Xu Hướng 12/2023 # Tìm Hiểu Về Một Số Căn Bệnh Thường Gặp Ở Chó Poodle Lông Xù # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Một Số Căn Bệnh Thường Gặp Ở Chó Poodle Lông Xù được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hiện nay chó Poodle là giống chó được nuôi phổ biến tại các gia đình của nước ta. Chúng chiếm được tình cảm của nhiều người là nhờ vào những đường nét đáng yêu trên khuôn mặt cùng bộ lông xù, xoăn, mềm mại với nhiều màu sắc đẹp mắt khác nhau.

Bộ lông xù được xem là ưu điểm nổi bật của giống chó Poodle bởi bộ lông này không những có thể phát triển, mọc dài liên tục giống như tóc của con người mà còn rất ít rụng. Chính vì thế mà những người chủ nuôi sẽ không phải quá mệt mỏi để đi dọn lông chó mà chỉ cần đều đặn thực hiện việc cắt tỉa lông cho chú chó nhà mình để đảm bảo được yếu tố vệ sinh và nhất là yếu tố thẩm mỹ.

Để giúp cho chú chó poodle lông xù nhà mình có thể giữ được màu sắc và lớp lông mềm mịn thì đòi hỏi chủ nhân phải chuẩn bị cho chó một thực đơn dinh dưỡng với các thành phần cân bằng, hợp lý cùng một chế độ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, nhằm giảm thiểu được một số căn bệnh thường gặp ở loài chó này.

Một số căn bệnh hay gặp ở chó poodle lông xù

Cũng giống như con người, chó poodle lông xù cũng có khả năng bị mắc một số căn bệnh phổ biến ở loài chó như:

Ở dạng bệnh này thì lại được chia thành các loại bệnh khác nhau nhưng có một số loại bệnh hay gặp nhất và cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của Poodle nhiều nhất đó là bệnh Addison, bệnh suy giáp hay còn được gọi là suy giảm hocmon tuyến giáp, bệnh suy nhược khí quản, bệnh ung thư…

Căn bệnh về mắt phổ biến nhất ở chó Poodle là bệnh teo võng mạc và tiêu giảm dây thần kinh thị giác. Bên cạnh đó thì khi chú chó nhà bạn đến tuổi già đi thì còn dễ bị mắc bệnh đục thủy tinh thể.

Một số căn bệnh xương khớp phổ biến ở giống chó Poodle đó là sai khớp xương bánh chè, bệnh mất cân đối cấu trúc khớp hông (Legg Calve Perthes), bệnh loạn sản hông.

Tìm Hiểu Về Căn Bệnh Sốt Phát Ban Một Bệnh Thường Gặp Ở Chó

Với mỗi dòng chó khác nhau thì các biểu hiện của sốt phát ban trên chó sẽ khác nhau do tùy thuộc vào loài và giống chó. Hầu hết các dòng chó sẽ bị sốt sau 5 ngày bị virut truyền bệnh sang và có kèm theo các biểu hiện:

Buồn phiền

Chán ăn

Xuất hiện máu trong nước tiểu

Nhịp tim đập không bình thường

Da xuất hiện các nốt thâm tím hoặc đỏ máu

Chó không thể đi lại được như bình thường

Chó bị sưng ở chân tay

Bị chảy máu mũi hoặc chảy máu khi đi ngoài ra phân

Sưng hạch

Đau mắt

Viêm, xuất huyết, viêm kết mạc trong màng niêm mạc

Nguyên nhân gây lên bệnh sốt phát ban ở chó

Bệnh sốt phát ban ở chó do vi sinh vật gây ra. Các sinh vật này được truyền vào cơ thể chó mèo do R. rickettsii ve chó, bọ chét cắn khi ký sinh trên vật chủ lây bệnh sang.

Điều trị sốt phát ban cho chó mèo

Đây là một căn bệnh nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng cho chó nếu như không được chữa trị kịp thời đúng cách. Để điều trị căn bệnh này bắt buộc bạn phải đưa cún đến cơ sở thú y gần nhất để khám và theo dõi dài ngày chứ không nên điều trị tại nhà. Thông thường các bác sĩ sẽ cho cún của bạn uống thuốc kháng sinh, loại thuốc kháng sinh dành cho chó sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và cân nặng của cún.

Nếu như chó của bạn có tính trạng bị mất máu, hồng cầu thấp hay còn gọi là thiếu máu thì giải pháp truyền máu sẽ được tiến hành cho cún.

Cùng với đó bác sĩ sẽ theo dõi lượng chất lỏng trong não của chó để ngăn ngừa khả năng phù nề, sưng nhiều trong mô não, cơ thể và phổi.

Cùng với đó là sử dụng phác đồ điều trị và các loại thuốc chuyên biệt dành cho chó bị sốt phát ban.

Sau khi điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát

Để ngăn ngừa chó không bị tái nhiễm bệnh sốt phát ban cách tốt nhất là bạn ngăn ngừa ve chó quay trở lại ký sinh trên cơ thể vật nuôi mãi mãi. Để phòng ngừa và trị ve chó bạn có thể lựa chọn các loại thuốc trị ve chó sử dụng định kỳ cho cún 2 – 4 tháng 1 lần sẽ giúp ngăn ngừa ve 100%.

Một Số Căn Bệnh Nguy Hiểm Thường Gặp Ở Chó Poodle Con

Chó Poodle bị tiêu chảy hay chó bị đi ngoài là hiện tượng thường gặp đặc biệt ở chó con. Lúc này sức đề kháng bé còn yếu và hệ tiêu hóa chưa ổn định. Mặc dù đây chỉ là chứng bệnh thông thường nhưng bạn cũng đừng nên chủ quan xem nhẹ nó.

Nguyên nhân gây bệnh

Đầu tiên phải kể đến thức ăn, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tiêu chảy ở cún. Bé ăn phải các loại thức ăn lạ, ôi thiu, hư hỏng, nhiều dầu mỡ hoặc bị cho ăn quá nhiều,…

Do rối loạn tiêu hóa.

Chó rất nhạy cảm với việc thay đổi thức ăn. Việc thay đổi đột ngột khiến cơ thế cún chưa kịp thích nghi. Do đó, cần thay đổi thức ăn từ từ trong 1-2 tuần.

Bé bị stress do ngồi tàu xe trong thời gian dài, không đi quen xe hoặc bị nuôi nhốt trong lồng quá nhiều, ít được vui đùa, quan tâm,… cũng là một trong số những nguyên nhân.

Biểu hiện và triệu chứng

Thứ nhất, bé đi ngoài nhiều cụ thể là nhiều hơn 3-4 lần trên ngày. Thứ hai, xuất hiện triệu chứng sốt, nôn mửa, đau khi rặn. Phân bé có mùi thối, tanh trong phân chứa máu nhầy. Thứ ba, cún sẽ ít hoạt động, ở trong trạng thái ngủ mê man, ăn ít, chán ăn. Đặc biệt, một trong những vấn đề nguy hiểm khi bị tiêu chảy là mất nước, lúc đó da bé nhăn lại, mắt trũng, miệng khô không điều trị kịp thời có thể chết.

Cách chữa trị

Đầu tiên, để có cách điều trị hiệu quả và kịp thời thì bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là gì? Sau đó, tùy vào mức độ, nếu nhẹ thì có thể chữa trị tại nhà đến các cơ sở thú y mua thuốc cho bé dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cuối cùng, nếu không thấy tiến triển có thể bé cún đã mắc bệnh nguy hiểm như viêm đường ruột, parvo,… thì bạn cần đưa bé Poodle đến bác sĩ thú y ngay lập tức.

Đối với chó Poodle con bị tiêu chảy thông thường Đối với chó Poodle bị tiêu chảy do mắc bệnh truyền nhiễm

Nếu thấy chó Poodle con có biểu hiện đặc trưng của bệnh truyền nhiễm như: sốt cao, tiêu chảy kết hợp ói, bỏ ăn, phân chứa máu nhầy tanh, hôi thì bạn nên mang cún đến cơ sở thú y để được bác sĩ chuẩn đoán và theo dõi điều trị.

Mặc dù các bệnh truyền nhiễm do virus chưa có vắc-xin đặc trị. Tuy nhiên, có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh tiêu chảy.

Cách phòng tránh bệnh

Trước tiên phải đảm bảo thức ăn cho bé cún phải đước ăn chín, tránh ăn thức ăn thừa, để lâu ngày,… Vì bé còn nhỏ nên hệ tiêu hóa ổn định không nên cho bé ăn các đồ tanh sống như trứng, gan,… hoặc các loại thức ăn có xương ống.

Nơi ở, chuồng trại môi trường sống xung quanh bé phải được giữ sạch sẽ, thoáng mát để hạn chế sự lây lan của vi khuẩn. Tốt nhất là nên khử trùng định kỳ.

Chó Poodle con bị viêm da

Sở hữu bộ lông xoăn dày và mọc dài nên đây là nơi trú ẩn lý tưởng của các ký sinh trùng sống trên da như: ve, rận, bọ chét,… Nếu không được cắt tỉa thường xuyên, nguy cơ những chú chó Poodle con bị viêm da là rất lớn. Ký sinh trùng bám trên da bắt đầu hút máu và sinh sản, lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh ghẻ và nấm da. Khi bị bệnh bé cún cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu nên nếu không muốn thấy các bé khổ sở vì căn bệnh tai quái này thì chủ nuôi cần nhanh chóng chữa trị để không phải chịu những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Nguyên nhân gây bệnh Biểu hiện và triệu chứng

Biểu hiện chung hầu hết các bé chó Poodle con là cảm thấy vô cùng ngứa ngáy, khó chịu. Bé sẽ bị ngứa da, liên tục cọ xát chỗ ngứa xuống mặt đất rồi cào cấu, liếm vào chỗ ngứa. Tiếp theo, lông bắt đầu rụng, thường ở khu vực mắt sau đó đến toàn thân và các chia thành nhiều mảng to nhỏ khác nhau. Nếu không được chữa trị sẽ bắt đầu xuất hiện các vết lở loét, chảy nước, đóng vảy ở vùng da bị viêm và cơ thể bốc mùi hôi khó chịu.

Cách chữa trị Cách phòng bệnh

Chú ý kiểm tra da chó Poodle con thường xuyên phòng trường hợp bị bệnh để có những phát hiện kịp thời.

Tắm rửa cho bé bằng các loại sữa tắm dành riêng cho thú cưng, giữ cơ thể luôn sạch sẽ, khô ráo.

Vệ sinh thường xuyên các ổ, đệm cho cún, tránh để ẩm ướt mất vệ sinh.

Không cho bé tiếp xúc với các bé cún đang bị bệnh.

Bệnh Parvo ở chó Poodle

Có thể nói đây là căn bệnh truyền nhiễm xảy ra ở hầu hết các giống chó, rất dễ lây và lây lan từ chó sang chó đặc biệt là chó con độ tuổi từ 1-6 tháng.

Nguyên nhân gây bệnh

Do lây nhiễm từ những chú chó bị bệnh.

Lây gián tiếp từ phân của các cá thể nhiễm bệnh.

Virus bám vào thức ăn, nước uống, chó ăn phải theo đường tiêu hóa vào cơ thể.

Biểu hiện và triệu chứng

Chó Poodle con nhiễm bệnh Parvovirus thể hiện triệu chứng trong vòng ba đến bảy ngày. Các dấu hiệu có thể bao gồm lờ đờ, nôn mửa, sốt và tiêu chảy (thường ra máu). Nói chung, dấu hiệu đầu tiên của Parvo là lờ đờ. Tiếp đến, chó bắt đầu sụt cân và thèm ăn hoặc tiêu chảy sau đó là nôn mửa. Tiêu chảy và nôn mửa dẫn đến mất nước, làm mất cân bằng điện giải và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chó. Nhiễm trùng thứ phát xảy ra do hệ thống miễn dịch suy yếu. Bởi vì niêm mạc ruột cũng sẽ bị tổn thương, máu và protein chảy vào ruột, dẫn đến thiếu máu và mất protein, và nội độc tố thoát vào máu, gây ra nhiễm độc huyết. Chó có mùi khác lạ trong những giai đoạn sau. Nồng độ bạch cầu giảm, làm cá thể nhiễm bệnh suy yếu hơn nữa. Những triệu chứng này có thể dẫn đến sốc và tử vong. Chó con thường có tỉ lệ sống thấp hơn.

Cách chữa trị

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh này, tỷ lệ sống phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh, tuổi của chó và độ hiệu quả của phương pháp điều trị. Chó Poodle nhiễm bệnh thường phải nhập viện, do tình trạng mất nước nghiêm trọng và nguy cơ ảnh hưởng đến ruột và tủy xương. Bác sĩ thú y sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp với từng chú chó. Nguyên lý để chữa trị bệnh parvo ở chó Poodle là bổ sung nước và các chất điện giải đã mất do quá trình tiêu chảy. Chó nhiễm bệnh được truyền nước bù điện giải, thuốc chống nôn và kháng sinh được tiêm dưới da, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Một khi có thể kiểm soát được mức độ mất nước, chó không còn cần truyền nước bù điện giải nữa, dần dần có thể ăn thức ăn nhạt. Tuyệt đối không làm ở nhà mà hãy đưa chó Poodle con nhà bạn đến những cơ sở thú y uy tín càng sớm càng tốt.

Cách phòng tránh bệnh

Phòng ngừa là cách duy nhất để đảm bảo chó của bạn vẫn khỏe mạnh vì căn bệnh Parvovirus này cực kỳ nguy hiểm và dễ lây lan. Nên thực hiện tiêm phòng cho chó từ khi 7- 8 tuần tuổi, mỗi mũi tiêm sẽ được nhắc lại mỗi 3-4 tuần cho đến khi chó được ít nhất 16 tuần tuổi.

Tránh xa với những chú chó bị nhiễm bệnh đồng thời bảo đảm rằng thức ăn hàng ngày của chó Poodle con được nấu chín, tuyệt đối không ăn đồ tanh sống hay thức ăn thừa, ôi thiu để lâu ngày.

Bệnh đường ruột Nguyên nhân gây bệnh

Chó Poodle con ăn phải thức ăn và nước uống bẩn, mất vệ sinh.

Nơi ở ẩm ướt, không được vệ sinh thường xuyên.

Lây lan virus như Parvo, Care,…

Biểu hiện và triệu chứng

Trước tiên, bạn sẽ thấy chú Poodle nhà mình có dấu hiệu chán ăn, bỏ ăn, ngày một ngày hai bắt đầu sốt cao kèm co giật, tiêu chảy và nôn mửa (phân chó có màu đen và mùi tanh hôi khó chịu). Lâu dần, cơ thể mất nước dẫn đến triệu chứng lờ đờ, bụng thóp lại, nằm một chỗ ít đi lại,.. Kéo dài tình trạng này chó Poodle mất nước nghiêm trọng, lúc nào cũng trong trạng thái mê man, người lạnh ngắt có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Cách chữa trị Cách phòng tránh bệnh

Tẩy giun cho chó Poodle con 2-3 tháng một lần.

Tiêm vắc xin phòng bệnh định kì.

Đồ ăn sạch sẽ, phải được nấu chín kĩ càng trước khi cho các bé ăn. Vệ sinh khay đĩa hàng ngày, đồ ăn thừa, ôi thiu hay hết hạn thì bỏ đi.

Khi ra ngoài chơi thì nên quan sát chó Poodle cẩn thận, tránh để chúng ăn rác thải hay uống nước bẩn.

Chó Poodle con bị viêm phổi (ho cũi)

Viêm phế quản hay các bệnh truyền nhiễm là mầm mống gây ra bệnh viêm phổi ở chó Poodle con.

Nguyên nhân gây bệnh Biểu hiện và triệu chứng

Trước tiên chó Poodle cảm thấy mệt mỏi, lười vận động, ít đi lại nằm một chỗ, thở khò khè phát ra tiếng thở to.

Sốt cao, mắt đỏ, chảy nước mũi.

Xuất hiện các cơn ho, đau đớn khi ho, thở dốc. Khi nhiệt độ giảm về đêm và sáng sớm là lúc chú cún sẽ ho nhiều hơn, dần dần miệng chuyển từ đỏ sẫm sang tím tái. Lúc này chú chó hoàn toàn mệt mỏi, không có sức đi lại.

Cách chữa trị

Không giống như tiêu chảy, bệnh viêm phổi ở chó Poodle con khá nguy hiểm. Do đó, thường không tự ý điều trị ở nhà mà cần đưa đến các cơ sở thú y để thăm khám chữa trị.

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của chó nhà bạn mà các bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị khác nhau. Đa phần các bé cún sẽ được thở oxy nếu có dấu hiệu suy hô hấp. Nếu bé đang bị mất nước hoặc sốc thì sẽ được truyền nước trong trường hợp bé không thể uống nước bằng miệng. Và thuốc kháng sinh cũng được dùng để kìm hãm sự phát triển bệnh.

Cách phòng tránh bệnh

Tiêm phòng theo định kì đầy đủ cho các bé.

Giữ sạch sẽ nơi ở, cho bé ở nơi khô ráo, kín gió.

Bổ sung thức ăn giàu chất dinh dưỡng, quan tâm chăm sóc bé để các bé có sức đề kháng tốt

Tránh cho các bé ra ngoài đặc biệt là thời điểm sáng sớm và đêm muộn vào những ngày thời tiết lạnh.

Lời kết Các bạn có nhu cầu sở hữu một bé xinh xắn, hoặc tư vấn dịch vụ phối giống chó Poodle xin vui lòng liên hệ Tùng Lộc Pet theo thông tin bên dưới:

Trụ sở chính Miền Bắc: 151 Hồ Dắc Di – Phường Quang Trung – Quận Đống Đa – TP Hà Nội

Địa chỉ tổ hợp trại chó: Ngõ 143 Thúy Lĩnh – Phường Lĩnh Nam – Quận Hoàng Mai – Hà Nội

Trại chó giống chuyên dòng Shiba: Đề Trụ – Xã Dương Quang – Huyện Gia Lâm – Hà Nội

Trung tâm trông giữ và phối giống Labrador Retriever: Ngõ 134 Phạm Văn Đồng – Phường Xuân Đỉnh – Quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội

Trại chó sinh sản và phối giống dòng chó Golden Retriever: Bê Tông Cảng – Thị xã Sơn Tây – Hà Nội

Điểm giao dịch miền Nam: Số 15 đường 19 – Phường Bình An – Quận 2 – TP HCM

Điểm giao dịch tại Hải Phòng: 74/384 Lạch Tray – Đằng Gia – Ngô Quyền – Hải Phòng

Để phục vụ chu đáo và tư vấn những thông tin tốt nhất, quý khách vui lòng đặt lịch xem chó trước qua điện thoại theo số 0826880528 hoặc nhắn tin qua Fanpage chính thức của Tùng Lộc Pet . Xin chân thành cảm ơn! Trần Khánh Tùng

Một Số Căn Bệnh Hay Gặp Ở Chó Rottweiler

Giống chó Rottweiler được đánh giá là giống chó dễ nuôi và sống khá khoẻ mạnh trong suốt cuộc đời của mình. Chúng ăn uống tốt và ít khi bị bệnh, chi phí y tế bỏ ra hàng năm không quá cao. Song chủ nuôi cũng không nên lơ là vì một số ít trường hợp chó Rottweiler cũng hay mắc phải những căn bệnh hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm như: loạn sản xương hông, dị ứng, …

Bệnh loạn sản xương hông

Bệnh loạn sản xương hông trong Tiếng Anh có tên gọi là HD&ED. Bệnh hay gặp ở những giống chó có ngoại hình to lớn như: Great Dane, Becgie và đặc biệt là Rottweiler. Những giống chó bé cũng có nguy cơ mắc nhưng xác suất cực kỳ thấp. 1000 bé thì mới gặp 1-2 trường hợp.

Nguyên nhân gây bệnh

Một số nguyên nhân khác có thể là do yếu tố bên ngoài tác động vào như chế độ nuôi dưỡng và chăm sóc chó Rottweiler của chủ nuôi không hợp lý. Chế độ ăn hằng ngày không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết hay chó Rottweiler không được vận động thường xuyên, …

Dấu hiệu nhận biết

Khi mắc bệnh loạn sản xương hông, các khớp xương của chó Rottweiler sẽ phát triển lệch lạc và không có sự liên kết. Lâu dần, dẫn đến hiện tượng trật khớp, thoái hoá khớp. Gây đau đớn cho chó Rottweiler mỗi khi di chuyển. Nặng hơn thì bị què.

Những dấu hiệu của bệnh này thường chỉ xuất hiện khi chó Rottweiler trên 4 tháng tuổi -giai đoạn bắt đầu phát triển. Tuỳ vào thời điểm phát hiện mà bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau như:

Dấu hiệu đầu tiên (có thể tự quan sát bằng mắt) là các khớp xương của chó Rottweiler bị lệch hẳn khỏi khung xương và không có sự liên kết với nhau.

Chó Rott ít vận động. Đi lại và chạy nhảy gặp nhiều khó khăn. Chúng tỏ ta đau đớn mỗi khi bước đi.

Chó Rottweiler đi khập khiễng. Khi đi, xương vùng chậu đung đưa qua lại bất thường. Hai chân sau thường chụm lại khi di chuyển.

Cơ bắp đùi sau ngày càng teo lại. Trong khi, cơ bắp vai trước phát triển mạnh do trọng lượng cơ thể chủ yếu dồn về hai chi trước.

Cách điều trị

Khi thấy bé Rottweiler xuất hiện những dấu hiệu bất thường trên, bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú y để kiểm tra và có phương án xử lý kịp thời. Các phương pháp chuẩn đoán bệnh có thể là thử máu hay chụp X-quang. Từ đó, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị cho hiệu quả.

Đa phần, bệnh loạn sản xương hông ở chó Rottweiler đều được điều trị bằng cách phẫu thuật mở khung xương chậu. Sau đó, nắn chỉnh hoặc thay thế xương bị thoái hoá, viêm nhiễm để ổn định lại cấu tạo khớp xương. Mỗi ca phẫu thuật đều khá cầu kỳ và rắc rối. Bác sĩ thú y thực hiện phải là người có tay nghề cao. Bạn nên đưa bé Rottweiler nhà mình đến những trung tâm thú y uy tín để đảm bảo an toàn khi chữa trị.

Cách phòng tránh

Bệnh loạn sản xương hông ở chó Rottweiler nếu do di truyền thì rất khó để phòng tránh và ngăn chặn. Cách tốt nhất là ngay từ khi chọn giống, bạn nên chọn chó bố mẹ khoẻ mạnh, có xuất xứ rõ ràng. Biết được chó ông bà thì càng tốt. Nếu nguồn giống tốt thì khả năng chó Rottweiler con ra đời mang bệnh là cực kỳ thấp. Khi đi mua, bạn nên chọn những bé Rott có nguồn gốc, giấy tờ gia phả chứng nhận sức khoẻ đầy đủ để được đảm bảo.

Trường hợp bệnh loạn sản xương hông phát triển do các yếu tố bên ngoài thì chủ nuôi nên chú ý đến cách chăm sóc, chế độ ăn cho chó Rottweiler thật hợp lý. Cung cấp cho chúng đầu đủ canxi và protein trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Đồng thời, giảm lượng tinh bột và chất béo xuống. Chó Rottweiler béo phì thì khả năng mắc bệnh cao hơn những bé bình thường. Nên cho chúng ra ngoài nô đùa, chạy nhảy mỗi ngày cũng là cách rất tốt để phòng tránh bệnh loạn sản xương hông.

Một cách phòng tránh nữa là đưa bé Rottweiler đến các trung tâm thú y để tra sức khoẻ định kỳ nhằm rà soát bệnh. Nhất là trong giai đoạn từ 3-6 tháng tuổi (giai đoạn xương phát triển mạnh mẽ nhất).

Bệnh xoắn dạ dày chướng hơi

Bệnh xoắn dạ dày chướng hơi ở chó có tên tiếng Anh là GDV Gastric Dilatation-Volvulus. Đây là nỗi lo lắng của rất nhiều chủ nuôi khi bệnh tiến triển nhanh. Dù được phát hiện kịp thời thì khả năng tử vong cũng cao, lên tới 25-33%. Thông thường, những giống chó càng to thì khả năng mắc bệnh càng cao. Những giống chó nhỏ thì hiếm hơn. Khả năng mắc bệnh xoắn dạ dày của chó Rottweiler lên tới 41% và thường gặp ở chó lớn hơn là chó con.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh xoắn dạ dày ở chó chưa được đưa vào nghiên cứu nên đến nay nguyên nhân của bệnh vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Các bác sĩ thú y đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng đều có một quan điểm chung như sau:

Chó Rottweiler vận động mạnh sau khi ăn no, thúc đẩy nhanh quá trình lên men của thức ăn, tiết ra nhiều khí hydrocacbon trong dạ dày. Giàu hydrocacbon sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh chướng hơi khi khí này không kịp thoát ra ngoài thông qua cuống họng và ruột. Ngoài ra, chó Rottweiler vận động mạnh cũng khiến dạ dày đung đưa và lộn vòng. Hậu quả đầu vào và đầu ra bị thắt lại dẫn đến chứng bệnh xoắn dạ dày.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân lý giải bệnh trên cũng chỉ đúng một phần. Theo một cuộc khảo sát được tiến hành với 882 chú chó mắc bệnh được hỏi thì có tới 506 chú bị bệnh trong lúc ngủ hoặc lúc tĩnh lặng và chỉ có 262 bé mắc bệnh là do hoạt động nhiều sau ăn.

Dấu hiệu nhận biết

Đây là căn bệnh nguy hiểm đối với chó Rottweiler. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì khả năng tử vong cao. Chủ nuôi cũng nên có kiến thức để nhận biết bệnh vì triệu chứng bệnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm dạ dày. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh xoắn dạ dày ở chó Rottweiler được đưa ra như sau:

Chó Rottweiler bỗng dưng bị chướng bụng bất thường. Dùng tay ấn vào thì cảm giác phần bụng trên đầy hơi như quả bóng. Trong khi phần bụng dưới cứng và rắn. Mỗi lần ấn, chó biểu lộ sự đau đớn dữ dội, tâm trạng hốt hoảng, lo sợ.

Chó Rott nôn mửa nhưng chỉ ra chất bọt dãi trắng vì lúc này dạ dày đã bị xoắn lại và không thể cho ra thức ăn.

Sau một vài giờ bị xoắn dạ dày, chó Rottweiler có dấu hiệu sốc như: cơ thể run rẩy, niêm mạc mắt và miệng tím tái, rối loạn nhịp tim, khó thở hoặc thở gấp do bị ứ huyết. Lúc này, nếu không sơ cứu kịp thời thì khả năng tử vong cao.

Khi xuất hiện triệu chứng khó thở thì chó Rottweiler có thể chết sau một vài giờ không được sơ cứu. Nguyên nhân do dạ dày bị tổn thương và ứ huyết nghiêm trọng, sưng lá lách, tụ máu ở gan và sưng túi mật.

Cách điều trị

Bệnh khá nguy hiểm nên tốt nhất khi phát hiện, bạn nên đưa bé Rottweiler đến ngay bác sĩ thú y để chữa trị kịp thời. Các bác sĩ sẽ căn cứ trên triệu chứng lâm sàng và hình ảnh chụp X-quang dạ dày để đưa ra pháp đồ điều trị. Cụ thể như sau:

Đặt ống thông từ dạ dày lên miệng để thoát hơi nhằm giải quyết tình trạng chướng bụng tạm thời.

Cho uống thuốc chống sốc, ổn định nhịp tim. Truyền nước bù điện giải, cân bằng lại huyết áp.

Phẫu thuật cấp cứu mở xoắn dạ dày để lưu thông hệ tiêu hoá. Thực hiện càng sớm càng tốt khi chó Rottweiler chưa có biểu hiện sốc thì mới hiệu quả.

Điều trị kháng sinh và theo dõi sau phẫu thuật. Tuyệt đối không cho ăn ngay mà nên truyền dịch để dạ dày ổn định lại.

Trường hợp chưa thể đưa ngay đến bác sĩ thú y thì bạn nên tìm cách sơ cứu tại chỗ như sau:

Đầu tiên, đặt chó Rottweiler nằm nghiêng sang một bên.

Sát trùng phần da bụng bằng cồn y tế.

Sau sơ cứu thì nên đưa ngay chó Rottweilet đến bác sĩ thú y để phẫu thuật kịp thời.

Cách phòng tránh

Phòng tránh bệnh xoắn dạ dày chướng hơi ở chó Rottweiler rất quan trọng vì một khi mắc phải thì khả năng chữa khỏi không cao. Chủ chó nên lưu ý những điều sau đây để biết cách phòng tránh tốt nhất:

Đưa chó Rottweiler đi thăm khám bác sĩ thú y thường xuyên. Đồng thời chụp X-quang dạ dày định kỳ để rà soát nguy cơ mắc bệnh.

Đối với chó Rottweiler thì chỉ nên cho ăn 2-3 bữa trên ngày với lượng thức ăn vừa đủ. Tuyệt đối không cho ăn quá no trong 1 bữa.

Không cho chó Rott vận động hay làm việc nặng ngay sau ăn no. Tốt nhất, nên cách bữa ăn khoảng 2h để dạ dày kịp tiêu hoá.

Tránh cho ăn các loại thức ăn dễ lên men, đầy hơi, giàu đạm, giàu chất béo. Có thể cho uống thêm các loại thuốc chống ợ hơi dạ dày ở chó như Gasex trước khi vận động.

Chủ động phẫu thuật nếu chú Rottweiler nhà bạn có nguy cơ mắc bệnh xoắn dạ dày chướng hơi, mặc dù chưa xuất hiện những biểu hiện bên ngoài.

Dị ứng nằm trong số những căn bệnh hay gặp ở chó Rottweiler. Nhất là khi bạn nuôi dưỡng chúng tại môi trường nóng ẩm như Việt Nam. Bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng có thể giết chết bất kỳ chú chó nào nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh

Các tác nhân gây bệnh dị ứng ở chó Rottweiler được đưa ra như sau:

Do các tác nhân bên ngoài môi trường như: cây cỏ, phấn hoa, lông chim hoặc lông gia cầm, …

Do các loại thức ăn không phù hợp như: hải sản, rau củ quả, bột lúa mì, nấm độc, … Thực tế, có khá nhiều chú chó Rottweiler bị dị ứng thức ăn nhưng chủ nuôi thường ít để ý, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Do sử dụng loại sữa tắm không phù hợp, chứa nhiều chất gây kích ứng dẫn đến dị ứng da.

Do các loại ký sinh trùng như: bọ chét, ve chó, rận, vắt trú ẩn trên da. Lâu dần, gây viêm nhiễm, chảy mủ và dị ứng da.

Dấu hiệu nhận biết

Một số dấu hiệu bệnh dị ứng ở chó Rottweiler chủ nuôi có thể nhận biết bằng mắt thường như sau:

Da chó Rottweiler bị nổi mẩn đỏ và ngứa liên tục. Chúng thường xuyên dùng răng để gặm nhấm và gãi ngứa trên da.

Chảy nước mắt và nước mũi liên tục. Mặt và bốn chân sưng to, ửng đỏ.

Bệnh nặng, chó Rottweiler có thể xuất hiện triệu chứng cấp như: thở gấp, nôn mửa, tiêu chảy, tim đập nhanh, … Trầm trọng hơn có thể hôn mê, truỵ tim mạch, thậm chí tử vong.

Cách điều trị

Khi phát hiện chó Rottweiler bị dị ứng, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có cách chữa trị hiệu quả. Phương pháp điều trị bệnh được đưa ra như sau:

Dùng thuốc kháng Hystamine: Promethazine (các biệt dược là: Phenergan, Pipolphen) liều tiêm 0,2 – 0,4 mg / kg thể trọng. Nên dùng theo liều lượng chỉ định của bác sĩ thú y.

Dùng các loại thuốc bổ trợ như: Vitamin C, Canxi Clorua (dùng theo đường chuyền).

Dùng thuốc điều trị tiêu hoá nếu xuất hiện triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy cấp. Đồng thời truyền chất điện giải để bù lại lượng nước đã mất.

Dùng thuốc kháng sinh nếu da có hiện tượng bị viêm nhiễm nghiêm trọng như chảy mủ, lở loét.

Nếu do các tác nhân bên ngoài như: phấn hoa, lông chim, nước hoa, … thì lập tức loại bỏ chúng khỏi môi trường xung quanh.

Nếu nguyên nhân do thức ăn thì cần ép chúng nôn hết ra và không cho ăn trong vòng 24h đầu.

Cách phòng tránh

Để phòng tránh bệnh dị ứng ở chó Rottweiler hiệu quả, bạn nên tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có cách phòng tránh khác nhau. Cụ thể như sau:

Loại bỏ các tác nhân gây dị ứng ra khỏi môi trường sống xung quanh bé cún.

Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh dị ứng thuốc.

Nếu cho chó Rott ăn một loại thức ăn nào đó và thấy biểu hiện bất thường thì cần loại ngay chúng khỏi các bữa ăn hàng ngày.

Chủ nuôi cần biết cách phòng ngừa các loại ký sinh trùng trên da bằng cách bôi hoặc tiêm thuốc định kỳ. Đồng thời, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày và chải chuốt lông cho chó Rottweiler thường xuyên.

Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh chó Rottweiler. Nhất là nơi ngủ nghỉ, ăn uống.

Nên sử dụng các loại sữa tắm chiết suất từ các thành phần tự nhiên để tránh kích ứng, gây dị ứng da.

Chó Poodle Lông Xù Thường Bị Bệnh Gì

Hiện nay chó Poodle là giống chó được nuôi phổ biến tại các gia đình của nước ta. Chúng chiếm được tình cảm của nhiều người là nhờ vào những đường nét đáng yêu trên khuôn mặt cùng bộ lông xù, xoăn, mềm mại với nhiều màu sắc đẹp mắt khác nhau.

Bộ lông xù được xem là ưu điểm nổi bật của giống chó Poodle bởi bộ lông này không những có thể phát triển, mọc dài liên tục giống như tóc của con người mà còn rất ít rụng. Chính vì thế mà những người chủ nuôi sẽ không phải quá mệt mỏi để đi dọn lông chó mà chỉ cần đều đặn thực hiện việc cắt tỉa lông cho chú chó nhà mình để đảm bảo được yếu tố vệ sinh và nhất là yếu tố thẩm mỹ.

Để giúp cho chú chó poodle lông xù nhà mình có thể giữ được màu sắc và lớp lông mềm mịn thì đòi hỏi chủ nhân phải chuẩn bị cho chó một thực đơn dinh dưỡng với các thành phần cân bằng, hợp lý cùng một chế độ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, nhằm giảm thiểu được một số căn bệnh thường gặp ở loài chó này.

Một số căn bệnh hay gặp ở chó poodle lông xù

Cũng giống như con người, chó poodle lông xù cũng có khả năng bị mắc một số căn bệnh phổ biến ở loài chó như:

Ở dạng bệnh này thì lại được chia thành các loại bệnh khác nhau nhưng có một số loại bệnh hay gặp nhất và cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của Poodle nhiều nhất đó là bệnh Addison, bệnh suy giáp hay còn được gọi là suy giảm hocmon tuyến giáp, bệnh suy nhược khí quản, bệnh ung thư…

Mỗi một loại bệnh lại có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau, do vậy mà khi phát hiện ra chú chó nhà bạn xuất hiện những điều khác thường thì bạn cần đưa chó đến gặp ngay bác sĩ thú y để được khám, chuẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp.

Căn bệnh về mắt phổ biến nhất ở chó Poodle là bệnh teo võng mạc và tiêu giảm dây thần kinh thị giác. Bên cạnh đó thì khi chú chó nhà bạn đến tuổi già đi thì còn dễ bị mắc bệnh đục thủy tinh thể.

#pet_dang_yeu_com

#benh_vien_thu_cung

#petdangyeu

#meo_bi_rung_long_tren_mat

Xem nguồn tại: http://petdangyeu.com/

Những Căn Bệnh Hay Gặp Ở Chó Poodle

Bệnh viêm đường ruột cấp

Những giống cảnh khuyển với kích thước nhỏ như: Poodle, phốc sóc, chó Nhật,… rất dễ mắc bệnh đường ruột bởi hệ tiêu hóa của chúng không được tốt. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời, Poodle không hấp thụ được thức ăn sẽ dẫn đến chậm lớn, cơ thể còi cọc, ốm yếu. Bệnh nặng sẽ gây tiêu chảy mất nước, dần dần kiệt sức dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây bệnh

Siêu Pet xin tổng hợp lại 3 nguyên nhân chính gây nên bệnh đường ruột cấp ở Poodle như sau:

Do giun móc (Ancylostoma caninum): Các loại giun móc thường xuất hiện ở vách ruột non với những móc nhọn cắm vào thành ruột. Chúng kí sinh và hút máu, tạo ra những tổn thương gây xuất huyết niêm mạc ruột dẫn đến bệnh viêm ruột cấp ở Poodle.

Do virus: Virus là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm ở chó, điển hình nhất là 2 loại virus gây bệnh đường ruột Parvo và Care.. Những chú chó bị mắc 2 loại bệnh này có tỉ lệ tử vong rất cao ở khoảng 80-90%. Vì vậy, nếu chú cún Poodle của bạn không may mắc phải bệnh này thì 

Siêu Pet

 khuyên bạn nên đưa cún đến phòng khám thú y để chữa trị sớm nhất có thể.

Do vi khuẩn: Poodle ăn và uống nước bẩn mất vệ sinh, chứa các loại vi khuẩn nguy hiểm như: E Coli, Clostridium, Salmonella,… Vi khuẩn khi xâm nhập cơ thể sẽ phát triển trong niêm mạc ruột gây nên bệnh đường ruột cấp ở Poodle.

Thức ăn mất vệ sinh là một trong những yếu tố khiến cún Poodle bị bệnh, để phòng tránh bạn có thể chúng”

Biểu hiện của bệnh

Biểu hiện đầu tiên là cún bỏ ăn. Lâu dần, dẫn đến sốt cao 38-39 độ C kèm theo nôn mửa và tiêu chảy nặng. Phân của Poodle bị bệnh có màu xám đen, loãng và mùi rất tanh.

Nếu bệnh đã kéo dài nhiều ngày, Poodle sẽ có những biểu hiện: Bụng thóp, mắt lờ đờ, đi không vững,… Poodle nôn mửa và tiêu chảy liên tục sẽ dẫn đến tình trạng mất nước. Nếu không được bổ sung nước kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng của cún.

Đến khi Poodle có những biểu hiện nặng của bệnh như: Kiệt sức nằm một chỗ, đi ngoài ra máu, thân nhiệt hạ thấp,… thì 80-90% là không thể chữa trị.

Cách điều trị bệnh

Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh viêm đường ruột là chữa trị ngay khi thấy Poodle có những biểu hiện đầu tiên.

Một số loại thuốc dùng để điều trị như sau:

Dùng các loại kháng sinh: Spectylo: Liều 1ml với cân nặng 3 – 5 kg. Tylenro 5 + 5: Liều 1ml/10kg thể trọng trong 1 ngày.

Thuốc đặc trị bệnh: – Paravet: Liều 1ml/4 kg; P.Atropine: Liều 2ml/10 -15 kg; PNa.campho: Liều 2 – 4 ml/con/ngày.

Kết hợp thêm một số loại thuốc bổ như: Vime C: Liều 500mg/con/ngày; Vitamin B6: Liều 1ml/con/ngày; Vitaral: Liều 1ml/10kg

Poodle nôn mửa và tiêu chảy quá nhiều thì truyền glucose 5% mỗi ngày để cung cấp nước và chất điện giải giúp chúng nhanh hồi phục.

Nếu nguyên nhân gây bệnh đường ruột là do giun móc thì sau khi hồi phục từ 7-10 ngày, bạn nên tẩy giun cho Poodle bằng các loại thuốc đặc trị như: Levavet liều 0,5 ml/10 kg; Vimectin 0,1% liều 0,2ml/kg. Sau 2 – 3 tháng lặp lại một lần.

Chú ý: Khi cho cún dùng những loại thuốc trên thì nên có chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý sử dụng vì liều lượng uống còn phụ thuộc vào trọng lượng của mỗi bé Poodle.

Cách phòng tránh

Nếu muốn bé cún Poodle không mắc phải bệnh viêm ruột, người nuôi cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách phòng tránh hợp lý:

Nếu nguyên nhân là do vi khuẩn thì nhớ cho bé cún Poodle ăn sạch uống nước sôi, thức ăn phải nấu chín. Bạn tuyệt đối không được cho cún ăn thịt sống hay trứng sống. Bát ăn, khay uống của Poodle nên được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Với thức ăn thừa, ôi thiu, hết hạn sử dụng, bạn cần đổ hết đi và tránh để cún ăn rác thải hay uống nước bẩn.

Nguyên nhân là do giun móc thì nên thực hiện tẩy giun định kỳ cho Poodle khoảng 2-3 tháng một lần.

Nếu nguyên nhân là do virus Care hoặc Pravo thì chỉ có cách tiêm phòng vaccine đầy đủ mới có thể phòng tránh chúng.

Bệnh Care (hay bệnh Sài sốt – Distemper)

Care là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với bất kỳ giống cảnh khuyển nào. Không chỉ Poodle mà tất cả những giống chó chưa tiêm phòng đều có nguy cơ mắc phải chúng. Bệnh chưa có thuốc đặc trị, tỷ lệ cún tử vong cao: 80-90%.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh Care xuất hiện nhiều khi có sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt khi trời mưa nhiều, độ ẩm cao sẽ là môi trường thuận lợi cho virus Care sinh sôi và xâm nhập vào cơ thể Poodle. Những bé cún Poodle từ 2-12 tuần tuổi với sức đề kháng kém sẽ trở thành mục tiêu tấn công của loại virus này.

Biểu hiện của bệnh

Hầu hết những bé cún khi mắc bệnh Care đều xuất hiện triệu chứng đầu tiên là sốt cao từ 39-42 độ C. Hệ hô hấp bị viêm nhiễm nghiêm trọng với các triệu chứng: Ho kéo dài, chảy nước mũi, mắt sưng húp và có dịch nhầy chảy ra. Lâu dần, cún bị khó thở, khò khè do bị viêm phổi cấp.

Sau hệ hô hấp, cơ quan tiêu hóa sẽ là mục tiêu tấn công tiếp theo của virus Care. Lúc này, các triệu chứng trên xuất hiện kèm theo nôn mửa liên tục, tiêu chảy ra máu dẫn đến kiệt sức vì mất nước. Nếu không tinh ý, người nuôi có thể nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh viêm đường ruột.

Khi virus Care tấn công đến hệ thần kinh sẽ kèm theo những biểu hiện như: Run rẩy, lên cơn co giật, chảy nước dãi, không đi lại được. Trên bề mặt da của cún cũng bắt đầu xuất hiện những nốt mụn mủ to. Đây là những biểu hiện cuối, tức là chú cún nhà bạn đang trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm.

Cách điều trị bệnh

Bệnh Care lây lan rất nhanh. Nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng nào ở Poodle thì bạn nên tách đàn ngay lập tức để tránh truyền nhiễm sang chú chó khỏe khác. Sau đó, lập tức đưa Poodle mắc bệnh đến ngay bác sĩ thú y để có phương án chữa trị kịp thời. Siêu Pet nhắc bạn rằng: Bệnh càng để lâu cơ hội chữa khỏi càng giảm.

Có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh trị nhiễm khuẩn để phòng tránh sự lây lan của virus như: Vime-Tobra, Amoxi 15 % LA, Vimexyson C.O.D, Spectylo, Lincocin 10%,…

Kết hợp với các thuốc bồi dưỡng, trợ sức sau: Vitamin C, B, Complex fortified , Paravet, Atropin, Na.campho,…

Nếu Poodle bị tiêu chảy và nôn mửa nhiều thì nên truyền dịch Glucose 5% để bù nước và chất điện giải.

Nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì cơ hội chữa khỏi bệnh Care cũng khá cao. Tuy nhiên, những bé Poodle sau khi chữa khỏi thường để lại các di chứng nặng nề như: Co giật, động kinh, bị tật ở chân, gầy còm, ốm yếu,… Do đó, để cún khỏe mạnh bạn nên lưu ý tiêm phòng đầy đủ theo đúng lộ trình ngay từ khi còn nhỏ.

Cách phòng tránh

Bệnh Care chưa có thuốc đặc trị nên tiêm phòng là cách duy nhất để phòng tránh chúng. Nên bắt đầu tiêm phòng khi Poodle đủ 3 tháng tuổi bằng vaccine phòng bệnh Care (VN) hoặc dùng vaccine DHPPi + L (Hà lan): Phòng cùng lúc 5 bệnh Carê, Viêm gan truyền nhiễm, Parvovirus, Phó cúm, Lepto.

Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, nơi ở của Poodle, tránh để tình trạng ẩm ướt nấm mốc.

Chế độ dinh dưỡng cần khoa học để tăng sức đề kháng cho Poodle chống lại bệnh.

Bệnh viêm da

Nguyên nhân gây bệnh

Bộ lông của Poodle mọc rất dày và rậm rạp. Đây chính là nơi trú ẩn lý tưởng của các loại ký sinh trùng trên da như: Bọ chét, ve chó, rận. Sau khi ký sinh, chúng sẽ hút máu để sinh sản, gây nên tình trạng lở loét, bệnh ghẻ và nấm trên da.

Một nguyên nhân khác cũng có thể do quá trình cắt tỉa lông làm da của bé cún Poodle bị tổn thương và không chữa trị kịp thời dẫn đến nhiễm trùng trên da, nặng có thể dẫn đến hoại tử.

Biểu hiện của bệnh

Biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm da là cún cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Những bé Poodle mắc bệnh sẽ liên tục gặm nhấm, cào cấu, bứt lông. Vùng da bị viêm sẽ có dấu hiệu chảy mủ, đóng vảy và vón thành cục trên lông.

Viêm da cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng rụng lông ở chó. Nếu bạn thấy xuất hiện Poodle rụng lông quá nhiều thì hãy lập tức kiểm tra bề mặt da để phát hiện bệnh kịp thời.

Cách điều trị bệnh

Viêm da là căn bệnh rất hay gặp trong suốt vòng đời của Poodle. Bạn có thể tự điều trị cho cún cưng tại nhà mà không nhất thiết phải đưa chúng đến bác sĩ thú y.

Đầu tiên, người nuôi cắt bỏ phần lông tại vị trí bị viêm để vùng da đó được thông thoáng. Sau đó, dùng nước muối pha loãng hoặc oxy già rửa sạch da hàng ngày để tránh bị nhiễm trùng.

Sau đó bạn có thể sử dụng thuốc Bivermectin 0,1% theo đường tiêm. Liều lượng cụ thể phụ thuộc vào cân nặng của từng bé Poodle. Bạn nên nhờ bác sĩ thú y tư vấn thêm.

Tránh để vùng bị viêm da tiếp xúc với nước trong quá trình điều trị.

Cách phòng tránh

Thường xuyên kiểm tra tình trạng da của Poodle để có những phát hiện kịp thời.

Tắm gội và vệ sinh cơ thể cún sạch sẽ. Nếu lông của Poodle có tình trạng ẩm ướt thì nên sấy khô ngay lập tức, không để vi khuẩn trên da có cơ hội phát triển.

Nếu nguyên nhân viêm da là do các loại ký sinh trùng thì bạn nên cắt tỉa lông cún gọn gàng. Vì bộ lông rậm rạp của Poodle chính là nơi bọ chét, rận ưa thích nhất.

Giữ cho nơi ở và nguồn thức ăn, nước uống của Poodle thật sạch sẽ để ngăn ngừa sự lây lan của các loại ký sinh trùng và vi khuẩn trên da.

Để phòng tránh ký sinh trùng chọn bộ lông của Poodle là nơi trú ẩn, người nuôi nên tắm rửa cho cún thật sạch sẽ. Siêu Pet xin gửi tới bạn đọc những thông tin trong việc tắm rửa cho Poodle đạt hiệu quả tốt nhất: “Cách Tắm Cho Chó Poodle Đơn Giản Mà Hiệu Quả Nhất”

Bệnh ho cũi ở chó Poodle

Ho cũi – tên gọi khác của bệnh viêm khí quản, phế quản truyền nhiễm. Đây là một loại bệnh hô hấp thường gặp ở loài chó. Bất kỳ chú chó nào cũng có thể bị nhiễm bệnh ít nhất 1 lần trong đời. Căn bệnh này không nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, tính mạng của Poodle cũng sẽ bị đe dọa.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh ho cũi xuất hiện nhiều nhất ở Poodle dưới 6 tháng tuổi khi nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột. Nhất là những bé Poodle mới nhập khẩu từ nước ngoài về chưa thích ứng kịp với khí hậu nước ta thì khả năng bị bệnh càng cao.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do 2 loại vi khuẩn: Parainfluenza và Bordetella lan truyền trong không khí, xâm nhập vào cơ thể của Poodle. Hoặc do bé cún Poodle tiếp xúc với những cá thể khác đang chứa mầm bệnh.

Biểu hiện của bệnh

Trường hợp nhẹ: Những chú cún Poodle sẽ xuất hiện những biểu hiện như: Ho khan kéo dài, tiếng ho to và kéo dài như tiếng ngỗng kêu, chảy nước mũi, mắt ửng đỏ,… Các dấu hiệu này có thể kéo dài vài tuần và dần trở nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời.

Ở những trường hợp nặng hơn, các triệu chứng diễn biến rất phức tạp: Bỏ ăn, sốt, ho nặng nề hơn, khó thở,… thậm chí cún có thể bị bất tỉnh. Trường hợp này chỉ xảy ra với những bé Poodle chưa được tiêm phòng hay bị suy giảm hệ miễn dịch.

Cách điều trị bệnh

Nếu phát hiện những cơn ho đầu tiên, bạn cần đưa Poodle ngay đến bác sĩ thú y để kịp thời chữa trị.

Bạn có thể cho Poodle dùng thuốc kháng sinh để làm giảm những cơn ho hoặc chữa khuẩn nếu bị viêm nhiễm. Tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để biết cách dùng chính xác nhất cho các loại thuốc.

Cách phòng tránh bệnh

Cách phòng tránh bệnh ho cũi tốt nhất ở Poodle là tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ. Các loại vaccine sẽ có tác dụng phòng bệnh trong vòng 12 tháng. Bạn có thể dẫn cún cưng đi tiêm lặp lại đều đặn hàng năm.

Ngoài ra, bạn cũng nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho Poodle. Tránh để cún bị lây nhiễm từ những cá thể đang mang mầm bệnh.

Chắc chắn khi nuôi cún cưng, ai cũng muốn người bạn của mình luôn khỏe mạnh và hoạt bát. Vậy nên, Siêu Pet xin giới thiệu với bạn đọc bài viết tổng hợp những kinh nghiệm và lưu ý trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc Poodle: “Kinh nghiệm trong cách nuôi chó Poodle đạt hiệu quả”

Lời kết

biết cách phòng tránh. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc Poodle.

Siêu Pet sẽ luôn đồng hành cùng bạn trong quá trình nuôi dưỡng cún cưng.

sẽ giải đáp cho bạn nhanh nhất có thể.

Nguồn: https://sieupet.com/nhung-can-benh-hay-gap-o-cho-poodle.html

Fivestar: 

Average:

3.7

(

3

votes)

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Một Số Căn Bệnh Thường Gặp Ở Chó Poodle Lông Xù trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!