Bạn đang xem bài viết Thành Triệu Phú Nhờ Nuôi Chồn Hương Và Chó Kiểng được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nắm bắt nhu cầu thương trường, chọn nuôi các loại thú “ít đụng hàng” để không dội chợ, rớt giá, áp dụng chặt chẽ các biện pháp khoa học về chăn nuôi…tất cả đã giúp người nông dân Ngô Thanh Nguyên làm giàu từ 2 loại thú là chồn hương và chó ” kiểng”. Ông Nguyên chia sẻ, ông không hề biết đến cuốn sách “Kỹ thuật nuôi chó thịt” gây tranh cái ra sao, bởi ông chỉ nuôi chó kiểng, chồn hương.
” Mấy anh cảnh giác nghe, hàng trăm chú chó ” kiểng” sủa ỏm tỏi khi có người lạ tới thăm nên “mệt” lỗ tai lắm. Riêng mấy chú chồn thì dễ thương, hiếu khách và rất lịch sự “. Ông Ngô Thanh Nguyên, 52 tuổi ngụ ấp Đông Lợi, xã Đông Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nói vui.
Ông Nguyên kể thêm, hồi nhỏ ông đã đam mê chăn nuôi nhiều loại chim thú khác nhau. Những năm gần đây do nắm bắt nhu cầu của thương trường nói chung, nhất là những hộ gia đình có kinh tế khá giả rất yêu thích 2 loại thú ” hiếm” là chồn hương (có nơi gọi là cầy hương, cầy xạ, chồn mướp) và chó cảnh nên ông đã nghiên cứu cách chăn nuôi, phối giống, sinh sản của 2 loại thú này và hiện rất thành công. Thị trường tiệu thụ 2 loại thú nuôi này của ông Nguyên chủ yếu là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa…
Chồn hương ông Nguyên nuôi có nguồn gốc là loài động vật hoang dã vừa đẹp, hiền, vừa có giá trị về kinh tế cao. Nhiều người thích nuôi chồn hương vì theo y học dân gian, mùi xạ hương của con đực là một loài thuốc quý và thịt chồn hương chế biến được nhiều món ăn ngon.
“Loại thú này bắt đầu sinh sản sau 12 tháng tuổi. Người nuôi cần chú trọng đến cách chăm sóc, áp dụng đúng kỹ thuật về vệ sinh chuồng trại, chế độ ăn uống. Mỗi năm chồn có thể đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 2-3 con. Với chồn sinh sản, người nuôi cho ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều, còn chồn thương phẩm chỉ cho ăn 1 lần vào buổi tối. Thức ăn chủ yếu là chuối chín, cá, chuột, đầu gà…Tuy nhiên, đầu gà phải được nấu chín trước khi cho ăn để chồn không bị nhiễm bệnh…”, ông Nguyên chia sẻ.
Theo ông Nguyên, hiện nay giá bán chồn hương từ 1,4 triệu đồng/ký. Bình quân, 1 con chồn hương nuôi từ 3-6 tháng sẽ có trọng lượng từ 1,5-2 ký bán được từ 2,2-2,8 triệu đồng/con. Ông Nguyên sắp xuất bán 50 con chồn hương, dự kiến sẽ thu về trên 130 triệu đồng. Nét đặc thù của chồn hương là càng nhiều tháng tuổi thì càng có giá. Số lượng chồn hương nuôi của ông Nguyên hiện không đủ bán cho khách hàng. Vì thế ông đang mở rộng diện tích chuồng trại để tăng số lượng chồn hương.
Bên cạnh thu lãi từ chồn hương, ông Nguyên còn rất thành công trong việc kinh doanh chó kiểng. Nếu như ban đầu ông chỉ nuôi thử nghiệm 10 con thì nay mỗi năm ông xuất bán trên 100 chú chó kiểng các loại khác nhau.
Những giống chó kiểng này có nhiều xuất xứ khác nhau, từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ như: Phốc, Phốc lai Nhật, Nhật xù (Japanese Chin), Poodle, Alsaka, Cooker – Spaniel (Tây Ban Nha), Dachshund (chó lạp xưởng)…Bình quân, mỗi tháng đàn chó kiểng mẹ của nhà ông Nguyên cho ra đời được 15-20 chó con. Mỗi con sau khi nuôi từ 3-6 tháng tuổi có giá từ 1-10 triệu đồng/con, tùy loại, tùy giống. Với tiền bán chó kiểng, bình quân mỗi năm ông Nguyên thu về trên 400 triệu đồng.
Ông Nguyên cho biết thêm, ông không biết về cuốn sách “Kỹ thuật nuôi chó thịt” gây tranh cãi có nội dung ra sao, nhưng chó kiểng dễ nuôi. Thức ăn cho chó kiểng phải sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh và chó nuôi phải tiêm chủng định kỳ để tránh dịch bệnh.
” Để chó khỏe mạnh, có bộ lông đẹp thì chuồng nhốt phải cao ráo, thông thoáng, đủ ánh sáng, phải nhốt riêng từng con. Thường chó đẻ mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa từ 2-6 con. Chó con, sau 2 tháng có thể xuất chuồng. Đặc điểm của chó kiểng là càng ít tháng tuổi thì giá bán càng cao vì tâm lý người mua dễ huấn luyện khi chó kiểng còn nhỏ…“, ông Nguyên thổ lộ.
Tựa do Enternews đặt lạiTheo danviet
Trở Thành Triệu Phú Nhờ “Mạo Hiểm” Nuôi Chồn, Chó
Từng nuôi rất nhiều loại động vật, nhưng tất cả đều rất khó để ổn định được kinh tế gia đình. Đến khi chuyển sang mô hình nuôi chồn và chó kiểng đã giúp một nông dân “vực dậy” kinh tế gia đình và trở thành triệu phú…
Đó là ông Ngô Thanh Nguyên (52 tuổi, ngụ ấp Đông Lợi, xã Đông Phước, huyện Châu Thành) xuất thân là nông dân và gắn bó nhiều năm với công việc chăn nuôi. Ông đã nuôi rất nhiều loài như: Ba ba, đà điểu, trăn… Tuy nhiên, do giá cả bấp bênh những giống vật nuôi đó không đem lại nguồn kinh tế ổn định cho gia đình ông, cuộc sống cũng trở nên khó khăn và vất vả.
Từ nuôi chồn…
Với quyết tâm cao và tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, từ năm 2008, ông Nguyên đã “mạo hiểm” chuyển sang nuôi chồn – một loài thú rừng độc lạ ít người nuôi và cũng rất khó nuôi. Khi được hỏi tại sao ông lại chọn chồn để “vực dậy” kinh tế gia đình, ông Nguyên chia sẻ: Thời điểm đó, thấy giá thịt chồn đang “sốt” trên thị trường, nhưng nguồn cung lại quá ít. Thế là ông quyết định nuôi chồn.
Và điều may mắn đã mỉm cười với ông, quyết định của ông hoàn toàn đúng vì đến nay, giá chồn thịt trên thị trường vẫn khá ổn định. Ông cho biết thêm: Những ngày đầu lập nghiệp với công việc nuôi chồn, ông Nguyên đã lặn lội lên huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang để mua giống về nuôi thử. “Tui mua 6-7 con về nuôi rồi để cho nó đẻ và nhân giống tới bây giờ”, ông Nguyên bộc bạch.
Với kinh nghiệm gần chục năm nuôi chồn, ông Nguyên nói: Nuôi chồn rất cực, kỹ thuật rất khó, đòi hỏi phải cẩn thận và kỹ lưỡng. Chồn phải được nuôi trong chuồng kín, che cả 3 mặt không thấy nhau và phải có độ tối nếu sáng quá thì chồn sẽ không đẻ. Bên cạnh đó, còn phải dọn dẹp, rửa khung, dùng thuốc sát trùng để tránh mầm bệnh.
Lúc đầu ông cũng thất bại và chật vật nhiều phen nhưng từ từ đúc kết kinh nghiệm để có phương pháp nuôi hiệu quả và chất lượng hơn. Công việc này đòi hỏi phải yêu thích và đam mê. Nếu đam mê không đủ lớn thì sẽ rất dễ nản chí. Có nhiều người thấy nuôi có ăn cũng tập tành nuôi theo nhưng vì không có đam mê nên cũng bỏ cuộc.
Hiện nay, giá chồn dao động từ khoảng 1,1-1,3 triệu đồng/kg. Một con chồn hương nuôi từ 3-6 tháng sẽ có trọng lượng từ 1,5-2 kg bán được từ 2,2 -2,6 triệu đồng/con. Đặc biệt, đối với chồn, nuôi càng lâu thì càng có giá. Trung bình mỗi năm thu nhập khoảng 200-300 triệu.
Khi được hỏi về định hướng tương lai, ông Nguyên chia sẻ: Ông sẽ tiếp tục duy trì công việc yêu thích và sinh lợi này. Trong thời gian tới, ông dự định sẽ mở rộng và gia tăng số lượng chồn nái (chồn sinh sản). Hiện tại, trại của ông có khoảng 70 con chồn, trong đó có 25 chồn nái. Ông dự định đầu tư phát triển số lượng chồn nái lên khoảng 50 con để tăng năng suất và tăng thu nhập. … đến nuôi chó
Bên cạnh lợi nhuận từ chồn, ông Nguyên còn thu lãi khá cao từ hoạt động nuôi chó kiểng. Khi thấy người lạ bước vào nhà, gần 100 chú chó sủa ỏm tỏi, nghe như “dàn nhạc” đang hòa tấu. Ông Nguyên cho biết, ông bắt đầu nuôi chó cách đây khoảng 8-9 năm. Lúc đầu, chỉ nuôi thử nghiệm vài con chó Nhật, sau đó xuất bán thấy có lợi nhuận cao nên ông tiếp tục nuôi và mở rộng sang nhiều giống chó khác.
Hiện tại, nhà ông Nguyên nuôi hơn 10 giống chó kiểng có xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau như: Poodle, Alsaka, Cooker – Spaniel (Tây Ban Nha), Phóc Sốc, Bắc Kinh, sóc Chihuahua… với khoảng 100 con.
Ông Nguyên cho biết thêm, từ kỹ thuật nuôi chồn mở rộng sang nuôi chó cũng khá dễ dàng, kỹ thuật có những nét tương đồng nhau. Tuy nhiên công bằng mà nói thì nuôi chó có đơn giản hơn nuôi chồn rất nhiều. Trung bình mỗi tháng, đàn chó kiểng mẹ cho ra đời khoảng 25 con chó con. Mỗi con nuôi từ khoảng 45-60 ngày thì bán ra ngoài với giá giao động từ 800.000 – vài triệu đồng/con tùy loại, tùy giống. Với tiền bán chó kiểng, bình quân mỗi năm ông Nguyên thu về trên 300 triệu đồng. Nhờ vào nguồn lợi thu về từ 2 loài vật nuôi trên, kinh tế gia đình ông Nguyên đã ổn định và trở nên khấm khá…
Nên đọc
Làm Giàu Thành Công Từ Nuôi Chó Kiểng, Chồn Hương
Ông Nguyên cho biết hiện trại nuôi của ông có gần 10 giống cho kiểng được giới yêu động vật cảnh rất thích thú như chó Bắc Kinh, Phốc Sóc, Chihuahua, Pug (mặt xệ), Nhật… với số lượng hơn 100 con bố mẹ. Trước khi nuôi chó kiểng thì ông nuôi chồn hương. Vì hay bị trộm chồn nên ông nuôi chó để canh. Dần dà, đàn chó phát triển, thấy thích nên ông đã quyết định nhập thêm một số giống chó.
Ông Nguyên chia sẻ, mỗi chó con có giá bán từ 800.000 đồng đến 5 triệu đồng/con, tùy giống. Hàng tháng thu nhập từ việc bán chó con khoảng 25 triệu đồng. Đàn chồn hương khoảng 70 con, trong đó 25 con nái sinh sản. Với giá bán chồn thương phẩm từ 1,1 – 1,3 triệu đồng/kg, cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Thức ăn cho chồn hương và chó giống nhau, rất đơn giản dễ tìm như đầu gà, phổi heo, cá… được nấu chín, xay nhuyễn cộng với một số vitamin và thuốc bổ khi chúng vô mùa sinh sản.
Còn lão nông Lê Quốc Dũng (78 tuổi) ở ấp Long Phụng A, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cũng được bà con xung quanh biết đến bởi ông có đàn chồn hương 20 con bố mẹ sinh sản, cho thu lời từ 120 – 130 triệu đồng/năm.
Ông Dũng cho biết: ” Chồn hương là loại động vật hoạt động về đêm nên chúng ngủ ngày và hay đùa vào ban đêm. Chuồng nuôi đặt trong bóng râm, ít ánh sáng để chúng ngủ. Khẩu phần ăn sáng của chồn là 1 trái chuối, hay ít thịt. Chiều tối thì lượng thức ăn tăng gấp 3 lần buổi sáng để chúng có năng lượng hoạt động. Nuôi thương phẩm hay nuôi sinh sản thì khẩu phần dinh dưỡng phải khác nhau thì chúng mới phát triển theo ý muốn của người nuôi “.
Mỗi năm chồn sinh sản hai lứa, mỗi lứa chừng 4 – 6 con và thời gian con cái mang thai khoảng 2 tháng như chó hoặc mèo. Khi con cái sinh sản thì cho chúng ở một cái tổ bằng gỗ hoặc thùng nhựa to, tránh tình trạng con non rơi ra ngoài hay bị các con khác “khều” ăn thịt.
Đến hỏi thăm nhà ông Dũng nuôi chồn hương, một người hàng xóm của ông nói: “Mới đợt Tết vừa rồi, ông ấy bán được gần 60 triệu tiền chồn con đấy. 1 con chồn của ông Dũng bây giờ còn hơn 1 công mía nhà tôi”.
Thấy ông Dũng nuôi thành công nhiều bà con ở dọc kinh Long Phụng A, kể cả một số tỉnh khác như Cà Mau, Bạc Liêu cũng đến tham quan học tập. Hiện điều kiện và thủ tục chăn nuôi rất thoáng, bà con chỉ cần đến đăng kí nuôi tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh là được.
Hiện giá mỗi cặp chồn giống khoảng 5 triệu đồng, còn chồn thịt các mối lái, nhà hàng, resort ở chúng tôi các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ… thu mua giá khoảng 1,3 triệu đồng/kg.
Nuôi Chó Kiểng, Chồn Hương Thu Nhập Khá
Chồn hương dễ nuôi, dễ bán
Ông Nguyên cho biết hiện trại nuôi của ông có gần 10 giống cho kiểng được giới yêu động vật cảnh rất thích thú như chó Bắc Kinh, Phốc Sóc, Chihuahua, Pug (mặt xệ), Nhật… với số lượng hơn 100 con bố mẹ. Trước khi nuôi chó kiểng thì ông nuôi chồn hương. Vì hay bị trộm chồn nên ông nuôi chó để canh. Dần dà, đàn chó phát triển, thấy thích nên ông đã quyết định nhập thêm một số giống chó.
Ông Nguyên chia sẻ, mỗi chó con có giá bán từ 800.000 đồng đến 5 triệu đồng/con, tùy giống. Hàng tháng thu nhập từ việc bán chó con khoảng 25 triệu đồng. Đàn chồn hương khoảng 70 con, trong đó 25 con nái sinh sản. Với giá bán chồn thương phẩm từ 1,1 – 1,3 triệu đồng/kg, cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Thức ăn cho chồn hương và chó giống nhau, rất đơn giản dễ tìm như đầu gà, phổi heo, cá… được nấu chín, xay nhuyễn cộng với một số vitamin và thuốc bổ khi chúng vô mùa sinh sản.
Còn lão nông Lê Quốc Dũng (78 tuổi) ở ấp Long Phụng A, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cũng được bà con xung quanh biết đến bởi ông có đàn chồn hương 20 con bố mẹ sinh sản, cho thu lời từ 120 – 130 triệu đồng/năm.
Ông Lê Quốc Dũng có đàn chồn hương 20 con bố mẹ sinh sản, cho thu lời từ 120 – 130 triệu đồng/năm
Ông Dũng cho biết: “Chồn hương là loại động vật hoạt động về đêm nên chúng ngủ ngày và hay đùa vào ban đêm. Chuồng nuôi đặt trong bóng râm, ít ánh sáng để chúng ngủ. Khẩu phần ăn sáng của chồn là 1 trái chuối, hay ít thịt. Chiều tối thì lượng thức ăn tăng gấp 3 lần buổi sáng để chúng có năng lượng hoạt động. Nuôi thương phẩm hay nuôi sinh sản thì khẩu phần dinh dưỡng phải khác nhau thì chúng mới phát triển theo ý muốn của người nuôi”.
Mỗi năm chồn sinh sản hai lứa, mỗi lứa chừng 4 – 6 con và thời gian con cái mang thai khoảng 2 tháng như chó hoặc mèo. Khi con cái sinh sản thì cho chúng ở một cái tổ bằng gỗ hoặc thùng nhựa to, tránh tình trạng con non rơi ra ngoài hay bị các con khác “khều” ăn thịt.
Đến hỏi thăm nhà ông Dũng nuôi chồn hương, một người hàng xóm của ông nói: “Mới đợt Tết vừa rồi, ông ấy bán được gần 60 triệu tiền chồn con đấy. 1 con chồn của ông Dũng bây giờ còn hơn 1 công mía nhà tôi”.
Thấy ông Dũng nuôi thành công nhiều bà con ở dọc kinh Long Phụng A, kể cả một số tỉnh khác như Cà Mau, Bạc Liêu cũng đến tham quan học tập. Hiện điều kiện và thủ tục chăn nuôi rất thoáng, bà con chỉ cần đến đăng kí nuôi tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh là được.
Ông Nguyên chia sẻ kỹ thuật nuôi chó kiểng
Hiện giá mỗi cặp chồn giống khoảng 5 triệu đồng, còn chồn thịt các mối lái, nhà hàng, resort ở chúng tôi các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ… thu mua giá khoảng 1,3 triệu đồng/kg.
Theo MINH ĐẢM (Nông Nghiệp)
Thành Triệu Phú Nhờ Làm Giàu Từ Nuôi Chó Cảnh
Bằng nhiệt huyết và sự say mê tìm tòi học hỏi, những chàng trai trẻ đã thành công trong mô hình làm giàu từ nuôi chó cảnh.
9x kiếm trăm triệu mỗi tháng nhờ nuôi chó cảnh
Ông chủ 9x Trần Quang Tùng hiện đang sử hữu 2 cửa hàng chó mèo cùng một cửa hàng ăn, thu nhập mỗi tháng cả trăm triệu đồng.
Theo Thanh niên, cơ duyên đến với Tùng từ ngày còn là cậu bé lớp 9, Tùng mua một vài loại chó Phốc và chó lai Nhật về nuôi vì yêu thích sau tất cả đều ngã bệnh và chết hết. Giận người bán không có tâm vì giống chó ủ bệnh, cậu quyết tìm hiểu về cách chăm nuôi chó.
Năm nhất đại học, Tùng bắt đầu đầu tư chuồng trại, sau đó thuê phòng trọ chỉ rộng chưa đầy 10 mét vuông, giá 2 triệu đồng/tháng ở Thanh Xuân và chăm sóc đàn chó. Mới đầu chỉ có 4, 5 con, sau 1 năm tăng lên 15 con. Tùng tự tay huấn luyện đàn chó vào nền nếp.
Sau đàn chó mỗi ngày một đông, Tùng quyết định thuê một căn nhà 3 tầng ở phố Nguyễn Khánh Toàn (Hà Nội), giá 10 triệu đồng/tháng. Đàn chó 60 con đều khỏe mạnh dưới bàn tay ông chủ 9x.
Ngoài việc bán chó giống, chó con, Tùng còn làm giàu từ một kênh online chuyên những mặt hàng đáp ứng nhu cầu làm đẹp cho thú cưng của khách.
Các giống chó mà Tùng đang sở hữu khá đa dạng, có các loại như Phốc Sóc, Poodle, Alsaka, Husky, Bull Ohasp, Chow chow, Pug… đều là những giống chó ngoại quốc đắt tiền.
Ông chủ 9x chia sẻ thu nhập của mình: Cửa hàng chó mèo chuyên bán chó ngoại từ 2 tháng cho đến 1,5 tuổi, giá dao động từ 2 triệu đến… 20 triệu đồng/con. Thời kỳ hoàng kim, riêng tiền kinh doanh chó mèo đã mang về cho Tùng này 60 – 70 triệu đồng/tháng.
Chàng trai phục vụ, đi buôn chó cảnh thu về 40 triệu đồng/tháng
Võ Minh Tuấn (27 tuổi, P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) từng một thời gian làm phục vụ nhà hàng, “mình thấy lương thấp nên tính đường làm nghề khác, nhưng chưa biết sẽ làm gì. Khi ấy, nhìn những con chó nuôi trong nhà, mình tự nghĩ về công việc kinh doanh các giống chó cảnh. Lúc ấy, lĩnh vực này cũng rất ít người phát triển trong khi nhu cầu nuôi chó thì không bao giờ thiếu”, Minh Tuấn chia sẻ với Tri thức trực tuyến.
Năm ấy, Tuấn 22 tuổi, có trong tay 20 triệu đồng dành dụm được, anh thuê mặt bằng và đầu tư các giống chó Nhật, Phú Quốc, Chihuahua về bán. May mắn mỉm cười với chàng trai Biên Hòa, mỗi ngày anh bán được trung bình 3-4 con, lãi khoảng 500 nghìn đồng/con.
Vui mừng chưa được bao lâu, cả đàn chó của anh Tuấn bị viêm phổi khiến anh phải đóng cửa hàng và tốn nhiều tiền để trị bệnh cho chúng. Một lần khác vào năm 2011, đàn chó của Tuấn bị bệnh về đường ruột khiến hơn 10 con chó giống bị chết, lỗ hơn 50 triệu đồng.
Không nản lòng, Tuấn tiếp tục đi học hỏi kinh nghiệm nhiều người, tìm hiểu cách chăm sóc qua sach vở, mạng internet… Anh cũng đầu tư để mua chuồng bằng inox, mở rộng mặt bằng và tập trung vào những giống chó mang hiệu quả kinh tế cao. Trại cho mang tên Võ Tuấn của anh có nhiều loài như Chihuahua, Berger, Rottweiler với số lượng 60 con chó giống.
Đến năm 2014, ông chủ 8x đã có 2 cửa hàng tại TP.Biên Hòa cùng 2 trại nhân giống chó. Ngoài ra, Tuấn còn nhờ bạn bè nuôi giùm cho đến khi đẻ con. Chàng trai quê Biên Hòa sở hữu nhiều giống khuyển thuần chủng đắt tiền, nhập từ nước ngoài về với già từ 200 – 300 triệu đồng.
Tuấn chia sẻ với Tri thức trực tuyến, mỗi ngày bán được từ 3-4 con, cùng với việc phối giống giúp anh có thu nhập từ 30-40 triệu đồng/tháng. Hiện nay, anh Tuấn còn làm Phó chủ nhiệm câu lạc bộ những người nuôi chó Berger và chó cảnh. Anh sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ con giống cho thanh niên muốn khởi nghiệp như anh.
Hoàng Linh (T/h)
Chồn Hương Ăn Gì? Các Loại Thức Ăn Cho Chồn Hương Nuôi Nhốt
Chồn hương là loại động vật hoang dã nên chúng có xu hướng bạo lực khá lớn, nhất là khi gặp con người. Ngoài tự nhiên có rất nhiều loại chồn khác nhau, chúng có thể sống theo bầy đàn hoặc sống đơn độc, chỉ đến mùa giao phối mới bắt cặp với nhau. Loài chồn này sống về đêm, ban ngày rất hiếm khi gặp chúng. Chúng thường ẩn nấp trong hang hốc khe đá, đêm đến mò ra để kiếm ăn.
Loài động vật hoang dã này có hàm răng sắc nhọn và có móng vuốt giúp chúng có thể leo trèo và hạ con mồi dễ dàng. Chúng là loại động vật ăn tạp. Thức ăn bao gồm cả động vật và cây cỏ. Thức ăn ngoài tự nhiên của chồn bao gồm chuột, rắn, ếch, nhái, kỳ nhông…các loại sâu bọ và công trùng khác nhau. Chúng sẽ dễ dàng bắt được con mồi và ăn dễ dàng.
Do có bộ móng vuốt sắc nhọn nên chúng có thể leo cả lên cây để bắt chim non chưa biết bay. Tại các khu vực nông thôn nuôi gà không có chuồng trại chắc chắn nên chồn có thể lẻn vào bắt gà, vịt, trứng. Chúng khá khỏe nên những con vịt gà trưởng thành đều có thể trở thành con mồi của chúng.
Đối với thức ăn hoa quả thì chồn hương đặc biệt thích ăn cà phê. Đặc biệt nó có sự phân biệt loại cà phê ngọt Robusta chín ngọt ít nước, nước ngọt của thịt trái sánh hơn. Khi ăn chúng cũng chọn từng quả cà phê , ăn hết phần vỏ và cùi, hạt thì chúng nuốt luôn vào trong dạ dày. Phần hạt cứng này không tiêu hóa được, được lên men trong dạ dày chồn phá vỡ các phần tử hương và vị trong cấu tạo hữu cơ của hạt cà phê tạo thành loại cà phê chồn ngon tuyệt. Người thu hoạt hạt cà phê chồn thường theo tập tính của loài này đi vệ sinh ở một chỗ cố định để thu hoạch phân chồn, lấy hạt rửa sạch để làm cà phê ngon.
Thức ăn cho chồn hương nuôi nhốtĐối với chồn bắt ngoài tự nhiên về thường phải có quá trình rèn luyện để chúng làm quen với con người. Thức ăn của chồn nuôi nhốt cần bao gồm các chất protein và rau xanh.
Thông thường, người nuôi chồn hương thường cho chúng ăn thịt, cá đã được chế biến. Những loại thức ăn này nên được chế biến thật kỹ để chồn không bị mắc các bênh về tiêu hóa. Có thể cho chồn hương ăn cơm cùng thức ăn thịt cá. Bên cạnh đó, mua thức ăn chế biến sẵn cho chồn cũng đảm bảo chồn đủ chất dinh dưỡng, lớn nhanh hơn như cám gà đậm đặc.
Ngoài ra nên cho chồn ăn đu đủ, chuối hoặc cà phê, những loại thức ăn dễ kiếm giá rẻ. Thời gian đầu tập cho chồn ăn ít một để chồn làm quen với thức ăn nuôi nhốt.
Cần hiểu tập tính và thói quen của chồn để cho chồn ăn. Chồn sẽ ăn bữa chính vào buổi tối và bữa phụ vào buổi sáng. Do vậy, ban ngày không cần cho chồn ăn nhiều, chỉ cho ăn nhiều vào ban đêm, tối để chồn có thể tiêu hóa khỏe nhất, tốt nhất.
Do chồn có đặc tính hoang dã nên thường đánh nhau nên không nên nuôi chồn hương cùng một chuồng, mỗi chuồng nuôi tách nhau hoặc dùng bạt kín che lại để chúng không nhìn thấy nhau. Nếu không làm vậy chồn sẽ cảm thấy stress, chóng chết.
Ngoài ra, phòng và trị bệnh cho chồn hương rất quan trọng. Chồn khá nhạy cảm trong điều kiện nuôi nhốt, sẽ mắc bệnh với thức ăn lạ nhất là bệnh tiêu chảy. Để phòng bệnh thì người nuôi nên trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn mới cho chồn để chúng có thể kháng bệnh tốt nhất.
Chồn trong thời kinh sinh sản cần được ghép đôi chồn đực với chồn cái để chúng giao phối với nhau. Lúc này thức ăn của chồn cần được cung cấp đầy đủ, nhiều hơn bình thường để chúng có thể chuẩn bị cho một thời kỳ sinh sản khỏe mạnh. Chồn cái khi mang thai cần cho ăn nhiều dưỡng chất nhất là thịt cá để con non khi sinh ra khỏe mạnh, con mẹ nhiều sữa nuôi. Thời gian mang thai của chồn cái khoảng 3 tháng và một năm có thể động dục 2 lần trong điều kiện nuôi nhốt.
Người chăn nuôi chồn thường có lãi thu hoạch rất lớn vì giá thương phẩm thịt chồn luôn ở mức cao ổn định từ 1,5 triệu trở lên. Cặp chồn nhân giống phải 8 -10 triệu, chồn con từ 2-3 triệu/con. Các trang trại nuôi chồn hương chỉ từ vài cặp chồn sinh sản chăm sóc tốt đã trở thành trang trại cung cấp chồn thịt, chồn giống xuất ra nhiều địa phương khác nhau.
Chồn nếu biết cách nuôi thì thức ăn chi phí cho nó rất thấp, có thể tận dụng từ vườn ao chuồng của người chăn nuôi như chuối, cá cơm… chồn ăn tạp nên chúng dễ dàng thích nghi với các loại thức ăn do con người cung cấp và biết cách cho chúng ăn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thành Triệu Phú Nhờ Nuôi Chồn Hương Và Chó Kiểng trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!