Bạn đang xem bài viết Phòng Chống Dịch Dại Trên Chó, Mèo được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chỉ tính trong 3 tháng đầu năm, cả nước đã có 16 trường hợp ở 12 tỉnh, thành phố tử vong do bệnh dại. Tại Hải Dương, năm 2017 cũng có 1 trường hợp tử vong do bị chó dại cắn. Nguyên nhân tử vong đều do người bệnh chủ quan, không đi tiêm phòng khi bị chó, mèo cắn, đến khi phát bệnh người nhà mới đưa họ đến cơ sở y tế thì đã muộn. Một nguyên nhân khác là do người bệnh tin tưởng vào phán đoán của thầy lang ở địa phương.
Toàn tỉnh hiện có hơn 155.000 con chó. Đàn chó đông trong khi công tác quản lý vật nuôi ở tỉnh còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ tiêm vaccine phòng bệnh dại cho chó thường không cao. Nguyên nhân do người dân còn chủ quan, chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh dại. Việc triển khai các biện pháp phòng chống bệnh, đặc biệt ở tuyến cơ sở, việc tiêm phòng gặp nhiều khó khăn vì địa bàn rộng, lực lượng mỏng. Việc xử lý vi phạm đối với hộ nuôi chó, mèo không chấp hành quy định tiêm phòng dại, nuôi chó thả rông chưa được chính quyền thực hiện nghiêm túc. Tình trạng chó thả rông, không đeo rọ mõm còn phổ biến ở các nơi.
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra. Bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào hoặc liếm của động vật. Người bị chó dại cắn thường ủ bệnh từ 1-3 tháng. Bệnh dại chỉ có thể phòng, không thể cứu được vì khi đã bị phát bệnh sẽ dẫn đến tử vong.
Để việc phòng chống bệnh dại đạt hiệu quả cao, các địa phương cần tổ chức rà soát, thống kê chính xác hộ nuôi chó, mèo ở từng khu dân cư; lập sổ quản lý đàn chó, mèo và thường xuyên cập nhật bổ sung vào sổ quản lý khi có sự biến động. Công khai tại cộng đồng hoặc thông báo danh sách những hộ nuôi chó thả rông hoặc không chấp hành tiêm phòng vaccine dại theo quy định. Yêu cầu các hộ nuôi chó, mèo thực hiện nghiêm túc việc khai báo, chấp hành việc nuôi, giữ chó trong khuôn viên gia đình. Các hộ nuôi chó, mèo cần tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi và tiêm nhắc lại hằng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Đồng thời, tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng dân cư về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại và các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả. Khi phát hiện chó, mèo có biểu hiện khác thường như trở nên hung dữ thì phải nhốt và báo ngay với thú y cơ sở để kịp thời xử lý nếu chó, mèo bị bệnh dại. Những người bị chó, mèo cắn cần đến các trung tâm y tế tiêm phòng để ngăn ngừa bệnh dại càng sớm càng tốt; theo dõi chó, mèo nghi mắc bệnh. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không tin vào phương pháp chữa bệnh dại của thầy lang… khi không may bị chó, mèo cắn.
KHÁNH HÒA (Nam Sách)
Phòng Bệnh Dại Trên Người Do Chó, Mèo Cắn
Bệnh dại là bệnh lây truyền chung giữa động vật và người, do vi rút dại gây ra.
Vi rút dại xâm nhập vào cơ thể chủ yếu thông qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo) được nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết.
Vi rút dại có nhiều trong nước bọt của chó, mèo và động vật mắc bệnh, kể cả khi con vật chưa có dấu hiệu lâm sàng.
Cho đến nay bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại gần như tử vong 100%. Bệnh dại nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh dại.
Để chủ động phòng chống bệnh dại, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
– Hạn chế nuôi chó
– Tiêm vắc xin phòng dại cho chó
– Chó nuôi phải xích, nhốt
– Chó ra đường phải có rọ mõm
– Người bị chó, mèo nghi bị dại cắn phải đi tiêm phòng sớm và đầy đủ
– Không nên điều trị thuốc nam khi bị chó, mèo nghi bị dại cắn
– Trường hợp người có nguy cơ cao với vi rút dại như người làm nghề giết mổ chó, người đi đến khu vực có lưu hành bệnh dại cần đến cơ sở y tế, Trung tâm Y tế để khám, tư vấn và tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại.
– Đối với người bị chó, mèo nghi dại cắn, cào, liếm hoặc đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh, cần đến ngay Trung tâm Y tế để được khám, tư vấn và tiêm phòng vắc xin dại càng sớm càng tốt.
– Đối với động vật bị dại hoặc nghi mắc bệnh dại, gia đình cần phối hợp với cơ quan thú y, chính quyền địa phương xử lý. Thực hiện tiêu hủy động vật bị mắc bệnh hoặc chết vì bệnh dại, vệ sinh, khử trùng tiêu độc vùng ổ dịch. Tất cả chó, mèo trong vùng dịch phải được nhốt, cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh dại. Không được vận chuyển đưa chó mèo ra, vào vùng có dịch. Những người trực tiếp làm vệ sinh, khử trùng tiêu độc phải thực hiện đầy đủ biện pháp phòng hộ theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
* Cách xử lý khi bị chó, mèo cắn
Đối với chó, mèo nuôi có đăng ký đã được tiêm phòng dại hằng năm, cần theo dõi con vật trong 14 ngày. Đối với chó, mèo không tiêm phòng dại, khi nghi mắc bệnh dại mà đã cắn, cào người thì phải nhốt theo dõi trong 90 ngày./.
Hà Nội Hưởng Ứng Ngày Thế Giới Phòng Chống Bệnh Dại
VTV.vn – Bệnh dại là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khi người nhiễm virus bệnh dại lên cơn thì tỷ lệ tử vong gần như 100%.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có 50 nghìn đến 70 nghìn người tử vong do bệnh dại và trên 10 triệu người phải điều trị dự phòng bằng vắc xin dại. Bệnh dại tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển, đặc biệt là châu Á. Tại Việt Nam, từ năm 1990 – 1995, có khoảng 500 ca tử vong do dại.
Trước tình hình đó, năm 1996, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 92/CT-TTg về tăng cường phòng chống bệnh dại. Với nhiều biện pháp được triển khai quyết liệt, số tử vong do bệnh dại đã giảm rõ rệt, khoảng dưới 100 trường hợp tử vong/năm vào những năm 2010 trở lại đây. Tuy nhiên, vẫn còn một số tỉnh, thành phố có số tử vong cao do dại. Trong 3 tháng đầu năm 2016, đã có 18 người chết vì bệnh dại. Người nhiễm vi rút dại khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là gần như 100%. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại ở người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong.
Tại TP. Hà Nội, trong năm 2014 ghi nhận 5 trường hợp mắc bệnh dại, năm 2015 ghi nhận một trường hợp, từ đầu năm 2016 đến nay ghi nhận 2 trường hợp dại lên cơn tại huyện Hoài Đức và Ba Vì. Tất cả các trường hợp tử vong đều bị chó cắn mà không được đi tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại hoặc tiêm muộn.
Ths Nguyễn Văn Dung, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: “Bệnh dại vẫn có nguy cơ gia tăng do tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó tại một số địa phương còn thấp. Vậy nên chưa khống chế được bệnh dại ở chó. Về phía người dân còn chủ quan, nhận thức về bệnh dại còn hạn chế dẫn đến việc bị chó cắn nhưng không đi khám hoặc không tiêm phòng kịp thời”.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhận định để giảm được tử vong do bệnh dại và tiến tới khống chế bệnh dại chỉ có thể thực hiện được khi có sự vào cuộc của tất cả mọi người, đặc biệt là người dân phải biết cách tự bảo vệ mình và tham gia tích cực vào các hoạt động phòng chống bệnh dại tại cộng đồng.
Hà Nội là một trong những địa phương đã thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh dại. Tuy nhiên, hàng năm tại một số huyện ngoại thành vẫn ghi nhận bệnh nhân tử vong do bệnh dại lên cơn. Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao, để có thể ngăn ngừa và khống chế được bệnh dại, cần tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Nhằm hướng tới Ngày thế giới phòng chống bệnh dại 28/9, Sở Y tế Hà Nội đã có sự tăng cường tuyên truyền về phòng chống bệnh dại cho cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống bệnh dại; khuyến cáo người dân đến ngay cơ sở y tế để khám và được tư vấn kịp thời khi bị chó, mèo nghi dại cắn. Ngành nông nghiệp cần tăng cường kiểm soát số lượng đàn chó, mèo và loại trừ bệnh dại trên đàn chó, mèo nuôi thông qua tiêm phòng vắc xin và duy trì tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn chó, mèo đạt trên 70% tổng đàn. Ngành y tế đảm bảo đầy đủ về nhân lực, vắc xin, huyết thanh để đáp ứng cho việc phòng và điều trị cho người bị súc vật nghi dại cắn.
Tiêm Phòng Dại Cho Chó Mèo
Khi nào nên bắt đầu tiêm phòng dại cho chó mèo?
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại vaccin, như vacxin 7 bệnh cho chó, vacxin 5 bệnh cho chó, vacxin phòng bệnh bạch cầu ở mèo, vacxin dại cho chó… Theo chuẩn của bác sĩ thú y quốc tế, nên bắt đầu lịch tiêm phòng cho chó khi từ 8 tuần tuổi trở đi. Riêng tiêm phòng dại cho chó nên được tiêm ngay khi chó được 3 tháng tuổi.
Sau khi đón thú cưng về nuôi, nếu chúng vẫn chưa được tiêm đầy đủ vacxin theo quy định thì không nên cho đi chơi và tiếp xúc với những vật nuôi khác. Việc này nhằm làm giảm các nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm.
Nhiều người cho rằng nên tiêm phòng dại cho chó càng sớm càng tốt. Một số trang trại phối giống cũng thường tiêm dại sớm để bán nhằm thu lại lợi nhuận. Tuy nhiên tiêm phòng dại cho chó quá sớm sẽ không có hiệu quả hoàn toàn.
Tiêm phòng dại cho chó mèo quá sớm khiến cho miễn dịch bẩm sinh bị phá hủy. Chính bản thân vật nuôi vẫn chưa tạo đủ miễn dịch để phòng bệnh, từ đó dễ bị mắc các bệnh khác. Ngoài ra việc tiêm phòng quá sớm còn làm tăng nguy cơ bị phản ứng thuốc gây ra những sự cố tiêm phòng cho chó nguy hiểm. Không những không mang lại hiệu quả hơn nữa còn có thể gây ảnh hưởng cho chúng.
Không nên tiêm phòng dại cho chó có bầu vì phần lớn vacxin dại cho chó đều được chế từ virus còn sống. Có thể gây ảnh hưởng đến chó con, mèo con trong bụng. Nên lên kế hoạch tiêm vacxin dại cho chó ít nhất 2 – 4 tuần trước khi có bầu. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi tiêm.
Tại sao không nên tiêm phòng cho chó mèo mới mua về? Sau khi vừa mua chó mèo, nên chờ khoảng 5 – 7 ngày để chắc chắn rằng chúng không bị ủ bệnh nào. Như bài viết đã nói ở trên, vaccine được điều chế từ virus đã được làm suy yếu. Nếu chó mèo của bạn đã ủ bệnh từ trước đó, việc tiêm vaccine càng khiến cho chúng bị ốm nặng hơn.
Chỉ tiêm phòng dại cho chó mèo 1 mũi vacxin liệu có đủ?
Nếu chỉ duy nhất một mũi sẽ không đủ để kích thích miễn dịch một cách chắc chắn. Thông thường bác sĩ đều hẹn lịch đến để tiêm vắc xin nhắc lại nhằm kích thích miễn dịch. Với vacxin phòng bệnh sẽ phải tiêm tất cả là 3 mũi, mỗi mũi vắc xin cách nhau khoảng 3 – 4 tuần.
Đối với tiêm phòng dại cho chó, tiêm mũi đầu khi 12 tuần tuổi và nhắc lại mỗi năm 1 lần. Nếu chưa được tiêm vacxin đầy đủ thì chó vẫn sẽ có nguy cơ mắc bệnh dại. Đặc biệt trong thời gian 1 năm đầu tiên. Một số loại vacxin dại cho chó cần phải tiêm nhắc lại hàng năm để đảm bảo miễn dịch cho thú cưng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Phòng Chống Dịch Dại Trên Chó, Mèo trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!