Bạn đang xem bài viết Tiêm Phòng Cho Chó Con Như Thế Nào Là Tốt Nhất? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
NHỮNG BƯỚC KIỂM TRA SƠ BỘ TRƯỚC TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CON
1. Kiểm tra về ăn uống
Nhiều chủ nuôi rất yêu thương bé cún nhà mình, trước bữa ăn chính thường cho bé ăn vặt một vài món hảo hạng rồi. Và hình thành cho chó con thói quen “xin ăn vặt”, đồ ăn vặt có khi còn hấp dẫn và ngon hơn thức ăn chính.
Bạn có thích ăn vặt không? Mình cũng rất thích ăn vặt nhất là những món bánh trán trộn, gỏi đu đủ, mì xào, bột chiên, bánh snack, bánh tôm, xúc xích, kem… Chắc các bạn cũng hiểu ăn vặt trước bữa ăn chính thì mình dời buổi ăn chính sang một giờ khác. Người thích ăn vặt như mình thì cũng khó bỏ “thói quen” này. Chó con của bạn cũng vậy đấy.
Bây giờ chúng ta phải làm sao đây? Bạn hãy thay đổi thói quen của chó con và kiên trì kỷ luật với chúng.
Lúc nào cũng vậy, trước khi tiêm phòng cho chó con mình thường hỏi để tìm hiểu kỹ thông tin sức khỏe. Khi gặp trường hợp này mình chỉ đưa ra lời khuyên cho khách hàng của mình.
Khi bạn mạnh dạn “dứt khoát” bạn sẽ loại bỏ được thói quen “xin ăn vặt” của bé. Và hình thành thói quen ăn đúng giờ.
2. Kiểm tra nướu răng (lợi răng) – răng – miệng
Muốn kiểm tra nướu răng thì bạn phải mở miệng chó con của mình. Kiểm tra răng hàm để đoán đủ tuổi tiêm phòng chưa? Lưỡi có sáng sạch không?
Sau khi kiểm tra răng – lưỡi chó con xong bạn kiểm tra nướu răng. Kiểm tra nướu răng là phần rất quan trọng. Vì lớp niêm mạc nướu răng trải dài và lớn nên khi quan sát rất dễ đánh giá thể trạng. Nướu răng có màu nhợt nhạt chứng tỏ chó con của bạn đang thiếu máu. Vì sao bị thiếu máu thì cũng có nhiều nguyên nhân. Thông thường nhất là do giun sán ký sinh hút máu vật chủ. Hay thực đơn dinh dưỡng của chó con thiếu khoáng, thiếu Fe để tạo hồng cầu, tạo máu. Hoặc có thể chó con của bạn đang nhiễm ký sinh trùng máu từ ký chủ trung gian từ muỗi đốt/chích (muỗi nhiễm ký sinh trùng máu do đốt/chích chó khác đang mắc bệnh ký sinh trùng máu)
Ngoài ra, trên nướu răng có nổi những đốm, mụn trắng hay đỏ thì đó chính là bệnh nguy hiểm đang trong thời kỳ ủ bệnh. Mình không bao giờ tiêm khi chó con của bạn có dấu hiệu mắc bệnh. Vì tiêm vào bệnh sẽ bùng phát mạnh mẽ hơn có thể làm chó con tử vong.
Nướu răng khỏe là nưới răng sáng hồng, nhìn có vẻ trơn bóng.
3. Kiểm tra mặt – mắt – mũi
Đôi mắt sáng là đôi mắt khỏe lanh lợi. Đôi mắt có ghèn hay vẫn đục là biểu hiện của chó con đang bệnh hoặc đang sốt.
Bạn quan sát gương mũi chó con ẩm ướt là mũi khỏe. Gương mũi khô, gương mũi chảy dịch là biểu hiện của chó đang có bệnh
4. Kiểm tra bụng
Chó có bụng quá to ý mình là lúc bình thường chó có bụng to. Không phải sau khi ăn xong mới có bụng to. Thì các bạn cẩn thận chó con có thể đang nhiễm giun sán. Hoặc đang có vấn đề bệnh lý khác.
5. Kiểm tra da – lông
Bạn quan sát da của chó con có nổi những mụn nhỏ ở vùng bụng, vùng bàn chân hay không?
Kiểm tra lông, bạn dùng tay sờ xem cảm giác mềm, mịn mượt không? Bộ lông của chó thường là biểu hiện của dinh dưỡng. Lông mượt đẹp chứng tỏ dinh dưỡng đầy đủ các chất cần thiết. Còn khi bạn sờ vào thấy thô ráp, rụng lông chứng tỏ dinh dưỡn chưa đầy đủ. Ngoài ra kiểm tra xem chó con có bị lở loét, ngứa ngáy khó chịu không? Nếu có thì kiểm tra xem chó con có nhiễm ve, bọ chét hay ký sinh trùng trên da không?
6. Kiểm tra nhiệt độ
Nhiệt độ bình thường của chó con thường được đo bằng nhiết kế ở niêm mạc hậu môn. Nhiệt độ bình thường của chó con giao động từ 37.5 – 39.2 độ C. Bước kiểm tra này mình có thể bỏ qua với những chú chó hung dữ hoặc tăng động cao. Vì những chú chó như vậy theo kinh nghiệm của mình thì cơ thể luôn có nhiệt độ ở mức bình thường.
NHƯ VẬY TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CON NHƯ THẾ NÀO?
Sau khi kiểm tra xong, sức khỏe chó con hoàn toàn tốt thì mình tiến hành tiêm phòng cho chúng.
Mình sẽ lấy vắc xin trong túi giữ lạnh và hoàn nguyên vắc xin. Sau đó rút dung dịch vắc xin vào kim tiêm hoàn toàn mới. Cách làm này bảo đảm kim tiêm sạch và chỉ sử dụng 1 lần duy nhất trên 1 con chó. Có nghĩa là nếu có 2 con chó thì mình sẽ sử dụng 2 cây kim tiêm hoàn toàn mới. Sau khi chuẩn bị xong vắc xin thì mình chuẩn bị tư thế cố định chó con và tiến hành tiêm phòng.
Bài viết số: 33
BSTY – Hồ Minh Hoàng
Hominhhoang.com
Địa chỉ: 51 Đặng Nhữ Lâm, Khu phố 6, Thị Trấn Nhà Bè, Tp.HCM
Điện thoại: 090 252 9302
Nuôi Chó Con Như Thế Nào Cho Tốt (Tập 1) ?
Phần 1: Đón ” thành viên mới” về nhà.
1. Cún yêu của bạn phải phù hợp với bạn và nơi bạn sinh sống.
Bạn phải tìm hiểu rõ chó cưng của bạn có phù hợp với khí hậu, thời tiết nơi bạn sống hay không? Tính cách của chó có phù hợp với bạn hay không? Gia đình của bạn có tán thành việc nuôi chó hay không v…v Việc giải quyết tốt các vấn đề ở trên sẽ đảm bảo cún yêu của bạn có một cuộc sống hạnh phúc. Và cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc của bạn và gia đình bạn.
2. Chỗ ở của bạn phải an toàn để bắt đầu nuôi chó con
Chó con cũng giống như con nít, rất thích quậy phá và xục xạo mọi nơi, Vì vậy để an toàn cho cún yêu, bạn cần có một số biện pháp đề phòng trước.
Chỗ chó con ở không được để các vật dụng dễ đỗ vỡ
Các vật nguy hiểm như dây điện, sản phẩm tẩy rữa, hoá chất độc hại… ra khỏi tầm với của cún yêu. Các của sổ thấp cần được che bằng gì đó hoặc đóng lại luôn.
Thùng rác phải nặng và cao để cúm yêu không lật đổ
Cần thiết nên mua cổng, hàng rào gấp, để giữ chó trong một khu vực nhất định.
3. Chọn chỗ ở cho chó
Vì chỗ nuôi chó con thường khá bẩn nên phải chọn nời nào dễ vệ sinh và thuận tiện đi lại. Nhà bếp và nhà vệ sinh là nơi thích hợp nhất, vì ở đây thoáng mát và đáp ứng những tiêu chí trên. Tuy nhiên, ban đêm thì nên để cún yêu gần phòng ngủ của bạn. Tốt nhất là ở trong cũi, vì bạn không biết cún yêu giải quyết nỗi buồn khi nào?
4. Nên mua 2 cái bát không gỉ ( một đựng thức ăn và một đựng nước uống.
Nuôi chó con cần tách biệt giũa ăn và uống. Và điều này càng rõ ràng hơn khi bạn mua một bầy chó. Việc nuôi chó con và một bầy chó khác không thể ăn cùng một bát được. Chúng sẽ xung đột ngay. Vì thế để tránh tranh giành thức ăn và đảm bảo con nào cũng nhận đủ thức ăn, bạn cần tách riêng chúng ra.
5. Chuẩn bị chỗ ngủ để nuôi chó con
Bạn có thể dùng vải đã qua sử dụng, cũi lót gối hoặc những vật dụng mềm mại để lót chỗ ngủ cho chó. Chuẩn bị một cái khăn ấm để phòng trời lạnh cho cún yêu. Và đùng quên nếu bạn nuôi nhiều chó thì cũng chuẩn bị chỗ ngủ cho mỗi con để tránh xung đột.
6. Cho chó thật nhiều đồ chơi
Chó con luôn hồn nhiên, tinh nghich và đầy năng lượng. Vì vậy nhớ cung cấp thật nhiều đồ chơi trong quá trình nuôi cho con. Có cả đồ chơi để gặm và đồ chơi mềm cho chó. Cẩn thận những đồ chơi có thể làm chó bị hóc.
7. Lựa chọn đồ ăn ngon làm phẩn thưởng cho chó con
Sử dụng thức ăn do tự mình làm ra hoặc thức ăn có thương hiệu đã được kiểm chứng.
Chọn thức ăn sao cho phong phú, đa dạng và đủ loại: có cả loại giòn và mềm. Loại giòn để làm sạch răng chó, loại mềm sẽ huấn luyện chó.
8. Mua đồ ăn tốt để nuôi dưỡng chó con
Thức ban mua ở ngoài như thức ăn viên, đống hộp hay thức ăn làm tại nhà điều tốt cho cún yêu. Tuy nhiên, Bạn nên hỏi người nuôi nó trước đó, cún yêu đã ăn những gì. Bởi vì thay đổi chế độ ăn cho chó cần có thời gian. Bạn có thể giữ nguyên khẩu phần ăn mà chó đã ăn trước đó. Nếu muốn thay đổi chế độ ăn mới thì phải mất một tuần. Việc thay đổi quá đột ngột sẽ khiến cún yêu của bạn nôn ói và biếng ăn.
Lưu ý không được mua những thức ăn chó chất phụ gia, phẩm màu hoặc chất bảo quản. Vì chó rất dị ứng với những thực phẩm này.
9. Nuôi chó con cần có dụng cụ chăm sóc cơ bản
Lược chải lông, khăn tắm, dầu gội lông chó, găng tay cao su, dụng cụ cắt móng, cũi chó, lồng chó… là những thứ rất cần thiết để nuôi chó con. Chó bạn càng đẹp thì sẽ được nhiều người yêu mến phải không nào??
10. Mua vòng cổ, đeo thể thông tin cho chó
Đeo thẻ cho chó cũng rất cần thiết để để phòng chó đi lạc.
11. Tạo môi trường thoải mái để nuôi chó con
Lần đầu tiên về nhà mới, chắc hẳn là cùn yêu sẽ không quen, thậm chí sợ hãi. Để khắc phục, bạn cần âu yếm chó nhiều hơn và đi dạo quanh nhà cùng nó. Đương nhiên không phải chỗ nào cũng đi, chỉ những khu vực chó hay lui tới thôi.
Không cho chó đi lung tung vì sẽ gây ra những sự cố ngoài ý muốn.
Những ngày đầu tiên,ban đêm nên để chó ở trong cũi và ngủ gần phòng ngủ của bạn.
12. Thường xuyên âu yếm và quan tâm chó nhiều hơn
Hành động này rất quan trọng vì không những cún yêu có được cảm giác yêu thương, mà lâu dần sẽ tạo ra liên kết bền chặt giữa bạn và cún yêu. Vì vậy, cần vuốt ve và âu yếm chó cưng hàng ngày.
13. Ôm chó nhẹ nhàng và cẩn thận
Cũng giống như trẻ con, cún con rất mỏng manh dễ vỡ. Vì vậy, cẩn thận vẫn hơn. Nên ôm vối 1 tay đặt ở trước ngực.
14. Chú ý và bảo vệ cún yêu
Dù bạn có tỉ mỉ đến đâu thì cũng có lúc chó của mình chạy đâu mất dạng. Đeo thẻ cho chó là một cách tốt nhất để phòng những trường hợp như thế này. Tuy nhiên thẻ phải phù hợp và khi đeo phải có cảm giác dễ chịu, thoải mái. Nên ghi thông tin, địa chỉ, số điện thoại liên hệ đề phòng chó bị lạc.
Cần có giấy xác nhận cún yêu của bạn đã có giấy xác nhận tiêm phòng dại.
15. Làm cho chó một chỗ vui chơi an toàn.
Sân nhà có hàng rào vây là tốt nhất dành cho chó. Nên mua nhiều đồ chơi và để cún yêu của mình chọn thứ mà nó thích. Nếu không có sân vườn, làm một cái hàng rào trong nhà làm sân chơi chó chó cũng không phải là một ý tồi.
Phần 2: Cho chó con ăn
1. Chọn đồ ăn phù hợp để nuôi chó con
Bạn cần phải kết hợp nhiều loại đồ ăn khác nhau để đảm bảo dinh dưỡng cho chó.
Đặc biệt là từ cá, bò, gà hoặc trứng. Nếu thay đổi thức ăn cho chó, hãy thay đổi từ từ để tránh là xáo trộn khảu phần ăn của nó.
2. Cho chó ăn đúng cách
Cần khuyến khích chia ra nhiều bữa nhỏ cho cún yêu ăn. Tuỳ vào từng loại chó mà chúng ăn nhiều hay ít, thực phẩm cũng khác nhau. Nên lựa thức ăn phù hợp với từng loại chó. Chó chó ăn nhiều hơn nếu thấy chúng quá gầy. Đối với việc nuôi chó con, số lần ăn trong ngày phụ thuộc vào độ tuổi của chó:
6 – 12 tháng tuổi: 3 – 4 lần/ngày
12 – 20 tháng tuổi: 3 lần/ngày
trên 20 tháng tuổi: 2 lần/ngày
3. Đối với giống chó nhỏ và chó cảnh, cần có một chế độ ăn đặc biệt
Điển hình giống chó Chihuahua với thân hình cực nhỏ rất dễ bị hạ đường huyết. Nên cho chúng ăn thường xuyên ( cách 2 -3 tiếng 1 lần) cho đến khi được 6 tháng tuổi.
4. Tránh kiểu ăn “tự chọn”
Việc cho ăn sẽ làm cho chó của bạn liên tưởng tới những điều thích thú. Nhưng để chó của bạn không ngốn quá nhiều đồ ăn, nên đặt thời gian kết thúc bữa cho chó tầm khoảng 20 phút.
5. Quan sát chó ăn
Nuôi chó con cần quan sát động thái ăn của nó. Việc chó ăn như thế nào có thể nhìn ra tình trạng sức khoẻ của chó.Nếu chó chán ăn, bạn cần lưu ý điều này. Đó có thể là do khẩu phần ăn không hợp khẩu vị, nghiêm trọng hơn là cún yêu đang có vấn đề về sức khoẻ.
Bạn cần phải để ý mọi hành vi thay đổi của chó con. Liên hệ bác sĩ thú y ngay nếu gặp vấn đề cần khắc phục.
6. Không chó chó ăn những mẩu thức ăn của người
Nghe có vẻ phi lý, nhưng thức ăn của người có thể khiến chó béo phì. Ngoài ra bạn còn tập cho chó thói quen xin ăn – một thói quen không tốt một chút nào.
Để việc nuôi chó con được đảm bảo, bạn hãy cho chó ăn đúng thức ăn riêng của nó.
Không quan tâm cún trong lúc bạn ăn
Xem xét lại các món ăn của người dành cho chó
Tránh các thức ăn có nhiều dầu mỡ dành cho chó, vì có thể khiến nó bị viêm tuỵ.
7. Tránh các thức ăn gây ngộ độc cho chó
Con người ăn thì không sao,nhưng có những thực phẩm sẽ gây ngộ độc cho chó. Nuôi chó con cần tránh những loại thức ăn như: bưởi, socola, muối, bơ, hành, tỏi, rượu, trà,nho khô ….
Nếu chó của bạn ăn những món trên, cần đưa chó đến bác sĩ ngay lập tức.
8. Cấp đủ nước sạch cho chó
Thức ăn thì có hạn chế, nhưng nước uống thì không. Bạn luôn phải cung cấp một bát nước để giành cho chó. Cúc yêu của bạn uống nước rất nhiều và hẳn là phải đi tiểu tiện. Dắt chó ra ngoài sân nếu bạn không muốn có sự cố trong nhà.
Bài viết khác:
Tắm cho chó như thế nào là tốt ?
Cách Nuôi Chó Con Như Thế Nào Là Đúng?
Những chú chó con được sinh ra tại nhà hoặc bắt từ nơi khác về đều cần được sống trong một môi trường sạch sẽ, thoáng mát mới có thể nhanh chóng làm quen với cuộc sống mới mà không phải đối mặt với những dịch bệnh nguy hiểm. Vậy nên bạn cần phải chuẩn bị cho chó những chỗ ở lý tưởng, thoáng mát, không ẩm thấp, không có dây điện xung quanh và đặc biệt là phải có chỗ nghỉ ngơi, ăn uống cũng như đi vệ sinh. Với những chú chó con bắt từ nơi khác về, bạn nên chuẩn bị cho chúng một chiếc lồng với kích thước vừa phải để tập cho chúng làm quen dần với môi trường sống mới.
Chó con rất dễ bị 5 bệnh đó là: Care; Pravo; Ho cũi chó; Viêm gan truyền nhiễm; Phó cúm. Để phòng ngừa những loại bệnh này, bạn cần tiêm vắc xin phòng bệnh đặc trị định kỳ cho chúng. Thời gian tiêm phòng cụ thể như sau: mũi thứ nhất khi chó con được 3 tuần tuổi; mũi thứ 2 vào 6 tuần tuổi; mũi thứ 3 vào 9 tuần tuổi và mũi cuối cùng vào khoảng 7 – 8 tháng tuổi. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải tẩy giun cho chúng theo một liệu trình cụ thể vào các thời điểm: tuần tuổi thứ 2, 4, 6, 8. Khi chó con được 3 – 6 tháng tuổi, tẩy giun 1 tháng 1 lần. Khi chó được 6 tháng – 1 tuổi, tẩy giun 3 tháng 1 lần.
Chó con thường rất bẩn nên các loại bọ kí sinh có thể bám trên lông và hút máu. Vậy nên bạn cần phải tắm cho chó. Tuy nhiên nếu tắm không đúng cách, chó có thể bị viêm phổi. Vậy nên bạn cần chú ý: Lúc mới về chỉ nên tắm khô cho chó. Một thời gian sau có thể tắm bằng nước ấm và xà phòng. Sau khi tắm cần làm khô lông cho chúng một cách nhanh chóng. Khi tắm không để nước lọt vào tai để tránh bệnh viêm tai khó chữa. Cuối cùng khi thời tiết dưới 18 độ C thì không nên tắm cho chó.
Tùy từng độ tuổi, bạn sẽ cho chó ăn với chế độ khác nhau. Cụ thể khi chó được 3 tuần tuổi, bạn sẽ cho chúng ăn cháo thịt rau nấu loãng vào 4 – 5 buổi/ngày. Khi chó được 1 tháng tuổi, cho chúng ăn cháo rau thịt với lượng đặc hơn và số buổi ăn giảm xuống còn 3 buổi/ngày. Khi chó được 2 – 3 tháng tuổi bắt đầu cho chúng ăn cơm 3 buổi/ngày. Từ tháng thứ 4 trở lên, bạn sẽ cho chó ăn 2 buổi một ngày và lượng thức ăn phải đầy đủ các chất dinh dưỡng như: protein, chất béo, tinh bột, khoáng chất và vitamin. Để chó lớn nhanh và phát triển khỏe mạnh, bạn không nên lạm dụng thuốc hoặc thức ăn tổng hợp đồng thời không cho chúng ăn thức ăn của mèo, gà hay đã bị hư hỏng, ôi thiu.
Để cho chó phát triển khỏe mạnh về thể lực bạn có thể huấn luyện chúng một số bài tập như: lấy đồ về, chạy vòng quanh. Khi chó còn nhỏ cũng là thời điểm mà bạn có thể bắt đầu huấn luyện chúng một số bài tập như: ngồi xuống, đứng lên, bắt tay,…Chúng sẽ nhanh chóng học và làm theo những gì bạn yêu cầu khi ở tầm tuổi từ 3 tháng trở lên.
Cai Sữa Cho Chó Con Như Thế Nào?
Khi được 3 tuần tuổi, chó con thường được bắt đầu cho cai sữa mẹ. Trong giai đoạn chuyển đổi này, điều cần thiết là dạy chó con ăn thức ăn dành cho chó con.
Quá trình “Chuyển Giao Từ Ti Đến Tô”
Khi chó con được 3 tuần tuổi, bạn sẽ bắt đầu cho ăn thức ăn của chó con khoảng 10% lượng calo mỗi ngày. Chúng vẫn sẽ tiếp tục bú mẹ, trong khi quen với thức ăn cho chó con. Sau 2-3 tuần, bạn sẽ chúng ăn thức ăn nhiều dần và chúng sẽ bú mẹ ít dần. Không cai sữa vội cho chó con khi chúng ăn vẫn còn chậm. Điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
Bạn sẽ cần tách chó mẹ trong khi cho chó con ăn thức ăn bằng cách dắt chó mẹ sang nơi khác chỉ để chó con lại với tô thức ăn. Chắc chắn lúc đầu chúng sẽ rên rỉ. Sau đó, chúng sẽ nhận ra rằng tô thức ăn của chúng có chứa đồ ăn rất ngon và bổ dưỡng. Đến tuần thứ 7 chó con nên được cai sữa hoàn toàn và chỉ cho ăn thức ăn dành cho chó con.
Thức ăn dành cho chó con
Bạn có thể mua loại sữa ngoài trộn với thức ăn khô cho chó con, ngâm hạt với sữa ngoài và đổ vào một chiếc bát nông khi chó con bắt đầu đi lại ở tuần tuổi thứ 3. Sữa ngoài sẽ cung cấp thêm chất dinh dưỡng và giúp chó con không bị nghẹn bởi bột khô khi chúng bắt đầu tập ăn. Trong trường hợp chó vẫn chưa biết nhai thức ăn, bạn có thể xay hạt bằng máy xay sinh tố và trộn với sữa cho chó.
Bạn nên cho chó con ăn 3 lần một ngày trong suốt quá trình cai sữa tới 6 tháng tuổi. Sau 6 tháng, chúng có thể được cho ăn 2 lần một ngày với số lượng mỗi lần ăn tăng dần lên.
Bạn nên tạo thói quen cho chó con ăn đúng giờ, điều này sẽ chế ngự sự thèm ăn ở chó và ngăn chúng không kêu la cả ngày. Khi bạn chuyển sang cho ăn 2 bữa một ngày, bạn có thể bỏ qua bữa trưa (bữa ăn giữa).
Cập nhật thông tin chi tiết về Tiêm Phòng Cho Chó Con Như Thế Nào Là Tốt Nhất? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!