Bạn đang xem bài viết Tắm Cho Chó Như Thế Nào Là Đúng? Một Số Lưu Ý Khi Tắm Cho Chó? Sieupet.com được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chó là một vật nuôi, thú cưng phổ biến của hầu hết mọi gia đình. Vì vậy việc làm sạch sẽ cho chó là điều rất cần thiết. Và ta thấy rằng thói quen tắm cho chó là một việc quan trọng.
Trong quá trình chăm sóc chó, việc tắm rửa đúng cách và hợp lí là điều cần thiết. Tắm cho chó giúp chó luôn sạch sẽ, xinh đẹp và giúp chó khỏe mạnh hơn. Bài viết này chúng tôi xin giới thiệu bạn đọc một số chú ý cơ bản tắm cho chó.
Tắm cho chó khi nào là thích hợp nhất?Sau khi chó con sinh ra khoảng 2 tuần tuổi, ta bắt đầu có thể tắm cho chó của bạn. Đồng thời ngay sau khi chó tiêm vác xin khoảng 2 tuần, ta nên tắm cho chú chó. Điều này giúp cho con chó luôn luôn sạch sẽ. Đồng thời giúp cho vật nuôi ta tránh được các bệnh từ môi trường xung quanh.
Nếu con chó được nuôi trong nhà, luôn tiếp xúc với chủ thì ta nên tắm cho chó thường xuyên. Thông thường trung bình ta nên tắm cho chó từ 7 đến 10 ngày một lần. Nó giúp kháng khuẩn cho chó. Và cũng giúp chó luôn được sạch sẽ, không lây bệnh truyền nhiễm sang con người. Nếu con chó được nuôi ở ngoài nhà thì ta cũng nên tắm cho nó thường xuyên. Ta nên tắm cho chó từ 3 đến 5 lần trong một tháng.
Tắm cho chó thường xuyên giúp khử mùi hôi cho chó. Do da chó không dễ bị khô như da con người chúng ta. Vậy nên ta cũng không nên ngày nào cũng tắm cho chó. Trung bình ta tắm cho chó 2,3 ngày 1 lần cũng là nhiều. Và đôi lúc tắm cho chó nhiều quá cũng mang lại tác hại. Chó của bạn có thể bị viêm da hoặc rụng lông do tắm không sạch. Đồng thời sẽ làm giảm lượng dầu tự nhiên trên da của chó. Vì vậy ta nên phân bổ thời gian tắm cho chó thích hợp.
Tắm cho chó như thế nào là đúng cách?Các chuyên gia về thú y đã khẳng định,trước khi tắm cho chó ta nên cho chó hoạt động. Ta nên cho. chó đi bộ hoặc đi vệ sinh để chó trong trạng thái thoải mái. Sau đó ta mới tắm cho chó để chó luôn sạch sẽ, thơm tho.
Chúng ta cần lựa chọn sữa tắm tốt nhất cho chó. Một số hãng sữa tắm cho chó phổ biến: Fay,SOS, Hantox,Trixie, Joyce & Dolls, Fay Medicare,…Bạn nên tìm hiểu chó của bạn hợp với sữa tắm nào rồi cho chó sử dụng. Và nếu chó bị mắc các vấn đè về da, ta nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng loại sữa tắm phù hợp
Cách tắm cho chóĐể tắm cho chó, đầu tiên ta nên đặt chó vào chậu nước ấm. Nước đạt tiêu chuẩn vào khoảng 36 độ đến 38 độ. Không nên để nước quá nóng hoặc quá lạnh. Điều này sẽ gây khó khăn khi ta tắm cho chó và sẽ không tốt cho chó của bạn. Đầu tiên, ta nên làm sạch chất bẩn ở xung quanh hậu môn của chó. Rồi sau đó ta tiến hành tắm cho chó.
Ta pha loãng sữa tắm rồi dùng miếng bọt biển tắm cho chó tạo bọt. Sau đó ta tắm cho chó bắt đầu từ phần đầu chó đến phía sau thân chó. Ta nên tắm nhẹ nhàng cho chó, vừa tắm vừa mát xa cho chó. Điều đó giúp chúng cảm thấy thoải mái hơn sau khi tắm. Sau đó ta dùng nước sạch rửa sạch sữa tắm trên người chó.
Một điều lưu ý nhỏ khi tắm cho chó là tránh để nước hay sữa tắm vào mắt, mũi, miệng chúng. Nó có thể gây hại cho chó của bạn.
Một số điều cần chú ý khi ta tắm cho chó.Tắm cho chó là điều cần thiết. Tuy nhiên ta cần lưu ý một số điều để thú nuôi nhà bạn luôn được khỏe mạnh.
Không tắm cho chó khi chó bị bệnh hoặc chó mới sinhKhi chó của ta bị bệnh, ta tuyệt đối không nên tắm cho chó. Vì có thể sau khi ta tắm cho chó, chó có thể bệnh nặng hơn lúc trước. Những vi khuẩn có thể đi vào cơ thể chúng khiến bệnh của chó chuyển biến trầm trọng hơn.
Khi chó mới sinh, ta nên hạn chế tắm cho chó. Lúc này cơ thể của chó con còn rất yếu, kháng thể còn thấp. Đặc biệt các chức năng của cơ thể còn rất kém. Nếu ta vội vàng tắm cho chó sẽ khiến chó con bị bệnh. Hoặc nếu chó con bị bệnh mà ta tắm cho nó thì cơ thể không chống chọi được, bệnh sẽ trở nên nặng hơn.
Làm sạch chó khi chó bị bệnhĐối với những chú chó khỏe mạnh, ta nên chọn thời điểm từ buổi trưa đến trước chiều tối. Đây là thời điểm thích hợp để khi ta tắm cho chó, lông chúng sẽ được khô hoàn toàn.
Nếu như chó con mới sinh bị bệnh hoặc ta thấy lông chúng bị bẩn. Ta nên dùng lược nhẹ nhàng chải lông chúng. Hoặc chó thể dùng khăn ẩm thấm vào lông chúng để lấy đi chất bẩn. Nó sẽ giúp chó ta sạch sẽ và khỏe mạnh và nhanh khỏi bệnh hơn.
Trên thị trường hiện nay cũng xuất hiện rất nhiều sản phẩm tắm khô cho chó, ta nên tham khảo và sử dụng chúng . Để chó của ta luôn được xinh đẹp và sạch sẽ.
Một điều quan trọng răng nếu chó của bạn vừa chơi đùa xong hoặc bị dính mưa. Ta nhất định nên tắm cho chó để chó tránh có mùi hôi.
Chó đã được tắm mà vẫn bị hôi? Vệ sinh cho chó chưa được sạch.Rất có nhiều người không tắm cho chó vì sợ chó của mình bị lạnh hoặc tắm cho chó không được sạch. Vậy nên những bụi bẩn sẽ bám vào lông lá hay những vùng khe kẽ trên thân chó. Đặc biệt là hai vùng lỗ tai của chó và răng chó. Chính vì vậy chó của bạn sẽ có mùi hôi mặc dù bạn đã tắm cho chúng.
Vệ sinh tai chóTa nên thường xuyên làm sạch vùng tai cho chó. Để làm việc này, ta cần phải nhổ và cắt tỉa sạch lông ở vùng tai. Sau đó dùng bông thấm nước muối và lau sạch vùng tai của chó đi là được.
Trong suốt quá trình vệ sinh tai chó ta không nên đút thứ gì vào ống tai. Vì nó sẽ có thể gây nhiễm trùng tai chó chó. Ta cũng không nên vệ sinh ta quá nhiều vì có thể gây kích ứng da chó.
Vệ sinh răng chóRăng chó bẩn có thể gây hôi miệng cho chó. Vì vậy muốn cải thiện mùi hôi cho chó ta nên chải răng cho chúng thường xuyên. Khi tắm cho chó ta cũng nên chải răng cho chó.
Ta nên tìm bàn chải đánh răng và kem đánh răng phù hợp với chó của mình. Sau đó chải nhẹ nhàng răng chúng để có thể lấy đi các vết ố vàng và thức ăn dính trên răng chúng. Điều quan trọng sau mỗi lần chải răng là ta nên thưởng cho chó. Nó sẽ khiến chó của ta kiên nhẫn với đánh răng hơn.
Không xịt nước hoa lên chóNhiều chú cho khi tắm xong mà vẫn thấy mùi hôi thì chủ thường xịt nước hoa lên chúng. Điều đó là không nên làm. Nước hoa chỉ ngăn mùi hôi tạm thời cho chó chứ không làm hết mùi hôi của chúng.
Nhiều loại nước hoa còn gây kích ứng da chó khiến chó còn hôi hơn. Thay vào đó ta nên thường xuyên vệ sinh chỗ ngủ cho chó để ngăn mùi hôi cho chúng. Hoặc nên dùng các hương liệu thiên nhiên để làm hết mùi hôi cho chó.
Thói quen đánh hơi của chó sẽ khiến chó hít phải các chất độc trong nước hoa.
Thường xuyên đi vắt tuyến mồ hôi cho chóChó tắm xong mà vẫn có mùi hôi thì nguyên nhân chính do tuyến mồ hôi chó tiết ra. Tuyến mồ hôi của chó nằm ngay ở lỗ hậu môn của chó, túi hậu môn hoặc các tuyến hậu môn. Vì vậy ta dễ dàng vắt tuyến mồ hôi này ra cho chó. Nó sẽ làm sạch mùi, giải phóng chất lỏng hôi hám trong người con chó.
Lưu ý khi ta nặn hoặc vắt tuyến mồ hôi ở chó, ta nên có 1 người giữ chó. Điều này tránh để chó bị hoảng loạn khi ta vắt. Sau khi ta vắt xong thì ta sẽ yên tâm chó sẽ không có mùi hôi nữa. Chúng ta nên vắt tuyến mồ hôi cho chó thường xuyên. Trước khi tắm cho chó ta nên vắt tuyến mồ hôi chó nó để nó tắm xong không có mùi nữa. Ta nên làm điều này ít nhất từ 2 đến 3 lần một tháng.
Dịch vụ tắm cho chóRất nhiều người nuôi chó ngại tắm cho chó hoặc không biết tắm cho chó, ta nên đưa chó đến các trung tâm chăm sóc thú cưng. Ở đó, họ có đầy đủ vật dụng cần thiết để đảm bảo an toàn cho chó của bạn. Và họ sẽ giúp bạn tắm cho chó một cách sạch sẽ và phòng được các loại bệnh. Họ sẽ chăm sóc chó của bạn luôn được khỏe mạnh và xinh đẹp.
Nguồn: https://sieupet.com/cach-tam-cho-cho.html
Tắm Cho Mèo Như Thế Nào Là Đúng Cách? Những Lưu Ý Khi Tắm Cho Mèo
Những chú mèo con có ngoan hay không và khả năng tự vệ, săn mồi cao hay thấp đa phần đều phụ thuộc vào những con mèo mẹ.
Chúng đóng vai trò như một tấm gương đầu tiên trong đời giúp mèo con tự soi mình và học hỏi.
Tương tự như vậy, mèo mẹ lười liếm lông sẽ hình thành thói quen xấu cho con của mình trong việc chăm sóc bản thân.
Từ đó, vẻ ngoài nhếch nhác sẽ trở thành môi trường sống yêu thích cho các kí sinh trùng sinh sôi và nảy nở dẫn đến bệnh tật, các tình trạng sức khỏe xấu…
Mèo phóng rất nhanh, khả năng chạy trốn giỏi và tất cả chúng thường tỏ ra vô cùng bướng bỉnh, không hề hợp tác trong việc tắm gội chút nào.
Vậy nên, để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ làm sạch chúng luôn là thử thách rất lớn của người nuôi.
Làm thế nào để có thể khiến những chú mèo bướng bỉnh chịu nghe lời 1 cách ngoan ngoãn? Quá trình này chia ra làm nhiều bước. Trước hết là khâu chuẩn bị.
Không phải lúc nào bạn cũng có thể mang mèo đi tắm, chọn thời điểm thích hợp là công việc quan trọng cần phải cân nhắc.
Theo Animal Compassion Network, mèo phải từ 8 tuần tuổi trở lên mới có thể đủ sức khỏe tiếp xúc với nước tiến hành làm sạch.
Điều này đem đến lợi ích là hình thành thói quen ngay từ nhỏ, bước đầu sẽ có nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, đến khi trưởng thành thì chúng sẽ dần quen với việc này và không chống đối lại chủ nhân nữa.
Nếu không vấn đề từ các tuyến mồ hôi, lỗ chân lông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mèo. Đồng thời hãy để ý một chút đến tâm trạng của chúng.
Lúc đang thoải mái hoặc rơi vào trạng thái buồn ngủ chính là thời điểm chúng ngoan ngoãn nhất mà bạn có thể dễ dàng hơn trong việc tiến hành.
Hãy giúp mèo thường xuyên tắm gội khi thấy chúng bị bẩn, tuy nhiên nên nhớ rằng mức độ thường xuyên đó phải trong một chừng mực cho phép cách mỗi tháng một lần.
Tuyệt đối không được nhiều hơn trừ khi chúng thực sự rất bẩn.
Sau khi chọn được thời gian thích hợp việc tiếp theo bạn cần phải làm đó là cắt móng cho mèo.
Đừng nghĩ rằng chú mèo của bạn bình thường rất ngoan ngoãn và nghe lời bạn thì chúng sẽ không có kháng cự.
Ngay cả những con mèo hiền lành nhất cũng sẽ phản ứng tiêu cực đôi chút khi bạn tắm cho chúng.
Để bảo vệ bản thân tránh khỏi những vết trầy xước do móng vuốt mèo gây ra bạn nên cắt và dũa móng cho mèo trước khi để chúng tiếp xúc với nước.
Rất nhiều những chú mèo tỏ ra thực sự giận dữ và cáu gắt khi bạn tắm cho chúng, vậy nên để mèo trong tâm trạng thoải mái nhất là điều quan trọng.
Ở một số giống mèo, bẩm sinh chúng rất sợ việc cắt móng.
Nếu nhận thấy thú cưng nhà mình cũng thuộc trường hợp này và không “vui vẻ” gì trong việc cắt móng thì tốt nhất bạn nên dời việc tắm cho chúng qua ngày hôm sau.
Để bảo đảm an toàn cho bản thân, tránh làm chúng khó chịu.
Trong quá trình tắm, lông của mèo sẽ trở nên rối, khó gỡ dẫn đến rụng nhiều. Để hạn chế điều này bạn cần phải dùng lược chuyên dụng chải lông cho mèo trước khi tắm.
Lưu ý ở các điểm: bụng, chân, đỉnh đầu là những vùng thường bị rối nhiều nhất.
Tinh thần tốt là bí quyết để mèo có thể chịu nghe lời bạn, lúc này khi tiến hành tắm chúng sẽ bớt cộc cằn hơn.
Thưởng cho chúng 1 vài mẫu bánh yêu thích sau quá trình chải lông là điều cần thiết tăng thêm tính hiệu quả.
Dù đã cắt và dũa móng cho mèo cẩn thận ở công đoạn trên nhưng bạn biết đó. Chúng ta không thể lường trước được là chú mèo của mình sẽ phản ứng như thế nào khi tức giận.
Để hạn chế tối đa những nguy cơ xấu thì việc lựa chọn 1 chiếc áo sơ mi hay áo thun dài tay là điều cần thiết để bảo vệ bản thân mình.
Tùy theo độ tuổi, màu lông và giống mèo mà bạn nuôi đều có sản phẩm dầu gội, sữa tắm riêng biệt. Khi chọn lựa cần lưu ý để tránh trường hợp nhầm lẫn.
Ngoài ra, nếu mèo nhà bạn gặp phải những vấn đề về rụng lông, bọ chét, gàu… thì đều có những loại sản phẩm đặc trị hiệu quả.
Cần phải lựa chọn cửa hàng uy tín trước khi mua sản phẩm, nếu nghi ngờ hãy hỏi nhân viên bán hàng về các thông tin và hướng dẫn sử dụng.
Tuyệt đối không được dùng sản phẩm của chó tắm cho mèo, điều này dễ gây kích ứng da và làm cho mèo bị nhiễm bệnh.
Nên nhớ là mèo không hề thích tắm, việc bạn đặt chúng vào bồn. Rồi tiếp đó mới bắt đầu lần lượt đi tìm sữa tắm, khăn, thau sẽ khiến chúng thừa cơ hội chạy trốn và rất khó để bắt lại được.
Thay vào đó, hãy chuẩn bị mọi thứ tươm tất và sẳn sàng. Sẽ hiệu quả hơn khi có thêm một người nào đó trợ giúp bạn tắm chúng.
Thay vì đơn điệu đặt mèo vào bồn tắm, bạn hãy trang trí khu vực ấy sao cho thật bắt mắt với những món đồ chơi mà hàng ngày chú mèo của bạn rất ưa thích.
Khâu chuẩn bị này giống như bạn đang gạt một đứa trẻ nhỏ, để chúng tập trung vào những thứ đồ chơi như: vịt bơi, quả bóng, phao nhỏ…
Đồng thời lúc này hãy tắm thật nhanh cho chúng. Mèo sẽ cảm thấy thoải mái hơn và ngoan ngoãn nghe lời.
Sau quá trình vận động tốn nhiều năng lượng, lúc vừa mới ăn xong, khi đang cáu giận… là một trong 3 trường hợp tiêu biểu bạn không nên tắm cho mèo.
Hãy lựa khoảng thời gian thích hợp khi tâm trạng mèo ở mức ổn định nhất.
Hoặc là hãy vui chơi với chúng một ít trước khi tắm để mèo thực sự thư giản, hạn chế tối đa các phản ứng tiêu cực.
Không phải ai cũng biết cách chiều chuộng và làm hài lòng những “hoàng thượng cao quý” trong lúc tắm.
Tắm như thế nào để mèo không bị hoảng sợ ở những lần tiếp theo là bí quyết cần phải tham khảo và học hỏi.
Mèo đa phần có kích thước nhỏ, khi tắm bạn hãy đặt chúng vào chậu nào đó có kích cỡ tương đương là được.
Không nên chọn 1 chiếc chậu quá to hoặc bồn tắm, diện tích rộng chỉ làm bạn khó kiểm soát và dễ để mèo trốn thoát.
Nơi phổ biến nhất mà mọi người thường chọn để tắm mèo chính là bồn rửa mặt hay bồn rửa chén.
Tuy nhiên, điều cần làm là bạn hãy để chúng trong 1 chiếc bồn khô ngay từ đầu rồi mới từ từ dội nước ấm bắt đầu phần cổ xuống khắp thân dưới còn lại.
Việc từ từ thích nghi là biện pháp tốt giúp mèo bình tĩnh và hợp tác hơn.
Chất liệu của bồn rửa mặt thường trơn trượt, bạn có thể đặt một miếng giấy bằng nhựa lót dưới đáy bồn để mèo giữ thăng bằng tốt hơn.
Nếu mèo nhà bạn thuộc dạng sợ nước thì hãy đổ ngập nước vào bồn khoảng 2,5 cm. Để chúng tiếp xúc trước bằng chân rồi sau đó mới bắt đầu ở phần lưng và lần lượt các bộ phận còn lại.
Bất cứ con mèo nào cũng thường có xu hướng bám chặt vào một đồ vật gì đó để tránh xa bồn nước.
Trong tình huống này đừng nên cố gắng dùng sức bắt ép chúng 1 cách bạo lực mà bạn chỉ cần nhấc nhẹ 1 chân của chúng xuống, lần lượt tiếp sau đó là các chân còn lại.
Lập tức mèo sẽ trở về ngay trạng thái ban bình tĩnh hơn và không còn bướng bỉnh muốn thoát nữa.
Dựa vào phản ứng của chủ nhân để phản xạ là bản năng của động vật vậy nên bạn càng tỏ ra nhẹ nhàng bao nhiêu thì thú cưng của bạn càng dễ dạy bấy nhiêu.
Chân và vai là 2 bộ phận bạn cần phải giữ nhất, điều này hoàn toàn không hề khiến mèo cảm thấy đau.
Bên cạnh đó nếu chúng có ý định rời đi bạn hoàn toàn có thể giữ nó ở lại ngay lập tức.
Mỗi lần thêm nước để rửa sạch bộ lông cho mèo bạn chỉ nên giới hạn dưới nửa cốc, đừng đổ quá nhiều cùng một lúc mèo sẽ cảm thấy sợ và cũng khiến chúng lạnh, dễ dẫn đến cảm.
Đổ thật nhẹ nhàng với liều lượng nước vừa phải là điều quan trọng, tuyệt đối không đổ trực tiếp lên mặt mèo.
Ở những bộ phận nhạy cảm như tai, mũi, miệng, mắt chỉ nên dùng khăn ướt lau sạch giúp chúng là tốt nhất.
Với những dầu gội hoặc sữa tắm dành riêng cho mèo, bạn cần chọn lựa kĩ ở những cửa hàng uy tín và dùng đúng công dụng.
Bước đầu tiên khi bắt đầu tắm cho mèo bằng dầu gội là đổ chúng lên lòng bàn tay tạo bọt và bắt đầu chà xát lên cơ thể chúng.
Từ lưng bạn thoa dần xuống 2 chân sau rồi đến đuôi tiếp đến là cổ, bụng và chân trước.
Nếu chà xát quá mạnh bạo mèo rất có thể sẽ bỏ đi bất chấp xà phòng vẫn còn dính đầy trên người. Vì thế, vừa trò chuyện, vừa ân cần với chúng là điều cần thiết.
Vốn dĩ không có chú mèo nào ưa thích dầu gội cả, vậy nên bạn hãy cố gắng thao tác quá trình này tốt và nhanh nhất có thể.
Tuy nhiên, cũng lưu ý là cần phải khéo tay, đừng để xà phòng rơi vào mắt mèo thì rất khó có thể giúp chúng.
Xả sạch lại xà phòng sau khi thoa lớp dầu gội là thao tác không thể bỏ qua. Bạn hãy nhẹ nhàng dùng tay đổ nước ấm lên thân chúng cho đến khi sạch lớp dầu gội.
Một số chú mèo bẩm sinh mắc chứng sợ tiếng nước chảy, nếu mèo nhà bạn thuộc dạng này thì hãy hứng 1 lượng nước vừa đủ trước khi tắm cho chúng.
Hoặc đối với những chú mèo dạn dĩ hơn thì thao tác sẽ trở nên đơn giản, chỉ cần xả dầu gội trực tiếp dưới vòi nước là được.
Công đoạn cuối cùng của quá trình tắm đó là lau khô cho mèo. Trước tiên hãy dùng 1 chiếc khăn thấm nước thật dày quấn quanh khắp người chúng.
Điều này giúp hút bớt hơi ẩm và ngay lập tức giữ thân nhiệt của mèo ấm trở lại sau thời gian lâu tiếp xúc với nước.
Lưu ý là bạn hãy thấm khô vùng mặt trước tiếp đến mới là bộ lông, việc này khiến mèo sẽ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên đặt lực sấy ở chế độ thấp nhất thôi.
Đối với những chú mèo lông dài, người nuôi cần phải thêm 1 thao tác nữa đó là chải lông cho chúng sau khi đã sấy khô.
Cuối cùng là hãy ôm mèo vào lòng âu yếm và thưởng cho chú mèo dễ thương nhà bạn món đồ ăn mà chúng khoái khẩu nhất.
Mèo từ đó sẽ liên tưởng việc tắm đi đôi với những món quà ngon miệng để lần sau lặp lại chúng sẽ không còn thấy hoảng sợ nữa.
Hãy giữ chặt mèo sau quá trình đã làm sạch, chúng thường có xu hướng chạy thoát càng nhanh càng tốt và lăn vào bất cứ chỗ nào trên nền nhà để làm khô cơ thể.
Việc này có khi phải khiến bạn tắm lại lần 2 cho chúng và sau đó còn phải lau dọn lại nền nhà. Mỗi tháng chỉ nên tắm cho mèo từ 1- 2 lần.
Đừng lạm dụng tắm mỗi ngày và thường xuyên cho chúng, nước và dầu gội sẽ làm khô da ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như độ bóng mượt vốn có của bộ lông.
Nắm lấy phần gáy của mèo trong lúc tắm giúp mèo cảm thấy bình tĩnh hơn, đồng thời cũng chắc hươn là khi bạn giữ lấy các bộ phận khác.
Nếu mèo nhà bạn quá bướng bỉnh, biện pháp hữu hiệu cuối cùng là dùng dây nilong hoặc thắt lưng để giữ chúng ở lại tránh tình trạng chúng quá khích làm trầy xước cơ thể của bạn.
Hãy thường xuyên nói chuyện với mèo trong lúc tắm bằng giọng dịu dàng nhất để chúng thấy được sự ân cần từ chủ nhân mình từ đó bình tĩnh hơn.
Sau khi tắm, mùi đặc trưng vốn dĩ trên cơ thể của mèo lập tức liền biến mất.
Nếu nhà bạn nuôi mèo với số lượng nhiều thì việc chúng không nhận ra nhau và thường hay cự cãi là điều hiển nhiên.
Tuy vậy chỉ cần sau 3- 4 ngày thì mọi việc sẽ nhanh chóng trở về bình thường.
Đừng bao giờ thoa xà phòng lên mặt mèo, khác con người, nếu lỡ xà phòng rơi vào mắt với số lượng nhiều bạn rất khó có thể tự tay xử lý.
Trường hợp khẩn cấp cần phải đưa đến bác sĩ thú ý để điều trị kịp thời.
Cuối cùng là phải chắc chắn rằng bạn bảo đảm đã xả sạch lông mèo dưới nước, xà phòng còn đọng lại dễ khiến mèo bị viêm nhiễm vùng da và rụng lông số lượng nhiều.
4. Tắm cho mèo bằng dầu gội của người có được không?Dầu gội của người nhìn chung về mặt cơ bản không hề gây hại đến sức khỏe của thú cưng. Tuy nhiên, 1 số thành phần có thể gây kích ứng da và khiến mèo rụng lông liên tục.
Tốt nhất là bạn chỉ nên sử dụng dầu gội chuyên dụng dành cho mèo để chăm sóc chúng mà thôi.
Tùy vào lứa tuổi, giống mèo, lông, tình trạng sức khỏe… mà luôn có những sản phẩm dầu gội phù hợp. Cần xem xét và tìm hiểu kĩ khi áp dụng cho thú cưng nhà bạn.
5. Review 10 các loại sữa tắm cho mèo tốt nhấtSức khỏe và vấn đề về bộ lông của những chú mèo cưng nhà bạn sẽ tốt hơn rất nhiều nếu như bạn chọn được 1 loại sữa tắm phù hợp với cơ thể của chúng.
Hiện nay, ngoài thị trường bày bán tràn lan các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm được về chất lượng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của thú cưng.
Ưu điểm của sữa tắm Hàn Quốc Budle budle chính là nguồn nguyên liệu 100% làm từ thiên nhiên. Chúng không kích ứng và làm cay mắt mèo- vấn đề mà trong quá trình tắm người nuôi lo sợ nhất.
Ngoài ra, Budle budle còn kiêm luôn tính dưỡng ẩm giúp lông càng thêm bóng mượt, sáng bóng, hoàn toàn không ảnh hưởng đến da nhạy cảm.
Davis là loại sữa tắm dành cho mèo lông trắng. Ngoài những thành phần quen thuộc thường thấy ở các loại sữa tắm thì Davis riêng biệt hơn ở chỗ có chứa chất làm sáng quang học tăng cường ánh tự nhiên trên tất cả các màu lông.
Trong số đó, lông trắng là màu dễ bám bụi bẩn nhiều nhất, hiệu quả thấy rõ sau ngay lần sử dụng đầu tiên.
Phấn tắm khô có công dụng khử mùi, làm sạch lông thú mà không cần nước.
Dầu tắm Fay dành cho mèo có công dụng không làm cay mắt, dưỡng ẩm bộ lông giúp chúng luôn thơm, mềm và mượt.
Palma Care là nhãn hàng sữa tắm uy tín, tính tiện lợi cao có thể áp dụng được cho cả 2 loài cả mèo lẫn chó.
Nếu nhà bạn nuôi cả 2 vị “hoàng thượng” bao gồm cả chó lẫn mèo thì Palma Care là sản phẩm tiện ích và hữu hiệu nhất, tránh nhầm lẫn và giúp tiết kiệm thời gian 1 cách tối đa.
Sữa tắm diệt bọ cho mèo Palma Care từ sau đó giúp mèo khỏe mạnh hơn, phát triển tốt hơn.
Lại là 1 sản phẩm tiếp theo dành cho cả chó lẫn mèo, sữa tắm cho mèo SOS chuyên dụng cho tất cả các màu lông thú từ nâu, nâu đỏ đến trắng… đều thích hợp để sử dụng.
Ưu điểm của SOS chính là khả năng giữ được mùi thơm lâu phai, lông mềm mượt, sáng bóng. Đặc biệt không hại da mà còn diệt khuẩn, loại bỏ bụi bẩn một cách hiệu quả.
Fay Medicare không chuyên về vấn đề dưỡng ẩm và nuôi lông mềm mượt như những loại sữa tắm khác.
Chúng chuyên trị các vấn đề viêm ngứa, dị ứng da, ấm da các loại, xà mâu gây rụng lông, nặng mùi, trị ghẻ, nhiễm khuẩn trên da lông…
Hương thơm tự nhiên lưu giữ lại lâu cùng với hiệu quả tích cực mà Fay Medicare mang lại chắc chắn sẽ không khiến bạn cảm thấy thất vọng.
Sữa tắm Aromacare thực chất là thảo dược được điều chế từ những nguyên liệu tự nhiên khiến những chú mèo nhà bạn cảm thấy thư giản và thoải mái sau quá trình tắm gội.
Aromacare có nhiều hương thơm khác nhau như: hoa oải hương, hoa lan, gỗ đàn hương… khiến tinh thần vật nuôi càng thêm hưng phấn và dễ chịu.
Đây là sản phẩm sữa tắm dành cho những chú mèo có làn da nhạy cảm. Được pha chế từ những tinh dầu có nguồn gốc tự nhiên.
Muốn mèo của bạn lúc nào cũng có mùi thơm tự nhiên, dễ chịu, nhẹ nhàng thì Leroanage chính là lựa chọn phù hợp và tiện nghi nhất.
Phù hợp với những giống mèo lông dài, dầu tắm Trixie có tác dụng chính là giúp lông mềm mượt, trắng sạch, loại bỏ bụi bẩn trở về với vẻ tự nhiên.
Tùy theo cơ địa của từng chú mèo mà Trixie có những mẫu sữa tắm khác nhau với nồng độ hóa chất thấp tương ứng, đảm bảo an toàn và thân thiện trên mọi loại da.
Bio Lovely tạo nên màu lông trắng hoàn hảo, màu đỏ rực rỡ, màu đen lấp lánh, màu vàng bóng mượt…cho lông của thú cưng.
Một số thành phần ở các loại sữa tắm dành cho mèo có thể gây hại khi áp dụng cho những giống khác nhau. Vì thế bạn hãy chắc chắn rằng sản phẩm phải có công thức phù hợp với thú cưng của bạn.
Có thể bạn muốn biết: Thức ăn cho MÈO loại nào Tốt nhất? Mua ở đâu Giá RẺ tại Hà Nội
Một Số Lưu Ý Tắm Chó Sau Khi Thiến
hẫu thuật thiến chó có thể được coi là một trong những phẫu thuật đơn giản nhất mà cún cưng chịu đựng. Tuy nhiên, việc bạn cho cún cưng vùng vẫy trong bột xà phòng sau khi thiến có thể là một việc cần bạn phải để tâm. Bạn phải tuân thủ theo một thời gian biểu nhất định và bạn phải thật nhẹ nhàng. Nếu bạn đã biết phải làm gì cũng như khi nào nên làm điều đó, việc tắm cho cún cưng sau phẫu thuật sẽ không thể khiến chó bạn bị khó chịu bởi mùi hôi.
Một số hướng dẫn thú y
Bác sĩ thú y khuyến cao rằng không nên cho cún cưng của bạn bị ướt hoặc đi tắm rửa trong vòng 7- 10 ngày sau khi thực hiện ca phẫu thuật hoặc cho đến khi các vết khâu của cún đã được cắt chỉ. Quan trọng là bạn phải giữ cho vết mổ không bị ẩm ướt, bao gồm cả việc vết thương bị dính nước hay nước dãi, để ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu khi phẫu thuật mà cún cưng đã lớn, bác sĩ thú y có thể sẽ sử dụng chỉ khâu hoặc kẹp truyền thống, có thể dễ dàng thấy được ở trên bề mặt ngoài của da. Bạn phải giữ cho những về thương này luôn khô ráo và tránh bị trầy xước bởi thảm chùi chân hay cành cây. Nếu cún cưng của bạn chỉ là một chú chó con khi bị thiến, rất có thể bác sĩ thú y sẽ sử dụng mũi khâu tự tiêu và keo phẫu thuật để khâu vết mổ này lại. Những mũi khâu này sẽ ở dưới da. Mặc dù những mũi khâu này về cơ bản là không thể nhìn thấy, điều quan trọng là bạn phải giữ cho vết mổ không bị ẩm ướt nhằm tránh bị nhiễm trùng như những mũi khâu thông thường.
Một số lưu ý về tuổi tác
Đa số cún cưng sẽ trải qua phẫu thuật thiến khi chúng được 6 tuần tuổi đến 1 năm tuổi. Trong khoảng thời gian này, hệ thống miễn dịch của cún cưng đang trong giai đoạn phát triển. Điều này sẽ khiến cho cún cưng dễ bị nhiễm trùng hơn, đặc biệt là sau khi được phẫu thuật. Vì cún con sẽ khó điều tiết nhiệt độ cơ thể hơn những chú chó trưởng thành, hãy tắm cho cún cưng của bạn bằng nước ấm, và hãy sử dụng thật nhiều khăn tắm cũng như miếng dán tỏa nhiệt sau khi tắm xong để giữ cho cún cưng được thoải mái và khỏe mạnh. Hãy liên hệ với bác sĩ thú y của bạn ngay lập tức nếu vết mổ có những biểu hiện bị nhiễm trùng như bị sưng, đỏ tấy, ra mủ vàng và có mùi hôi khó chịu.
Sử dụng khăn ướt lau rửa riêng cho chó
Việc cún cưng có bộ lông dần bị bẩn cũng chỉ là thực tế của cuộc sống. Cún cưng của bạn cũng không thể nào hiểu được những điều nên và không nên làm trong quá trình chăm sóc hậu phẫu. Vì vậy, cún cưng có thể sẽ muốn bước chân vào bùn dơ hoặc cuộn mình vào đám lá khô. Khăn giấy ướt lau rửa riêng cho chó là một sự lựa chọn hoàn hảo không có hề có nước nếu bạn muốn làm vệ sinh cho cún cưng trước khi bạn được bác sĩ thú y đề nghị phải giữ cún khô ráo trong vòng 7-10 ngày. Rất nhiều loại khăn lau rửa dành cho cún cưng được bày bán dành cho những người yêu chó. Dù bạn có chọn loại nào đi chăng nữa, hãy sử dụng cẩn thận để tránh cho cún cưng bị giật mạnh ở vết khâu.
Một sự va chạm nhẹ nhàng
Sau khoảng 7-10 ngày, vết mổ của cún cưng sẽ được lành lặn hoàn toàn đủ để chịu đựng một chút kéo dãn và căng thẳng. Tuy nhiên, bạn phải thật thận trọng khi cho cún cưng tắm lần đầu tiên kể từ sau khi phẫu thuật. Vết mổ có thể sẽ vẫn bị thấm nước và bị ngứa. Hãy làm ướt bộ lông của cún cưng, rồi sau đó hãy sử dụng dầu tắm để mát-xa nhẹ nhàng như là bạn vẫn thường hay làm. Hãy sử dụng một loại dầu gội không gây dị ứng. Dầu gội không gây dị ứng bao gồm những thành phần lành tính như yến mạch và những chiết xuất thảo dược có lợi cho da bị ngứa và nhạy cảm. Hãy chọn loại dầu gội có ghi dầu tắm nhẹ nhàng và không chứa xà phòng. Khi bạn tắm gần chỗ vết khâu, thay vì xoa bóp mạnh, hãy nhẹ nhàng chà xát dầu gội với một hoặc hai ngón tay nhưng không được kéo mạnh da lên trên. Hãy chắc chắn rằng bạn phải làm khô ráo được toàn bộ khu vực vết mổ (cũng như phần còn lại trên cơ thể cún cưng) sau khi tắm xong.
Làm vệ sinh vết rạch
Chỗ bị rạch của cún cưng có thể sẽ bị bẩn hoặc sẽ bị ra một ít mủ trước khi cún cưng được phép tắm rửa. Mủ trong là một vấn đề rất bình thường. Hãy làm sạch nó bằng cách sử dụng miếng vải ẩm, ấm và mềm để chấm nhẹ lên chỗ rạch. Tuyệt đối không được chà xát hoặc lau chỗ rạch. Sau đó, nếu được bác sĩ chỉ định, bạn có thể sử dụng chất khử trùng để thoa nhẹ lên vết thương.
Cách Tắm Cho Mèo Như Thế Nào Là Đúng? Bao Lâu Tắm Cho Mèo 1 Lần?
Tập tắm cho mèo con từ lúc ban đầu
Hãy tập cho mèo làm quen với việc tắm ngay từ khi còn bé, để khi lớn chúng có thể dễ dàng tiếp xúc với nước. Khi đã quen nước rồi thì việc tắm mèo là rất dễ dàng. Khi lớn lên, theo đặc tính của loài mèo, chúng sợ nước và có cảm giác bất an khi chủ bắt xuống tắm. Vi vậy khi đã lớn rồi thì việc tắm mèo đòi hỏi bạn tốn nhiều công sức hơn.
Lựa chọn thời gian tắm mèo hợp lýChọn ra thời điểm chú ta thoải mái nhất, nhiệt độ trung bình phù hợp với việc tắm rửa. Có thể lúc mèo ta sắp ngủ sẽ là thời điểm thuận lợi nhất để bạn có thể đưa chúng vào bồn tắm. Khi buồn ngủ thì chúng thậm chí chả buồn phản ứng lại những hành động của SEN.
Chuẩn bị sẵn sàng chiến đấuĐể vật lộn với BOSS trong công cuộc vệ sinh thân thể đòi hỏi các bạn cần chuẩn bị quân tư trang một cách nghiêm túc. BOSS có thể dùng mọi thủ đoạn, công cụ để chống lại bạn, móng vuốt chính là một vũ khí sát thương bạn cần tránh xa. Vì vậy, trước khi tắm bạn nên cắt đi bộ móng sắc nhọn của chúng để tránh làm bạn chảy máu.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng bàn chải chuyên dụng để giảm thiểu lông rụng trước khi tắm để giúp quá trình tắm diễn ra nhanh hơn và giảm thiểu thời gian ngâm nước, tránh gây cảm lạnh cho mèo.
Chuẩn bị đồ tắm cho mèo đúng cách
Nước tắm: Bạn nên chuẩn bị nước có nhiệt độ trung bình, không nên nóng quá hoặc lạnh quá. Nước nóng có thể khiến mèo bị kích ứng. Chú ý không nên để nước quá đầy trong bồn mà chỉ nên để tới ngang bụng dưới của mèo. Tùy vào kích thước của mèo to hay nhỏ mà bạn chuẩn bị nước tắm vừa phải với thân hình của chúng.
Hãy sử dụng vòi hoa sen chế độ vừa , tránh xả thằng trực tiếp vào người với tần suất quá lớn, điều này khiến chúng sợ hãi và bất an khi tắm. Đặc biệt khi xả nước lên đầu, nên dùng tay bịt 2 tai của mèo để tránh nước vào tai gây ra cảm giác khó chịu khiến chúng cảm thấy bị đe dọa.
Không gian trong khu vực tắm cho mèo cần được dọn dẹp ngăn nắp. Tốt nhất là không gian trống, bạn hãy dọn dẹp tất cả đồ đạc như gương, bình hoa, dèm cửa tắm để tránh làm mèo sợ hãi
Theo một số kiến thức chó mèo được chia sẻ, để xoa dịu tâm lý căng thẳng nên nói chuyện nhẹ nhàng với mèo, khen ngợi hoặc làm bất kỳ hành động nào khiến chúng cảm thấy an tâm. Tránh các tiếng động mạnh, quát tháo, đe dọa chỉ làm tình hình khó kiểm soát hơn.
Không sử dụng sữa tắm cho người để dùng cho mèo bởi trong sữa tắm cho người chứa hoạt chất gây hại cho da mèo và khiến da chúng mất độ ẩm.
Sử dụng khăn lau và máy sấy ít tiếng ồn để làm khôCác bạn nuôi mèo cũng không nên quá lạm dụng việc tắm cho mèo. Điều này sẽ khiến da chúng bị khô đồng thời các nhà khoa học khuyến cáo chỉ nên tắm mèo 6 tuần / lần và tắm nhiều trong trường hợp chúng quá bẩn và vừa tiếp xúc với môi trường bùn đất bên ngoài.
Tắm Cho Chó Như Thế Nào?
1. Có nên tắm cho chó không?
Khác với người, chó không có tuyến mồ hôi trên da do đó mức độ trao đổi khí và độ ẩm để tỏa nhiệt trên da cực nhỏ. Ở vùng khí hậu khô, lạnh việc tắm cho chó là rất hạn chế. Thậm chí, người ta không tắm cho chó
Ngược lại, khí hậu nhiệt đới ẩm như Việt Nam, rất nhiều yếu tố cấu thành chất bẩn bám vào da làm chó rất khó chịu: Độ ẩm cao, bụi bẩn làm bết, dính lông thành cục. Ký sinh trùng da: ve, mòng, ghẻ, nấm được đà tấn công gây rụng lông, viêm, nhiễm độc da, hoại tử bong vảy, chảy nước, bốc mùi hôi… Tắm là biện pháp rất cần thiết để chăm sóc bộ da, lông – vẻ đẹp đặc trưng ĐẶC BIỆT của các giống chó lông dài: Cocker Spaniel, Shetter, Poodle, Golden, St Bernard, Phốc Sóc, Bắc Kinh, Thần khuyển Tây Tạng…
Các giống chó lông ngắn: Boxer, Rottweiler, Labardor, Duchshund… cũng nên tắm sạch sẽ vào mùa nóng ẩm.
Thân nhiệt chó cao hơn người: 38độC +/-0.5 độC chịu nóng rất kém. Mùa hè cần tắm cho chó cảm giác thoải mái, dễ chịu, giúp điều hòa thân nhiệt, trách được bệnh cảm nóng (Heat Strock).
2. Khi nào không nên tắm cho chó?– Thời tiết quá lạnh, nhất là đổi gió mùa ở miền Bắc, khi nhiệt độ ngoài trời xuống tới dưới 18độC.
– Chó non đang bú mẹ hoặc tới tách mẹ.
– Chó ốm hoặc có dấu hiệu nghi ốm.
– Chó cái đang kỳ động dục chuẩn bị phối giống, nếu tắm sẽ giảm múi “đặc trưng hấp dẫn chó đực”, sẽ làm giảm hưng phấn tình dục khi giao phối.
– Chó cái sau giao phối trong vòng 15 ngày.
– Chó mới sinh con.
– Chó mới mua về nuôi.
– Chó mới tiên chính ngừa dịch bệnh.
– Chó vận chuyển.
3. Cách tắm chó như thế nào?– Nước tắm chó: ấm về mùa đông, nước sạch, không tắm ở sông hồ, ao tù ô nhiễm.
– Shampoo: có thể dùng các loại chuyên dụng cho chó bán tại các cửa hàng thuốc Thú y hoặc siêu thị. Hoặc một số loại shampoo của người có độ ẩm và dưỡng da tốt. Các loại shampoo trị ve, rận, nấm phải có chỉ định của BSTY. Chí bị bệnh ngoài da, việc tắm chó phải có ý kiến và chỉ dẫn của BSTY.
– Sử dụng các loại lá hoặc quả để tắm cho chó: dùng nước cốt chanh xoa lên lông chó sau khi tắm bằng dầu tắm sẽ giúp lông tơi, không vón cục và giảm độ kiểm của dầu tắm chó. Sau khi vắt vài quả chanh lên lông, lại phải xả sạch ngay bằng nước. Các loại lá: khế, bưởi, chè xanh, xà cừ, xoan hoặc các loại lá chua, chát khác (phải chắc chắn không có độc) có thể dùng tắm chó có viêm nhiễm, lở loét hoặc ký sinh trùng ngoài da.
– Thao tác tắm chó: không được để nước hoặc xà phòng vào tai, mắt chó. Sau khi tắm cần lau và sấy khô bộ lông, dùng que bông cotton ngoáy sây khô vệ sinh tai, nhất là với các giống chó tai cụp, dài như: Cocker Spaniel, Shetter, Poodle, Golden, St. Bernard, Labrador… Không tắm chó ở tư thế nằm ngửa.
– Nên tắm chó lúc đói, sau khi đã đi toilet
– Với những con chó mới tắm lần đầu, chưa quen, nên nhẹ nhàng và tắm nhanh bằng nước ấm. Không xối nước vào phần đầu ngay trong lần tắm đầu tiên.
4. Bao lâu tắm một lần?– Tùy thuộc vào mùa khí hậu, giống chó, tuổi chó. Điều này do chủ chó tự xác định.
5. Sau khi tắm chó có dấu hiệu bất thường:Bỏ ăn, run rẩy, tiêu chảy… cần khám BSTY ngay.
Một số lưu ý khác về tắm chó (theo ý kiến của Hoangchungvet):– Chó con dưới 3 tháng tuổi nên hạn chế tắm vì hệ miễn dịch của cún đang còn yếu, rất dễ bị cảm lạnh, giảm đề kháng, … từ đó mở đường cho những bệnh cơ hội khác.
– Không nên dùng các loại dầu tắm của người để tắm cho chó vì độ pH không phù hợp. Cún có thể bị gàu, rụng lông, khô lông, dị ứng…
– Khi tắm cho chún bởi những loại dầu tắm có dược tính, nên rọ mõm cún lại kẻo cún liếm nhiều sẽ có những hệ lụy ngoài ý muốn.
– Sau khi tắm xong, nên dùng khăn khô lau sạch cho cún chứ không nên dùng máy sấy. Vì với tốc độ gió đó, cún sẽ rất dễ mắc phải những rối loạn tiếp theo.
– Việc tắm cho cún cần chú ý đến việc tránh cho nước vào tai. Bởi đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tai của chó.
loading…
This website is a gift for my Tun the golden retriever. Visit our personal blog at http://ngoctun.com
Nên Tắm Cho Thú Cưng Bao Lâu Một Lần Và Tắm Như Thế Nào Là Hiệu Quả?
Có nên tắm cho chó hay không?
Khác với cơ thể của bạn những chú cún tí hon không có tuyến mồ hôi trên da. Do đó, khả năng tỏa nhiệt và quá trình trao đổi khí và độ ấm là rất nhỏ. Ở những vùng lạnh, việc tắm cho các bé cưng là rất hạn chế, thậm chí họ còn không tắm cho chó của mình.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, đặc biệt ở những nơi có khí hậu khô nóng, thì việc tắm cho các bé cưng là vô cùng cần thiết. Khí hậu nóng, ẩm là môi trường thích hợp nhất để các vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển trên da của cún cưng nhà ta. Từ đó lông của cún cưng sẽ luôn trong tình tình trạng bết, vón cục. Điều này vô tình tạo nên điều kiện cho những loại kí sinh trùng da như bọ, ve tấn công và gây nên những căn bệnh về da liễu cho cún cưng của chúng ta.
Bên cạnh đó, cơ thể của cún cưng nhà bạn không có khả năng chịu nóng như cơ thể của bạn. Do đó, để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, có mùi hôi, và giữ cho thú cưng luôn trong tâm trạng thoải mái, năng động nhất thì việc tắm cho chó là vô cùng cần thiết.
Bao lâu thì nên tắm cho chóCâu hỏi đặt ra là: bao lâu thì nên tắm cho chó là tốt nhất ? Không giống như các bạn, những chú cún tí hon không yêu cầu một chế độ tắm thường xuyên. Số lần tắm còn phụ thuộc vào các yếu tố như giống, lông, môi trường sống, tình trạng sức khỏe, cũng như lượng hoạt động của chó là nhiều hay ít.
Với những chú chó có nhiều hoạt động ngoài trời, hay lăn lộn, vui đùa trên đất, trên sàn thì cần phải tắm nhiều hơn so với chú chó ít hoạt động, chỉ nằm ở nhà. Hoặc, một phương pháp rất đơn giản để xác định được khi nào là phù hợp để tắm cho chó, đó chính là dựa vào mũi của mình.
Nếu bạn tiếp xúc gần gũi với các cún cưng của mình, bạn liền ngửi thấy được mùi hôi, khó chịu từ các bé, điều này đồng nghĩa với việc các bé cần được tắm sạch sẽ ngay. Hoặc khi phát hiện các bé thú cưng của mình bị dính bẩn trên lông, thì việc chải kỹ lông trong khi tắm là vô cùng cần thiết.
Đối với những chú Poodle sở hữu bộ da, lông khỏe mạnh thì lâu lâu hãy tắm một lần. Bởi nếu tắm thường xuyên sẽ làm giảm đi độ mượt mà của lông, gây nên tình trạng khô da, thậm chí là làm tổn thương da.
Giống Poodle: Poodle thuộc giống chó có đặc điểm là nhiều lông, do đá làn da chúng nhờn và nhiều dầu hơn các giống khác. Vì vậy, chúng ta cần tắm cho poodle thường xuyên hơn.
Pug và Beagle: đây là một giống chó sở hữu bộ lông ngắn, và mịn không ngờ. Vì vậy, để duy trì được vẻ đẹp của bộ lông này, chúng ta nên tắm với tần suất dày đặc hơn, 2 tuần 1 lần là phù hợp
Basenjis: Giống chó này có một khả năng tuyệt vời đó chính là tự chăm sóc cho bộ lông xinh đẹp của mình. Do đó, các bạn chỉ cần 2 tháng tắm 1 lần là thích hợp nhất
Husky, Alaska, Golden: Đây là một giống chó sở hữu bộ lông dày, dài và đẹp. Do đó để cải thiện, chăm sóc món quà tạo hóa này càng xinh đẹp thì các bạn nên thường xuyên chải lông, gỡ rối để chúng có thể trở nên lộng lẫy, khỏe khoắn nhất.
Thời điểm nào nên và không nên tắm cho chó Không nên tắm cho chó khi nào ? Sau khi vừa tiêm phòngCác chú cún sau khi được tiêm phòng có sức đề kháng yếu. Do đó, trong vòng 1 tuần khi vừa mới tiêm xong, bạn không nên được tắm cho chúng. Thời gian tốt, hiệu quả nhất để tắm cho chó mà vẫn đảm bảo được vấn đề sức khỏe là sau 2 tuần. Vậy nếu các chú cún quá bẩn thì phải làm sao ? Nếu cún của bạn có mùi hôi, hoặc lỡ rơi vào bùn bẩn thì sữa tắm khô là một lựa chọn không tồi đâu đấy.
Không tắm cho chó mẹ vừa mới sinh và đang cho con búChó mẹ khi vừa mới sinh và đang trong giai đoạn cho con bú thường rụng rất nhiều lông, do đó đây là một thời điểm không phù hợp để tắm. Do đó tốt nhất là nên tắm cho các chú Poodle mẹ trước khi sinh. Lưu ý rằng, nếu đang trong thời kỳ này, chúng tới tháng thì cũng không thể tắm. Nếu tắm thì tình trạng rụng lông càng xảy ra nghiêm trọng hơn.
Để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho chó mẹ, bạn nên tỉa sạch lông vùng mông, điều này còn giúp quá trình sinh sản của chúng xảy ra thuận lợi hơn. Nếu vùng lông ở mông quá rậm, dày thì sau khi sinh, chúng ta không thể tắm sạch máu dính trên lông, rất mất vệ sinh
Không tắm khi cún cưng của bạn đang trong tình trạng sức khỏe yếuNhững chú cún khi vừa mới khỏi bệnh thường trong giai đoạn phục hồi và có sức đề kháng yếu. Nếu bạn tắm trong thời gian này, chúng rất dễ bị cảm, vậy thì càng tồi tệ hơn. Nếu chúng quá bẩn và có mùi, bạn có thể dùng khăn thấm với nước ấm để lau hoặc sử dụng xà bông khô dành riêng cho cún cưng.
Không nên tắm khi trời mưaNếu ngoài trời đang mưa, ẩm ướt với không khí lạnh thì đây là thời điểm không thích hợp để tắm cho các bé cưng. Bởi sau khi tắm cho cún cưng xong, lỗ chân lông nở ra, dầu tự nhiên trên bề mặt da sẽ giảm bớt. Do đó đừng chủ quan, bởi trong thời tiết này các chú cún cưng rất dễ bị cảm lạnh, đặc biệt là những bé con.
Thời điểm nào là nên tắm cho chó
Khi phát hiện trên da và lông của các cún cưng tí hon dính quá nhiều vết bùn bẩn, chất dịch nhầy, hay những chất là khác bám vào lông thì bạn nên tắm cho các bé cưng ngay. Bởi nếu để chúng trong tình trạng dơ bẩn, các vi khuẩn rất dễ sinh sôi và phát triển.
Khi lớp da chết trên da của chú cún tích lũy nhiều đám vảy
Khi các bé cưng bốc mùi quá nặng, khó chịu thì hãy đem các bé đi tắm ngay. Hãy giữ chúng trong trạng thái thơm tho, xinh đẹp thì sẽ được nhiều người yêu mến đó các bạn.
Các bé cưng nên được tắm vào những lúc nắng ấm. Nên tránh tắm vào cuối ngày, bởi lúc đó nhiệt độ thấp, bộ lông của chúng sẽ rất khó để hong khô. Lông ẩm ướt sẽ gây ra những bệnh lý không đáng có về sau
Hướng dẫn cách tắm cho chó Chuẩn bị trước khi tắm cho chóSau khi đã xác định được thời điểm để tắm cho các bé cưng, bạn nên chuẩn bị những thao tác sau để quá trình tắm trở nên hiệu quả nhất
Để tránh làm xà bông bị các bé cưng trơn trượt, vấp té, chúng ta nên chuẩn bị một tấm thảm cao su và đặt vào phòng tắm. Điều này giúp các bé có thể đứng vững, việc tắm cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Nếu thấy móng chân của các bé quá dài, bạn có thể cắt bớt để khi gãi, chúng không tự làm tổn thương mình
Trang bị sẵn 1 lọ thuốc mỡ thú y chuyên dụng, nếu sơ suất khiến xà bông rơi vào mắt các bé, khiến chúng rát và khó chịu, thì hãy bôi thuốc này vào quanh vùng mắt để chúng thấy đỡ hơn.
Các bước tắm cho chóBước 1: Sử dụng bàn chải chuyên dụng cho thú cưng để chải nhẹ nhàng, kỹ càng, giúp lông của các bé trở nên thật mịn màng, không còn những mảng bám
Bước 2: Dùng 1 miếng bông gòn ẩm và lau thật nhẹ nhàng vào vành tay để loại bỏ đi bụi bẩn còn sót lại. Điều chỉnh nước với nhiệt độ thích hợp, sử dụng sữa tắm riêng dành cho cún yêu và tắm từ dưới chân và lên thân trên. Xoa nhẹ nhàng, gãi nhẹ để sữa tắm thấm vào da của chú cún, sau đó mát xa cho các bé thư giãn và rửa nhẹ lại bằng nước. Nếu vẫn còn chưa sạch, các bạn có thể tắm lại 1 lần nữa cho các bé.
Bước 3: Lau người các bé bằng loại khăn xốp và khô, theo chiều từ trên xuống dưới thật sạch sẽ. Sau đó, bạn nên vuốt ve và khen ngợi chúng để chúng có thể làm quen và thích thú mỗi khi được tắm.
Những lưu ý quan trọng khi tắm cho Poodle
Tuyệt đối đừng dùng sữa tắm người để tắm cho chó, bởi vì trong đó có tính axit không thích hợp cho làn da mềm mỏng của Poodle.
Với mỗi lần tắm, bạn nên bôi đều sữa tắm vào các bộ phận của bé và đợi khoảng 5 phút để sữa tắm có thể ngấm vào da
Không nên tắm quá lâu, vì các bé rất dễ bị cảm lạnh
Sau khi tắm xong, bạn dùng khăn lau khô cho các bé cưng của mình. Nếu vẫn chưa khô, bạn nên dùng máy sấy với chế độ thích hợp cho làn da mềm mỏng của bé. Sấy khô là một việc rất quan trọng cho những bé lông dài, bởi nếu lông ẩm ướt rất dễ bị bệnh da liễu.
Nếu bé yêu có những biểu hiện bất thường như cảm, bỏ ăn, run, sốt thì bạn nên đưa bé đến những bác sĩ thú y uy tín để kịp thời khám
Với những chú cún có đặc điểm lông đặc thù như Bichon, Poodles, Springers, Maltese. Người nuôi nên đưa cún cưng đến các chuyên gia để được tư vấn cách chăm sóc lông kỹ càng và hiệu quả nhất. Điều này không chỉ bảo vệ được sức khỏe của bé mà còn giúp bé trở nên lộng lẫy, xinh đẹp hơn với bộ lông của mình.
Tắm cho chó như thế nào là một kỹ năng mà các bạn nên trang bị được để giữ gìn bộ lông của các chú cún luôn thơm tho, mềm mịn, loại bỏ đi những vi khuẩn có hại. Do đó, các bạn nên trang bị những kiến thức về thời điểm nên tắm cho cún khi nào và tắm làm sao cho hiệu quả. Tùy vào từng giống cún của mình mà bạn nên tắm với tần suất khác nhau để chúng luôn khỏe mạnh nha sen !
Nếu sử dụng bài viết. Mong bạn vui lòng dẫn nguồn https://dogily.vn/dich-vu/benh-vien-thu-cung/cach-tam-cho-cho/ khi chia sẻ nha.
Trụ sở chính: Dogily Petshop quận 1: Dogily Petshop Phú Nhuận: Dogily Petshop Tây Hồ:
Trang trại nhân giống Dogily Cattery 1 Hà Nội: 262 Vĩnh Hưng, Hai Bà Trưng, Hà Nội Chỉ đường
Trang trại nhân giống Dogily Cattery 2: Ngõ 1, Xóm 2, thôn 3, Xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội Chỉ đường
Email: [email protected]
Facebook Fanpage: https://www.facebook.com/DogilyPetshop/
Youtube: https://www.youtube.com/c/dogilypetshop
Website: https://dogily.vn
Cập nhật thông tin chi tiết về Tắm Cho Chó Như Thế Nào Là Đúng? Một Số Lưu Ý Khi Tắm Cho Chó? Sieupet.com trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!