Xu Hướng 9/2023 # Tại Sao Trong Dân Gian Cho Rằng Người Tu Phật Nhất Định Không Được Ăn Thịt Những Con Vật Này? # Top 9 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Tại Sao Trong Dân Gian Cho Rằng Người Tu Phật Nhất Định Không Được Ăn Thịt Những Con Vật Này? # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Tại Sao Trong Dân Gian Cho Rằng Người Tu Phật Nhất Định Không Được Ăn Thịt Những Con Vật Này? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Theo quan niệm dân gian, người tu Phật nhất định không được ăn thịt chó, ếch, cá chép… Thực hư vấn đề này ra sao? Có phải tất cả các dòng phái trong đạo Phật đều ăn chay hoặc chí ít là kiêng ăn thịt các con vật này?

Thầy Thích Minh Thiện (TP HCM) cho rằng: “Hiện nay, Phật giáo có tại Việt Nam đang có 3 hệ phái Nguyên Thủy, Đại Thừa và Khất sĩ. Trong đó quý Sư tu theo Hệ phái Phật giáo Nguyên thủy, không có quan niệm về chay mặn, chỉ có quan niệm Tịnh nhục.

Do đó, chư Tăng và Phật tử tu tập theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy có thể ăn những thực phẩm thuộc về Tam Tịnh nhục (không thấy, không nghe và không nghi (vì mình mà giết) – PV). Dù được ăn thịt nhưng không giết hại sinh vật và tu tập phát triển tâm Từ bi vẫn là những tiêu chí hàng đầu.

Riêng với các Chư Tăng Ni tu theo Phật giáo Đại thừa và Khất sĩ thì lại ăn chay không ăn các loại thịt, chỉ ăn ngũ cốc và rau quả. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ áp dụng cho Tăng sĩ. Còn đối với Phật tử tại gia, việc ăn trường chay được khích lệ còn hầu hết chỉ giới hạn trong những ngày trai mà thôi.

Chính vì thế Phật tử cần hiểu rõ là Phật giáo không hề có chuyện cấm ăn thịt con này mà được ăn con kia. Việc ăn chay của Phật giáo có nghĩa là không ăn tất cả các loại thịt, không giết các con vật đang sống để ăn…

Còn nếu nói Phật giáo cấm ăn thịt của các con chó, ếch, cá chép… là không đúng. Vì tất cả những con vật này đều là chúng sanh, mà đã có sự sống thì không thể dùng nếu ăn chay”.

Ngoài ra Phật giáo không như đạo Hồi hay Ấn Độ giáo chỉ cấm ăn thịt heo, thịt bò… vì đó là những con vật thiêng liêng. Vì thế không có chuyện Phật giáo có những điều luật kiêng cử không được ăn thịt chó, ếch, hay cá chép.

Việc ăn chay của Phật giáo có nghĩa là không ăn tất cả các loại thịt, không giết các con vật đang sống để ăn…

Thêm một ví dụ nữa đó là vào dịp Noel, chúng ta thường nghe các gia đình có đạo hay làm thịt chó để ăn mừng nhưng ở phương Tây thì lại ăn thịt gà Tây… Qua đó cho thấy việc ăn hay không ăn thịt những con gì cũng có thể điều này xuất phát từ tín ngưỡng dân gian.

Khi còn sống chó được con người đối xử nhân hậu, thường được vuốt ve, tâm sự và lúc chết được chôn cất chu đáo. Do đó, đánh đập hoặc giết hại chó là một hành vi bất nhẫn, ăn thịt chó lại càng bất nhẫn và táng tận lương tâm hơn.

Còn ếch khi chúng ta bắt chúng, lúc đó ta có thể thấy hai chân trước của ếch hay chắp lại như lúc chúng ta chắp tay chào nhau trong đạo Phật, vì thế nhiều người thấy vậy nên không muốn ăn.

Cá chép với Phật giáo

Riêng về cá chép, dân gian Việt Nam có câu chuyện cá chép hóa rồng. Mà rồng là một linh vật thiêng liêng, cao lớn trong cách nghĩ của người dân. Chính vì thế mới có chuyện không được ăn.

Từ những điều này kết hợp với vấn đề ăn chay của Phật giáo mà dần dần hình thành và trở thành một tín ngưỡng dân gian về việc kiêng ăn thịt chó, ếch, cá chép… gắn với Phật giáo.

Ăn Thịt Chó Nhất Định Phải Kiêng Kỵ Những Điều Này

Ăn thịt chó không nên uống nước chè bởi sinh ra độc tố, lâu dần sẽ gây ung thư. Nhiều người có thói quen uống một cốc nước chè để tráng miệng cho sạch sẽ, đặc biệt là để khử mùi mắm tôm ăn kèm. Tuy nhiên, đây lại là thói quen vô cùng có hại.

Theo Đông y, thịt chó tính ấm nóng, giàu chất đạm mà chè lại có vị đắng, tính mát, chứa nhiều cafein và tanin. Về tính vị hai thứ này đã trái ngược nhau, hơn nữa cafein, tanin và protein (chất đạm) khi gặp nhau sẽ ức chế nhau, gây đông vón, khó tiêu hóa nên khi ăn, uống cùng nhau sẽ tạo cảm giác ậm ạch, khó tiêu và dễ sinh đầy hơi. Vì vậy, bạn không nên vừa ăn thịt chó vừa uống nước chè.

Kiêng thịt dê: Thịt chó tính cam ôn, dê tính đại nhiệt, khi hai thứ gặp nhau sẽ sinh ra chứng tích thực, thức ăn khó tiêu, sẽ tích nhiệt, sinh ra chứng tả lỵ. Về cách chữa, bạn có thể đem cả hai loại thịt này đốt cháy thành than, sau đó uống sẽ khỏi.

Kiêng tỏi và lòng trâu: Nếu ăn cùng thịt chó với tỏi và lòng trâu, bạn có thể bị đau bụng, đi tả do tỏi đại tân, đại nhiệt, lòng trâu cam hàn, cả hai đều tương phản với thịt chó. Tuy nhiên, nếu đã trót ăn và bị bệnh, bạn có thể uống nước đậu đen để khắc phục.

Thịt chó còn kiêng ăn với thịt gà. Thịt gà tính cam ôn, thịt chó, gan chó cũng cam ôn đại nhiệt, ăn cùng sẽ tích nhiệt sinh ra đi kiết. Cách chữa như sau: dùng nước cam thảo uống.

Kiêng cá chép: Cá chép tính vị cam có tác dụng hạ thủy khí. Còn thịt chó tính cam ôn có công năng sinh thủy khí và thấp nhiệt. Nếu ăn lẫn dễ sinh chứng hàn, nhiệt và kiết lỵ.

Thịt chó không phải là món ăn thích hợp đối với một số người, thậm chí gây hại đến tính mạng. Ví dụ như, với thai phụ, nếu ăn thịt chó, có thể khiến axit uric tăng lên dẫn đến nguy cơ cao về sản giật và tiền sản giật. Đối với người cao huyết áp, người bị bệnh đái tháo đường, người hay bị mẩn ngứa, mụn nhọt cũng nên hạn chế món này.

Người Bệnh Trĩ Có Ăn Được Thịt Chó, Gà Không, Tại Sao?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ hồi phục của người bệnh. Trong đó, các loại rau củ, thịt cá thường được khuyến khích sử dụng để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Vậy người bệnh trĩ có được ăn thịt chó, gà không, nên ăn như thế nào mới không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Bệnh trĩ có được ăn thịt chó không?

Theo Đông y, thịt chó vị mặn, tính ấm, có tác dụng ôn thận, trợ dương, bổ trung ích khí. Xương chó vị ngọt, tính ấm, có tác dụng khử phong thấp, cường gân cốt, hoạt huyết sinh cơ. Thịt chó được dùng để chữa lưng đùi mỏi yếu, tỳ thận khí hư, ngực bụng trướng mãn. Thịt chó giàu protid, lipid, Ca, P, Fe không chỉ là thực phẩm tốt mà còn là vị thuốc nên sử dụng cho người có máu hàn.

Tuy nhiên, mặc dù được hỗ trợ chữa nhiều bệnh nhưng thịt chó lại không phải là thực phẩm mà người bệnh trĩ có thể sử dụng. Thịt chó giàu đạm là một loại thịt đỏ, một trong những thực phẩm mà người bệnh trĩ nhất định không nên dùng. Thịt đỏ nói chung và thịt chó nói riêng giàu protein và chất béo nhưng lại không có chất xơ dễ gây khó tiêu đầy bụng. Ăn nhiều thịt cho gây nguy cơ rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, đi ngoài và đặc biệt là chứng táo bón rất cao.

Khi bị trĩ, tốt nhất bạn không nên sử dụng loại thực phẩm này vì nó sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, khi sử dụng thịt chó bạn sẽ có nguy cơ:

Nhiễm ấu trùng sán do ăn phải chó có chứa mầm bệnh nhẹ thì làm suy yếu các cơ quan trong cơ thể, nổi mề đay mẩn ngứa, nặng thì gây mù mắt, chèn ép dây thần kinh, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.

Xơ gan, suy thận do có tính nhiệt, cơ thể khó tiêu hóa hết chất đạm trong thời gian dài.

Có nguy cơ nhiễm virus dạ do không được kiểm dịch, ngoài ra, người lớn tuổi hoặc người mắc bệnh về huyết áp dễ bị tai biến, tăng huyết áp, vỡ mạch máu.

Bệnh trĩ có được ăn thịt gà không?

Thịt gà rất tốt cho sức khỏe do chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin A, B1, B2, C, E, acid amin, chất béo, canxi, photpho, sắt… Tuy nhiên, người bệnh trĩ thì cần hạn chế và không nên ăn thịt gà dù mắc bệnh ở cấp độ nào đi nữa.

Theo các nghiên cứu, trong thịt gà có chứa một hàm lượng chất dễ khiến niêm mạc da mới nổi phù nề. Thịt gà dễ gây viêm nhiễm, sẹo lồi, ngứa khiến vết thương lâu lành. Là một trong những thực phẩm có hàm lượng đạm cao, không tốt cho hệ tiêu hóa. Người bệnh trĩ thường xuyên dùng thịt gà sẽ khiến các búi trĩ nhanh chó to lên do dễ bị táo bón khiến hậu môn chịu áp lực gây giãn tĩnh mạch.

Thịt gà tính nóng, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm quá trình lưu thông máu và gây khó chịu cho người bệnh. Thịt gà lại không có chất xơ nên phân dễ khô cứng, nguy cơ gây táo bón cao, khi đi vệ sinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đẩy phân ra ngoài. Việc sử dụng loại thịt này thường xuyên có thể khiến các búi trĩ mọc lên nhiều và viêm loét nghiêm trọng hơn.

Ăn thịt gà thế nào để không ảnh hưởng đến bệnh?

Thực tế, người bệnh có thể sử dụng thịt gà với lượng nhất định và cần ăn đúng theo hướng dẫn. Việc kiêng cữ quá mức sẽ gây suy nhược cơ thể, thiếu chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe. Do đó, nếu muốn dùng thịt bò, thịt gà thì người bệnh tốt nhất chỉ ăn 1 – 2 lần/tuần, mỗi lần dùng không quá 100g thịt bò hoặc thịt gà.

Bên cạnh đó, để tránh tình trạng táo bón, khó tiêu, nên kết hợp ăn cùng rau xanh nhiều chất xơ để cải thiện chất năng tiêu hóa. Nên bổ sung cho cơ thể từ 20 – 35g/ngày để ngăn ngừa táo bón, kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột và giúp đẩy thức ăn ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, suy cho cùng, người bệnh trĩ vẫn nên hạn chế sử dụng thịt gà. Với thắc mắc bệnh trĩ có được ăn thịt chó gà không thì câu trả lời là không. Việc dùng 2 loại thịt này sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nguy hiểm và dễ gây ra các biến chứng khó lường.

Bệnh trĩ nên ăn gì?

Như vậy, với thắc mắc bệnh trĩ có được ăn thịt chó gà không thì câu trả lời là không. Nếu không thể ăn hai loại thịt này và thịt đỏ như thịt bê, thịt bò, thịt cừu… thì bệnh nhân có thể ăn những thịt gì? Có thể nói, để đảm bảo sức khỏe và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể người bệnh trĩ có thể ăn ga gà hấp cua, cá ngừ, cua hấp… Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn thịt heo, tuy nhiên chỉ nên dùng với một lượng nhỏ để tránh gây khó tiêu.

Một số thực phẩm mà người bệnh trĩ nên ăn bao gồm:

Rau củ quả, thức ăn giàu chất xơ như rau mồng tơi, rau đay, đu đủ, rau bina, khoai lang, diếp cá…

Thực phẩm có tính mát như mướp đắng, cà tím, dưa chuột, thanh long, củ sen, thịt vịt…

Thực phẩm giàu sắt như ruột già lợn, dê; quả óc chó mật ong, nho khô, mận

Dầu oliu và dầu hạt lanh để chế biến thực phẩm.

Tóm lại, với thắc mắc bệnh trĩ có được ăn thịt chó gà không thì câu trả lời là không. Để bổ sung dưỡng chất bạn có thể ăn thịt vịt, thịt bò, thịt lợn 1 – 2 lần/tuần. Tốt nhất nên ăn nhiều rau xanh để cải thiện hệ tiêu hóa và phòng ngừa táo bón tốt nhất.

Đừng Bao Giờ Tự Ý Nói Rằng : ” Phật Giáo Cấm Ăn Thịt Chó “

Những người theo đạo Phật thường có quan niệm rằng : bởi vì trong đạo Phật cấm ăn thịt chó, tôi tu đạo, một lòng hướng Phật nên không được ăn thịt chó. Nhưng thực chất họ không biết vì sao chúng ta không nên ăn thịt chó, bản thân có tự ý thức được lí do hay chỉ bởi vì mặc định như vậy?

Đã có ý kiến nổ ra quanh vụ tranh luận nên ăn hay không nên ăn thịt chó, Phật giáo có cấm ăn thịt chó hay không”.

Nhiều người cho rằng : Nếu đã hướng Phật, là những người con của Phật thì không được ăn thịt chó, phải ăn chay. Đó là một điều cấm và nhiều người không lí giải được nguyên nhân vì đâu. Nhưng thực tế, Phật có cấm ăn thịt cho hay không?

Trong đó, Hệ phái Phật giáo Nguyên Thủy không có quan niệm về ăn chay hay ăn mặn mà họ chỉ có quan niệm về Tinh Nhục

Vậy nên, những tu sĩ theo phái nguyên thủy có thể ăn những thực phẩm theo tam tinh nhục ( không thấy, không nghe và không nghi)

Riêng với các Chư Tăng Ni tu theo Phật giáo Đại thừa và Khất sĩ thì lại ăn chay không ăn các loại thịt, chỉ ăn ngũ cốc và rau quả. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ áp dụng cho Tăng sĩ. Còn đối với Phật tử tại gia, việc ăn trường chay được khích lệ còn hầu hết chỉ giới hạn trong những ngày trai mà thôi.

Chính vì vậy, Phật tử cần hiểu rõ, Phật giáo không cấm ăn thịt chó nên đừng tùy tiên nói : Phật cấm ăn thịt chó. Việc ăn chay của Phật cũng chỉ là không ăn tất cả các loại thịt, không giết các con vật còn sống để ăn .

Nếu có thể thì không nên ăn chứ không ai cấm chúng ta ăn thịt chó.

♦ Chó là loại động vật gần gũi với chúng ta, ở loài chó vừa có tính ngoan hiền dễ thương. Không phải chỉ riêng con chó, mà đối với tát cả chúng ta, con vật nào cũng có những đặc tính nổi trội mà con người nhìn vào đó, hoàn thiện bản thân mình không ít.

Không ăn thịt chó là bởi vì những nguyên nhân xuất phát từ sự cảm nhận của con người, từ những đức tính và đóng góp của con chó đối với con người chứ không phải từ việc bị cấm, ai cấm hay tuân theo nguyên tắc nào của ai

♦ Loài chó là con vật biểu tượng cho sự trung thành. Nếu bạn từng xem qua Hachiko Monogatari (1987) hẳn bạn cũng biết được, chó là loài trung thành đến mức nào.

“Trong suốt gần 10 năm sau ngày ông chủ qua đời, ngày nắng cũng như ngày mưa, gió lớn hay tuyết lạnh, người ta đều thấy Hachiko đến chờ ở ga tàu vừa vặn chuyến tàu 6h chiều.”

♦ Nếu bạn nuôi một con chó, đủ thời gian và đủ yêu thương Ai đánh bạn, nó sẽ dùng mọi cách để bảo vệ bạn, ta có bỏ rơi, nó vẫn lủi thủi tìm đường về nhà, hay dù ta có giàu nghèo thế nào, nó vẫn bên cạnh chúng ta mà không đòi hỏi điều gì.

Trong công việc : tìm cách trả thù, chống đối mưu hại lẫn nhau là chuyện rất thường tình, chiếm đoạt tài sản …

Vậy nên, lòng trung thành của loài cho là điều đáng trân trọng, lòng trung thành của loài chó giúp chúng ta nhìn thấy được lương tâm của mình. Bởi vậy, họ hạn chế ăn thịt chó là như vậy

♦ Chó là loại vật góp mặt trong quân đội của quốc gia, lòng dũng cảm của loài chó, trong những vụ án mang tính nguy hiểm, chó đã xông pha và dũng cảm để giúp lực lượng quân đội phá án, bắt tội phạm mà chẳng màng đến sự nguy hiểm của mình. Chúng có thể hi sinh để bảo vệ chủ nhân bởi với một chú chó, bạn là cả thế giới của chúng.

♦ Chó là con vật được thuần hóa sớm nhất trong tất cả các loài nên chó đã gắn bó với con người từ rất lâu đời và nó giúp con người rất nhiều việc trong cuộc sống như đi săn, chăn gia súc, giữ nhà

” dù cho giang sơn dễ đổi bản tính khó dời” nhưng ở loài chó, nếu chúng ta có thể chỉ dạy nó nó sẽ có thể học được cách thay đổi và làm theo lời dạy. Nói đến đây, chắc tại cũng đã xem qua chương trình Got talent của Mỹ về việc người đàn ông đã dạy con chó của mình tới 3 thứ tiếng kể cả tiếng ” meo” của một con mèo. Vậy nên chó là một con vật rất dễ dạy dỗ, chỉ cần bạn kiên trì chịu dạy chúng.

♦ Con chó hay bất kỳ loài vật nào dường như chúng không có tính hận thù. Mặc dù có những lúc chúng nóng giận nhưng rồi lại nguôi chứ không để trong lòng. Một con chó, khi ta la mắng thậm chí đánh đập sau đó chúng vẫn ngoe nguẩy đuôi và xà vào lòng chúng ta để làm hòa. Con người đôi khi còn vì lòng thù hận mà giết chết lẫn nhau trong khi con chó không như vậy

[[ Bài học ]] : Con người được cho là loài động vật bậc nhất, vì thế tính thiện của con người về cơ bản đã vượt lên trên những con vật khác. Tuy nhiên, bản tính của con người rất dễ bị tác động từ nhiều yếu tố ngoại cảnh cho nên mất dần đi bản tính lương thiện vốn có chúng ta cần xét lại bản thân mình, điều chỉnh và phát huy những mặt tích cực hơn .

Chuyện Theo Phật – P3: Vì Sao Không Nên Ăn Thịt Chó

CHUYỆN THEO PHẬT BÀI 3

Vì sao không nên ăn thịt chó?

Đáng lẽ phải đăng lại phần 1 này trước khi đăng bài phần 2. Thôi thì muộn còn hơn không.

Trong hành trình tri ân từ Hà Nội vào Huế, chúng tôi đi viếng các nghĩa trang liệt sĩ và rất may mắn chúng tôi được vào chùa Cam Lộ và gặp Trưởng ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị – Hòa thượng Thích Thiện Tấn. Nhiều người nói ông là một hòa thượng rất uyên thâm, những câu chuyện phức tạp, khó hiểu nhất, đều được ông lý giải thật đơn giản và dễ hiểu.

Đứng vai bạn Bá Thiện sinh năm 1985 tôi đã viết lại câu chuyện:

– Hòa thượng hỏi tôi, có sức khỏe không, tôi khẳng định có. Ngài bảo tôi bê một chậu cây cảnh vào và nhấc lên đặt xuống vài ba lần, tôi làm ngay và thấy nó cũng thường thôi. Nếu hòa thượng muốn thử sức thì phải lấy cái chậu cảnh gấp 3 lần thế này mới thể hiện hết khả năng của tôi. Rồi hòa thượng nói tôi chắp tay lại nguyện ước được khỏe mạnh, hạnh phúc, được gặp những điều may mắn, nhất là mẹ tôi, có sức khỏe, sống cùng tôi đến trăm tuổi.

Sau đó hòa thượng trì chú vào chậu cây và bảo tôi nhấc lên. Thật kì lạ cái chậu tôi vừa nhấc lên đặt xuống nhẹ như không, bây giờ trở nên nặng trĩu, tôi phải cố gắng mới nhấc lên được. Lúc này tôi cảm thấy đã khâm phục thật sự, nhưng hòa thượng lại tỏ vẻ không hài lòng, bảo tôi làm đi làm lại vài ba lần. Tôi vẫn có thể nhấc lên được dù khá nặng. Đó là điều rất lạ.

Rồi hòa thượng chợt hỏi tôi “có phải con thỉnh thoảng vẫn ăn thịt chó không?”

Tôi ngần ngại một lúc rồi trả lời “có ạ” . Hòa thượng lặng im một lúc, rồi ngài nói rất ân cần: “đối với người theo Phật, thì không bao giờ nên ăn thịt chó, vì nó là bạn thân thiết nhất của con người, canh giữ nhà cửa, vui cùng với chủ, buồn cùng với chủ, là nhân vật đầu tiên mừng rỡ đón ở cửa, khi chủ về đến nhà, kể cả cả khi nó đang đau ốm, bệnh tật, đói khát do quên cho ăn. Người chủ khó khăn, hoạn nạn, khổ sở đến mấy, nó cũng không bao giờ bỏ đi. Người chủ bạc ác đánh đập, nó vẫn cam chịu. Khi người chủ trói lại để giết, đôi mắt nó đau đớn, van lơn nhưng không hề oán hận, đuôi nó vẫn vẫy những cái cuối cùng, như hi vọng, người chủ nghĩ lại, hay là muốn nói; nó tha thứ cho chúng ta. Cái tâm đó, con người không phải ai cũng có được.

Những điều đấy cũng là lý do ngụy biện, cho sự… của chúng ta.”

Rồi hòa thượng nói tiếp “khi con người ốm đau, bệnh tật, ho lao, khạc đờm, nôn mửa, đại tiện, vì những căn bệnh như kiết lỵ, trúng độc, nhiễm khuẩn, thịt súc vật thối rữa, ròi bọ… chó đều dọn sạch. Những thứ đấy đi đâu? Vào bụng nó, hóa thành xương thịt nó, máu huyết nó. Con người lại thích thú khi được ăn thịt nó, mong muốn ăn thịt chó, uống tiết canh, pha rượu… Rửa rau, vo gạo, nấu nướng, trong nhà vệ sinh, dù phòng đó sạch đến mấy cũng không dám ăn. Nhiều thứ dơ bẩn, nhầy nhụa, thối rữa, hơn gấp nhiều lần,vào bụng chó, người ta lại biện minh, bằng bao nhiêu lý do, để đưa vào miệng. Cái miệng có nghĩ, nó dơ bẩn, khi nói lời yêu thương, khi âu yếm vợ con, hay thâm chí còn khấn cầu điều an lành tốt đẹp đến với mình.

Con hãy suy nghĩ kĩ, có nên ăn thịt chó nữa hay không, có muốn đưa nhưng thứ ghê sợ đó, vào thân thể con nữa không ?” Trong khi con có hàng trăm, ngàn thứ khác để ăn.

Sau vài phút suy ngẫm, tưởng tượng những thứ ghê tớm mà chó thích ăn. Tôi cảm thấy rùng mình, lạnh sống lưng và không phải một mình tôi, cả đoàn ai cũng nói muốn nôn ói.

Tôi hứa với hòa thượng “Con sẽ không bao giờ, động đến thịt chó nữa”.

Tôi hiểu rằng điều này là tốt cho tôi chứ không phải tốt cho hòa thượng, lúc này hòa thượng mới nói: “Con hãy ngửa mặt lên trời và thề nguyện với trời đất không bao giờ ăn thịt chó nữa”. Khi tôi làm xong hòa thượng nói: “Bây giờ ông chú nguyện mà con vẫn nhấc nổi chậu cây này lên thì chứng tỏ phúc con còn mỏng, đức con còn yếu”.

Tất nhiên tôi nghĩ, phúc đức của tôi nó nằm ở đâu đó chứ không nằm ở chậu cây, nhưng lần này thì hòa thượng có vẻ rất mãn nguyện. Sau khi ông trì chú, tôi gắng hết sức đỏ mặt tía tai, cũng không thể nhấc nổi cái chậu ấy lên. Thì ra hòa thượng cân phúc đức bằng việc lấy hết phúc đức của tôi, đặt vào chậu cây này. Chỉ sau mấy lời chú của thầy và một lời thệ nguyện của tôi, từ bỏ thịt chó, mà chậu cây như nặng, hàng trăm cân.

Rồi hòa thượng bảo “việc xong rồi thôi cất chậu cây đi”.

Mặt tôi xanh lét: “làm sao con bê nổi cơ chứ?” nhưng hòa thượng nói: “Hòa thượng đã bỏ ra rồi”. Quả thật tôi nhấc chậu cây lên và nó lại nhẹ như lúc ban đầu. Mấy người trong đoàn được Hòa thượng cho thử cũng đều công nhận linh nghiệm, diệu kỳ. Tôi và mọi người hoàn toàn tâm phục khẩu phục Ngài.

Nguyễn Trọng Hùng

Vì Sao Ăn Thịt Đồng Loại Không Được Chấp Nhận Ở Loài Người?

Nòng nọc con của loài lưỡng cư thường xuyên phải ăn các “anh em” của mình để tăng khả năng phát triển. Mòng biển và bồ nông là hai trong số nhiều loài chim sử dụng con non của chúng để làm thức ăn hoặc ngăn ngừa lây lan bệnh tật. Đối với bọ ngựa hay nhện lưng đỏ Úc, con đực sau khi giao phối sẽ trở thành một món ăn đầy hấp dẫn đối với con cái.

Thật sự, việc ăn thịt đồng loại không phải là một điều quá xa lạ trong thế giới động vật – và điều này thậm chí còn diễn ra thường xuyên hơn ở động vật có vú. Nhiều loài động vật gặm nhấm có thể biến con non của chúng thành bữa ăn trong trường hợp bị đói, bị bệnh, các con non đã chết, hoặc “sinh vượt kế hoạch” và con mẹ không đủ khả năng nuôi dưỡng. Các loài tiến hóa hơn như gấu và sư tử đực đôi lúc giết và ăn thịt các con non của con cái đã trưởng thành để chúng có thể dễ dàng giao phối hơn, tạo ra một thế hệ mới là con của chúng. Các loài động vật bậc cao gần giống với con người như tinh tinh đôi khi ăn thịt những cá thể không may mắn – thường là các con non – không rõ mục đích, có thể là nhằm bổ sung một vài protein cho cơ thể chúng.

Tuy nhiên, đối với con người, việc ăn thịt đồng loại là hành động thật sự đáng kinh tởm, được coi là trái với quy luật tự nhiên, đi ngược lại với tiến hóa của loài người. Trên thực tế, ác cảm của chúng ta đối với việc ăn thịt người rất mạnh mẽ, đến nỗi những biện minh về yếu tố sống còn và đạo đức khó có thể chấp nhận được.

Tờ Theconversation đã thực hiện một bài khảo sát, giả thuyết một người đàn ông có được phép ăn thịt các bộ phận cơ thể của người bạn mình, khi anh ta đã qua đời bởi những nguyên nhân thuộc về tự nhiên hay không. Đồng thời, bài khảo sát cũng giả sử rằng hành động ăn thịt người xảy ra trong một nền văn minh cho phép làm điều này, như một cách tôn vinh người quá cố, và thịt sẽ được nấu chín để đảm bảo không có nguy cơ nhiễm bệnh. Kết quả cho thấy, mặc dù lưu ý đã giả định việc ăn thịt người là hành động nhân văn, tuy nhiên hơn một nửa độc giả tham gia đã cho rằng đó là một điều hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Hình ảnh nạn nhân vụ rơi máy bay Andes đã phải ăn thịt đồng loại để tồn tại.

Ngay cả trong những tình huống đối mặt với sinh tử, hành động ăn thịt đồng loại cũng gần như là điều không thể tha thứ đối với con người. Tiêu biểu như vụ tai nạn máy bay Andes nổi tiếng năm 1972, khi những người sống sót đối mặt gần kề với sinh tử, đã ra một quyết định vô cùng khó khăn: Ăn thịt những người đã chết để tiếp tục sống. Mặc dù những hành động này là bước đi cuối cùng để sinh tồn trước thiên nhiên khắc nghiệt, và thậm chí một số người trong đoàn tự nguyện hiến xác mình thành thức ăn sau khi qua đời, tuy nhiên cuối cùng, họ vẫn bị xã hội lên án nặng nề.

Một trong những người sống sót sau thảm họa, Roberto Canessa, đã tự trách mình rằng việc ăn các hành khách để sinh tồn là ” xâm phạm vào ký ức của bạn bè, và đánh cắp linh hồn họ”. Mặc dù ngay sau đó, ông ta đã khẳng định rằng lúc đó nếu chẳng may qua đời, ông sẽ không ngần ngại cho phép những người còn sống được ăn thịt ông để sống sót.

Quyết định ghê tởm

Giai đoạn đầy đen tối nêu trên là bằng chứng rõ ràng cho thấy tại sao con người là ngoại lệ duy nhất có thể nằm ngoài vòng tròn quy luật ăn thịt ở các loài động vật. Tính chất giữa người sống và người đã chết không thể so sánh được. Sự kết nối cực kỳ chặt chẽ giữa phần con người và xác thịt là lý do duy nhất mà trong vài tình huống nhất định, những ưu điểm của việc ăn thịt người đều bị bỏ qua – bởi cảm giác ghê tởm, kinh khủng bên trong tâm trí mỗi cá nhân đang sống.

Một câu hỏi khác được đặt ra, tại sao chúng ta lại ghê tởm thịt người, trong khi thịt các loài động vật khác thì không? Nhà triết học William Irvine đã nêu ra trường hợp giả thuyết rằng tồn tại một trang trại nuôi những đứa trẻ sơ sinh nhằm phục vụ thực phẩm cho con người, tương tự như một trang trại gia súc, nơi chúng ta vỗ béo, giết mổ và lấy thịt của chúng. Irvine đề nghị rằng những lập luận biện minh cho việc giết gia súc cũng áp dụng đối với trẻ sơ sinh, ví dụ như “chúng sẽ không phản đối” và“chúng chưa có khả năng suy nghĩ như một người trưởng thành”.

Mặc dù đây chỉ là giả thuyết, tuy nhiên lại khá hữu ích nếu chúng ta muốn làm sáng tỏ sự định kiến của con người khi đề cập đến khía cạnh đạo đức của việc ăn thịt người. Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã hình thành trong não bộ ý thức về các chủng loài, ví dụ như người và gia súc, như là một sự thật cơ bản hay đã trở thành ‘bản chất’, mặc dù không thể quan sát trực tiếp nhưng điều đó mang lại những nhận biết sơ khai ban đầu. Ví dụ, con người là gì? Là những các thể có suy nghĩ thông minh và lý trí, cá tính và khao khát sống, và đồng thời giữa các cá thể hình thành mối liên kết với nhau.

Con người tiến hóa để không ăn thịt đồng loại. (Ảnh: Shutterstock).

Chủ nghĩa tâm lý trên là một lối tắt hữu ích định hướng những mong đợi và đánh giá của chúng ta lên các thành viên trong chủng loài, chính là xã hội loài người – tuy nhiên điều này thật sự không hiệu quả khi những đặc trưng điển hình của chủng loài như đã nói ở trên không còn phù hợp, ví dụ như sau khi qua đời. Và đây là nguyên nhân lý giải tại sao hành động ăn thịt đồng loại sau khi chết lại làm chúng ta cảm thấy ghê tởm đến như vây. Ngay cả khi con người có thể biện minh những lý do về mặt đạo đức có thể chấp nhận được, thì chúng ta vẫn không thể ngăn cản tâm trí mình suy nghĩ về kẻ đã ăn thịt – hay kẻ đã bị ăn.

Các nghiên cứu cụ thể đã chỉ ra rằng, cách chúng ta tương tác với động vật phần nào sẽ định hình cách chúng ta phân loại chúng. Nếu càng nghĩ về môt loại động vật có đặc tính của con người – như loài chó chẳng hạn – chúng ta càng cảm thấy thịt của chúng thật sự khó có thể trở thành thức ăn.

Con người đang ngày càng thích nghi

Mặc dù những lời buộc tội ăn thịt người thường được đưa ra một cách sai lệch để quỷ hóa hay thần thánh hóa các nhóm hội cực đoan, dị hợm, tuy nhiên trong lịch sử loài người, hành động ghê tởm này không phải là điều hiếm thấy. Bộ lạc người Papua New Guinea có văn hóa ăn thịt đồng loại, tin rằng những người yêu thương người đã qua đời ăn thịt họ thì tốt hơn nhiều so với việc bị phân hủy bởi giun và dòi. Hay ở thời đại Phục Hưng, việc ăn thịt xác chết diễn ra thường xuyên nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu y học.

Không thể phủ nhận việc chúng ta có thể thích nghi với thịt người nếu cần thiết. Nhiều người thật sự ghê tởm với tất cả các loại thịt và chuyển sang ăn chay, trong khi những nhân viên tang lễ hay các bác sĩ phẫu thuật, thợ giết mổ động vật rất nhanh chóng thích nghi với những khó khăn ban đầu khi xử lý xác chết. Những nghiên cứu được thực hiện với các nhân viên giết mổ động vật ở Anh cho thấy họ dễ dàng thích nghi với việc tiếp xúc thường xuyên các bộ phận động vật – trong khi những người tiêu dùng bình thường cảm thấy kinh tởm.

Tuy nhiên, con người không nhất thiết phải ‘tiến hóa lùi’ trong tương lai gần. Mặc dù một số nhà triết học đã lập luận một cách khó hiểu rằng chôn cất người chết là một sự lãng phí trong bối cảnh thế giới đang đứng trước nguy cơ nạn đói toàn cầu, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có nhiều sự thay thế ngon miệng hơn nhiều so với thịt của một con người. Hiện nay việc ăn chay đang ngày càng được chứng minh là tốt cho sức khỏe, và chúng ta có thể chuyển sang ăn nhiều thực vật và ít thịt hơn để bảo tồn tài nguyên dần cạn kiệt. Côn trùng có thể đáp ứng đủ nhu cầu protein hằng ngày của chúng ta, và nhiều triển vọng trong tương lai của công nghệ phát triển nuôi cấy.

Đến bây giờ, chúng ta thật sự hạnh phúc bởi vẫn chưa rơi vào hoàn cảnh éo le đến mức phải ‘nếm’ thịt đồng loại của mình. Thịt người, mặc dù có những sự tương đồng về mặt sinh hóa với các loài động vật có vú khác, tuy nhiên bất kỳ hành vi nào sử dụng chúng làm thức ăn, dù xét đến yếu tố hoàn cảnh và đạo đức, vẫn mang tính ghê rợn và khó có thể chấp nhận được.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tại Sao Trong Dân Gian Cho Rằng Người Tu Phật Nhất Định Không Được Ăn Thịt Những Con Vật Này? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!