Xu Hướng 12/2023 # Tất Tần Tật Những Vấn Đề Xoay Quanh Việc Chó Alaska Sinh Sản # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tất Tần Tật Những Vấn Đề Xoay Quanh Việc Chó Alaska Sinh Sản được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chăm sóc chó Alaska khi mang thai Hiểu hơn việc chăm sóc chó Alaska khi mang thai

Khi chó Alaska mang thai thường không có những biểu hiện rõ rệt nên rất khó để nhận biết. Bạn hãy đưa chú cún ấy đến cơ sở thú y để được các bác sĩ kiểm tra chính xác đã đậu thai hay chưa? Các biểu hiện mang thai của chú chó Alaska chỉ trở nên rõ ràng ở ngày thứ 30 trở đi. Lúc này bụng cún đã to lộ lên, bầu vú cũng phát triển to lên, tăng cân nhanh chóng,…

Lúc này, bạn cần chăm sóc các chú cún ấy thật tốt để những chú cún con có thể phát triển khỏe mạnh. Khẩu phần ăn của chó mẹ phải được tăng lên. Ngoài chế độ ăn như thường ngày, bạn tăng thêm lượng thịt nạc, trứng, thịt bò và sữa trong mỗi bữa ăn. Điều này sẽ cung cấp thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để nuôi chó con trong bụng. Ngoài ra, bạn cũng nên cung cấp canxi và sắt cho chó mẹ qua các loại thực phẩm như cá hoặc nội tạng động vật. Các chất này sẽ giúp chó con có bộ xương phát triển, rắn chắc và khỏe mạnh.

Trong thời gian chó mang thai, bạn dẫn chó đi dạo thường xuyên để duy trì sức khỏe và dễ đẻ hơn. Tránh để Alaska vận động quá sức làm ảnh hưởng tới thai nhi. Hãy đưa chó đến cơ sở thú y để kiểm tra, theo dõi sức khỏe thường xuyên và tiêm phòng một số loại bệnh trong quá trình mang thai. Thông thường, chó Alaska mang thai 60-65 ngày là hạ sinh. Bạn hãy chuẩn bị ổ cũng như các dụng cụ cần thiết để sẵn sàng đón đàn chó con.

Cách chăm sóc chó Alaska sinh con

Nối tiếp giai đoạn chăm sóc chó Alaska mang thai thì các bạn phải tiếp tục chăm sóc đặc biệt khi các chú cún ấy sinh con. Bạn hãy chú ý những yếu tố sau để có thể chăm sóc cún cưng Alaska một cách tốt nhất.

Dự đoán ngày chó sinh con

Thông thường giống chó Alaska sẽ mang thai 60-65 này là hạ sinh. Các trường hợp chậm hơn có thể kéo dài đến 68 ngày. Bạn có thể tính từ ngày giao phối để biết được thời gian sinh của các chú cún ấy. Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa chó đi siêu âm để biết chính xác ngày chú cún ấy đẻ. Hãy căn cứ vào chiếc bụng bầu của Alaska. Nếu chiếc bụng bầu hơi nhỏ thì số lượng chó con sẽ ít và thời gian mang thai cũng lâu hơn. Ngược lại, một chiếc bụng to chứa đầy chó con thường sẽ hạ sinh sớm hơn.

Dấu hiệu một chú cún Alaska sắp sinh con

Bạn hãy đặt ổ đẻ cho chó ở nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng nhưng phải kín đáo, không được để gió lùa vào. Bạn lót phía dưới ổ những chiếc khăn mềm hoặc giấy báo để tạo độ mềm, êm ái cho chú chó. Hãy nhớ chuẩn bị cả một chút nước ấm, vải bông, kéo, cồn khử trùng,… để làm các công việc sau khi chó Alaska sinh sản. Bạn cũng nên liên lạc trước với bác sĩ thú y để bác sĩ có thể đến hỗ trợ kịp thời khi chó Alaska khó đẻ.

Lưu ý khi chó Alaska sinh sản

Để chó sinh sản tự nhiên là tốt nhất. Vì vậy, bạn hãy để chó mẹ tự sinh và không nên can thiệp không cần thiết. Sinh con là bản năng của các bạn chó cái. Chỉ trường hợp bạn thấy chú chó của mình yếu sức, việc sinh nở diễn ra lâu, chó có biểu hiện khó đẻ thì mới nhờ đến sự trợ giúp của các bác sĩ thú y. Thời gian cần thiết để gọi cho bác sĩ thú y là khi cún trở dạ 2,3 giờ đồng hồ mà chưa thấy sinh. Phòng trường hợp để lâu sẽ làm các chú chó con bị ngạt.

Thời gian chó Alaska sinh sản là khoảng 4-10 giờ. Thời gian cụ thể còn phụ thuộc và số lượng các chú chó con có trong bụng. Khi chó mẹ sinh xong sẽ rất mệt và mất sức, bạn hãy cho các chú cún cưng ấy uống một ít sữa ấm hoặc một ít nước muối loãng để làm sạch ruột. Cho Alaska sơ sinh bú mẹ ngay vì loạt sữa đầu tiên rất nhiều chất dinh dưỡng, giúp chó con tăng sức đề kháng.

Sau khi chó Alaska sinh con, bạn hãy để chuồng chó ở nơi ấm áp, yên tĩnh. Tốt nhất là chọn vị trí ít người qua lại. Chó mẹ sau khi sinh con đều có bản năng bảo vệ con rất mạnh mẽ. Đây chính là thời điểm chó nhạy cảm và hung dữ nhất. Chính vì thế mà ông bà ta mới có câu “dữ như chó đẻ”. Bạn không nên cho trẻ con lại gần khu vực chuồng chó để tránh là trẻ bị thương.

Chăm sóc chó Alaska sau sinh

Việc chăm sóc chó mẹ sau sinh cũng phải được đặt lên hàng đầu. Chú chó mẹ được chăm sóc tốt, ăn uống đầy đủ mới có nguồn sữa tốt nhất để nuôi chó con. Trong 2-3 ngày đầu sau khi sinh, bạn cho chó ăn cháo thịt băm nhỏ kèm theo sữa ấm. Đây là lúc chó cần ăn loại thức ăn dễ tiêu nhưng phải thật đảm bảo dinh dưỡng. Những ngày tiếp theo, bạn có thể cho chó ăn như thực đơn hằng ngày. Lưu ý bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều canxi để các chú cún con có khung xương thật đẹp.

nên được bú mẹ hoàn toàn trong 2 tháng đầu. Sữa mẹ đã cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho chó con rồi nên bạn không cần phải lo lắng. Bạn chỉ nên tách đàn cho chó Alaska con khi các chú cún ấy tròn 2 tháng tuổi. Nếu tách đàn quá sớm sẽ làm chó còi cọc, ốm yếu, có tính nhút nhát và dễ sinh bệnh. Chó con đủ hai tuần tuổi trở lên thì bạn bắt đầu cho các chú cún ấy tiêm phòng bệnh để tránh các bệnh nguy hiểm thường gặp ở chó.

Có nên hỗ trợ chó Alaska đẻ không?

Các bác sĩ khuyên rằng nên để chó Alaska sinh sản tự nhiên là tốt nhất. Bạn thậm chí không cần can thiệp vào bất cứ một quá trình nào nếu nó vẫn đang diễn ra thuận lợi. Các bạn chỉ cần quan sát chú chó của mình và chuẩn bị sẵn mọi thứ. Trường hợp có tình huống phát sinh xảy ra hoặc chú chó sinh khó thì bạn mới can thiệp vào.

Một lý do nên để chó cảnh Alaska sinh sản tự nhiên đó chính là trong lúc này, chó mẹ rất hung dữ, có thể tấn công bạn nếu bạn chạm vào chú cún ấy. Vì thế bạn không được ngồi cạnh vuốt ve hay xoa bóp cho chó lúc sinh con. Điều này không giúp được gì cho chó mà chỉ khiến các chú Alaska ấy trở lên sợ hãi, tâm lý không ổn định hoặc có thể gây vỡ động mạch tử cung nếu xoa bóp không đúng.

Chỉ khi nào chú chó quá mệt mỏi và yếu, không thể tự sinh được thì mới nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ thú y. Tiến hành cho chó đẻ mổ nếu sau 2-4 giờ chuyển dạ mà vẫn chưa sinh được chú chó con đầu tiên.

Cắt rốn cho chó con như thế nào?

Thông thường, chúng ta sẽ không phải cắt rốn cho chó con. Chính chó mẹ sẽ làm điều đó. Chó Alaska mẹ khi sinh con sẽ tự cắn dây rốn và liếm sạch cho chó con. Nếu bạn thấy chú chó mẹ của mình không thể tự làm điều đó thì mới làm thay chú Alaska ấy. Bạn dùng kéo đã khử trùng để cắt dây rốn cho chó con để tránh bị nhiễm uốn ván cho các chú cún. Bạn có thể dùng iot 5% hay dùng cồn y tế 70 độ để khử trùng. Một số lưu ý khi cắt rốn như sau:

Điểm cắt dây rốn tốt nhất là cách da bụng chó con 1 cm. Bạn dùng chỉ thắt lại và lấy kéo cắt.

Không cắt quá sát da bụng để tránh làm chó con bị hernia rốn về sau này.

Có nên để chó mẹ ăn nhau thai của mình không?

Mỗi chú chó con sẽ có một nhau thai. Thông thường, khi sinh có con ra, chó mẹ sẽ ăn nhau thai để dọn dẹp. Đây là bản năng tự nhiên của loài chó và không hề gây hại gì. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho chó mẹ ăn 1-2 nhau thai mà thôi. Tránh trường hợp chó sinh nhiều con, nếu để ăn hết nhau thai sẽ dẫn đến khó tiêu hóa. Một vài chó mẹ sau khi ăn nhau thai bị nôn ra. Đây cũng là một chuyện hết sức bình thường nên không phải lo lắng gì.

Dấu hiệu của một chú chó Alaska khó đẻ

Bạn cần biết được những dấu hiệu của một chú chó khó sinh để có thể hỗ trợ, can thiệp kịp thời giúp các chú ấy.

Nguyên nhân dẫn đến khó đẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khó đẻ ở chó Alaska ví dụ như chó mẹ đã quá lớn tuổi. Thông thường các chú chó con trên 4 tuổi thì xương chậu đã không còn đàn hồi tốt nữa. Các chú chó trên 4 tuổi thường sinh khó hơn các chú chó trẻ. Độ tuổi tốt nhất để Alaska sinh sản chính là giai đoạn 18-36 tháng tuổi.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến việc khó sinh xuất phát từ tâm lý của các chú chó mẹ. Nếu trong quá trình sinh, chó mẹ bị hoảng sợ có thể gây ra xuất huyết, vỡ ối ở chó. Lúc này, chó mẹ sẽ khó sinh. Một nguyên nhân khác đến từ chính các bạn. Nếu các bạn vỗ về, vuốt ve chó trong lúc sinh cũng có thể gây ra các triệu chứng tâm lý cho chó mẹ, làm các chú cún ấy sinh khó.

Nguyên nhân cuối cùng dẫn đến việc chó Alaska sinh khó chính là do quá trình chăm sóc chó mẹ lúc mang thai không hợp lý. Các bạn cho chó ăn quá nhiều kèm theo ít vận động làm các chú chó con trong bụng phát triển to. Lúc này, chó mẹ không thể sinh sản tự nhiên được nữa mà phải đẻ mổ.

Dấu hiệu chó mẹ khó đẻ

Dấu hiệu của chó Alaska khỏ đẻ chính là khi thấy các chú cún ấy rặn đẻ liên tục nhưng không có chú chó con nào được sinh ra. Khoảng 2-3 tiếng sau khi trở dạ mà chưa sinh được chú chó con nào thì chắc chắn là có điều bất thường. Lúc này cần nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ thú y. Hoặc chó mẹ bị vỡ ối, các chú chó con có dấu hiệu sắp được sinh ra nhưng thực tế lại bị kẹt lại ở dưới.

Bạn nên cho chó mẹ đi siêu âm và chụp X quang trước khi chuyển dạ. Các bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán chú chó của mình có xương chậu đạt không. Nếu xương chậu của chó quá nhỏ thì không thể sinh sản tự nhiên được. Lúc này, chó cần phải đẻ mổ để đảm bảo cho các chú chó con trong bụng.

Chó Alaska đẻ mấy lứa mỗi năm?

Mỗi năm, chó Alaska chỉ có thể đẻ một lứa trong điều kiện được chăm sóc tốt và phục hồi sức khỏe nhanh sau khi sinh. Vì sau mỗi lần chó Alaska sinh sản, tử cung của các bạn ấy sẽ bị dãn ra. Chó mẹ cần thời gian để tử cung co lại như cũ mới có thể tiếp tục cho lần sinh nở tiếp theo. Nếu chó Alaska sinh quá dày sẽ dẫn đến trường hợp sinh non hoặc sảy thai.

Trong các trại nhân giống chó Alaska chuyên nghiệp, người ta chỉ cho phép cho Alaska sinh sản hai lứa liên tiếp cách nhau 18-24 tháng. Khoảng thời gian này và vừa đủ để chó nghỉ ngơi và phục hồi lại sức khỏe tốt nhất. Thậm chí, để bảo vệ sức khỏe cho chó mẹ, người ta cũng chỉ cho các chú cún ấy sinh sản 3-4 lần trong cả cuộc đời mình. Không nên vì lợi nhuận mà ép chó Alaska đẻ dày hoặc đẻ nhiều.

Chó Alaska đẻ mấy con trong một lứa? Chó Alaska chửa bao nhiêu tháng thì đẻ?

Như những giống chó khác, Alaska thường đẻ 4-8 chú chó con trong mỗi lứa. Thời gian mang thai của mỗi chú chó không giống nhau, dao động từ 60-68 ngày tùy thuộc vào số lượng chó con trong bụng.

Thế nào là hiện tượng phôi thai ngược?

Hiện tượng phôi thai ngược là tư thế khi ra đời của chó con bị ngược so với bình thường. Thông thường, các chú chó con ra đời theo thứ tự đầu ra trước, rồi đến 2 chân trước cuối cùng mới là 2 chân sau. Nếu chó con không ra đời theo trình tự này sẽ được gọi là phôi thai ngược. Các trường hợp phôi thai ngược gồm:

Chú chó con có hai chân trước đã ra ngoài nhưng phần đầu thì bị kẹt không ra nổi.

Phôi thai nằm chếch hướng làm sai thứ tự sinh. Chỉ có 1-2 chân trước ra được. Các bộ phận còn lại bị kẹt.

Phần đuôi ra trước rồi mới đến phần đầu. Đây là tự thế nguy hiểm nhất vì có thể gây ngạt cho chó con.

Nếu gặp các trường hợp phôi thai ngược thì các bác sĩ thú y cần phải can thiệp để kéo các chú chó con ra ngoài. Nếu để tình huống này diễn ra lâu thì các chú chó con sẽ bị chết vì ngạt. Khi muốn kéo thai ra ngoài, các bác sĩ cũng phải có những tác động nhằm điều chỉnh thai về lại tư thế thuận. Sau đó mới nhẹ nhàng kéo các chú Alaska ấy ra.

Chó Alaska bao nhiêu tuổi thì có thể sinh sản lứa đầu tiên?

Thông thường, Alaska sinh sản khi đạt 15 tháng tuổi. Đây là độ tuổi đủ để chó được phối giống và sinh sản lần đầu tiên. Vào lần salo đầu tiên, bạn nên bỏ qua và bắt đầu cho chó phối giống vào lần salo thứ hai. Lúc này, chó đã khoảng 18 tháng tuổi và đã hoàn thiện về sức khỏe, cơ thể cũng như tâm lý.

Lời kết

Nếu sử dụng bài viết. Mong bạn vui lòng dẫn nguồn https://dogily.vn/cho-canh/cho-alaska-sinh-san/ khi chia sẻ nha.

Tất Tần Tật Những Vấn Đề Xoay Quanh Chó Alaska Con Mới Đẻ

+ Chó alaska trắng tuyết giá bao nhiêu

+ Top 10 dòng chó alaska lai cho ra giống f1 đẹp nhất

Làm sao để biết chó Alaska con khỏe mạnh hay không?

Nếu có được một đàn chó chuẩn gen giống, khỏe về thể chất là mục tiêu mơ ước của các nhà nhân giống và chọn giống. Dòng chó Alaska càng phải chú tâm hơn vì có nhiều dòng khác nhau.

Trong giai đoạn này, chó Alaska con ngủ liên tục, chỉ thức dậy để bú rồi lại ngủ tiếp. Trong khi ngủ, chúng vẫn có các động tác co duỗi, đạp chân, lắc đầu hoặc mút không khí tựa như đang bú, ngủ mê. Đây chính là bản năng “luyện tập” hoạt động ban đầu của hệ cơ bắp toàn thân.

Chó Alaska con mới đẻ có thể nâng đầu lên nhưng chưa thể giữ vững thế, quay cổ, định hướng chưa tốt nên hay bị kẹt mắc vào vải, chất lót đệm ổ. Đặc biệt lưu ý chó mẹ và chó con ở góc tường, mẹ nằm sát tường dễ đè chết con do nghẹt thở. Tốt nhất nên đóng cho chó mẹ 1 nơi riêng có vách cao khoảng 10cm để bảo vệ chó con.

Việc theo dõi các chỉ số sinh lý ban đầu của chó Alaska con sẽ giúp bạn nhận biết cún con của bạn có khỏe mạnh không.

Nhịp tim 160-200 lần/ phút. Nhịp thở 15-35 lần/ phút.

Thân nhiệt lúc mới chào đời 34,5-36 độ C. Sau 4 tuần tuổi thân nhiệt đạt 38 độ C. Đó là lý do vì sao chó Alaska con thích nằm áp vào da bụng mẹ vừa dễ bú vừa giữ ấm cho mình.

Chó mở mắt từ 10-14 ngày, khả năng nghe nhìn phản xạ với âm thanh hoàn chỉnh sau 25 ngày tuổi.

Cách nuôi chó Alaska con mới đẻ

Việc nuôi dưỡng và cách chăm sóc chó Alaska con mới sinh không phải chuyện đơn giản. Đặc biệt với những người mới nuôi giống chó này lần đầu, chưa có kinh nghiệm.

Chó Alaska mới sinh thì điều đầu tiên là cho cún bú sữa mẹ. Cũng như trẻ sơ sinh, chó con cần được bú sữa mẹ để cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện.

Trong 36 giờ đầu, sữa mẹ có chất lượng đặc biệt là “sữa đầu” hay “sữa non”. Sữa đầu có hàm lượng vitamin, khoáng chất và protein rất cao, đặc biệt là kháng thể miễn dịch ban đầu có khả năng bảo vệ, miễn nhiễm với các bệnh truyền nhiễm cho chó con.

Những chú chó con lúc này chưa mở mắt, lỗ tai đóng, lại chưa có răng, dạ dày còn yếu chưa tiêu hóa thức ăn được nên chỉ có bản năng tự nhiên là tìm vú mẹ để bú.

Sau 5 ngày đầu, bạn có thể cho chó con bú bằng bình sữa hâm nóng vừa đủ để tránh tiêu chảy, dần dần bạn sẽ có thể cho sữa vào khay để chó con có thể tự liếm.

Khoảng 15 ngày tuổi, chó Alaska con có thể ăn dặm thêm cháo nấu với thịt và rau xanh xay thật nhuyễn 1 bữa và 2 ống clorua canxi (trộn vào sữa) mỗi ngày.

Từ 20 ngày tuổi, tăng phần ăn dặm lên 2 bữa/ ngày và thêm vài giọt Trivit vào sữa cho chó con uống.

Chuẩn bị ổ lót cho đàn chó con từ khi chó mẹ chuẩn bị chuyển dạ là điều cần thiết. Ổ lót nằm cần êm ái, khô thoáng, sạch sẽ, ấm áp. Bạn có thể dùng bóng đèn tròn 40W sưởi ấm cho chúng vì những chó con lúc này rất yếu ớt, dễ bị nhiễm lạnh.

Không nên để nơi ở chó con quá cao hoặc chênh vênh vì chúng chưa mở mắt, các giác quan còn kém nên rất dễ rơi, ngã, gây tổn thương cho các bé.

Nhiễm giun sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài và khả năng tiêu hóa của chó con. Vì vậy, tẩy giun là việc rất quan trọng.

– 15 ngày tuổi, tiêm vacxin mũi thứ nhất, lặp lại vào 4 tuần, 6 tuần, 8 tuần tuổi.

– Sau 8 tuần, cứ 1 tháng tẩy giun 1 lần cho đến khi đàn chó được 6 tháng tuổi.

– Từ 6 tháng, cứ 3 tháng tẩy giun 1 lần cho đến khi được 1 tuổi.

– Từ 1 tuổi, 1 năm tẩy giun 1 lần cho đến khi hết vòng đời.

Chó Alaska con bao nhiêu tiền?

Muốn biết chó Alaska con giá bao nhiêu tiền thì dựa chủ yếu dựa vào nguồn gốc nhân giống: trong nước – nhập khẩu từ Thái Lan và châu Âu.

Chó Alaska thuần chủng, sinh trong nước

Giá dao động từ 9-13 triệu/ bé 2 tháng tuổi. Giá cụ thể hơn phụ thuộc chủ yếu vào màu sắc: Chó Alaska đen trắng là phổ biến nhất, giá khoảng 9-11 triệu. Alaska nâu đỏ được ưa chuộng nhất khoảng 11-13 triệu. Chó Alaska con màu phấn hồng và xám lại hiếm hơn nên giá cao hơn, giá khoảng 13-16 triệu/ bé.

Đối với dòng Giant có kích thước lớn, được yêu thích thì có giá cao hơn, khoảng 16-19 triệu/ bé.

Chó nhập khẩu từ Thái Lan: Giống chó này có nguồn gen chất lượng cao cho các trại nhân giống, nhưng không có giấy FCI, giá khoảng 16-20 triệu/ size standard, 20-27 triệu/ size giant.

Chó nhập khẩu từ châu Âu (chủ yếu từ Nga, Serbia) là dòng chó cao cấp, độ thuần chủng gần như tuyệt đối và là nguồn gen chất lượng cao. Mặc định các chó Alaska con đến từ đây mặc định là có full giấy FCI. Bé có gia phả bình thường thì giá từ 45-60 triệu khi về tới Việt Nam. Còn bé nào có gia phả “khủng”, thuộc dòng dõi vô địch thì giá từ 60-100 triệu tùy độ khủng của gia phả.

Chó Alaska Sinh Sản Và Những Vấn Đề Liên Quan

Nuôi dưỡng một bé Alaska bình thường đã không dễ dàng gì, chăm sóc chúng trong giai đoạn sinh sản còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Nhất là đối với người lần đầu nuôi và chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc cảnh khuyển.

Thông thường, thời gian đầu khi Alaska mang thai sẽ không có bất kỳ biểu hiện gì. Sau khi phối giống được 2 tuần, bạn có thể đưa chúng đến bác sĩ thú y để kiểm tra xem đã đậu thai hay chưa. Từ 30 ngày trở đi, các triệu chứng sẽ rõ rệt hơn như: Bụng to lên, cân nặng tăng nhanh, bầu vú bắt đầu phát triển,…

Nếu đã chắc chắn mang thai, bạn cần chuẩn bị cho chúng một chế độ dinh dưỡng thật tốt. Ngoài khẩu phần ăn bình thường, bạn cần tăng thêm khối lượng thịt nạc, thịt bò, trứng gà và sữa tươi trong mỗi bữa ăn. Đồng thời, canxi và sắt trong các loại cá hay nội tạng động vật cũng là một phần không thể thiếu.

Ngoài ra, khi gần đến ngày sinh bạn nên thường xuyên dắt Alaska đi dạo để chúng dễ sinh hơn. Tuyệt đối không cho cún chạy nhảy quá đà bởi có thể ảnh hưởng đến con trong bụng. Trong quá trình mang thai, bạn nên dẫn cún mẹ đến các bệnh viện thú y để tiêm phòng đầy đủ, phòng tránh một số bệnh có thể phát sinh ở cún con.

Thời gian mang thai trung bình của Alaska từ 60-65 ngày hoặc kéo dài đến 68 ngày. Bạn nên ghi lại ngày phối giống để có thể dự đoán ngày sinh chính xác nhất. Từ đó, chuẩn bị ổ đẻ và dụng cụ cần thiết để không bị bất ngờ khi cún mẹ trở dạ.

Dự đoán ngày sinh

Việc dự đoán ngày sinh có thể dựa theo 3 cách:

Căn cứ vào thời gian cho phối giống để ước tính.

Siêu âm để dự đoán ngày sinh cho chính xác nhất.

Tự đoán dựa theo độ to của bụng: Alaska bụng nhỏ thì số lượng con sẽ ít, thời gian mang thai dài hơn bình thường và ngược lại.

Dấu hiệu Alaska sắp sinh

Trước khi trở dạ khoảng 2-4 giờ, Alaska mẹ thường có các biểu hiện rõ rệt như: Đi lòng vòng đánh hơi tìm chỗ đẻ, thở dốc, dáng điệu khó nhọc, có rên rỉ, lộ rõ vẻ đau đớn, thai trong bụng động đậy có dấu hiệu dịch chuyển xuống dưới.

Lúc này, điều bạn cần làm là đi chuẩn bị ngay ổ đẻ. Nơi đặt ổ đẻ phải khô ráo, sạch sẽ, kín đáo không có gió lùa. Bạn có thể lấy khăn sạch xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau hoặc sử dụng các lớp giấy báo để tạo độ mềm. Nên chuẩn bị thêm chút nước ấm, cồn khử trùng, vải bông, kéo,… Bạn cũng nên gọi trước cho bác sĩ thú y đề phòng chó mẹ khó sinh.

Lưu ý khi chó Alaska mẹ sinh con

Siêu Pet khuyên bạn nên để Alaska mẹ tự sinh, không nên can thiệp vào ngay vì đó là bản năng của chúng. Nếu thấy dấu hiệu khó đẻ, tình trạng nguy hiểm (trở dạ từ 2-3h mà chưa sinh) thì cần gọi ngay cho bác sĩ thú y để tiến hành mổ đẻ, tránh để lâu quá khiến cún con có thể ngạt thở.

Thời gian Alaska sinh khoảng từ 4-10 tiếng và phụ thuộc vào số lượng con nhiều hay ít. Khi cún mẹ sinh xong, bạn nên cho chúng uống một ít sữa ấm hoặc một ít nước muối để làm sạch ruột. với những bé Alaska mới sinh thì cho bú ngay sữa mẹ để tăng sức đề kháng.

Chuồng của Alaska mẹ sau sinh nên đặt ở nơi ấm áp, yên tĩnh, ít người qua lại. Sau khi sinh xong, bản năng bảo vệ con của cún mẹ rất cao nên dễ căng thẳng, hung dữ nếu thấy người lạ lại gần.

Chăm sóc chó Alaska mẹ sau sinh

Sau khi sinh, bạn nên thiết lập 1 khẩu phần ăn dinh dưỡng theo từng giai đoạn của cún mẹ. Trong 2-3 ngày đầu, thức ăn chính cho Alaska là cháo thịt bằm và uống sữa ấm. Những ngày tiếp theo, bạn có thể cho ăn như bình thường nhưng nên cung cấp thêm các thực phẩm chứa nhiều canxi như: Xương ống bò, cổ gà, vịt,… để tránh cho cún con bị thiếu canxi.

Đối với những bé Alaska mới sinh thì nên bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 2 tháng đầu. Bạn chỉ nên tách đàn khi cún đủ 2 tháng tuổi. Tách đàn sớm có thể khiến chúng nhút nhát, rụt rè, ốm yếu, bệnh tật. Alaska đủ 2 tuần tuổi thì nên bắt đầu tiêm phòng các loại vaccine 5 in 1 hay 7 in 1 để phòng tránh các bệnh nguy hiểm sau này.

Dựa vào kinh nghiệm nhiều năm trong chăm sóc Alaska, Siêu Pet khuyên bạn nên để Alaska mẹ đẻ tự nhiên. Toàn bộ quá trình không nên can thiệp vào nếu cún không bị khó sinh. Bạn chỉ cần đứng bên ngoài quan sát, chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng nếu có bất kỳ tình huống gì xảy ra thì mới nên can thiệp.

Hơn nữa, trong quá trình sinh con, Alaska mẹ trở nên hung dữ thất thường có thể tấn công bất kỳ ai chạm vào chúng. Bạn tuyệt đối không nên ngồi cạnh vuốt ve hay xoa bóp. Điều đó không giúp ích được gì mà chỉ khiến chó mẹ sợ hãi hơn.

Trường hợp Alaska mẹ quá mệt không thể tự sinh thì bạn mới nên can thiệp. Nếu sau 2-4 giờ mà chưa sinh được bé cún đầu tiên thì nên gọi bác sĩ thú y để tiến hành mổ đẻ.

Thông thường, Alaska mẹ sau khi sinh sẽ tự cắn dây rốn và liếm sạch người cho cún con. Nếu Alaska mẹ không thể thực hiện điều đó, bạn nên dùng kéo đã khử trùng và chỉ y tế cắt dây rốn cho cún con. Một số lưu ý trong quá trình cắt dây rốn bạn đọc có thể tham khảo như sau:

Kéo nên được khử trùng bằng cồn iot 5% hoặc cồn y tế 70 độ để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn uốn ván.

Xác định điểm cắt dây rốn cho cún con nên cách da bụng 1cm. Sau đó bạn lấy chỉ thắt lại và dùng kéo cắt.

Không cắt quá sát da bụng, bởi cún con có thể bị hernia rốn sau này.

Ăn nhau thai là phản xạ tự nhiên của chó mẹ và không hề có hại gì cả.

Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên cho chúng ăn 1-2 nhau thai. Ăn toàn bộ có thể khiến cún mẹ bị khó tiêu sau sinh. Cũng có một số trường hợp Alaska mẹ bị nôn sau khi ăn. Bạn đừng lo lắng vì đó cũng chỉ là phản xạ tự nhiên của cún mẹ mà thôi.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khó đẻ

Do chó Alaska mẹ quá lớn tuổi: Thường trên 4 tuổi khung xương chậu ở cảnh khuyển đã không còn sự đàn hồi, ít giãn nở nên thường dẫn đến chứng khó đẻ. Tốt nhất, bạn chỉ nên cho Alaska sinh sản khi chúng nằm trong độ tuổi từ 18-36 tháng tuổi.

Do tâm lý của Alaska mẹ khi sinh bị hoảng loạn, sợ hãi, gây xuất huyết, vỡ nước ối dẫn đến khó đẻ. Người chủ vuốt ve, vỗ về trong khi sinh cũng là nguyên nhân gây khó đẻ hoặc đẻ lâu ở cảnh khuyển.

Do quá trình chăm sóc khi Alaska mẹ mang thai không hợp lý: Cho chúng ăn quá nhiều chất nhưng lại ít vận động dẫn đến thai to không thể sinh đẻ tự nhiên và bắt buộc phải mổ.

Dấu hiệu chó Alaska mẹ khó đẻ

Một vài dấu hiệu chứng tỏ cún mẹ bị khó đẻ như sau:

Cún mẹ rặn liên tục nhưng không ra. Từ lúc trở dạ 2-3 tiếng mà cún con đầu tiên chưa ra đời thì nên có biện pháp can thiệp.

Cún mẹ bị vỡ ối, thai có dấu hiệu ra nhưng bị kẹt ở phía dưới.

Xương chậu quá nhỏ thì bé cún nhà bạn không thể đẻ tự nhiên. Muốn nhận biết tình trạng này, bạn nên dẫn chúng đến khám bác sĩ thú y để có những phát hiện chuẩn xác nhất.

Chó Alaska một năm đẻ mấy lứa

Nếu được chăm sóc tốt để khôi phục sức khỏe sau sinh thì cảnh khuyển Alaska một năm có thể đẻ được tối đa 1 lứa. Cún mẹ sau sinh, tử cung bị giãn nở nên cần thời gian khôi phục lại như cũ. Có như thế lần sinh nở tiếp theo mới có thể thuận lợi. Việc sinh sản quá dày sẽ khiến cún mẹ bị sảy thai hoặc sinh non.

Siêu Pet gửi lời khuyên tới bạn đọc: Để chất lượng đàn con ra đời tốt nhất thì nên cho cún sinh sản một lứa cách nhau từ 18 tháng – 2 năm. Mỗi chú Alaska cũng chỉ nên nhân giống tối đa 3-4 lần trong suốt vòng đời của mình.

Chó Alaska bao lâu thì đẻ

Thông thường, Alaska thường đẻ từ 4-8 bé cho một lứa. Thời gian mang thai ngắn hay dài còn phụ thuộc vào chửa nhiều con hay ít con. Nhưng chắc chắn, thời gian mang thai đến lúc sinh sẽ giao động trong khoảng 2 tháng – 2 tháng rưỡi (60-68 ngày).

Phôi thai ngược ở cảnh khuyển có thể hiểu là tư thế khi ra đời của cún con. Thông thường đầu và 2 chân trước sẽ ra trước, hai chân sau và phần đuôi sẽ ra cuối. Nhưng khi cún con bị “phôi thai ngược” sẽ ra đời theo kiểu:

Ra hai chi trước nhưng phần đầu không thể ra nổi.

Phôi thai nằm chếch hướng, chỉ ra được một hoặc hai chi trước.

Phần đuôi ra trước sau đó mới đến đầu. Tư thế này khá nguy hiểm vì Alaska con có thể bị ngạt thở.

Nếu gặp trường hợp “phôi thai ngược” bạn nên kéo thai ra ngoài càng nhanh càng tốt để cún con không bị ngạt thở. Mà muốn kéo thai ra, bạn phải dùng tay chuyển thai về tư thế “thuận”: Đầu và 2 chi trước, đuôi và 2 chi sau ra cùng. Sau đó nhẹ nhàng kéo chúng ra.

Dựa theo kinh nghiệm của Siêu Pet thì trên 15 tháng tuổi là đủ điều kiện để cho Alaska phối giống và sinh sản lần đầu. Bạn nên bỏ qua lần salơ đầu tiên và bắt đầu cho chúng phối giống vào lần salơ thứ hai – khoảng 1,5 tuổi. Lúc đó, Alaska mới hoàn thiện tuyệt đối cả về cơ thể lẫn tâm lý.

Đánh giá 5* nếu bạn thấy thông tin trên là hữu ích.

Nguồn: https://sieupet.com/cho-alaska-sinh-san.html

Tất Tần Tật Những Điều Phải Biết

Cách chôn mèo mất – tất tần tật những điều phải biết

1. Những dấu hiệu của mèo trước khi qua đời

Một chú mèo thông thường sẽ có tuổi thọ trung bình từ 10 đến 13 năm. Nếu không bị mắc phải các căn bệnh nguy hiểm như ung thư thì các chú mèo hoàn toàn thể sống được nhiều năm như vậy. Nếu như những ngày bình thường các chú mèo sẽ gần gũi và thân thiện với con người thì khi gần qua đời chúng sẽ có nhiều biểu hiện khác thường. Để nhận ra điều này đòi hỏi chủ nhân của các chú mèo cần có sự quan sát tỉ mỉ trong một thời gian nhất định. 

Dấu hiệu đầu tiên mà dễ dàng nhận biết nhất đó là trong việc ăn uống hàng ngày của mèo. Mèo sắp chết hầu như đều sẽ bỏ bữa ăn. Khi này cơ thể đã suy yếu nên chúng không có tha thiết để ăn uống nữa. Sau vài ba ngày bạn sẽ thấy mèo bị sụt cân rõ rệt. Ngoài ra, cũng vì không ăn uống nên mèo sẽ ít đi vệ sinh hơn, nước tiểu có màu sẫm hơn so với bình thường

Với cơ thể mèo mỏi mệt những ngày cuối đời thường có thân nhiệt hạ thấp hơn so với nhiệt độ trung bình. Bởi khi này tim đã suy yếu, cơ thể cũng dần lạnh hơn. Nếu như chỉ sờ vào bạn khó mà nhận ra được điều này. Vì vậy hãy đo nhiệt độ cơ thể thường xuyên cho chú mèo cưng của mình để chắc chắn rằng bạn luôn nắm rõ tình hình. 

Nhịp tim yếu dần thời điểm mà những chú mèo đang cận kề với cái chết. Để nhận biết điều này bạn có thể xem trực tiếp bằng cách đặt tay lên ngực trái của mèo sử dụng đồng hồ bấm giờ hoặc có thể là điện thoại thông minh để đếm số nhịp tim của mèo trong vòng 15s. Ngoài ra nếu không thể nhận biết được thì việc đưa mèo đến bác sĩ thú y có các dụng cụ chuyên dụng để khám là sự lựa chọn được ưu tiên hơn cả.

Một trong những dấu hiệu có thể nhận biết dễ nhất đó là hơi thể ngày càng suy yếu của mèo. Những ngày cuối đời hơi thở của mèo trở nên yếu ớt hơn bao giờ hết. Nếu như mèo khỏe mạnh sẽ thở khoảng 30 lần/phút thì khi yếu dần tìm và phổi hoạt động kém hơn hơi thể của mèo sẽ gấp gáp và khó khăn hơn rất nhiều. Khi này một số chú mèo sẽ có hiện tượng thở nhiều bằng miệng, mở miệng lớn để thể lấy được nhiều oxy hơn. 

Bên cạnh những chú chèo qua đời theo cách tự nhiên thì cũng có nhiều trường hợp mèo bị bệnh dẫn đến cái chết. Một vài căn bệnh nguy hiểm mà nhiều chú mèo thường gặp phải đó là ung thư, các bệnh về sán dây, suy thận mãn tính,… Với các bệnh này thì chắc chắn bạn không thể tự điều trị tại nhà được, hãy đến cơ sở thú ý gần nhất để được thăm khám và chữa trị. Tuy nhiên, nếu mèo có biểu hiện quá đau đớn thì một trong những quyết định nhân đạo nhất bạn có thể làm là an tử cho mèo. Khi này bác sĩ thú y dùng thuốc an thần để mèo được ra đi yên bình và nhẹ nhàng nhất. 

2. Cách chăm sóc mèo sau khi qua đời

Trước khi qua đời mèo thường có xu hướng muốn ở một mình nhiều hơn và trốn tránh con người. Điều bạn có thể làm là hãy để cho mèo có một chỗ ở thật êm ái và thoải mái. Việc ăn uống cũng cần phải đầy đủ và hơn hết đừng quên theo dõi tình trạng sức khỏe của mèo để đảm bảo rằng chúng được ra đi một cách nhẹ nhàng nhất. 

3. Chó mèo chết chôn ở đâu tốt nhất?

Với sự phát triển ngày càng hiện đại của xã hội, con người cũng văn minh hơn rất nhiều. Cách chôn mèo chết ý nghĩa và nhân đạo nhất hiện nay đó là đưa mèo đến hỏa táng tại các địa chỉ uy tín và chôn cất tại nghĩa trang thú cưng.

3.1 Đưa mèo cưng đến các địa chỉ hỏa táng thú cưng uy tín

Đầu tiên là hỏa táng chó mèo – dùng nhiệt độ cao để xử lý thi thể chó mèo. Phương pháp này vừa giúp bảo vệ môi trường, vừa tiêu diệt triệt để mầm bệnh có thể lây nhiễm ở chó mèo. Bên cạnh đó theo cách này những chú mèo sẽ được bình an và thanh thản hơn. 

Theo quy trình của hỏa táng thú cưng trước khi cho vào lò thiêu chuyên dụng, mèo sẽ được thực hiện nghi thức an táng, đặt trong hộp gỗ có hoa và khăn xinh xắn, có thể bùa Bình An và bùa Hạnh Phúc. Như một lời nhắn gửi cuối cùng mà chủ nhân dành cho mèo cưng của mình. Sau đó tro cốt của mèo sau hỏa thiêu được đựng trong hộp đựng tro cốt bằng gỗ để gửi cho chủ nhân của chúng cất giữ.

SĐT: 0889 336 335

Facebook: https://www.facebook.com/PetKung.vn/

3.2 Chôn cất mèo tại các nghĩa trang thú cưng

Sau khi nhận tro cốt từ đơn vị hỏa táng thì bạn có thể lưu giữ tại nhà để làm kỉ niệm và cách chôn mèo chết nhân đạo nhất đó là đến nghĩa trang thú cưng. Các nghĩa trang thú cưng mở ra nhằm mục đích để tưởng nhớ, thể hiện sự trân trong của những người bạn đặc biệt trong mỗi con người.

Khi chôn cất mèo ở đây bạn có thể đến hàng ngày để thăm nom chú mèo cưng của mình, như sự yêu thương, tình cảm mà bạn dành cho chúng. Đặc biệt nếu không có thời gian đến thăm thì bạn cũng yên tâm rằng hàng ngày sẽ có nhân viên thăm nom và chăm sóc chúng thay bạn. Như vậy trong lòng bạn cũng sẽ thanh thản và bớt đau buồn hơn. 

Tất Tần Tật Về Giống Chó Shiba

Shiba Inu có nguồn gốc từ Nhật Bản là một trong sáu giống chó bản địa của đất nước mặt trời mọc: Akita, Shikoku, Kai Dog, Hokkaido, Kishu và Shiba Inu. Trước đây loài Shiba Inu đã được sử dụng chủ yếu như một con chó săn để đuổi các loài chim nhỏ, thỉnh thoảng người ta mới sử dụng nó để đi săn lợn rừng.

Ngoại hình

Shiba có thể có lông màu đỏ, đen và nâu, hoặc màu vừng, với một lớp lông lót màu kem, màu da giống như màu của con bò, hoặc màu xám. Tuổi thọ trung bình của chúng là từ 12 đến 15 năm tùy thuộc vào môi trường sống, chất lượng ăn uống và sức khỏe.

Đặc điểm tính cách

Shiba Inu là giống chó thông minh và táo bạo. Nó mạnh mẽ, tự tin, và thường có những ý tưởng riêng của mình về mọi thứ. Loài này trung thành và yêu thương đối với chủ nuôi không khác gì chó tuyết Akita, tuy nhiên, con này hung hăng với người lạ. Và Nó không phải lúc nào cũng hòa thuận với những con chó khác và sẽ không ngần ngại đuổi theo những con vật nhỏ mà nó xem là con mồi. Vì lý do này khi có người lạ đến chơi nhà hoặc dắt chó ra ngoài đi dạo nên xích lại và đeo rọ để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên loài chó này không thích bị hạn chế như vậy vì nó ưa hoạt động thích đi chơi, đi dạo và chạy bộ với chủ của nó. Vì Vậy Shiba Inu phù hợp nhất với một ngôi nhà có sân rào.

Các vấn đề về sức khỏe

Dị ứng: là bệnh thường gặp ở chó kể cả Shiba Inu cũng không ngoại lệ. Có ba loại dị ứng chính: Dị ứng thực phẩm, được điều trị bằng quá trình loại bỏ một số loại thực phẩm từ chế độ ăn của chó; Dị ứng tiếp xúc, được gây ra bởi một phản ứng với một chất tại chỗ như giường, bột flea, dầu gội chó và các hóa chất khác; Dị ứng hít phải, gây ra bởi các chất gây dị ứng trong không khí như phấn hoa, bụi, nấm mốc. Điều trị thay đổi theo nguyên nhân và có thể bao gồm hạn chế chế độ ăn uống, thuốc

Chylothorax: Chylothorax là một tình trạng gây tích tụ chất lỏng trong khoang ngực. Sự tích tụ này gây khó thở, giảm sự thèm ăn, ho và hôn mê. Điều trị bằng cách loại bỏ chất lỏng, chế độ ăn ít chất béo hoặc trong trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật.

Bệnh tăng nhãn áp: Nó là sự tăng áp lực lên trong mắt với triệu chứng bao gồm mất thị lực và đau. Bệnh tăng nhãn áp được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt hoặc phẫu thuật.

Ung thư: Các triệu chứng có thể biểu hiện bao gồm sưng bất thường, đau hoặc vết sưng, vết loét không lành, chảy máu từ bất kỳ vết thương của cơ thể và khó thở. Điều trị ung thư bao gồm hóa trị, phẫu thuật và thuốc.

Bệnh động kinh: Bệnh động kinh thường được di truyền và có thể gây co giật nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn. Co giật có thể được thể hiện bởi hành vi bất thường, chẳng hạn như chạy điên cuồng như thể bị truy đuổi, biểu hiện sửng sốt hoặc tìm chỗ trốn. Tuy nhiên biểu hiện co giật có thể là triệu chứng của các bệnh khác như rối loạn tiêu hóa, các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến não, khối u, tiếp xúc với chất độc hoặc chấn thương đầu nghiêm trọng.

Suy giáp: Đây là sự rối loạn tuyến giáp được cho là gây ra các bệnh như động kinh, rụng tóc, béo phì, các mảng tối trên da và các tình trạng da khác. Nó được điều trị bằng thuốc và chế độ ăn uống.

Đổi đuôi hoặc quay đuôi là một vấn đề bất thường không được hiểu rõ. Nó thường bắt đầu lúc 6 tháng tuổi. Con chó bị ám ảnh bởi đuôi của mình và có thể vòng tròn hàng giờ liền. Nó mất hứng thú với thức ăn và nước uống. Đôi khi con chó kêu lên trong khi quay và có thể cố cắn đuôi.

Ngoài ra loài này còn có thể mắc các bệnh loạn sản xương hông, quặp và trật xương bánh chè.

Cách nuôi dưỡng

Chó Shiba thích sống trong điều kiện thông thoáng, sạch sẽ và có không gian để vận động. Mỗi tuần nên tắm cho chó một lần và cho tắm nắng buổi sáng và buổi chiều để lông luôn được khô ráo và cắt tỉa lông mỗi tuần để loại bỏ lông chết.

Mua chó Shiba Inu ở đâu?

Shiba Inu là một trong những loài chó quý hiếm tại Nhật Bản. Để sở hữu được một chú chó là một điều khá khó khăn và tốn kém.

– Mua ở Việt Nam: Các chú chó có ngoại hình hoàn hảo giá dao động từ 20 đến 30 triệu/con; các con có ngoại hình chưa được hoàn hảo cho lắm thì giá khoảng từ 15 đến 20 triệu. Vì loài chó này khá đắt đỏ khuyến cáo đối với người mua là nên chọn mua các con có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc và sức khỏe.

– Ngoài ra cũng có thể lựa chọn mua chó nhập khẩu từ Thái Lan hoặc Châu Âu nhưng giá không dưới 2000 đô la và cộng thêm chi phí vận chuyển.

Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về Giống Chó Phú Quốc

Nguồn gốc

Mặc dù được biết đến là loài chó tại đảo Phú Quốc – Kiên Giang nhưng đến nay nguồn gốc của chó Phú Quốc vẫn chưa được xác định. Một số người cho rằng, giống chó này bắt nguồn từ một giống chó có lông xoáy của Pháp đi lạc trên đảo Phú Quốc rồi sinh sôi. Ngoài ra cũng có thông tin nhận định chó Phú Quốc xuất xứ từ Thái Lan nhưng đều không được chấp nhận.

Ngày 14/12/2008, chó Phú Quốc chính thức được Hiệp hội chó giống quốc tế công nhận và có tên là Larousse trong từ điển tiếng Pháp.

Đặc điểm chó Phú Quốc Ngoại hình

Kích thước: Chó Phú Quốc cái cao từ 48 – 52cm, trọng lượng tầm 12 – 18kg. Đối với các cá thể đực, chiều cao có thể đạt 50 – 55cm, cân nặng từ 15 – 20kg.

Phần đầu: Thon, dài và khá cân đối. Mắt của chúng có hình hạnh nhân, không quá lớn và có màu nâu tối, đen hoặc vàng hổ phách. Mõm hình chữ V, sống mũi thẳng, giữa trán và sống mũi hơi cong nhẹ. Lưỡi chó Phú Quốc hầu hết đều có đốm, cơ hàm cực kỳ chắc khỏe, răng cắn khít vào nhau.

Bộ lông: Bó sát vào da và ngắn dưới 2cm mới là chó thuần chủng. Màu lông khá đa dạng, phổ biến nhất là màu đen mực, vàng lửa, vàng mơ, vện đen, vện cọp, bạch hổ.

Phần mình: Ngực không quá rộng nhưng sâu với nhiều cơ chắc khỏe. Riêng phần bụng thì hóp sâu, mông thon.

Phần đuôi: Ngắn, cong theo hình cánh cung, rất linh hoạt. Nếu chó Phú Quốc dựng đuôi thì chóp đuôi không cong quá sống lưng.

Chân: Chó Phú Quốc thuần chủng có bốn chân song song, dài, thẳng nhưng khá gân guốc. Khuỷa chân sau thấp hơn khủy chân trước, bắp đùi chân sau săn chắc và nở nang.

Tính cách

Thân thiện

Trung thành

Thông minh

Lý do nên nuôi chó Phú Quốc

Chó Phú Quốc có nhiều ưu điểm nổi bật khiến nhiều người yêu thích và chọn làm thú cưng trong nhà. Cụ thể như:

Dễ nuôi, dễ huấn luyện.

Vui vẻ, biết nghe lời, không ăn thức ăn của người lạ.

Giỏi bắt chuột.

Là người bạn đáng tin cậy và trung thành với chủ nhân.

Mang đến nhiều niềm vui cho chủ.

Cách nhận biết chó Phú Quốc thuần chủng Lông xoáy trên lưng

Chó Phú Quốc thuần chủng sẽ có lông xoáy trên lưng mọc ngược, nổi rõ theo sống lưng, màu sậm và có chiều dài của lông xoáy lớn hơn 1/2 chiều dài lưng. Về hình dáng lông xoáy của chó Phú Quốc rất đa dạng, có thể là hình mũi tên, chiếc kim, chiếc lá hay đàn violong… nhưng phải đối xứng qua lưng, không lớn hơn chiều rộng lưng của chúng. Phần đầu dải lông xoáy có một số xoáy tròn cũng đối xứng.

Lưu ý: Chỉ có khoảng 70 – 80% chó Phú Quốc thuần chuẩn có lông xoáy, những chú chó không có dải lông này vẫn là loại thuần chủng nhưng không được đánh giá cao.

Tập tính

Chó Phú Quốc thuộc giống chó săn mồi, sống khá hoang dã, thích trú ẩn trong hang và đào bới. Khi sinh con, chó mẹ thường có xu hướng đào hang và đi săn các con thú nhỏ để làm thức ăn và sinh con trong đó. Đặc biệt, chúng bơi lội và leo trèo rất giỏi, không sợ độ cao.

Mua Chó Phú Quốc Ở Đâu Uy Tín?

Chó Phú Quốc là giống chó của Việt Nam. Những nơi rao bán giống chó Phú Quốc này rất nhiều. Điều đó sẽ gây khó khăn cho bạn trong việc lựa chọn giống thuần chủng. Tuy nhiên, zoipet khuyên bạn đến Dogily Petshop để mua chó Phú Quốc thuần chủng, khỏe mạnh, có giá thành phù hợp.

Thông Tin Liên Hệ

Website: https://dogily.vn

Facebook: https://www.facebook.com/DogilyPetstore/

Hotline 1: 0916299911

Hotline 2: 0965086079

Địa chỉ: 606/121 đường Ba Tháng Hai, phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 391 Đường Cộng Hoà, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 95 Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.

Địa chỉ: Trang trại nhân giống Dogily Kennel 1 Hà Nội: 262 Vĩnh Hưng, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Lưu ý khi mua chó Phú Quốc thuần chủng

Nếu thấy chó Phú Quốc có một trong các đặc điểm sau thì không nên mua:

Thấp bé, kích thước quá nhỏ so với tiêu chuẩn.

Không có dải lông xoáy ngược trên sống lưng.

Răng bị thiếu tiền hàm PM 1 -2 -3.

Quá dữ tợn hoặc quá nhút nhát.

Mắt trắng dã, có màu vàng hoặc xanh, mí mắt chảy xệ.

Miệng và mũi không phải màu đen.

Cách nuôi chó Phú Quốc Chó Phú Quốc ăn gì?

Chó Phú Quốc khá kén ăn, khẩu phần của chúng nên có nhiều tôm, cá, các loại hải sản… . Bạn cũng có thể cho chúng ăn thịt, hạn chế ăn tinh bột, thức ăn chế biến sẵn vì hệ tiêu hóa của chúng khó hấp thu.

Chỉ nên cho chó Phú Quốc ăn vừa đủ và thời gian ăn kéo dài từ 15 – 20 phút để hình thành thói quen cho chúng.

Huấn luyện chó Phú Quốc

Nên huấn luyện các bài tập đơn giản cho chó Phú Quốc từ khi còn nhỏ để chúng nghe lời hơn.

Không cần dạy chó Phú Quốc đi vệ sinh vì chúng biết tự đào đất để đi và lấp lại. Một số bài tập có thể huấn luyện cho chó Phú Quốc từ 6 tháng tuổi trở lên như:

Bơi lội

Chạy bộ mỗi ngày

Đánh hơi tìm đồ vật

Giá chó Phú Quốc

Những chú chó Phú Quốc thông thường có giá từ 3 – 6 triệu đồng/con.

Chó Phú Quốc màu vàng lửa: 3.5 – 4 triệu đồng/con.

Chó Phú Quốc màu vện cọp: 5 – 6 triệu đồng/con.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tất Tần Tật Những Vấn Đề Xoay Quanh Việc Chó Alaska Sinh Sản trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!