Xu Hướng 3/2023 # Nuôi Chó Bulldog: Bạn Đã Nắm Kỹ Thuật Chưa? # Top 5 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Nuôi Chó Bulldog: Bạn Đã Nắm Kỹ Thuật Chưa? # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Nuôi Chó Bulldog: Bạn Đã Nắm Kỹ Thuật Chưa? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cách nuôi chó Bulldog

Khá nhiều người Việt Nam thích nuôi chó Bulldog vì vẻ ngoài đáng yêu, body chắc chắn, tính cách hiền lành, đặc biệt lại “lười vận động” và không kén ăn như các giống chó cảnh khác nên rất dễ chăm sóc.

Hiện ở Việt Nam có 2 loại chó Bulldog phổ biến là chó Bulldog Anh và chó Bulldog Pháp, cả 2 giống chó này đều khá đắt đỏ và đều gặp các vấn đề chung về sức khỏe, vì vậy cần có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng đặc biệt.

Bài viết này sẽ bật mí cho bạn nên cho chó bulldog ăn gì để đảm bảo dinh dưỡng, và cách nuôi chó Bulldog để chúng luôn khỏe mạnh.

Cách nuôi chó bulldog

Chó bulldog ăn gì?

Chó bulldog không kén ăn như các giống chó cảnh khác, chúng rất phàm ăn và có thể ăn ngon lành mọi thứ (có thể ăn được) mà bạn cho. Tuy nhiên, giống chó này lại rất lười, chúng có thể nằm ì một chỗ từ sáng đến chiều và chỉ dậy khi đói. Đặc tính này khiến chúng dễ bị béo phì, nhất là khi chế độ ăn lại giàu tinh bột như ở Việt Nam. Tinh bột (có trong cơm, cháo, ngô, khoai, sắn, bánh,…) cung cấp rất nhiều calo. Một chế độ ăn giàu tinh bột dễ khiến những chú chó lười biếng bị tích mỡ thừa và béo phì, dẫn đến tuổi thọ giảm và sức khỏe yếu. Chó Bulldog bị béo phì thường chỉ sống được 6 năm, thay vì 8 năm (với Bulldog Anh) như bình thường.

Vậy bạn nên cho chó Bulldog ăn gì? Chó là loài ăn thịt, tất cả các giống chó, hệ tiêu hóa của chúng được tạo ra để hấp thu chủ yếu protein. Vì vậy chế độ ăn của chúng phải giàu protein, từ thịt động vật (thịt nạc, ít mỡ để tránh bị đi ngoài), nội tạng, trứng,… Chế độ ăn giàu đạm sẽ giảm nguy cơ tích mỡ, do đạm không được sử dụng hết sẽ được thải ra ngoài qua thận.

Ngoài ra cũng cần cho ăn thêm rau củ quả, để bổ sung vitamin và chất xơ, giúp tăng sức đề kháng, và giảm nguy cơ bị tiêu chảy.

Chó Bulldog không kén ăn nên bạn cũng có thể dùng thức ăn sẵn cho chó, tuy nhiên cần phải xem xét kỹ thành phần dinh dưỡng trên bao bì. Một gói thức ăn tốt cho Bulldog phải có thành phần 21 – 26% protein và 10 – 14% chất béo.

Thường thì các loại thức ăn sẵn không đáp ứng đủ lượng chất béo cần thiết, bạn nên cho ăn bổ sung thêm dầu hoặc mỡ động vật (có thể là mỡ gà hoặc mỡ cá, trộn lẫn vào khi cho ăn).

Chất béo giúp lông chó bóng mượt, và tăng khả năng hấp thu vitamin (một số loại vitamin chỉ được hòa tan trong chất béo). Thức ăn sẵn chỉ nên dùng để “chống cháy” khi bạn không thể nấu cho em bull. Tự nấu vẫn là tốt nhất để tăng hương vị và đảm bảo dinh dưỡng.

Nên cho em Bulll ăn bao nhiêu lần / ngày? Với những em chó nhỏ từ khi cai sữa đến khi được 3 tháng tuổi, bạn nên cho ăn 4 – 5 lần / ngày với thức ăn mềm.

Từ 3 – 5 tháng tuổi, chỉ cần cho ăn 3 lần / ngày. Trên 5 tháng tuổi, bạn chỉ cần cho ăn 2 bữa/ngày. Nên cho ăn theo bữa, tránh để thức ăn trong bát cả ngày. Mỗi bữa cho ăn, bạn chỉ nên để thức ăn trong bát 30 phút rồi cất đi, để tập cho em bull thói quen phải ăn nghi khi được cho nếu không sẽ bị đói.

Tập thể dục khi nuôi chó Bulldog

Cả Bulldog Anh và Bull Pháp đều lười thể dục. Bull pháp thì hiếu động, hay chạy nhảy nô đùa hơn chút nhưng nói chung là lười. Bạn cần phải cho chúng ra ngoài đi dạo, tập thể dục nhiều để tránh bị béo phì và giữ cho chúng luôn hoạt bát.

Các trò chơi mà chúng thích là đuổi bắt bóng hoặc gậy, chạy hoặc đơn giản là đi dạo 15 – 20 phút mỗi ngày. Bulldog rất thích được mat-xa, vuốt ve sau khi chơi đùa, việc này sẽ tăng tình cảm và khiến em bull quấn bạn hơn.

Vẻ đẹp của những em bulldog, đặc biệt là bulldog Anh, là vẻ đẹp cơ bắp rắn chắc. Một em Bulldog chỉ được coi là đẹp chuẩn khi có những khối cơ chắc nịch lộ rõ dưới da. Thân hình cơ bắp không tự nhiên mà có, nếu bạn quan tâm đến việc xây dựng cơ bắp và khung càng cho em bull, bạn có thể cho chúng tập các bài như kéo tạ nặng, kéo lốp hoặc chạy bền.

Chăm sóc sức khỏe

Ngoài nguy cơ béo phì cao, cả 2 giống Bulldog Anh và Pháp đều gặp vấn đề bẩm sinh về đường hô hấp. Chúng hít thở khá khó khăn, thường hay phát ra tiếng khò khè khi thở. Bạn cần tránh đưa chúng đến những nơi bụi bặm hoặc nhiều khói xe. Cũng cần tránh những chỗ nước sâu vì bulldog không biết bơi, cơ thể “cồng kềnh” rất vụng về dưới nước khiến chúng không thể nổi lâu và lỗ mũi to khiến chúng rất dễ bị sặc nước.

Chúng cũng là những giống chó chịu nóng và lạnh đều rất kém. Mùa đông bạn cần cho em bull mặc ấm và mùa hè không nên cho chơi dưới thời tiết nắng nóng. Chúng cũng rất nhạy cạm với việc thay đổi nhiệt độ đột ngột, như vào hoặc ra khỏi phòng điều hòa, có thể bị cảm hoặc sốc nhiệt. Bạn cần thay đổi nhiệt độ từ từ, hạ hoặc tăng nhiệt độ từ từ trước khi cho chúng vào hoặc ra khỏi nhà.

Một vấn đề rất quan trọng khác là việc sinh nở, các giống chó bulldog đều gặp khó khăn trong chuyện sinh nở vì vai rộng và đầu to. Bạn cần một người đỡ có kinh nghiệm và sẵn sàng dùng biện pháp phẫu thuật để lấy con non khi em Bull không thể sinh nở tự nhiên. Chó Bulldog chết khi cố gắng sinh con không phải là chuyện hiếm, vì vậy bạn cần cân nhắc kỹ trước khi lấy giống cho em Bull.

Huấn luyện

Bulldog là giống chó khá cứng đầu, không dễ huấn luyện với những chủ chó “non tay”. Bạn cần bắt đầu dạy bảo và huấn luyện chúng từ khi còn bé (khoảng 3 tháng tuổi), bắt đầu bằng việc đi vệ sinh đúng chỗ, cho đến đứng lên, ngồi xuống hoặc ăn uống theo lệnh. Chó Bulldog là họ hảng rất gần với chó pitbull, việc huấn luyện 2 giống chó này khá giống nhau.

Câu Hỏi Thường Gặp

Chó bulldog ăn gì?

Chó là loài ăn thịt, tất cả các giống chó, hệ tiêu hóa của chúng được tạo ra để hấp thu chủ yếu protein. Vì vậy chế độ ăn của chúng phải giàu protein, từ thịt động vật (thịt nạc, ít mỡ để tránh bị đi ngoài), nội tạng, trứng,… Chế độ ăn giàu đạm sẽ giảm nguy cơ tích mỡ, do đạm không được sử dụng hết sẽ được thải ra ngoài qua thận. Ngoài ra cũng cần cho ăn thêm rau củ quả, để bổ sung vitamin và chất xơ, giúp tăng sức đề kháng, và giảm nguy cơ bị tiêu chảy.

Tập thể dục khi nuôi chó Bulldog như thế nào?

Các trò chơi mà chúng thích là đuổi bắt bóng hoặc gậy, chạy hoặc đơn giản là đi dạo 15 – 20 phút mỗi ngày. Bulldog rất thích được mat-xa, vuốt ve sau khi chơi đùa, việc này sẽ tăng tình cảm và khiến em bull quấn bạn hơn.

Chăm sóc sức khỏe cho chó Bulldog ra sao?

Bạn cần tránh đưa chúng đến những nơi bụi bặm hoặc nhiều khói xe. Bạn cần thay đổi nhiệt độ từ từ, hạ hoặc tăng nhiệt độ từ từ trước khi cho chúng vào hoặc ra khỏi nhà. Bạn cần một người đỡ có kinh nghiệm và sẵn sàng dùng biện pháp phẫu thuật để lấy con non khi em Bull không thể sinh nở tự nhiên.

Đăng Ký Thư Tuần Farmvina:

Kỹ Thuật Nuôi Dưỡng Chó Đực Giống

Dân gian có câu : “đực tốt thì tốt cả đàn”, “cái tốt chỉ tốt một ổ”, vì vậy cần chăm sóc nuôi dưỡng chó đực giống đúng phương pháp, cho chó đực phối giống đúng khoa học thì mỗi năm một con chó đực cho ra khoảng 60-80 con chó con

Dân gian có câu : “đực tốt thì tốt cả đàn”, “cái tốt chỉ tốt một ổ”, vì vậy cần chăm sóc nuôi dưỡng chó đực giống đúng phương pháp, cho chó đực phối giống đúng khoa học thì mỗi năm một con chó đực cho ra khoảng 60-80 con chó con ( nếu chó cái được nhảy đực thụ thai ).

Để có 1 con chó đực tốt trước hết cần chọn được con giống tốt. Các tiêu chuẩn chọn giống như sau :

– Phẩm chất giống của bố mẹ, anh chị trong đàn.

– Mục đích sử dụng chó theo hướng : chăn nuôi sinh sản, tham gia các cuộc thi đấu, làm vệ sỹ hay chỉ là làm bạn?

– Chọn theo ngoại hình : hình dáng cần đối, đẹp, lanh lợi, khỏe mạnh, mắt tinh, tai thính, mũi thính, răng sắc, thân hình chắc, chân khỏe, toàn thân có độ dốc về sau, vai cao, và đặc biệt là cơ quan sinh dục phải đảm bảo 2 tinh hoàn đều to đều, gọn, dương vật phát triển đều, có phản xạ sinh dục hăng hái, khi trưởng thành hăng hái nhảy giống, nhảy cái khỏe, phối giống có kết quả thụ thai cao.

– Phẩm chất giống của đời sau : đàn con sinh ra phát triển và sinh trưởng tốt, có được các tính năng của chính nó.

Trong quá trình nuôi dưỡng nếu chó đực xấu, thoái hóa thì kịp thời loại thải để dần dần chọn được một con đực tốt theo ý muốn của người say mê nuôi chó, không bị thiệt hại về kinh tế.

Khẩu phần ăn trong chăn nuôi chó đực giống cần có tỷ lệ đạm cao hơn, bổ sung thêm các loại vitamin A, D, E nhưng không nên cho chó đực ăn nhiều mỡ ( chỉ nên cho ăn thịt nạc, tim, gan,… và cá bỏ xương nấu chín), giảm bớt chất bột để đề phòng chó béo quá. Ngoài ra, cần bổ sung vào khẩu phần ăn của chó đực các chất khoáng như canxi, đặc biệt là kẽm, mangan là 2 nguyên tố ảnh hưởng đến sự phát triển sinh dục của chó đực.

Trước khi cho phối giống 7-10 ngày cần bồi dưỡng thêm 1 quả trứng/ ngày và sữa bò tươi để tỷ lệ thụ thai cao.

Trước khi cho nhảy giống lần đầu phải biết cách giúp đỡ chó nhảy đúng, tránh va chạm nhiều, tránh “vờn” nhau kéo dài làm chó đực mệt quá hại đến sức khỏe.

Tuổi giao phối tốt nhất của chó đực là 24 tháng tuổi và thời gian khai thác chó đực khaonrg 9-10 năm. Chó đực có thể phối giống vào các mùa trong năm. Nên cho chó nhảy cách 7-10 ngày 1 lần.

Thời gian phối giống tốt nhất vào sáng sớm hoặc gần tối khi thời tiết dịu mát. Nơi giao phối phải đảm vảo sạch sẽ, khô ráo và yên tĩnh. Sauk hi ăn no hoặc đi vận động 30 phút đến 1 giờ thì mới cho nhảy cái.

Thường xuyên cho chó đực giống dạo chơi, vận động ở sân bãi cỏ có cây xanh bóng mát, có không khí trong lành, luôn luôn tắm chải cho chó sạch sẽ,bảo vệ cơ quan sinh dục để tránh xây xát, viêm nhiễm.

Kỹ Thuật Nuôi Chó Doberman Ở Việt Nam

Doberman có thân hình mạnh mẽ, cơ bắp phát triển nhưng dáng cao rất thanh thoát, chúng là giống chó rất cảnh giác, hung dữ nhưng đặc biệt trung thành nên thường được dùng làm chó bảo vệ, canh gác, cảnh sát hoặc trong quân đội. Bài viết này sẽ chia sẻ về lịch sử chó Doberman Pinscher, các đặc điểm tính cách của chó Doberman thuần chủng và cách nuôi chó Doberman ở Việt Nam.

Lịch sử giống chó Doberman Pinscher

Giống chó Doberman Pinscher được “tạo ra” vào cuối thế kỷ 19 bởi Louis Doberman, tại thị trấn Apolda, huyện Thuringia – Đức. Louis Doberman vốn là người thu thuế, công việc khiến ông phải thường xuyên đi tới các vùng xa xôi hẻo lánh rất nguy hiểm, nơi nạn trộm cướp hoành hành. Điều đó cho thấy sự cần thiết của của một giống chó bảo vệ, có khả năng canh gác tốt, mạnh mẽ, hung dữ nhưng phải đặc biệt trung thành. Vào những năm 1870, Louis Doberman bắt đầu tìm cách lai tạo để cho ra đời giống chó như vậy.

Doberman Pinscher lần đầu tiên được cho ra mắt trước công chúng vào năm 1876, ngay lập tức giống chó này đã gây ấn tượng mạnh với nhứng người yêu chó tại Đức thời kỳ đó. Tuy nhiên không một tài liệu nào về quá trình lai tạo chó Doberman được ghi chép lại, người ta cũng không biết chính xác công thức cho ra đời chó Doberman mà chỉ suy đoán chúng được tạo ra bởi sự lai tạo giữa các giống chó Rottweiler, Pinscher Đức, Black & Tan Terrier, nhưng không chắc chắn về tỉ lệ. Bởi vậy khi Louis Doberman qua đời vào năm 1894, mọi công thức về chó Doberman đều theo ông xuống mồ. Người ta chính thức đặt tên giống chó này theo tên của ông – Doberman – để ghi nhận công lao to lớn vì đã tạo ra giống chó huyền thoại, sau này trở thành 1 trong Tứ đại quốc khuyển của nước Đức.

Độ nổi tiếng của chó Doberman vượt ra ngoài biên giới Đức vào năm 1908, khi những chú chó đầu tiên được đưa đến Mỹ. Và một trong những chú chó Doberman đầu tiên đó đã 3 lần liên tiếp vô địch Dog Show tại Hoa Kỳ vì dáng vẻ và khí chất không một giống chó nào tại Mỹ thời kỳ đó sánh kịp. Sau Thế chiến I, Đức thua trận, người Mỹ đã mang toàn bộ những chú chó Doberman thế hệ đầu và con cháu của chúng về Mỹ. Thế chiến II diễn ra, chó Doberman gần như đã tuyệt chủng tại châu Âu hầu hết các gia đình đều thiếu đói, không thể chăm lo cho một chú chó lớn. Những chú chó Doberman còn sót lại hầu hết là phục vụ trong lực lượng cảnh sát, quân đội và trong các gia đình rất giàu có.

Đặc điểm giống chó Doberman Pinscher

Doberman Pinscher là giống chó rất cao, chiều cao phổ biến từ 65 – 75cm và nặng từ 32 – 45kg. Chúng có thân hình mạnh mẽ và thanh thoát, bộ ngực cơ bắp nở nang, lưng thẳng bụng thắt. Chân dài và các cơ bắp ở hông, đùi và chất rất phát triển, giúp chúng trở thành một trong những giống chó có tốc độ nhanh nhất trên thế giới. Doberman có đầu nhỏ so với thân hình, mõm thuôn dài, miệng vuông vức, răng sắc nhọn và hàm cực kỳ chắc khỏe, chúng cũng là một trong những giống chó có lực cắn mạnh nhất trong thế giới chó.

Doberman thường được thấy với đôi tai dựng, đó cũng là vẻ đẹp tiêu chuẩn của giống chó Doberman Pinscher. Tuy nhiên không phải chú chó Doberman nào cũng có đôi tai dựng tự nhiên mà đa phần được chủ cắt và nẹp tai từ khi còn bé. Có nhiều ý kiến trái chiều về việc cắt tai, các chuyên gia thú y thì cho rằng việc cắt tai nếu được làm từ nhỏ và làm đúng cách sẽ không gây nhiều đau đớn cũng như vấn để sức khỏe đáng kể với chú chó.

Doberman cũng thường được thấy với cái đuôi cộc, gần như cụt. Trên thực tế, đuôi doberman khá dài và dài hơn nhiều giống chó khác. Tuy nhiên, chúng thường được chủ cắt đuôi từ khi mới được vài ngày tuổi. Đuôi cộc gần như trở thành một tiêu chuẩn về cái đẹp của giống chó này, đó cũng là hình ảnh mà người cha đẻ Louis Doberman mô tả về giống chó hoàn hảo mà ông muốn tạo ra. Doberman đuôi cộc trông sẽ ngầu và dữ dằn hơn, hầu hết người nuôi đều thích Dob đuôi cộc.

Tuy nhiên việc cắt đuôi phải làm từ khi chó doberman còn rất nhỏ, khi vừa mới sinh được vài ngày tuổi. Nếu bạn mua chó Doberman của người khác và muốn cắt đuôi thì phải thỏa thuận để chúng được cắt đuôi sẵn khi mới được sinh ra. Việc cắt đuôi khi Dob đã lớn sẽ rất đau đớn và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe sau này.

Tính cách chó Doberman Pinscher

Doberman Pinscher là giống hung dữ và rất hiếu chiến, sẵn sàng tấn công, đeo bám và hạ gục mục tiêu nhanh gọn. Doberman gan dạ và gần như không có bản năng sợ hãi, chúng sẵn sàng tấn công những đối thủ lớn và mạnh mẽ để bảo vệ chủ và tài sản. Tuy hung dữ và hiếu chiến nhưng chúng không hoang dại, rất trung thành với người nuôi dưỡng từ nhỏ và rất hiếm khi tự ý tấn công người, trừ khi chúng cảm thấy chủ hay bản thân mình bị đe dọa. Đây là một giống chó có thể tự kiểm soát tốt, số vụ doberman tự ý tấn công người ít hơn rất nhiều các giống chó dữ khác như Rottweiler hay Pitbull.

Doberman cũng được đánh giá là giống chó rất thông minh và vâng lời bậc nhất, có khả năng tiếp thu nhanh và thực hiện tốt các mệnh lệnh trong huấn luyện nên thường được dùng làm chó bảo vệ, canh gác, trong các lực lượng cảnh sát quân đội. Nếu được nuôi cùng những chú chó khác, Doberman thường sẽ cố nắm lấy vị trí alpha – vị trí đầu đàn. Bạn cần huấn luyện Doberman từ sớm để chúng hiểu và xác định vai trò alpha của chính bạn đối với cả đàn.

Cách nuôi chó Doberman Pinscher

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng

Nuôi chó doberman Pinscher khá là tốn cơm gạo, chúng ăn rất nhiều. Trung bình một em Doberman nặng 30 – 40kg mỗi ngày sẽ cần tới 1 – 1.5kg thức ăn (tương đương với 3.5 – 4% tổng khối lượng cơ thể), tùy vào độ tuổi và mức độ hoạt động hàng ngày. Ở đây mình sẽ lấy tròn là 1.5kg. Trong số 1.5kg thức ăn này sẽ cần 45% khối lượng là thịt hoặc nội tạng (để đảm bảo thành phần dinh dưỡng 30% đạm và 15% chất béo), tức vào khoảng 650 – 700g thịt / ngày. Khối lượng còn lại (khoảng 800g) sẽ là cơm (cháo hoặc bánh), rau củ quả,… để cung cấp tinh bột, chất xơ và vitamin.

Nhu cầu dinh dưỡng của Doberman là cao hơn hẳn so với các giống chó có cùng kích thước và khối lượng (như chó Labrador, Golden, Alaska,… vốn chỉ cần khối lượng thức ăn bằng 3 – 3.5% khối lượng cơ thể, và tỉ lệ protein là 22 – 26%). Lí do là vì doberman có cơ bắp rất phát triển nên cần bổ sung khối lượng protein lớn, chúng cũng cần hoạt động nhiều hơn hẳn hầu hết các giống chó khác nên cần khối lượng thức ăn lớn hơn.

Doberman là giống chó khỏe manh, có nguồn gen được chọn lọc kỹ nên hầu như không mắc bệnh di truyền đặc trưng. Tuy nhiên doberman chịu lạnh rất kém do lông chúng ngắn và sát da, cần phải có biện pháp giữ ấm, như mặc quần áo ấm, cho ngằm gần lò sưởi, chăn đệm đầy đủ vào mùa đông. Cũng vì lông doberman rất ngắn, hầu hết có màu socola hoặc đen nên rất sạch, chúng cũng không thích nghịch bẩn nên không cần phải tắm rửa và chải chuốt nhiều, vài tháng tắm 1 lần là quá ổn.

Doberman ăn nhiều tuy nhiên hiếm bị béo phì do cơ thể chúng ít tích mỡ, nhưng năng lượng nạp vào hàng ngày từ lượng lớn thức ăn cần phải được giải tỏa thường xuyên. Cần phải cho chúng tập thể dục hàng ngày, môn thể thao yêu thích nhất của chúng là chạy bền nhiều cây số. Bên cạnh đó có thể chơi đuổi bắt bóng, bắt gậy, bắt đĩa trên không, nhảy cao,… Cũng có người cho Doberman kéo tạ tuy nhiên bài tập này là không nên vì sẽ khiến khung vai, ngực rộng và dày lên, mất đi dáng vẻ thanh thoát đặc trưng của giống chó này.

Doberman thích nghi rất tốt với môi trường gia đình, trong các căn hộ nhỏ và khu dân cư đông đúc, chúng cũng thích được ở gần và sinh hoạt cùng gia đình chủ và không thích bị bỏ ở nhà môt mình quá lâu. Nuôi doberman không cần phải có sân vườn rộng rãi, chỉ cần cho chúng tập luyện hàng ngày là đủ.

Doberman được chăm sóc tốt, ăn uống đầy đủ, không mắc bệnh tật, được tập thể dục thường xuyên có thể sống tới 13 năm, cũng có em doberman sống tới 15 năm nhưng thường không có em nào sống tới khi đủ tuổi xem JAV (có che:v).

Doberman dù có kiểm soát tốt nhưng vẫn là giống chó dữ nên cần phải huấn luyện chúng từ bé. Khuyến khích đưa Dob và các trung tâm huấn luyện nâng cao để chúng quen với các lệnh khó. Đặc biệt, nên nuôi chó doberman từ khi chúng còn nhỏ vì chúng rất trung thành và thường chỉ nghe lời 1 chủ nuôi chúng từ nhỏ. Cho dù được huấn luyện, những chú chó doberman vẫn nên dược rọ mõm khi ra ngoài để tránh xảy ra các trường hợp xấu nhất.

Kỹ Thuật Nuôi Chó Labrador Ở Việt Nam

Lịch sử giống chó Labrador Retriever

Giống chó Labrador Retriver có tổ tiên là Greater Newfoundland, cũng là tổ tiên của giống chó Newfoundland của Canada ngày nay. Greater Newfoundland có một dòng nhỏ hơn gọi là Lesser Newfoundland, hay còn gọi là chó St. John (St. John’s dog) – tổ tiên trực tiếp của chó Labrador hiện đại. St. Johb’s là tổ tiên của 4 giống chó họ Retriever ngày nay là Flat-Coated Retriever, Chesapeake Bay Retriever, Golden Retriever và Labrador Retriever. Trong đó, chó Labrador được cho là gần như nguyên bản và giữ lại được nhiều đặc điểm của chó cổ St. John nhất.

Những chú chó Labrador đầu tiên được nhập khẩu từ Newfoundland vào châu Âu vào năm 1830. Giới quý tộc nhanh chóng phát hiện ra giống chó này rất giỏi trong việc tìm kiếm phát hiện con mồi và tha những con mồi lớn về cho chủ, nhất là các con mồi ở những vùng ngập nước, nên được nhân giống rộng rãi làm chó săn cho giới quý tộc. Chúng cũng thường được sử dụng trên các tàu cá ở châu Âu, nhất là trong các đoàn tàu cá của ngư dân Bồ Đào Nha.

Đến gần cuối thế kỷ 19, vào những năm 1880, chính quyền Newfoundland (Canada) ra đời và chú trọng phát triển ngành chăn cừu. Những chú Labrador Retriever là mối đe dọa lớn nhất với các đàn cừu nên đã ra luật mỗi gia đình chỉ được sở hữu 1 chú chó Lab, và phải đóng thuế cho chó Lab cái. Thêm vào đó, chính phủ Anh thời kỳ này ra luật rất khắt khe với những chú chó ngoại nhập như phải có giấy phép nhập chó, phải đóng thuế cao và phải giữ lại ít nhất nửa năm để theo dõi trước khi được về nhà do lo sợ các bệnh ngoại lai lây nhiễm trên chó bản địa.

Chính vì những đạo luật khắt khe này nên chó Labrador gần như đã tuyệt chủng ở Newfoundland và cũng rất hiếm xuất hiện ở Anh cũng như các nước châu Âu khác vào cuối thế kỷ 19 và đầu 20. Để bảo tồn giống, những chú chó Lab còn lại buộc phải cho lai với các giống chó khác ở châu Âu như Setter, Spaniel,… Vì vậy chó Labrador Retriever ngày nay khác nhiều so với tổ tiên của chúng. Những cuộc tình ngang trái giữa Lab nguyên thủy và các giống chó châu Âu cũng cho ra đời những giống chó Retriever khác, trong đó có người anh em rất gần gũi Golden Retriever.

Trong những năm 20 và 30, chó Labrador được nhập khẩu rất nhiều vào Mỹ và bắt đầu thời kỳ “bùng nổ dân số” của chó Lab. Với những đặc điểm tính cách đặc biệt thích hợp để làm chó nuôi bầu bạn trong gia đình, chó Lab nhanh chóng trở nên rất phổ biến tại Mỹ và hiện là giống chó được nuôi nhiều nhất trong các gia đình Mỹ. Ngoài làm thú cưng, chó Lab cũng được huấn luyện nghiệp vụ để đánh hơi chất nổ, ma túy, tìm kiếm đồ vật, canh gác và giúp đỡ người mù.

Đặc điểm chó Labrador Retriever thuần chủng

Giống chó Labrador Retriever có 2 giống là Lab Anh và Lab Mỹ. Trên thế giới thì Lab Mỹ phổ biến và có số lượng vượt trội hơn cả. Labrador cả 2 giống đều có thân hình dài, chắc khỏe và cơ bắp. Chiều cao phổ biến từ 50 – 60cm, cân nặng từ 25 – 35kg. Đầu chúng rộng, mõm dài dài vuông vức, răng sắc nhọn và hàm rất khỏe, có khả năng tha những con mồi lớn. Mũi chúng rất lớn, có màu đen hoặc màu socola và cực kỳ nhạy mùi, có thể phát hiện ra mùi con mồi từ hàng trăm mét, đây là đặc điểm chung của hầu hết giống chó Retriever.

Tai Lab dài và luôn cụp ở 2 bên đầu. Mắt chúng màu nâu đen hoặc màu hạt dẻ. Cổ chúng dày, gân guốc và rất mạnh mẽ. Cơ bắp ở đùi, hông và ngực rất phát triển, thêm vào đó cấu trúc xương các chi rất chắc chắn giúp chúng có khả năng bứt phá về tốc độ. Giữa các ngón chân có một lớp màng mỏng nên chúng có thể bơi lội dễ dàng, đây là đặc điểm được những người đi biển rất yêu thích ở giống chó này. Ở châu Âu hiện nay, chó Lab vẫn phục vụ trên các chuyến tàu cá cho những chuyến đi biển dài ngày.

Lông lab ngắn, bó sát da và cứng. Lông có 3 màu phổ biến nhất là socola, đen và vàng, màu vàng là phổ biến hơn cả. Ngoài ra còn có màu lông rất hiếm gặp khác là màu bạc và xám, tuy nhiên không được công nhận là Lab thuần chủng. Lông Lab có 2 lớp, lớp ngoài thô cứng, lớp bên trong rất dày, mềm và hoàn toàn không thấm nước, vừa giúp chúng giữ nhiệt tốt, vừa giúp chúng bơi lội hoàn hảo trong môi trường lạnh giá. Chó Lab không cẩn phải chăm sóc lông nhiều, tuy nhiên chúng rụng lông vào mùa xuân và hè nên việc dọn dẹp khá vất vả vào thời gian này.

Labrador cũng nổi tiếng là giống chó khỏe mạnh, chúng hầu như không gặp phải các bệnh di truyền đặc trưng do trước khi được phát hiện ở Newfoundland, giống chó này đã trải qua nhiều thế hệ trọn lọc tự nhiên giúp loại bỏ các gen lỗi, chỉ để lại các cá thể khỏe mạnh nhất, thích nghi tốt nhất với môi trường khí hậu khắc nhiệt của Newfoundland. Nếu được chăm sóc tốt, Labrador có thể sống tới 12 năm.

Labrador nổi tiếng là giống chó thông minh, nhanh nhẹn và đặc biệt trung thành. Một chú Labrador thường chỉ trung thành với một người chủ duy nhất (thường là người nuôi chúng lớn). Đây là giống chó rất tình cảm, chúng có thể phải trải qua một khoảng thời gian bị sốc và rất khó khăn nếu phải đổi chủ khi đã trưởng thành. Chúng cũng là giống chó rất chăm chỉ và tận tụy trong công việc (từ “Labrador” xuất phát từ tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là “người giúp việc chăm chỉ”).

Labrador thất thân thiện và gần gũi với con người, số vụ Lab tấn công người vô cớ trên thế giới được ghi nhận trong 10 năm qua chỉ đếm trên đầu ngón tay. Các vụ tấn công chủ yếu là do bị khiêu khích, xâm phạm tài sản cá nhân hoặc tấn công chủ của chúng. Lab là giống chó cực kỳ đáng tin cậy khi cho chơi cùng trẻ nhỏ và các vật nuôi khác, chúng chung sống hòa thuận và hiếm khi xảy ra đánh nhau. Vì những phẩm chất tuyệt vời này mà trong suốt nhiều thập kỷ, Labrador Retriever luôn là giống chó được nuôi nhiều nhất trên thế giới, ( vị trí thứ 2 thuộc về người anh em họ thân thiết nhất của chúng, chó Golden Retriever).

Nuôi chó Labrador nên để chúng được vận động thường xuyên, do đây là giống chó lao động mạnh mẽ, chúng luôn thừa năng lượng, thích được làm việc và chạy nhảy. Nên dành thời gian ít nhất nửa tiếng mỗi ngày để cho chúng đi dạo, chạy hoặc chơi các môn thể thao như bắt bóng, bắt gậy, bắt đĩa trên không hoặc bơi. Lab rất ngoan nên nếu không được chơi đùa thường xuyên, chúng cũng không có biểu hiện phá phách, sủa dai dẳng hay cắn xé như nhiều giống chó lao động khác.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Chó Bulldog: Bạn Đã Nắm Kỹ Thuật Chưa? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!