Xu Hướng 9/2023 # Sinh Lý Và Bệnh Sinh Sản Trên Chó Đực # Top 11 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Sinh Lý Và Bệnh Sinh Sản Trên Chó Đực # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Sinh Lý Và Bệnh Sinh Sản Trên Chó Đực được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cùng với sự phát triển xã hội Việt Nam hiện nay, việc kinh doanh du nhập và chăn nuôi phát triển nhiều giống thú cưng , chó, mèo… cũng trên đà phát triển. Vì thế, việc tìm hiểu đặc điểm, đặc tính sinh sản của từng loài thú nuôi sẽ giúp người chăn nuôi có kiến thức hiểu biết, tiếp cận, chăm sóc và nhân giống có hiệu quả hơn.

Một số khái niệm về sinh lý sinh dục trên chó đực

+ Bao quy đầu ( Prepuce ) gồm một lớp da có lông bên ngoài và một lớp mỏng bên trong có tác dụng bảo vệ đầu dương vật

Androgen giúp cho sự phát triển các đặc tính sinh dục thứ cấp của con đực như phát triển dương vật, đường sinh dục con đực,

Androgen với tác động ngược kiềm hãm sự sản sinh GnRH và LH, FSH

Testosteron được tiết vào ống sinh tinh giúp cho quá trình hình thành tinh trùng

– Cơ chế giao cấu kiểu khoá chặt trên chó đực (Copulatory tie) : Hiện tượng hành tuyến (bulbus glandis) phồng lên, căng cứng khi dương vật chó đực nằm hoàn toàn trong âm đạo chó cái và phóng tinh, tạo nên một sự khoá chặt giao cấu. Hiện tượng khoá chặt này bao gồm sự khoá chặt và xoay ngược ra hướng sau của dương vật. Sự khoá chặt này có thể kéo dài từ 5 phút đến 1 giờ giúp giữ dương vật chó đực nằm trọn vẹn trong âm đạo chó cái, giảm tối đa việc rò rỉ tinh dịch từ âm đạo chó cái và không thể tách rời trong suốt thời gian giao cấu. Sự giao cấu kết thúc khi hành tuyến xẹp xuống và giảm căng phồng giúp hai chó đực và cái tách rời nhau ra.

Trong công tác giống trên chó, việc quản lý về sức khoẻ sinh sản trên chó cái lẫn chó đực có tầm quan trọng, trong đó vấn đề vô sinh là vấn đề đau đầu đối với nhà chăn nuôi và bác sĩ thú y, nó quyết định được sự thành công hay thất bại của việc nhân giống, duy trì và đảm bảo tính thuần chủng của con giống, tránh lãng phí về mặt kinh tế.

Chó đực không có chu kỳ động dục, nó có thể đáp ứng cho chó cái bất kỳ lúc nào trong thời gian chó cái động dục. Những bất thường về sinh sản trên chó đực được thể hiện qua các triệu chứng lâm sàng khác nhau như giảm tính hưng phấn trong giao phối, thất bại trong giao phối , thất bại trong giao cấu kiểu khoá chặt… Những bất thường này ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và có thể gây vô sinh trên chó đực được bao gồm 2 nhóm nguyên nhân bẩm sinh và mắc phải

1. Rối loạn sinh sản do di truyền bẩm sinh (genetic disorder)

– Hẹp bao quy đầu ( Phimosis ) có thể do di truyền hay mắc phải, là tình trạng quy đầu dính với da bao quy đầu khiến dương vật không thể được đẩy ra ngoài dễ gây nhiễm trùng quy đầu hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giao phối, có thể can thiệp bằng phẩu thuật.

– Bán hẹp bao quy đầu ( Paraphimosis ) là tình trạng có thể lột bao quy đầu khi dương vật ở trạng thái bình thường nhưng không thể khi dương vật ở trạng thái cương cứng gây tắt nghẽn đầu dương vật

2. Rối loạn sinh sản mắc phải (Acquired disorder)

– Có thể điều trị được khi tìm được nguyên nhân

– Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn do Staphylococcus, Streptococcus, Coliforms, Mycoplasma, Ureaplasma, Brucella canis

– Thoái hoá tinh hoàn (testicular degeneration)

– Xảy ra trên các giống chó đầu ngắn Boston terrier, English bulldog , Yorshire terrier, Cocker spaniel

– Sự chế tiết tăng bất thường hormon Testesteron gây hiện tượng rối loạn hành vi trên chó đực, hung hãn, hành vi động dục không thích hợp, tâm thần không ổn định, mùi cơ thể và nước tiểu nặng mùi tính đực

– Sự chế tiết giảm bất thường hormon Testesteron gây bất ổn trong sự phát triển về chức năng và hình thái cơ thể, thường thấy trong trường hợp đực thiến sớm

– Rối loạn hormon giáp trạng gây ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng

– Do tuổi già, mội trường, miễn dịch…

Rối loạn sinh sản cũng là hậu quả của việc chăn nuôi, dinh dưởng không phù hợp , chăm sóc y tế kém, quản lý và sử dụng con giống đực lẫn cái không hợp lý và đạt chất lượng, giao phối cận huyết …

Tìm Hiểu Và Chăm Sóc Chó Cái Động Đực (Salo) Và Sinh Sản

Giai đoạn động đực ở chó cái (sa lơ)

a.Thông thường chó cái thường bắt đầu sa lơ từ tháng thứ 8 đến vô hạn

Thường thì tất các loại chó thường bắt đầu động dục ở tháng tuổi thứ 8 và đòi lấy giống. Có thể là sớm hoặc chậm hơn một chút nhưng tất cả sẽ có những dấu hiệu nhận biết nên bạn cần nắm rõ những dấu hiệu khi chó động đực để tính ngày lấy giống cho chó chuẩn nhất.

Có nhiều cá thể chó cái slao vô hạn. Sao lại vô hạn? Vì đối với những con bẩm sinh không đẻ được, hoặc trong quá trình nuôi cho ăn quá nhiều sinh ra tình trạng Quá béo, mỡ quấn tử cung nên Chó không sa lơ tạm thời, hoặc vĩnh viễn. Thứ 2 là do quá trình tập luyện quá nặng, đặc biệt đối với anh em chơi chó pitbull do quá ham dựng khung càng cho các bé từ sớm ( dưới 6 tháng tuổi), với kiểu tập nặng từ sớm, cam đoan chó ngoài 1 năm mới sa lơ.

b. Dấu hiệu khi chó chuẩn bị động đực salo ?

Trước khi động đực salo, chó cái thường có những biểu hiện như sau.

Trước khi sa lơ 1 tháng bắt đầu thay lông, lông rụng nhiều. Chó ăn khỏe Bắt đầu quấn chó đực và người hơn

c. Chó cái động đực ( sa lơ )

d. Cho chó cái đi lấy giống

e. Dấu hiệu chó cái đậu thai

Nếu là đẻ lần 1 thì rất dễ phát hiện vì núm tý sưng to Còn lần thứ 2 , khi đã có núm tý rồi thì có những dấu hiệu sau: Hay nằm ngửa hoặc nằm ngang, duỗi thẳng chân, ăn rất khỏe và uống nhiều nước. Chú ý cho uống nước liên tục, ép nó uống bằng cách đổ nước ra lòng bàn tay. Bắt đầu từ tháng mang bầu thứ 2 sẽ thấy rõ hơn.

f. Chó đẻ sau khi lấy giống 2 tháng

Là khi nó hay quay tròn trong chuồng, chân cào sàn chuồng . Ném bất cứ cái giẻ nào đầu thu gom lại dưới bụng rồi nằm đè lên. Hay rên vì đau. Sát ngày đẻ sẽ bỏ ăn chỉ uống nước và nhiều trường hợp nôn. Chảy nhiều nước dãi và tỏ ra mệt mỏi

g. Đỡ đẻ cho chó mẹ

Nếu chó không tự biết cắn nhau thai cho con thì mình rút ra, cầm kéo cắt dây rốn. Chú ý không cắt sát rốn dễ gây nhiễm trùng. 1 vài ngày sau dây rốn sẽ tự rụng. Tầm 15 ngày là mở mắt Để chó mẹ nơi rộng rãi, để tránh nằm đè lên con. Chú ý quan sát xem con nào ít được bú thì tăng cường cho ăn sữa ngoài từ ngày 20 trở đi, không trộn thuốc linh tinh vào sữa, rất dễ đi ỉa, Cho uống ít thôi. Mua loại alpha A+ cho trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi, tăng cường hệ tiêu hóa ( giá ~160k 1 hộp). Mua cái bình ty của trẻ con ý, Nhét vào bên mép cho nó tự gặm. Không bơm thẳng vào mồm sẽ bị sặc.

h. Tẩy giun cho chó con

Ngày thứ 40 thì tẩy,sáng tẩy thì tối ra giun, và không cho chó mẹ ăn phân của con, hót ngay. Tầm 50 ngày thì mang đi tiêm phòng mũi 1. 1 tuần hoặc 2 tuần sau tiêm nốt mũi 2 là xong.

Cùng Danh Mục: Liên Quan Khác

Chó Alaska Sinh Sản Và Những Vấn Đề Liên Quan

Nuôi dưỡng một bé Alaska bình thường đã không dễ dàng gì, chăm sóc chúng trong giai đoạn sinh sản còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Nhất là đối với người lần đầu nuôi và chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc cảnh khuyển.

Thông thường, thời gian đầu khi Alaska mang thai sẽ không có bất kỳ biểu hiện gì. Sau khi phối giống được 2 tuần, bạn có thể đưa chúng đến bác sĩ thú y để kiểm tra xem đã đậu thai hay chưa. Từ 30 ngày trở đi, các triệu chứng sẽ rõ rệt hơn như: Bụng to lên, cân nặng tăng nhanh, bầu vú bắt đầu phát triển,…

Nếu đã chắc chắn mang thai, bạn cần chuẩn bị cho chúng một chế độ dinh dưỡng thật tốt. Ngoài khẩu phần ăn bình thường, bạn cần tăng thêm khối lượng thịt nạc, thịt bò, trứng gà và sữa tươi trong mỗi bữa ăn. Đồng thời, canxi và sắt trong các loại cá hay nội tạng động vật cũng là một phần không thể thiếu.

Ngoài ra, khi gần đến ngày sinh bạn nên thường xuyên dắt Alaska đi dạo để chúng dễ sinh hơn. Tuyệt đối không cho cún chạy nhảy quá đà bởi có thể ảnh hưởng đến con trong bụng. Trong quá trình mang thai, bạn nên dẫn cún mẹ đến các bệnh viện thú y để tiêm phòng đầy đủ, phòng tránh một số bệnh có thể phát sinh ở cún con.

Thời gian mang thai trung bình của Alaska từ 60-65 ngày hoặc kéo dài đến 68 ngày. Bạn nên ghi lại ngày phối giống để có thể dự đoán ngày sinh chính xác nhất. Từ đó, chuẩn bị ổ đẻ và dụng cụ cần thiết để không bị bất ngờ khi cún mẹ trở dạ.

Dự đoán ngày sinh

Việc dự đoán ngày sinh có thể dựa theo 3 cách:

Căn cứ vào thời gian cho phối giống để ước tính.

Siêu âm để dự đoán ngày sinh cho chính xác nhất.

Tự đoán dựa theo độ to của bụng: Alaska bụng nhỏ thì số lượng con sẽ ít, thời gian mang thai dài hơn bình thường và ngược lại.

Dấu hiệu Alaska sắp sinh

Trước khi trở dạ khoảng 2-4 giờ, Alaska mẹ thường có các biểu hiện rõ rệt như: Đi lòng vòng đánh hơi tìm chỗ đẻ, thở dốc, dáng điệu khó nhọc, có rên rỉ, lộ rõ vẻ đau đớn, thai trong bụng động đậy có dấu hiệu dịch chuyển xuống dưới.

Lúc này, điều bạn cần làm là đi chuẩn bị ngay ổ đẻ. Nơi đặt ổ đẻ phải khô ráo, sạch sẽ, kín đáo không có gió lùa. Bạn có thể lấy khăn sạch xếp thành nhiều lớp chồng lên nhau hoặc sử dụng các lớp giấy báo để tạo độ mềm. Nên chuẩn bị thêm chút nước ấm, cồn khử trùng, vải bông, kéo,… Bạn cũng nên gọi trước cho bác sĩ thú y đề phòng chó mẹ khó sinh.

Lưu ý khi chó Alaska mẹ sinh con

Siêu Pet khuyên bạn nên để Alaska mẹ tự sinh, không nên can thiệp vào ngay vì đó là bản năng của chúng. Nếu thấy dấu hiệu khó đẻ, tình trạng nguy hiểm (trở dạ từ 2-3h mà chưa sinh) thì cần gọi ngay cho bác sĩ thú y để tiến hành mổ đẻ, tránh để lâu quá khiến cún con có thể ngạt thở.

Thời gian Alaska sinh khoảng từ 4-10 tiếng và phụ thuộc vào số lượng con nhiều hay ít. Khi cún mẹ sinh xong, bạn nên cho chúng uống một ít sữa ấm hoặc một ít nước muối để làm sạch ruột. với những bé Alaska mới sinh thì cho bú ngay sữa mẹ để tăng sức đề kháng.

Chuồng của Alaska mẹ sau sinh nên đặt ở nơi ấm áp, yên tĩnh, ít người qua lại. Sau khi sinh xong, bản năng bảo vệ con của cún mẹ rất cao nên dễ căng thẳng, hung dữ nếu thấy người lạ lại gần.

Chăm sóc chó Alaska mẹ sau sinh

Sau khi sinh, bạn nên thiết lập 1 khẩu phần ăn dinh dưỡng theo từng giai đoạn của cún mẹ. Trong 2-3 ngày đầu, thức ăn chính cho Alaska là cháo thịt bằm và uống sữa ấm. Những ngày tiếp theo, bạn có thể cho ăn như bình thường nhưng nên cung cấp thêm các thực phẩm chứa nhiều canxi như: Xương ống bò, cổ gà, vịt,… để tránh cho cún con bị thiếu canxi.

Đối với những bé Alaska mới sinh thì nên bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 2 tháng đầu. Bạn chỉ nên tách đàn khi cún đủ 2 tháng tuổi. Tách đàn sớm có thể khiến chúng nhút nhát, rụt rè, ốm yếu, bệnh tật. Alaska đủ 2 tuần tuổi thì nên bắt đầu tiêm phòng các loại vaccine 5 in 1 hay 7 in 1 để phòng tránh các bệnh nguy hiểm sau này.

Dựa vào kinh nghiệm nhiều năm trong chăm sóc Alaska, Siêu Pet khuyên bạn nên để Alaska mẹ đẻ tự nhiên. Toàn bộ quá trình không nên can thiệp vào nếu cún không bị khó sinh. Bạn chỉ cần đứng bên ngoài quan sát, chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng nếu có bất kỳ tình huống gì xảy ra thì mới nên can thiệp.

Hơn nữa, trong quá trình sinh con, Alaska mẹ trở nên hung dữ thất thường có thể tấn công bất kỳ ai chạm vào chúng. Bạn tuyệt đối không nên ngồi cạnh vuốt ve hay xoa bóp. Điều đó không giúp ích được gì mà chỉ khiến chó mẹ sợ hãi hơn.

Trường hợp Alaska mẹ quá mệt không thể tự sinh thì bạn mới nên can thiệp. Nếu sau 2-4 giờ mà chưa sinh được bé cún đầu tiên thì nên gọi bác sĩ thú y để tiến hành mổ đẻ.

Thông thường, Alaska mẹ sau khi sinh sẽ tự cắn dây rốn và liếm sạch người cho cún con. Nếu Alaska mẹ không thể thực hiện điều đó, bạn nên dùng kéo đã khử trùng và chỉ y tế cắt dây rốn cho cún con. Một số lưu ý trong quá trình cắt dây rốn bạn đọc có thể tham khảo như sau:

Kéo nên được khử trùng bằng cồn iot 5% hoặc cồn y tế 70 độ để đảm bảo không bị nhiễm khuẩn uốn ván.

Xác định điểm cắt dây rốn cho cún con nên cách da bụng 1cm. Sau đó bạn lấy chỉ thắt lại và dùng kéo cắt.

Không cắt quá sát da bụng, bởi cún con có thể bị hernia rốn sau này.

Ăn nhau thai là phản xạ tự nhiên của chó mẹ và không hề có hại gì cả.

Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên cho chúng ăn 1-2 nhau thai. Ăn toàn bộ có thể khiến cún mẹ bị khó tiêu sau sinh. Cũng có một số trường hợp Alaska mẹ bị nôn sau khi ăn. Bạn đừng lo lắng vì đó cũng chỉ là phản xạ tự nhiên của cún mẹ mà thôi.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khó đẻ

Do chó Alaska mẹ quá lớn tuổi: Thường trên 4 tuổi khung xương chậu ở cảnh khuyển đã không còn sự đàn hồi, ít giãn nở nên thường dẫn đến chứng khó đẻ. Tốt nhất, bạn chỉ nên cho Alaska sinh sản khi chúng nằm trong độ tuổi từ 18-36 tháng tuổi.

Do tâm lý của Alaska mẹ khi sinh bị hoảng loạn, sợ hãi, gây xuất huyết, vỡ nước ối dẫn đến khó đẻ. Người chủ vuốt ve, vỗ về trong khi sinh cũng là nguyên nhân gây khó đẻ hoặc đẻ lâu ở cảnh khuyển.

Do quá trình chăm sóc khi Alaska mẹ mang thai không hợp lý: Cho chúng ăn quá nhiều chất nhưng lại ít vận động dẫn đến thai to không thể sinh đẻ tự nhiên và bắt buộc phải mổ.

Dấu hiệu chó Alaska mẹ khó đẻ

Một vài dấu hiệu chứng tỏ cún mẹ bị khó đẻ như sau:

Cún mẹ rặn liên tục nhưng không ra. Từ lúc trở dạ 2-3 tiếng mà cún con đầu tiên chưa ra đời thì nên có biện pháp can thiệp.

Cún mẹ bị vỡ ối, thai có dấu hiệu ra nhưng bị kẹt ở phía dưới.

Xương chậu quá nhỏ thì bé cún nhà bạn không thể đẻ tự nhiên. Muốn nhận biết tình trạng này, bạn nên dẫn chúng đến khám bác sĩ thú y để có những phát hiện chuẩn xác nhất.

Chó Alaska một năm đẻ mấy lứa

Nếu được chăm sóc tốt để khôi phục sức khỏe sau sinh thì cảnh khuyển Alaska một năm có thể đẻ được tối đa 1 lứa. Cún mẹ sau sinh, tử cung bị giãn nở nên cần thời gian khôi phục lại như cũ. Có như thế lần sinh nở tiếp theo mới có thể thuận lợi. Việc sinh sản quá dày sẽ khiến cún mẹ bị sảy thai hoặc sinh non.

Siêu Pet gửi lời khuyên tới bạn đọc: Để chất lượng đàn con ra đời tốt nhất thì nên cho cún sinh sản một lứa cách nhau từ 18 tháng – 2 năm. Mỗi chú Alaska cũng chỉ nên nhân giống tối đa 3-4 lần trong suốt vòng đời của mình.

Chó Alaska bao lâu thì đẻ

Thông thường, Alaska thường đẻ từ 4-8 bé cho một lứa. Thời gian mang thai ngắn hay dài còn phụ thuộc vào chửa nhiều con hay ít con. Nhưng chắc chắn, thời gian mang thai đến lúc sinh sẽ giao động trong khoảng 2 tháng – 2 tháng rưỡi (60-68 ngày).

Phôi thai ngược ở cảnh khuyển có thể hiểu là tư thế khi ra đời của cún con. Thông thường đầu và 2 chân trước sẽ ra trước, hai chân sau và phần đuôi sẽ ra cuối. Nhưng khi cún con bị “phôi thai ngược” sẽ ra đời theo kiểu:

Ra hai chi trước nhưng phần đầu không thể ra nổi.

Phôi thai nằm chếch hướng, chỉ ra được một hoặc hai chi trước.

Phần đuôi ra trước sau đó mới đến đầu. Tư thế này khá nguy hiểm vì Alaska con có thể bị ngạt thở.

Nếu gặp trường hợp “phôi thai ngược” bạn nên kéo thai ra ngoài càng nhanh càng tốt để cún con không bị ngạt thở. Mà muốn kéo thai ra, bạn phải dùng tay chuyển thai về tư thế “thuận”: Đầu và 2 chi trước, đuôi và 2 chi sau ra cùng. Sau đó nhẹ nhàng kéo chúng ra.

Dựa theo kinh nghiệm của Siêu Pet thì trên 15 tháng tuổi là đủ điều kiện để cho Alaska phối giống và sinh sản lần đầu. Bạn nên bỏ qua lần salơ đầu tiên và bắt đầu cho chúng phối giống vào lần salơ thứ hai – khoảng 1,5 tuổi. Lúc đó, Alaska mới hoàn thiện tuyệt đối cả về cơ thể lẫn tâm lý.

Đánh giá 5* nếu bạn thấy thông tin trên là hữu ích.

Nguồn: https://sieupet.com/cho-alaska-sinh-san.html

Kỹ Thuật Nuôi Chó Becgie Sinh Sản

Hiện nay chó becgie Đức (GSD) đang rất được ưa chuộng tại Việt Nam vì thế đây là một cơ hội tốt cho những ai yêu thú cưng và muốn phát triển kinh thế gia đình bởi vì chăn nuôi chó sinh sản mang lại lợi nhuận vô cùng to lớn. 1.Chọn giống chó cái

Điều này rất là quan trọng vì bạn xác định chăn nuôi chó sinh sản là bạn đã xác định làm việc này trong nhiều năm liền chứ không phải làm 1-2 năm rồi bỏ. Vì thế lựa chọn chó cái làm giống làm sao để chú chó đó mang lại lợi nhuận trong nhiều năm liền, chúng đẻ cho bạn những lứa con chất lượng, khỏe mạnh, bụ bẫm… để bạn có thể dễ dàng bán con của chúng. Vậy làm sao để chọn được một chú chó giống tốt?

Chó becgie con 2 tháng tuổi

2.Chăm sóc chó cái sinh sản ngay từ khi còn bé

– Chó con sinh ra được một tuần ta chọn làm giống,để tập trung chăm sóc nuôi dưỡng tốt ngay từ những ngày đầu,phải cho bú lâu hơn chó thường,nhưng tránh nuôi chó cái béo quá hoặc quá gầy.

Chú ý cho ăn đầy đủ chất đạm,khoáng chất và các vitamin ngay từ đầu để khung xương phát triển đầy đủ, co to dễ đẻ.

– Thường xuyên cho chó cái dạo chơi vận động thoải mái trong bầu không khí trong lành và tắm nắng hợp lí. Khả năng sinh sản của chó cái xuất hiện vào khoảng 10-12 tháng tuổi,cá biệt có con sớm hơn (nếu nuôi tốt)nhưng cũng có con muộn hơn. Lúc này các tế bào sinh dục cái đã phân chia,tế bào trứng đã trưởng thành,mặc dù ở con cái đã xuất hiện khả năng sinh dục. Nhưng tầm vóc và sự phát triển cơ thể vẫn còn tiếp tục phát triển.

– Vì vậy, cho giao phối ở tuổi này là không hợp lý, vì những chó con này sinh ra khả năng sống và phát triển rất thấp. Tuổi giao phối thích hợp nhất cho chó cái là vào lúc được 18-20 tháng tuổi (nghĩa là bỏ qua 2 lần động dục) mà đến lần thứ 3 mới cho phối giống, ở thời điểm này sự phát triển cơ thể của chó cái đã hoàn thiện hơn. (Theo lý thuyết thì là như thế nhưng trên thực tế là đa số mọi người chỉ bỏ lần động dục đầu tiên và cho phối ngay ở lần động dục thứ 2)

– Tính ngày kết hợp theo dõi màu sắc chất thải ở cơ quan sinh dục chó cái. Nếu quyết định cho phối chính xác, khả năng thụ thai cao và số con sinh ra sẽ nhiều hơn.

3.Chăm sóc chó cái mang thai

– Sau khi chó cái giao phối xong, dự đoán chó có chửa, phải nuôi dưỡng đúng,ngoài khẩu phần ăn bình thường cần bồi dưỡng thêm có thể mỗi ngày cho ăn thêm từ 80-100 gam thịt nạc hoặc 2 quả trứng, có thể cho ăn thêm sữa tươi.

Trong 30 ngày đầu thai chưa rõ,chỉ từ tháng thứ 2 trở đi mới tháy rõ bụng và các hiện tượng ở con cái như: trọng lượng tăng lên nhanh, thân hình to ra, bầu vú căng dần .Việc nuôi chó cái đúng kỹ thuật cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để bào thai phát triển bình thường trong thời kỳ đầu mang thai, cho ăn mỗi ngày 3 bữa, 4 bữa những bữa ăn giảm về khối lượng nhưng tăng về chất lượng.

Chú ý: Phải có đủ nước sạch cho chó uống tự do vì thời kỳ này chó rất cần nước để cho quá trình trao đổi chất phát triển bào thai. Chuồng trại nuôi cần khô ráo,thoáng mát mùa hè có đủ ánh sáng, có ổ để cho chó vào nằm đẻ, phải kín và ấm, khô sạch vào mùa đông.

4.Chuẩn bị cho chó đẻ

– Dựa vào sổ phối giống để chuẩn bị chỗ cho chó đẻ. Thường thì từ 58 ngày trở đi kể từ ngày giao phối chủ chó phải chuẩn bị ổ cho chó đẻ và theo dõi thường xuyên để giúp đỡ cho chó đẻ. Thường thì trước ngày đẻ chó thường bỏ ăn, đi lại quanh chuồng liên tục để tìm chỗ đẻ, thở nhanh hơn, rất khó nhọc, có rên rỉ nhất là lúc chuyển dạ sự đau đớn tăng dần lên, chất nhầy ở âm hộ chảy ra nhiều hơn, có con lọt ra ngoài theo cái bọc lúc đó chó mẹ cắn rách cái bọc cho chó con chui ra.

– Chó con mới sinh ra, còn dính với dây rốn và nhau, sau đó chó mẹ cắn dây rốn và liếm khô chó con, tiếp tục sự chuyển dạ để đẩy chó con còn trong ổ bụng ra ngoài. Thường thì mỗi con đẻ ra cách nhau từ 15 đến 20 phút nhưng cũng có thể lâu hơn.Trong lúc chó đẻ phải chú ý quan sát chó có đẻ khó không.chó con đẻ ra yếu và bị ngạt phải có sự can thiệp của BS thú y: Xé bỏ màng nhau, dùng giấy vệ sinh lau khô chó con. Đặc biệt lau màng nhầy ở lỗ mũi và miệng để chó con thở dễ dàng. Thời gian đẻ của chó nhanh hay chậm tùy thuộc vào số con, tùy thuộc vào sức khỏe của chó mẹ. Nhưng một ca đẻ từ 3-10 giờ chó mới đẻ xong.

– Khi chó đẻ kết thúc, cần cho chó mẹ uống sữa nóng(ấm), nước đường cho thêm vitamin b1 để nghỉ ngơi từ 6-8 giờ mới cho chó ăn cháo thịt nạc hoặc trúng (bỏ lòng trắng): Chế độ ăn này duy trì trong vòng 24 giờ đầu,những ngày tiếp theo cho ăn từ 3-5 bữa.Sau lần ăn đầu tiên cần thay ổ lót cho chó con. Sau đó hàng ngày phải thay ổ lót, như vậy mới đảm bảo ổ nuôi sạch, chó con khỏe mạnh, ít bị bệnh.

Nguồn: chúng tôi được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Bệnh Ve Ký Sinh Trên Chó Alaska Bệnh Viện Thú Y Hải Đăng

Với 1 bộ lông dài và dày như vậy, chó Alaska khó tránh khỏi các bệnh về ký sinh trùng. Cụ thể là bệnh ve ký sinh trên chó Alaska.

Ve là một loại ký sinh trên chó, chúng ta đừng chủ quan về tác hại của nó. Ve không chỉ tranh chấp chất dinh dưỡng với vật chủ. Nếu nó mang trong mình mầm bệnh thì cũng có thể truyền một số bệnh nguy hiểm cho chó.

Thông tin về bệnh ve ký sinh trên chó Alaska Triệu chứng khi bị bệnh vê ký sinh trên chó Alaska

Vị trí mà ve hay bám vào để hút máu thường là: trong, ngoài vành tai; vùng cổ, các kẽ chân, dọc sống lưng. Nếu chó Alaska nhiễm bệnh nặng thì thậm chí ve có thể bám vào cả cơ thể.

Chúng có thể khiến chó bị viêm da, gây ngứa ngáy khắp cơ thể. Với giống chó ưa vận động như chó Alaska, chúng sẽ rất khó chịu và tự gây tổn thương cho mình. Không chỉ ngứa ngáy, viêm da mà thậm chí còn có thể nhiễm trùng, mưng mủ, loét da. Có quá nhiều ve trên cơ thể chó có thể khiến Alaska bị mất máu, sức khỏe kém, một số chỗ trên cơ thể bị xù xì, dày lên… Khi loại trừ ve trên cơ thể thì những triệu chứng đó sẽ giảm ngay.

Sẽ rất nguy hiểm nếu ve mang trong mình những bệnh truyền nhiễm như: rickettsia, leptospirosis, babesiosis.

Điều Trị bệnh ve ký sinh trên chó Alaska

Các loại thuốc có thể dùng để điều trị bệnh như:

Frontline: với các hoạt chất fipronil dùng để xịt và xoa lên lông chó, mèo. Liệu trình trị liệu mỗi lần trừ ve là một tháng.

Bayticol (flumethrin 6%): cách dùng pha 1ml cho 2 lít nước để tắm hoặc xịt cho chó Alaska.

Vòng đeo cổ Preventef (diazenon): đeo cho chó để trừ được ve trong 4 tháng.

Cách phòng bệnh ve ký sinh trên chó Alaska

Các cụ nói phòng bệnh hơn chữa bệnh quả là không sai. Để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh ve ký sinh trên chó Alaka, chúng ta nên định kỳ xịt thuốc sát trùng vào chỗ ở của chó Alaska, vách tường, góc nhà, sân. Dùng vòng đeo cổ trừ ve cho chó. Kiểm tra lông da thường xuyên. Tắm và sấy lông đúng cách là điều vô cùng cần thiết. Hiện tại, tại các bệnh viện thú y đã có thuốc tiêm trị vê rận cho chó mèo. Loại này có tác dụng lâu dài. Bạn có thể tham khảo.

Kỹ Thuật Nuôi Chó Cái Giống Sinh Sản

Nuôi chó và dạy chó, đấy là cả một nghệ thuật. Với những ai sắp sửa nuôi và đã nuôi hãy dành thời gian chăm sóc chó và tham khảo một số kinh nghiệm nuôi của những người đi trước để có thể nuôi được con chó như ý.

Chọn lọc theo phương pháp nghiên cứu họ phả, nghĩa là chọn chó bố mẹ làm giống phải tốt, đạt các tiêu chuẩn thể chất, ngoại hình theo ý muốn của người nuôi. Muốn có chó đạt các chỉ tiêu thể chất và ngoại hình như thế nào, thì phải chọn chó bố mẹ có chỉ tiêu thể chất, ngoại hình như vậy.

Thí dụ :Đối với chó xù Nhật Bản như thị hiếu hiện nay thì phải chọn chó cái sinh sản có bộ lông xù trắng toàn thân hoặc chỉ đốm nâu chai tai, lông dài và lượn sóng (xù xoăn), mặt gãy, mõm ngắn, mũi nâu hoặc đen, có chia thùy, tai cụp có lông dài xõa ra hai bên trán, trên mắt có lông xù xòa ra trước mặt, chân đều có lông xù dài, gọi là “đi ủng”, đuôi cong hoặc duỗi ra phía sau, nhưng phải có lông xù dài trùm phía mông, chân thấp.

Chó con sinh ra được một tuần ta có thể chọn làm giống, tập trung chăm sóc. Nuôi dưỡng tốt hơn ngay từ đầu, phải cho chó này bú nhiều hơn các con chó khác trong đàn. Chó cái giống tránh nuôi quá béo hoặc quá gầy, chú ý cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn như chất đạm, bột đường, chất khoáng và các vitamin để bộ khung xương phát triển đầy đủ và đảm bảo thể chất, ngoại hình hoàn chỉnh như mong muốn của chủ nuôi.

Thường xuyên cho chó cái dạo chơi vận động thoải mái trong môi trường không khí trong lành, tắm nắng hợp lý.

Khả năng sinh sản của chó cái xuất hiện vào khoảng 8 – 10 tháng tuổi, cá biệt có con sớm hơn (nếu nuôi tốt có con muộn hơn), lúc này các tế bào sinh dục cái đã phân chia, tế bào trứng đã trưởng thành, mặc dù ở con cái đã xuất hiện khả năng sinh dục, nhưng tầm vóc và sự phát triển thể lực của cơ thể còn đang tiếp tục phát triển. Cho nên cho giao phối ở tuổi này là không hợp lý. Những chó con ở tuổi này sinh ra khả năng sống và phát triển rất thấp. Tuổi thích hợp cho chó cái giao phối vào lúc 10 tháng tuổi, nghĩa là phải bỏ qua một lần động dục đầu, mà phải lần thứ hai mới cho phối giống, thời gian này sự phát triển của con cái đã hoàn thiện hơn. Cũng như chó đực, khi chó cái chuẩn bị cho phối giống cần bồi dưỡng trước kỳ là 15 ngày, cho ăn đủ chất đạm và các loại sinh tố, các chất giàu khoáng đa và vi lượng cần thiết cho sự phát triển của bào thai. Chuồng nuôi phải khô ráo, sạch, thoáng mát, đủ nước sạch cho chó uống thường xuyên.

Khi nuôi dưỡng chăm sóc chó nếu phát hiện chó cái động dục cần phải mở sổ ghi chép giờ ngày bắt đầu động dục (tính từ ngày chảy máu ở âm hộ đầu tiên) và cũng từ đó theo dõi chặt sự thay đổi màu sắc ở âm hộ con cái, chú ý cả chất nhầy thải ra, qua kinh nghiệm mà cho đực phối đúng ngày, đúng kỳ. Về mặt sinh lý chó, thường từ ngày thứ 9 trở đi đã có khả năng chịu đực.

Tính ngày, kết hợp với theo dõi màu sắc, chất thải ở cơ quan sinh dục cái, ta quyết định cho nhảy chính xác, khả năng thụ thai sẽ cao và số con đẻ ra sẽ nhiều.

3. Chăm sóc chó cái mang thai

Sau khi cho giao phối, dự đoán chó có thể có chửa, phải nuôi dưỡng tốt. Ngoài khẩu phần ăn bình thường, cần bồi dưỡng thêm. Mỗi ngày có thể cho ăn thêm từ 50 – 60 gam thịt nạc, hoặc 1 quả trứng và sữa tươi.

Trong 30 ngày đầu, thai chưa rõ, chỉ từ tháng 2 trở đi mới thấy rõ các hiện tượng ở con cái như : trọng lượng tăng nhanh, thân hình to ra, bầu vú căng dần. Thời gian mang thai trung bình của chó là 60 – 62 ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến 65 ngày. Việc nuôi chó cái đúng đắn, với đầy đủ chất dinh dưỡng có ý nghĩa to lớn. Trong nửa thời kỳ đầu mang thai cho chó ăn mỗi ngày 3 bữa, thời kỳ sau mỗi ngày 4 bữa, nhưng mỗi bữa giảm khối lượng (vẫn đảm bảo chất lượng).

Dựa vào sổ phối giống để chuẩn bị cho chó đẻ, thường từ ngày thứ 58 trở đi phải chuẩn bị ổ đẻ và trực thường xuyên để giúp đỡ chó đẻ. Trước khi đẻ 1 ngày chó cái bỏ ăn, đi lại liên tục quanh chuồng, tìm chỗ đẻ, hô hấp nhanh hơn, dáng điệu khó nhọc, chó rên rỉ, nhất là lúc chuyển dạ, sự đau đớn tăng lên, chất nhầy từ âm hộ chảy ra nhiều có con lọt ra ngoài theo cái bọc, lúc đó chó mẹ cắn rách bọc để chó con chui ra.

Chó con sinh ra, còn dính với dây rốn và nhao, sau đó chó mẹ cắn đứt dây rốn, và liếm khô chó con. Tiếp tục là sự chuyển dạ để đẩy các chó con còn trong bụng ra ngoài. Thường thường, khoảng cách giữa trước và sau một khoảng thời gian là 20 phút, có thể kéo dài từ 1 – 1,5 giờ. Trong khi chó đẻ phải quan sát đề phòng đẻ khó, chó con đẻ ra yếu và bị ngạt (khi đó phải có sự hỗ trợ ngay của cán bộ kỹ thuật). Thời gian đẻ của chó nhanh chậm tùy số lượng chó con, tùy sức khỏe chó mẹ và các điều kiện khác, nhưng thường từ 4 – 10 giờ mới kết thúc.

Khi chó đẻ xong, cần cho chó mẹ uống sữa hoặc nước đường, và nghỉ ngơi khoảng 6 – 8 giờ mới cho ăn cháo thịt hâm nóng. Chế độ này duy trì trong 24 giờ đầu. Những ngày sau, mỗi ngày cho ăn từ 3 – 5 bữa. Sau lần cho ăn đầu tiên, cần thay đệm cho chó con, và sau đó mỗi ngày thay đệm 1 lần.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sinh Lý Và Bệnh Sinh Sản Trên Chó Đực trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!