Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Dạy Chó Cưng Lại Gần Khi Gọi được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Một lệnh gọi về đáng tin cậy, nghĩa là chó cưng sẽ lại gần bạn mỗi khi được gọi, rất có lợi. Lệnh này có thể ứng dụng trong những công viên tự do để tránh cún cưng đối đầu với những những con chó khác và thậm chí có thể là biện pháp cứu hộ trong những tình huống nguy hiểm như khi chó cưng gặp phải xe cộ hay rắn rết.
Vậy tại sao dạy cún cưng lệnh gọi về đáng tin cậy lại vô cùng khó? Tại sao chó cưng không lại gần khi được gọi? Điểm chính để hiểu điều này là nhìn vào suy nghĩ của chó cưng. Địa điểm phổ biến nhất chúng ta mong đợi chó cưng nghe theo lệnh gọi về là khi chó cưng được thả đi dạo tự do hay ở công viên không yêu cầu xích chó.
Trong suy nghĩ của chó cưng, tình cảnh này thường là điểm nổi bật của ngày hoặc tuần, tùy thuộc vào bao lâu chúng được luyện tập xa nhà. Có nhiều thứ thú vị để xem, như nhiều người khác và nhiều chó cưng khác, không đề cập đến những mùi vị hấp dẫn để khám phá!
Hãy bắt đầu gia tăng khoảng cách dần dần giữa bạn và cún con. Hãy thưởng cho cún một miếng mồi cao cấp mỗi lần nó thực hiện thành công. Hơn nữa, lặp lại nhiều lần cho đến khi cún con thành công mọi lúc. Điều này là việc thiết lập một lệnh gọi về chắc chắn.
Sau đó chúng ta quyết định đã đến lúc phải về nhà và gọi chó cưng: “Rover, Lại đây!” Chó cưng phớt lờ, vì vậy chúng ta thử gọi to hơn một chút “Rooooooooooover, LẠI ĐÂY!” Mệnh lệnh của chúng ta rơi từ tai này qua tai kia bởi vì Rover tiếp tục khám phá và chơi đùa, phớt lờ sự chỉ bảo. Điều gì xảy ra tiếp theo? Những chú chó nghe lời hơn, cuối cùng lững thững quay trở lại người chủ và bắt buộc đi theo chủ.
Những chó cưng tinh nghịch hơn, thường nghe có sự chọn lọc, tiếp tục vui chơi trong khi chủ của chúng đuổi theo. Điều này thường trở thành một trò chơi nhưng cuối cùng chúng bị bắt lại và buộc phải đi theo chủ.
Một tình cảnh tương tự diễn ra mỗi lúc chó cưng được đưa đến công viên tự do và qua thời gian, chó cưng hiểu được rằng “lại đây” có ý nghĩa “thời gian vui chơi đã hết, chúng ta về nhà thôi”. Có gì lạ khi nhiều chó cưng phớt lờ lệnh gọi về? Bởi vì những người chủ chúng ta thường đặt kỳ vọng viển vông lên chó cưng của chúng ta.
Hãy làm cho đáng công sức
Là một chuyên gia về hành vi động vật xử lý những vấn đề hành vi, tôi thường giải thích với khách hàng rằng động vật làm điều gì có lợi cho chúng nhất. Ví dụ, trong trường hợp một chú chó phớt lờ hiệu lệnh gọi về ở khu vui chơi không cần xích cổ chó, tiếp tục vui chơi và khám phá có lợi hơn là nghe theo hiệu lệnh gọi về, bị bắt phải quay lại đi theo chủ và bị dẫn về nhà.
Nhiều chú chó liên tục cân nhắc giá trị và lợi ích từ hành vi của chúng. Nhiều người cũng làm điều này- họ sẽ tiếp tục làm việc được bao lâu nếu họ không được trả lương? Một khi phần thưởng hoặc sự khuyến khích bị mất đi thì hành vi sẽ sụt giảm hoặc mất hoàn toàn.
Giờ chúng ta hiểu hơn một chút tại sao nhiều chú chó không nghe theo hiệu lệnh gọi về, vậy thế nào để dạy chúng nghe lời đây? Theo lý thuyết thì nó vô cùng đơn giản. Chúng ta phải thú vị hơn và thưởng nhiều hơn những con người, những chú chó và những sự gây xao lãng khác ở khu vui chơi tự do.
Chúng ta phải thưởng nhiều hơn cho chó cưng để nó lại gần khi được gọi hơn là phớt lờ chúng ta và tiếp tục khám phá. Tuy nhiên, trong thực tế, điều này có thể khó.
Dù là với bất cứ sự huấn luyện nào, quan trọng là chọn được một loại phần thưởng làm tăng sức hấp dẫn chó cưng. Thứ gì thúc đẩy cún con hay chú chó nhất? Có phải thức ăn quyến rũ nhất? Có phải chó cưng sẽ nhảy qua cái vòng vì một món đồ chơi hoặc trò chơi đặc biệt? Hay sự âu yếm là phần thưởng chó cưng yêu thích?
Hãy đảm bảo bất kỳ cái nào bạn chọn thì nó phải là một phần thưởng đặc biệt, một thứ gì đó chỉ có được trong suốt những bài huấn luyện, hơn là thứ gì mà chó cưng thường xuyên có. Dùng nhiều phần thưởng khác nhau có kèm thêm một yếu tố bất ngờ khác.
Hãy bắt đầu từ nhỏ
Một cách lý tưởng, dạy lệnh gọi về nên bắt đầu từ lúc còn nhỏ, ngay vừa khi bạn mang cún con về nhà. Hãy quyết định cách thức tên gọi của lệnh gọi về là gì, kết hợp “lại đây” và tên của chó cưng được sử dụng một cách phổ biến.
Nếu bạn có một chú chó trưởng thành, có thể bạn vẫn dạy lệnh gọi về tốt đấy, tuy nhiên có thể không đảm bảo bằng việc chó cưng đã được huấn luyện từ lúc nó còn nhỏ. Bởi vì những trải nghiệm trước đó của một chú chó góp phần vào hành vi của nó hiện tại.
Nếu chú chó trưởng thành của bạn đã luôn luôn không nghe theo lệnh gọi về, dường như cứ tiếp diễn – hành vi (không nghe lệnh gọi về) đã tăng dần một cách cố hữu đến mức nó trở thành một thói quen.
Mặt khác, một chú chó đã được huấn luyện lệnh gọi về một cách thành công từ khi còn rất nhỏ, đã hình thành thói quen nghe lời.
Bắt đầu từ những điều cơ bả n
Hãy bắt đầu lệnh gọi về trong một căn phòng hoặc không gian có một vài sự gây xao lãng và duy trì những bài huấn luyện ngắn thôi (nhiều nhất là một vài phút). Tránh đưa vào nhiều thứ gây xao lãng sớm ở giai đoạn huấn luyện những hành vi mới sẽ giúp cho cún con giữ được tập trung và hiểu nhanh hơn.
Hãy gọi cún con lại gần bạn từ độ xa một vài mét, sử dụng hiệu lệnh mà bạn đã chọn được (“lại đây” hoặc tên của cún con). Hãy dùng đồ ăn cao cấp, nhiều lời khen ngợi và âu yếm thưởng cho cún khi nó lại gần bạn. Hãy lập lại điều này nhiều lần cho đến khi cún con lại gần mỗi khi được gọi.
Cẩn Thận Khi Gần Gũi Với Thú Cưng
Nuôi thú cưng, cụ thể như chó, mèo là việc phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc nuôi, tiếp xúc với chó mèo có thể giúp chúng ta tăng 300% lượng hormone oxytocin trong cơ thể, hormone này có rất nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe như góp phần giúp giảm stress, ổn định huyết áp, làm cho tinh thẩn thoải mái, giúp giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn.
Nuôi thú cưng là việc phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới
Tuy nhiên bên cạnh đó, chúng ta cũng cần lưu ý về một số đặc điểm không tốt ở thú cưng, cụ thể trong trường hợp này là các loại sinh vật ký sinh trên chúng như: sán dây, giun đũa, ve, chí,…
Đường lây của sán chó (Toxocara canis)
Mới đây, Bệnh viện Tai Mũi Họng chúng tôi vừa tiếp nhận một trường hợp nhập viện khi bệnh nhân nữ (24 tuổi) có triệu chứng ngứa tai liên tục khoảng 1 tuần. Sau khi được kiểm tra qua nội soi tai đã phát hiện bên trong tai của người bệnh có dị vật là 1 con ve chó (như hình). Sau đó, các Bác sĩ đã lấy ra được dị vật, người bệnh hết cảm giác ngứa tai, màng nhĩ nguyên vẹn và được cho xuất viện.
Ve chó bám chặt lên màng nhĩ của bệnh nhân
BS.CKI Chu Phạm Liên – người thực hiện lấy dị vật cho người bệnh cho biết “Ve chó khi chui vào tai sẽ bám chặt vào da ống tai hoặc thường gặp nhất là màng nhĩ để hút máu, nếu xử lý không đúng (dùng kềm, móc) có thể làm thủng màng nhĩ. Với trường hợp này chỉ có thể xịt thuốc tê và để ve chó/mèo không bám chặt vào màng nhĩ nữa, sau đó hút ra.”
Được biết, người bệnh này có thói quen thường xuyên ôm và vuốt ve chó khi ngủ. Chính điều này đã khiến ve chó ký sinh từ thú cưng có cơ hội để chui vào tai và gây ra triệu chứng khó chịu trên, rất may đã được can thiệp kịp thời.
Không nên quá gần gũi với thú cưng
Nói thêm về trường hợp này, TS.BSCKII Nguyễn Thanh Vinh – Phó Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM cho biết: “Ngoài ve chó, bệnh viện Tai Mũi Họng cũng gặp nhiều trường hợp khác bị côn trùng chui vào tai như kiến, gián đất, … Những triệu chứng gợi ý có côn trùng chui vào tai là: đau tai, ngứa tai. Khi bị côn trùng chui vào tai, người bệnh không nên tự ý chọt ngoáy, cố gắng tự lấy tại nhà mà nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để các bác sĩ lấy ra. Trước đó người bệnh có thể nhỏ nước ấm và oxy già vào tai để có thể giết chết côn trùng.”
Do đó, mọi người nên lưu ý, dù có yêu thương thú cưng đến như thế nào cũng nên hạn chế quá gần gũi với chúng, không nằm ngủ dưới đất, nhất là trong lúc ngủ. Ngoài ra thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cho thú cưng, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ cũng là cách để bảo vệ sức khỏe của chúng ta.
Khoa Tai – Tai thần kinh
Tại Sao Lại Gọi Là “Hạt Óc Chó”?
Nghe bảo ăn nhiều hạt óc chó thì thông minh lắm mà sao đặt cái tên “hạt óc chó” nghe kì vậy nhỉ? Thực ra là có lí do cả.
Nghe đồn hạt óc chó nhiều chất dinh dưỡng lắm?
Không phải là lời đồn đâu vì quả này thực sự rất giàu dinh dưỡng. Nào là Omega 3; Alpha-linolenic acid – chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển não cho em bé thời kì trong bụng mẹ; hạt óc chó còn là loại trái cây hiếm hoi chứa Axit Folic (folate, vitamin b9) giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Thế nên, phụ nữ mang thai ăn hạt óc chó thì rất tốt cho việc phát triển cả về thể chất và trí tuệ cho thai nhi, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.
còn được xem là thần dược chống ung thư vì chứa các chất giúp hỗ trợ và phòng ngừa ung thu như: Phytosterol, Gamma tocopherol, axit béo Omega 3, axit ellagic, chất chống oxi hóa… Thật tốt nếu chỉ cần ăn mà chúng ta phòng ngừa được ung thư phải không?
Ngoài ra hạt óc chó còn giúp phòng ngừa bệnh tim mạch nhờ chứa axit amino l-arginine, đặc biệt tốt cho người bị bệnh tim. Chất béo trong hạt óc chó cũng là hất béo không bão hòa đơn có nguồn gốc thực vật, giúp chống viêm và ngăn ngừa sự hình các mảng bám trong động mạch – nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim mạch.
Ngoài ra hạt óc chó một loại chứa ti tỉ các chất có lợi cho cơ thể giúp bạn chống oxy hóa, giảm căng thẳng, ngủ ngon, làm đẹp da, móng, tóc… Nói chung là rất nhiều chất dinh dưỡng và công dụng hợp với trẻ em đang lớn, phụ nữ mang thai, người già cao tuổi… ai cũng nên ăn và sử dụng.
Vậy tại sao gọi là “hạt óc chó”?
Hạt thì nhiều dinh dưỡng mà cái tên thì nghe hơi bị thiếu thông minh nhỉ? Thực ra sở dĩ người ta gọi hạt óc chó bởi vì thứ nhất là do cái tên tiếng anh của nó là “Walnut” dịch ra tiếng việt là “quả óc chó”. Thứ hai là vì khi tách vỏ cứng bên ngoài, bên trong hạt có nhiều nếp gấp nhìn rất giống óc của con chó. Vì thế nên người ta gọi nó là quả óc chó luôn.
Quả óc chó còn có tên gọi mỹ lệ hơn là quả “Hồ Đào”, thời xưa hạt này được xem là hạt của các vị thần, sau này nhiều người gọi nó là vua của các loại hạt vì nhiều lợi ích mà nó mang đến.
Một số nơi như Nga, Canada, Trung Quốc, ở miền núi phía bắc Việt Nam hiện nay đã có trồng cây óc chó. Tuy nhiên, nếu nói về hương vị tuyệt vời và chất lượng dinh dưỡng thì các loại hạt óc chó ở những nơi này khó có thể sánh bằng hạt óc chó được trồng ở California Mỹ.
Hatyeuthuong.vn có thể đảm bảo với bạn hạt óc chó nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ tại hatyeuthuong mang đậm hương vị xứ sở cao bồi, rất thơm ngon đặc trưng khác hẳn so với quả óc chó được trồng khiêng cưỡng, phun hóa chất tại những nơi khí hậu không thích hợp. Đã ăn hạt óc chó thì tiếc gì thêm vài chục ăn hạt óc chó Mỹ, vừa ngon vừa đảm bảo chất lượng, an toàn, phải không?
Phương Pháp Tuyển Chọn Chó Phú Quốc
Đề tài Nghiên cứu, sưu tầm và tuyển chọn Chó Phú Quốc 9/6/1998 – – 2010
HLV PHAMDIEMBINH
Phuquocdog.com.vn — Phuquocdog.vn
Dựa vào kinh nghiệm của các nhà săn bắt chuyên nghiệp trên đảo Phú Quốc:
Anh hai Bính, Ông tám Đô, Anh Hùng ở Cầu Trắng;Ông Minh đìa, Ông ba Hải(chuyên săn nai) ở Suối Đá Bàn; Anh Tửng con ông lào Chung(người Lào): chuyên bắt kỳ đà; Ông ba Cây Cám ở Dương Tơ; Anh hai Bình( Bình sóc) ở Suối Cát, Anh hai Quang(Quang heo) ở Rạch Vẽm; Ông sáu Khương(người được mệnh danh là số 1 săn bắt tại đảo Phú Quốc); Chú hai Sủng, Chú tư Nhạo ở Cửa Cạn
PHƯƠNG PHÁP TUYỂN CHỌN
CHÓ PHÚ QUỐC
Tuyển chọn một con chó đẹp thì chưa chắc là con chó khôn và lựa chọn một con chó khôn thì chưa thể là con chó đẹp.
Để hài hòa được hai yếu tố trên ta nên biết một vài yếu tố, là kinh nghiệm của người địa phương, để có được con chó tốt nhất. Phải phù hợp với sự hài hòa của con chó và những quy định tiêu chuẩn về giống nòi cũng như nhu cầu mà ta cần, để chọn chó( tránh việc lựa chọn sai sẽ dẫn đến chỉ có được chó loại 2 hay loại dạt thôi).
Chó Phú Quốc thường được các thợ săn tuyển chọn bởi các yếu tố sau:
Dứt(cắn),Xé,Lôi,Theo: là bốn cái tên và là yếu tố cần cho bày chó săn.
Dáng vẻ bề ngoài:
Ấn tượng đầu tiên về một con chó Phú Quốc chuẩn mực là con chó phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có cơ bắp chắc nịch, lanh lợi và tràn đầy sức sống. Dáng hình cân đối với sự phát triển hài hòa giữa thân trước và thân sau. Thân hình của chó phải có chiều dài lớn hơn chiều cao , thân hình khỏe mạnh và trình bày đường nét cong phẳng nhẹ nhàng hơn là những hình góc. Trông vạm vỡ không khẳng khiu, tạo ra một ấn tượng đẹp (cả khi đứng yên cũng như lúc di chuyển), về một cơ bắp vững chắc và lanh lợi mà không có bất cứ sự vụng về hay khờ khạo nào. Con chó lý tưởng thì được xác chuẩn theo khía cạnh phẩm chất và tính sang trọng rất khó diễn tả, nhưng chúng ta sẽ không sai lầm khi thấy nó xuất hiện trước mắt.
Những đặc điểm và giới tính:
Được thể hiện một cách mạnh mẽ, mỗi con vật cho thấy một ấn tượng rõ ràng về đực tính hoặc cái tính, tùy theo giới tính của nó. Chó đực thì phải chuyền giống đuợc để còn có thể tuyển chọn thế hệ kế tiếp, chó cái thì phải sinh sản được và phải cho ra đời những con chó lanh lợi, thông minh và gan dạ.
Kích cỡ, sự cân đối và bản chất:
Độ cao lý tưởng của chó được tính từ mặt đất đến điểm cao nhất của bứu vai là từ:48 đến 61 cm với chó đực và 43 đến 58 cm nếu là chó cái, chó đực có cân nặng từ 19 đến 23kg và chó cái từ 17 đến 20kg. Chó Phú Quốc thường có chiều dài hơn chiều cao, với con chó Phú Quốc có thân hình đẹp thì chiều dài và chiều cao có tỷ lệ nhất định là 10 và 8,5, chiều dài được đo từ xương ức đến cạnh sau của xương chậu. Chiều dài cân đối thì còn lệ thuộc vào chiều cao, độ dài thân trước, độ rộng giữa hai bả vai và thân sau, được nhìn từ hai bên sườn. Chó làm việc cần có sự vâng lời và bản chất trung thành, không có sự cạnh tranh nơi bày đàn. Chó có kích cỡ lý tưởng thì làm việc cũng rất bền và có hiệu quả cao chó làm việc tốt thì xương sườn cuối cùng không bị ngắn là chó chạy bền..ngoài ra chó có bộ sườn hở, không khít thì rất dễ hụt hơi khi làm việc.
Đầu:
Vẻ mặt:
Tinh sảo, thông minh, mang tính vâng lời và chờ lệnh ( đây là nét đặc biệt của chó Phú Quốc mà hiếm có giống chó nào có được).
Mắt:
Kích cỡ trung bình, theo hình trái hạnh đào, hơi xiên một chút và không lối ra. Màu sắc thì càng đen càng tốt( chó mắt to hoặc lồi thì nhát)
Đôi tai:
Hơi nhọn( vừa phải) cân đối với sọ, phần mở thì hướng về phía trước và dương lên khi chú ý, hình dáng lý tưởng của hai tai là hình dáng mà đường vành tai trong, được nhìn từ phía trước, song song với nhau và thẳng đứng so với mặt đất. Nhưng cũng có khi chó cũng có đôi tai treo( nghĩa là tai thòng xuống), tai đứng hoặc nằm thì không ảnh hưởng gì đến công việc cũng như tính năng của chúng.
Trán:
Trán được nhìn từ phía trước thì có hình vòng cung và sọ dốc xuống theo chiều dài và có nếp nhăn.
Mõm:
Mõm hình chữ V, không bị gãy khúc. Mõm dài, khỏe và kiên cố, các đường lằn trên mõm thì song song với đường lằn trên của xương sọ, chó cắn thì có 3 râu mép vểnh về phía trước, chó vừa chạy vừa sủa thì nứu lợi thứ hai và ba bị đứt quãng không liền nhau.
Mũi:
Đen, nâu. Một con chó mà mũi của nó không có màu đen thì sự mạnh mẽ về bản lĩnh sẽ giảm theo. Hình dáng của mũi thì phụ thuộc vào sự phát triển của hàm và môi. Đôi môi phải cân đối. Hàm trên phải lớn hơn hàm dưới một chút và hơi nhô ra phía trước. Ngoài ra theo kinh nghiện của thợ săn thì mũi chó có khóe sâu là chó đánh hơi:
Khóe mũi hẹp thì đánh hơi đất( dưới thấp).
( chó đánh hơi đất thường gặp phải sự cố khi làm việc là vắt rừng bám và cắn vào mũi chúng khi chúng làm việc khiến chúng bị phân tâm và để mất hơi).
Khóe mũi hở thì đánh hơi gió( trên cao).
Răng:
Răng gồm 42 chiếc: trên 20 và dưới 22. răng phát triển mạnh mẽ và cắn khít với nhau như cái kéo. Phần bề mặt bên trong của các răng cửa hàm trên trùng khít và bao bọc phần bề mặt bên ngoài của các răng cửa hàm dưới. Hay nói cách khác thì phần bề mặt bên ngoài của hàm dưới được bao bọc bởi phần bề mặt bên trong của hàm trên. Thiếu bất cứ cái răng nào, ngoại trừ những chiếc răng hàm đầu tiên, sẽ là những thiếu sót nghiêm trọng, thiếu răng hàm thì làm cho việc tấn công con mồi gặp trở ngại lớn.
Lưỡi:
Lưỡi màu đỏ tươi, dài vừa phải, là cơ quan vị giác và cũng là cơ quan tản nhiệt cho cơ thể.
Chó phú quốc thường thì có lưỡi đốm đen( bớt) nhưng chó có lưỡi tòan màu đen thì chịu được độc rắn hổ đất.
Cổ:
Cổ khỏe mạnh và có cơ bắp, gọn gàng và dài tương đối, cân đối theo kích cỡ chiều dài và không rũ nếp( không có nọng), khi con chó đang chú ý hay đang bị kích thích, thì đầu ngẩng lên và cổ dương lên cao; mặt khác dáng vẻ của đầu là hướng về phía trước hơn là nâng lên cao nhưng hơi cao hơn đỉnh của bả vai, đặc biệt là trong dáng đi.
Dáng đứng:
Bứu vai thì cao hơn và hơi dốc xuống theo mức độ của lưng. Lưng thì thẳng và phát triển một cách mạnh mẽ, không võng, không gù và ngắn tương đối, chân chúm lại( chân chúm mu sò là chân khỏe), móng đeo( huyền đề hai chân sau) được nhiều người chọn hơn, tuy nhiên trong thực tế chó có móng đeo là dị tật và móng đeo là khuyết điểm với con chó làm việc vì: móng đeo là ngón thừa và là điểm yếu của chân sau khiến cho chó rất dễ bị tổn thương và giảm hiệu xuất làm việc khi bị va chạm.
Cơ thể:
Tòan bộ cấu trúc cơ thể tỏ ra một vẻ ảnh hưởng tòan diện và vững chắc, săn gọn, không kềnh càng, lanh lợi nhưng không đánh mất sự phục tùng.
Ngực:
Bắt đầu từ điểm nối giữa cổ họng và mình, ngực phải đầy đặn, dốc xuống giữa hai chân, và có chiều ngang rộng, tương đối sâu dành cho phổi và tim. Hướng về phía trước và để lộ vai ra khi nhìn theo chiều nghiêng, vai phải thẳng và vuông góc( ngực rộng thể hiện sức khỏe dồi dào để làm việc).
Sườn:
Phát triển mạnh mẽ và dài, không theo hình ống nhưng cũng không quá bằng phẳng, dốc xuống theo các xương mà nối với xương khuỷu . Kiểu đan của xương sườn đúng nghĩa thì cho phép các xương khuỷu dịch chuyển một cách tự do khi chó chạy nước kiệu, quá tròn sẽ thô thiển và nổi các khuỷu xương ra ngoài; quá ngắn hoặc quá bằng phẳng làm cho các khuỷu xương véo lại. Sự đan bện của các xương sườn mà đều đặn thì eo lưng(hông) của chó sẽ tương đối ngắn, xương sườn cuối cùng không bị ngắn là chó chạy khỏe.
Bụng:
Cần phải thon gọn(bụng càng thon gọn chó càng làm việc dai sức hơn). Chó phú quốc cũng có khả năng ăn mồi nhiều hơn và đem về ổ nhả ra cho chó con ăn.
Mông:
Mông to, rộng và có cơ bắp săn chắc(làm ta có cảm giác chó rất khỏe) tạo cho chó có dáng đi uyển chuyển nhưng không ủy mị, ngược lại chó phú quốc có bộ chân sau rất khỏe.
Đuôi:
Đuôi nhỏ và vót cao (như cần câu) và túm lại ở phần cuối như đuôi chuột, chó cái bỏ đuôi qua phải và chó đực bỏ đuôi qua trái( nếu ngược lại thì chó chỉ đạt loại 2 thôi) đuôi cuốn ngay lưng ( không giỏi), đuôi lệch đúng vế( sống lâu, săn bền) “ chó cụt đuôi là chó rất thông minh và hiếu động (dị tật bẩm sinh chứ không phải cắt).
Chó đốm đuôi: trong dân gian thường lưu truyền câu chó đốm đuôi… nhưng trong thực tế khi đi săn bắt, chó đốm đuôi rất có lợi khi chúng rình bắt mồi; vì cái đuôi có màu sắc khác thường sẽ gây chú ý và mất cảnh giác của con mồi.
Thân trước:
Hai bả vai của chó dài và theo chiều xiên, nằm ngang bằng, nhưng không hướng về phía trước. Phần trên của chân (bắp tay) nối kết với bả vai ở góc xiên phải. Cả phần bắp tay và bả vai đều có cơ bắp vạm vỡ. Hai chân trước được nhìn từ mọi phía đều thẳng và có xương hình bầu dục hơn là hình tròn. Nhưng cổ chân thì khỏe mạnh và có tình đàn hồi cao. Những móng vuốt của chân trước có thể dịch chuyển, nhưng thường thì giữ nguyên. Chân thì ngắn, gọn và chắc với những ngón chân uốn hình vòng cung, gan bàn chân thì mỏng và chắc, có màng bơi, móng chân ngắn và có màu sẫm( chó có xoáy phạm ở vai là chó cắn người( xoáy phạm đóng vai).
Thân sau:
Tòan bộ bắp đùi, được nhìn từ bên cạnh, thì rộng và có cơ bắp chắc nịch, ngắn bao nhiêu có thể, với góc xiên phải, xương đùi ở phần trên song song với bả vai và xương đùi ở phần dưới song song với tay trên. Khối xương bàn chân( bộ phận giữa khớp của khuỷu chân và bàn chân) thì ngắn, khỏe và ăn khớp một cách chặt chẽ. Những móng vuốt nếu có ở chân sau thì cũng có thể dịch chuyển.. hai chân sau cũng như hai chân trước( khác với một số loài chó khác, chân sau của chúng rất khỏe).
Bộ lông:
Một con chó lý tưởng thì có bộ lộng ngắn sát da, nhưng thường thì chó có hai bộ lông; đầu mặt và chân thì có lông ngắn và mình thì có lông dài hơn.
Phần lưng thì có một dãy xoáy dài từ bứu vai đến phần chóp mông.(đây là điểm đặc trưng của giống chó này, không có dãy xoáy trên lưng thì không được xem là: chó Phú Quốc–Phuquocdog )
– Dãy xoáy thường định dạng ở hai hình dạng sau:
a. Xoáy hẹp: hình chóp có đáy từ bả vai và bắt đầu bằng hai xoáy tròn và quyện vào nhau theo hình sườn núi tiến thẳng xuống chóp mông và kết thúc là hình chóp và được gọi là xoáy kiếm hoặc mũi tên.
b. Xoáy bàn: hình rộng bề mặt và cũng bắt đầu bởi hai xoáy tròn và kết thúc bằng hình chóp nhưng suốt chiều dài dãy xoáy được giãn ra bởi hai hay ba cặp xoáy nữa tạo thành một bệt trên lưng xem như một tấm thảm và được gọi là xoáy bản đồ.
Xoáy có hình dạng không đều về hai bên thì là một khiếm khuyết.
Màu sắc:
Chó Phú Quốc thường thì có nhiều màu sắc nhưng chỉ khi mang một màu duy nhất trên mình và không pha lẫn với một màu nào khác ngoại trừ màu vằn vện được mệnh danh là chó cọp. Chó mà có hai màu( chó vá) thì chỉ là loại 2 thôi.
Màu trắng: con cò.
Màu vàng:
Vàng nhạt: con vàng.
Vàng đậm: con phèn.
Màu đen:
Đen thường: con đen.
Đen tuyền( mắt, mũi, lưỡi và tòan thân): con mực.
Màu xám( xám lông chuột): con rái.
Màu nâu(socolate): con bánh.
Màu vện( vằn): con cọp.
Màu đỏ: con đỏ.v.v..
Với chó hai màu:con vá ( chỉ được chấm loại 2 thôi)
Lõ đầu – lõ đuôi( đốm đầu – đốm đuôi).
Tứ túc mai hoa:( bốn chân mang vớ trắng).
Thằn lằn đeo cổ:( yếm trắng trước ngực).
Là 3 yếu điểm khi 1 hoặc 2 trong 3 điểm trên có xuất hiện trên mình chó. Nhưng ngược lại cả 3 yếu tố trên xuất hiện trên cùng một con chó thì đó là con chó hay.
Dáng đi:
Thanh thóat và nhanh nhẹn, thường thì chó Phú Quốc đi nước kiệu nên cấu trúc của nó phát triển để đáp ứng nhu cầu đó.
Ảnh hưởng chung: Chó Phú Quốc có tài riêng biệt không như những giống chó khác là hoạt động mạnh mẽ cả về phương diện chạy, bơi lội cũng như chiến đấu nên cần có một cấu trúc khung xương và cơ bắp mạnh mẽ nhưng hài hòa không thô ráp.
Sự di chuyển:
Có dáng đi riêng biệt, linh hoạt và không cần phải nỗ lực, uyển chuyển, nhịp nhàng bước đi thoăn thoắt dễ dàng, thăng bằng và mạnh mẽ. Cả khi bước tới hay bước lùi thì vẫn như một ê kíp làm việc nhuần nhuyễn không tắc hóc. Để có được dáng vẻ như trên thì chó Phú Quốc cần có cơ bắp phát triển mạnh mẽ và đều đặn không có tì vết khiếm khuyết về khung chậu hay cơ bắp.
Tính khí:
Giống chó có một tính khí rõ ràng được thể hiện bằng trực tính và sự can đảm, tự tin nhưng không có sự thù hằn, biểu cảm. Rất thân thiện và không phải giống chó cắn người, Nó sẽ tấn công xua đuổi tự vệ và bảo vệ khi cần thiết. Thích được làm bạn với con người và phục tùng mệnh lệnh của người đó khi có yêu cầu, thích hợp cho việc canh giữ, chăn dắt gia súc, săn bắt và bơi lội.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Dạy Chó Cưng Lại Gần Khi Gọi trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!