Bạn đang xem bài viết Thương Chó, Nhưng Đừng Quên Đồng Loại!? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chú chó Zin chết khiến nhiều người thương xót
Vừa qua, vụ chú chó Doberman bị đâm chết ở phố Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) đang là vấn đề được lôi ra ‘mổ xẻ’ trên các trang mạng xã hội và báo chí cũng tốn không ít giấy mực về nó.
Sự việc xảy ra thế này: Khoảng 10h tối ngày 21/8, có hai người đàn ông dẫn chó của mình đến gần cầu vượt Nguyễn Chí Thanh. Bất ngờ, hai chú chó cắn nhau, một chú giống Doberman (tên Zin), chú chó còn lại là giống chó ta, màu đen. Chủ của chú chó Doberman đã cầu xin mọi người giúp đỡ, tách hai con chó ra để chúng không tiếp tục cắn nhau.
Tưởng sự việc xong xuôi, không ngờ chủ của chú chó ta cầm dao đâm trúng cổ của chủ chó Doberman. Sau đó, chú chó Zin được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Vài ngày sau, do vết đâm quá sâu, chú chó Zin không qua khỏi và đã chết lúc 9h30 ngày 25/8.
Một cuộc tranh cãi nổi ra khi ai là người khiến chú chó Zin chết
Chủ của chú chó Zin đã đăng tin tình hình của chú chó trên Facebook và nhận được rất nhiều lời chia buồn, động viên. Sự việc sau đó cũng được cộng đồng mạng và báo chí quan tâm đến. Cư dân mạng tỏ ra thương xót và phẫn nộ trước hành động độc ác của chủ chú chó ta.
Thậm chí, có cả 1 cuộc tranh cãi nổ ra, xem ai mới là ‘hung thủ’ chính khiến Zin bị chết!?
Nhưng chẳng ai đặt câu hỏi tại sao khi dắt hai chú chó ra đường, cả hai người chủ lại không rọ mõm cho chúng?
Hẳn nhiều người chưa quên, có những lần chó cắn người đến mức thiệt mạng, thậm chí còn có con chó căn cả chủ của mình đến te tua, chảy máu, rách cả quần áo.
Năm 2015, một bé gái tên Lưu Lệ Thanh (8 tuổi, Bình Phước) phải nhập viện trong tình trạng có khoảng 15 vết thương, trong đó có 5 vết thương sâu, trầm trọng. Đặc biệt, trên mặt bé có 1 vết thương kéo dài từ khóe miệng bên phải tới mang tai dài chừng 12cm. Vết thương này khá sâu, thậm chí còn nhìn thấy cả răng và xương của bệnh nhi.
Thủ phạm gây ra những vết thương này chính là chó. Con chó mà gia đình bé Thanh đang nuôi đi ra ngoài đường, khi về con chó bị 1 vết thương ở chân. Bé Thanh thấy con chó bị thương nên đã chạy lại gần và ôm vào chân của con chó. Lập tức, bé Thanh đã bị con chó quay ra cào và căn liên tiếp vào mặt. Được biết, con chó nhà này nặng khoảng 20kg.
Một người nữa cũng đã từng là nạn nhân của chó là bà Ngô Thị Bắc (43 tuổi) (Phú Bình – Thái Nguyên). Được biết vào ngày 22/8/2013, trong lúc đang chăn ngan tại gia đình thì bà Bắc bị một con chó lạ cắn 2 nhát vào vai và tay, nhưng sau đó do chủ quan nên bà không đi tiêm phòng mà chỉ băng bó vết thương bình thường.
Khoảng 2 tuần sau, bà Bắc có biểu hiện sợ nước, sợ gió và mất ngủ nên gia đình đã đưa bà đến bệnh viện chữa trị. Sau khi nhập viện, các bác sĩ kết luận bà Bắc bị bệnh dại nhưng do phát hiện quá muộn nên không thể cứu chữa. Đến ngày 12/9 thì bà tử vong.
Những con chó hung dữ sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt với trẻ em nếu ra đường mà không rọ mõm
Còn rất nhiều, rất nhiều vụ việc chó gây thương tích cho người, thậm chí còn cắn chết người. Vậy mà những người chơi chó họ không ý thức được việc rọ mõm chó mỗi khi cho chó ra ngoài đường.
Đôi khi chỉ vì chủ quan, chúng ta cứ tưởng là chủ thì chó sẽ nghe lời chúng ta, sẽ không cắn người khi chúng ta chưa cho phép. Nhưng đó là một ý nghĩ hoàn toàn sai lầm. Cẩn thận không bao giờ là thừa. Nếu chúng ta biết nghĩ một chút, cẩn thận một chút thì chắc chắn những trường hợp thương tâm trên sẽ không thể xảy ra.
Đừng bao giờ chủ quan khi chơi với chó. Chúng ta đang thể hiện quyền được yêu thương chó nhưng vô tình lại bỏ qua sự an toàn của đồng loại, những người thân, bạn bè và cả chính chúng ta.
Chủ quan một chút nhưng mất mát thì cả đời! Liệu rằng khi những vụ chó căn chó hay chó cắn người được đưa lên mạng, chúng ta nên tỏ ra thương xót hay phẫn nộ vì hành động không rọ mõm chó khi ra đường đây?
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Kinh Hãi Cảnh Chó Pitbull “Cắn Xé” Đồng Loại Đến Chết
[mecloud]kNx8FFKHgJ[/mecloud]
Pitbull là một giống chó có nguồn gốc từ châu Mỹ. Hiện nay chúng được nuôi khá nhiều ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, chúng tôi Với ngoại hình dữ dằn, khung xương vững chãi, cơ bắp săn chắc, vai trước vạm vỡ, đặc biệt là đôi mắt, sắc lạnh và lầm lì, nằm ở dưới cái trán to gồ, giống chó Pit Bull được nhiều dân chơi chó săn lùng và đặt biệt danh là chó chiến binh.
Điều đáng nói, khi đã lâm trận, loài chó này còn “cuồng” hơn cả chó điên. Nguy hiểm hơn, chó Pit Bull hiện nay đang được nhiều người nuôi dưỡng, huấn luyện sai cách có thể sẵn sàng tấn công một người nào đó đến chết.
Cận cảnh 1 chú chó Pitbull
Theo chia sẻ kinh nghiệm của nhiều người đam mê huấn luyện những giống chó dữ, những người nuôi chó Pit Bull phần lớn là dân chơi có máu mặt, bởi họ muốn coi Pit Bull như một một thứ vũ khí nguy hiểm để phòng thân. Nhiều người còn tin rằng, Pit Bull là loài chó không có cảm giác trước đau đớn, lỳ đòn nhờ vào hệ thần kinh thép. Điều này khiến loài chó này sẵn sàng tấn công bất cứ ai. Cũng bởi thế, chủ nhân của những con chó này thường gặp nhau ở một địa điểm nào đó để đấu chó nhằm chứng tỏ những chiến binh của mình là số một.
Từ chiến binh đến… cắn càn
Tối ngày 1 tháng 4 năm 2015, nhiều người dân sinh sống ở khu vực khu đô thị mới Dịch Vọng, Q.Cầu Giấy (Hà Nội) không khỏi hoảng sợ khi chứng kiến cảnh chú chó Labrador xích trước cửa nhà bị con Pitbull nặng trên 20 kg cắn đến chết.
Trước đó, tại khu vực ngã tư Bạch Mai – Lê Thanh Nghị (Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội), trong lúc được chủ đưa đi dạo, một con Pitbull trưởng thành cũng tấn công một con chó khác. Để cứu mạng con chó kia, nhiều người dân phải đổ nước lạnh lên người con Pitbull, dùng gậy cạy miệng mới “can” được cơn khát máu của con vật được mệnh danh là “chiến binh”.
Tuy nổi tiếng là loài chó quý tộc nhưng giống Pitbull cũng “nức tiếng” với khả năng tiêu diệt và khát máu khi đối diện con mồi
Điều đáng nói là, chủ của chó Pit bull đã không can ngăn chó của mình, mà cứ để cho con chó này cắn đồng loại đến chết. Không những thế, khi chứng kiến cảnh này, một người đi đường vào xua đuổi lại còn bị người chủ chó Pit bull này lao vào đấm đá dã man khiến dư luận bất bình.
Cách đây ít lâu, vì quá phẫn nộ trước tình trạng người nuôi chó thả rông gây nguy hiểm cho cộng đồng, một người đã đăng lên trang facebook cá nhân một chia sẻ mà dân mạng gọi nôm na là “văn chửi chó”. Nguyên do để tác giả này viết bài văn là vì vợ và con anh suýt bị chó cắn do để chó thả rông ngay trong trường. Ngoài ra, anh này hồi nhỏ nhiều lần bị chó cắn nên ấm ức với loài vật được xem là bạn con người.
Có lẽ những sự việc chó Pitbull cắn chết đồng loại chưa thể chấm dứt vì cộng đồng nuôi chó Pitbull còn khá nhiều rải rác từ Hà Nội tới các tỉnh. Chúng ta không chê trách tình yêu của những người chủ này đối với giống chó kia. Thế nhưng, mỗi người nuôi chó cần phải có trách nhiệm đối với những người xung quanh và bản thân con vật mình nuôi, đơn giản nhất là xích hoặc rọ mõm những chú chó khi mang ra ngoài đường thì những điều đáng tiếc sẽ không xảy ra.
Lịch phát sóng và phát lại của chương trình
Mời các bạn cùng đón xem chương trình 8 giờ 15 phút tối với tựa đề Phía sau loài chó “sát thủ máu lạnh” trên kênh An ninh Thế giới (ANTG) – Truyền hình An Viên:
– Phát sóng chính thức: 20h15 thứ Bảy (18/7/2015)
– Phát lại: 9h00 chủ nhật (19/7/2015) & 15h00 thứ Hai (20/7/2015)
P.V
Dây Xích Chó Đừng Chỉ Chọn Loại Đẹp! Những Lưu Ý Trong Sử Dụng
Xét về mặt cấu tạo thì chúng ta có 3 loại chính:
Dây xích vòng cổ: loại dây đơn giản và dễ sử dụng khi bạn chỉ cần vòng dây xích quanh cổ chó. Thế nhưng nhược điểm của loại dây dắt chó này là dễ khiến em cún khó chịu, gặp tổn thương vùng cổ khi có tác động lực mạnh.
Dây xích đai ngựa: khắc phục được nhược điểm của loại trên khi dây đai ngựa có 1 vòng cổ và 1 vòng đỡ lấy vùng ngực. Cấu tạo này giúp mang lại cảm giác chắc chắc và thoải mái hơn cho chó cưng kể cả khi bị lôi mạnh. Nhưng cũng do cấu tạo mà bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn khi đeo loại này cho em chó, đặc biệt khi đó là giống chó năng động hay có phần hung hãn, không thích bị kiềm chế.
Dây xích choke chain: là loại dây đặc biệt dành riêng cho huấn luyện, choke chain được sử dụng theo kiểu thòng lọng và có thể thắt chặt lại hơn khi chó không nghe lời. Để sử dụng loại này đòi hỏi người chủ phải có kinh nghiệm và hiểu biết nhất định, tránh sử dụng sai quy cách hay làm tổn thương chó.
Ngoài ra, nếu xét về mặt chất liệu thì chúng ta còn có thề cân nhắc mua dây xích bằng vải, inox, kim loại, cao su hay nylon. Mỗi chất liệu sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng, đòi hỏi cách sử dụng và bảo quản khác nhau.
Cách lựa chọn dây xích chó
Chọn mua dây dắt chó nếu không cẩn thận sẽ vừa tổn thương chó cưng vừa lãng phí tiền bạc. Trước khi chọn mua, bạn hãy cân nhắc đến các yếu tố sau:
Trước hết, hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân: bạn mua dây xích chó nhằm mục đích gì. Bạn sẽ dùng dây xích trong huấn luyện hay để dẫn chó dạo chơi trong công viên? Với các mục đích khác nhau sẽ có các loại dây xích phục vụ nhu cầu khách hàng khác nhau.
Dây xích dành cho giống chó nhỏ sẽ khác với loại dành cho giống chó lớn. Những giống nhỏ như chó Poodle, chó phốc sóc… bạn có thể sử dụng vòng cổ chó, dây dắt chó hoặc dây xích ngực. Đối với giống to lớn hơn như chó Alaska, chó Husky, chó becgie… hãy cân nhắc sử dụng dây xích cường lực hoặc dây dắt cường lực nếu muốn khống chế em chó tốt hơn.
Đừng nên mua dây xích chó vừa khít hay quá rộng so với cơ thể chó. Thông thường các loại dây dắt sẽ có nút điều chỉnh độ rộng để chủ linh hoạt sử dụng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cẩn thận kiểm tra các số đo về vòng cổ, vòng ngực chó để chọn được loại dây ưng ý nhất.
Đừng quên mỗi giống chó đều mang một đặc điểm tính cách khác nhau và do đó nhu cầu vận động cũng khác nhau. Đối với những giống chó tinh nghịch năng động như phốc sóc, pitbull … bạn nên sử dụng dây xích ngực để tránh trường hợp chó kéo căng dây, gây ngạt thở. Những giống chó hiền lành, điềm tĩnh là dễ lựa chọn hơn cả, hầu như phù hơp với mọi loại dây.
Cách sử dụng dây xích chó
Hãy tránh sử dụng các loại dây xích dễ gây tổn thương cho chó trong quá trình sử dụng. Những loại như vòng cổ có gai, xích kỷ luật hay vòng cổ điện tử có thể hiệu quả tức thì do hoạt động theo nguyên lý chó càng kéo thì càng đau. Tuy nhiên, việc lạm dụng những loại này rất dễ gây tổn thương cho chó và mối quan hệ chủ – chó bởi nó đánh vào nỗi sợ của thú cưng hơn là giúp chó học hỏi điều mới.
Thêm vào đó, đa số chủ nuôi khó nắm bắt đúng những thay đổi tâm lý và hành vi loài chó trong quá trình dùng xích. Điều này dễ khiến chúng ta không nắm bắt được chính xác nhu cầu em cún và có sự điều chỉnh thích hợp. Có thể chú chó đã quen với dây dắt nhưng không có nghĩa là chúng cảm thấy thoải mái.
Nhiều chú chó nghĩ rằng mình sắp được đi chơi khi bạn đeo xích vào cổ chúng, và sẽ phấn khích bằng cách chạy lòng vòng hoặc kéo dây xích. Bạn đừng di chuyển vị trí mà hãy giữ chúng quanh quẩn trong nhà, có thể đan xen việc tháo xích và đeo lại nếu cần. Điều này giúp chú chó hiểu rằng: đeo xích không đồng nghĩa là đi chơi và sẽ ngoan ngoãn hơn.
Để phát huy hiệu quả của xích chó, bạn hãy thử thách chú chó mỗi lần chúng cố gắng chạy trước và kéo dây xích về hướng chúng muốn. Hãy đừng lại và đổi thay đổi hướng để giành quyển kiểm soát, cách này giúp áp chế những chú chó lì lợm. Lâu dần, chú chó sẽ nhận ra bạn mới là người nắm quyền điều khiển. Người làm chủ tốc độ, hướng đi, điểm đến chính là bạn và chó phải học cách nghe lời.
Bạn đừng nên kỳ vọng em chó sẽ mau chóng học được cách ứng xử đúng khi dùng dây dắt chó. Bạn sẽ mất khá nhiều thời gian cũng như cần kiên nhẫn huấn luyện hàng ngày để chó hình thành thói quen mới. Sau khoảng một tháng, quá trình dạy dỗ của bạn sẽ bắt đầu phát huy tác dụng.
Ngoài ra, hãy ghi nhớ duy trì các bài tập ngắn để uốn nắn hành vi. Huấn luyện trong một thời gian dài (như đi bộ quá lâu) sẽ khiến thú cưng dễ mệt và trở nên chán nản với các buổi thực hành.
Dây xích chó không phải là một món quà trang trí cho em chó. Bạn cần nắm vững các tiêu chí chọn lựa cũng như tính cách em chó nhà mình để chọn mua được loại dây thích hợp. Sau khi mua về, hãy dành thời gian giúp chó cưng làm quen và sử dụng dây xích. Đừng trừng phạt khi chó làm sai nhưng nhớ khen thưởng khi em chó nghe lời. Nắm vững các nguyên tắc huấn luyện sẽ giúp bạn có cách chăm sóc chó tốt nhất.
Vì Sao Ăn Thịt Đồng Loại Không Được Chấp Nhận Ở Loài Người?
Nòng nọc con của loài lưỡng cư thường xuyên phải ăn các “anh em” của mình để tăng khả năng phát triển. Mòng biển và bồ nông là hai trong số nhiều loài chim sử dụng con non của chúng để làm thức ăn hoặc ngăn ngừa lây lan bệnh tật. Đối với bọ ngựa hay nhện lưng đỏ Úc, con đực sau khi giao phối sẽ trở thành một món ăn đầy hấp dẫn đối với con cái.
Thật sự, việc ăn thịt đồng loại không phải là một điều quá xa lạ trong thế giới động vật – và điều này thậm chí còn diễn ra thường xuyên hơn ở động vật có vú. Nhiều loài động vật gặm nhấm có thể biến con non của chúng thành bữa ăn trong trường hợp bị đói, bị bệnh, các con non đã chết, hoặc “sinh vượt kế hoạch” và con mẹ không đủ khả năng nuôi dưỡng. Các loài tiến hóa hơn như gấu và sư tử đực đôi lúc giết và ăn thịt các con non của con cái đã trưởng thành để chúng có thể dễ dàng giao phối hơn, tạo ra một thế hệ mới là con của chúng. Các loài động vật bậc cao gần giống với con người như tinh tinh đôi khi ăn thịt những cá thể không may mắn – thường là các con non – không rõ mục đích, có thể là nhằm bổ sung một vài protein cho cơ thể chúng.
Tuy nhiên, đối với con người, việc ăn thịt đồng loại là hành động thật sự đáng kinh tởm, được coi là trái với quy luật tự nhiên, đi ngược lại với tiến hóa của loài người. Trên thực tế, ác cảm của chúng ta đối với việc ăn thịt người rất mạnh mẽ, đến nỗi những biện minh về yếu tố sống còn và đạo đức khó có thể chấp nhận được.
Tờ Theconversation đã thực hiện một bài khảo sát, giả thuyết một người đàn ông có được phép ăn thịt các bộ phận cơ thể của người bạn mình, khi anh ta đã qua đời bởi những nguyên nhân thuộc về tự nhiên hay không. Đồng thời, bài khảo sát cũng giả sử rằng hành động ăn thịt người xảy ra trong một nền văn minh cho phép làm điều này, như một cách tôn vinh người quá cố, và thịt sẽ được nấu chín để đảm bảo không có nguy cơ nhiễm bệnh. Kết quả cho thấy, mặc dù lưu ý đã giả định việc ăn thịt người là hành động nhân văn, tuy nhiên hơn một nửa độc giả tham gia đã cho rằng đó là một điều hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Hình ảnh nạn nhân vụ rơi máy bay Andes đã phải ăn thịt đồng loại để tồn tại.
Ngay cả trong những tình huống đối mặt với sinh tử, hành động ăn thịt đồng loại cũng gần như là điều không thể tha thứ đối với con người. Tiêu biểu như vụ tai nạn máy bay Andes nổi tiếng năm 1972, khi những người sống sót đối mặt gần kề với sinh tử, đã ra một quyết định vô cùng khó khăn: Ăn thịt những người đã chết để tiếp tục sống. Mặc dù những hành động này là bước đi cuối cùng để sinh tồn trước thiên nhiên khắc nghiệt, và thậm chí một số người trong đoàn tự nguyện hiến xác mình thành thức ăn sau khi qua đời, tuy nhiên cuối cùng, họ vẫn bị xã hội lên án nặng nề.
Một trong những người sống sót sau thảm họa, Roberto Canessa, đã tự trách mình rằng việc ăn các hành khách để sinh tồn là ” xâm phạm vào ký ức của bạn bè, và đánh cắp linh hồn họ”. Mặc dù ngay sau đó, ông ta đã khẳng định rằng lúc đó nếu chẳng may qua đời, ông sẽ không ngần ngại cho phép những người còn sống được ăn thịt ông để sống sót.
Quyết định ghê tởm
Giai đoạn đầy đen tối nêu trên là bằng chứng rõ ràng cho thấy tại sao con người là ngoại lệ duy nhất có thể nằm ngoài vòng tròn quy luật ăn thịt ở các loài động vật. Tính chất giữa người sống và người đã chết không thể so sánh được. Sự kết nối cực kỳ chặt chẽ giữa phần con người và xác thịt là lý do duy nhất mà trong vài tình huống nhất định, những ưu điểm của việc ăn thịt người đều bị bỏ qua – bởi cảm giác ghê tởm, kinh khủng bên trong tâm trí mỗi cá nhân đang sống.
Một câu hỏi khác được đặt ra, tại sao chúng ta lại ghê tởm thịt người, trong khi thịt các loài động vật khác thì không? Nhà triết học William Irvine đã nêu ra trường hợp giả thuyết rằng tồn tại một trang trại nuôi những đứa trẻ sơ sinh nhằm phục vụ thực phẩm cho con người, tương tự như một trang trại gia súc, nơi chúng ta vỗ béo, giết mổ và lấy thịt của chúng. Irvine đề nghị rằng những lập luận biện minh cho việc giết gia súc cũng áp dụng đối với trẻ sơ sinh, ví dụ như “chúng sẽ không phản đối” và“chúng chưa có khả năng suy nghĩ như một người trưởng thành”.
Mặc dù đây chỉ là giả thuyết, tuy nhiên lại khá hữu ích nếu chúng ta muốn làm sáng tỏ sự định kiến của con người khi đề cập đến khía cạnh đạo đức của việc ăn thịt người. Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã hình thành trong não bộ ý thức về các chủng loài, ví dụ như người và gia súc, như là một sự thật cơ bản hay đã trở thành ‘bản chất’, mặc dù không thể quan sát trực tiếp nhưng điều đó mang lại những nhận biết sơ khai ban đầu. Ví dụ, con người là gì? Là những các thể có suy nghĩ thông minh và lý trí, cá tính và khao khát sống, và đồng thời giữa các cá thể hình thành mối liên kết với nhau.
Con người tiến hóa để không ăn thịt đồng loại. (Ảnh: Shutterstock).
Chủ nghĩa tâm lý trên là một lối tắt hữu ích định hướng những mong đợi và đánh giá của chúng ta lên các thành viên trong chủng loài, chính là xã hội loài người – tuy nhiên điều này thật sự không hiệu quả khi những đặc trưng điển hình của chủng loài như đã nói ở trên không còn phù hợp, ví dụ như sau khi qua đời. Và đây là nguyên nhân lý giải tại sao hành động ăn thịt đồng loại sau khi chết lại làm chúng ta cảm thấy ghê tởm đến như vây. Ngay cả khi con người có thể biện minh những lý do về mặt đạo đức có thể chấp nhận được, thì chúng ta vẫn không thể ngăn cản tâm trí mình suy nghĩ về kẻ đã ăn thịt – hay kẻ đã bị ăn.
Các nghiên cứu cụ thể đã chỉ ra rằng, cách chúng ta tương tác với động vật phần nào sẽ định hình cách chúng ta phân loại chúng. Nếu càng nghĩ về môt loại động vật có đặc tính của con người – như loài chó chẳng hạn – chúng ta càng cảm thấy thịt của chúng thật sự khó có thể trở thành thức ăn.
Con người đang ngày càng thích nghi
Mặc dù những lời buộc tội ăn thịt người thường được đưa ra một cách sai lệch để quỷ hóa hay thần thánh hóa các nhóm hội cực đoan, dị hợm, tuy nhiên trong lịch sử loài người, hành động ghê tởm này không phải là điều hiếm thấy. Bộ lạc người Papua New Guinea có văn hóa ăn thịt đồng loại, tin rằng những người yêu thương người đã qua đời ăn thịt họ thì tốt hơn nhiều so với việc bị phân hủy bởi giun và dòi. Hay ở thời đại Phục Hưng, việc ăn thịt xác chết diễn ra thường xuyên nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu y học.
Không thể phủ nhận việc chúng ta có thể thích nghi với thịt người nếu cần thiết. Nhiều người thật sự ghê tởm với tất cả các loại thịt và chuyển sang ăn chay, trong khi những nhân viên tang lễ hay các bác sĩ phẫu thuật, thợ giết mổ động vật rất nhanh chóng thích nghi với những khó khăn ban đầu khi xử lý xác chết. Những nghiên cứu được thực hiện với các nhân viên giết mổ động vật ở Anh cho thấy họ dễ dàng thích nghi với việc tiếp xúc thường xuyên các bộ phận động vật – trong khi những người tiêu dùng bình thường cảm thấy kinh tởm.
Tuy nhiên, con người không nhất thiết phải ‘tiến hóa lùi’ trong tương lai gần. Mặc dù một số nhà triết học đã lập luận một cách khó hiểu rằng chôn cất người chết là một sự lãng phí trong bối cảnh thế giới đang đứng trước nguy cơ nạn đói toàn cầu, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có nhiều sự thay thế ngon miệng hơn nhiều so với thịt của một con người. Hiện nay việc ăn chay đang ngày càng được chứng minh là tốt cho sức khỏe, và chúng ta có thể chuyển sang ăn nhiều thực vật và ít thịt hơn để bảo tồn tài nguyên dần cạn kiệt. Côn trùng có thể đáp ứng đủ nhu cầu protein hằng ngày của chúng ta, và nhiều triển vọng trong tương lai của công nghệ phát triển nuôi cấy.
Đến bây giờ, chúng ta thật sự hạnh phúc bởi vẫn chưa rơi vào hoàn cảnh éo le đến mức phải ‘nếm’ thịt đồng loại của mình. Thịt người, mặc dù có những sự tương đồng về mặt sinh hóa với các loài động vật có vú khác, tuy nhiên bất kỳ hành vi nào sử dụng chúng làm thức ăn, dù xét đến yếu tố hoàn cảnh và đạo đức, vẫn mang tính ghê rợn và khó có thể chấp nhận được.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thương Chó, Nhưng Đừng Quên Đồng Loại!? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!