Xu Hướng 9/2023 # Phải Làm Gì Khi Trẻ Em Bị Chó Cắn? # Top 18 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Phải Làm Gì Khi Trẻ Em Bị Chó Cắn? # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Phải Làm Gì Khi Trẻ Em Bị Chó Cắn? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi trẻ nhỏ nhà bạn bị chó cắn gia đình lo lắng không biết con mình có bị bệnh dại không. Bệnh dại truyền nhiễm gây ảnh hưởng tính mạng con người do virut dại gây ra nên tỷ lệ tử vong rất cao.

1. Phải làm gì khi trẻ em bị chó cắn?

Mẹ nhanh chóng, đưa con khu vực xử lý vết thương nhanh tại chỗ bằng việc rửa vết thương ở dưới vòi nước chảy với xà phòng diệt khuẩn trong thời gian 15 phút.

Nếu như mẹ không có đồ dùng rửa thì có thể rửa vết thương trực tiếp dưới vòi nước, nhưng cần phải dùng một miếng bông chấm vết thương cho con vì chạm trực tiếp sẽ làm vết thương đau hơn.

Sau đó mẹ nên sử dụng cồn 70% không nên dùng quá nhiều để tránh làm bỏng da. hoặc nước muối pha loãng để rửa sạch vết thương một lần nữa cho con. Mẹ lưu ý tuyệt đối không chà xát mạnh, nếu không tình trạng vết cắn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi có máu chảy mẹ nên cầm máu cho bé, mẹ đưa cao vết thương lên càng cao càng tốt để tránh việc máu chảy ra quá nhiều. Sau đó mẹ hãy dùng một miếng bông sạch để băng vết thương lại.

Trong vòng 48h. Mẹ đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Đối với những vết thương do chó cắn gây ra, và gia đình nên chú ý à theo dõi con chó đã con bạn, trong vòng 7-15 ngày để có được thông tin hữu ích cho việc điều trị.như chó biểu hiện nước dãi nhiều, giọng sủa khàn, liệt hàm dưới, liệt chi, toàn thân và chết.

Mẹ nên hỏi con có cảm thấy đau nhức nơi vết cắn không? đồng thời kiểm tra vết cắn bị sưng tấy và có biểu hiện khác thường gì không như sốt, đau đầu, co cứng, co giật, co thắt hô hấp, sùi bọt mép,…Rất có thể con bạn đang có biểu hiện của bệnh dại. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến thể trạng con bạn suy sụp nhanh, hôn mê, ngất và có thể là gây tử vong.

Mẹ cũng phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng, nước muối, sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn.

Sau đó mẹ đưa bé đến ngay trung tâm y tế dự phòng quận,huyện để được khám và điều trị tiêm phòng bằng kháng huyết thanh hay vắcxin dại.

Nếu đến cơ sở y tế muộn sau khi chó cắn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng, vì thế chỉ tiêm văcxin. Khi tiêm văcxin dại phải tiêm đủ liều theo quy định của loại văcxin, sử dụng đúng liều lượng, kỹ thuật và tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn.

Có thể đến Viện Pasteur, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng, Trung tâm y tế dự phòng, Đội vệ sinh phòng dịch các quận huyện để chích ngừa dại, riêng huyết thanh kháng dại chỉ đến Viện Pasteur và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới mới có.

2. Biện pháp phòng chống bệnh dại

Gia đình hạn chế nuôi chó mèo trong nhà

Nếu có nuôi chó mèo, gia đình nên tiêm phòng dại cho chúng, không cho chạy loanh quanh trong nhà hay ngoài sân.

Chó nuôi phải xích, nhốt. không nên cho ra ngoài.

Khi thả chó ra đường, gia đình phải có rọ mõm đeo cho nó.

Người bị chó, mèo nghi bị chó dại cắn phải đi tiêm phòng dại sớm, đầy đủ.

Phải luôn để mắt đến các bé ngay cả khi chó đã đươc xích.

3. Triệu chứng dại ở động vật

– Hung dữ khác thường.

– Nước dãi nhiều.

– Giọng sủa khàn.

– Liệt hàm dưới, liệt chi, toàn thân và chết.

– Triệu chứng dại của mèo giống của chó, nhưng mèo thích lánh vào chỗ tối, rất nguy hiểm.

Làm Gì Khi Trẻ Bị Chó Cắn?

Cách xử trí khi trẻ bị chó cắn

– Đầu tiên, người lớn nên an ủi trẻ, nhẹ nhàng trấn an trẻ nhằm tránh cho trẻ bị hoảng loạn.

– Sau khi trẻ trấn tĩnh, cần phải xem xét ngay vết thương của trẻ (Vết thương xước da hay chảy máu? Vết thương có sâu và rộng hay không? Có bao nhiêu vết thương? Vết thương ở vị trí nào trên cơ thể của bé…) rồi tiến hành rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút, kể cả vết thương chỉ trầy xước da. Chú ý rửa tay thật sạch trước và sau khi sơ cứu cho trẻ.

Rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút

– Dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương.

Sau khi đã thực hiện các bước trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và có chỉ định thích hợp.

Lưu ý: Nếu vết thương chảy máu nhiều, trẻ xanh tái, mệt,… phải đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay.

Tiêm phòng cho trẻ

Nói chung, mọi trẻ bị chó cắn đều nên được tiêm phòng càng sớm càng tốt. Trẻ sẽ được tiêm vắc-xin phòng dại và tùy theo tình trạng vết thương cùng với tiền sử tiêm phòng uốn ván trước đây mà bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng uốn ván cho trẻ. Ngoài ra, trẻ có thể được tiêm huyết thanh kháng dại nếu vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ, vết thương ở các vị trí có nhiều dây thần kinh như đầu ngón tay, đầu ngón chân, bộ phận sinh dục, vết thương sâu và nhiều.

Phòng ngừa trẻ bị chó cắn

Để đề phòng trường hợp bị chó cắn, cha mẹ cần để mắt trông chừng trẻ, nhất là những bé ở độ tuổi chập chững biết đi. Không để trẻ đùa giỡn, kéo đuôi chó mèo. Đối với trẻ lớn, nên giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân, không đến gần súc vật lạ, không chọc phá súc vật nhất là khi chúng đang ăn hoặc đang ngủ. Cần tiêm phòng bệnh dại cho những vật nuôi thường tiếp xúc với trẻ như chó, mèo.

Việt An (theo tài liệu của Bệnh viện Nhi đồng I)

Trẻ Em, Trẻ Sơ Sinh Thở Khò Khè Khi Ngủ Là Bị Gì, Mẹ Phải Làm Sao?

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh về đường hô hấp. Do đó, cha mẹ cần phải biết chính xác đó là triệu chứng của căn bệnh nào và đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả, giúp bé yêu sớm tạm quên cơn khò khè khi ngủ.

Đối với con trẻ, bệnh hô hấp được coi là căn bệnh rất đáng sợ, bởi sức đề kháng của trẻ quá yếu mà bệnh tiến triển quá nhanh, có thể gây tác động xấu đến con. Cho nên, khi thấy con trẻ thở khò khè khi ngủ cha mẹ thường rất lo lắng.

Biểu hiện của thở khò khè thường giống như tiếng ngáy ngủ, chỉ cần áp sát tai vào miệng trẻ bạn sẽ phát hiện ra được bất thường hoặc cũng có thể nghe được tiếng khò khè khi trẻ thở mạnh. Do đó, để khắc phục chứng thở khò khè ở trẻ em và trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh trước tiên cần xác định tiếng thở khò khè xuất hiện do nguyên nhân nào gây ra.

1/ Các chất gây dị ứng

Các chất gây dị ứng có thể khiến niêm mạc mũi bị kích ứng dẫn đến chảy nước mũi. Khi đó, lượng dịch nhầy được điều tiết nhiều làm tắc nghẽn hốc mũi và vòm họng. Do trẻ còn nhỏ chưa có ý thức và khả năng làm sạch cổ họng và mũi nên dẫn đến vấn đề dịch nhầy tích tụ và gây ảnh hưởng đến khả năng thở của trẻ, khiến trẻ thở khò khè, nhất là khi ngủ. Tuy nhiên tình trạng trẻ em, bé sơ sinh thở khò khè khi ngủ do chất gây dị ứng gây ra thường không quá phổ biến ở những độ tuổi dưới 1.

2/ Cảm lạnh

Cảm lạnh là một trong những căn bệnh hô hấp khiến trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ. Cảm lạnh không chỉ xảy ra vào mùa đông mà còn xảy ra ở cả mùa hè, cho nên, các mẹ đừng nên chủ quan, lơ là mà không phòng tránh bệnh cho con. Một trong những triệu chứng điển hình của cảm lạnh là sổ mũi. Và đi kèm với triệu chứng này lượng dịch nhầy điều tiết ra nhiều gây tắc nghẽn hốc mũi dẫn đến tình trạng nghẹt mũi. Chính vì thế, trẻ sẽ cảm thấy khó thở hoặc thở khò khè khi ngủ.

3/ Viêm tiểu phế quản

Trẻ em, trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ một phần là do viêm tiểu phế quản. Đây là một trong những bệnh về đường hô hấp do nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Căn bệnh này chủ yếu là do vi rút gây ra và thường gặp vào mùa lạnh. Một khi trẻ em mắc phải bệnh viêm tiểu phế quản, đường hô hấp sẽ bị chặn, gây khó thở.

4/ Hen suyễn

Tuy nhiên, các chuyên gia khoa nhi cho biết, việc trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ cũng chưa có thể kết luận là do con trẻ mắc bệnh hen suyễn. Do đó, khi thấy con có biểu hiện bất thường này, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ.

Ngoài những bệnh nêu trên, trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ cũng có thể do những nguyên nhân sau đây:

Trẻ có thể mắc phải dị vật đường thở gây khó thở.

Thở khò khè có thể là do vùng thanh quản của trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi có thể bị chèn ép bởi mạch máu hoặc cũng có thể do mềm sụn thanh quản gây ra.

Do có khối u phổi bẩm sinh.

Do trẻ bị viêm amidan cấp tính có kèm theo triệu chứng ho, sốt, sưng họng,…

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ cũng có thể là do bệnh trào ngược acid dạ dày, viêm phế quản hoặc do dị ứng gây ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh khò khè thường do một số nguyên nhân như:

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ chữa trị như thế nào?

Dựa vào tình trạng thở của bé mà cha mẹ có thể phán đoán được phần nào triệu chứng khó thở của bé có đang rơi vào tình trạng nghiêm trọng hay không. Nếu trẻ em nhỏ thở khò khè khi ngủ không phải do bệnh lý gây ra, phụ huynh có thể áp dụng những biện pháp sau đây để giúp con kiểm soát và khắc phục bệnh hiệu quả.

1/ Chăm sóc trẻ đúng cách

Để cải thiện chứng thở khò khè của con khi ngủ, cha mẹ nên áp dụng những biện pháp chăm sóc sau.

Giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vào ban đêm. Mỗi khi trẻ tắm xong hoặc trước khi đi ngủ, cha mẹ nên dùng một ít tinh dầu tràm thoa đều lên gan bàn chân của trẻ. Tinh dầu tràm sẽ giúp giữ ấm cơ thể và làm thông mũi hiệu quả.

Dọn dẹp nhà cửa, đồ chơi hay vật dụng trẻ tiếp xúc sạch sẽ. Thường xuyên thay ga trải giường, mềm, gối.

Không cho con trẻ tiếp xúc với lông động vật và khói thuốc lá.

2/ Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi và miệng cho con

Đối với trẻ sơ sinh đêm ngủ thở khò khè kèm theo triệu chứng sổ mũi do bệnh cảm lạnh gây ra cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý có nồng độ Natri Clorid thấp khoảng 0,9% để vệ sinh mũi cho con. Nước muối sinh lý sẽ giúp đẩy trôi chất nhầy còn dư và bám dính trong hốc mũi ra ngoài giúp không khí dẫn lưu ra ngoài dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng khó thở cho bé. Bên cạnh đó nước muối còn giúp giải phóng vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa viêm nhiễm nặng.

Lưu ý: Nước muối sinh lý đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng nghẹt mũi, giúp bé thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng nước muối quá nhiều trong ngày có thể khiến niêm mạc mũi trẻ bị tổn thương khiến bệnh thêm nặng.

Tìm hiểu thêm: Những sai lầm nghiêm trọng của cha mẹ khi chữa sổ mũi cho con

3/ Chữa thở khò khè khi ngủ do sai tư thế

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ cũng có thể là do sai tư thế ngủ. Do đó, cha mẹ nên điều chỉnh tư thế lại cho con khi bé nằm không đúng tư thế. Không nên dùng gối quá cao hay quá cứng để kê đầu cho bé. Cha mẹ có thể dùng một chiếc khăn bông mềm quấn lại và làm gối cho con.

4/ Chữa chứng thở khò khi cho trẻ do ngạt sữa

Thỉnh thoảng có một số trường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ là do ngạt sữa. Khi đó, cha mẹ không nên lo lắng mà hãy lưu ý những điểm sau đây để giúp khắc phục chứng khó thở cho con.

Trong quá trình cho bú, tránh trường hợp con bị sặc sữa dẫn đến ngạt, cha mẹ nên nâng đầu con cao hơn một chút và bế con trẻ theo hướng áp bụng lên bụng của mẹ rồi cho bé ngậm sâu vào quầng vú của mẹ. Tiếp đó mẹ cần đỡ lấy bầu ti và kẹp hai ngón tay vào bầu ti để giữ không cho sữa bắn quá nhanh vào miệng bé làm bé bị sặc. Đối với tay còn lại, mẹ nên đặt lên phía sau hông trẻ và giữ cho lưng bé được cố định.

Khi nào nên đưa con trẻ đi thăm khám?

Trong quá trình chăm sóc cho con, nếu tình trạng thở khò khè của con không thuyên giảm mà ngày càng nặng thêm, cha mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện gần nhất để thăm khám, đặc biệt là một số trường hợp bệnh sau đây.

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ xuất hiện lần đầu tiên kèm theo triệu chứng khó thở, da tím tái.

Bé dưới 3 tháng tuổi có dấu hiệu khó thở hoặc thở dốc.

Đối với tình trạng thở khò khè kéo dài hơn 3 tuần nên đưa bé đến ngay bệnh viện để các bác sĩ tiến hành làm các xét nghiệm chuyên sâu, giúp chẩn đoán và điều trị bệnh.

Trẻ em có tiền sử mắc bệnh hen suyễn và cơn thở khò khè đột ngột xuất hiện.

Cần thăm khám ngay với trường hợp trẻ thở cảm thấy khó thở, thở không đều hoặc cảm thấy lòng ngực bị co rút mỗi khi thở.

Trẻ sơ sinh thở khò khè khi ngủ cho dù là nguyên nhân nào gây ra nếu không chữa trị sớm có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí tính mạng. Do đó, cha mẹ nên đưa con đến ngay bệnh viện nếu phát hiện biểu hiện bất thường ở con. Tại đây, với trình độ chuyên môn và thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán và đưa hướng điều trị bệnh thích hợp.

BTV: Hạ Vũ

Khi Bị Chó Cắn Cần Phải Làm Gì?

Chó cắn là tình trạng thường gặp ở Việt Nam và có thể gây nguy hiểm cho con người. Bởi trong nước bọt của chúng có chứa virus gât bệnh dại, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Chính vì vậy, khi bị chó cắn cần được sơ cứu kịp thời. Bị chó cắn nguy hiểm thế nào?

Bên cạnh tổn thương ngoài da, người bị động vật như chó, mèo tấn công còn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh dại. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh, có tỷ lệ tử vong gần 100%. Trên thế giới hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Theo các bác sĩ, virus dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người qua vết cắn hoặc qua vết trầy xước trên cơ thể con người. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây truyền sang người khi động vật bị dại liếm vào vết thương hoặc tiếp xúc vào những chỗ da bị trầy xước, lớp niêm mạc miệng, mũi.

Theo các chuyên gia của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), khi gặp người bị chó mèo cắn cần xử lý nhanh tại chỗ bằng cách rửa vết thương dưới vòi nước chảy với xà phòng liên tục trong 15 phút. Nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để sát trùng vết thương và chống lại bệnh dại. Vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn i ốt, nếu có.

Đặc biệt, cần lưu ý không được sử dụng các chất kích thích vào vết thương như ớt bột, nước ép, nhựa cây, axit, kiềm, không băng bó, đắp thuốc kín vết thương.

Các chuyên gia khuyến cáo sau khi sơ cứu ban đầu, chúng ta cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị, tư vấn và tiêm phòng kịp thời. Các gia đình tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám.

Bị chó cắn phải làm gì?

Vì chó cắn có thể gây ra bệnh dại nên việc xử trí vết thương khi bị chó cắn là một việc vô cùng quan trọng. Tìm hiểu một cách chi tiết thì bệnh dại là căn bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng. Bệnh dại ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thần kinh của con người.

Virus lây bệnh dại sang cơ thể người chủ yếu truyền qua các vết chó cắn hoặc vết thương hở có dính nước bọt của chó, mèo… Đặc biệt là đối với trẻ em, việc bị chó dại cắn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, trí tuệ của các bé nên các bậc phụ huynh phải rất cẩn thận trong việc xử lý vết thương.

Không chỉ có những chú chó hoang mới mang virus dại trong người mà ngay cả những chú chó nhà thông minh lanh lợi cũng là căn nguyên gây bệnh dại. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng, các vết cắn của chó đi lạc là cực kỳ nguy hiểm bởi lẽ trong miệng chúng ẩn chứa hàng trăm nghìn loài vi khuẩn gây bệnh.

Nếu bị chó cắn việc đầu tiên không phải là di chuyển người bị chó cắn đến bệnh viện mà việc đầu tiên là phải sơ cứu tại chỗ. Việc đầu tiên cần làm đó chính là rửa thật sạch vết cắn của chó bằng cách dùng bông và nước để rửa.

Điều này giúp loại bỏ tất cả các mầm bệnh từ răng và nước bọt của chó lây sang cơ thể người. Đồng thời trong lúc sơ cứu cho người bị chó căn, người thân cũng nên cách ly con chó đó bằng cách nhố riêng vào một chuồng để theo dõi từ 7 đến 15 ngày, tình trạng sức khỏe của con chó cắn sẽ có tác động lớn đến tiến trình điều trị vết thương của nạn nhân.

Sau khi rửa sạch vết thương, người bị chó cắn hãy dùng bông lau khô, sau đó dùng cồn , nước muối pha sẵn hoặc oxy loãng để sát trung vết thương. Lưu ý chỉ nên sử dụng một lượng vừa đủ để nạn nhân không cảm thấy quá xót. Nếu vết thương do chó cắn quá sâu hãy tiến hành cầm máu, băng bó vết thương đảm bảo không bị nhiễm trùng.

Sau đó, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để các bác sĩ chẩn đoán, theo dõi trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Các biểu hiện lâm sàng của chó dại khi cắn được chia thành 2 dạng là thể dại điên cuồng và thể dại câm (tức là bại liệt im lặng). Tuy nhiên cũng có trường hợp con chó mắc bệnh dại biểu hiện cả hai thể lâm sàng trên thường có biểu hiện kích động, chạy rông, cắn xé, chảy nước bọt, lờ đờ…

Vacxin phòng dại có thể iêm trong trường hợp bệnh nhân có vết cắn sâu hoặc vết cắn tại vùng nguy hiểm như đầu, mắt, cổ, tay chân, bộ phận sinh dục… thì nên đến cơ sở ý tế để tiêm phòng. Trẻ em bị chó dại cắn cũng cần đưa ngay đến bênh viện để tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại kịp thời.

Tốt nhất để tranh chó cắn trẻ em hay những người xung quanh, gia đình nuôi chó cần tránh cho trẻ em tiếp xúc nhiều với chó đồng thời có tiêm phòng dại cho chó, sử dụng dọ mõn khi dắt chó ra ngoài đường…

Phải Làm Gì Khi Bà Bầu Bị Chó Cắn?

BS. Trần Thị Minh Châu. Một chị bầu người quen của mình vừa bị chó nhà hàng xóm cắn trong lúc đi đổ rác. Chị rất lo lắng vì con chó nhà bên chẳng bao giờ được đi tiêm phòng mà cứ tối tối lại được thả rông chạy khắp xóm. Điều chị lo nhất là không biết bầu có tiêm ngừa phòng bệnh dại được không và thuốc có ảnh hưởng gì đến em bé hay không. Thú thật là mình chưa bao giờ tìm hiểu về vấn đề này nên phải ngồi lục lọi lại sách vở và tìm hiểu thêm các khuyến cáo của các tổ chức y tế trên thế giới để trả lời những câu hỏi của chị. Nay mình viết bài này hy vọng sẽ giúp giải đáp một số thắc mắc của các bạn.

1. Khi bị chó cắn, bà bầu có những nguy cơ gì?

Với một vết thương do chó hoặc mèo cắn, cào hay liếm thì có thể xảy ra các nguy cơ: nhiễm trùng, bị uốn ván, bị bệnh dại.

2. Bà bầu có tiêm ngừa phòng bệnh dại được không?

Bệnh dại là bệnh cực kỳ nguy hiểm. Một khi đã bị bệnh dại, tỷ lệ tử vong là 100%. Trên thế giới chưa có thuốc điều trị mà chỉ có vắc xin dự phòng thôi. Theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới và trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, bà bầu không có chống chỉ định tiêm ngừa phòng bệnh dại. Nghĩa là tiêm được nghen các bạn, bởi vì xin nhắc lại là nếu bị bệnh dại là chắc chắn tử vong. Hơn nữa, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy vắc xin phòng bệnh dại gây ảnh hưởng đến mẹ và em bé.

3. Loại vắc xin nào đang được sử dụng tại Việt Nam?

Để yên tâm hơn, mình vừa tìm hiểu xem loại vắc xin nào đang được Việt Nam sử dụng. Lấy ví dụ ở viện Pasteur chúng tôi (là trung tâm tiêm chủng lớn của miền Nam), vắc xin đang sử dụng là Verorab, sản xuất tại Pháp, là loại vắc xin phòng dại thế hệ mới đã được chứng minh là an toàn. Chưa có nghiên cứu nào cho thấy vắc xin này ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu và em bé.

4. Sơ cứu ban đầu khi bị chó cắn như thế nào?

Rửa kỹ vết thương bằng xà phòng đặc 20% hoặc nước muối sinh lý 0,9%.

Bôi thuốc sát khuẩn như: cồn, dung dịch iot.

Không nên băng kín vết thương.

Cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại.

Bác sĩ có thể sẽ kê thêm thuốc kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn cho bạn, huyết thanh kháng độc tố uốn ván (nếu cần), huyết thanh kháng dại nếu vết thương nặng, nhiều vết cắn xuyên thấu hoặc vết thương hở bị nhiễm nước bọt của con vật).

Sức Khỏe: Nên Làm Gì Khi Trẻ Bị Chó Cắn?

Hội bác sỹ –

Gần đây trên báo đưa thông tin nhiều trường hợp trẻ bị chó cắn quá khủng khiếp. Mong chuyên mục tư vấn, khi trẻ bị chó cắn, các bậc phụ huynh nên làm gì hoặc sơ cứu ban đầu cho trẻ như thế nào?

Khi trẻ bị chó cắn, điều quan trọng nhất là các bậc cha mẹ phải thật bình tĩnh đưa trẻ ra khỏi vòng nguy hiểm và thực hiện những sơ cứu ban đầu trước khi chuyển trẻ đến bệnh viện. Đồng thời phải bắt và nhốt chó lại để theo dõi (nếu bị chó nhà cắn). Những bước sơ cứu được thực hiện như sau:

– Thực hiện tốt việc xử lý vết thương bằng cách rửa sạch vết thương chó cắn dưới vòi nước chảy với xà phòng để làm sạch những vi khuẩn hoặc những bụi bẩn bám trên vết thương.

– Khi làm sạch vết thương, tuyệt đối không chà xát mạnh vì có thể làm vết cắn tổn thương nghiêm trọng hơn.

– Trong quá trình rửa vết thương, không nên cầm máu, chỉ cầm máu khoảng 5 – 10 phút sau khi đã làm sạch vết thương. Nếu vết thương sâu và bị ra nhiều máu, máu phun thành tia, cần tiến hành cầm máu trước bằng việc băng ép với cuộn băng thun hoặc miếng vải sạch mềm giúp phòng ngừa tình trạng mất máu. Luôn nâng chỗ vết thương cao hơn vị trí tim.

– Sát trùng vết thương bằng cồn, nước muối loãng, ôxy già hoặc dung dịch Betadin… Tuyệt đối không khâu kín da hoặc băng kín vết thương.

– Sau khi kết thúc sơ cứu, lập tức đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị, tốt nhất là sau vài giờ bị chó cắn và không quá 24h.

– Vết thương do chó cắn không phân biệt chó nhà hay chó dại cần được theo dõi cẩn thận tại cơ sở y tế ít nhất là 48h.

– Thời gian điều trị càng muộn, hiệu quả càng kém và thông thường sau 24 – 48h việc điều trị không còn ý nghĩa nữa, do virus đã xâm nhập và ẩn nấp an toàn bên trong tế bào thần kinh.

– Khi đến cơ sở y tế điều trị hoặc bệnh viện nên cho trẻ bị chó cắn tiêm phòng bệnh uốn ván và cho chỉ định tiêm phòng vaccine dại sớm nếu thấy nghi ngờ hoặc xác định rõ trẻ bị chó dại cắn.

Để đề phòng chó cắn, cha mẹ không để trẻ chơi với chó khi nó đang ăn.

Theo Kim Mai/Giadinh.net.vn​

Cập nhật thông tin chi tiết về Phải Làm Gì Khi Trẻ Em Bị Chó Cắn? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!