá nhiều lần và mỗi lần quá nhiều thức ăn sẽ gây ra tình trạng chán ăn bữa chính vì thức ăn thưởng thường rất ngon, khi đó chúng ta lại phải cho chúng ăn những bữa chính thật hoành tráng, thật bổ dưỡng thì thú cưng mới chịu ăn, béo phì là đây chứ đâu nữa?
Không hiểu hình thể khỏe mạnh của thú cưng: nhiều người cứ thấy chó lộ xương sườn hoặc phần bụng thon gọn thì gọi chúng là “gầy”, trong khi thực tế, những chú có có cơ bắp phát triển đầy đủ, bụng thon, xương mông hơi tròn, cử chỉ linh hoạt, thì đó là những chú chó khỏe mạnh nhất. Tương tự ở mèo, một hình thể thon gọn, phản ứng nhanh nhạy mới là những chú mèo được chăm nuôi tốt.
3. Hậu quả bệnh béo phì của chó mèo
Béo phì thời gian dài ở chó mèo cũng tương tự như ở người, để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, chất béo dư thừa tác động tiêu cực đến sức khỏe và tuổi thọ của chó mèo,
Thú cưng béo phì tăng nguy cơ mắc:
Nhiều loại ung thư
Đái tháo đường.
Bệnh tim và tăng huyết áp.
Suy hô hấp.
Viêm xương khớp và thoái hóa nhanh hơn các khớp bị ảnh hưởng.
Đều là những bệnh mãn tính và cực kỳ nguy hiểm, không có lý do gì để bàn cãi về việc kiểm soát trọng lượng cho thú cưng bắt đầu từ bây giờ cả. Để chúng có cuộc sống tốt đẹp chính là trách nhiệm của những người chủ nuôi chúng ta.
4. Chẩn đoán và cách điều trị bệnh béo phì
Cũng không phải quá phức tạp để biết chó hoặc mèo bị dư cân dẫn tới béo phì, bằng mắt thường chúng ta có thể phân biệt với những đặc điểm sau:
Đối với chó:
Có thể nhìn và cảm nhận được đường viền của xương sườn chó mà không có mỡ thừa bao phủ.
Có thể nhìn thấy và cảm nhận được vòng eo của chú chó của mình và nó phải được nhìn thấy rõ ràng khi nhìn từ trên xuống.
Bụng chó phải hóp lại khi nhìn từ bên cạnh.
Đối với mèo:
Có thể nhìn thấy và sờ thấy xương sườn, xương sống và xương hông của mèo.
Vòng eo của mèo phải được nhìn rõ khi nhìn từ trên xuống.
Bụng mèo không được chảy xệ bên dưới, chỉ nên có một ít mỡ bụng.
Nếu chó/mèo của bạn không có các đặc điểm khỏe mạnh này, hoặc chúng ta nghi ngờ chúng bị dư cân, hãy nói chuyện với bác sĩ thú y của bạn, sẽ có thể có các bài kiểm tra sức khỏe và nếu cần thiết, đề nghị một chương trình giảm cân để giúp chúng trở lại trạng thái sung mãn.
Bệnh béo phì ở cho tuy không nguy hiểm nhưng sẽ gây ra rất nhiều biến chứng làm rút ngắn tuổi thọ của bé, Và nếu chẳng may chu cum của bạn gặp phải và qua đời hay nhớ đến Petkung với dịch vụ hỏa táng thú cưng chuyển nghiệp sẽ là hành trang để chú cún của bạn sớm luân hồi chuyển kiếp
5.Cách phòng tránh béo phì cho chó mèo
Như chúng ta đã đề cập, để thú cưng dư cân dẫn tới béo phì hoàn toàn là trách nhiệm của người chủ nuôi, tăng cân ở vật nuôi thường là kết quả của việc cho ăn quá nhiều và lười vận động. Để giữ cho thú cưng của bạn có trọng lượng khỏe mạnh, hãy đảm bảo cung cấp sự cân bằng lành mạnh giữa lượng thức ăn và hoạt động thể chất. Ví dụ: cho chó hoặc mèo của bạn ăn hai đến ba bữa mỗi ngày thay vì cung cấp thức ăn mọi lúc và đảm bảo bao gồm ít nhất một lần đi dạo hàng ngày hoặc một số giờ chơi. Thậm chí ở chó sau 10 tháng tuổi người ta còn khuyến cáo chỉ nên cho ăn 1 lần 1 ngày vì chúng đã phát triển đầy đủ.
Việc duy trì cân nặng hợp lý cho chó mèo còn phụ thuộc vào loại thức ăn chúng ăn hàng ngày. Chủ sở hữu nên chọn thức ăn vật nuôi thích hợp theo độ tuổi, trọng lượng và mức độ hoạt động của con vật. Nói chung, chó và mèo nhỏ tuổi cần tiêu thụ nhiều calo hơn cho mỗi kilogram trọng lượng cơ thể so với chó và mèo già.
Bạn cũng chú ý đến một số bệnh đặc biệt khiến thú cưng chúng ta có vẻ tăng cân nhưng thực ra thì không phải do ăn uống, ví dụ như bệnh về hormone tăng trưởng mà cơ quan nắm giữ điều phối hormone chính là tuyến giáp, ở bệnh này chó có thể trông to lớn nhưng ăn không nhiều hơn bình thường, còn ở mèo chúng bị kích thích ăn rất nhiều một cách bất thường.
Kết luận, dù việc nuôi thú cưng béo tròn có hấp dẫn chúng ta thế nào đi nữa, với trách nhiệm của một người chủ nuôi hiện đại, chúng ta phải đảm bảo phòng tránh việc tăng cân không kiểm soát cho thú cưng của mình. Ngoài việc chúng ta cần trang bị kiến thức cho bản thân, Petkung khuyên bạn vẫn rất nên tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y về từng giai đoạn phát triển thú cưng của bạn.
Tình Trạng Chết Non Ở Chó Con
Hội chứng Fading (Tử vong sơ sinh) ở chó con
Chó con sơ sinh được sinh ra với một hệ miễn dịch chưa trưởng thành cần được phát triển theo thời gian, bắt đầu từ sữa mẹ của chúng. Bởi vì các cơ quan và hệ thống cơ thể chưa trưởng thành, chó con dễ bị nhiều chấn thương, bao gồm nhiễm trùng và các yếu tố môi trường, dinh dưỡng và trao đổi chất. Ngoài ra, con non chưa có sự điều hòa thân nhiệt mạnh mẽ, và nhiệt độ cơ thể của chúng có thể dao động nhiều để đáp ứng với nhiệt độ môi trường và độ ẩm thay đổi. Việc kiểm soát glucose cũng có thể kém, và mức đường huyết có thể giảm xuống dưới mức bình thường trong các trường hợp rối loạn dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng hạ đường huyết. Tử vong sơ sinh, hoặc hội chứng fading (suy yếu dần đến chết), bao gồm tình trạng chó con tử vong trong giai đoạn khi sinh đến hai tuần tuổi. Hội chứng này phổ biến hơn ở chó nòi.
Triệu chứng và phân loại
Yếu
Cân nặng khi sinh nhẹ
Sụt cân
Không tăng cân
Giảm hoạt động
Chán ăn
Kêu rên liên tục và không chịu nằm yên trong giai đoạn đầu, nhưng cún con có thể trở nên không hoạt động và im lặng trong các giai đoạn sau
Tách ra khỏi con mẹ và các con còn lại trong lứa chó con
Tiêu chảy
Thân nhiệt thấp
Nguyên nhân
Khó sinh hoặc chuyển dạ kéo dài
Vấn đề về xuống sữa
Chấn thương
Thiếu dinh dưỡng
Môi trường
Nhiệt độ và độ ẩm cực đoan
Mất vệ sinh
Dị tật bẩm sinh
Nhiễm trùng
Chẩn đoánXét nghiệm máu có thể cho biết tình trạng thiếu máu, những thay đổi về số lượng bạch cầu (các tế bào máu trắng, WBC), bao gồm số lượng tiểu cầu (tế bào có chức năng làm đông máu) thấp bất thường và tăng số lượng bạch cầu, đó là những gì thường xảy ra trong nhiễm trùng. Xét nghiệm hóa sinh có thể chỉ ra mức glucose thấp bất thường (hạ đường huyết) cùng với những thay đổi khác, tùy thuộc vào cơ quan nào đang bị ảnh hưởng nhiều nhất. Phân tích nước tiểu có thể cho biết sự hiện diện của hemoglobin, thành phần mang oxy của các hồng cầu, trong nước tiểu. Nó cũng có thể cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu, dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu. Xét nghiệm cụ thể hơn sẽ bao gồm việc phân lập virus hoặc vi khuẩn từ các chất dịch cơ thể khác. Bác sĩ thú y cũng sẽ tiến hành xét nghiệm phân để kiểm tra sự hiện diện của ký sinh trùng.
Điều trịTrong trường hợp chó sơ sinh có nhiệt độ cơ thể thấp, bác sĩ thú y sẽ từ từ làm ấm chó con đến mức nhiệt độ cơ thể bình thường trong vài giờ để tránh gây sốc cho hệ thống cơ thể của nó. Oxy sẽ được bổ sung nếu cần, và liệu pháp truyền dịch tĩnh mạch sẽ được bắt đầu để điều chỉnh tình trạng thiếu chất lỏng.
Trong trường hợp mức đường huyết trong máu thấp (hạ đường huyết), dịch có glucose sẽ được chọn cho liệu pháp truyền dịch. Chó con sẽ không được cho ăn nếu nhiệt độ cơ thể thấp hơn đáng kể so với bình thường và không có phản xạ bú; tuy nhiên, một khi nó đã được làm ấm, việc cho bú sẽ được khuyến khích. Liệu pháp điều trị kháng sinh sẽ được bắt đầu trong trường hợp xảy ra nhiễm khuẩn.
Chăm sócĐừng cố gắng cho chó con ăn tại nhà nếu chó không bú núm vú của mẹ nó đúng cách. Kiểm tra mức nước trong cơ thể chó con hàng ngày bằng cách kiểm tra màu nước tiểu của nó và nhìn vào miệng của nó xem có bị khô miệng không. Miệng khô và nước tiểu màu vàng đậm sẽ là dấu hiệu của chó con bị mất nước. Nếu trường hợp này xảy ra, bạn sẽ cần phải gọi bác sĩ thú y để được tư vấn. Ngoài ra, theo dõi cân nặng của chó con hàng ngày, và đảm bảo rằng chó mẹ đang cho con bú đúng cách. Chăm sóc tại nhà tốt sẽ giúp cho chó con có cơ hội hồi phục nhanh nhất và hiệu quả nhất.
Điều quan trọng là bạn phải tuân thủ tất cả các hướng dẫn để đảm bảo cho chó ăn và uống thuốc tại nhà đúng cách. Không ngừng hoặc thay đổi phương pháp điều trị hoặc thay đổi liều lượng. Điều đặc biệt quan trọng là cho chó sử dụng thuốc với liều lượng và thời gian chính xác bởi vì ở giai đoạn chưa trưởng thành này, động vật có các thay đổi lớn trong chuyển hóa và bài tiết thuốc. Ngay cả những thay đổi nhỏ về liều lượng thuốc cũng có thể gây hại cho sự phục hồi của chó con. Chó con cũng sẽ cần chăm sóc thêm về dinh dưỡng do chúng dễ bị tổn thương và không có khả năng tự ăn đúng cách.
Chó bệnh có mức glucose thấp sẽ cần được chăm sóc thêm, và sẽ cần phải được cho ăn vào một thời điểm quy định trong ngày, và ở tần suất cụ thể đối với các yêu cầu về kích thước, lứa tuổi và giống chó.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tình Trạng Béo Phì Ở Mèo trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!