Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Huấn Luyện Hiệu Quả Chó Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ Tại Nhà được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bạn thực sự cảm thấy phiền phức khi phải thu dọn sản phẩm của thú cưng mỗi ngày, điều đó làm bạn cảm thấy ức chế và ghét bỏ chúng hơn. Nhưng trên thực tế chúng chẳng sai gì cả, chúng chỉ là những đứa trẻ chưa biết dạy dỗ và chính bạn mới là người sai trong vấn đề này. Bạn hãy giành thời gian để dạy dỗ, huấn luyện chúng đi vệ sinh đúng chỗ, và tình bạn giữa bạn và chúng ngày càng khăng khít hơn.
Bước 1: Xác định chỗ đi vệ sinh của cúnViệc xác định chỗ đi vệ sinh này là theo ý của bạn, bạn muốn chú chó của mình đi vệ sinh chỗ nào thì bạn xác định vị trí đó, sao cho bạn cảm thấy điều đó là hoàn toàn hợp lý, không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt trong gia đình của bạn.
Bước 2: Lập thời gian biểu cho các bữa ănBạn đang thắc mắc là tại sao không quan sát chúng đi vệ sinh ở đâu? Thời gian nào? Nhưng trên thực tế là các bữa ăn là yếu tố quyết định đến việc cún nhà bạn đi vệ sinh, từ việc lập thời gian biểu cho các bữa ăn, bạn sẽ nắm bắt được thời gian đi vệ sinh của cún một cách tốt nhất, có quy luật. Tùy từng người chủ mà số các bữa ăn và thời gian cho ăn của cún là khác nhau:
+ Số các bữa ăn thường là từ 2-3 bữa / 1 ngày.
+ Thời gian ăn :
Bữa sáng vào lúc 7 giờ
Bữa trưa vào lúc 12 giờ
Bữa tối vào lúc 19 giờ
Bước 3: Theo dõi thời gian lúc cún đi vệ sinhTại sao phải theo dõi thời gian lúc cún đi vệ sinh? Cứ cho chúng đi vệ sinh trong một thời gian cố định mà mình muốn thì có phải là tốt không?
Việc cho chúng đi vệ sinh trong một thời gian cố định mà bạn muốn là đúng nhưng trên thực tế thì đó như là một cực hình đối với chú chó của bạn vậy, mỗi chú chó có hệ bài tiết khác nhau, hệ tiêu hóa khác nhau, vì thế mà thời gian chúng tiêu hóa thức ăn, đào thải chúng ra ngoài là rất khác nhau. Việc theo dõi thời gian lúc cún đi vệ sinh là để ta lập ra một thời khóa biểu phù hợp, tránh tình trạng chúng nhịn đi vệ sinh quá lâu, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, hệ tiêu hóa của chúng.
Bước 4: Chuẩn bị một chút trước khi huấn luyệnBạn cần chuẩn bị một chiếc lồng nhỏ để nhốt cún, chiếc lồng này sẽ giúp bạn huấn luyện cún một cách dễ dàng, hiệu quả và nhanh chóng hơn. Vì với một khoảng không gian chật hẹp, chỉ đủ để chúng nằm thì chúng sẽ không bao giờ đi vệ sinh ra lồng cả. Ngoài ra đó sẽ là hình phạt của chúng khi chúng không nge lời bạn.
Vậy chọn lồng nhốt cún như thế nào?Bạn phải chọn một chiếc lồng có kích thước vừa đủ để cún xoay người thôi, không được rộng quá so với kích thước của chúng. Khi đó chúng không thể đi vệ sinh ra lồng được vì điều đó đồng nghĩa với việc chúng không có chỗ để nằm. Và khi muốn đi vệ sinh mà phải nhịn trong một khoảng thời gian thì chúng sẽ sủa ầm ỹ, và như thế là bạn biết chúng đang cần đi vệ sinh.
Thành lập một thời gian biểu phù hợp với bạn và tương tự như sau:
– 6:30: Thức dậy. Đưa cún ra chỗ muốn nó đi vệ sinh.
– 6:40 – 7:00: Cho cún chơi đùa tự do.
– 7:00 – 7:20: Cho cún ăn và uống (cất ngay đồ ăn và nước uống đi sau khi cho cún dùng xong).
– 7:20 – 7:30: Đưa cún ra chỗ muốn nó đi vệ sinh. Sau đó nhốt vào chuồng khi chủ đi làm (Hãy bỏ vào chuồng vài món đồ chơi cho cún gặm, ko được bỏ đồ ăn và nước uống).
– 18:00: Chủ đi làm về. Thả cún ra.
– 18:15 – 18:30: Dẫn cún ra chỗ muốn nó đi vệ sinh và sau đó cho cún chơi đùa tự do.
– 18:30: Cho cún ăn và uống (cất ngay đồ ăn và nước uống đi sau khi cho cún dùng xong).
– 19:00: Đưa cún ra chỗ muốn nó đi vệ sinh.
– 19:15: Nhốt cún vào chuồng.
– 23:00: Đưa cún ra chỗ muốn nó đi vệ sinh. Sau đó nhốt vào chuồng đến sáng.
Chú ý: Khi đưa cún đi vệ sinhKhi bạn nhìn thấy cún có bắt đầu động thái chuẩn bị đi vệ sinh thì lúc đó bạn hô khẩu lệnh VD: Rook , đái … Cany , đái …. Việc hô khẩu lệnh như thế sẽ dần hình thành phản xạ có điều kiện cho chúng, và sau này chỉ cần bạn hô như thế là chúng sẽ hiểu là chúng cần đi vệ sinh.
Khi cún đã đi vệ sinh đúng chỗ thì bạn cần khen thưởng chúng bằng cách vuốt ve, đó là xoa đầu chúng, xoa người để chúng cảm thấy dễ chịu. Sau khi chúng tự biết đi vệ sinh thì sau mỗi lần đi vệ sinh xong chúng sẽ chạy lại chỗ bạn, quấn quýt dưới chân bạn thì bạn lại cúi xuống khen thưởng chúng.
Khi cún đi vệ sinh sai chỗ mà bạn phát hiện thấy thì đừng quát nạt chúng và đừng làm chúng giật mình, bạn chỉ cần vỗ tay và nói “không đúng” vì chúng chẳng làm sai gì cả. Lỗi là do bạn chưa huấn luyện chúng thôi.
Mách Bạn Phương Pháp Huấn Luyện Chó Poodle Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ Hiệu Quả
Chó Poodle là giống chó săn vịt nổi tiếng bởi sự nhanh nhẹ, có thể di chuyển tốt dưới nước kể cả nước lạnh và rất nghe lời. Với ngoại hình dễ thương, bộ lông xù đặc trưng vừa dài, vừa xoăn với đủ màu sắc điệu đà mà Poodle được xếp vào top giống chó cảnh được ưa chuộng nhất tại Việt Nam.
1. Giới thiệu về chó Poodle 1.1. Nguồn gốcLà hậu duệ của giống chó French Water Dog, Barbet và Hungarian Water Hound. Poodle đã được biết đến trên khắp Tây Âu trong ít nhất 400 năm trở lại đây, tuy nhiên xuất xứ thật sự của chúng vẫn còn đang gây tranh cãi ở các nước Pháp, Đức, Đan Mạch.
1.2. Đặc điểm– Là một giống chó cỡ vừa chiều dài xấp xỉ bằng chiều cao tính bả vai. Kích thước lên đến 10 inches (25.4 cm).
– Tai gần đầu, dài và phẳng, có lớp lông lượn sóng. Hai chân trước và sau cân đối với kích thước cơ thể của chúng. Đuôi hướng lên cao.
– Bàn chân hình oval khá nhỏ và các ngón chân cong.
– Da mềm mại, đàn hồi và có sắc tố tương ứng màu với lông.
– Lông khá xoăn với nhiều màu như đen, xanh, bạc, xám, kem, mai, đỏ, trắng, nâu, hay màu cafe sữa. Chúng không dễ rụng như các giống chó khác
– Mông tròn và không xệ. Bắp đùi trên có cơ bắp phát triển và đẹp.
– Dáng đi nhẹ nhàng và nhún nhảy.
1.3. Các giống chó PoodlePoodle được chia thành 3 giống chính là Standard Poodle, Miniatures Poodle và Toy Poodle.
Toy Poodle
– Chiều cao: 24–28 cm (lý tưởng nhất là 25 cm), nặng khoảng 3– 4 kg.
– Sọ vừa phải, hơi tròn, mõm dài, thẳng. Mắt hình bầu dục được đặt khá xa nhau, có màu đen hoặc nâu.
Toy Poodle
Miniatures Poodle
Miniatures Poodle lớn gấp 2 lần so với Toy có chiều cao khoảng 28- 35 cm và cân nặng tối đa khoảng 9 kg.
Miniatures Poodle
Standard Poodle
Standard Poodle là giống chó có kích cỡ lớn nhất, chiều cao khoảng 35- 45 cm.
Do có thể hình lớn hơn nên Standard được nhiều người lựa chọn để nuôi làm thú cưng kết hợp với huấn luyện săn bắt.
Standard Poodle
Tuy nhiên, sau quá trình lai tạo thì hiện nay đã có thêm 2 giống chó mới là Teacup Poodle và Tiny Poodle
Teacup Poodle
– Kích thước nhỏ bằng một quả cam, ngoại hình vô cùng xinh xắn, đáng yêu.
– Sức đề kháng khá kém và dễ gặp những nguy hiểm khi mắc bệnh.
Teacup Poodle
Tiny Poodle
– Chiều cao tối đa là 20 cm, nặng khoảng 3.5 kg.
– Đôi tai dài, bộ lông đẹp và sức khỏe thì tốt hơn Teacup.
Tiny Poodle
1.4. Tập tính
– Poodle khá thông minh, hiền hòa, vui vẻ và hoạt bát, thích được chơi với mọi người.
– Với những chú chó nhỏ, cần cho tập thể dục thường xuyên nếu không muốn chúng trở nên nhút nhát, có những biểu hiện tiêu cực như cắn người, phá đồ đạc, gầm gừ, sủa nhiều.
– Thích gặm nhấm đồ đạc, trừ những thứ bị chủ nhân cấm trước đó.
– Poodle rất nhạy cảm, dễ giật mình, khá cảnh giác với người lạ.
2. Huấn luyện chó Poodle đi vệ sinh đúng chỗ như thế nào? 2.1. Cho chó ăn theo các bữa trong ngàyThức ăn là yếu tố quyết định đến việc đi vệ sinh của bất kỳ giống loài động vật nào. Bằng việc lên lịch trình thời gian các bữa ăn mà bạn có thể biết được quy luật thời điểm chó muốn đi vệ sinh.
Thời gian các bữa ăn phụ thuộc vào độ tuổi và giống chó. Khoảng thời gian phổ biển nhất là 7 giờ sáng, 12 giờ trưa và 7 giờ tối.
Cho poodle ăn theo bữa
2.2. Dẫn chó ra chỗ vệ sinh sau khi ăn tại địa điểm cố địnhThời gian đầu nên theo dõi chó sau khi ăn xem khi nào chúng muốn đi vệ sinh thông qua các biểu hiện như khịt mũi, ngửi và đánh hơi quanh nhà.
Nếu không có thời gian bạn có thể chờ khoảng 30- 45 phút sau khi ăn thì dẫn chó ra chỗ đi vệ sinh, chờ đến khi chó đi vệ sinh xong thì dẫn vào nhà. Chó con sẽ đi vệ sinh nhiều hơn chó lớn (cách khoảng 1 đến 2 tiếng) và thời điểm đi vệ sinh sau khi ăn cũng ngắn hơn.
Đưa chó đi vệ sinh đúng chỗ
2.3. Kiên nhẫn chờ đợi chó đi vệ sinh xongThời gian đi vệ sinh của chó phụ thuộc vào hệ thống tiêu hóa cũng như dạng thức ăn mà chúng ăn trước đó nhão hay khô
2.4. Nhốt chó vào chuồng hoặc xích lạiChó có tập tính không đi vệ sinh gần chỗ chúng ngủ hoặc ở. Chúng sẽ nhịn tiểu hoặc ị cho đến khi bạn đưa chúng đi vệ sinh lần sau.
Bỏ đồ chơi vào chuồng nhốt chó
2.5. Tạo mùiBạn nên thấm chút nước tiểu hoặc lấy chút phân của chó để cho vào chỗ vệ sinh của chó trong những ngày đầu dạy chó. Chó sẽ đánh hơi được mùi và đi vệ sinh đúng chỗ.
2.6. Có thưởng có phạt khi Poodle vệ sinh đúng chỗThưởng cho chó một chút đồ ăn khô mà chúng yêu thích nhưng không được quá nhiều, nhẹ nhàng vuốt ve, khen ngợi bằng giọng điệu trìu mến.
Vuốt ve, khen thưởng khi chúng làm đúng
Bạn có thể xây dựng một thời gian biểu để huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ như sau
– Buổi sáng
+ Sau khi chó thức dậy, dắt chó đến địa điểm vệ sinh.
+ Chó tự do chạy nhảy, có thể chơi đùa với chúng nếu có thời gian khoảng 30 phút.
+ Cho chó ăn uống khoảng 20 phút. Cất thức ăn thừa ngay khi chúng ăn xong.
+ Đưa chó đi vệ sinh ở chỗ cũ. Nhốt chó vào lồng, bỏ thêm đồ chơi để chúng gặm nhấm, không bỏ thức ăn, nước uống.
– Buổi chiều, tối
+ Sau khi đi làm về, thả chó ra, cho chúng chơi đùa tự do tầm 15 phút.
+ Đưa chó đi vệ sinh chỗ cũ rồi để chúng chơi thêm lúc nữa, khoảng 20 phút.
Cho chó ra ngoài chơi tự do
+ Cho chó ăn tối, lặp lại tương tự như bữa sáng, cất ngay đồ ăn thừa.
+ Cho chó đi dạo.
+ Trước khi đi ngủ, cho chó đi vệ sinh lần cuối rồi nhốt lại chuồng đến sáng hôm sau.
3. Cách xử lý khi chó đi vệ sinh không đúng chỗ– Dùng giấy, khăn sạch thấm khô nước tiểu. Nếu là phân thì sử dụng giấy báo hốt
– Lau qua với nước.
– Thêm nước lau sàn, nước cốt chanh hoặc giấm pha với nước để lau sạch khu vực bị bẩn.
– Xịt nước chanh hoặc giấm nguyên nhất lên chỗ vừa lau, chờ khô tự nhiên.
– Có thể đặt thêm 1 chén baking soda vào góc tường để hút mùi. Sau 1-2 tiếng, dùng chổi quét baking soda đi.
Lưu ý: Không được quát mắng hay đánh. Chỉ được nhẹ nhàng nhắc nhở như vỗ tay và nói “Lu (gọi tên chó cưng) sai chỗ rồi” rồi chỉ chúng nơi vệ sinh đúng cần phải đến.
Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn nắm được những thông tin về cách dạy chó Poodle đi vệ sinh đúng chỗ để chó cưng luôn sạch sẽ, không gian nhà ở không bị làm bẩn.
THAM KHẢO THÊM: cách dạy chó đi vệ sinh vào bồn cầu
Cách Dạy Chó Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ, Đúng Giờ, Huấn Luyện Hiệu Quả 99%
Vì vậy, bạn cần rèn cho chúng việc đi vệ sinh đúng cách mỗi ngày, giúp chú chó đi vào khuôn khổ.
Việc xác định chó đi vệ sinh ở đâu còn tùy thuộc vào diện tích cũng như không gian trong ngôi nhà bạn.
Nếu nhà bạn có diện tích không quá lớn thì có thể tìm mua các khay vệ sinh cho chó ở các shop phụ kiện thú cưng.
Lập khung giờ trong việc ăn uống cũng phần nào giúp bạn xác định được chính xác thời điểm mà chú chó muốn đi vệ sinh.
Thông thường, với chó trưởng thành, bạn có thể cho chúng ăn 2 bữa vào trưa và tối. Với chó con, bạn nên cho chó ăn đủ cả 3 bữa: Sáng, trưa và tối.
Mỗi lần ăn, bạn nên cho chó ăn với lượng vừa đủ. Thời gian cho mỗi bữa vào khoảng 15 đến 20 phút. Sau khoảng thời gian này, bạn nên dọn sạch và đổ lượng thức ăn cũng như nước thừa đi.
Điều này sẽ tạo cho chú cún thói quen, ăn uống, sinh hoạt khoa học.
Việc cho chó ăn uống hợp lý ở bước trên sẽ giúp bạn theo dõi thời gian chó đi vệ sinh một cách chính xác hơn.
Thông thường, sau khi ăn và khi mới thức giấc được xem là những thời điểm mà chó thường đi vệ sinh.
Để giúp quá trình huấn luyện chó đi vệ sinh đúng cách hiệu quả hơn nữa, bạn có thể chuẩn bị thêm một số đồ dùng sau đây:
Chuồng nhốt chó được xem là một trong những dụng cụ vô cùng hữu hiệu, giúp bạn xác định được thời gian đi vệ sinh của cún.
Ngoài ra, dụng cụ này cũng được xem là 1 hình thức để phạt chó khi chúng bậy bừa bãi ra nhà.
Theo bản năng, chó sẽ không bao giờ đi vệ sinh tại nơi mình nằm. Nếu bị nhốt trong lồng, mà muốn đi vệ sinh thì chúng sẽ sủa hay kêu âm ỉ để chủ nhân được biết.
Việc lập thời gian biểu trong việc huấn luyện chó sẽ phụ thuộc vào thời điểm ăn uống của chó cũng như lịch làm việc của bạn.
Buổi sáng
6h00: Thức dậy, mở cửa chuồng và dẫn chó đi vệ sinh tại vị trí bạn chỉ định cho chúng
6h10 đến 6h30: Thả cho chó tự do chạy nhảy, chơi đùa trong nhà.
6h30 đến 6h50: Cho chó ăn bữa sáng (Lưu ý: Cất gọn khay và bỏ thức ăn thừa khi hết thời gian ăn uống).
7h00 đến 7h10: Đưa chó đến khu vực đi vệ sinh, sau đó nhốt chúng vào chuồng và chuẩn bị đi làm.
Buổi chiều
17h30: Mở cửa chuồng, thả cho chó tự do chạy nhảy trong nhà.
17h45 đến 18h00: Đưa chó ra khu vực vệ sinh, sau đó tiếp tục cho chó chơi tự do.
18h00: Cho chó ăn bữa tối ( Lưu ý: Cất khay và dọn dẹp giống như bữa sáng).
18h50: Đưa chó đến khu vực vệ sinh, rồi để chúng tự do chơi đùa.
22h00: Đưa chó đi vệ sinh lần cuối trong ngày rồi nhốt vào chuồng đến sáng.
Bạn nên đặt trong chuồng của cún một khay cát đi vệ sinh ở phía đối diện với chỗ chúng thường năm.
Khi bạn thả chúng ra, nếu muốn đi vệ sinh, theo như phản xạ chúng sẽ vào chuồng tìm đúng khay để đi vệ sinh.
⚠️⚠️⚠️ TÌM HIỂU CHI TIẾT VỀ: Khay đi vệ sinh cho chó
Dạy chó đi vệ sinh vào trong bồn cầu, cách này sẽ khó hơn là hướng dẫn chúng đi vệ sinh vào khay cát.
Việc huấn luyện đi vệ sinh vào bồn cầu thường chỉ dành cho những dòng chó lớn như alaska, chó golden, becgie…
Sau đó, bạn huấn luyện chúng dùng chân để xả nước. Bài tập này tương đối khó, hầu hết mọi người thường đem cún đến các trại huấn luyện để luyện tập.
Để giúp chó hình thành được thói quen tự đi vệ sinh bạn phải cần một khoảng thời gian nhất đinh
Việc sử dụng khẩu lệnh khá đơn giản, bạn có thể nói bất gì mà mình thích. Tuy nhiên, phải nhất quán trong câu từ.
Phạt nghiêm khắc khi chó đi vệ sinh sai chỗ?Khi chú cún đi vệ sinh sai vị trí, bạn nên nhốt chúng trong chuồng thêm 10 đến 15 phút ở lần đi vệ sinh tiếp theo.
Cách làm này vô cùng hiệu quả và khiến chú chó nghe lời hơn.
Sau khi cún của bạn đi vệ sinh xong, bạn hãy lấy một mẩu bánh nhỏ để khen thưởng. Điều này sẽ giúp chúng hình thành thói quen rất nhanh.
Mức giá của những loại bánh này khá phải chăng. Một gói bánh có giá dao động khoảng 55 – 100 nghìn đồng.
♻️♻️♻️ NÊN XEM: Các loại thức ăn cho chó tốt nhất
3. Điều cần nhớ khi cho chó đi vệ sinh vào bồn cầuĐể giúp chó đi vệ sinh đúng chỗ, ngoài việc có những phương pháp huấn luyện như ở trên, bạn vẫn cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
Khi mới đưa chó về nuôi, bạn nên đặt hàng rào xung quanh với diện tích khoảng 10m2 gần khu vực chó đi vệ sinh.
Tốt nhất, bạn cần chuẩn bị 2 khay vệ sinh (1 khay cho việc đi nặng, một khay để đi nhẹ). Vì các loài chó không có thói quen đi vệ sinh tại cùng 1 nơi.
Với tấm lót vệ sinh, bạn nên thấm một chút nước tiểu của chó. Điều này giống như hành động xác định chủ quyền.
Khi buồn đi vệ sinh, chú cún của bạn tìm đến đúng nơi đã được đánh dấu bằng mùi.
Tổng Hợp Phương Pháp Dạy Chó Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ
Dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ cần phải làm gì? Chó là loài vật ưa sạch sẽ nên nó không thích đi vệ sinh gần chỗ ở. Vấn đề là chúng ta phải đầu tư một khoảng thời gian thích hợp để hướng dẫn cho chúng biết chỗ mà đi vệ sinh. Nếu không dạy điều này thì các chú chó sẽ đi rất lung tung và làm mọi người ghét bỏ nó.
1. Hướng dẫn chó đi vệ sinh đúng chỗ đúng giờMỗi chú chó có tập tính vệ sinh khác nhau tùy vào hệ tiêu hóa của chúng. Có thể là sau khi ăn 1 tiếng, sau khi ăn 30 phút, sáng sớm lúc ngủ dậy… Bạn nên bắt đầu bằng các việc sau:
Dẫn chó ra chỗ bạn muốn chó đi vệ sinh vào lúc sáng sớm
Kiên nhẫn chờ đến khi chú đi vệ sinh mới thả cho chơi tự do
Dẫn chó ra chỗ vệ sinh sau khi ăn. Thời điểm chó muốn đi vệ sinh tùy vào thói quen của chúng. Bạn có thể biết khoảng bao lâu sau khi ăn chó sẽ đi vệ sinh bằng cách theo dõi xem chúng đi bậy trong nhà vào lúc nào hoặc quan sát phản ứng của chó, nếu chúng khịt mũi, ngửi và đánh hơi quanh nhà có nghĩa là chú muốn đi vệ sinh.
Nếu không có thời gian theo dõi chó sau khi ăn, bạn có thể chờ khoảng 30 đến 45 phút sau khi ăn thì dẫn chó ra chỗ đi vệ sinh, chờ đến khi chó đi vệ sinh xong thì dẫn vào nhà. Chó con sẽ đi vệ sinh nhiều hơn chó lớn (cách khoảng 1 đến 2 tiếng) và thời điểm đi vệ sinh sau khi ăn cũng ngắn hơn.
2. Hướng dẫn chó đi vệ sinh đúng chỗ tại nhà
Chó có tập tính không đi vệ sinh gần chỗ chúng ngủ hoặc ở, vì vậy sau khi cho ăn, dẫn đi vệ sinh và để chó chơi đùa một lúc, bạn nên nhốt chó vào chuồng hoặc xích lại ở góc chó hay ngủ. Chó sẽ nhịn tiểu/ ị đến khi được dắt đi ra chỗ vệ sinh.
Sau một khoảng thời gian nhốt/ xích, bạn thả chó ra ăn khi đến giờ ăn. Ăn xong lại dẫn chó đi vệ sinh, cho chơi đùa một lúc và nhốt lại.
Việc nhốt/ xích chó như trên chỉ duy trì từ 7 đến 10 ngày. Khi chó đã ngoan ngoãn chịu đi vệ sinh khi bạn dắt đi đồng thời không làm bậy trong nhà khi được thả chơi đùa tự do, bạn có thể dẹp bỏ xích và chuồng.
– Tạo mùi: Bạn nên thấm chút nước tiểu hoặc lấy chút phân của chó để cho vào chỗ vệ sinh của chó trong những ngày đầu dạy chó. Chó sẽ đánh hơi được mùi và đi vệ sinh đúng chỗ.
– Tẩy mùi sạch sẽ: Khi chó đi vệ sinh trong nhà, hãy đảm bảo bạn làm sạch mùi của chúng để chó không đánh hơi ra chỗ cũ để đi bậy nữa. Việc này đảm bảo chỉ có một “nguồn hơi” duy nhất từ chỗ vệ sinh của chó để chúng không bị lúng túng và lại làm bậy ra nhà. Bạn có thể thử các cách sau để khử mùi triệt để: Thấm thật khô nước tiểu bằng khăn khô hoặc giấy báo. Với phân thì hốt bằng giấy báo, chùi sạch bằng giấy rồi vứt đi.
Dùng nước lau qua 1 lần
Nước lau kế tiếp cho thêm nước lau nhà/ nước cốt chanh tươi/ giấm vào và lau qua.
Thấm khô hoặc chờ nền nhà khô tự nhiên
Xịt nước chanh hoặc giấm nguyên nhất lên chỗ vừa lau, chờ khô tự nhiên
Nếu chó vẫn đi bậy tại chỗ cũ, lặp lại các bước trên. Sau bước cuối cùng, dùng baking soda rắc đều lên khu vực này. Có thể đặt thêm 1 chén baking soda vào góc tường để hút mùi. Sau 1-2 tiếng, dùng chổi quét baking soda đi.
Bạn cũng nên lau nhà thường xuyên với nước lau sàn, nước pha nước chanh hoặc giấm để khử mùi cho toàn bộ nhà bạn.
3. Ứng xử khi thấy chó đang hoặc chuẩn bị đi vệ sinh sai chỗ
Nghiêm nghị và bế chúng ngay đến chỗ đi vệ sinh đúng. Chó có thể sợ và không đi vệ sinh nữa, lúc này bạn cần kiên nhẫn bắt chúng ngồi ở chỗ vệ sinh đến khi chúng đi xong mới thả ra.
Không nên đánh vì chó sẽ quên rất nhanh, đánh cũng vô ích.
Không gí mũi chó vào “tác phẩm” của chúng, điều này ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe chó và cũng khiến chúng hiểu lầm là bạn khuyến khích chúng đi vệ sinh lại ở chỗ này.
Chỉ quát kèm theo thái độ nghiêm khắc khi chó chuẩn bị hoặc đang đi vệ sinh sai chỗ. Sau khi chó đã đi vệ sinh xong, dù có bị la hoặc bị đánh thì chó vẫn không hiểu nó đang mắc lỗi gì và lần sau lại tái phạm.
Khen thưởng rất cần thiết: Đừng quên khen thưởng chó bằng giọng nói nhẹ nhàng, phấn khích kèm theo chút đồ ăn khô nếu chú làm đúng ý bạn (chỉ vài hạt, không cho ăn quá nhiều). Xoa đầu, vuốt ve và có thái độ vui vẻ khi chú đã đi vệ sinh đúng chỗ.
IV. Danh sách dịch vụ phối giống tại trạiPôPô Alaska là sản phẩm làm lên tên tuổi của trại với 13 con đực từ giống chất lượng từ 45kg đến 72kg luôn sẵn sàng phục vụ mọi em alaska cái với mọi kích cỡ có thể có. Anh chị em có thể xem và yêu cầu phối với bất cứ bạn cún nào của trại.
2. Phối giống chó samoyedHiện tại trang đang sở hữu 5 chú chó samoyed đực từ 25 – 35kg luôn luôn có thể phục vụ các em cún samoyed cái của anh chị. Dòng samoyed là dòng trại ít đầu tư nhất nhưng những con giống của trại không hề thua kém bất cứ 1 trại chuyên nào về samoyed tại Hà Nội.
3. Phối giống chó phốc sócPôPô Phốc Sóc là sản phẩm được đầu tư chất lượng nhất của trại với 8 con đực giống nhập Nga và Thái full giấy FCI và VKA với giá trị rất lớn mới có thể sở hữu được các em cún này.
4. Phối giống chó poodlePôPô Poodle là sản phẩm tâm huyết của trại với sự đầu tư chất lượng về con giống đặc biết là tuân thủ tiêu chuẩn về lựa chọn size cho đực giống. Hiện tại trại đang tập trung vào size tiny và sẽ tiến hành bổ sung chất lượng và số lượng về size teacup trong tháng 6 năm 2023
Cách Huấn Luyện Chó Con Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ
Cách huấn luyện chó con đúng chỗ là thắc mắc của rất nhiều bạn nuôi chó. Khi nhìn thấy chú chó của mình cứ liên tục đi vệ sinh bừa bãi trong nhà, ắt hắn bạn sẽ rất khó chịu và bực mình phải không nào?
Có 1 điều mà khá nhiều người lầm tưởng: đó là giống chó nào cũng sẽ có số lần đi vệ sinh trong ngày giống nhau. Điều này là không chính xác. Tùy vào kích cỡ của giống chó mà chúng sẽ có tần suất đi vệ sinh khác nhau.
Giống chó nào có kích thước nhỏ hơn sẽ đi vệ sinh nhiều hơn so với giống chó có kích thước lớn hơn. Điều này được lý giải là do những chú chó nhỏ sẽ có kích thước bàng quang nhỏ hơn so với những chú chó lớn. Nên sẽ chứa được ít nước tiểu hơn so với chó lớn.
Ví dụ: Như 1 chú chó Chihuahua sẽ đi vệ sinh nhiều lần trong ngày hơn so với 1 chú chó Alaska.
Chó là 1 loài sinh vật khá thông minh. Tuy nhiên chúng chắc chắn không được như con người, nên không thể phân biệt được đúng sai trong mọi chuyện. Chó con sẽ không phân biệt đi bậy trong nhà sẽ là sai.
Đối với chúng, sàn nhà cũng giống như thảm cỏ, đất hay bất cứ chỗ nào khác mà thôi. Vì vậy bạn cần phải dạy chúng theo cách học hành vi.
Khi đón chó con mới về nhà, việc đầu tiên là bạn nên cho chúng làm quen với môi trường sống. Thông thường 1 chú chó có độ tuổi dưới 12 tuần sẽ không kiểm soát được bàng quang hoặc đường ruột hoàn toàn. Nên chúng cứ thích là sẽ đi bậy ngay.
Khi đã qua 12 tuần tuổi, chó có thể nhận thức được và tiếp thu nội dung huấn luyện của bạn. Tuy nhiên vẫn chưa nên huấn luyện chó trong thời gian này, bởi chúng chưa thể tiếp thu hoàn toàn được.
Thời điểm tốt nhất để bắt đầu huấn luyện chó con khi chúng được khoảng 6 tháng tuổi. Và bạn nên biết 1 điều để việc huấn luyện được tốt hơn: độ tuổi theo tháng của chó tỉ lệ thuận với thời gian chúng có thể nhịn đi vệ sinh.
Ví dụ như 1 chú chó 3 tháng tuổi có thể nhịn đi vệ sinh tối đa là 3 tiếng. Tuy vậy khi ban đêm, chó sẽ không đi vệ sinh như người. Chó từ 4 tháng tuổi sẽ ngủ 1 mạch đến sáng.
Sau khi đã xác định được độ tuổi thích hợp nhất để huấn luyện chó đi vệ sinh, bạn cần xác định chỗ đi vệ sinh cho chó. Điều này rất quan trọng, bởi bạn sẽ không thể huấn luyện được cho chúng nếu như cứ thay đổi địa điểm đi vệ sinh liên tục.
Nơi đi vệ sinh có thể là bồn cầu, là 1 góc trong khoảng vườn nhà bạn, bãi đất trống gần nhà… hoặc bất kỳ 1 nơi nào đó mà bạn cảm thấy hợp lý.
Chó ngửi dưới sàn nhà
Chó cào móng
Chó chạy vòng quanh
Chó rên ư ử, nhìn ra phía cửa
Chó ngồi xổm
Điều này giúp cho việc lên thời gian biểu khi cách huấn luyện chó con đi vệ sinh được chính xác và dễ dàng. Để làm được, bạn nên ghi chép lại thói quen đi vệ sinh của chó trong khoảng 2-4 ngày. Cần chú ý tách riêng khi chó đi nặng và đi nhẹ. Lưu ý 2 khoảng thời gian sau:
Thời gian chó đi vệ sinh sau khi ngủ dậy
Thời gian chó đi vệ sinh sau khi ăn uống
Với các chú cún to thường ăn 2 lần 1 ngày với các bữa trưa và tối. Còn đối với cún nhỏ sẽ là 3 bữa 1 ngày với các bữa sáng, trưa và tối. Thông thường chó sẽ đi vệ sinh sau khi ăn.
Vì vậy mà bạn nên thiết lập 1 thời gian cố định cho chó ăn và tuân theo lịch trình đó. 1 bữa ăn của chó chỉ cần kéo dài khoảng 20 phút. Sau 20 phút bạn nên cất thức ăn nếu còn thừa đi để chó hiểu rằng chỉ được ăn trong khoảng thời gian đó. Đồng thời nó cũng giúp bạn kiểm soát được số lượng thức ăn mà cún đã đưa vào cơ thể.
Bạn không nên cho chó ăn liên tục (để sẵn thức ăn thường xuyên) nếu không có chỉ định của bác sĩ thú y. Điều này sẽ gây nên 2 hậu quả:
Chó sẽ không đi vệ sinh theo thời gian cố định được bởi vì cứ thích là chúng ăn
Điều này cũng làm cho chó nghĩ rằng bạn không phải là người cung cấp thức ăn. Yếu tố này rất quan trọng khi huấn luyện chó
Đồng thời bạn cũng không nên chó chó ăn vặt giữa các bữa.
Để huấn luyện cho chó chắc chắn chúng ta cần phải có dụng cụ.
Chó có 1 đặc điểm là sẽ không đi vệ sinh gần nơi chúng nghỉ ngơi và ăn uống. Do vậy 1 chiếc lồng là rất cần thiết trong khi huấn luyện. Chiếc lồng vừa có tác dụng trong huấn luyện, vừa có tác dụng tập cho chó làm quen với môi trường sống trong lồng. Bởi sau này, nhất định chó sẽ có những thời gian sống trong lồng.
Ví dụ như khi đi du lịch cùng bạn, đến các phòng khám, bệnh viên thú y… Vì vậy bạn nên cho chó tập làm quen với lồng. Nhất là đối với chó con.
Chó sẽ không đi vệ sinh ngay chỗ mình ở. Mà sẽ nhịn vệ sinh, đến 1 lúc nào đó không nhịn được nữa chúng sẽ sủa, và ra hiệu cho bạn rằng chúng cần đi vệ sinh.
Bạn cần lưu ý không nên chọn lồng quá rộng. Vì như vậy chó vẫn có thể đi vệ sinh ở góc này và nằm nghỉ ở góc khác. Bạn nên chọn mua lồng đủ để cho chó nằm, đừng lên, xoay người.
Đối với những giống chó lớn, bạn có thể chọn mua những loại lồng có thể thay đổi kích cỡ. Như vậy bạn sẽ không tốn thêm 1 khoản kinh phí để mua lồng mới khi chó lớn lên. Nếu không có lồng, bạn có thể làm 1 hàng rào ở 1 góc nhà hoặc sân vườn… để làm nơi nhốt chó.
Để cho chó cảm thấy vui vẻ khi ở trong lồng, bạn nên cho 1 vài món đồ chơi yêu thích của chúng vào cùng. Một vài chú chó sẽ thích thích nghi ngay với môi trường trong lồng, nhưng sẽ có những chú chó cần 1 khoảng thời gian nhất định mới làm quen được.
Đối với những chú chó dưới 6 tháng tuổi, bạn không nên nhốt cúng quá 3-4h trong lồng. Ở độ tuổi này, chó con cần được ra ngoài nhiều hơn.
Thời gian biểu tùy thuộc vào thời gian ăn uống, vệ sinh của chó và thời gian cá nhân của bạn. Nên cân đối thời gian để có thể sắp xếp được 1 thời gian biểu tốt nhất.
6h30: Thức dậy, đưa cún đi vệ sinh
6h45-7h: Cho cún chơi đùa
7h-7h20: Cho cún ăn
7h20-7h30: Cho cún đi vệ sinh
7h30: Nhốt cún vào chuồng
12h-12h15: Cho cún đi vệ sinh (nếu bạn về nhà buổi trưa)
12h15-12h30: Cho cún chơi đùa
12h30-12h50: Cho cún ăn uống
12h50-13h: Cho cún đi vệ sinh. Sau đó nhốt vào lồng
18h-18h10: Về nhà và cho cún đi vệ sinh
18h10-18h30: Cho cún chơi đùa
18h30-18h50: Cho cún ăn uống
18h50-19h: Cho cún đi vệ sinh. Sau đó nhốt vào chuồng
23h: Cho cún đi vệ sinh. Sau đó nhốt vào chuồng đến sáng
Lưu ý: Thời gian biểu có thể thay đổi linh hoạt theo thời gian rảnh của bạn. Nếu bạn không về nhà vào buổi trưa, có thể nhốt cún trong chuồng từ sáng đi làm cho đến lúc về nhà vào buổi chiều.
Khi bắt đầu huấn luyện, bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo thời gian biểu và thời gian cho chó ăn.
Bạn cần chú ý thời gian và các dấu hiệu khi buồn đi vệ sinh của chó. Khi thấy chó có bất cứ dấu hiệu buồn đi vệ sinh nào bạn hãy đưa chó ngay ra khu vực vệ sinh mà bạn đã xác định trước đó.
Khi đưa chó ra ngoài, bạn hãy sử dụng 1 câu lệnh kết hợp với hành động đi vệ sinh của chó. Câu lệnh có thể là: đi vệ sinh, nhanh lên… Bạn cần chú ý trong quá trình huấn luyện chỉ sử dụng 1 câu lệnh duy nhất đó.
Nếu không chỉ có bạn là người duy nhất huấn luyện mà còn 1 hoặc nhiều người khác. Bnạ cần đảm bảo rằng tất cả mọi người đều sử dụng 1 câu lệnh duy nhất trong quá trình huấn luyện.
Khen thưởng là điều vô cùng quan trọng trong việc huấn luyện. Bạn có thể khen thường chó bằng hành động như: ôm, xoa đầu… hoặc dùng bánh thưởng. Tuy vậy có 1 vài điều cần lưu ý khi khen thưởng chó:
Không nên khen thưởng chó quá sớm. Chỉ khen thưởng chúng sau khi đã thưc hiện xong hành động đi vệ sinh. Bởi nếu bạn khen thưởng chúng quá sớm, sẽ làm gián đoạn quá trình đi vệ sinh của chó.
Nên khen thưởng chó trong khoảng 5 giây sau khi chúng đi vệ sinh xong. Để lâu hơn có thể khiến cho chó không hiểu bạn đang khen thưởng chúng về điều gì.
Cho chơi đùa sau khi chú chó của bạn đi vệ sinh đúng chỗ cũng là 1 phần thưởng đối với chúng.
Hãy tưởng tượng rằng chú chó của bạn cũng giống như 1 em bé vậy. Chúng không thể nào học trong 1,2 ngày mà nhớ hết được những gì bạn huấn luyện. Hãy kiên trì với chúng. Nếu chú chó có làm sai, bạn cũng hãy nhẹ nhàng với chúng.
Nếu bạn quát mắng hay làm chúng giật mình, chú chó của bạn sẽ sợ hãi và cho rằng đi vệ sinh là điều sai trái. Do vậy chúng sẽ cố gắng giấu kỹ “sản phẩm” của mình cho đến khi bạn phát hiện ra vì bốc mùi.
Nếu là sàn đá hoa hoặc gỗ bạn hãy lau sạch rồi phun thuốc khử mùi. Còn nếu là thảm bạn hãy sử dụng nước tẩy rửa chuyên dụng dành cho thảm. Bởi vì chó có khứu giác rất nhạy. Nếu chúng còn ngửi thấy mùi nước tiểu của chúng ở trên sàn nhà, lần sau chúng sẽ lại đi bậy vào đúng chỗ đó.
Lưu ý rằng, một số loại chất tẩy rửa công nghiệp cps mùi amoniac. Mùi này giống với mùi nước tiểu của chó. Nếu bạn dùng loại nước tẩy này để tẩy sàn thì lần sau chó sẽ ra đánh hơi và thấy mùi giống mùi nước tiểu.
Nó sẽ nghĩ rằng có 1 con chó khác đã đến đây và đi vệ sinh vào đúng chỗ đó. Chú chó của bạn sẽ lại tiếp tục đi bậy vào đó để che đậy mùi này.
Một chú chó con cần có 1 thời gian mới có thể đi vệ sinh đúng chỗ được. Trong quá trình huấn luyện, nhiều khi bạn đã chắc chắn rằng chúng đã biết cách đi vệ sinh đúng chỗ. Nhưng không, chỉ 1,2 tuần sau chúng lại đi bậy trong nhà.
Lý do là do chúng đang lớn lên, sự trưởng thành về giới tính…. Chỉ cần bạn lặp lại thói quen đi vệ sinh đúng chỗ cho chúng là mọi việc lại đâu vào đấy.
Nếu bạn đã làm đủ tất cả các bước trên và sau 1 thời gian chú chó của bạn vẫn không đi vệ sinh đúng chỗ, bạn có thể mang cún tới trung tâm huấn luyện chó con PetHealth.
Tại đây, với đội ngũ huấn luyện viên giàu kinh nghiệm và trang thiết bị tiện dụng, chúng tôi luôn đáp ứng được mọi nhu cầu huấn luyện. Từ việc huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ tới việc huấn luyện chó bảo vệ, chó nghiệp vụ… chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng.
Với chương trình giảm 10% khi đặt lịch Online, bạn có thể tiết kiệm đến cả triệu đồng cho những khóa huấn luyện dài hạn.
Dạy chó đi vệ sinh vào khayBên cạnh việc huấn luyện chó đi vệ sinh đúng cách thì nhiều chủ nuôi lại muốn dạy chó đi vệ sinh vào khay. Việc huấn luyện này sẽ là tương đối khó khăn đối với những chủ nuôi chưa có kinh nghiệm trong việc huấn luyện. Bạn đang tìm kiếm một cách dạy hiệu quả nhất, hãy tham khảo các bước sau đây:
Tiến hành lặp lại mệnh lệnh: Cách dạy chó đi vệ sinh vào khay này cần tiến hành lặp đi lặp lại nhiều lần để hình thành thói quen.
Thấm phân hoặc nước tiểu vào khay: Bạn có thể dùng một ít giấy báo để thấm nước tiểu của chúng bỏ vào trong khay. Việc này giúp chúng ngửi được mùi của mình, chúng sẽ lầm tưởng đây chính là điểm đi vệ sinh quen thuộc và thói quen dần hình thành.
Quan sát dấu hiệu: Khi thấy chó chạy qua chạy lại, ngửi xung quanh nhà thì đây là dấu hiệu chúng đang muốn đi vệ sinh. Bạn hãy đưa khay vệ sinh ngay lập tức và dậy chúng đi váo trong khay.
Xin chân thành cảm ơn!
Để được hỗ trợ trực tiếp miễn phí 100% từ PetHealth, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: Phòng chăm sóc khách hàng
3 Bước Huấn Luyện Chó Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ
Bạn mới đón một chú chó nhỏ về làm bạn, nhưng việc khiến bạn phải khổ sở đó là thói quen đi vệ sinh không theo quy tắc của người bạn mới này. Thật tệ khi phải đi xử lý những “hậu quả” mà cún yêu của bạn gây ra, thậm chí có những chú chó còn đi bậy trên cả giường của bạn nữa. Lúc này, bạn sẽ cần phải làm một việc quan trọng đó là: Huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ, đúng cách.
Bước 1: Xác định rõ nơi bạn muốn chó đi vệ sinhChó có thể đi vệ sinh ở nhiều nơi, phụ thuộc vào khu vực bạn nuôi chúng. Vị trí bạn chỉ định phải phù hợp với kích thước chú chó của bạn. Một vị trí nhỏ sẽ phù hợp với những giống chó nhỏ nhưng với những giống chó lớn sẽ cần nhiều không gian hơn. Những chú chó sẽ không thích đi “ị” trong một không gian quá chật chội và gò bó đâu.
Tùy thuộc vào điều kiện nơi bạn sinh sống mà có thể lựa chọn vị trí phù hợp, có thể là những hộp cát nhỏ hoặc vật dụng vệ sinh mua ở cửa hàng thú cưng. Nếu nhà bạn có vườn rộng thì hoàn toàn có thể cho cún đi vệ sinh ở một vị trí nào đó trong sân nhà mà bạn thấy hợp lý nhất.
Bước 2: Xác định dấu hiệu chuẩn bị đi vệ sinh của chóĐối với những chú chó con (dưới 3 tháng tuổi) thì việc chuẩn bị đi vệ sinh là rất khó để nắm bắt được. Lý do là vì cơ bắp của chó con chưa đủ khả năng để giữ nước tiểu và phân của chúng lại, thế nên chúng sẽ đi vệ sinh ngay lập tức khi muốn. Vậy thì làm sao để xác định dấu hiệu để mà chuẩn bị? Có một cách, đó là đoán trước nhu cầu vệ sinh của chó, trong một số trường hợp sau đây:
Ngay sau khi thức dậy.
Sau khi ăn uống no say hoặc cũng có thể ngay trước bữa ăn.
Ngay sau khi ra ngoài chơi đùa.
Đó là với chó nhỏ, còn với những chú chó đã lớn thì sao? Lúc này cơ thể của chó đã có thể kiểm soát được cơ vòng nên bạn hoàn toàn có thể đưa chó ra ngoài để đi vệ sinh kịp lúc trước khi mọi chuyện quá muộn. Một số dấu hiện chuẩn bị đi vệ sinh của chó lớn có thể quan sát được như: bồn chồn, đánh hơi khắp nơi, quay vòng tròn hoặc chạy bất ngờ về phía góc nhà.
Bước 3: Lập ra một lộ trình sinh hoạt cụ thể chóViệc lập ra một lộ trình nhất quán trong sinh hoạt của chó rất quan trọng trong việc huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ. Quá trình này sẽ giúp chó tạo thành một thói quen nhất định và chính xác ngay từ đầu. Lộ trình này có thể chia ra như sau:
1. Tạo lịch trình ăn uốngViệc này rất quan trọng, sẽ giúp bạn xác định được khá chính xác thời gian mà chó muốn đi vệ sinh. Thông thường chó trưởng thành sẽ được cho ăn 2 bữa / ngày còn chó con sẽ là 3 bữa / ngày vào đúng thời gian quy định. Bạn nên cho chó ăn một lượng thức ăn vừa phải để kiểm soát được lượng thức ăn.
2. Tạo một hướng đi cụ thểViệc đưa cho đi vệ sinh thông qua một lối đi duy nhất và đến nơi vệ sinh duy nhất sẽ tạo thành một thói quen với trình tự này. Điều này rất quan trọng nếu bạn muốn chó của bạn đi vệ sinh đúng chỗ.
Những vật dùng cần chuẩn bị 1. Lồng cho chóBạn sẽ cần đến một cái lồng để nhốt chó của mình, vì chó sẽ có thói quen không đi bậy ở nơi nó ở. Khi đó nếu muốn đi vệ sinh thì chắc chắn nó sẽ sủa inh ỏi để báo hiệu với bạn rằng nó cần đi.
Bạn nên chọn lồng vừa phải với thân hình của chó, không quá rộng vì nó sẽ có thể chó sẽ vẫn đi vệ sinh ở một góc và nằm ở góc còn lại. Hãy cho thêm vài món đồ chơi vào trong lồng để chó không bị buồn chán, nếu là chó con dưới 6 tháng tuổi thì không nên nhốt chúng quá 4 tiếng.
2. Hàng rào cho chóViệc sử dụng cũi hoặc hàng rào để quây chó lại gần khu vực đi vệ sinh sẽ làm cho chó quen thuộc với toilet hơn đồng thời chó cũng cảm thấy thoải mái hơn.
3. Nước xịt hướng dẫnĐây là sản phẩm giúp kích thích khứu giác của chó và tạo thành thói quen đi vệ sinh ở chỗ có mùi hương đó. Khi chó chuẩn bị đi vệ sinh, bạn hãy dùng nước xịt vào chỗ bạn muốn chó đi ở đó, để chó đánh hơi và lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp chó tạo thành thói quen có điều kiện. Những lần sau sẽ đi vệ sinh ở đúng nơi có mùi hương đã quen thuộc.
Lịch trình mẫuĐây là lịch trình mẫu để huấn luyện chó đi vệ sinh đúng cách, đúng chỗ trong ngày được thực hiện dựa trên thói quen và giờ giấc đi làm của đa phần người Việt Nam.
6h30: Thức dậy sau đó đưa chó đi vệ sinh.
6h45 đến 7h: Cho chó chơi đùa.
7h đến 7h20: Cho chó ăn uống. Sau đó cất thức ăn đi khi chó ăn xong.
7h20 đến 7h30: Đưa chó ra chỗ vệ sinh sau đó thì nhốt vào chuồng nếu chủ đi làm. Hãy bỏ vài món đồ chơi vào chuồng và không bỏ thức ăn.
2. Buổi chiều
18h: Khi bạn đi làm về, thả chó ra cho chúng chơi đùa.
18h15 đến 18h30: Dắt chó ra chỗ đi vệ sinh và cho chúng chơi tự do.
18h30: Cho chó ăn uống bữa tối. Sau đó cất thức ăn đi.
19h: Cho chó đi ra chỗ để vệ sinh.
19h15: Nhốt chó vào chuồng.
23h: Cho chó ra chỗ đi vệ sinh lần cuối trong ngày và nhốt lại vào chuồng cho tới sáng.
Những lỗi cơ bản trong việc huấn luyện chó đi vệ sinhCó một số lỗi cơ bản mà chúng ta hay mắc phải trong quá trình huấn luyện chó đi vệ sinh đúng cách, đúng chỗ như:
Cho ăn quá nhiều.
Không cho ăn vào giờ giấc cụ thể.
Trừng phạt, la mắng chó con vì vệ sinh không đúng chỗ – Điều này sẽ khiến chó sợ không dám đi vệ sinh trước mặt bạn.
Cho ăn thức ăn quá mặn – Khiến chó uống nước nhiều hơn.
Thiếu kiên nhẫn.
Để chó của bạn đi vệ sinh một mình, không thưởng cho chó khi thành công – Việc này sẽ khiến chó mất lòng tin, chúng sẽ không nhận thức được việc đi vệ sinh của mình là đúng đắn và được bạn chấp thuận.
Những lưu ý quan trọng trong việc huấn luyện chó đi vệ sinh 1. Khen thưởng đúng lúcĐây là việc quan trọng giúp chó hiểu được rằng chúng đang làm đúng và được bạn chấp thuận. Bạn cần phải làm điều này ngay khi chó đi vệ sinh thành công ở đúng nơi mà bạn mong muốn. Đừng để tới khi bế vào trong nhà rồi mới thưởng vì làm vậy chó sẽ mau quên và không biết vì sao lại được thưởng.
2. Tạo thói quen đi ngủ vào ban đêmBạn phải cho chó biết rằng đêm là thời gian đi ngủ chứ không phải đi vệ sinh. Hãy mang chó ra ngoài đi vệ sinh một lần trước khi đi ngủ. Nếu trong lúc ngủ mà chúng đòi đi vệ sinh bằng cách rên rỉ thì vẫn thực hiện nhưng lần này không khen thưởng, không đùa bỡn. Nếu chó vẫn tiếp tục đòi đi vệ sinh liên tục vào những lần sau thì bạn nên phớt lờ đi. Đừng nên khuyến khích chó đi vệ sinh trong lúc ngủ. Làm vậy sẽ tạo thành thói quen khó bỏ.
3. Những dấu hiệu cho thấy bạn đã huấn luyện chó đi vệ sinh thành côngViệc dùng khẩu lệnh là rất cần thiết để tạo thành thói quen đi vệ sinh đúng chỗ cho chó của bạn.
Sau đó, đợi cho chúng đi vệ sinh xong bạn hãy thưởng cho chó một miếng bánh, vuốt ve kèm theo khẩu lệnh khen ngợi như: “Làm tốt lắm, Kiki”, “Giỏi lắm, Kiki” hoặc bất kì khẩu lệnh nào tương tự.
Việc sử dụng khẩu lệnh nhất quán và đều đặn sẽ giúp tạo thành mối liên kết giữa việc đi vệ sinh và nghe khẩu lệnh của chó. Lâu dần sẽ giúp thói quen đi vệ sinh chính xác hơn.
Mang một chú chó về nhà để chăm sóc và nuôi nấng là một điều rất thú vị. Nhưng bên cạnh những cái ôm ấm áp, khoảng thời gian vui chơi thú vị thì cũng phải đi kèm với trách nhiệm huấn luyện, dạy dỗ chúng vào khuôn khổ. Tránh những trường hợp mà bạn không hề mong muốn.
Việc huấn luyện chó đi vệ sinh đúng cách, đúng chỗ là một quá trình dài. Nhất là với những bạn nuôi chó từ nhỏ. Quan trọng nhất vẫn là sự kiên nhẫn và yêu thương mà bạn dành cho chúng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Huấn Luyện Hiệu Quả Chó Đi Vệ Sinh Đúng Chỗ Tại Nhà trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!