Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Xử Trí Khi Bạn Bị Chó Dại Cắn được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh dại là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Theo thống kê WHO 90% các ca nhiễm dại ở người đều do chó dại cắn. Vậy bạn cần làm gì khi bị chó dại cắn? Bài viết được chia sẻ bởi chuyên gia y tế Hoàng Thị Hậu – Giảng viên Cao đẳng Dược tại HCM, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Tp.HCM.Bạn cần làm gì sau khi bị chó dại cắn
Việc đầu tiên bạn cần tìm hiểu thông qua chủ con vật xem con vật cắn bạn đã được tiêm phòng bệnh dại chưa.
Trong trường hợp bạn bị cắn khi đi ngang qua một con chó bị xích thì bạn nên dừng lại và kiểm tra xem vết cào hoặc cắn có làm rách da hay không đồng thời lấy thông tin tiêm phòng và tình trạng sức khỏe của chó từ chủ sở hữu.
Tất cả chó đã cắn người cần được cách ly, theo dõi kiểm tra các dấu hiệu bệnh dại trong vòng 10 ngày. Nếu con vật không có dấu hiệu bệnh dại sau 10 ngày thì bạn không cần tiếp tục tiêm phòng dại. Trong trường hợp ngược lại bạn sẽ phải tiêm phòng bệnh dại đầy đủ.
Các bước xử trí sau khi bị chó dại cắn
Trong bài viết, chuyên gia y tế Hoàng Thị Hậu – Giảng viên Cao đẳng Dược tại HCM, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chúng tôi chia sẻ tại tin y dược các bước xử trí sau khi bị chó dại cắn:
Đầu tiên bạn cần rửa sạch vết thương bằng xà phòng, bôi thuốc sát trùng làm sạch vết thương.
Sau đó bạn cần đến các trung tâm y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu bạn xử trí muộn dẫn đến virus dại di chuyển qua hệ thống thần kinh đến các cơ quan và não gây các biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh.
Làm gì khi chó nhà cắn hay tiếp xúc với virus dại?
Bạn cần liên lạc với các cơ quan kiểm soát và bảo vệ động vật hoặc các bác sĩ thú y trong trường hợp thú cưng của bạn bị cắn hoặc bạn nghi ngờ thú cưng bị động vật nhiễm bệnh dại khác cắn.
Giữ trẻ em và mọi người tránh xa vật nuôi cho đến khi thú cưng được bác sĩ thú y kiểm tra toàn diện.
Thú cưng của bạn cũng phải được cách ly với các động vật khác và tiếp xúc hạn chế với con người. Có hai loại cách ly đối với vật nuôi đã tiếp xúc với động vật dại:
– Cách ly 60 ngày: Dành cho thú cưng đã được tiêm phòng dại
– Cách ly 6 tháng: Dành cho thú cưng chưa được tiêm phòng dại trước đó.
Các bước sơ cứu khi bạn bị chó cắn
Quy trình sơ cứu khi bạn bị chó cắn sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết cắn.
Trường hợp da bạn bị xước hãy rửa vùng vết thương bằng nước ấm và xà phòng sau dó sát trùng bằng cồn iod
Trường hợp vết cắn chảy máu bạn hãy đắp một miếng vải sạch lên vết thương và ấn nhẹ xuống để cầm máu. Sau dó rửa sạch bằng nước và xà phòng, lau khô và sát trùng bằng cồn iod
Trong trường hợp vết thương tiến triển xấu đi và bạn cảm thấy đau hoặc sốt hãy đến các trung tâm y tế ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bạn cần tiêm ngay vaccine phòng dại trong các trường hợp nào?
Vết cắn ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục.
Khi bị chó dại cắn, chó có biểu hiện dại hay địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh, nạn nhân cũng cần đi tiêm phòng dại ngay lập tức.
Không cần tiêm ngay vacxin phòng dại trong các trường hợp nào?
Bạn không cần tiêm ngay vaccin phòng dại mà phải theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:
Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.
Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh.
Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn, nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích thì bạn nên nhanh chóng đi tiêm vaccine phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải tiêm phòng dại nữa.
Nguồn: Y sĩ đa khoa chúng tôi tổng hợp
Xử Trí Khi Bị Chó, Mèo Cắn
Đối với người Việt Nam, chó và mèo là loại vật nuôi quen thuộc và gần gũi trong mỗi gia đình. Tuy đây là những động vật khá khôn ngoan, quấn quýt với người nhưng vẫn có thể xảy ra nguy cơ bị chó, mèo cắn khi tiếp xúc hoặc đùa giỡn với chúng. Sẽ rất nguy hiểm nếu như những con vật đó chưa được tiêm phòng và mang vi rút bệnh dại. Việc xử trí đúng khi bị chó, mèo cắn là rất quan trọng.
Đầu tiên cần rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút rồi tiến hành sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode, nhằm làm giảm tối thiểu lượng vi rút xâm nhập nơi vết cắn. Sau đó dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương.
Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không để vết thương bị trầy xước, bầm dập. Đặc biệt, không được tùy tiện sử dụng thuốc Nam theo mọi người mach bảo để điều trị. Sau khi sơ cứu, cần đưa người bị chó (mèo) cắn đến các cơ sở y tế để các bác sĩ khám và có chỉ định điều trị thích hợp.
Nếu vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương thì có thể tiêm phòng uốn ván và theo dõi con vật đã cắn. Vì vết thương do chó cắn đều làm da bị rách, dễ nhiễm các loại tạp khuẩn, đặc biệt là vi rút bệnh dại từ nước bọt của chó và vi rút uốn ván từ móng của chó. Nếu sau 10 ngày mà chúng vẫn bình thường thì có nghĩa là khi cắn người nó chưa bị dại, không thể lây bệnh sang người. Tuy nhiên trong thời gian theo dõi, nếu con vật phát bệnh, bị ốm hoặc bị chết (với bất cứ nguyên nhân nào) hoặc bỏ đi… thì cần phải tiêm phòng ngay. Chó bị bệnh dại có 2 thể lâm sàng là thể điên cuồng và thể liệt. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 5 ngày, chó dại thường bỏ ăn, những thói quen hàng ngày của nó bị thay đổi; nhiều khi thể hiện sự vui mừng hay hung dữ quá độ trong vòng vài giờ đến vài ngày. Sau đó là giai đoạn lên cơn, con vật luôn vận động, tiếng kêu khàn giọng, sủa kéo dài rồi rướn cao lên thành tiếng rú ghê rợn. Những kích thích nhỏ đều làm nó lên cơn điên dại, thường chồm vào người, súc vật hoặc đồ vật chung quanh và cắn rất mạnh. Chó dại thường bỏ nhà, chạy rông và gặp bất kỳ ai cũng cắn. Sau vài ngày, nó phờ phạc, gầy mòn, kêu thất thanh rồi bị liệt và chết trong vòng 7 ngày. Trái lại, có loại chó dại lên cơn nhưng không hung dữ, chỉ nằm im một chỗ, nước bọt chảy nhiều, chó không sủa, không cắn và chết trong vòng từ 3 – 5 ngày.
Nếu bị cắn nhiều chỗ hoặc bị cắn ở những vùng gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục… phải tiêm vaccin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay, bất kể con vật cắn có bị dại hay không. Nếu đến tiêm muộn, hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm hoặc không còn tác dụng.
Ngoài ra, những người có nguy cơ bị nhiễm virus dại như: nhân viên thú y, chăm sóc thú rừng, làm trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc với virus dại… cũng cần tiêm vaccin phòng bệnh dại.
Khi con vật đã bị dại thì trong tuyến nước bọt và các dây thần kinh đều có vi rút dại, các bộ phận khác cũng có thể chứa vi rút nên rất nguy hiểm. Do đó tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp và không dùng làm thức ăn cho người và gia súc.
Hiện nay, tại các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, đều có thể tiếp nhận bệnh nhân đến tiêm phòng bệnh dại. Mặt khác, để đẩy lùi bệnh dại nhất là vào thời điểm hiện nay nên hạn chế việc nuôi chó, mèo. Nếu nuôi thì phải xích, nhốt rọ mõm lại, tránh để chó, mèo chạy rông và phải tiêm phòng dại cho vật nuôi theo quy định, để phòng tránh những hậu quả đáng tiếc./.
Trẻ Bị Thú Cưng Cắn, Bạn Đã Xử Trí Đúng Cách Chưa?
1. Vết cắn từ thú cưng trong nhà có nguy hiểm không?
Hầu hết các vết cắn từ vật nuôi là từ chó hoặc mèo. Nguy cơ chính trong vết cắn của thú cưng là nhiễm trùng vết thương nghiêm trọng, không phải bệnh dại. Nếu trẻ bị mèo cắn, khả năng dễ bị nhiễm trùng hơn là chó cắn. Vết thương gây ra bởi móng vuốt nên được điều trị giống như vết thương cắn. Bởi vì chúng có thể bị nhiễm nước bọt của thú cưng.
Những vật nuôi nhỏ trong nhà như chuột, chim… không mang bệnh dại. Vết thương từ những loài này thường không cần điều trị gì. Loại vết thương này hiếm khi đâm sâu qua da.
Nếu con bạn đã bị bất cứ loài vật nào cắn, tốt nhất là đưa trẻ đến khám Bác sĩ.
2. Nếu thú cưng có thể bị bệnh dại, bạn cần làm gì?
Trong trường hợp bạn nghi ngờ rằng trẻ có nguy cơ bị bệnh dại sau khi bị thú cưng cắn bạn nên:
Rửa vết thương ngay lập tức với nhiều nước và xà phòng trong 10 phút. Nên rửa kỹ vết thương dưới vòi nước.
Đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Trẻ cần được kiểm tra và chích ngừa vắc xin và . Nếu không chích ngừa vắc-xin bệnh dại, con bạn có thể tử vong.
Nếu con vật bị bắt hoặc chết, tránh mọi tiếp xúc với chúng. Nước bọt hoặc máu từ động vật dại có thể lây bệnh cho người.
Sơ cứu vết cắn sâu
Rửa vết thương bằng nước và xà phòng trong 10 phút trước khi đưa trẻ đến bệnh viện. Hầu hết các vết cắn của động vật cần được Bác sĩ thăm khám vì vết thương thường bị nhiễm trùng. Làm sạch vết thương cẩn thận trong bệnh viện là cách tốt nhất để giữ vết cắn không bị nhiễm trùng. Việc đó quan trọng hơn cả việc dùng thuốc kháng sinh.
Sơ cứu vết cắn nông
Đối với những vết thương không rách sâu vào da, hãy rửa vết thương bằng nước và xà phòng trong 10 phút. Bạn có thể thoa thuốc mỡ kháng sinh vào vết thương hai lần một ngày. Ngoài ra, nên để vết thương tiếp xúc với không khí hoặc dùng một lớp gạc mỏng che phủ lên nó nếu đó là khu vực dễ bị bẩn.
Giảm đau
Nếu trẻ thấy khó chịu vì đau ở vết thương, bạn có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen. Để biết liều lượng của thuốc, bạn có thể tham khảo ý kiến Bác sĩ.
4. Làm thế nào có thể ngăn ngừa trẻ bị thú cưng cắn?
4.1. Tránh tiếp xúc với loài vật lạ
Tránh những động vật không rõ nguồn gốc. Nếu trẻ nhìn thấy một con chó mà trẻ không biết và nó đi lang thang xung quanh, không được giám sát, hãy tránh xa con chó và xem xét rời khỏi địa điểm đó.
Dạy trẻ tự tin, lặng lẽ bước đi nếu chúng đối mặt với một con chó hung dữ. Hướng dẫn con bạn đứng yên nếu một con chó đi theo chúng. Sau đó, tạo tư thế phòng thủ, đứng cúi đầu xuống, hai tay thấp và siết chặt trước mặt. Nếu trẻ bị tấn công, hãy dạy chúng che đầu và cổ bằng cánh tay, cuộn tròn thành một quả bóng.
Tránh làm tình hình căng thẳng hơn bằng cách la hét, chạy, đánh hoặc có những động tác bất ngờ về phía con vật.
Nếu một con chó đi ngủ hoặc đến nơi ở của chúng, đừng làm phiền chúng. Một con chó cần một nơi thoải mái và an toàn. Đó là nơi đứa trẻ không bao giờ được đến gần. Nên để chuồng của chó ở gần khu vực gia đình, nơi gia đình thường xuyên dành thời gian với nhau. Đừng cô lập con chó của bạn. Bạn có thể vô tình khuyến khích chúng sẽ có hành vi xấu.
Dạy con bạn rằng con chó không phải lúc nào cũng muốn chơi với trẻ. Khi con chó rời đi nghĩa là nó không muốn chơi tiếp. Nó sẽ trở lại chơi nhiều hơn nếu nó cảm thấy thích trẻ. Đây là một cách đơn giản giúp trẻ có thể biết khi nào một con chó muốn chơi và khi nào thì không thích.
Không bao giờ chọc ghẹo thú cưng bằng cách lấy đồ chơi, thức ăn của chúng. Hay dọa đánh hoặc đá, kéo tai hoặc đuôi. trèo lên hoặc cố gắng cưỡi chúng.
Nói với trẻ cần để con vật một mình khi chúng ngủ hoặc ăn.
Đưa thú cưng ra khỏi phòng trẻ nhỏ trừ khi bạn có thể giám sát trực tiếp và liên tục.
Giáo dục trẻ em ở mức đơn giản mà chúng có thể hiểu. Đừng mong đợi trẻ nhỏ có thể hiểu ngôn ngữ cơ thể của thú cưng. Thay vào đó, nhắc nhở trẻ tập trung vào hành vi chúng thích và không thích. Giúp trẻ phát triển sự hiểu biết về hành vi của động vật khi trẻ lớn hơn.
Đừng giao cho trẻ quá nhiều nhiệm vụ đối với thú cưng quá sớm. Trẻ có thể chưa sẵn sàng. Hãy nhớ rằng nếu bạn tặng cho trẻ một con thú cưng, bạn cũng sẽ tự nhận cho mình nuôi một con thú cưng.
Bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện NGAY LẬP TỨC nếu:
Con vật có thể bị bệnh dại.
Răng hoặc móng vuốt của chúng đâm xuyên qua da. Nếu bị mèo cắn, vết thương có thể bị nhiễm trùng nhanh chóng và cần được điều trị kịp thời.
Vết thương có thể cần phải khâu lại.
Vết cắn có dấu hiệu nhiễm trùng. Vùng da xung quanh vết cắn sưng đỏ hay chảy dịch.
Con bạn bắt đầu có những triệu chứng không khỏe.
Đưa trẻ đến khám Bác sĩ nếu:
Trẻ thấy đau hơn vào ngày hôm sau.
Vết thương không lành sau 10 ngày.
Bạn có những mối quan tâm về sức khỏe của trẻ.
Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:
Phương Pháp Dạy Chó Cưng Lại Gần Khi Gọi
Một lệnh gọi về đáng tin cậy, nghĩa là chó cưng sẽ lại gần bạn mỗi khi được gọi, rất có lợi. Lệnh này có thể ứng dụng trong những công viên tự do để tránh cún cưng đối đầu với những những con chó khác và thậm chí có thể là biện pháp cứu hộ trong những tình huống nguy hiểm như khi chó cưng gặp phải xe cộ hay rắn rết.
Vậy tại sao dạy cún cưng lệnh gọi về đáng tin cậy lại vô cùng khó? Tại sao chó cưng không lại gần khi được gọi? Điểm chính để hiểu điều này là nhìn vào suy nghĩ của chó cưng. Địa điểm phổ biến nhất chúng ta mong đợi chó cưng nghe theo lệnh gọi về là khi chó cưng được thả đi dạo tự do hay ở công viên không yêu cầu xích chó.
Trong suy nghĩ của chó cưng, tình cảnh này thường là điểm nổi bật của ngày hoặc tuần, tùy thuộc vào bao lâu chúng được luyện tập xa nhà. Có nhiều thứ thú vị để xem, như nhiều người khác và nhiều chó cưng khác, không đề cập đến những mùi vị hấp dẫn để khám phá!
Hãy bắt đầu gia tăng khoảng cách dần dần giữa bạn và cún con. Hãy thưởng cho cún một miếng mồi cao cấp mỗi lần nó thực hiện thành công. Hơn nữa, lặp lại nhiều lần cho đến khi cún con thành công mọi lúc. Điều này là việc thiết lập một lệnh gọi về chắc chắn.
Sau đó chúng ta quyết định đã đến lúc phải về nhà và gọi chó cưng: “Rover, Lại đây!” Chó cưng phớt lờ, vì vậy chúng ta thử gọi to hơn một chút “Rooooooooooover, LẠI ĐÂY!” Mệnh lệnh của chúng ta rơi từ tai này qua tai kia bởi vì Rover tiếp tục khám phá và chơi đùa, phớt lờ sự chỉ bảo. Điều gì xảy ra tiếp theo? Những chú chó nghe lời hơn, cuối cùng lững thững quay trở lại người chủ và bắt buộc đi theo chủ.
Những chó cưng tinh nghịch hơn, thường nghe có sự chọn lọc, tiếp tục vui chơi trong khi chủ của chúng đuổi theo. Điều này thường trở thành một trò chơi nhưng cuối cùng chúng bị bắt lại và buộc phải đi theo chủ.
Một tình cảnh tương tự diễn ra mỗi lúc chó cưng được đưa đến công viên tự do và qua thời gian, chó cưng hiểu được rằng “lại đây” có ý nghĩa “thời gian vui chơi đã hết, chúng ta về nhà thôi”. Có gì lạ khi nhiều chó cưng phớt lờ lệnh gọi về? Bởi vì những người chủ chúng ta thường đặt kỳ vọng viển vông lên chó cưng của chúng ta.
Hãy làm cho đáng công sức
Là một chuyên gia về hành vi động vật xử lý những vấn đề hành vi, tôi thường giải thích với khách hàng rằng động vật làm điều gì có lợi cho chúng nhất. Ví dụ, trong trường hợp một chú chó phớt lờ hiệu lệnh gọi về ở khu vui chơi không cần xích cổ chó, tiếp tục vui chơi và khám phá có lợi hơn là nghe theo hiệu lệnh gọi về, bị bắt phải quay lại đi theo chủ và bị dẫn về nhà.
Nhiều chú chó liên tục cân nhắc giá trị và lợi ích từ hành vi của chúng. Nhiều người cũng làm điều này- họ sẽ tiếp tục làm việc được bao lâu nếu họ không được trả lương? Một khi phần thưởng hoặc sự khuyến khích bị mất đi thì hành vi sẽ sụt giảm hoặc mất hoàn toàn.
Giờ chúng ta hiểu hơn một chút tại sao nhiều chú chó không nghe theo hiệu lệnh gọi về, vậy thế nào để dạy chúng nghe lời đây? Theo lý thuyết thì nó vô cùng đơn giản. Chúng ta phải thú vị hơn và thưởng nhiều hơn những con người, những chú chó và những sự gây xao lãng khác ở khu vui chơi tự do.
Chúng ta phải thưởng nhiều hơn cho chó cưng để nó lại gần khi được gọi hơn là phớt lờ chúng ta và tiếp tục khám phá. Tuy nhiên, trong thực tế, điều này có thể khó.
Dù là với bất cứ sự huấn luyện nào, quan trọng là chọn được một loại phần thưởng làm tăng sức hấp dẫn chó cưng. Thứ gì thúc đẩy cún con hay chú chó nhất? Có phải thức ăn quyến rũ nhất? Có phải chó cưng sẽ nhảy qua cái vòng vì một món đồ chơi hoặc trò chơi đặc biệt? Hay sự âu yếm là phần thưởng chó cưng yêu thích?
Hãy đảm bảo bất kỳ cái nào bạn chọn thì nó phải là một phần thưởng đặc biệt, một thứ gì đó chỉ có được trong suốt những bài huấn luyện, hơn là thứ gì mà chó cưng thường xuyên có. Dùng nhiều phần thưởng khác nhau có kèm thêm một yếu tố bất ngờ khác.
Hãy bắt đầu từ nhỏ
Một cách lý tưởng, dạy lệnh gọi về nên bắt đầu từ lúc còn nhỏ, ngay vừa khi bạn mang cún con về nhà. Hãy quyết định cách thức tên gọi của lệnh gọi về là gì, kết hợp “lại đây” và tên của chó cưng được sử dụng một cách phổ biến.
Nếu bạn có một chú chó trưởng thành, có thể bạn vẫn dạy lệnh gọi về tốt đấy, tuy nhiên có thể không đảm bảo bằng việc chó cưng đã được huấn luyện từ lúc nó còn nhỏ. Bởi vì những trải nghiệm trước đó của một chú chó góp phần vào hành vi của nó hiện tại.
Nếu chú chó trưởng thành của bạn đã luôn luôn không nghe theo lệnh gọi về, dường như cứ tiếp diễn – hành vi (không nghe lệnh gọi về) đã tăng dần một cách cố hữu đến mức nó trở thành một thói quen.
Mặt khác, một chú chó đã được huấn luyện lệnh gọi về một cách thành công từ khi còn rất nhỏ, đã hình thành thói quen nghe lời.
Bắt đầu từ những điều cơ bả n
Hãy bắt đầu lệnh gọi về trong một căn phòng hoặc không gian có một vài sự gây xao lãng và duy trì những bài huấn luyện ngắn thôi (nhiều nhất là một vài phút). Tránh đưa vào nhiều thứ gây xao lãng sớm ở giai đoạn huấn luyện những hành vi mới sẽ giúp cho cún con giữ được tập trung và hiểu nhanh hơn.
Hãy gọi cún con lại gần bạn từ độ xa một vài mét, sử dụng hiệu lệnh mà bạn đã chọn được (“lại đây” hoặc tên của cún con). Hãy dùng đồ ăn cao cấp, nhiều lời khen ngợi và âu yếm thưởng cho cún khi nó lại gần bạn. Hãy lập lại điều này nhiều lần cho đến khi cún con lại gần mỗi khi được gọi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Xử Trí Khi Bạn Bị Chó Dại Cắn trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!