Bạn đang xem bài viết Tiểu Thương Lên Tiếng Trước Tin Liên Minh Bảo Vệ Chó Châu Á Đề Nghị Việt Nam Cấm Giết Mổ Chó Mèo: ‘Nếu Không Có Người Mua Chúng Tôi Sẽ Nghỉ Ngay’ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Liên minh bảo vệ chó châu Á đề nghị Việt Nam cấm giết mổ và tiêu thụ thịt chó, mèoMới đây, Liên minh bảo vệ chó châu Á (ACPA) đã gửi bản kiến nghị tới Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 bày tỏ mối quan tâm về tình trạng buôn bán thịt chó, mèo tại Việt Nam, cũng như mối đe dọa mà hoạt động này gây ra cho sức khỏe cộng đồng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn ra.
Theo ACPA, việc buôn bán thịt chó, mèo thường có liên hệ chặt chẽ với buôn bán động vật hoang dã và không có gì đảm bảo an toàn cho con người. Tiến sĩ Katherine Polak, bác sĩ thú y và là người đứng đầu chiến dịch Chăm sóc động vật đi lạc của tổ chức bảo vệ động vật toàn cầu FOUR PAWS ở Đông Nam Á cũng bày tỏ quan điểm: “Chúng tôi tin rằng đây chỉ là vấn đề thời gian trước khi bùng phát tiếp một đợt dịch bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người”.
Do đó, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối tháng 12 năm 2023, các nhà chức trách Trung Quốc đã cấm việc buôn bán tiêu thụ động vật hoang dã trên cả nước; thêm vào đó, trong tháng 4, TP Thâm Quyến và Chu Hải đã ban hành lệnh cấm tiêu thụ thịt chó, mèo, trong khi Chính phủ Trung Quốc cũng công khai tuyên bố rằng chó được coi là động vật đồng hành, không phải là gia súc và cần được loại bỏ khỏi danh sách động vật được sử dụng làm “thức ăn”.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nêu rõ rằng việc buôn bán chó để giết thịt là một yếu tố góp phần cho việc lây lan bệnh dại và 70% mầm gây bệnh trên toàn cầu trong suốt 50 năm qua bắt nguồn từ động vật. Hoạt động buôn bán chó, mèo cũng trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực tới chiến lược kiểm soát bệnh dại của Việt Nam và phá vỡ mọi nỗ lực tăng khả năng miễn dịch của đàn thông qua các chương trình tiêm phòng cho chó.
Trên thế giới, các quốc gia đang hợp tác cùng nhau đấu tranh để chống lại đại dịch COVID-19. Các Tổ chức Phi Chính phủ trên toàn cầu đang thúc giục chính phủ nhiều quốc gia cần hành động ngay lập tức đóng cửa vĩnh viễn các thị trường động vật hoang dã với nghi ngại đây sẽ là nguồn lây lan COVID-19 và cũng có thể thấy rõ rằng Việt Nam đang đóng một vai trò quan trọng và đi đầu trong nỗ lực này.
Theo ACPA, năm 2023, UBND TP Hà Nội đã ban bố cam kết chấm dứt buôn bán thịt chó, trong đó nêu rõ việc buôn bán tàn ác và mất vệ sinh này có thể làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của thành phố là một “thủ đô văn minh, hiện đại”. Đó là một điều rất đúng đắn và thực sự đã có quy định cấm buôn bán thịt chó, mèo ở khắp châu Á như Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan và Singapore.
Theo điều tra của FOUR PAWS, hoạt động buôn bán chó, mèo để giết thịt đang là vấn nạn tại Việt Nam, khi mỗi năm ước tính có khoảng 5 triệu cá thể chó và 1 triệu cá thể mèo bị giết mổ để lấy thịt.
Tiểu thương nói gì về cấm giết mổ và tiêu thụ thịt chó, mèo?Tìm đến chợ giết mổ chó mèo có tiếng tại Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Nơi đây có rất nhiều hộ nuôi, giết thịt chó mèo. Đặc biệt những ngày cuối tuần, ngày mưa gió cảnh giết mổ, mua bán diễn ra tấp nập. Cảnh người mua cũng đông nghịt. Chủ cửa hàng chặt thịt liên tay không ngớt.
Chia sẻ với chúng tôi, bà T. có thâm niên giết mổ chó hơn 10 năm ở Đại Mỗ cho biết, trước đây số lượng người mua thịt chó rất đông. Tuy nhiên, khoảng gần 2 năm trở lại đây số lượng người đến mua ít hơn. Những ngày mưa thì đông còn ngày nắng thì vắng vẻ hơn.
“Thịt chó thường cuối tuần, cuối tháng hoặc ngày mưa số lượng người mua sẽ đông hơn. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên lượng tiêu thụ ít hơn những ngày trước đây. Trước nhiều cửa hàng cũng hay đặt mua nhưng từ khi xử phạt vi phạm nồng độ cồn lượng mua giảm đáng kể”. bà T. chia sẻ.
Trước ý kiến về việc Liên minh bảo vệ chó châu Á đã đề nghị Việt Nam cấm giết mổ và tiêu thụ thịt chó, mèo bà T. thẳng thắn chia sẻ: “Nếu không có người mua tiêu thụ hoặc cấm buôn bán thì chúng tôi sẽ nghỉ ngay. Nếu có thịt ra bán không có ai mua thì chắc chắn các tiểu thương đều sẽ dừng lại chuyển sang làm việc khác”, bà T. chia sẻ.
Tiếp lời bà T. chị Nguyễn Thị H. cũng có thâm niên lâu năm trong việc buôn bán chó mèo cho hay, hàng tháng UBND phường thường xuyên đến các hộ kinh doanh kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chị H. cho hay, Đại Mỗ là vốn nổi tiếng ở thủ đô vì lượng người buôn bán giết mổ nhiều. Sau đợt dịch COVID-19 vừa qua một số cửa hàng cũng tạm đóng cửa, dừng việc giết mổ.
“Giờ ngày cũng chỉ bán được vài con, thậm chí có ngày nắng nóng ế ẩm không ai mua. Nếu như có việc cấm giết mổ, buôn bán chó mèo chúng tôi sẵn sàng nghỉ. Không có người mua thì bán cho ai, chúng tôi rồi cũng sẽ tìm công việc khác. Tuy nhiên, nếu có người ăn thịt chó thì việc cấm sẽ rất khó”, chị H. thẳng thắn chia sẻ quan điểm.
Liên Minh Bảo Vệ Chó Châu Á Đề Nghị Việt Nam Cấm Ăn Thịt Chó Mèo, Lý Do Đằng Sau Không Như Nhiều Người Nghĩ
Kinh tế & Đô Thị đề nghị của Liên minh bảo vệ chó châu Á (ACPA) cho biết, việc buôn bán thịt chó, mèo thường có liên hệ chặt chẽ với buôn bán động vật hoang dã và không có gì đảm bảo an toàn cho con người.
Tiến sĩ Katherine Polak, bác sĩ thú y và người đứng đầu chiến dịch Chăm sóc động vật đi lạc của tổ chức bảo vệ động vật toàn cầu FOUR PAWS ở Đông Nam Á cũng bày tỏ quan điểm: “Chúng tôi tin rằng đây chỉ là vấn đề thời gian trước khi bùng phát tiếp một đợt dịch bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người”.
Theo tổ chức FOUR PAWS ở Đông Nam Á, thịt chó hay thịt mèo có thể tạo ra một đợt dịch bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người. Ảnh: Internet
Đề nghị cấm giết mổ, tiêu thụ thịt chó, mèo được ACPA gửi tới Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát và có những diễn biến khó lường.
Hai TP. Thâm Quyến và Chu Hải của Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm tiêu thụ thịt chó, mèo. Ảnh: Internet
Ngoài ra, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã kiến nghị việc buôn bán, giết mổ chó mèo là tác nhân chính khiến bệnh dại và 70% mầm gây bệnh trên toàn cầu trong suốt 50 năm qua.
Hoạt động buôn bán chó, mèo cũng trực tiếp ảnh hưởng tiêu cực tới chiến lược kiểm soát bệnh dại của Việt Nam và phá vỡ mọi nỗ lực tăng khả năng miễn dịch của đàn thông qua các chương trình tiêm phòng cho chó.
Thịt chó, mèo có thể là nguồn trung gian lây nhiễm dịch bệnh. Ảnh: Internet
Trên thế giới, các quốc gia đang hợp tác cùng nhau đấu tranh để chống lại đại dịch Covid-19. Các Tổ chức Phi Chính phủ trên toàn cầu đang thúc giục chính phủ nhiều quốc gia cần hành động ngay lập tức đóng cửa vĩnh viễn các thị trường động vật hoang dã với nghi ngại đây sẽ là nguồn lây lan Covid-19 và cũng có thể thấy rõ rằng Việt Nam đang đóng một vai trò quan trọng và đi đầu trong nỗ lực này.
Hồi năm 2023, Hà Nội cũng đã đưa ra lộ trình đến năm 2023 sẽ cấm bán thịt chó tại các quận nội thành Hà Nội. Ảnh: Internet
UBND TP Hà Nội có văn bản khuyến cáo người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo.
Chính quyền Thủ đô cho rằng, việc kinh doanh, giết mổ, sử dụng thịt chó, mèo gây ra những hình ảnh phản cảm đối với du khách quốc tế và người nước ngoài đến làm việc, sinh sống tại Hà Nội; làm ảnh hưởng đến hình ảnh Thủ đô văn minh hiện đại.
Ngoài ra, những người tham gia giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo còn có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như: bệnh dại, tả, xoắn khuẩn…
Chó Ngao Tây Tạng Giết 37 Con Sói Bảo Vệ Gia Súc
Chú chó ngao Tạng này đã được cả thế giới công nhận là chú chó ngao Tạng thần dũng và hiếm có nhất, chú ngao này có tên “Sát Ba Tháp”, và là chú chó ngao được một người dân du mục cứu trong một khu rừng gần Mục khu thuộc cao nguyên Thanh Tạng; mẹ của chú chó này là một chú chó ngao Tạng hoang dã, đã bị một bầy sói cắn chết, chỉ duy nhất một chú chó con may mắn sống sót.
Chú chó may mắn này đã được người ta phát hiện và cứu sống. Sau đó, chú chó này đã được một hộ du mục nuôi dưỡng, công việc của chú chó này là trông coi và bảo vệ gia súc.
Chú chó ngao này đã từng cắn nhau với 4 con chó sói, và cả 4 con sói đều bị cắn chết. Theo người dân ở đây cho biết, “Sát Ba Tháp” đã từng cắn chết 37 con sói khi chúng đến tấn công gia súc.
“Sát Ba Tháp” có thân hình to lớn, thần thái cương nghị, uy dũng khác thường, trí nhớ kinh người, không sợ thú dữ, nếu ở ngoài tự nhiên thì hẳn sẽ là một mối nguy hiểm đối với con người, chú được mệnh danh là “vua chó”. Những loài động vật khác khi bắt gặp chú chó này thì đều phải lủi thủi tránh xa.
“Sát Ba Tháp” không chỉ đẹp, dũng mãnh, uy vũ, thần thái của nó khiến cho sói hoang phải kinh sợ, nhưng nó lại có sự trung thành đối với chủ nhân, là thần bảo hộ đối với người dân du mục địa phương, đồng thời “Sát Ba Tháp” cũng được mệnh danh là chú chó ngao Tạng dũng mãnh nhất.
chúng tôi
Óc Chó Rừng Việt Nam Giá Rẻ Lên Phố
Được coi là 1 trong 10 loại quả vàng, đứng đầu danh sách quả nhiều dinh dưỡng nhất, óc chó rừng đang được người mua ưa chuộng, bán với giá 150.000 đồng/kg.
Không bày bán tràn lan ngoài thị trường như những loại trái cây hay hạt khô thông thường, quả óc chó rừng mới xuất hiện gần đây. Ban đầu, cùng với hạnh nhân, óc chó được nhập từ nước ngoài, với mức giá trên dưới 300.000 đồng/kg.
Quả óc chó rừng tròn đều, bắt mắt được khách thủ đô yêu thích.
Chị Hà Linh, ở Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội – chủ cửa hàng bán quả óc chó cho hay, loại này đang trong vụ nên lấy hàng cũng không phải khó. Quan trọng nhất là hàng phải ngon, chất lượng ổn định, khách mới mua nhiều và lâu dài. Thường những quả tròn, đều, bắt mắt kích thước vừa phải sẽ dễ bán hơn. Mức giá cho loại này khoảng 150.000 đồng/kg. Cửa hàng chị còn cung cấp cho cả người mua buôn lẫn bán lẻ.
Nếu khách mua với số lượng lớn, mức giá sẽ “mềm” hơn, khoảng 100.000 – 120.000 đồng/kg. Loại quả nhỏ hơn chị lấy giá 50.000 đồng/kg. Chị Linh cho biết, hàng được lấy từ các huyện miền núi, gửi xuống Hà Nội theo đường xe khách. “Các cửa hàng khác có khi họ bán từ 170.000 đến 180.000 đồng/kg. Nhưng mình có mối quen đặt hàng và chi phí vận chuyển cũng không nhiều nên bán giá rẻ”, chị cho biết.
Kinh doanh quả này được 2 tháng, chị Linh cho biết, mỗi ngày bán được 10 kg. Quả vỏ cứng, nên trong quá trình vận chuyển, hàng đảm bảo vẫn có chất lượng tốt, tỷ lệ hao hụt không nhiều. Do đó, người bán không cần mất nhiều chi phí, ngoài tiền nhập ban đầu và phí vận chuyển.
Quả óc chó rừng được tách vỏ, đây là hạt có giá trị dinh dưỡng cao.
Khách hàng tìm mua hạt óc chó rừng phần lớn là dân văn phòng, sinh viên. Loại quả này để được khá lâu, nên nhiều người mua số lượng nhiều rồi bóc vỏ ăn dần. Chị My, ở Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, thường mua óc chó Việt Nam vì rẻ hơn nhiều so với hàng nhập ngoại. “Óc chó Mỹ đắt gấp 2 – 2,5 lần Việt Nam. Loại của Việt Nam tương đối dễ ăn, giá lại rẻ, nhưng chỉ sợ mua phải hàng không rõ nguồn gốc”, chị My cho biết. Đây cũng là lý do chị thường mua của người quen cho đảm bảo. Mỗi lần, chị My mua 2 – 3 kg, đập sẵn vỏ, mang lên nơi làm việc để làm đồ ăn vặt.
Cũng là một tín đồ của óc chó rừng Việt Nam, Hồng – sinh viên trường y tế Quảng Ninh cho hay, nên ăn ngay sau khi đập vỏ bằng búa. “Quả óc chó rừng ăn bùi bùi, sau chuyển dần sang vị ngọt. Có thể chế biến thêm nhiều món, như rang với vừng và bơ ăn rất ngon”, Hồng nói.
Theo chúng tôi
Một Số Thông Tin Cần Biết Về Huấn Luyện Chó Bảo Vệ Chủ
Hiện nay có rất nhiều giống chó khác nhau, có giống chó thì dùng để làm cảnh, còn có những giống chó được sử dụng vào mục đích giữ nhà, bắt giữ trộm cắp, bảo vệ chủ nhà… Đối với các giống chó dùng để bảo vệ chủ không chỉ có học các bài tập cơ bản mà còn phải huấn luyện nghiệp vụ đòi hỏi những kỹ năng cao cấp hơn.
Thường các giống chó có khẳ năng bảo vệ chủ tốt trước tiên phải có sức khỏe tốt, to lớn và thiện chiến, có thể đối đầu đối phương ở mọi trường hợp. Các giống chó được lựa chọn hiện nay như Chow Chow, pug (chó mặt xệ), Sa Bì….Ngoài ra, các giống chó to hơn như Doberman Pinscher, chó béc-giê Đức và Akita.
Ngoài ra giống chó như chó béc giê Đức và Doberman Pinscher có thể được huấn luyện để trở thành chó bảo vệ cũng như tấn công đối phương.
Đặc tính để lựa chọn ra chó bảo vệMột chú chó có khả năng bảo vệ tốt sẽ có khả năng xác định tốt, kiên định, đối diện trước mặt đối phương mà không tỏ ra sự nao núng hay lảng đi chỗ khác. Để trở thành chó bảo vệ thì chúng phải tự tin về bản thân cũng như có thể bảo vệ chủ ở tất cả mọi môi trường hoàn cảnh.
Những chú chó trung thành có thể trở thành chó bảo vệ rất tốt và dễ dàng huấn luyện. Thường chó bảo vệ sẽ luôn ở bên cạnh chủ, không đi cắn người bừa bãi cho đến khi được ra hiệu lệnh.
Để có thể huấn luyện chó bảo vệ chủ tốt cần– Tìm hiểu thử giống chó nhà mình là giống chó nào, khả năng của chúng như thế nào?
– Tìm hiểu tính cách của chó để lựa chọn phương pháp huấn luyện sao cho phù hợp. Bạn có thể thử bằng cách đưa vào miệng nó đồ vật mà chúng yêu thích, sau đó giả vờ giật lại. Nếu chó của bạn có nỗ lực cắn xé giật lại cho thấy khả năng bảo vệ chủ của chúng rất cao.
– Để có thể huấn luyện chó bảo vệ chủ thì trước hết chúng cần phải được học qua các động tác cơ bản như ngồi, nằm, bò, đứng yên, sủa…… Đây là những động tác mà chó cần phải được học qua thì sau này mới dễ dàng huấn luyện chó bảo vệ
Đến với trường huấn luyện chó, chó của bạn sẽ học qua các bài tập– Huấn luyện chó bảo vệ chủ và tài sản– Huấn luyện chó để phân biệt và tấn công kẻ lạ mặt– Huan luyen cho phân biệt thức ăn bình thường và thức ăn chứa thuốc– Huấn luyện chó đánh hơi tìm vật– Huấn luyện chó đi vệ sinh đúng nơi, đúng giờ.– Huan luyen cho biết đi cạnh chủ khi đi dã ngoại.– Huấn luyện các động tác như: bắt tay, chào, ngồi bệt, xoay tròn, làm trò,…
Với mỗi nội dung bài tập chúng tôi đều có những giáo trình dạy chuẩn, giúp chó từ từ có thể tập được những thói quen mà không thúc ép.
Tham khảo bảng giá huấn luyện chó tại trường huấn luyện chó Trung Đức:Liên hệ thông tin trực tiếp tại Hotline: 0965 898 285 – 0981 040 607 để được tư vấn trực tiếp và biết thêm về các khóa học mới nhất.
Đb Mai Sỹ Diến: Đề Nghị Xếp Chó, Mèo Vào Chăn Nuôi Gia Súc
Góp ý về dự án Luật Chăn nuôi, đại biểu Mai Sỹ Diến (đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa) cho rằng cần nghiên cứu, bổ sung kỹ các quy định về chăn nuôi trong khu dân cư, kiểm soát việc sử dụng thức ăn chăn nuôi, tránh tồn dư kháng sinh cũng như giải thích từ ngữ trong luật sao cho người dân dễ hiểu.
Phát biểu góp ý về dự án Luật Chăn nuôi, ĐB Mai Sỹ Diến nhấn mạnh về sự cần thiết ban hành luật. Thông qua báo cáo tổng kết thực hiện pháp lệnh và các văn bản pháp quy về lĩnh vực chăn nuôi cho thấy, Pháp lệnh Giống vật nuôi hiện nay mới điều chỉnh khoảng 10% lĩnh vực chăn nuôi, còn 90% lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi khác đang cần có văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh, như việc ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đã thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và hội nhập quốc tế rất cao.
Bên cạnh đó, vấn đề kiểm soát việc sử dụng kháng sinh, chất cấm trong thức ăn chăn nuôi (TĂCN) cũng còn hạn chế. Việc kiểm tra, phát hiện cũng thiếu kịp thời dẫn đến người tiêu dùng hàng ngày phải dùng những thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe, phát sinh bệnh tật.
Trong chăn nuôi có những thời kỳ phải tổ chức giải cứu bởi cung vượt quá cầu đã cho thấy tính dự báo thị trường còn hạn chế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó có nguyên nhân năng lực của các cơ quan nhà nước yếu kém, có việc thiếu chế tài đăng ký chăn nuôi để có số lượng thống kê chính xác.
Góp ý về dự án Luật này, ĐB Diến cho rằng: “Cần giải thích thêm từ ngữ ở khoản 11 Điều 3 “gia súc là các loài vật nuôi gồm trâu, bò, ngựa, lợn, dê, cừu, thỏ”, vậy còn chó, mèo có phải là gia súc không? Theo Từ điển bách khoa thì gia súc là loài động vật có vú được nuôi thuần hóa trong gia đình. Như vậy, tôi đề nghị bổ sung chó, mèo là đối tượng gia súc”.
Tiếp đó, góp ý về Điều 34 quy định về nguyên tắc quản lý TĂCN chứa kháng sinh, ĐB Mai Sỹ Diến cho rằng: “Tôi thấy việc sử dụng kháng sinh trong TĂCN nhằm phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm, nhất là với loại hình chăn nuôi trang trại, công nghiệp đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Cơ sở sản xuất TĂCN có quy định, ký hiệu riêng và gọi là thức ăn thuốc. Tuy giải trình của các cơ quan chức năng cho rằng nhóm các thức ăn an toàn sẽ được quản lý theo ngưỡng cho phép trên cơ sở các quy định về quản lý thuốc thú y hiện hành, vừa đáp ứng yêu cầu phòng, trị bệnh cho vật nuôi, vừa giảm thiểu các nguy cơ, rủi ro do kháng sinh gây ra với sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường.
Nhưng tôi thấy rằng, các nước trên thế giới sử dụng thức ăn, thuốc vì họ kiểm soát được nhờ có ngành chăn nuôi tập trung và giết mổ tập trung theo phương pháp công nghiệp. Việc lý giải quản lý nhà nước trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta chỉ phù hợp với việc chăn nuôi tập trung, chăn nuôi trang trại và giết mổ tập trung”.
“Việc chăn nuôi nhỏ lẻ và giết mổ nhỏ lẻ đang chiếm tỉ trọng lớn ở nước ta. Các cơ quan chức năng sẽ không thể kiểm soát được như ở các nước có ngành chăn nuôi tập trung, tiên tiến và phát triển. Kháng sinh trong TĂCN mà tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng và rất khó xác định đối với chăn nuôi nhỏ lẻ và tiêu thụ nhỏ lẻ, tiêu thụ tại chỗ.
Thử hỏi các chuyên gia chăn nuôi, các đại biểu Quốc hội về thăm quê, ăn giỗ, dùng bữa cơm thân mật với bà con, anh em ở quê, có ai biết được liệu thực phẩm trên mâm cỗ có tồn dư thuốc kháng sinh hay không? Ăn một bữa cũng không sao, còn người nông dân thì thường xuyên sử dụng. Tôi thấy cần hết sức cân nhắc quy định này, và không nên giao cho Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định, Bộ trưởng sẽ gặp nhiều áp lực và không thể lường hết các vấn đề” – ĐB Diến nói.
Theo Danviet.Vn
Cập nhật thông tin chi tiết về Tiểu Thương Lên Tiếng Trước Tin Liên Minh Bảo Vệ Chó Châu Á Đề Nghị Việt Nam Cấm Giết Mổ Chó Mèo: ‘Nếu Không Có Người Mua Chúng Tôi Sẽ Nghỉ Ngay’ trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!