Xu Hướng 3/2023 # Quy Định Về Lực Lượng Phụ Trách Bắt Chó Thả Rông # Top 8 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Quy Định Về Lực Lượng Phụ Trách Bắt Chó Thả Rông # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Quy Định Về Lực Lượng Phụ Trách Bắt Chó Thả Rông được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

 UBND TP.Biên Hòa trả lời thắc mắc của một số người dân chúng tôi Bình (TP.Biên Hòa) về lực lượng nào phụ trách bắt chó mèo thả rông, vì UBND cấp phường không đủ chuyên môn để thực hiện. 

Tại Khoản c, Mục 3, Điều 4, Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 9-1-2007 của Chính phủ về phòng, chống bệnh dại ở động vật quy định về trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và UBND các cấp trong phòng, chống bệnh dại.

Theo đó, UBND các cấp có trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện việc tiêm phòng vaccine cho chó mèo; áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác để phòng bệnh dại cho động vật; tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân tích cực tham gia phòng, chống bệnh dại cho người và động vật.

Kế hoạch số 4771/KH-UBND ngày 16-4-2020 của UBND TP.Biên Hòa về việc triển khai thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn thành phố năm 2020 có phân công nhiệm vụ cho từng đơn vị, ban, ngành cụ thể. Trong đó, UBND phường, xã thành lập các đội chuyên trách để bắt chó thả rông và chó mắc bệnh dại; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về địa điểm tạm giữ chó bị bắt để chủ vật nuôi đến nhận; áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ vật nuôi; quyết định biện pháp xử lý chó bị bắt giữ trong trường hợp sau 48 giờ, kể từ khi có thông báo mà không có người nhận theo đúng quy định của Nghị định số 05/2007/NĐ-CP.

Tuy nhiên, để xử lý vấn đề chó mèo thả rông tại chúng tôi Bình, Trạm Chăn nuôi và thú y Biên Hòa đề nghị UBND chúng tôi Bình căn cứ Kế hoạch số 4771/KH-UBND của UBND thành phố xây dựng kế hoạch triển khai trên địa bàn phường và liên hệ Trạm Chăn nuôi và thú y Biên Hòa để phối hợp thực hiện.

Gia An (ghi)

Mối Nguy Hiểm Từ Chó Thả Rông

Hiện nay, việc nuôi chó để giữ nhà, làm cảnh ở các gia đình từ thành thị đến nông thôn tương đối phổ biến, nhưng hầu như chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ như nhốt, xích lại trong nhà mà để chó thả rông chạy tự do ngoài đường.

Nhiều chủ nuôi không tiêm phòng cho chó dẫn tới tình trạng chó dễ bị mắc bệnh dại. Ngoài nỗi lo chó cắn người truyền bệnh dại thì chó thả rông còn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tai nạn giao thông cho người đi đường.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có từ 60.000 – 70.000 người chết do bệnh dại, trung bình cứ 10 đến 15 phút lại có một người chết vì bệnh dại. Còn ở nước ta tình trạng chó cắn người cũng có chiều hướng gia tăng, đặc biệt đã xảy ra tình trạng chó dại cắn người tập thể gây hoang mang, lo lắng trong nhân dân thời gian qua.

Ở một số nước, việc thả rông vật nuôi và gia súc, gia cầm bị cấm tuyệt đối. Nếu vi phạm, chủ vật nuôi không những bị phạt tiền, phạt tù rất nặng mà còn có thể bị cấm không được nuôi vật nuôi đó vĩnh viễn. Còn ở nước ta việc sở hữu chó, mèo hay những vật nuôi khác hiện nay rất dễ dàng và hầu như không qua đăng ký hay khai báo. Hiện nay có nhiều quy định về chăn nuôi chó, mèo như quy định trong Luật Chăn nuôi, một số nghị định của Chính phủ và thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, khi muốn nuôi động vật như chó, mèo, người dân phải đăng ký với trưởng thôn để lập danh sách, trình UBND cấp xã, phường cấp sổ quản lý. Vật nuôi thường xuyên xích, nuôi nhốt trong nhà, không được thả rông. Khi dắt chó đi dạo nơi công cộng phải có dây xích, rọ mõm; phải được tiêm phòng hằng năm… Nhưng dường như người dân cũng như chính quyền các địa phương đều lơ là các quy định về quản lý, tiêm phòng động vật nuôi. Chính vì sự nguy hiểm của nạn chó thả rông như hiện nay ở nước ta, đòi hỏi các ngành chức năng cần tăng cường nhắc nhở, kiểm tra và xử phạt thật nghiêm các hộ gia đình thả rông chó ra đường, không thực hiện đăng ký và tiêm phòng đúng quy định. Ðồng thời thường xuyên tổ chức các đợt truy quét, bắt hết chó thả rông chạy ngoài đường. Có như vậy mới bảo đảm được an toàn cho người đi đường cũng như hạn chế tai nạn giao thông xảy ra.

Theo nhandan.vn

Khó Khăn Trong Quản Lý Chó, Mèo Thả Rông

Theo Điều 6, Nghị định 05/2017/NĐ-CP về việc phòng, chống bệnh dại ở động vật do Chính phủ ban hành ngày 9/1/2017 quy định rất rõ ràng: “Chủ nuôi chó phải đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư; xích, nhốt hoặc giữ chó; đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người xung quanh. Ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị khi đưa chó ra ngoài, phải nhốt, giữ chó trong chuồng, cũi hoặc phải rọ mõm và có người dắt…”. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Lai Châu, việc khai báo, đăng ký với chính quyền cơ sở của các hộ gia đình có nuôi chó, mèo hầu như chưa được thực hiện do ý thức của các hộ chăn nuôi chưa cao. Người dân nuôi chó, mèo chủ yếu là nuôi thả rông. Việc xích, nhốt giữ chó trong chuồng, cũi hoặc khi đưa chó ra ngoài, nơi công cộng, phải có rọ mõm và có người dắt rất ít được thực hiện, ngay cả ở khu vực thành phố và các thị trấn, thị tứ. Tại một số huyện: Phong Thổ, Tam Đường, Sìn Hồ, chính quyền cơ sở đã quan tâm chỉ đạo, triển khai tới các hộ gia đình có nuôi chó, mèo để thực hiện việc khai báo, đăng ký với chính quyền cơ sở, nhưng việc triển khai chưa được thực hiện thường xuyên, đồng bộ và triệt để.

Tình trạng chó thả rông không rọ mõm vẫn diễn ra phổ biến trên địa bàn thành phố Lai Châu.

Năm 2018, trên địa bàn một số huyện: Sìn Hồ, Phong Thổ, Than Uyên và thành phố Lai Châu đã tổ chức bắt chó thả rông. Công tác xử lý vi phạm hành chính trong phòng, chống bệnh dại trên động vật theo Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ đã được áp dụng nhưng còn hạn chế. Cụ thể mới xử lý 3 trường hợp vi phạm tại huyện Phong Thổ với số tiền phạt 1,8 triệu đồng. Các địa phương khác chỉ thực hiện cảnh cáo, nhắc nhở hộ gia đình có chó thả rông bị bắt và thu tiền thức ăn, công chăm sóc nuôi dưỡng trong thời gian chó bị bắt giữ. Việc có rất ít trường hợp bị xử phạt hành chính là do chính quyền cơ sở chưa kiên quyết, mạnh tay trong xử lý các trường hợp vi phạm. Đồng thời, việc bắt và xử lý chó, mèo thả rông không được thực hiện thường xuyên, chỉ thực hiện khi có dịch và có người chết vì chó dại cắn hoặc trong các chiến dịch của các cấp chính quyền tổ chức phát động.

Trao đổi với phóng viên, đồng chí Phạm Anh Hùng – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: Hiện nay, công tác quản lý chó, mèo thả rông gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đầu tiên có thể kể đến đó là phương thức chăn nuôi. Đặc thù chăn nuôi chó, mèo trong các hộ dân là làm cảnh, trông giữ nhà, nhiều hộ nuôi làm kinh tế, nuôi lấy thịt, vì vậy, số lượng nuôi thông thường từ 1 – 3 con và có thể nhiều hơn. Việc chăn nuôi chó, mèo hầu hết theo phương thức thả rông, đặc biệt là ở đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, xa còn rất phổ biến. Đó là một thách thức không nhỏ trong công tác quản lý đàn chó mèo, giám sát dịch bệnh dại, triển khai tiêm phòng nói riêng, phòng chống dịch bệnh nói chung. Công tác truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân trong việc khai báo với chính quyền và quản lý chó, mèo không được thả rông hay phải đeo rọ mõm khi mang ra nơi công cộng gặp không ít khó khăn, bất cập. Trong quá trình nuôi, người dân chưa có ý thức đăng ký nuôi chó, số chó nuôi nhiều nhưng đăng ký ít; nơi nào làm tốt việc tuyên truyền thì người dân chỉ đăng ký định kỳ, không đăng ký mới khi phát sinh thêm như việc mua mới hoặc chó, mèo sinh sản tại gia đình. Chưa ý thức được việc nuôi nhốt, xích chó, đeo rọ mõm, nên chất thải được thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan đô thị. Đa số chính quyền địa phương chưa quản lý tốt chó nuôi, nhất là chó mới phát sinh, việc quản lý hiện mới chủ yếu là thống kê để thực hiện tiêm vắcxin phòng dại. Việc buôn bán, giết mổ chó mèo gần như tự do, chưa có sự quản lý của cấp chính quyền, chưa có quy trình giết mổ chó nên cơ quan Thú y rất khó kiểm tra, quản lý đối với các cơ sở, điểm giết mổ chó trên địa bàn.

Cần kiên quyết xử lý trường hợp vi phạm

Để quản lý hiệu quả tình trạng trên, cần cương quyết yêu cầu chủ nuôi chỉ nuôi trong khuôn viên gia đình, quản lý nuôi xích, nhốt hoặc đeo rọ mõm khi đưa chó ra nơi công cộng và tổ chức tiêm phòng vắcxin bắt buộc cho chó theo quy định. Cần công khai và có biện pháp xử lý nghiêm các hộ không đăng ký chó nuôi, thả rông chó, không chấp hành tiêm vắcxin phòng dại cho chó. Thành lập và duy trì tổ bắt chó thả rông theo quy định và áp dụng chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ nuôi không chấp hành quy định về quản lý cho nuôi theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. Thực hiện việc thông tin trên các phương tiện truyền thông của địa phương và niêm yết tại trụ sở của UBND xã, phường, khu dân cư, tổ dân phố đối với các hộ có nuôi chó vi phạm các quy định trong phòng chống bệnh dại.

Các địa phương cần chủ động tổ chức triển khai đầy đủ các nội dung trong Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 09/5/2018 của UBND tỉnh Lai Châu về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo hệ thống mạng lưới thú y cơ sở giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn chó, phát hiện và xử lý kịp thời theo quy định; chỉ đạo việc quản lý và tổ chức thống kê tổng đàn chó mèo, theo dõi rà soát biến động đàn chó, mèo trên địa bàn; lập sổ sách theo dõi số lượng chó, mèo của từng hộ gia đình; phối hợp với ngành y tế trong thông tin dịch bệnh, xử lý ổ dịch; phối hợp với các cơ quan báo, đài thông tin tuyên truyền về những quy định khi nuôi chó mèo, tính chất nguy hiểm của bệnh dại và biện pháp phòng chống hiệu quả. Chính quyền các địa phương cần vào cuộc, quyết liệt có biện pháp quản lý chó mèo, cấm thả rông, tiêm phòng triệt để, đồng thời tăng cường lực lượng kiểm tra, xử phạt theo quy định để răn đe các trường hợp cố tình không chấp hành.

Đối với người chăn nuôi cần chủ động và phối hợp với cơ quan chức năng trong việc quản lý đàn chó mèo cũng như trong công tác phòng chống bệnh dại; đăng ký, khai báo và thực hiện nghiêm các quy định về quản lý chó mèo, đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y trong chăn nuôi, chỉ được nuôi thả chó trong khuôn viên của gia đình, chuồng nuôi phải được che chắn, cách ly. Khi đưa chó ra khỏi khuôn viên của gia đình phải có dây xích, rọ mõm và có người dắt. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin, đặc biệt là vắcxin phòng dại định kỳ hàng năm. Khi phát hiện chó, mèo có những biểu hiện bất thường như: bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao, hung dữ khác thường thì báo ngay cho nhân viên thú y xã, trưởng bản, tổ dân phố và chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời.

Lại Một Vụ Chó Thả Rông Cắn Người Be Bét Máu Ở Biên Hòa, Đồng Nai

Lại một vụ chó thả rông cắn người be bét máu ở Biên Hòa, Đồng Nai. Vụ việc ngay sau khi được chia sẻ trên diễn đàn xã hội đã khiến nhiều người tỏ ra bất bình. Lại một vụ chó…

Lại một vụ chó thả rông cắn người be bét máu ở Biên Hòa, Đồng Nai. Vụ việc ngay sau khi được chia sẻ trên diễn đàn xã hội đã khiến nhiều người tỏ ra bất bình.

Lại một vụ chó thả rông cắn người be bét máu ở Biên Hòa, Đồng Nai

Khoảng 17h ngày 16/3 một người đàn ông khi đi qua khu chung cư An Bình, Biên Hà bất ngờ bị con chó của một nhà dân gần đấy lao ra cắn bị thương ở chân trái.

Theo người dân sống gần đấy cho biết, chủ của con chó đi vắng, lại quên không xích lại nên chó lao ra đường cắn người.

Vì bị chó tấn công bất ngờ nên người đàn ông không kịp phản xạ để tránh. Nạn nhân bị chó cắn khá nặng, máu chảy be bét ở chân.

Lại một vụ chó thả rông cắn người be bét máu ở Biên Hòa, Đồng Nai

Quan sát trong clip, ngay sau khi bị chó lao vào cắn, người đàn ông kia rất hoang mang, chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra. Người này liên tục kêu lên” Chó nhà ai không nhốt vào để cắn người chảy máu thế này“. Con chó vẫn đứng gần nạn nhân sủa rất hung dữ khiến những người dân không ai dám lại gần để đuổi nó đi.

Vài phút sau, ông đã bình tĩnh lại để gọi điện cho người thân để đưa đến bệnh viện.

Chia sẻ clip trên diễn đàn, rất nhiều thành viên bức xúc vì việc những gia đình nuôi chó không nhốt cẩn thận để xảy ra tình trạng người đi đường bị chó cắn.

Bạn Nguyễn Đức Uy nói: ” Bị chó cắn thì tốt nhất là nên đi tiêm. Vì nhìn có vẻ con chó bình thường không có bệnh, nhưng biết đâu được có thể nó đang ủ bệnh“.

Lại một vụ chó thả rông cắn người be bét máu ở Biên Hòa, Đồng Nai. Hiện nạn nhân đã được đưa đi bệnh viện

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ chó cắn người rất nguy hiểm.

Ngày 12/3, trên mạng xã hội facebook lan truyền một đoạn video ghi lại cảnh 4 con chó “Tây” lao vào cắn xé một người đàn ông khiến nhiều người xem không khỏi rùng mình.

Theo đó, vào khoảng 10h sáng 12/3/2016, một người đàn ông đang dắt 4 con chó (2 con giống Rot và 2 con Doberman) đi bộ trong một con ngõ nhỏ thì bất ngờ bị cả 4 con chó lao vào cắn.

Lúc đầu, người đàn ông cầm xích dắt 4 chú chó “Tây” đi vào trong ngõ. Vừa ngồi xuống như định tháo xích và xoa đầu con chó nhỏ thì người này lập tức bị con chó to lớn nhảy lên tấn công.

Người đàn ông né tránh và quát nhưng chúng không dừng lại và cứ thế liên tiếp thay nhau lao vào tấn công, cắn xé chân tay, áo quần người này. Cánh tay phải nạn nhân bị chúng cắn trọng thương.

Phải đến khi một người đàn ông lớn tuổi cầm chiếc gậy vào xua đuổi và một người khác vào tiếp ứng thì 4 chú chó “Tây” mới buông tha cho nạn nhân.

Vụ việc được cho là xảy ra tại một con ngõ nhỏ ở khu vực Phúc Xá (Ba Đình, Hà Nội). Thông tin ban đầu, người đàn ông bị tấn công trong đoạn video chính là chủ của 4 “hung thủ”, hiện người này đang được cấp cứu tại bệnh viện.

Lại một vụ chó thả rông cắn người be bét máu ở Biên Hòa, Đồng Nai

Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Định Về Lực Lượng Phụ Trách Bắt Chó Thả Rông trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!