Xu Hướng 5/2023 # Tìm Hiểu Giống Chó Ngao Anh: Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Tính Cách Và Cách Chăm Sóc # Top 6 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Tìm Hiểu Giống Chó Ngao Anh: Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Tính Cách Và Cách Chăm Sóc # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Giống Chó Ngao Anh: Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Tính Cách Và Cách Chăm Sóc được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chó Ngao là giống chó được nuôi khá phổ biến ở Tây Tạng (Trung Quốc). Ở Anh cũng xuất hiện loài chó với tên gọi là chó ngao Anh nhưng có đặc điểm khác biệt hoàn toàn so với giống chó Trung Quốc. Có lẽ, điểm giống nhau duy nhất chính giữa ngao Anh và ngao Trung Quốc là kích cỡ khổng lồ, khó có dòng chó nào so bì được. Để tìm hiểu thêm về giống chó này, bạn hãy tìm đọc trong bài viết sau đây của chúng tôi.

Mastiff có phải chó ngao Anh hay không?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải giải nghĩa được từ Mastiff là gì. Mastiff trong tiếng Anh có nghĩa là chó ngao. Thông thường các dòng Mastiff đều được đặt tên theo nguyên tắc: chữ Mastiff kết hợp với tên quốc gia. Như vậy, chó ngao Anh sẽ có tên là English Mastiff hoặc Old English Mastiff. Tuy nhiên, nếu chỉ nhắc đến Mastiff thì bạn cũng có thể hiểu đây chính là chó Ngao Anh.

Những giả thuyết về nguồn gốc của chó ngao Anh

Giả thuyết 1: Chó ngao Anh có nguồn gốc từ chó Molosser

Giống chó Molosser vốn có tổ tiên thuộc nhóm chó Molosser. Đây là giống chó có nguồn gốc xuất xứ từ vùng đất Tây Tạng – Trung Quốc. Bởi chúng sở hữu thân hình khổng lồ, dữ dằn như loài sư tử.

Chó Molosser xuất hiện cách đây từ hàng ngàn năm trước nhưng đã bị tuyệt chủng. Nhưng chú chó Molosser ở Tây tạng được Marco Polo miêu tả với kích thước tương xứng với con lừa và chúng sở hữu tiếng sủa vang rền như loài sư tử. Các đặc điểm này được đánh giá là có mối quan hệ ít nhiều với giống chó ngao Tây Tạng.

Khi được du nhập vào Châu Âu, giống chó Molosser Dog được nuôi với mục đích làm chó săn và tham gia các cuộc đấu chó. Những chú chó này từng được người La Mã huấn luyện để giao chiến trong nhiều trận đánh. Chúng được dạy cách làm cận vệ để bảo vệ tướng sĩ và sẵn sàng đấu với các con thú dữ như: Sư tử, voi, gấu, hổ,… La Mã ngày càng săn lùng và nhập nhiều giống chó có kích thước to và dũng mãnh.

Đến với nước Anh, giống chó Molosser lại được huấn luyện để làm chó tham gia và phục vụ trong quân đội. Chúng được dạy các hoạt động săn bắn, đấu bò, đấu chó hoặc dùng để làm chó bảo vệ, canh gác cung điện của quý tộc, thân vương và công hầu thời xưa.

Trong khi đó, các bằng chứng tại Iraq và Ba Tư lại tìm ra giống chó này thuộc nguồn gốc Trung Đông. Chó Molosser được các thương gia đưa tới châu Âu vào thế kỷ IV – VI TCN. Sau đó, chúng được phát tán rộng rãi sang phía Bắc Trung quốc và Ấn Độ. Các nhà khai quật từng tìm thấy hình ảnh chó ngao Anh trên tượng đất nung tại Iraq có niên đại khoảng 2.000 năm TCN.

Những điều trên đã chứng minh giả thuyết rằng chó ngao ở Anh có tổ tiên là giống chó Molosser.

Giả thuyết 2: Chó ngao Anh có nguồn gốc từ nhóm chó Alaunt đã bị tuyệt chủng

Giả thuyết thứ 2 cho rằng chó ngao ở Anh bắt nguồn từ nhóm chó Alaunt thông qua câu chuyện lịch sử được truyền qua nhiều đời. Câu chuyện kể rằng, nhóm chó Alaunt có nguồn gốc xuất xứ tại Trung Á từng là tổ tiên của dòng chó Kavkaz (Caucasian Shepherd Dog). Giống chó này được nuôi và thuần dưỡng để tham gia các cuộc đấu chó, chăn gia súc,…xuất hiện lâu đời ở Anh.

Trong một sự kiện ở Anh xuất hiện cách đây hơn 500 năm, cụ thể là ngày 25/10/1415 trong trận chiến giữa Pháp và Anh. Có một vị tướng Anh tên Sir Piers Legh bị thương và được chú chó Kavkaz lao ra chống trả, xả thân bảo vệ chủ nhân của mình.

Sau sự kiện đó không lâu, Sir Piers Legh qua đời ở Pháp và thi hài của ông được mang về Anh Quốc. Chú chó Kavkaz ngày nào đã được gia đình ông nuôi và nhân giống trong lâu đài Lyme Hall (Cheshire – Anh). Gia đình của Legh đã chọn lọc những con chó có hình dáng giống với chó Kavkaz đã từng cứu mình để lai tạo giống.

Trải qua nhiều đời, dòng họ của Legh đã tiến hành nuôi và lai tạo nhiều giống chó Mastiff trong suốt 500 năm cho đến tận thế kỷ 20. Những chú chó ngao Anh này không bị lai tạp và bắt đầu hình thành ở quốc gia này. Chính sự kiện này đã tạo nên cái nôi cho giống chó Mastiff và là địa điểm lịch sử dành cho những người yêu thích dòng chó Mastiff.

Chó ngao Anh: Gã khổng lồ thực thụ trong họ hàng nhà chó

So với các giống chó có mặt trên khắp Thế giới, những chú chó ngao Anh xứng đáng được mệnh danh là “gã khổng lồ”. Giống chó này đứng đầu về cân nặng và kích thước to lớn không giống chó nào bì được. Đặc biệt, giống chó này sở hữu chiều cao chỉ đứng sau dòng chó săn Irish Wolfhound (Ái Nhĩ Lan) và giống chó Great Dane.

Những chú ngao Anh đực trưởng thành sở hữu chiều cao khoảng 76,2cm với cân nặng 72,5 kg. Con cái có chiều cao khoảng 68,6 cm với cân nặng 68 kg. Trong khi đó, những chú chó đực cỡ đại với cân nặng khủng lên tới 91kg.

Sở hữu kích cỡ “siêu to siêu khổng lồ” nhưng giống ngao Anh lại có thân hình cân đối, cơ bắp săn chắc. Điểm nhấn nổi bật là phần đầu to nhìn vuông vức và có một rãnh hẹp nổi rõ ở hai bên mắt. Mõm của chúng rộng với bộ răng sắc, bén và rắn chắc. Mũi của ngao Anh to, có màu đen. Hai mắt của chú chó này cách xa nhau nhưng không quá lồi, xung quanh mắt có nhiều quầng đen, lòng mắt màu đen hoặc nâu.

Dòng ngao Anh còn sở hữu đôi tai nhỏ hình chữ V có kích thước tương đương với hộp sọ, tai có màu đen và lúc nào cũng rủ xuống đầu. Phần cổ nhìn rắn chắc có chiều dài tầm trung. Cổ nhiều cơ bắp nhìn hơi cong và to dần về khung xương vai. Đuôi của ngao Anh dài, thuôn và to dần về phía chân sau.

Bên cạnh đó, Chó Ngao Anh có lớp da vừa phải, mỏng và có nhiều lớp da thừa tạo nên nếp nhăn đặc trưng ở đỉnh đầu. Toàn thân được bao phủ bởi lớp lông ngắn, dày và thẳng với các màu nổi bật như: Bạc, nâu vàng nhạt, màu mơ, nâu vàng ánh kim hoặc có sọc vẹn.

Tuổi thọ trung bình của những chú ngao Anh khỏe mạnh kéo dài khoảng 10 – 12 năm. Tùy vào quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc của mỗi gia đình mà tuổi thọ có thể cao hơn.

Tính cách chó ngao Anh: Trái tim trầm tĩnh, tốt bụng bên trong vẻ ngoài vĩ đại

Sự thân thiện

Trái ngược với vẻ ngoài thô, hùng dũng, Ngao Anh là một giống chó sở hữu tâm hồn lương thiện, trái tim trầm tĩnh và luôn biết cách làm vui lòng chủ nhân. Chính vì có thân hình to vạm vỡ nên giống ngao Anh thường bị nhiều người lo sợ, xa lánh khi mới bắt gặp lần đầu.

Sở hữu thân hình nặng cả trăm ký những khi tiếp xúc với giống chó này, bạn sẽ bị bất ngờ bởi tính cách hòa đồng mà không hề hung hăng hay hiếu chiến. Tuy vậy, so với những giống chó khác thì những chú ngao Anh thường có tính tình lạnh lùng hơn.

Luôn bảo vệ chủ nhân

Bản năng của những chú ngao Anh vốn là chó canh gác nên chúng rất ít khi sủa tùy tiện. Chú chó của bạn chỉ sủa khi chúng cảm nhận được điều chẳng lành. Chúng sẵn sàng trở nên hung dữ để chống lại kẻ xấu.

Ngao Anh xứng đáng là “những cận vệ” trung thành, tận tụy, nghiêm túc và luôn thầm lặng hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Chúng luôn biết cách để giữ gìn lãnh thổ và bảo bệ gia đình của chủ nhân bất kể khi nào bạn cần mà không phải huấn luyện chúng.

Đặc biệt khi tấn công và bắt được kẻ xấu xâm nhập vào lãnh thổ, chú chó của bạn chỉ dồn kẻ lạ vào chân tường. Sau đó, chúng sẽ dùng sức nặng để đè lên mà không tấn công hay cắn xé.

Không chỉ sở hữu tính cách nổi trội trên, giống chó này còn rất tự tin, tốt bụng và luôn thận trọng trong mọi thứ. Nhờ có tính trung thần, can đảm và kiên nhẫn nên giống chó này được nhiều gia đình ưa chuộng. Kể cả gia đình có trẻ em hoàn toàn an tâm khi cho chơi cùng với chó cưng trong nhà.

Mặc dù có nhiều mặt tốt trong tính cách, thế nhưng bạn cũng không nên chủ quan hay lơ là khi để trẻ chơi với ngao Anh. Hãy để mắt tới trẻ và chó cưng 24/24 để tránh những trường hợp nằm ngoài tầm kiểm soát.

Đa số những chú chó ngao Anh chỉ thực sự cắn người khi chúng bị đánh đau hoặc bị trêu chọc tức. Nếu gia đình bạn nuôi một chú chó có cân nặng cỡ đại thì càng cần phải cân nhắc mỗi khi cho chúng chơi với trẻ nhỏ để đảm bảo an toàn.

Những lưu ý khi chăm sóc chó Ngao Anh

Với chó nhỏ

Những chú ngao Anh còn nhỏ vốn có tính cách nhạy cảm, dễ buồn tủi và giận dỗi khi bạn quát mắng, đánh đập hay đối xử không công bằng.

Những bé ngao Anh rất thích được nghe chủ nhân thủ thỉ, trò chuyện, vuốt ve và nằm bên cạnh khi chúng ngủ. Trong trường hợp, bạn bắt buộc phải để chó con ở nhà thì hãy tìm cách để chú chó cưng của mình làm quen với nếp sinh hoạt hàng ngày.

Hãy để chú chó của bạn luôn cảm thấy an toàn và không bị lo lắng hay hoảng sợ mỗi khi chủ nhân lo lắng. Trước tiên, bạn nên vắng mặt vài giờ rồi từ từ mới tìm cách vắng nhà ít ngày cho đến khi tăng dần tần suất để chó cưng ở một mình. Lưu ý, hãy tạo cho chó cưng niềm tin rằng bạn chắc chắn sẽ quay lại và không để chúng ở một mình quá lâu.

Để giảm cảm giác nhàm chán khi chó cưng ở một mình, bạn nên mua đồ chơi cho chó cưng. Dù là chó con hay chó trưởng thành thì bạn cũng nên nhớ rằng, không nên để chó cưng ở một mình quá 6 – 8 tiếng/ngày.

Điều kiện sống

Do sở hữu thân hình to lớn, kích cỡ khổng lồ nên những chú ngao Anh không phù hợp để nuôi và chăm sóc ở nơi có khí hậu ẩm ướt hay quá nóng. Do giống chó này không thích bị nuôi nhốt và sống quá lâu trong nhà. Để nuôi giống chó này, đòi hỏi gia đình bạn phải có không gian lớn với khoảng sân rộng để chó cưng được chạy nhảy và chơi đùa mỗi ngày.

Tuy nhiên, bạn vẫn có khả năng nuôi một chú ngao Anh trong căn hộ kích thước tầm trung. Với điều kiện mỗi ngày bạn nên cho cún của mình ra ngoài đi dạo và vận động thay vì nhốt trong nhà kín mít.

Khi được chủ nhân dắt ra ngoài và đi dạo chơi, những chú ngao Anh vô cùng thích thú, tâm trí thoải mái hơn. Mặc dù vậy, bạn cũng nên xích chó cưng và chỉ dắt chúng đi dạo, hạn chế để chúng chạy nhảy quá sức. Bởi cân nặng của giống chó này có thể là nguyên nhân gây áp lực chèn lên các khung xương và gây ra những căn bệnh về khớp.

Cách cho chó ngao Anh Ăn

Cũng tương tự như các giống chó cưng khác, ngao Anh cần được chăm sóc chu đáo với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Để chú chó cưng của mình phát triển khỏe mạnh, ít mắc phải các bệnh ở chó, bạn nên cung cấp các khẩu phần ăn đầy đủ thành phần sau:

Thực phẩm giàu chất xơ và chất đạm nhưng ít chứa chất béo no. Bao gồm: Thịt bò, yến mạch, lúa mạch vàng, lúa mạch đen và khoai tây.

Thức ăn cho chú ngao Anh nên là thực phẩm mềm, được ngâm ướt và giúp chó cưng dễ tiêu hóa.

Bạn nên hạn chế cho chó cưng ăn các loại thức ăn khô dạng hạt, bởi thức ăn này có thể nở trong dạ dày, gây cảm giác khó tiêu và chướng bụng.

Đối với những chú chó con nên hạn chế cho ăn các loại gan khô hay quá nhiều phô mai trong ngày.

Tùy vào độ tuổi và thể trọng của mỗi chú chó cưng mà bạn cung cấp khẩu phần ăn hợp lý. Chia đều các bữa ăn trong ngày và tránh để chó cưng ăn quá ít hay quá nhiều cũng không tốt.

Thông thường, những chú chó con đủ 2 tháng tuổi chỉ cần ăn 3 – 4 chén thức ăn/ngày là đủ. Trong khi đó, chó ngao Anh từ 9 tháng tuổi cần được ăn khoảng 11 chén thức ăn/ngày. Vì là giống chó thích vận động nên chúng ăn rất nhiều và ăn mọi lúc mọi nơi.

Lưu ý khi cho chó ngao Anh ăn, bạn nên cho ăn đúng giờ và tránh dồn quá nhiều thức ăn trong một bữa. Do giống chó này ăn không kiểm soát, ăn bất chấp nên rất dễ bị đầy hơi, khó tiêu.

Chăm sóc lông và răng

Giống chó này thường bị rụng lông và thay đều vào hai mùa xuân và mùa thu hàng năm. Ngao Anh sở hữu bộ lông dày, ngắn nên rụng không quá nhiều và bạn không tốn sức để dọn dẹp hay chăm sóc mỗi ngày.

Để giữ cho chó cưng được sạch sẽ, tránh các bệnh ngoài da, bạn nên tắm cho chó cưng đều đặn mỗi tuần. Lông cần được sấy khô, chải chuốt và chú ý phần lông ở xung quanh mặt. Do mặt của giống chó này thường có nhiều nếp nhăn nên khó vệ sinh và rất hay bị bỏ sót, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.

Về răng miệng, bạn cần vệ sinh răng cho chó cưng 2 đến 3 lần tuần. Mỗi lần nên dùng bàn chải chuyên dụng, đánh sạch từng kẽ răng để loại bỏ cao răng và các cặn bẩn bám trong từng kẽ răng. Giúp loại bỏ các loại vi khuẩn gây ra bệnh về răng miệng ở chó cưng.

Những vấn đề về sức khỏe

Do là giống chó sở hữu thân hình đồ sộ với vóc dáng nặng nề nên chúng cũng hay mắc các căn bệnh thường gặp ở thú cưng. Khi nuôi chó ngao Anh trong nhà, bạn sẽ chuẩn bị tâm lý để chữa trị các bệnh thường gặp ở cún như:

Bên cạnh đó, giống chó này còn dễ mắc các bệnh mạch vành (CHD), bệnh lộn mí dưới (Ectropion), teo võng mạc tiến triển (PRA), xoắn dạ dày và bệnh tăng dịch âm hộ.

Thân hình to lớn nên giống chó này cũng thường mắc các bệnh béo phì, thừa cân.

Nên cho chó ngao Anh hoạt động thể chất thế nào?

Những chú chó Mastiff có tính tình trầm tính nên rất hay lười biếng. Tuy nhiên, bạn nên cho chó cưng tham gia các hoạt động ngoài trời và vận động thường xuyên. Điều này giúp chú chó cưng của bạn trông gọn gàng, cơ thể không quá xồ xề mà lại năng động và nhạy bén hơn.

Bạn nên cho chó cưng đi bộ đều đặn 2 tiếng/ngày để rèn luyện thể chất và giải phóng nguồn năng lượng tiêu cực. Mỗi lần dắt chó cưng đi dạo, bạn nên đi bên cạnh hoặc đi phía sau. Lưu ý mỗi khi dắt chó đi dạo ngoài công viên, nơi tập trung đông người, bạn nên xích chó lại và hạn chế để chúng chạy nhảy lung tung.

Cách khen thưởng, trừng phạt, huấn luyện chó ngao Anh nghe lời

Khen thưởng, trừng phạt và huấn luyện giống chó Mastiff cũng cần có kinh nghiệm và áp dụng bài bản. Bởi khi huấn luyện sai cách càng khiến chó cưng của bạn trở nên ngang bướng, lì lợm và phản ứng thái quá. Để thoải mái tâm trí khi sống cùng chú ngao Anh trong nhà, bạn cần thực hiện những cách sau đây.

Nên huấn luyện chó ngao Anh từ khi nào?

Hầu hết những chú chó đều có khả năng huấn luyện khi đủ tuổi xuất chuồng và độ tuổi này dễ nghe lời hơn. Vì vậy, bạn nên thực hiện các biện pháp huấn luyện chó Mastiff ngay từ khi chúng còn nhỏ. Hãy dạy chó cưng cách hòa nhập với cộng đồng con người và các chú chó khác.

Những chú chó Mastiff nếu huấn luyện sai cách sẽ trở nên hung hăng, sẽ gây nguy hiểm cho người xung quanh. Trong khi đó, chó quá hiền lành hay nhút nhát cũng không tốt, chúng sẽ không biết khi nào cần “xả thân” để cứu và bảo vệ chủ nhân.

Hầu hết những người khi huấn luyện giống chó Mastiff lần đầu đều bối rối và chó cưng thường cứng đầu làm cho bạn phát cáu. Thay vì đánh đập hay quát mắng chúng, bạn kiên nhẫn và từng bước rèn luyện chó cưng biết nhiều thói quen tốt cho đến khi chúng thành thạo hẳn.

Nên khen thưởng thế nào?

Trong quá trình huấn luyện chú chó cưng của mình, bạn nên áp dụng các biện pháp khen thưởng để khích lệ chúng. Mỗi khi chú chó hoàn thành các nhiệm vụ được giao hay làm được nhiều thói quen tốt, bạn hãy sử dụng đồ ăn ngon để làm phần thưởng.

Trong lúc khen, bạn có thể vuốt ve, thủ thỉ khích lệ và nhìn vào mắt chúng với cái nhìn thân thiện và trìu mến. Đa số, những chú chó Mastiff đều cảm thấy thích thú và vui mừng khi chúng biết rằng mình đã hoàn thành nhiệm vụ nào đó và làm chủ vui lòng.

Mặc dù là khen thưởng nhưng bạn cũng không nên lạm dụng quá đà. Cũng không nên cho chó ăn quá nhiều sau khi chúng làm tốt các mệnh lệnh. Bạn có thể thay thế đồ ăn bằng đồ chơi dành cho thú cưng hoặc dắt chúng đi dạo để cải thiện tâm trí.

Có nên trừng phạt nghiêm khắc?

Tương tự như việc khen thưởng, chú chó của bạn cũng đáng bị trừng phạt khi làm sai hoặc không làm đúng các mệnh lệnh từ chủ nhân. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng bạo lực, dùng đòn roi hay quát mắng to tiếng với chó cưng.

Những hành động hung hăng càng khiến chó cưng xa lánh, không sợ hãi mà thậm chí chó Mastiff sẵn sàng tấn công nếu bạn đánh chúng quá đau. Vì vậy, hãy trừng phạt trong ôn hòa bằng cách sử dụng lời nói “Không” mạnh mẽ và cương quyết để chúng biết lỗi sai.

Mua chó ngao Anh ở đâu, giá bao nhiêu?

Đối với người yêu thích thú cưng, chắc hẳn không thể bỏ qua giống chó Mastiff cỡ đại. Tuy nhiên, để sở hữu một chú ngao Anh là điều không dễ dàng. Vậy nên mua giống chó này ở đâu, giá bao nhiêu?

Giá chó ngao Anh

Ngao Anh là giống chó thuộc “siêu Pet” nên giá thành vô cùng đắt đỏ. Hầu hết, những chú chó này không có sẵn tại Việt Nam mà phải nhập khẩu từ châu Âu hoặc tìm trong các trại nhân giống uy tín.

Để sở hữu một chú ngao Anh nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu, bạn phải bỏ ra chi phí không hề nhỏ. Khoảng 2.000 đến 9.000 USD/chú chó (Chi phí này chưa bao bao thuế, phí vận chuyển). Trong khi đó, những chú chó Mastiff bán tại Việt Nam thường có giá dao động trong các mức giá sau:

Từ 3 đến 5 triệu đồng: Với mức giá này, bạn dễ dàng mua một chú ngao Anh được nhân giống từ chó bố mẹ có nguồn gốc tại Việt Nam và thường không có đầy đủ giấy tờ. Giá có thể cao hay thấp tùy vào sự thỏa thuận giữa người mua với người bán.

Từ 8 đến 15 triệu đồng: Mức giá này bạn sẽ rinh ngay về nhà một chú ngao Anh tại các hệ thống cung cấp thú cưng uy tín. Chó cưng đảm bảo sức khỏe, có bảo hành sức khỏe. Tuy nhiên, có thể là giống chó ngao nhập từ Thái Lan hoặc chó không có giấy chứng nhận nguồn gốc đầy đủ.

Từ 15 đến 30 triệu đồng: Bỏ ra chi phí này, bạn sẽ có cơ hội rinh ngay một chú ngao Anh thuần chủng nhập trực tiếp từ nước ngoài. Chó có đầy đủ giấy tờ chứng nhận nguồn gốc và đảm bảo tình trạng sức khỏe trước khi bàn giao.

Mua chó ngao Anh tại Việt Nam

Mua chó ngao Anh tại Việt Nam với mức giá kể trên là giá không hề nhỏ đối với một số người. Dù là chó không đầy đủ giấy tờ hay chó nhập từ Châu Âu, bạn cũng nên chọn lọc thật kỹ.

Nên chọn các hộ dân nhân giống và nuôi đơn lẻ. Bạn dễ dàng tìm kiếm các bài rao bán chó của những hộ dân này trên các trang rao vặt, mạng xã hội như: Zalo, chợ tốt, chợ thú cưng, Facebook, Đảo chó,…Tuy nhiên, việc mua bán này rất tốn thời gian và bạn cần phải đến tận nơi xem chất lượng thú cưng có đảm bảo hay không.

Mua chó từ những trại chó hoặc người nuôi chó chuyên nghiệp. Giống chó ngao vốn không dễ nuôi và rất khó để nhân giống đại trà nên số lượng cung cấp ra thị trường rất hiếm. Vì vậy, muốn mua được giống chó này, bạn nên tìm đến các trại chó uy tín hoặc quen biết mối uy tín để đặt trước.

Mua chó ngao Anh tại Dogily Petshop. Trong trường hợp bạn chưa tìm được nơi nào cung cấp chó cưng chất lượng. Hãy đến với hệ thống của chúng tôi để chọn lựa cho mình một chú chó ngao thuần chủng, đầy đủ giấy tờ và đảm bảo sức khỏe. Chúng tôi cam kết mang lại sự hài lòng và cung cấp nhiều ưu đãi hấp dẫn cho mọi khách hàng.

Qua các thông tin chia sẻ về giống chó ngao Anh mà chúng tôi gợi ý ở trên. Mong rằng bài viết cung cấp đầy đủ các kiến thức bổ ích về giống chó cảnh “siêu to siêu khổng lồ này”. Giúp bạn sớm tìm mua cho mình một chú chó chất lượng để mang về nuôi, chăm sóc và yêu thương mỗi ngày.

Nếu sử dụng bài viết. Mong bạn vui lòng dẫn nguồn https://dogily.vn/cho-canh/cho-ngao-anh/ khi chia sẻ nha.

Địa chỉ thông tin Dogily Petshop bán chó Rottweiler uy tín – chuyên nghiệp

Trụ sở chính: Dogily Petshop quận 1: Dogily Petshop Phú Nhuận: Dogily Petshop Tây Hồ:

Trang trại nhân giống Dogily Cattery 1 Hà Nội: 262 Vĩnh Hưng, Hai Bà Trưng, Hà Nội Chỉ đường

Trang trại nhân giống Dogily Cattery 2: Ngõ 1, Xóm 2, thôn 3, Xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội Chỉ đường

Email: dogily.vn@gmail.com

Facebook Fanpage: https://www.facebook.com/DogilyPetshop/

Youtube: https://www.youtube.com/c/dogilypetshop

Website: https://dogily.vn

Tìm Hiểu Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Nuôi Chó Akita

Cách đây hàng trăm năm, chó Akita là giống chó rất được hoàng gia Nhật trọng dụng và đã trở thành biểu tượng văn hóa. Đến ngày hôm nay chó Akita vẫn nhận được sự ưa chuộng lớn trên toàn thế giới bởi bản tánh trung thành tuyệt đối của mình. Vì vậy nếu như bạn muốn có một người tri kỷ, một người gác đền và một người bạn thân thiết, chó Akita chính là lựa chọn tốt nhất. Nhưng để thuần hóa được giống chó này, người nuôi cần nắm được đặc điểm, tính cách, cách huấn luyện và chăm sóc thú cưng

Chó Akita còn được gọi là chó Akita Nhật. Giống chó này có nguồn gốc xuất xứ cứ từ hòn đảo Honshu của vùng Akita, Nhật Bản. Vì vậy người ta đã lấy tên của địa phương trên để đặt cho loài chó trung thành.

Chó Akita bắt đầu xuất hiện tại Nhật vào năm 1600 và được nuôi với mục đích bảo vệ Nhật Hoàng và những người trong Hoàng Gia Nhật. Nhưng về sau, chó Akita được nuôi như là một chiến binh và là một người săn mồi trong quân đội, cảnh sát. Tính đến thời điểm hiện tại, chó Akita được xem là biểu tượng thịnh vượng và sự uy quyền của dòng dõi Hoàng Gia.

Đặc điểm đặc trưng của chó Akita

Chó Akita thường có sự phát triển vượt trội về chiều cao và cân nặng. Đối với những chú chó Akita trưởng thành, chiều cao của vật nuôi có thể đạt đến 71 cm. Trong khi đó cân nặng của chó Akita dao động từ 45 đến 66kg.

Được biết chó Akita được xếp vào nhóm chó tuyết khi sở hữu bộ lông dài 2 lớp có màu trắng như tuyết. Trong một vài trường hợp khác, lông chó Akita còn có màu nâu, nâu vàng, màu đỏ hoặc màu đốm đặc trưng. Nhưng thông thường màu sắc lông chó càng sáng, càng được đánh giá cao về vẻ đẹp.

So với các giống chó săn khác, thân hình của chó Akita oai vệ hơn khí có cơ bắp cuồn cuộn. Phần đầu chó hình tam giác phát triển với kích thước khá to nhìn rất giống với chó sói. Đôi mắt nhỏ của chó màu đen tuyền tạo ra hiệu ứng tương phản khi nhìn một cách trực diện.

Nói về mõm chó và tai chó, mõm chó Akita khá ngắn. Hai bên đầu chó là đôi tai nhỏ vểnh ngược lên trên. Lưng chó có kích thước dài hơn cả chiều cao. Nhưng ngực chó Akita phát triển rộng với phần cổ dài nhìn khá cơ bắp. Điều đặc biệt là chân chó dài thon thả. Ngón chân chó có màng bơi tương tự như bàn chân của những chú mèo.

Thêm một điểm đặc trưng dễ thấy ở chó Akita chính là chiếc đuôi dài có bộ lông mượt mà và uốn cong ngay bên trên chiếc lưng thẳng. Mũi chó màu nâu hoặc màu đen sợ hữu kích thước trung bình rất vừa vặn với khuôn mặt.

Hiện tại chó Akita được phân chia làm hai chủng loại chính dựa trên nguồn gốc xuất xứ. Trong đó bao gồm chó Akita Nhật và chó Akita Mỹ. Hai giống chó này có những đặc điểm khác nhau như sau:

1. Chó Akita Nhật Bản

Chó Akita Nhật Bản hay Akita Inu là giống chó đến từ vùng đồi núi Nhật Bản. Vật nuôi sở hữu bộ lông màu trắng, màu nâu đốm hoặc màu vàng đặc trưng. Giống vật nuôi thuần chủng có cơ thể săn chắc và thân hình vạm vỡ. Kích thước chiều cao và cân nặng của chó Akita Nhật Bản dao động như sau:

Chó Akita Inu cái: Nặng 23 – 29kg, cao 58 – 64cm.

Chó Akita Inu đực: Nặng 32 – 39kg, cao 64 – 70cm.

2. Chó Akita Mỹ

Chó Akita Mỹ được nhân giống tại Mỹ kể từ sau đại chiến thế giới lần thứ 2. Trải qua quá trình lai tạo công phu, giống chó Akita Mỹ thậm chí còn sở hữu thân hình to lớn hơn cả chó Akita Inu thuần chủng. Nhưng những phẩm chất đáng quý của Giống chó này lại không thể nào so sánh với chó Nhật Bản.

Thông thường một chú chó Akita Mỹ trưởng thành sẽ phát triển chiều cao và cân nặng như sau:

Chó Akita Mỹ cái: Nặng 36 – 54kg, cao 61 – 66cm.

Chó Akita Mỹ Định: Nặng 45 – 66kg, cao 66 – 71cm.

1. Môi trường sống của chó Akita

Như chúng ta đã biết, chó Akita sở hữu kích thước cơ thể khá to lớn. Vì vậy giống chó này không phù hợp để nuôi nhốt trong những chiếc lồng nhỏ bé. Thú cưng chỉ cảm thấy thoải mái khi được sống trong khoảng không gian rộng rãi, nơi có đủ diện tích để hoạt động vui chơi.

Bạn có thể nuôi chó cảnh bên trong các khu vườn có khoảng sân rộng hoặc thả rông thú nuôi trong nhà. Nếu như không gian nhà ở có diện tích quá nhỏ và bắt buộc phải sử dụng lồng, bạn cần dắt chó đi dạo mỗi ngày để thú cưng được vận động và được giải tỏa tâm lý.

2. Cách chăm sóc lông cho chó Akita

Chó Akita có bộ lông dày và dài. Lông chó rụng rất nhiều trong ngày và thường thay lông định kỳ 2 lần 1 năm. Bạn không cần phải tắm gội cho chó quá thường xuyên mà chỉ cần vệ sinh lông thú 2 lần mỗi tuần. Nhưng đổi lại mọi người cần bỏ ra nhiều thời gian để chải chuốt bộ lông thú mỗi ngày. Việc làm này sẽ hạn chế tối đa tình trạng lông xơ rối và bị rụng nhiều hơn.

3. Cách chăm sóc sức khỏe cho chó Akita

Nếu như những chú chó phốc của Nhật hay mắc phải những căn bệnh về đường tiêu hóa. Thì chó Akita lại rất dễ mắc phải bệnh lý viêm tuyến lệ hoặc loạn sản xương hông. Nếu như bạn không muốn chó Akita có được sức khỏe tốt nhất, bạn nên vệ sinh mắt thú sạch sẽ và tăng cường bổ sung chế độ ăn uống giàu canxi cho thú cưng.

Đối với giống chó con, người nuôi cần tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng chống nhiều bệnh lý nguy hiểm ngay từ khi sinh ra. Ngoài ra khi nuôi chó, bạn cũng cần kiểm tra định kỳ lông chó và các kẽ ngón chân ngón tay. Bạn cần kiểm soát được sự phát triển của bọ chét và các loại ve chó bên trên cơ thể vật nuôi. Nếu phát hiện chúng, hãy tiêu diệt ngay để chú chó Akita không phải gầy gò vì bị hút máu hoặc xơ xác vì bị rụng lông.

4. Chế độ dinh dưỡng của chó Akita

Chế độ ăn thức ăn dạng hạt khô: Nghĩa là người nuôi có thể cho chó ăn các loại hạt công nghiệp đã trải qua quá trình chế biến sẵn. Bên trong loại thức ăn này có chứa đầy đủ hàm lượng các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của vật nuôi. Nhưng mọi người chỉ nên cho vật nuôi ăn xen kẽ để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hệ bài tiết của chó.

Chế độ nấu ăn các loại thực phẩm tự nhiên cho chó cũng là một lựa chọn rất tuyệt vời. Khi này bạn có thể chế biến gạo, thịt tươi sống và nội tạng động vật thành các món ăn hấp dẫn cho thú cưng. Bên trong khẩu phần ăn người nuôi chó có thể bổ sung thêm rau, củ, quả để tăng cường chất xơ cho chúng.

Chế độ ăn thịt sống thường được những người không có nhiều thời gian chế biến món ăn sử dụng. Bởi vì bạn chỉ cần cho chó ăn ngay các loại thịt bò và thịt heo tươi mà không cần chế biến. Đây là món ăn yêu thích nhất của giống chó săn đến từ Nhật Bản.

Thêm một điều mà bạn cần lưu ý về chế độ ăn uống dành cho chó Akita là hạn chế sử dụng các loại thực phẩm không có lợi sau đây:

Sữa bò dành riêng cho con người.

Các loại bánh kẹo ngọt và cả sô cô la.

Gia vị và các loại rau thơm.

Thực phẩm đóng gói.

5. Chế độ bữa ăn dành cho chó

Đối với chú chó Akita từ 0 đến 3 tháng tuổi: Ăn từ 5 đến 6 bữa/ngày.

Đối với chú chó Akita từ 3 đến 5 tháng tuổi: Ăn từ 3 – 4 bữa/ngày.

Đối với chú chó Akita từ 6 đến 8 tháng tuổi: Ăn 3 bữa/ngày.

Đối với chú chó Akita từ 9 đến 12 tháng tuổi: Ăn 2 bữa/ngày.

Chú chó Akita trên 12 tháng tuổi: Từ 1 đến 2 lần/ngày.

6. Cách huấn luyện chó Akita

6.1. Huấn luyện chó Akita nghe theo mệnh lệnh

Lệnh ngồi xuống: Giữ chó trong tư thế đứng đối diện → Ra lệnh ngồi xuống rồi dùng 1 tay kéo nhẹ xích cổ, 1 tay ấn nhẹ mông thú → Giữ yên trong vòng 15s → Lặp đi lặp lại trong 30 ngày.

Lệnh đứng lên: Giữ chó trong tư thế ngồi đối diện → Cầm đĩa mồi đưa ngang chiếc mũi chó → Lùi lại 1 bước rồi từ từ đưa đĩa mồi lên cao → Ra lệnh đứng lên → Nếu chúng vâng lời mới cho chúng ăn → Lặp lại khoảng 15 lần mỗi ngày trong vòng 30 ngày.

Lệnh lại đây: Đứng cách chó 100m → Một tay cầm đĩa mồi chĩa thẳng về phía vật nuôi → Hô lệnh “Tên chó + Lại đây” → Dùng dây xích kéo chó về phía đĩa thức ăn để dụ chó chạy lại → Khi chó chạy đến bạn hãy để chúng thưởng thức đĩa mồi → Lặp lại mỗi ngày.

Lệnh bắt tay: Người nuôi hãy ngồi xổm rồi đặt đĩa thức ăn vào trong lòng của mình → Cho chó ngồi đối diện rồi hô ngồi xuống → Tiếp tục hô lệnh Yên → Ra lệnh bắt tay → Lấy tay trái nhấc chân phải của chó để dạy chúng bắt tay → Giữ nguyên tư thế bắt tay trong 15s → Nếu chó hợp tác hãy cho chúng ăn.

6.2. Huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ

Bước 1: Chuẩn bị nơi đi vệ sinh riêng cho chó.

Bước 2: Quan sát để nắm được dấu hiệu muốn đi vệ sinh của chó.

Bước 3: Đưa chúng đến chỗ tiểu tiện dành cho mình.

Bước 4: Hô lệnh “Tên chó + Đi vệ sinh mau” rồi bắt chúng ngồi đúng vào vị trí. Nếu chó không hợp tác hãy sử dụng lệnh Yên.

Bước 5: Lặp đi lặp lại trong vòng 2 tuần để hình thành thói quen cho chó.

Nói tóm lại, chó Akita là giống chó săn dũng mãnh, trung thành và có nhiều phẩm chất đáng quý. Bạn hãy căn cứ vào những đặc điểm nhận dạng nêu trên để tìm được cho mình giống chó thuần chủng. Ngay sau đó, các sen hãy áp dụng cách chăm sóc và cách huấn luyện đúng kỹ thuật để vật nuôi đi vào nề nếp.

Chó Doberman: Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc

Doberman được gọi là chú chó trong mơ với rất nhiều ưu điểm vượt trội. Hiện nay, giống chó này đã được du nhập vào Việt Nam nhưng thực sự đây không phải loài chó dễ nuôi và cũng khá tốn kém. PETACY sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm những thông tin xung quanh loài chó này để bạn có cách nhìn khách quan và rõ ràng hơn về Doberman từ nguồn gốc, tính cách, đặc điểm và cách chăm sóc chúng.

Nguồn gốc giống chó Doberman

Louis Doberman là một người đàn ông sống tại thị trấn Apolda, Đức vào cuối thế kỷ 19 và làm nghề thu thuế. Do đặc thù công việc nên ông thường phải di chuyển qua nhiều nơi cùng với số tiền thuế thu được. Hồi đó, trộm cướp diễn ra khắp nơi nên việc đảm bảo an toàn cho bản thân và số tiền thuế là điều cần thiết.

Doberman đã lai tạo chó để tạo ra một loài chó tổng hợp tất cả những điều ông cần như trí tuệ thông minh, lòng trung thành, gan dạ cùng chiếc mũi thính nhạy. Chú chó đầu tiên ra đời năm 1890 nhưng ông không ghi chép lại cách lai tạo nên đến ngày nay vẫn không ai biết rõ nguồn gốc lai tạo của loài chó này. Bạn của ông, Otto Goeller, đã đặt tên cho loài chó này theo tên của Doberman.

Đặc điểm ngoại hình

Cũng như những loài chó khác, Doberman đực và cái thường có sự khác nhau về trọng lượng cũng như kích thước cơ thể. Chó Doberman cái có chiều cao 65 – 70cm, nặng từ 32 – 35kg trong khi chó Doberman đực cao từ 68 – 72cm, nặng từ 440 – 45kg. Nhìn chung, Doberman có thân hình cao lớn, săn chắc, bộ ngực to khoẻ, lưng dài và thẳng, bụng nhỏ. Tuy vậy, những chú Doberman nhỏ đang được yêu thích nhiều hơn.

Đầu của giống chó này có phần nhỏ hơn so với cơ thể chúng, mõm thuôn dài, miệng vuông vức, răng chắc và cực kỳ khỏe. Chúng là loài có lực cắn mạnh nhất trong tất cả các loài chó. Tai của chúng mỏng, vểnh cao và thường luôn dựng đứng. Dáng vẻ này luôn khiến Doberman trông hung tợn hơn nhưng thường thì chúng được nắn và cắt tai từ nhỏ để có dáng tai này. Hiện nay các chuyên gia thú y vẫn còn đang tranh cãi về việc cắt tai có thể gây đau đớn cho chúng.

Doberman bản chất có một cái đuôi dài nhưng chúng thường được tháo khớp và cắt ngắn bớt từ khi chúng còn nhỏ để tránh làm điểm yếu khi chiến đấu và trông dữ dằn hơn nên thường bạn sẽ thấy chúng với chiếc đuôi cụt ngủn.

Màu lông của Doberman thường là màu đen với các viền vàng. Ngoài ra, chúng còn có thể có các màu lông như đỏ hay pha trộn giữa đỏ và vàng, xanh xám hoặc có màu vàng xám với cái tên là “màu Isabella”.

Tính cách của chó Doberman

Doberman là giống chó sinh ra để làm cảnh vệ với đầy đủ ưu điểm về thể hình và tính cách. Chúng hung dữ với các loài chó khác và sẵn sàng giao chiến nếu thấy cần thiết. Thông thường chúng được sử dụng để làm chó nghiệp vụ hoặc canh gác và thường ở vị trí dẫn đầu đàn.

Doberman thuộc số ít những giống chó thông minh nhất thế giới và dễ dàng dạy bảo và huấn luyện. Chúng gần như chỉ trung thành và nghe lời duy nhất một chủ nhân nên để có thể huấn luyện chúng, bạn nên bắt đầu khi chúng được 5 tháng tuổi. Doberman nhanh nhẹn, có sức bền bỉ, nhiệt tình và nhạy cảm.

Nếu bạn muốn nuôi chúng như những thú nuôi trong gia đình thì cũng vẫn rất ổn vì chúng thường trở nên nhút nhát với con người. Chúng không bao giờ tự ý cắn người hay vật nuôi khác trừ khi được sai bảo.

Cách chăm sóc chó Doberman

Chế độ dinh dưỡng

Doberman có tuổi thọ trung bình là 12 năm. Từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, chúng trải qua những giai đoạn với chế độ chăm sóc khác nhau để đảm bảo sự phát triển và khỏe mạnh.

Các bé Doberman sơ sinh và khi cai sữa có hình dáng nguyên thuỷ của giống chó này là đuôi dài và tai cụp. Các bé cần được cho ăn 2 tiếng/lần và cần được uống sữa để duy trì trao đổi chất và đảm bảo dinh dưỡng do chúng chưa thể nhai được nhiều. Khi chó được từ 3 – 5 ngày tuổi, bạn có thể cắt đuôi nhưng nên lưu ý về việc chăm sóc vết thương để không bị nhiễm trùng.

Khi Doberman được 4 tuần tuổi, bạn có thể cho chúng ăn đồ ăn mềm. Vào lúc 6 tuần tuổi, bạn có thể cho chúng ăn đồ ăn cứng hơn vì khi đó chúng bắt đầu mọc răng sữa. Bắt đầu từ độ tuổi này, cơ thể Doberman bắt đầu phát triển nhanh.

Khi chúng được 3 tháng tuổi, những chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên bắt đầu xuất hiện. Những chiếc răng sữa rụng đi sẽ được nuốt thẳng vào bụng và đi ra bằng đường tiêu hoá. Điều này không gây hại gì cho chúng nên bạn cũng không cần lo lắng. Khi mọc răng, Doberman thích cắn xé những thứ cứng hơn nên bạn có thể mua tai lợn, xương hay đồ chơi cho chúng cắn nhưng không được để chúng nuốt phải vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.

Từ 6 tháng tuổi trở đi, Doberman nên được cho ăn 2 bữa/ngày. Bạn có thể bổ sung thêm snack nếu sợ chúng đói nhưng đừng cho ăn quá nhiều để tránh tình trạng béo phì. Một cách đơn giản và chính xác để kiểm tra xem Doberman có cân đối không là bạn hãy vuốt nhẹ dọc theo thân hình chúng. Nếu có thể cảm nhận được xương sườn thì chúng đang trong tình trạng bình thường. Chiều cao của chúng trong giai đoạn này thường đạt được bằng một nửa chiều cao khi trưởng thành, tức là 30 – 35cm.

Những chú chó cái thường đạt đến kích thước cơ thể trưởng thành khi chúng được 1 tuổi còn chó đực thì cần thêm ít nhất hơn 1 năm nữa. Chế độ ăn của chúng cần ít nhất 45% đạm mỗi bữa.

Vệ sinh cho Doberman

Đây là giống chó quý tộc nên chúng không thích bẩn. Một điều thuận tiện là Doberman có bộ lông ngắn và mỏng nên việc vệ sinh cho chúng cũng không gây quá nhiều khó khăn. Bạn nên tắm cho chúng bằng xà phòng chuyên dụng ít nhất 1 tuần 1 lần và càng thường xuyên càng tốt.

Tập luyện cho Doberman

Đây là giống chó cần được luyện tập thường xuyên để duy trì cơ thể dẻo dai và tránh béo phì. Bạn có thể cho chúng chơi những trò chơi vận động như bắt đĩa hay đơn giản là đi dạo mỗi ngày để Doberman luôn trong trạng thái khỏe mạnh và nhanh nhẹn.

Ở Việt Nam, các bệnh thường gặp trên loài chó này gồm có: Parvo, Care, bệnh dại, Lepto, viêm gan, ghẻ, chấy rận.

Lời kết

Doberman là một giống chó khỏe mạnh và nổi tiếng với công việc chó nghiệp vụ hay chó cảnh vệ. Chúng là một lựa chọn không tồi để làm thú nuôi trong gia đình nhưng loài chó này cũng là một loài hung dữ nên cần được nuôi từ khi còn nhỏ để làm quen với các thành viên cũng như những thú nuôi khác. Bạn cần tránh để chúng một mình lâu vì chúng có thể trở nên hung dữ và không tuân lệnh chủ. Nếu có thể nuôi và chăm sóc thành công một chú Doberman thì bạn đã có một người bạn tuyệt vời trong nhà.

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp ích được cho bạn khi tìm hiểu về loài chó này.

Chó Beagle: Nguồn Gốc, Đặc Điểm Và Cách Chăm Sóc

Nguồn gốc chó Beagle

Hiện không có tài liệu ghi lại rõ ràng sự lai tạo của loài chó này. Khoảng 2400 năm trước, chó Beagle đã xuất hiện và được sử dụng cho mục đích săn thỏ. Đây được xem là hậu duệ của giống chó săn thỏ Talbot và giống chó bản địa ở đảo của Anh Quốc. Đến những năm 1800 của thế kỷ 19 thì loài chó này bắt đầu được nuôi phổ biến tại châu Âu. Hiện nay, giống chó này đã xuất hiện rộng rãi trên toàn thế giới và được yêu thích đặc biệt.

Đặc điểm ngoại hình

Beagle thuộc nhóm những loài chó nhỏ nhất thế giới. Kích thước khi trưởng thành của giống chó này không lớn, cao chỉ từ 30 – 40cm, chó đực nặng từ 10 – 11kg, con cái từ 9 – 10kg.

Thân hình Beagle vuông vắn và khỏe mạnh. Đầu có kích thước trung bình, mõm khá lớn và hàm chắc khỏe. Beagle là giống chó săn nhanh nhẹn và có cơ bắp phát triển mạnh. Chúng có tốc độ di chuyển đáng kinh ngạc kể cả so sánh với những dòng chó săn hiện có. Mũi đen và rất thính. Tai của chúng to và cụp hẳn xuống mặt. Beagle có một đặc trưng nhận diện khi chúng sủa, đó là tiếng sủa của chúng kéo dài như tiếng hú của chó sói chứ không chia hẳn thành tiếng riêng biệt như các giống chó khác.

Bộ lông của Beagle ngắn và bám sát da. Bộ lông của chúng thường là tam thể, tức là kết hợp 3 màu lông. Các màu phổ biến như trắng, cam, đen, nâu, vàng. Ở Việt Nam, màu phổ biến là màu tam thể trắng – vàng – đồng.

Tuổi thọ trung bình của Beagle khoảng 12 – 15 năm, còn có thể cao hơn tuỳ thuộc vào môi trường sống và cách chăm sóc.

Đặc điểm tính cách

Beagle nổi tiếng là giống chó dễ gần và thích vận động. Tổ tiên chúng là loài săn mồi nên điều này hoàn toàn có sẵn trong gen của Beagle. Beagle có thể chơi với trẻ con rất tốt. Chúng hoàn toàn có thể giúp bạn trông chừng và vận động nhẹ nhàng cùng lũ trẻ trong vườn nhà an toàn.

Tuy nhiên, với những vật nuôi nhỏ hơn như sóc, mèo, Hamster thì Beagle lại không thể chung sống hoà bình được. Chúng rất dễ biến những thú nuôi kia thành mồi và săn đuổi. Bạn không nên nuôi chung chúng với nhau hoặc phải cho chúng làm quen với nhau từ khi chưa được 1 tháng tuổi.

Có một điều cấm kỵ là không nên đùa giỡn trong khi chúng đang ăn vì chúng rất dễ kích động.

Beagle là loài ưa vận động nên nếu bạn dẫn chúng ra ngoài thì nên xích và giữ cẩn thận vì rất có thể bạn sẽ bị lạc chúng. Nhưng bạn cũng không nên giữ chúng ở nhà một mình quá lâu vì chúng sẽ cảm thấy bí bức và cắn xé đồ đạc không kiểm soát.

Chó Beagle giá bao nhiêu?

Beagle xuất xứ từ Việt Nam: 6 – 8 triệu đồng

Beagle nhập khẩu từ Thái Lan: 10 – 15 triệu

Beagle nhập khẩu từ các nước châu Âu: trên 20 triệu

Tất cả các mức giá này đều áp dụng với Beagle có đầy đủ giấy tờ. Tuy nhiên, giá có thể thay đổi ít nhiều tùy theo tình hình thị trường, giống đực/cái.

Cách nuôi chó Beagle

Chế độ dinh dưỡng

Beagle là giống chó không kén ăn, bạn có thể cho chúng ăn bất kỳ nhưng cần đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn, tránh các bệnh đường ruột. Bạn có thể cho chúng ăn thức ăn có sẵn hoặc tự chế biến, tuỳ thuộc vào nhóm chất cần bổ sung.

Đối với thức ăn tự chế biến, bạn cần cân đối các loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp năng lượng và khoáng chất cần thiết: 45% Carbohydrate, 30% Protein, 25% chất béo. Khẩu phần của Beagle cần đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất nên bạn có thể cho thêm dầu cá, cà rốt, tảo bẹ.

Đối với thức ăn chế biến sẵn, bạn cần chọn đúng loại thức ăn phù hợp với độ tuổi của chó để đảm bảo không ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá từng giai đoạn.

Sinh hoạt

Beagle là giống chó săn nên hiển nhiên chúng thích vận động và điều này cũng giúp cho chúng tránh béo phì và yếu đuối. Bạn nên cho chúng ra ngoài vận động, kết hợp với những bài tập rèn khả năng đánh hơi của mũi.

Loài chó này không cần tắm quá thường xuyên vì lông chúng ngắn nên ít bám bụi bẩn hơn các giống khác. Khi tắm, bạn nên dùng sữa tắm chuyên dụng và chải lông rụng cho chúng. Nên tắm bằng nước ấm, tránh nóng quá hay lạnh quá vì có thể khiến chú Beagle của bạn sợ nước.

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên kiểm tra móng và cắt móng cho chúng vì khi chúng vận động hay chạy nhanh, móng quá dài có thể gây cản trở đến tốc độ di chuyển. Và nếu để móng chúng quá dài thì cũng rất mất vệ sinh và mất thẩm mỹ.

Bệnh thường gặp

Beagle thường mắc phải các loại bệnh sau:

Còi xương, suy dinh dưỡng khiến cơ thể thấp còi

Hội chứng Chinese Beagle khiến cho đầu to, mắt lệch và dễ mắc các bệnh về tim mạch

Bệnh cườm nước

Trật xương bánh chè khi gặp tai nạn

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Giống Chó Ngao Anh: Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Tính Cách Và Cách Chăm Sóc trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!