Xu Hướng 12/2023 # Thức Ăn Cho Chó Con: Cho Chó Con Ăn Bao Nhiêu Là Đủ? # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thức Ăn Cho Chó Con: Cho Chó Con Ăn Bao Nhiêu Là Đủ? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giai đoạn sơ sinh:

Trong giai đoạn này, nguồn thức ăn cho chó con hoàn toàn phụ thuộc vào chó mẹ. Chó con mới sinh cần được bú sữa mẹ ngay lập tức để bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết. Trong sữa mẹ có hàm lượng axit amin, vitamin, khoáng chất và protein rất cao. Điều này giúp chó con tăng cường miễn dịch khi phải tiếp xúc với môi trường hoàn toàn khác với trong bụng mẹ.

Khi mới sinh, chó con chưa mở mắt, chưa có răng, lỗ khe tai cũng đóng lại. Vì vậy, chúng hoàn toàn dựa vào bản năng đi tìm vú mẹ để bú. Thậm chí, khi chó con mở mắt từ ngày thứ 10 trở đi thì cũng chưa thể thích nghi được với ánh sáng. Chủ nuôi cũng nên chú ý hơn để giúp đưa chó con vào vú mẹ trong trường hợp chó con không tìm được vú.

Nếu chó con không được bú sữa do các nguyên nhân như: chó mẹ không có sữa; gặp vấn đề tâm lý hoặc biến chứng hậu sinh sản,… thì bạn nên mời bác sĩ thú y đến khám hoặc cho chó con bú bình.

Lưu ý:

Chó con cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 ngày đầu sau sinh. Từ ngày thứ 5 trở đi có thể thay thế dần dần bằng cách cho chó con bú bằng bình sữa hâm nóng vừa đủ để tránh tiêu chảy. Nếu chó con chưa thể tự liếm sữa, bạn nên dùng một ống xilanh nhỏ để bơm sữa vào miệng cún. Sau đó rót sữa ra bát để chó con tập liếm dần. Người nuôi nên kết hợp giữa cho chó con bú sữa mẹ và uống sữa ấm khoảng từ 100-200ml mỗi ngày, duy trì trong khoảng nửa tháng.

Giai đoạn trên 2 tuần tuổi:

Khi được 15 ngày tuổi, bạn có thể cho chó con ăn dặm thêm cháo loãng nấu cùng thịt bằm (thịt heo) và rau xanh xay thật nhuyễn. Mỗi ngày cho ăn từ 1-2 bữa nhỏ. Bạn có thể trộn thêm 2 ống canxi clorua vào sữa và chó uống mỗi ngày để xương thêm chắc khỏe.

Bạn cũng cần thường xuyên cân trọng lượng để kiểm tra đàn chó có phát triển khỏe mạnh hay không.

Thức ăn cho chó con trong giai đoạn này có thể là cháo loãng và thịt bằm nhưng số lượng bữa ăn sẽ tăng lên từ 3- 4 bữa trong ngày để thay dần lượng sữa hàng ngày. Nhiều bài viết có gợi ý hãy nhỏ vài giọt Trivit hoặc Tetravit vào sữa cho chó uống ngay từ tháng thứ 1.

Về mặt lý thuyết, Trivit và Tetravit đều giúp cún con tổng hợp vitamin tốt hơn, tăng cường trao đổi chất, cải thiện quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng, kích thích tăng trọng. Tuy nhiên, trong tháng thứ 1 chúng chưa thể hấp thụ quá nhiều dưỡng chất. Chính vì vậy tháng thứ 2 là thời điểm thích hợp nhất để bạn kết hợp Trivit hoặc Tetravit cùng thức ăn hoặc sữa, và chắc chắn phải kèm theo tư vấn của bác sĩ thú y.

Đừng bỏ lỡ kiến thức chăm sóc chó con:

3. Chế độ ăn cho chó từ 2-6 tháng tuổi

Khi chó con được 2-3 tháng tuổi, thức ăn cho chó con nên được bổ sung thêm cá, trứng, rau củ vào trong thức ăn của cún. Cách tốt nhất là bạn nên chia khẩu phần ăn trong ngày thành 4 bữa: sáng, trưa, chiều tối. Mỗi bữa nên cách nhau từ 4-5 tiếng. Như vậy, bạn vừa kiểm soát được chế độ dinh dưỡng của cún vừa không lo chúng bị dư thừa chất.

Bốn bữa ăn trong ngày nên có đủ các yếu tố sau:

Bữa sáng: Cho chó ăn thức ăn khô ngâm nước trong nửa phút hoặc uống sữa ấm.

Bữa trưa: Cho cún ăn cơm nấu chín, nên kết hợp thêm rau và trái cây.

Bữa chiều: Cho chó ăn cơm như bữa trưa hoặc đầu gà đã được ninh thật mềm.

Bữa tối: Cho chó ăn thức ăn khô ngâm nước khoảng nửa phút.

Lưu ý rằng bạn không nên cho chó con ăn quá nhiều các loại thực phẩm như cá tanh, mỡ, đồ ăn quá mặn. Đặc biệt không cho chó con ăn phổi, gan bò, lợn vì gan là nơi lưu lại nhiều chất độc, chất dễ gây ung thư.

4. Chế độ ăn cho chó con từ 6 tháng tuổi trở lên

6 tháng tuổi là giai đoạn chó con bắt đầu trưởng thành ở các loài chó nhỏ, và 9 tháng ở loài lớn. Thời điểm này, trọng lượng của chó đã đạt đến 75% trọng lượng khi trưởng thành hoàn toàn nên bạn nên chia khẩu phần ăn thành 3 bữa một ngày. Dù lựa chọn thức ăn khô hay tự chuẩn bị đồ ăn cho chú chó của mình, thành phần dinh dưỡng trong giai đoạn này cần sự cân bằng chính xác giữa các loại dưỡng chất cơ bản:

Protein: các loại protein chất lượng cao như trứng, cá, gà, bò vịt và một phần nhỏ trong nội tạng các loại gia cầm. Những loại protein này cung cấp 10 loại amino acid mà cơ thể chúng không tự tổng hợp được.

Chất béo: chất béo sản sinh từ thịt động vật hoặc các loại hạt ngũ cốc có chứa dầu. Chất béo giúp kích thích mùi vị và cấu trúc của đồ ăn.

Carbohydrate và chất xơ, Vitamin và khoáng chất: Có trong tất cả các loại rau, củ quả.

Ngoài ra, trong giai đoạn này bạn nên bổ sung nước thường xuyên cho chó nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa, chuyển hóa. Ngoài ra nước còn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Thức ăn cho chó con tuyệt đối phải tươi, không được ôi thiu, thức ăn thừa của các loài động vật khác như mèo, lợn,… Những loại thức ăn này có thể khiến chó con bị đau bụng, tiêu chảy hoặc thậm chí nhiễm độc, nhiễm bệnh.

Chăm sóc răng miệng cũng rất quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng ở chó. Thời điểm này, chó con bắt đầu ngứa răng và mài răng vào bất cứ đồ vật nào chúng thấy được. Nguy cơ viêm nướu, ngộ độc hoặc viêm tắc đường tiêu hóa trong thời điểm này rất cao. Vậy nên, đưa cho chó con xương cục xương giả hoặc đồ chơi giành riêng cho chó con để chúng vừa có thể mài răng vừa an toàn cho hệ tiêu hóa là điều vô cùng cần thiết.

Hiện nay, bên cạnh các loại thức ăn bổ sung xương gặm từ các thương hiệu nước ngoài thì Fonti là một trong những thương hiệu Việt Nam đầu tiên cung cấp sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng tương đương nhưng giá thành rẻ hơn, là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của nhiều người tiêu dùng.

Khám phá: Tầm quan trọng bất ngờ của xương gặm Fonti đối với cún cưng

Kết luận:

Để chuẩn bị thức ăn cho chó con, trong giai đoạn 1 tháng đầu tiên thì hãy tin vào nguồn dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ, chỉ bổ sung sữa ngoài khi cần thiết. Từ tháng thứ 2 trở đi, bạn bắt đầu điều chỉnh khẩu phần ăn về mặt dinh dưỡng và số lượng bữa ăn trong ngày.

Cho Thú Cưng Ăn Bao Nhiêu Là Đủ?

19-09-2014, 3:28 pm

0

38858

Cho thú cưng ăn bao nhiêu là đủ? Cho ăn là cách quan tâm và thể hiện tình cảm rõ rệt nhất của những người chủ đối với thú cưng của mình. Một khi đã chọn được loại thức ăn phù hợp cho thú cưng, đây là lúc bạn cân nhắc đến việc nên cho thú cưng ăn bao nhiêu, theo phương pháp nào. Không có câu trả lời cụ thể cho vấn đề này, nó còn tùy thuộc vào độ tuổi, giống loài, mức độ hoạt động, tốc độ trao đổi chất của vật nuôi cũng như thời gian biểu cá nhân của bạn. Bài viết này sẽ giúp bạn xác định được nên cho thú cưng ăn như thế nào, từ đó có thể lập ra kế hoạch cho ăn rõ ràng và chi tiết, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho cún hoặc mèo cưng.

Cho thú cưng ăn bao nhiêu thì đủ?

Các loại mèo, ngoại trừ những con đã bị triệt sản

Chó con từ 3 tuần tuổi đến khi cai sữa (6 tuần tuổi)

Cho ăn 3 bữa mỗi ngày

Chó con từ 6 tuần – 3 tháng tuổi

Cho ăn 2 bữa mỗi ngày

Chó trên 3 tháng tuổi

Các giống thú cảnh, chó lao động trưởng thành, vật nuôi đang cho con bú, các giống cực lớn.

Cho ăn 1 lần trong ngày

Các giống chó không phải lao động, không cho con bú, con trưởng thành thuộc các giống chó cỡ vừa.

Thú cưng của bạn cần bao nhiêu calories mỗi ngày?

Cho thú cưng ăn bao nhiêu là đủ?

Calories (Kcal), là đơn vị đo năng lượng mà bạn hấp thụ từ quá trình ăn. Một kcal được tính bằng mức năng lượng cần thiết để tăng nhiệt độ 1 kg nước lên 1 độ C.

Bất cứ động vật có vú nào cũng cần loại năng lượng này để tồn tại. Động vật máu nóng thường tỏa nhiệt cơ thể qua các bề mặt tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Vì thế, động vật có kích cỡ càng nhỏ thì tỉ lệ tiếp xúc cơ thể trên trọng lượng cơ thể càng lớn. Khi đó, chúng sẽ cần nhiều năng lượng để giữ ấm hơn, do cơ thể chúng thoát nhiệt nhanh hơn các động vật cỡ lớn.

Hãy làm quen với khái niệm về tỉ lệ trao đổi chất nghỉ – Resting Metabolic Rate (RMR). Nó còn được biết đến dưới cái tên Basal Metabolic Rate – tỉ lệ trao đổi chất cơ bản. RMR là mức năng lượng thấp nhất mà cơ thể động vật cần để tồn tại, cho quá trình hoạt động của các tế bào cần thiết trong trạng thái nghỉ, không hoạt động. RMR có thể được tính như sau:

Chó nặng dưới 2kg:

RMR = 70 x (trọng lượng tính theo kg0.75) hoặc 70 x {√ (√trọng lượng tính theo kg)}

Chó nặng trên 2kg:

RMR = 70 + (trọng lượng tính theo kg x 30)

Ví dụ:

– Đối với một chú chó hoặc mèo nặng 1.8kg:

RMR = 70 x (1.80.75)

– Đối với một chú chó nặng 20kg:

RMR = 70 + ( 20kg x 30)

Nhưng đó mới chỉ là lượng kcal cơ bản mà thú cưng cần cho trạng thái nghỉ. Trên thực tế, không một con vật nào chịu nằm yên cả ngày cả. Vì thế, bạn cần cân nhắc đến mức độ hoạt động của chúng để điều chỉnh công thức trên một chút. Năng lượng cần thiết để duy trì hàng ngày của vật nuôi, còn được gọi là MER (Maintenance Energy Requirement) – mới thể hiện chính xác lượng kcal bạn nên cho chó mèo ăn hàng ngày. MER được tính theo công thức:

MER = RMR x A

Trong đó, A là một chỉ số nhất định, tùy vào mức độ hoạt động của thú cưng.

Ít hoạt động: A = 1.2

Hoạt động thường: A = 1.4

Các giống chó lao động cực nhọc hoặc ở các nông trại: A = 2 đến A = 3

Vật nuôi đang cho con bú: A = 3

Vật nuôi đang trong giai đoạn sinh trưởng: A = 1.5 đến A = 2.5

Ví dụ: một chú chó nặng 20kg với mức RMR là 670 kcal/ngày.

– Trong trường hợp hoạt động bình thường, khoảng 20-60 phút mỗi ngày, chú chó này cần:

MER = RMR x 1.4

– So sánh với trường hợp chúng làm việc ở nông trại:

MER = RMR x 3

Nên Cho Chó Pug Ăn Gì, Ăn Bao Nhiêu Là Đủ?

Không quá khó để bắt gặp những em Pug đáng yêu, mũm mĩm được chủ nhân dắt đi dạo trên đường. Giống chó này sở dĩ trở nên phổ biến không chỉ bởi ngoại hình đặc biệt mà còn vì giá chó Pug cũng không đắt lắm, nhiều người có thể mua được. Tuy nhiên, mua được thì dễ nhưng liệu có phải ai cũng biết cách nuôi chó Pug khoa học. Bài viết này sẽ chia sẻ tới các bạn một số kinh nghiệm trong cách nuôi chó Pug con, chó Pug trưởng thành, cách cho chó Pug ăn, cách tập luyện cho chúng…

Phần lớn các em Pug một ngày sẽ cần lượng thức ăn bằng 3% – 4% khối lượng cơ thể của nó. Ngoài ra, khẩu phần thức ăn của chó Pug còn phụ thuộc vào năng lượng mà nó tiêu hao mỗi ngày và nó bao nhiêu tuổi. Khối lượng thức ăn hàng ngày bằng 3% trọng lượng cơ thể đối với những em Pug còn nhỏ – dưới 6 tháng tuổi và vận động bình thường. Còn với những chú chó Pug con nhưng chúng lại chạy nhảy, vận động cả ngày thì chúng có thể sẽ cần lượng thức ăn bằng 4% trọng lượng cơ thể của nó.

Còn những em Pug đã già thì nhu cầu ăn của nó sẽ ít hơn. Cũng bởi những chú Pug lớn tuổi này thường ngại vận động nên khẩu phần một ngày của chúng chỉ bằng 2,8% khối lượng cơ thể, những em Pug siêng hơn một chút thì cũng chỉ cần 3% là đủ. Nói chung, cách cho chó Pug ăn, bạn cần phải chú ý đến lượng thức ăn của những em Pug nếu không muốn có một ngày các Pug chỉ có thể lăn trên đường, đến lúc đó thì công cuộc giảm cân cho các em Pug là siêu khó. Còn chưa kể chúng sẽ gặp nhiều bệnh hơn khi bị béo phì.

Bạn không cần tập thể dục nhiều cho chó Pug. Chó Pug khá hiền và ngoan ngoãn khi không được thường xuyên ra ngoài mà phải ở trong nhà. Nó cũng sẽ không cắn xé, phá phách, tha lôi đồ đạc hay cào khi bị nhốt trong nhà. Thường thì nó sẽ nằm im trong cả ngày hoặc lúc mỏi chúng sẽ đi qua đi lại, vận động một tí. Do đó, bạn không cần mất nhiều thời gian để dắt chúng đi dạo hoặc phải dành thời gian để dọn bãi chiến trường cho chúng nếu có lỡ quên cho chúng ra ngoài chơi.

Nhưng, ở phần trên đã nói, chó Pug không thể kiểm soát được lượng thức ăn mà chúng ăn, do đó bạn nên thường xuyên cho em Pug nhà mình tập thể dục và đi dạo mỗi ngày ít nhất 15 phút, để giúp nó luôn vui vẻ và ngăn ngừa nguy cơ béo phì của các em Pug nhà mình. Có nhiều hoạt động bạn có thể cho chó Pug nhà mình chơi như: các trò bắt đĩa, bắt bóng, bắt gậy, các trò đuổi bắt. Nếu các em Pug chưa biết chơi thì bạn hãy từ từ dạy chúng. Trong quá trình vui chơi này, tình cảm giữa bạn và chó Pug nhà nhà mình sẽ tăng cao đấy. Một công đôi việc phải không nào!

Một cách giảm béo hiệu quả cho những em Pug là bạn đi xe đạp chậm và dắt chúng chạy theo, không thì bạn chạy cùng chó Pug. Nhưng do chúng là loại chó ít vận động nên chỉ nên cho chúng tập vừa phải thôi. Nếu không chúng sẽ bị ốm do tập thể dục quá sức chịu đựng, còn chưa kể vào những ngày nắng nóng chúng có thể bị say nóng hoặc say nắng.

Vậy nên, khi trời quá nóng hoặc quá lạnh, bạn nên cho chúng ở nhà cho đến khi nhiệt độ không quá gay gắt. Vào mùa hè, bạn chỉ nên cho chúng ra ngoài chói vào sáng sớm và buổi chiều khi đã hết ánh nắng. Vào mùa đông, bạn cần trang bị cho chúng đầy đủ, bao gồm: quần áo và lót thêm vải trong ổ của chúng. Đừng để chúng nằm lên sàn nhà hoặc bậc cầu thang. Nếu bạn không bị dị ứng với lông chó hoặc bị các bệnh về đường hô hấp thì bạn cũng có thể cho nó nằm ngủ cùng bạn. Sẽ rất ấm và thích đấy! Bạn không cần phải tắm nhiều cho chó Pug, lông của chúng cũng rất ngắn và sát da nên chỉ cần một năm bạn tắm cho chúng 2 – 3 lần là được. Nhưng nếu bạn cho chúng ra ngoài chơi nhiều thì phải tắm cho chúng thường xuyên hơn bởi chúng lăn, lê, bò, trườn khắp nơi nên dễ bị bẩn. Lúc này, bạn tăng lên 2 – 3 trong 1 tháng, nhất là vào mùa hè. Do chúng nhạy cảm với nhiệt độ môi trường nên khi tắm xong bạn nên giúp chúng sấy khô bộ lông luôn.

Chó Pug có thể ăn bất cứ thứ gì bạn cho

Chú Pug này nhìn hơi buồn, chắc đang đói bụng đây

Không biết chú Pug này đang nhìn gì thế nhỉ

Em Pug con vừa sinh được vài ngày

Pug chả bao giờ từ chối thức ăn cả

Biểu cảm khi chưa thấy cô chủ cho ăn

Một em Pug bình thường đã đáng yêu nhưng nếu bạn biết chăm sóc, cho chó Pug ăn, rèn luyện nó đúng cách thì nó sẽ càng khỏe mạnh và đáng yêu hơn. Không ai có thể từ chối một chú Pug sạch sẽ, mũm mĩm ngay lần gặp đầu tiên cả. Và không ai khác, chính bạn sẽ là người nuôi dưỡng, giúp chúng khỏe mạnh và ngày càng xinh đẹp hơn.

Nên Cho Mèo Ăn Bao Nhiêu Là Đủ Trong Một Bữa?

– Nếu bạn đang cho mèo ăn thức ăn được bán tại các cửa hàng, thì cách dễ nhất để xác định lượng thức ăn cho mèo là kiểm tra nhãn dán trên bao bì sản phẩm tapilu. Nếu em mèo không ăn loại thức ăn này, bạn sẽ cần tính toán lượng calo cần cung cấp hoặc cho ăn theo cảm nhận của bạn.

– Bạn có thể cho mèo một muỗng canh thức ăn tapilu vào mỗi bữa ăn và xem trọng lượng của em mèo thay đổi như thế nào. Nếu mèo bị thừa cân, mèo béo phì thì phải giảm hoặc tăng khẩu phần ăn nếu mèo bị ốm đi.

Lưu ý: Theo Hội đồng nghiên cứu quốc gia, một em mèo gầy cần 100 × Trọng lượng (kgs)^0,67 kcal mỗi ngày. Do đó, một con mèo trung bình nặng 4 kg cần ~ 253 kcal / ngày. Tuy nhiên, con số này phụ thuộc vào nhiều thứ và có thể thay đổi ít nhiều.

2. Cho mèo ăn bao nhiêu là đủ?

– Lượng hạt cho mèo là bao nhiêu? Cho mèo ăn hạ bao nhiêu là đủ? Bạn sẽ thấy 1 bảng hướng dẫn trên mỗi gói thức ăn cho mèo, lượng thức ăn tùy thuộc vào trọng lượng và/hoặc tuổi của em ấy. Thông thường, 1 em mèo trung bình (4 kg) cần khoảng:

50 – 70 gram (1,7 đến 2,5 oz) hạt

150 – 250 gram (5,3 đến 8,8 oz) thực phẩm ướt (pate)

100 – 200 gram (3,5 đến 7 oz) thực phẩm tươi sống

Những con số này chỉ là ví dụ. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn luôn kiểm tra nhãn thức ăn.

– Nếu bạn muốn cho mèo ăn nhiều loại thức ăn tapilu khác nhau, hãy chia số lượng đó thành các bữa ăn. Ví dụ, nếu bạn cho mèo ăn 3 bữa 1 ngày, thì mỗi bữa ăn lần lượt là 20 g khô, 50 g ướt và 35 g thức ăn thô.

3. Lưu ý khi cho mèo ăn

– Bạn không cần phải cân mỗi bữa ăn, có thể cân một lần và sử dụng cốc đo hoặc ghi chú số thìa tapilu hoặc ghi nhớ trực quan số lượng. Cách dễ nhất là đo sẵn lượng đồ ăn mèo cần cho 1 ngày vào buổi sáng, sau đó phân ra vào mỗi bữa ăn cho đến khi cốc rỗng vào buổi tối.

– Nếu nhãn thực phẩm ghi một khoảng thay vì một số cụ thể, hãy luôn bắt đầu với mức thấp nhất và điều chỉnh lượng thức ăn dần dần. Điều này tùy thuộc vào cách thay đổi trọng lượng của em mèo.

– Điều duy nhất cho bạn biết bạn đã cho ăn quá nhiều hay quá ít là khi em mèo của bạn tăng hoặc giảm cân. Theo dõi cân nặng của mèo mỗi tuần để biết chính xác cho mèo ăn bao nhiêu là đủ.

– Khi em mèo của bạn đứng cạnh một cái bát rỗng và kêu meo meo hoặc ăn cắp thức ăn trên bàn không nhất thiết là dấu hiệu của cơn đói. Đây có thể là dấu hiệu của Hội chứng thèm ăn Polyphagia.

Cho Chó Ăn Bao Nhiêu Là Đủ? Cách Tính Calo 1 Ngày Cho Cún Yêu

Để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cần phân chia lứa tuổi chó và hoạt động hàng ngày của chúng để có thể trả lời 1 cách chính xác nhất. Cụ thể laohac chia lứa tuổi của chó thành 3 giai đoạn: giai đoạn mới biết ăn, giai đoạn trưởng thành, giai đoạn tuổi già.

Giai đoạn chó tập ăn

Như chúng ta đã biết, trước khi chó biết ăn thì hầu như 100% năng lượng của chúng đến từ sữa mẹ và khi cai sữa thì lượng thức ăn cần cho chúng phải đảm bảo đủ năng lượng tương đương.

Cụ thể, thứ nhất chó khi đã cai sữa cần lượng thức ăn khoảng bằng 2% trọng lượng cơ thể mới giúp chúng đảm bảo năng lượng cho các hoạt động bình thường.

Thứ 2 là thức ăn cho chó ở giai đoạn này tương đối cầu kỳ, nên cung cấp đủ các nhóm chất như tinh bột, đạm, béo và các vitamin… Có thể bổ sung bằng các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa và các loại rau củ phù hợp với chó.

Thêm vào đó đối với chó ở độ tuổi này nên chia thành 4 – 6 bữa nhỏ trong ngày để tránh các áp lực quá lớn ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa yếu ớt của chúng.

Giai đoạn chó trưởng thành

Câu hỏi “cho chó ăn bao nhiêu là đủ” ở độ tuổi chó trưởng thành được rất nhiều người hỏi; với giai đoạn tuổi này thì có thể nói là dễ nuôi hơn vì chúng không cần quá đa dạng thức ăn và có thể ăn 1 món trong thời gian nhất định.

Cụ thể chúng cần lượng thức ăn tương đương khoảng 2,5% – 4% trọng lượng cơ thể của chúng và còn tăng thêm nếu chó hoạt động nhiều như vui chơi hay huấn luyện.

Giai đoạn chó tuổi già

Ở giai đoạn này là lúc chó từ 8 tuổi trở lên, lúc này thì ăn uống với chúng là thứ gì đó không còn quá mặn mà; chúng chỉ muốn nằm nghỉ ngơi hay ngồi ngắm nhìn cảnh “tâm sự” điều gì đó với chủ nhân thôi. Vì đó, chó ở độ tuổi này đã lười vận động và chúng cần ít năng lượng hơn.

Chúng ta nên đáp ứng nhu cầu thức ăn khoảng 2 – 3% cân nặng của chúng mỗi ngày để chúng cảm thấy không quá áp lực ăn uống cũng như cung cấp đủ năng lượng cần thiết.

Công thức tính calo 1 ngày cho chó Công thức tính lượng thức ăn 1 ngày cho chó

Ví dụ nếu chó của bạn cân nặng 20kg và ở độ tuổi trưởng thành thì công thức tính sẽ là:

20kg x 0,025 = 0,5kg = 500g

Và nếu chó của bạn hoạt động thể lực từ 30 phút trở lên mỗi ngày thì lấy cân nặng x3 và cộng cho số phút hoạt động.

Ví dụ: hoạt động 45 phút/ ngày

(20kg x 0,025) + (20 x 3 + 45)g = 605g (thức ăn).

Đây là công thức tính lượng thức ăn tương đối chuẩn mà Laohac muốn chia sẻ cho các bạn!

Cho Mèo Con Ăn Bao Nhiêu?

Mèo con ăn bao nhiêu là đủ chất? (Ảnh: chúng tôi

Khi bạn mang về nhà một chú mèo con, đây là lúc bạn bắt đầu có một mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài cùng thú cưng. Tuy nhiên, đây cũng là lúc bạn nhận một trách nhiệm vô cùng lớn.

Một trong những vấn đề quan trọng đầu tiên chính là lựa chọn khẩu phần ăn tốt nhất cho mèo con của bạn. Sau tất cả mọi vấn đề, ăn uống tốt quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh cho mèo!

MÈO CON CẦN LOẠI THỨC ĂN NÀO, ƯỚT HAY KHÔ?

Mèo con cần một phần dù nhỏ các loại thức ăn pate ướt trộn vào thức ăn hạt trong khẩu phần ăn hàng ngày. Mèo con dưới 2 tháng tuổi có những chiếc răng rất nhỏ và không thể nhai thức ăn khô cứng bạn tự chế biến ở nhà. Ngoài ra, nếu không sử dụng thức ăn pate ướt, mèo con sẽ không có đủ dinh dưỡng để phát triển toàn diện.

Nếu bạn cho mèo con ăn trộn cả thức ăn khô và pate ướt, thì lượng thức ăn pate ướt cho ăn hai lần một ngày là đủ. Nếu mèo con chỉ ăn thức ăn pate ướt thì chúng nên được cho ăn bốn cử mỗi ngày.

Một gợi ý hay là nên sử dụng thực phẩm ướt và thức ăn hạt khô cùng một thương hiệu, bạn có thể dễ dàng theo dõi hướng dẩn sử dụng khi trộn chung với nhau.

Điều quan trọng là bạn cho mèo con sử dụng loại sản phẩm dinh dưỡng hoàn thiện cho sự phát triển của mèo qua từng giai đoạn. hoàn thiện được thiết kế nhằm cung cấp nguồn dinh dưỡng và năng lượng mà mèo cần mỗi ngày, bên cạnh sự cân bằng dinh dưỡng chính xác cho sự phát triển lâu dài. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ không cần bổ sung thêm bất kỳ chế độ ăn uống nào nữa.

Bạn cần hiểu rằng chế độ ăn uống của mèo con đang phát triển chứ không phải dành cho mèo trưởng thành. Ở hai độ tuổi cần có nguồn dinh dưỡng khác nhau!

Theo dõi hướng dẫn cho ăn trên bao bì nhằm xác định rõ lượng thức ăn mèo con cần trong ngày. Tuy nhiên, bạn cần giám sát tình trạng cơ thể mèo con trong giai đoạn phát triển, điều chỉnh lượng thực phẩm phù hợp giúp mèo có thân hình đúng chuẩn. Nếu bạn cần sự giúp đỡ, bác sĩ thú y sẽ tư vấn cho bạn hiểu về định mức phù hợp cho tình trạng cơ thể mèo con của bạn.

Nếu bạn đang cho mèo sử dụng thực phẩm khô, bạn có thể để đồ ăn của chúng cả ngày và chúng có thể ăn bất cứ lúc nào. Riêng đối với thực phẩm ướt, chia nhỏ khẩu phần là điều cần thiết.

Đặt chén nước ở bất kỳ vị trí nào xa khỏi chén ăn, mèo thường không thích uống nước ở gần khu vực ăn uống.

Mèo không thích sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau. Tránh việc thay đổi chế độ ăn đột ngột và chắc chắn rằng mèo con đã đủ ổn định trước khi thay đổi sang một chế độ ăn mới.

Ngoài ra, hành tây, tỏi, sô cô la, cà phê, trà, nho khô hoặc nho có thể là chất độc hại đối với mèo con và mèo trưởng thành.

Let’s Talk Cat: Cho mèo con ăn gì?

Cập nhật thông tin chi tiết về Thức Ăn Cho Chó Con: Cho Chó Con Ăn Bao Nhiêu Là Đủ? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!