Xu Hướng 9/2023 # Tìm Hiểu Về Chó H’Mông Cộc # Top 11 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Tìm Hiểu Về Chó H’Mông Cộc # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Chó H’Mông Cộc được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguồn gốc xuất xứ của chó H’mông Cộc Nguồn gốc

H’mông Cộc là giống chó được ra đời nhờ sự lai tạo giữa chó sói rừng lai với chó bản địa. giống chó này chỉ sống nhiều và phổ biến ở khu vực vùng núi Tây Bắc nơi mà người Mông sinh sống. Chính môi trường sống hoang vu cùng nguồn gốc là loài sói rừng nên chúng có bản tính khá hung dữ và hoang dã, tuy sau này đã được con người thuần hóa.

Mục đích ra đời

Giống chó H’mông Cộc đuôi này được biết đến là thần giữ của cho người bản địa nơi đây. Chúng không chỉ làm nhiệm vụ trông nhà và giữ của cải mà chúng còn là những tay săn động vật cừ khôi. H’mông Cộc sẵn sàng đối đầu với những con thú lớn hơn chúng nhiều lần mà không tỏ ra e ngại. Ngoài ra, chú chó còn được huấn luyện để trở thành chó nghiệp vụ.

Đặc điểm ngoại hình của chó H’mông Cộc có gì nổi bật?

Xét về tổng thể, chú chó này có ngoại hình vô cùng đặc trưng với thể hình vô cùng dũng mãnh và săn chắc. Điểm nhấn nổi bật nhất chính là chiếc đuôi cụt lủn nên chú chó này còn có tên là chó Mông cộc.

H’mông Cộc mang kích thước trung bình. Chỉ nhìn bề ngoài nhiều người sẽ nhầm giống chó này với dòng chó kiến bởi ngoại hình có chút tương đồng. Một con chó trưởng thành sẽ có chiều cao là 45cm – 55cm và chiều cao khoảng 15kg – 25kg, nhưng cũng còn tùy thuộc vào giới tính của chú chó.

Những chú chó cái thì có các chỉ số cơ thể kém hơn chút đỉnh nhưng trên thực tế thì thể lực chúng là ngang nhau. Chính vì thế sự phân biệt về thể hình giữa hai giới là không có, chúng không chênh lệch nhiều.

Thân mình

H’mông Cộc sở hữu một bộ ngực có độ rộng vừa phải cùng khối cơ bắp săn chắc và mạnh khỏe nên chúng đặc biệt mang thể lực sung mãn. Điểm nổi bật nhất chính là trong cơ thể chú chó tồn tại những chiếc xương sườn giả khá phát triển.

Bên cạnh đó, chúng còn có một chiếc lưng rộng cùng phần bụng thon không chút mỡ thừa nên ngoại hình chú chó khá hoàn hảo. Bên cạnh đó, chiếc đuôi dị biệt cũng là một điểm nhấn khiến ta dễ dàng phân biệt chúng với những chú chó khác. Trên thực tế thì giống chó này không có đuôi nên mới có tên gọi là H’mông Cộc.

Phần đầu

Phần đầu của H’mông Cộc có rất nhiều điểm đặc biệt, tiêu biểu nhất là phần đầu to với một hộp sọ khá lớn. Theo các chuyên gia thì hầu hết những chú chó có hộp sọ lớn đều rất thông minh. Ngoài ra, phần trán phẳng và rộng không một nếp nhăn cũng là một điểm khá nổi bật, chú chó chỉ nhăn trán khi đang trong trạng thái cảnh giác.

Bên cạnh đó, giống chó này cũng sở hữu một bộ răng chắc khỏe và sắc nhọn. Cùng đôi mắt to và khá sâu. Chính vì lẽ đó mà giống chó này được rất nhiều người yêu mến bởi trông chúng có vài phần dữ dằn.

Da và lông

Da của giống chó này tương đối dày và gần như không có bất cứ một nếp nhăn nào. Còn về phần lông thì H’mông Cộc sở hữu một bộ lông khá đẹp. Đặc biệt dày tuy không có độ mượt như mong muốn. Tuy ở mỗi bộ phận thì phần lông sẽ mọc khác nhau, có độ dài ngắn riêng.

H’mông Cộc mang những màu lông phổ biến là đen, vện hay hung nâu. Những màu này hầu hết đều được những người chơi chó yêu thích. Nhưng trong số đó, những chú chó mang màu lông hung đỏ được tìm kiếm nhiều nhất nên giá thành rất cao, đôi khi đến vài chục triệu một con.

Tính cách của giống chó này khá đặc biệt, chúng vô cùng thông minh, nhanh nhẹn và tháo vát. Những đặc tính này khó lòng mà tìm thấy được ở bất cứ một chú chó nào khác. Tuy nhiên giống chó này còn sở hữu rất nhiều tính cách đáng quý khác như:

Bản năng bảo vệ lãnh thổ

Tính cách đầu tiên cần phải nhắc đến chính là bản năng bảo vệ lãnh thổ ngay từ khi chúng còn đang nhỏ. Nếu thấy có sự xuất hiện của người lạ đến nhà thì chúng sẽ sủa thật to nhằm báo động. Vì thế chủ luôn mặc định khi nào chó sủa thì tức là nhà có khách đến chơi.

Khi khách bước vào trong nhà thì chúng sẽ yên lặng và quan sát, không quên cảnh giác cao độ. Nếu là vị khách quen thì chúng sẽ tỏ ra mừng rỡ và ngoan ngoãn nằm yên một chỗ. còn chủ đã đi vắng thì chúng sẽ sủa vô cùng dữ dội nhằm đuổi vị khách này đi. Lúc đầu thì chúng chỉ báo động nhưng nếu không hiệu quả chú chó sẵn sàng tấn công.

Trung thành

Thêm nữa, những chú H’mông Cộc còn có bản tính trung thành cố hữu. Chúng có một sự trung thành tuyệt đối và đặc biệt hơn hẳn những giống chó khác là chỉ ăn đồ của chủ nhân đưa cho, nếu là thức ăn của người lạ thì tuyệt đối chúng sẽ không động đến. Điều này cho thấy chú chó chỉ tin tưởng chủ nhân của mình.

Ngoài ra, sự trung thành của giống chó này còn thể hiện bằng việc chúng dám đối đầu với những con thú hung hãn khác chỉ nhằm mục đích bảo vệ cho chủ nhân. Chính vì thế, trong những chuyến đi dài ngày vào trong rừng thì người dân sẽ không quên đem theo H’mông Cộc.

Trí nhớ tốt

Giống chó này sở hữu một trí nhớ cực kỳ tốt. Vì thế chúng sẽ học hỏi rất nhanh các bài tập hay bài huấn luyện. Tất cả là nhờ vào sự thông minh tuyệt đỉnh cùng một trí nhớ được chuyên gia đánh giá cao.

Bên cạnh đó, giống chó này cũng đặc biệt nhớ đường vô cùng tốt. Nếu đi cùng với con người và chẳng may chủ nhân bị lạc thì chúng sẽ phát huy tác dụng, giúp con người đi đúng hướng và nhanh chóng về đường cũ. Thậm chí, có nhiều trường hợp, chó đã được bán đi nhưng vẫn tìm được đường về với chủ.

Chế độ dinh dưỡng của chó H’mông Cộc ra sao?

Điều mà những người nuôi chó quan tâm nhất chính là chế độ dinh dưỡng cho giống chó này như thế nào? Cũng giống những loài chó khác H’mông Cộc cần có một chế độ ăn hoàn chỉnh được chia thành 2 giai đoạn. Tùy từng độ tuổi mà chú chó có khẩu phần ăn khác nhau.

Chú chó càng nhỏ thì bạn cần phải có những sự quan tâm đặc biệt hơn. Không quan trọng chú ta ăn ít hay ăn nhiều mà làm sao bạn phải bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ. Thêm nữa, vì chúng còn nhỏ nên hệ tiêu hóa rất kém, bạn cần phải nấu chín thực ăn và lấy những nguyên liệu đảm bảo để tránh trường hợp chúng bị đi ngoài.

Khi chú chó trường thành

Khi H’mông Cộc đã lớn bạn nên tập cho chúng ăn những thực phẩm tươi sống. Mới đầu có thể chỉ cần ăn một lượng nhỏ nhưng có thể tăng dần theo thời gian. Yêu cầu tiên quyết là loại thức ăn này phải tươi ngon. bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho chúng ăn thêm nội tạng đã được sơ chế và nấu chín kỹ để bổ sung các chất cần thiết.

Chó H’mông Cộc giá bao nhiêu

Giá chó H’mông Cộc còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có những chú chó tuy thân hình nhỏ bé nhưng lại có giá rao bán khá cao, thậm chí là trên trời bởi chúng mang ngoại hình đẹp và độ thuần chủng gần như tuyệt đối. Nhưng thường thì một chú chó chỉ có giá bán khoảng 500 nghìn đến 2 triệu đồng.

Nhưng cũng có những chú chó tốt, được tiêm phòng đầy đủ, cơ thể đạt những tiêu chuẩn nhất định, màu hiếm sẽ có giá lên tới 2 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Đây là những chú chó đã được huấn luyện nên chúng có tính cách tốt và cơ thể dẻo dai, săn chắc tuyệt đối khiến nhiều người phải trầm trồ.

Địa chỉ mua chó H’mông Cộc tốt nhất Chợ vùng cao

Giống chó này rất nổi tiếng ở những chợ bản, chợ phiên của người Bắc Hà (Lào Cai) hay Hà Giang. Đây cũng chính là nơi bạn sẽ tìm được chú chó chất lượng với ngoại hình đẹp miên chê. Bên cạnh đó, tại các phiên chợ này có rất nhiều chú chó khác nhau để bạn tha hồ lựa chọn theo ý thích.

Đặc biệt hơn nữa, chó được người bản xứ nuôi sẽ đạt được những chỉ số tốt và chất lượng cao cùng sức khỏe vượt trội. Chính vì thế mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm. Ngoài ra, những phiên chợ này bán chó với giá khá rẻ, chỉ từ 300 nghìn đến 2 triệu đồng cho một em chó.

Tuy nhiên những em chó do người bản địa rao bán thường không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được tiêm phòng đầy đủ. Chính vì thế nếu mua em chó về bạn cần phải đảm bảo cho chú cún đi tiêm phòng, đồng nghĩa với việc chi thêm một khoản tiền nữa,

Trại chó H’Mông Cộc Trần Danh Tuyên – Bắc Giang

Trại chó này cung cấp rất nhiều H’mông Cộc với màu sắc lông và kích cỡ vô cùng đa dạng. Chủ trại chó đã không ngừng phát triển và nhân giống nhằm tạo ra những em chó hoàn hảo nhất. Đó là bởi họ có niềm đam mê vô cùng mãnh liệt với giống chó thuần Việt này. Bên cạnh đó, trại chó cũng tư vấn cho bạn để làm sao có thể nuôi em chó tốt nhất.

Trại bảo tồn giống chó H’Mông Cộc đuôi – Ba Vì

Đây là nơi lý tưởng để bạn có thể mua được một em chó chất lượng và hoàn mỹ mà không phải đến tận Hà Giang hay Bắc Hà. Tuy có giá từ 2.5 triệu đến 8 triệu đồng, khá chát cho một chú chó ta nhưng đổi lại bạn sẽ được sở hữu một em chó mang vẻ đẹp hoàn thiện cùng tính cách tuyệt vời. Hơn thế chú chó còn được đảm bảo về sức khỏe và tiêm phòng cẩn thận.

Lời kết

Tìm Hiểu Về Chó Husky

Chó husky giá bao nhiêu tiền?

Hình ảnh các bạn đang xem ở trên là ảnh đàn chó husky 2 tháng tuổi vô cùng đáng yêu. Giá chó husky 2 – 3 tháng tuổi như ảnh bên trên là 8 triệu đồng. Giống chó husky đực rẻ hơn 1 triệu đồng.

Các bạn có nhu cầu xem các màu khác có thể liên hệ ngay qua Hotline: 0981427586 để nhận video trực tiếp tại trại hoặc đến các cơ sở của chúng tôi ở tphcm và tp. hà nội.

Nguồn gốc xuất xứ của chó Husky Sibir

Chắc chắn khi lần đầu tiên thấy Husky, bạn sẽ liên tưởng đến những bộ phim nổi tiếng của nước ngoài ở các vùng đất lạnh giá, vậy chính xác xuất xứ của chúng từ đâu?

Đặc điểm hình dáng chó Husky Sibir

Là một trong những dòng chó kéo xe cùng với Alaska, Sammoyed, Husky có bộ lông rất dày và dài. Nhiều người không am hiểu thường hay nhầm lẫn giữa Husky và Alaska vì hình dáng nhìn qua trông khá giống nhau. Tuy nhiên khi quan sát kỹ hơn sẽ thấy Husky có hình thể nhỏ hơn. Cụ thể con đực cao từ 53 – 58cm, nặng từ 20 – 27kg, còn con cái cao từ 51 – 56cm, nặng từ 16 – 23kg. Mặt husky trông dữ dằn hơn Alaska và lông cũng ngắn hơn nên vì vậy alaska trông to gấp đôi thậm chí gấp 3 lần husky.

Husky có rất nhiều màu và thường gặp nhiều nhất là màu đen trắng, nâu đỏ, xám, hồng phấn, màu trắng và màu “agouti”. Tuy có nhiều màu nhưng đa phần vùng lông ở các bộ phận như chân, mõm, đốm cuối đuôi thường là màu trắng.

Mắt husky có hình quả hạnh nhân hơi xếch lên và đặt cách nhau vừa phải. Nhìn vào đôi mắt của chúng toát lên vẻ hoang dã, lạnh lùng như những chú sói hoang.

Màu mắt của husky rất đa dạng, điển hình thường gặp nhất là màu nâu, màu xanh dương, màu hổ phách, xanh lục, xanh lục nhạt, nâu lục… Thậm chí nhiều con lại có 2 mắt 2 màu hay có nhiều con mắt pha trộn nửa xanh nửa nâu trông rất đặc biệt.

Cấu tạo bộ lông đặc biệt của chó Husky

Lông husky cấu thành từ 2 lớp rất dày bởi nguồn gốc của chúng từ xứ lạnh khắc nghiệt. Lớp lông bên trong xoăn nhẹ, dày và mềm như bông, còn lớp lông bên ngoài dài hơn, cứng hơn và thẳng. Lông bên ngoài có thể có 2 màu nên khi nhìn vào chúng có thể thấy 1 vùng lông đổi màu hết trắng sang đen rồi lại trắng. Mỗi năm, lông bên trong của husky sẽ bị rụng 2 lần và thay lông mới.

Bộ lông không chỉ đại diện cho vẻ đẹp mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của husky nên người nuôi phải bỏ thời gian chăm sóc lông, chải lông hàng ngày, tránh tình trạng vón cục.

Màu mũi của husky quy định theo màu lông. Cụ thể lông màu xám thì mũi màu đen, lông màu đen thì mũi màu nâu, lông màu nâu thì mũi màu đỏ thẫm, lông màu trắng thì mũi màu xám nhạt.

Mũi husky cũng luôn ướt và mát nhưng điều đặc biệt ở đây là những chiếc mùi xinh xắn đó có thể chuyển màu theo thời gian. Đa phần về mùa đông thiếu ánh sáng, mũi của chúng sẽ có màu nâu hoặc hồng, còn về mùa hè lại chuyển về màu ban đầu.

Chiếc đuôi của chúng được phủ lông rất dày, phần chỏm màu trắng và hơi cong tạo nên đốm bông trông rất đáng yêu. Khi di chuyển, husky sẽ thả thõng đuôi xuống.

Tai husky lúc nào cũng vểnh lên, hướng về phía trước và có hình tam giác. Sờ vào phần lông ở tai cảm thấy rất mềm, mượt và êm như nhung.

Đặc điểm tính cách chó Husky Sibir

Husky rất nghe lời chủ và khá là thông minh. Các gia đình nuôi Husky thường coi chúng như thành viên trong nhà bởi chúng sống rất tình cảm với chủ nhân và đặc biệt cực yêu thích trẻ em. Vốn dĩ có sức chạy rất khỏe nên husky rất thích được ra ngoài chơi và chạy nhảy nên mỗi ngày người nuôi phải dành cho chúng khoảng 2 tiếng đi dao và tập thể dục để chúng thích thú và cảm nhận được sự quan tâm.

Husky được gọi là “thánh biểu cảm” bởi khuôn mặt của chúng có thể biểu cảm được mọi cảm xúc một cách rất “deep”, từ vui buồn, giận dỗi, ngơ ngác, tội lỗi cho đến nịnh nọt…

Cách chăm sóc chó Husky Sibir

Chó Husky đến từ xứ lạnh nhưng đã vượt qua mọi rào cản khí hậu để đưa về Việt Nam với thời tiết nóng nực. Thế nhưng những chú chó này vẫn sống khỏe mạnh nhờ cách chăm sóc của người nuôi chúng.

Đầu tiên bạn cần phải xác định rằng nuôi chó là phải dành thời gian, tiền bạc và đặc biệt phải có trách nhiệm với chúng. Sau khi tìm hiểu về các đặc điểm về ngoại hình và tính cách của husky, hãy lưu ý những điều sau đây để có chế độ chăm sóc phù hợp nhất.

Dành thời gian mỗi ngày từ 1 – 2 tiếng để dắt chó đi dạo. Nếu không đảm bảo được thời gian đó thì chúng sẽ dễ bị cáu gắt, buồn bã, tự cắn mình hoặc cắn phá đồ đạc trong nhà.

Không nên nuôi nếu không có không gian rộng, thời gian cũng như tài chính.

Về chế độ ăn uống: Điều này rất quan trọng và chúng tôi sẽ chia thành một phần riêng ngay sau đây.

Chế độ ăn uống cho chó husky

Thức ăn dành cho Husky được chia làm 3 loại: thịt, rau củ quả, các loại hạt. Cụ thể như sau:

Về thức ăn là thịt thì không nên cho husky ăn những loại thịt đã bị thiu, có mùi tanh hoặc đã để quá lâu. Thay vào đó hãy cho chúng ăn cổ gà, ức gà để cung cấp canxi, đồng thời cho thêm trứng vịt lộn để lông chúng mượt mà hơn. Tuy nhiên chỉ cho ăn mỗi tuần 3 – 5 quả vì nếu ăn nhiều quá sẽ dẫn đến tiêu chảy và hơn hết là khiến chúng kén ăn, chảnh ăn.

Về thức ăn là rau củ quả thì cà rốt là loại tốt nhất vì chứa nhiều vitamin cũng như các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và tiêu hóa của husky. Nhất là ở giai đoạn từ 2 – 6 tháng tuổi có thể trộn cơm cùng cà rốt và cổ gà cho husky ăn trong các bữa.

Tùy vào độ tuổi mà chế độ ăn uống khác nhau, cụ thể sau khi tách đàn, tức khoảng 2 tháng tuổi đến 5 tháng thì mỗi ngày phải đảm bảo cún được ăn 4 bữa. Sau đó đến 1 năm tuổi thì 3 bữa sáng, trưa, tối. Khi đã từ 2 tuổi trở lên thì chỉ cho ăn 2 bữa mỗi ngày là đủ.

Hãy lưu ý cho husky ăn đúng thời gian, đúng bữa chứ không được cho ăn một cách vô tổ chức. Và đặc biệt sau khi chúng ăn xong bạn phải cất bát đi dù còn thức ăn thừa để tránh tạo thói quen ăn lâu la và làm mất vệ sinh cũng như gây bệnh tật do thức ăn bị ôi thiu. Sau mỗi bữa ăn của chúng bạn phải rửa sạch bát và cất gọn vào một chỗ.

Các loại bệnh Husky thường mắc phải

Người nuôi cần phải nắm được những bệnh lý mà husky dễ mắc phải để có cách phòng ngừa và chữa trị.

Đầu tiên là bệnh cảm cúm, bệnh này thường xảy ra khi husky còn nhỏ, nhất là về mùa đông sau khi tắm. Nếu có triệu chứng xuống sắc, lười ăn, thân nhiệt nóng, kết mạc đỏ lên, bị ho, nước mũi có chất nhờn, nhịp thở tăng thì hãy cho chúng không gian yên tĩnh để dưỡng bệnh, uống nhiều nước và giữ ấm cơ thể.

Thứ hai là bệnh táo bón do ăn thức ăn có lẫn tóc hoặc do môi trường sống thay đổi… Khi bị táo bón chúng sẽ sủa lên vì đau và hay nôn mửa, phân bị vón cục ở trực tràng. Lúc này bạn phải làm thông ruột cho chúng sau đó cho vận động nhẹ, trộn thức ăn hợp lý và cung cấp nước đầy đủ.

Thứ ba là bệnh đường tiêu hóa do ăn uống sai cách, khi no quá khi lại đói quá hoặc do chất lượng thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Lúc này nước tiểu và phân của chúng sẽ có tạp chất, chúng sẽ bị đau bụng nhẹ và sẽ chui vào những chỗ tối để nằm, bụng chướng lên, lưỡi xuất hiện nấm màu vàng, cơ thể bị mất nước. Hãy ngừng cho chúng ăn trong 1 ngày và sau đó cho ăn các món dễ tiêu như cháo, rau, canh cùng với thuốc trợ tiêu hóa. Để phòng bệnh này, hãy cho cún ăn đúng giờ, đúng phần, thức ăn nấu chín, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thi thoảng cho ăn thêm trái cây.

Thứ tư là bệnh giun đũa do giun ký sinh trong ruột non và dạ dày. Bệnh này hay gặp đến chó nhỏ từ 1 – 3 tháng tuổi và sẽ khiến chúng bị gầy gò, không chịu ăn, nôn mửa, khó tiêu hóa, táo bón và thậm chí co giật. Hãy để ý trong phân và thức ăn cún nôn ra lúc này sẽ có giun đũa. Để phòng ngừa giun đũa hãy khám và xổ giun định kỳ cho chó con mỗi tháng 1 lần, khi đã trưởng thành thì 3 tháng 1 lần. Còn nếu đã mắc phải thì lập tức xổ giun và vệ sinh sạch sẽ môi trường sống của chúng.

Ngoài các bệnh điển hình trên, husky cũng dễ mắc các bệnh phổ biến ở chó như ghẻ, bọ chét, bệnh dại, rụng lông, ngộ độc thức ăn, các bệnh về đường tiêu hóa như Parvo, Carre và các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi…

Xem Ảnh và Video Đàn Cún Đẹp Đang Bán Qua Zalo:

Xuất phát từ những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống, bên cạnh Yến luôn có những chú chó làm bạn để tâm sự ngày đêm. Hiểu và thấu cảm cho những hoàn cảnh khó khăn đó, những chú chó đã thể hiện sự đồng cảm của mình với Yến. Từ đó, Yến đã quyết định theo đuổi đam mê chăn nuôi và chăm sóc các loài vật nuôi. Và đến ngày hôm nay, Yến muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình tới tất cả mọi người, mong rằng mọi người cũng sẽ yêu các loại động vật như yến. Hãy coi chúng là những người bạn đồng hành trung thành nhất. Bạn sẽ thấy được giá trị của chúng.

Bạn cảm thấy sao? Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn!

Tìm Hiểu Về Chó Pitbull

Nguồn gốc xuất xứ của giống chó Pitbull Nguồn gốc tên Pitbull là gì?

Chó Pitbull chính là kết quả của việc lai tạo giữa 2 giống chó là Bulldog và Terrier. Bắt đầu từ Thế kỷ 19, tại Mỹ đã bắt đầu nhân giống loài chó này rộng rãi hơn. Ban đầu, mục đích là tạo ra được một dòng chó có khả năng chiến đấu đáng nể cùng sức mạnh tuyệt đối. Chúng thường được sử dụng để tham chiến trong những trận đấu “bull-bear baiting”.

Thường thì những chú Pitbull sẽ phải đối đầu với những con bò tót hay những chú gấu lớn vĩ đại. Cuộc đấu này hầu hết vô cùng tàn bạo và mang tính vô nhân đạo vì kẻ chiến thắng là kẻ sống sót. Chính vì lý do đó mà vào năm 1935, nước mỹ đã ra sắc lệnh cấm trò chơi này trên toàn quốc.

Từ những cuộc đấu này mà cái tên Pitbull ra đời. Pit mang ý nghĩa là chiến đấu còn Bull là những chú bò tót dũng mãnh. Pitbull ghép lại có nghĩa là kẻ dám đối đầu với bò tót. Người Việt còn gọi giống chó này với cái tên như Big bull, Pitpull, chó Pull hay chó Bun.

Tuy nhiên tựu chung thì Pitbull không phải tên của một loài chó riêng mà để chỉ những chú chó có ngoại hình tương tự nhau. Những em cún có tổ tiên là American Pit Bull Terrier, Bull Terrier, American Staffordshire Terrier và Staffordshire Bull Terrier.

Trong đó hai giống chó American Pitbull Terrier và American Staffordshire Terrier được coi là một loài. Chỉ khác là American Pitbull Terrier được huấn luyện để làm người canh gác hay chó chiến còn American Staffordshire Terrier lai tạo thành thú cưng nuôi trong nhà.

Lịch sử ra đời giống chó Pitbull

Pitbull lần đầu tiên xuất hiện là vào khoảng thời gian cuối thế kỷ 18 ở những nước Anh, Ireland và Scotland. Sang đến thế kỷ 19 chúng trở nên phổ biến ở Mỹ với nhiệm vụ là canh gác trang trại và săn bắt thú rừng.

Sau đó, người Mỹ nhanh chóng nhận ra những đặc điểm ưu tú và sức khỏe siêu phàm của giống chó này. Họ đã lai tạo và nhân giống để có được dòng chó hung dữ và thiện chiến, ngoại hình cũng to lớn hơn những chú chó Anh rất nhiều.

UKC (Tổ chức về chó ở Mỹ) đã công nhận đây là một giống chó riêng biệt vào năm 1898. Chúng có tên gọi đầy đủ là American Pitbull Terrier. Nhưng đến năm 1930 thì loài chó này một lần nữa được AKC (Hiệp hội chó giống Mỹ) đổi tên gọi và trở thành American Staffordshire Terrier. Pitbull luôn đứng đầu là một trong những giống chó nguy hiểm nhất.

Sự xuất hiện của chó Pitbull ở Việt Nam

Bắt đầu từ năm 2003 trở đi, phong trào chơi chó cảnh ngày càng nở rộ và đây chính là thời điểm mà Pitbull du nhập vào nước ta. Người mang giống chó này về đầu tiên chính là ông Mai Anh Tuấn, một đại gia nổi tiếng trong giới chơi chó cảnh thời bấy giờ.

Để có được một chú chó vào thời điểm này thì người chơi chó phải bỏ ra một số tiền khoảng 10.000$ cho một em chó thuần chủng nhập khẩu từ Mỹ và có giấy tờ đầy đủ. Tuy nhiên sau khi được nhân giống rộng rãi thì những chó Pitbull con có giá mềm hơn rất nhiều, từ 20-30 triệu cho một chú.

Ngày nay nhờ việc phối giống nhiều hơn nên giá thành của những em Pitbull đã giảm đi đáng kể để phù hợp với thu nhập người Việt hơn. Những trại chó với đa dạng dịch vụ mọc lên như nấm nhằm đáp ứng được nhu cầu mua chó về nuôi của người dân.

Đặc điểm ngoại hình của giống chó Pitbull như thế nào? Chiều cao, cân nặng

Pitbull sau nhiều quá trình nhân giống và lai tạo thì có kích cỡ trung bình, so với những giống chó khác thì thuộc dạng nhỏ và vừa. Vào độ tuổi trưởng thành một em Pitbull sẽ có chiều cao và cân nặng lần lượt là 45-60cm và 18-32kg.

Thân hình chó Pitbull

Bởi trước kia là giống chó chiến nên về cơ bản Pitbull rất khỏe mạnh, thân hình chúng săn chắc và có những cơ bắp cuồn cuộn. Phần hông và cơ ngực thì đặc biệt nở nang còn phần bụng lại hóp sâu. Một số người còn nói đùa rằng những chú Pitbull đã đi tập gym. Chúng cũng sở hữu một chiếc đuôi nhỏ, ngắn và thường cuộn tròn ở phía trên lưng.

Chân của Pitbull ngắn nhưng vẫn hài hòa với cả cơ thể. Hai chân phía trước nhỏ và rất thẳng còn chân phía sau thì hơi cong nhẹ, trong đó, bó đùi của chúng săn chắc. Chính vì thế những bước đi của chúng vô cùng uyển chuyển và thanh thoát. Tuy nhiên chúng vẫn có thể tăng tốc để di chuyển nhanh chỉ trong chớp mắt.

Mới chỉ đánh giá sơ qua sẽ thấy loài chó này có khuôn mặt vô cùng hung dữ và lầm lì. Đôi mắt có khi đỏ ngầu và thường trợn ngược còn đôi tai thì dựng đứng nghe ngóng. Phần mõm của em cún dài, có đôi chút chảy xệ. Giống chó này đặc biệt cau mày, nên những trông thấy lần đầu có thể sẽ bị khiếp sợ.

Hàm và lực cắn của chó Pitbull

Chó Pitbull có một bộ hàm cực khỏe cùng hàm răng sắc nhọn và đều tăm tắp. Chúng có thói quen nếu đã cắn một vật gì đó thì sẽ nhai ngấu nghiến cho đến khi chết hẳn thì mới buông tha. Chính vì thế một khi đã bị Pitbull cắn thì bạn phải biết rằng vết thương sẽ rất nặng và sâu. Đôi khi còn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng, giống chó này nên được đeo rọ mõm. Hàm của một bé Pitbull cực khỏe và được ví như một lớp khóa. Khi đã lọt vào bên trong bộ hàm này thì khả năng thoát ra rất mong manh. Các chuyên gia đã phân tích lực cắn của chó này có thể lên tới 250 pounds / inch vuông. Nếu chúng cắn chết một con Becgie Đức GSD thì cũng không phải là điều quá ngạc nhiên.

Bộ lông chó Pitbull

Pitbull có một lộ lông ngắn và khá cứng, thường ôm sát lấy cả cơ thể nhằm để lộ ra những khối cơ bắp chắc khỏe. Màu lông của loài chó này khá đa dạng. Có thể là màu đơn sắc hay được phối nhiều màu sắc với nhau nhờ phối từ 2 giống chó là Bulldog và Terrier. Một số màu lông phổ biến là đen, nâu, xám, nâu đỏ, trắng xám, đen trắng,…

Tính cách của chó Pitbull có điềm gì nổi bật? Giống chó thông minh và trung thành

Pitbull là giống chó thông minh thì không phải điều cần bàn cãi. Chúng có thể học hỏi cực nhanh nên việc huấn luyện vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên bởi vì sự thông minh của mình mà ngay từ đầu chúng sẽ không tỏ ra vâng lời và khá ương ngạnh. Thậm chí chúng còn có thể quay ra tấn công bạn nếu thấy không vừa ý.

Tốt hơn hết bạn nên nuôi Pitbull từ nhỏ để có được sự trung thành từ chúng. Nếu đã yêu thương chủ thì chúng không ngại hy sinh thân mình để bảo vệ cho chủ nhân, bất chấp cả những hiểm nguy. Đây là một đặc tính nổi trội nhất của giống chó này. Pitbull cũng có khả năng bảo vệ và canh gác rất tốt, điều này không ai có thể phủ nhận được.

Giống chó hiền hòa và thân thiện?

Một em Pitbull lớn lên dưới sự bao bọc và huấn luyện bài bản nhất thì sẽ sống rất hòa nhập với con người. Thậm chí chúng còn có thể chơi đùa cùng với trẻ em hay những loài chó khác mà không xảy ra gây gổ gì.

Tuy nhiên chúng cũng sẽ tấn công hay cảm thấy nguy hiểm, nhưng bên trong bản tính hung hãn vẫn là phần tính cách đáng mến và thân thiện. Bạn cần biết cách khai thác và kìm hãm đi sự hung hăng của chúng.

Giống chó hiếu chiến

Khi mới xuất hiện thì Pitbull được biết đến là giống chó hiếu chiến và có khả năng tranh đấu đỉnh cao. Khi đã tham gia thì chúng ngay lập tức xông vào cắn xé con mồi, kể cả những đối thủ có kích cỡ to gấp 2, gấp 3 lần. Rất ít khi Pitbull bại trận, chúng sở hữu sự dẻo dai nên khó mà gục ngã.

Thậm chí, Pitbull có thể đối đầu với cả những loài động vật hung dữ như bò tót, chó sói, gấu rừng, … mà không tỏ ra sợ hãi. Khả năng chịu đòn rất cao, chúng gần như không có cảm giác đau đớn và rất lì đòn, dù bị đánh tới chết cũng không dễ dàng buông tha cho con mồi.

Thêm một đặc tính nữa là chúng vô cùng lì lợm và hiếu thắng. bạn sẽ chỉ thấy chúng xông vào cuộc chiến mà rất ít khi bắt gặp khoảnh khắc chúng bot chạy. Giống chó này chỉ thua khi bị đối thủ giết chết. Và chúng chiến thắng bằng cách tìm chỗ hiểm trên cơ thể con mồi rồi ngoạm chặt không chịu buông cho đến khi con mồi trở nên bất động.

Ngày nay tính hiếu chiến của chúng không còn nữa và giờ đây chúng cũng không còn là giống chó chiến, Pitbull được nuôi chủ yếu để trông nhà và bảo vệ chủ nhân. Tuy nhiên bản tính hiếu thắng thì vẫn còn trong tiềm thức do đó trong việc nuôi dạy bạn cần phải thật cẩn thận.

Giống chó hung dữ và nguy hiểm

Cùng với Ngao Tây Tạng, Pitbull đứng đầu trong danh sách những giống chó nguy hiểm bậc nhất đối với con người. Sự nguy hiểm của chúng là bởi khi đã cắn vào vật nào thì chúng sẽ nhất quyết không buông, Thậm chí chúng giay nghiến và cắn nát mới thôi.

Tuy có tổ tiên là loài chó hung dữ bậc nhất nhưng qua nhiều giai đoạn được lai tạo và phối giống chúng càng ngày càng hiền lành hơn. Hầu hết những vụ mà Pitbull tấn công người đều xảy ra ở những chú chó không được huấn luyện cẩn thận và dạy dỗ ngay từ khi còn nhỏ.

Trên thực tế thì Pitbull vẫn khá nguy hiểm. Bản tính sát thủ luôn ẩn bên trong con người chúng. Nên nếu bạn có cố tình chọc tức hay đánh đuổi thì chúng sẽ sẵn sàng lao vào tấn công. Nếu đã nuôi giống chó này thì bạn phải chấp nhận rủi ro trong quá trình huấn luyện và đào tạo. Khi chưa có kinh nghiệm thì không nên nuôi loài chó này.

Môi trường sống của chó Pitbull

Pitbull cần được nuôi dưỡng ở những không gian càng rộng lớn và thoáng đãng thì càng tốt. Chúng cần được vận động thường xuyên và chảy nhảy càng nhiều càng tốt để thỏa mãn được sức mạnh của khối cơ bắp. Nếu bạn nuôi nhốt thì chúng sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm và rất khó để có thể kiểm soát.

So với những giống chó bình thường thì mỗi ngày Pitbull sẽ tiêu thụ lượng thức ăn gấp 2 đến 3 lần. Đồng nghĩa với việc thể lực của chúng luôn dồi dào và cần phải tìm nơi để giải phóng. Chính vì thế bạn nên dành nhiều thời gian luyện tập và cho Pitbull chạy nhày hàng ngày. Vậy nên những nơi như thành phố đông đúc thường không thích hợp nuôi giống này.

Nếu bạn đang sống ở một căn hộ nhỏ hay chung cư thì nên từ bỏ ý định nuôi Pitbull. Với những không gian quá chật hẹp chúng sẽ sinh ra quậy phá và cắn những đồ vật trong nhà để giải tỏa năng lượng dư thừa. Thâm nứa bạn cũng nên tránh để chúng ở những môi trường có nhiều kẻ thù địch.

Pitbull là giống chó chiến và thích vận động mạnh nên chúng luôn cần cung cấp một lượng đạm cho cơ thể vô cùng lớn. Bạn nên cho Pitbull ăn thịt bò bởi loại thịt này tuy nhiều đạm nhưng lại rất ít béo. Do vậy, trong mỗi bữa chúng có thể ăn tận 1-2 cân thịt bò. Vậy nên để nuôi được giống chó này bạn cần phải có tình hình kinh tế và tài chính thật vững.

Ngoài thịt bò thì bạn có thể cho Pitbull ăn tầm khoảng 12 chiếc cổ gà cho một ngày. Chế biến và chia đều thành 2 bữa ăn. Đây cũng là thực đơn mà các chuyên gia khuyên dùng dành cho những chú chó chiến để có thể phát triển những bó cơ. Không những thế chúng còn có thể luyện được một cơ hàm thật rắn chắc khi nhai.

Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm những chất dinh dưỡng cho Pitbull bằng các loại thực phẩm như: nội tạng, trứng vịt lộn, thịt lợn, rau củ quả, tôm, cua, … Bạn có thể cho chúng ăn cơm nhưng trên thực tế thì thịt bò mới là thức ăn bạn nên cung cấp cho Pitbull mỗi ngày.

Chó Pitbull con giá bao nhiêu? – Bảng giá chi tiết nhất

Những chú chó Pitbull đẹp được nhập khẩu từ Mỹ lần đầu tiên có mức giá lên tới 10.000$. Và đây cũng có thể được coi là tổ tiên của dòng Pitbull ở nước ta. Về sau, nhờ được nhân giống rộng rãi nên bạn sẽ chỉ phải bỏ ra tầm khoảng 20- 30 triệu là có thể sở hữu một em. Nhưng tính đến thời điểm này thì chó Pitbull giá biến động khá nhiều.

Giá từ 6-8 triệu

Đây là giá tiền để bạn bỏ ra mua một em Pitbull thuần chủng và được phối giống ở trong nước. Những chú cún có ngoại hình nổi trội hơn thì sẽ có giá tầm khoảng 8 triệu. Tuy nhiên Pitbull sinh ra và lớn lên ở Việt Nam thì không có giấy tờ gì. Bạn có thể yêu cầu chủ chó cho xem ảnh để có thể chọn lựa tốt hơn.

Chó Pitbull có giá này được rất nhiều người chọn mua bởi giá thành phù hợp với tài chính. Thêm nữa, chất lượng của những em chó tầm giá này cũng không tồi. Chúng chủ yếu được nuôi để làm thú cưng chứ ít ai dùng để nhân giống. Bởi chúng không có giấy tờ chứng minh được nguồn gốc minh bạch và chính xác.

Giá từ 10-15 triệu

Đây là giá cho những em cún được nhập khẩu trực tiếp ở Thái Lan về Việt Nam. Tại khu vực Đông Nam Á thì các trại chó tại Thái Lan được đánh giá rất cao. Do đó khi bạn chọn mua chó ở đây sẽ hoàn toàn an tâm, nhất là về chất lượng. Thêm nữa, những em cún này thường có nguồn gốc rõ ràng, sức khỏe và ngoại hình cực kỳ tốt.

Thêm nữa, người Việt cũng rất thích chọn những chú chó được nhập khẩu từ Thái Lan để làm giống. Từ đó tạo ra những chó Pitbull lai chất lượng cao để bán trên thị trường. Hầu hết người ta chỉ chó nhập Thái Lan để nhân giống mà không nuôi trong nhà. Vì nếu để nuôi thì mua một chú có nguồn gốc Việt Nam là đủ hoàn hảo rồi.

Giá từ 15-25 triệu

Cũng là giống chó được nhập khẩu từ Thái Lan nhưng giá có sự khác biệt và chênh lệch là bởi loài này có giấy chứng nhận của FCI Thái. Ngoài ra, giá trên còn dao động và có sự biến đổi phụ thuộc vào dòng họ và tổ tiên như thế nào, mức độ thuần chủng ra sao. Nếu có sự xuất thân càng hầm hố thì giá trị của con chó càng cao.

Bên cạnh đó, những con chó thuộc loại này có nguồn gen vô cùng chất lượng cùng mức độ thuần chủng rất cao. Nhưng điều tuyệt vời nhất chính là giống chó này luôn có đầy đủ giấy chứng nhận. Nên đây chính là sự lựa chọn hàng đầu của những tay chơi Pitbull chuyên nghiệp.

Châu Mỹ được biết đến là quê hương của loài chó hung hãn và dũng mãnh này. Nên khi về Việt Nam thì một em thuần chủng có giá lên tới 2500$ cũng không có gì là lạ. Những thông tin về giống chó này luôn rõ ràng và minh bạch, mức độ thuần chủng lên tới 100%, ngoại hình đẹp mỹ mãn và tính cách vô cùng xuất sắc.

Vì giá của chúng đắt đỏ nên những chú chó này hầu hết đều được dùng để làm giống. Thế hệ con từ những em cún này được đánh giá rất cao bởi có chất lượng cực tốt. Chính vì thế giá thành của F1, F2 cũng không hề rẻ.

Bên cạnh đó còn có giống Pitbull được nhập khẩu từ Châu Âu, chúng có giá thành rẻ hơn, khoảng 2000$ một em. Khi so sánh về chất lượng thì chúng ngang tầm với chó nhập từ Châu Mỹ. Ngoài ra, tất cả những chú chó này đều được cấp giấy chứng nhận của VKA hoặc FCI.

Giá từ 4000-5000$ (khoảng 100-120 triệu)

Đây là giống chó nhập khẩu hoàn toàn từ Châu Mỹ và có dòng dõi bởi nhà vô địch Champion Bloodine. Những con chó này thuộc hàng “trâm anh thế phiệt”, độ thuần chủng tuyệt đối cùng ngoại hình thuộc hàng cực phẩm. Nếu bạn muốn mua thì phải chi ra một số tiền khá lớn và còn đáp ứng được rất nhiều điều kiện của AKC.

Thông thường những chú chó giá này chỉ được nhập khẩu theo những yêu cầu của khách hàng mà không có sẵn. Vì thế chỉ những đại gia chơi chó cảnh trong ngành mới dám bỏ ra một số tiền rất lớn thì mới có thể đón chúng về nhà.

Mua bán chó Pitbull thuần chủng ở địa chỉ nào uy tín?

Để có thể mua được mua chó Pitbull thuần chủng và chất lượng tốt bạn cần phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhưng việc quan trọng nhất chính là tìm được một địa chỉ uy tín và đáng để đặt lòng tin. Hiện nay có rất nhiều cơ sở rao bán giống chó này trên cả nước, nhưng chưa chắc địa chỉ nào cũng cung cấp những con tốt.

Bạn có thể hỏi bạn bè và người thân để chọn được một cơ sở tin cậy. Bên cạnh đó những trung tâm phối giống chó cũng là địa chỉ cung cấp những em cún hoàn hảo nhất. Tuy nhiên bạn cần phải bỏ ra số tiền khá lớn thì mới có thể sở hữu một chú cún cưng.

Ngoài ra, bạn có thể đến chợ thú cưng để tìm mua một chú cún ưng ý với giá cả phải chăng. Nhược điểm của những nơi này là chó có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, đôi khi là em cún bị dị tật hay ốm yếu.

Lời kết

Tìm Hiểu Về Bull Terrier

Nguồn gốc, xuất xứ của chú chó Bull Terrier Nguồn gốc

Chú chó này có nguồn gốc từ nước Anh và xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1930. Bull Terrier được biết đến là công trình lai tạo hoàn hảo từ giống chó Terrier trắng và giống Bulldog Anh. Với ngoại hình có phần đặc biệt cùng chiếc mõm dài thì giống chó này còn có một cái tên khác là chó sục bò.

Nhờ việc lai tạo mà phần nào giúp chú chó được thừa hưởng những đặc tính tốt nhất từ hai giống chó nổi tiếng. Chúng có sự nhanh nhẹn và linh hoạt cùng tính cách vô cùng kiên định và ngoan cường. Đồng thời chúng cũng mang ngoại hình nhỏ con và mạnh mẽ nhờ được thừa hưởng từ chó bố, mẹ.

Ngoài ra, giống chó này cũng có thêm một dòng máu của chó chỉ điểm Tây Ban Nha chảy trong huyết quản. chính vì thế mà chúng mang những phẩm chất vô cùng đáng quý và được các chuyên gia đánh giá cao hơn so với tổ tiên.

Thêm nữa, Bull Terrier còn có khả năng tấn công rất tốt, chúng có thể hạ gục con mồi chỉ trong chớp nhoáng. Bởi trước kia chúng được ra đời với mục đích chính là phục vụ cho công việc đi săn hay những cuộc thi chọi chó.

Một số người còn biết đến chú chó này với biệt danh là “kẻ hay bắt nạt người khác” do một phần tính cách của chứng khá dữ dằn. Nhưng nhờ vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng và thuần hóa dần qua nhiều năm, giống chó này ngày càng thân thiện và hiền lành hơn.

Lịch sử hình thành

Mặc dù xuất hiện từ khá lâu đời nhưng giống chó này được rất ít người biết đến. kể cả khi đã lai tạo thành công và mang trên mình nhiều đặc điểm nổi bật. Phải đến mãi những năm 1850 thì giống Bully lông trắng mới được giới quý tộc yêu thích và nuôi dưỡng thành thú cưng.

Đó là nhờ vào công rất lớn của James Hinks, ông chính là người tạo ra giống chó lông trắng ngày nay. Nhưng đặc biệt người ta chỉ quan tâm đến những chú chó mang độc màu lông trắng mà không ưu ái lông màu đốm. Nếu chú chó có đốm vá thì không được chấp nhận là chó sục bò. Tuy nhiên, những năm gần đây, những em lông pha được đón nhận hơn.

Trong suốt chặng đường phát triển của mình, giống chó này đã có nhiều thay đổi về ngoại hình. Và cuộc cải cách ấn tượng nhất chính là do Ted Lyon. Ông đã tiến hành lai bầy chó thuần với những chú chó màu. Chính vì thế giống này ra đời với nhiều màu lông khác nhau và ngày càng phổ biến hơn. Rất khó để tìm được một em trắng thuần.

Một vài người thắc mắc rằng loài chó này có ngoại hình hơi tương đồng với chó Pit Bull và khiến họ bị nhầm lẫn. Trên thực tế hai giống chó này có họ hàng với nhau nên việc nhầm cũng là điều dễ hiểu. Thậm chí người nuôi chó còn gọi chúng là chó Sục Bull Anh để giúp những bạn chưa có kinh nghiệm phân biệt.

Tuy mang thân hình nhỏ bé nhưng chúng lại có những khối cơ bắp cực kỳ rắn chắc. Chính vì thế mà thể lực của giống chó này vô cùng vượt trội. Chúng được đánh giá là cực khỏe và có thể chống trả quyết liệt dù trên người mang nhiều vết thương. Trông chú chó giống như một chiến binh dũng mãnh thật sự.

Thân hình

Theo các chuyên gia phân tích và so sánh thì chúng mang một thân hình thuộc dạng nhỏ khi đặt cạnh nhiều giống chó trên thế giới. Cụ thể, chiều cao cân nặng chuẩn của một em chó trưởng thành sẽ rơi vào khoảng 53-56 cm và 20-27 kg. Còn đối với một em mini thì chiều cao chỉ ở khoảng 25-33 cm và cân nặng là 11-15 kg.

Ngờ vào ngoại hình này mà chúng có thể luồn lách và di chuyển trong rừng khi đi săn muông thú. Nhưng ngày nay chú chó không được sử dụng với mục đích này nhiều mà chủ yếu là trông nhà và canh gác. Và chúng vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ dù thân hình nhỏ bé.

Bộ lông

Giống chó này sở hữu một bộ lông ngắn và ôm sát cơ thể. Nhưng tựu chung là lông chúng khá dày và mượt mà. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều màu lông để bạn lựa chọn nhưng phổ biến nhất vẫn là trắng, đốm. Tuy nhiên cũng có một vài màu sắc khác như: trắng, nâu, đốm, đen…

Phần đầu

Điểm nổi bật dễ phân biệt nhất của chú chó chính là phần đầu. Chúng mang một khuôn mặt có “có 1 không 2” và khó lòng mà nhầm lẫn được. Nếu quan sát sẽ thấy từ đỉnh đầu xuống đến chóp mũi của chúng đều phẳng lỳ, không có bất cứ một đường cong hay nếp gấp nào. Kết hợp cùng đôi mắt híp và đôi tai vểnh để nghe ngóng tình hình.

Chính vì thế trông chúng rất ngộ nghĩnh và đáng yêu, đôi khi lại cảm thấy có phần lạ mắt. Ngoài ra, nếu mới nhìn thấy chú chó lần đầu bạn sẽ cảm nhận rằng chúng hơi khó tính và lạnh lùng bởi khuôn mặt có phần khó đăm đăm.

Phần đuôi

Chú chó này có một chiếc đuôi rất lạ, trắng muốt và cực ít lông. Hầu hết lông bám sát vào đuôi. So với cả cơ thể đuôi của chúng được đánh giá là khá nhỏ so với một cơ thể đầy đặn, nhiều cơ bắp.

Tính cách của chó Bull Terrier có gì nổi bật?

Bạn đầu, mục đích lai tạo ra giống chó này chủ yếu với mục đích là làm nhiệm vụ đi săn và chăn thả gia súc nên chúng có phần hung dữ và khá nóng nảy. Nhưng đó quá trình phát triển chúng dần được nuôi dưỡng để trở thành một thú cưng trong nhà nên tính cách có phần thân thiện, vui vẻ và hòa đồng hơn.

Nếu bạn huấn luyện bài bản thì chúng còn rất vâng lời và thực hiện các mệnh lệnh của bạn một cách nhanh chóng. Bên cạnh sự trung thành, giống chó này còn đặc biệt thích hoạt động và vui chơi. Nếu bạn cho chúng ở gần con nít thì chúng sẽ tỏ ra vô cùng thích thú và mãn nguyện. Thậm chí chúng sẽ quấn cả ngày lấy trẻ nhỏ không rời.

Trên thực tế thì giống chó này vô cùng siêng năng và chăm chỉ. Chúng có ý thức hành động cao, nên nếu bạn giao công việc thì chúng sẽ chủ động hoàn thành. Bên cạnh đó, nếu chủ nhân gặp nguy hiểm thì chúng sẽ sẵn sàng tìm mọi cách để bảo vệ mà không cần chỉ dẫn hay chờ chủ nhân ra lệnh. Đây là một đức tính rất tốt.

Quấn chủ

Chó Bull Terrier đặc biệt yêu quý và quấn chủ. Chúng thích việc cùng được ra ngoài đi dạo hay chơi đùa cùng với chủ nhân. Với bản tính hiếu động của mình thì chú chó chơi những trò như ném bóng khá giỏi. Nhưng đôi khi chúng có thể nằm yên một chỗ hay ngồi trầm ngâm ngắm nhìn chủ nhân cùng với gia đình chơi đùa.

Cục tính

Không giống như những chú chó khác ưa nịnh và thích được chọc ghẹo thì Bull Terrier lại khác. Chú ta rất ghét bị làm phiền, vì thế đối với những đứa trẻ còn nhỏ thì không nên cho chơi cùng chó, dễ xảy ra tranh chấp và sự cố. Thậm chí đôi khi còn có những hậu quả vô cùng khôn lường nên cha mẹ cần chú ý.

Chăm sóc sức khỏe cho chó Bull Terrier thế nào?

Chó Sục Bò rất tăng động và nghịch ngợm, chính vì thế để đảm bảo sức khỏe cho chúng bạn cần phải đưa chú chó đi dạo và vận động thường xuyên. Từ đó, chúng sẽ giải phóng được hết năng lượng dư thừa và cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều so với việc cứ ru rú ở trong nhà. Thậm chí, nếu không ra ngoài thường xuyên thì tính cách chúng sẽ trở nên bất trị.

Ngoài ra, giống chó này rất dễ mắc phải căn bệnh tai điếc. Đây là bệnh khá phổ biến và rất nhiều chú chó giống này gặp phải. Điều này vô hình chung sẽ làm giảm đi sự nhanh nhạy và linh hoạt của chú chó đi khá nhiều. Tuy không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng việc chúng nghễnh ngãng cũng là một bất lợi lớn.

Thêm một căn bệnh mà giống chó này cũng thường mắc phải chính là hành vi ám ảnh. Nếu bạn thấy chúng thường xoay tròn và tìm cách cắn chính đuôi của mình thì chắc chắn chúng đang bị chứng này. Điều nguy hiểm hơn cả là bệnh này sẽ làm chúng bị biến đổi về tính cách. Chúng ngày càng trở nên hung dữ và táo tợn hơn.

Tuy nhiên sau một giấc ngủ chúng sẽ quên hết mọi sự việc xảy ra trước đó. Hầu hết những triệu chứng này thường gặp ở những chú chó đã trưởng thành. Vì thế vào giai đoạn này bạn cần phải hết sức thận trọng. Phát hiện bệnh thì bạn nên đến các cơ sở y tế thú ý để được tư vấn và tìm cách khắc phục.

Cách huấn luyện chó Bull Terrier chuẩn xác nhất là gì?

Hầu hết những người nuôi chó Bull Terrier lâu năm đều có kinh nghiệm và rất nghiêm khắc trong quá trình dạy dỗ nhằm giúp chú chó trở nên hoàn thiện hơn. Nếu bạn không có phương pháp huấn luyện tốt nhất thì khả năng chú chó sẽ phá phách và không chịu nghe lời chủ là rất cao. Chính vì thế cần có phương án huấn luyện bài bản.

Thêm nữa, bản tính của chúng là trung thành với chủ nhân nên chúng sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái và dễ chịu nếu chủ nhân vui vẻ. Chính vì thế, khi huấn luyện bạn đừng nên quá nghiêm túc mà hãy tỏ ra rằng bản thân đang rất vui để khích lệ tinh thần chúng. Chính sự hài lòng của bạn sẽ làm cho chú có thêm động lực vượt qua bài tập.

Ngoài ra, bạn cũng nên chọn những nơi có khuôn viên rộng lớn như: công viên, sân vườn để thực hiện bài tập. Kết quả đạt được sẽ tốt hơn rất nhiều. Không những thế, thường xuyên chạy nhảy và rượt đuổi sẽ giúp chú chó cơ những cơ bắp săn chắc và khỏe khoắn hơn cả.

Để có thể huấn luyện Bull Terrier trở thành một chú chó dũng cảm và hữu ích thì bạn cần phải kiên trì. Hoặc nếu không có thời gian và kinh nghiệm thì bạn cũng có thể gửi chú chó đến những trại huấn luyện để các chuyên gia dạy dỗ và tạo những thói quen tốt.

Chó Bull Terrier giá bao nhiêu?

Giá chó Bull Terrier trên thị trường hiện nay được chia thành nhiều phân khúc tương ứng với chất lượng và độ thuần chủng. Cụ thể như sau:

Từ 15- 17 triệu

Đây là những em chó được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. chúng không có giấy tờ xác minh và nguồn gốc rõ ràng, giai phả đầy đủ nên độ thuần chủng không thể biết chính xác. Nhưng bù lại sức khỏe của những em cún này cực tốt.

Từ 40-50 triệu

Với mức giá này thì bạn hoàn toàn có thể sở hữu được một em chó đầy đủ giấy tờ và nguồn gốc rõ ràng. Hầu hết những chú chó này đều được nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan nên chất lượng đảm bảo và đã trải qua quá trình huấn luyện cơ bản. Những em chó này cũng có ngoại hình đẹp và tính cách rất tốt.

Trên 5000$

Nếu mua được chú chó với giá này thì bạn hãy yên tâm, đấy chắc chắn là hàng “cực phẩm”. Không chỉ đẹp người, đẹp nết mà chú chó còn có đầy đủ giấy tờ, độ thuần chủng 100%, chất lượng vượt trội được nhập khẩu trực tiếp từ những nước Châu Âu. Tuy nhiên trên thị trường rất hiếm bạn khó lòng mà mua được một em.

Để mua được một chú chó Bull Terrier cũng không mấy khó khăn. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm chúng ở bất cứ shop bán chó cảnh nào tại chúng tôi và Hà Nội. Tuy nhiên không phải địa chỉ nào cũng uy tín, chất lượng, nên bạn cần phải xem xét cẩn thận trước khi quyết định “xuống tiền”. Tốt nhất là bạn hãy xem đánh giá của người yêu chó trước đã.

Ngoài ra bạn cũng có thể đặt mau chó trên những trang web rao bán như: Hội yêu chó mèo, chúng tôi chúng tôi chúng tôi chodocu.com,… Những nơi này thường rao bán với giá rẻ hơn rất nhiều so với giá trên thị trường. Tuy nhiên, khi mua ở đây có thể bạn sẽ gặp phải khá nhiều rủi ro, chính vì thế nên suy nghĩ thật kỹ lưỡng.

Lời kết

Tìm Hiểu Về Chó Becgie

Sở dĩ chó Becgie được xếp vào loài gia súc là bởi vào những năm đầu thế kỷ XIX, người châu Âu đã tiến hành lai tạo các giống chó như loài gia sức để tránh thú dữ tấn công chúng. Do đó ở mỗi địa phương lúc đó đã tiến hành lai tạo và sản sinh ra những chú chó cực khỏe, thông minh, nhanh nhẹn và mũi cực thính nhưng mỗi vùng lại khác nhau về hình dáng.

Trước vấn đề đó, năm 1981 tại Đức đã thành lập hiệp hội Phylax với mục tiêu tạo tiêu chuẩn cho những giống chó được lai tạo. Sau 3 năm thì Phylax giải tán vì nội bộ lục đục nhưng dù sao cũng đã truyền được cảm hứng cho nhiều người theo đuổi chuẩn hóa loài chó. Tiêu biểu nhất là Max von Stephanitz – Cựu sinh viên trường ĐH Thú y Berlin – Đức.

Năm 1899, Max von Stephanitz đã thấy chú chó Hektor Linksrhein tại một triển lãm chó, là một chú chó đã được chọn lọc qua nhiều đời và ông nghĩ đây là chú chó có đủ những tiêu chuẩn lao động cần thiết với sức lực, sự thông minh và trung thành. Ông quyết định mua Hektor Linksrhein về và đổi tên thành Horand Von Grafrath, đồng thời thành lập Hiệp hội chó chăn cừu Đức.

Sau đó Hektor Von Schwaben lại được phối với những chú chó khác sinh ra Beowulf. Beowulf là chú chó đã sinh ra 84 con khi được phối giống với con cháu của Hektor. Những chú chó con của Beowulf được cho lai cùng dòng và con của chúng lại tiếp tục sinh ra dòng chó chăn cừu Đức, chính là chó Becgie mà chúng ta đang tìm hiểu.

2. Đặc điểm của chó Becgie Đức, Bỉ và Nga

Đặc điểm nhận dạng dễ nhất của Becgie Đức là chúng có thân hình to lớn hơn các loại becgie khác trên thế giới.

Như đã nói ở phần trên, Becgie Đức đã được nhân giống khắp thế giới và đến nay ngoại hình của chúng khác xa với chú chó Hektor Linksrhein đầu thế kỷ XIX. Đầu của chúng to hơn, tai cũng dài và lớn hơn còn lưng thì cong xuống. Becgie Đức được rất nhiều người trên thế giới ưa chuộng và đặc biệt chúng được các lực lượng quân đội, cứu hộ, cảnh sát trên khắp thế giới chọn nuôi và huấn luyện.

Với chiếc mũi siêu thính, chó Becgie Đức được chọn thực hiện các vụ tìm kiếm cứu hộ và thậm chí để đánh hơi tội phạm, ma túy. Thân hình chúng cực vạm vỡ và dẻo dai nên được nhiều đơn vị huấn luyện để tham gia chiến đấu hoặc làm cảnh vệ, trấn áp tội phạm. Tại Việt Nam hiện nay giống chó này đang được bán với mức giá từ 3,5 – 7 triệu đồng tùy từng bé.

Gọi Becgie Bỉ không chắc ai cũng biết nhưng gọi chó Manilois thì chắc chắn rất nhiều người biết vì đây là tên mà người Việt thường gọi với giống chó này.

Becgie Bỉ được lai tạo vào những năm cuối thể kỷ XIX từ chó becgie Đức bản địa. Tuy vậy đến nay Becgie Bỉ vẫn chưa đươc AKC cùng nhiều tổ chức khác công nhận là một giống chó riêng mà vẫn là cùng họ với Becgie Đức.

Becgie Bỉ có ngoại hình hơi giống chó Becgie Đức thời kỳ đầu với cái đầu nhỏ, tai cũng nhỏ hẹp, mõm dài, lưng thẳng và chỉ hơi cong ở phần hông. Tuy khác về ngoại hình nhưng tính cách trung thành, sự mạnh mẽ và trí thông minh thì không hề thua kém. Cũng chính vì thế mà tại Bỉ và một vài nước châu Âu đã chọn Manilois để phục vụ trọng quân đội, cảnh sát. Tại Việt Nam giống này hiếm hơn Becgie Đức và thường có giá bán dao động từ 5 – 9 triệu đồng tùy người bán.

Loài chó này xuất hiện ở Nga vào những năm 1930, là kết quả từ sự lai tạo giữa Becgie Đức và chó bản địa của Nga. Becgie Nga tiếp nối được sức mạnh và trí thông minh của Becgie Đức nhưng lại có khả năng chịu lạnh cực tốt để thích nghi với khí hậu nước Nga. Tại Nga và các nước Đông Âu, giống chó này được huấn luyệ đển thực hiện nhiệm vụ tuần tra biên giới.

Becgie Nga ngoài bộ lông màu sáng hơn thì đặc điểm ngoại hình gần giống với Becgie Đức thời kỳ đầu với thân hình cơ bắp, chân dài, đầu nhỏ, lưng thẳng và tai dơi. So với Becgie Bỉ và Đức thì Becgie Nga ít phổ biến hơn tại Việt Nam cũng như trên thế giới, đa số tập trung ở Nga và một số nước Đông Âu. Việt Nam cực hiếm thấy người nuôi giống chó này vì nếu muốn nuôi phải mua từ tận nước Nga với giá rất đắt, lên đến hơn 20 triệu đồng mà chưa bao gồm phí vận chuyển.

Mọi thắc mắc khác về chó Becgie hay bất kỳ giống chó nào khác xin vui lòng liên hệ chuyên gia chăm sóc thú cảnh theo Hotline 0981.427.586. Thú cảnh Việt – trại bán chó becige đức, bỉ, nga, thuần chủng tại hà nội và tphcm luôn sẵn sàng giải đáp và hỗ trợ quý khách!

Xem Ảnh và Video Đàn Cún Đẹp Đang Bán Qua Zalo:

Xuất phát từ những hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống, bên cạnh Yến luôn có những chú chó làm bạn để tâm sự ngày đêm. Hiểu và thấu cảm cho những hoàn cảnh khó khăn đó, những chú chó đã thể hiện sự đồng cảm của mình với Yến. Từ đó, Yến đã quyết định theo đuổi đam mê chăn nuôi và chăm sóc các loài vật nuôi. Và đến ngày hôm nay, Yến muốn được chia sẻ kinh nghiệm của mình tới tất cả mọi người, mong rằng mọi người cũng sẽ yêu các loại động vật như yến. Hãy coi chúng là những người bạn đồng hành trung thành nhất. Bạn sẽ thấy được giá trị của chúng.

Bạn cảm thấy sao? Hãy cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn!

Tìm Hiểu Về Loài Gấu

Gấu có nhiều phân loài, nhưng người ta thường biết đến gấu chó, gấu ngựa, gấu Bắc cực, gấu xám. Riêng với gấu trúc, lại là một phân loài hết sức đặc biệt.

Gấu chó sống chủ yếu trong các rừng mưa nhiệt đới Đông Nam Á. Loài này có thân hình gọn ghẽ so với những loài gấu khác. Sở dĩ gọi là “gấu chó” cũng chính bởi đặc điểm ấy. Gấu chó trưởng thành có chiều dài khoảng 1,2m, chiều cao khoảng 0,7m. Trừ gấu trúc ra thì chúng được coi là “em út” của họ hàng nhà gấu. Loài gấu này đuôi rất ngắn, chỉ khoảng 5-7cm. Cân nặng tối đa cũng chỉ trên dưới 60kg, có nghĩa là cũng chỉ nhỉnh hơn một con chó to chút đỉnh mà thôi.

Gấu chó.

Lông của gấu chó ngắn và mượt, phù hợp với môi trường sống độ ẩm cao. Chúng thường có màu đen, duy phần ngực có màu vàng da cam nhạt. Bàn chân gấu chó khá to, gan bàn chân trần thích hợp với việc leo trèo. Khi đi, chúng có dáng vẻ “vòng kiềng” do các chân hướng vào trong. Gấu chó thường kiếm ăn vào ban đêm, còn ban ngày chúng thường tắm nắng, nghỉ ngơi ở những quãng rừng thưa. Chính vì đặc điểm này mà gấu chó dễ dàng rơi vào tầm ngắm của những kẻ săn bắn.

Gấu chó rất thích ăn mật ong. Nhờ có khả năng leo trèo chúng có thể đu bám vào những cành cây cao để lấy mật ong. Nhưng cũng chính vì thế mà chúng thường bị ong đốt đến chết ngất. Lúc bấy giờ, một con gấu chó dù táo tợn đến đâu cũng không còn khả năng tự vệ. Loài gấu này sinh nở không theo mùa, mỗi lứa đẻ 2 con, sau khi mang thai khoảng 96 ngày. Sau khi được mẹ cho bú khoảng 18 tháng, gấu con tự đi kiếm mồi và sau 3 năm chúng đạt độ trưởng thành. Một con gấu chó sống trong điều kiện tự nhiên có thể tới 27 năm.

Gấu ngựa, hay còn gọi là gấu đen châu Á, thường sống ở những khu vực có độ 3.000m so với mực nước biển. Nó cũng là loài giỏi leo trèo cho nên việc kiếm thức ăn với chúng khá dễ dàng. Một con gấu ngựa đực trưởng thành nặng từ 100-120kg; gấu cái nhỏ hơn: chừng 70-90kg. Chiều dài toàn thân từ 1,5-2m, gần như một con ngựa.

Gấu ngựa.

Gấu ngựa được cho là loài thú khá hung dữ, chúng hoàn toàn có thể tấn công con người một cách trực diện. Tuy nhiên, loài gấu này cũng là đối tượng bị săn bắn nhiều nhất, tới nay chúng đã được đưa vào Sách đỏ của IUCN (Hiệp hội bảo tồn thế giới) như là loài dễ bị thương tổn trong số các động vật đang bị đe dọa. Gấu ngựa thường về khu vực gần người sinh sống, phá hoại hoa màu, vì thế chúng bị săn đuổi thường xuyên. Thêm nữa, người ta cho rằng mật của loài gấu này quý nên chúng cũng thường bị giết để lấy mật.

Gấu trắng Bắc cực là một loài động vật có vú lớn, là loài động vật ăn thịt lớn nhất trên đất liền. Loài gấu này có mặt ở ngoài khơi bờ biển phía bắc và tây bắc Alaska, Canada, Greenland, Svalbard (Nauy) và Liên bang Nga. Hiện chúng co khoảng 35.000 con, trong đó tới 60% sống ở lãnh thổ Canada.

Một con gấu đực Bắc cực khi trưởng thành có thể nặng tới 800kg, trong khi đó con cái chỉ chừng 400kg. Con đực trưởng thành dài khoảng 2,4-2,6m; con cái từ 1,9-2,2m. Người ta từng ghi nhận một con gấu Bắc cực nặng tới 1 tấn, khi đứng cao tới 3,4m.

Lông gấu Bắc cực màu trắng, lẫn vào với màu băng tuyết. Lông của chúng cũng không thấm nước, giúp cho việc bơi lội tìm mồi khá dễ dàng. Tuy nhiên, để chống chọi được với nhiệt độ quá thấp, cùng với bộ lông, gấu Bắc cực còn có một lớp mỡ dày đến 10cm. Nhờ đó, ngay cả khi nhiệt độ xuống tới -40°C thì gấu Bắc cực vẫn không hề rét mướt. 

Một gia đình gấu Bắc cực.

Một con gấu cái khi mang thai cũng trùng với lúc loài này ngủ đông. Lúc đó, nhịp tim của nó giảm từ 70 lần/phút xuống 8 lần/phút, nhưng thân nhiệt của chúng vẫn bình thường. Khi ngủ đông, chúng sống được là nhờ  vào lượng mỡ của cơ thể. Thật kỳ lạ là vào quãng thời gian này, chúng không hề đại, tiểu tiện.

Gấu Bắc cực nuôi sống mình bằng hải cẩu. Chúng thường lột da hải cẩu trước khi ăn và cũng chỉ ăn lớp mỡ dưới da và bộ lòng mà thôi. Loài gấu này được coi là sát thủ bậc nhất trong những động vật ăn thịt, nhờ vào sức mạnh của toàn bộ cơ thể, tốc độ chạy rất nhanh và sự dẻo dai hiếm gặp. Khi cách con mồi chừng 1m, chúng đẩy hai chân sau để bật tới với sức mạnh hủy diệt.

Một con gấu Bắc cực cái khi được 5 tuổi thì bắt đầu giao phối, trong khi con đực phải đợi đến 8 tuổi. Tháng 4 hàng năm là mùa “kết bạn” của gấu Bắc cực, sau đó gấu cái sẽ mang thai trong vòng từ 195-265 ngày. Người ta cũng không hiểu tại sao thời gian mang thai của loài gấu này lại chênh lệch quá rộng như vậy. Thường chúng đẻ sinh đôi. 26 ngày tuổi, gấu con đã có thể nghe được, nhưng phải đợi đến 1 tuần sau mới mở mắt. Gấu con  bú mẹ chừng 20 tháng, sau đó tự đi kiếm mồi.

Gấu xám có khả năng bắt cá tài tình.

Loài gấu bị săn bắn nhiều không chỉ để lấy da, lông, thịt…, mà quan trọng hơn là lấy mật. Quan niệm mật gấu rất bổ đã là nguyên nhân chính đẩy chúng tới bờ của sự tận diệt. Tuy nhiên, y học hiện đại chứng minh rằng mật gấu không phải là một vị thuốc chữa những chứng nan y, ngược lại nó còn gây ra ngộ độc cho con người nếu dùng quá liều. Dẫu đã có nhiều cảnh báo nhưng nhiều người vẫn săn lùng mật gấu với giá cao. Vì thế, thị trường xuất hiện nhiều loại mật gấu giả, mang tới nguy hại cho người sử dụng.

Ở một số quốc gia châu Á, gấu được nuôi để lấy mật. Tuy nhiên, đó là điều không được khuyến khích.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Chó H’Mông Cộc trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!