Bạn đang xem bài viết Những Thức Ăn Không Nên Dùng Cho Chó, Mèo được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Một số loại thức ăn của người, thậm chí của chó không được cho mèo ăn. Vì sự khác nhau về đặc điểm sinh lý của bộ máy tiêu hoá của mèo, nhẹ có thể gây tiêu chảy, rối loạn hấp thu, nặng gây trúng độc hoặc tử vong. Qua bài viết này Pet Việt mong muốn các bạn cảnh giác trong chăm sóc, nuôi dưỡng, dinh dưỡng, tránh sơ suất đáng tiếc.
1. Các loại nước giải khát có cồn: Gây trúng độc, hôn mê và tử vong.
2. Cháo nấu cho trẻ con có hành, hoặc bột hành tây: Độc cho mèo nếu ăn một số lượng nhiều, hành gây rối loạn tiêu hoá, nôn mửa.
3. Các loại thịt có xương: xương gà, vịt, ngan ngỗng, xương cá… gây hóc, rách thủng ống tiêu hoá.
4. Cá ngừ đóng hộp của người: Gây suy dinh dưỡng nếu dùng lâu dài vì thiếu vitamin và khoáng chất.
5. Chocolate, trà, cà-phê hoặc các loại khác có chứa caffeine: Chứa các hoạt chất caffeine, theobromine, theophylline gây ngộ độc, ảnh hường tới hoạt động của tim mạch và hệ thần kinh của mèo.
6. Thức ăn, đồ uống có tinh dầu cam, chanh: Rất nhạy cảm với mèo, gây nôn mửa.
7. Thức ăn khô cho Chó: Mất cân bằng dinh dưỡng, suy dinh dưỡng nếu cho ăn lâu dài. Nên sử dụng Thức ăn cho Mèo để đảm bảo sức khỏe cho chú Mèo yêu quý của bạn.
8. Các loại rau thơm, gia vị thức ăn của người: Gây thiểu năng tuyến tuỵ, rối loạn tiêu hoá, hấp thu.
9. Nho quả tươi hoặc nho khô: Chưa rõ có chứa chất gì, nhưng gây độc tiết niệu, tổn thương thận của mèo.
10. Các loại thuốc bổ sung khoáng chất và vitamin của người có chứa sắt: Gây độc, rối loạn chức năng gan, thận của mèo.
11. Ăn nhiều gan động vật: Gây trúng độc hệ cơ, xương vì hàm lượng vitamin A quá cao trong gan.
12. Quả hạnh nhân, chất cần-sa, ma tuý: Gây nôn, rối loạn nhịp tim và hệ thần kinh trung ương.
13. Sữa và các sản phẩm của sữa: Rất dễ gây tiêu chảy, đặc biệt với mèo trưởng thành, mèo già vì men chuyển hoá đường Lactose (Lataza ) không đủ để tiêu hoá. Các loại sữa và sản phẩm sữa không có đường Lactose – Lactose – free milk product sử dụng tốt cho mèo.
15. Nấm ăn có chứa độc tố: gây độc, sốc, ảnh hường tới toàn thân, cơ và hệ thần kinh. Nặng có thể tử vong.
16. Hành, tỏi tươi hoặc đã chế biến: Có chứa sulfoxides và disulfides có thể phá huỷ hồng cầu gây chứng thiếu máu- anemia. Mèo dễ bị độc hành tỏi hơn chó. Hành gây độc nặng hơn tỏi.
17. Hạt quả hồng vàng Persimmons seeds: Hạt có thể gây nôn mửa, viêm ruột.
18. Củ khoai tây, cây khoai tây gồm toàn bộ: cuống lá, lá, thân có chứa chất oxalates làm rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng hệ thần kinh và tiết niệu. Các loại vật nuôi khác cũng dễ bị ngộ độc.
19. Trứng sống : Chứa một loại me gọi là avidin làm giảm tổng hợp biotin ( một loại vitamin nhóm B) gây rụng lông, loét sùi. Ngoài ra, trứng sống còn chứa vi khuẩn Salmonella gây trúng độc tiêu hoá.
20. Cá tươi sống: Gây thiếu hụt vitamine B làm giảm tính thèm ăn, nếu cho ăn thường xuyên dễ gây liệt tiêu hoá và tử vong.
21. Muối ăn: Nếu ăn quá mặn sẽ gây rối loạn các chất điện giải, viêm thận, tiết niệu, bí đái và chết.
22. Sợi cơ, gân bò, lợn, gà: Trở thành dị vật, khó tiêu gây tắc nghẽn ống tiêu hoá.
23. Thức ăn quá ngọt: gây chứng béo phù, hỏng răng, lâu ngày chuyển sang bệnh Đái tháo đường diabetes.
24. Sợi thuốc lá: Chứa chất nicotine gây trúng độc tiêu hoá, hệ thần kinh, tăng nhịp tim, suy sụp, hôn mê, nặng có thể tử vong.
25. Bột mỳ đã trộn men: Gây chứng đầy hơi, khó tiêu, đau đớn trong dạ dày, ruột.
B. Những thức ăn cấm kỵ đối với chó
1. Thức ăn nóng (vừa mới nấu xong), thức ăn lạnh (lấy từ tủ lạnh ra), đồ ăn cay, đồ ăn mặn, quá nhiều chất béo, đồ ăn ngọt, các đồ hun khói.
2. Các loại cá nước ngọt. Chỉ nên cho ăn các loại cá biển đã nấu chín. Lý do là cá nước ngọt và cá biển sống có thể có trứng giun, sán dễ truyền bệnh cho chó.
3. Không nên cho chó ăn xương. Điều này có vẻ như trái với quan niệm xưa nay về chú chó luôn say sưa gặm cục xương, tuy nhiên, xương chính là tai họa đối với loài chó. Lý do đầu tiên là do chúng không thể tiêu hóa hấp thụ được. Thứ 2 là xương có thể gây nên chứng táo bón, tắc ruột … Đặc biệt nguy hiểm là các loại xương ống, nhất là những loại như xương gà, có thể vỡ ra thành những mảnh sắc nhọn chọc thủng ruột. Ngoài ra, gặm xương còn làm cho bộ răng chó chóng bị mòn, gẫy, vỡ.
5. Nhất quyết không được cho chó ăn các loại xúc xích, giò… bởi vì các loại thực phẩm này rất độc hại đối với chó. Chúng làm hỏng gan và có thể làm cho chó chết ngay trước khi trưởng thành
6. Không được cho chó ăn các sản phẩm ngọt, nhất là các loại kẹo. Đồ ngọt làm mất đi sự ngon miệng và phá vỡ quá trình tiêu hóa. Ngoài ra chúng còn làm hỏng men răng và có ảnh hưởng xấu đến mắt (làm chảy nước mắt).
7. Không được cho chó ăn thịt mỡ lợn, cừu, trứng gà sống.
8. Trong Thức ăn cho Chó không nên cho các loại gia vị như ớt, sốt cà chua cay, hạt tiêu.
9. Không cho chó ăn các loại thực phẩm ôi thiu, quá hạn sử dụng.
Thức Ăn Cho Chó Con 2 Tháng Tuổi Nên Dùng Loại Nào ?
Câu hỏi thức ăn cho chó con 2 tháng tuổi nên dùng loại nào ? Là một trong những băn khoăn của nhiều bạn đang nuôi thú cưng. Trong bài này Petcity sẽ gợi ý bạn.
Khẩu phần ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng,năng lượng: Protein, béo, tinh bột, khoáng chất và vitamine từ các thức ăn tự nhiên. Thời gian chia đều trong ngày sao cho hợp lý, cho ăn khoảng 3-4 bữa ngày, chỉ cho ăn gần no thì dừng. Sau bữa ăn nên cho chó con chạy tự do và vệ sinh để tiêu hóa hết thức ăn.
Thức ăn cho chó con 2 tháng tuổi bao gồm: Bột gạo, bột ngô, thịt băm nhỏ hoặc các lục phủ ngũ tạng của gia súc. Hạn chế cho ăn thịt lợn vì sẽ rất khó tiêu. Một số loại thức ăn khô cho chó con 2 tháng tuổi có thể sử dụng được để tạo khuôn và giảm mùi phân cho chó con.
2. Zenith Puppy – Thức ăn hạt mềm chó con
Thuộc dòng sản phẩm thức ăn hạt mềm cao cấp cho thú cưng. Thức ăn hạt mềm chó con Zenith Puppy được chế biến từ thịt cừu tươi, thịt nạc gà rút xương, gạo lứt, yến mạch và dầu cá hồi. Với các thành phần tươi sạch, giàu dinh dưỡng, Zenith Puppy hạt mềm, cung cấp độ ẩm cao và lượng muối thấp, thơm ngon, dễ nhai, dễ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe chó con.
Dành cho chó con dưới 1 tuổi
Không chứa ngũ cốc, không gây dị ứng
Được chế biến từ thịt cừu, bột gà, gạo lứt, yến mạch
Giúp giảm bớt mùi phân và mùi cơ thể
Giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật
Làm đẹp da, đẹp lông
Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng của chó con
Giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, tiêu hóa tốt, ngừa tiêu chảy
3. Natural Core – Thức ăn hữu cơ cho chó con vị thịt cừu
Thức ăn hữu cơ cho chó con Natural Core thịt cừu được chế biến từ các loại thịt tươi và các nguyên liệu được chứng nhận hữu cơ ECOCERT: thịt cừu Úc và thịt nạc gà hữu cơ, khoai lang hữu cơ và ngũ cốc. Với nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe thú cưng, ECO5a có tác dụng nổi bật trong việc hỗ trợ sự phát triển của chó con.
Dành cho chó con dưới 2 tuổi, chó mẹ đang mang thai và cho con bú
Thành phần: thịt cừu Úc và thịt nạc gà hữu cơ, khoai lang hữu cơ và ngũ cốc
Không chứa thành phần gây dị ứng cho chó con như bắp, đậu nành, lúa mì
Tốt cho việc hình thành xương và giúp tăng cường chức năng đường ruột
Ngăn ngừa tình trạng dị ứng thức ăn ngay từ khi còn nhỏ
Tăng cường chức năng đường ruột và nâng cao hệ miễn dịch
Cung cấp protein chất lượng cao cho cún con tăng trưởng và phát triển
Cho cún con một làn da khỏe mạnh và bộ lông óng mượt
Có Nên Cho Chó Ăn Thức Ăn Cho Mèo??
Chó và mèo có nhu cầu dinh dưỡng rất khác nhau. Vì vậy, những chú Chó ăn quá nhiều Thức ăn cho Mèo sẽ có thể gặp những vấn đề về sức khỏe.
Từ xa xưa, những chú Chó thường được cho ăn đồ ăn thừa của con người; hoặc những đồ ăn được coi là không phù hợp cho con người. Cho đến hiện tại, chúng ta có thể đến bất kỳ cửa hàng bán đồ cho Thú cưng nào đều cũng có thể tìm thấy đầy đủ các loại Thức ăn khô và ướt cho Thú cưng của mình. Thế nhưng khái niệm mới chỉ xuất hiện trong khoảng 150 năm trở về trước. Từ đó đến nay, ngành công nghiệp Dinh dưỡng Thú cưng đã có những bước phát triển vượt bậc. Đáng kể nhất là việc cho ra đời những công thức dinh dưỡng đặc biệt dành cho mọi kích cỡ và độ tuổi của từng giống chó khác nhau.
Tại sao Chó ăn Thức ăn cho Mèo??
Đầu tiên, Chó là loài ăn tạp. Có nghĩa là chúng có thể tiêu hóa được một loạt các loại thực phẩm khác nhau; dù cho đồ ăn đó giá trị dinh dưỡng hay là không. Và vì thế, Chó ăn Thức ăn cho Mèo vì đơn giản đó là đồ ăn; thứ đồ ăn này khác với những gì những chú Chó được ăn; và đơn giản hơn nữa, có lẽ nó ngon hơn những gì chúng từng ăn.
Một lý do khác, khó hiểu hơn, Chó ăn mọi thứ vì sự tò mò. Khứu giác và Vị giác của một chú chó kết hợp với nhau để mang đến những thông tin và trải nghiệm toàn diện nhất về thế giới xung quanh chúng. Sự tò mò của Chó về việc chúng có khả năng nuốt chửng một thứ bất kỳ mà chúng nghĩ đó là một loại Thức ăn cho Chó hảo hạng. Ví dụ, những chú Chó rất hay ăn tất. Việc này không mang lại bất cứ lợi ích gì cho chúng; thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa; nhưng chúng vẫn nghĩ rằng tất có thể ăn được nên chúng sẽ ăn mỗi khi có dịp.
Chó và mèo đều có nhu cầu dinh dưỡng riêng
Là loài ăn tạp nên nhu cầu Dinh dưỡng cho Chó rất đa dạng so với Mèo. Những chất dinh dưỡng mà một chú Chó cần để phát triển khỏe mạnh là từ Protein đến Chất béo, từ Chất béo thành Carbohydrate.. khác nhau dựa trên các yếu tố như tuổi, kích thước và giống. Nhưng có thể nói rằng chế độ ăn của một chú Chó khỏe mạnh nên bao gồm toàn bộ các chất dinh dưỡng. Protein khoảng 20%, Chất béo thì ít hơn, khoảng 10-15% trong một bữa ăn. Chó cũng cần nhiều chất xơ có trong Carbohydrate hơn Mèo. Một loại Thức ăn cho Chó nên dùng là loại thức ăn đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của từng loại chó.
Mặt khác, những chú Mèo phát triển khỏe mạnh nhờ những thức ăn giàu Chất béo và Protein có nguồn gốc từ Thịt. Những chất dinh dưỡng này có rất nhiều trong những loại Thức ăn khô cho Mèo. Những loại Thức ăn khô thường cũng có chứa một lượng nhỏ chất xơ từ thực vật. Còn Thức ăn ướt cho Mèo được đóng hộp lại có rất nhiều nước, kết hợp với một lượng lớn chất dinh dưỡng từ thịt; cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà một chú Mèo bình thường cần để phát triển khỏe mạnh. Vậy tại sao Chó thích Thức ăn của Mèo?? Có lẽ bởi vì nó khác với những gì mà chúng thường được ăn.
Thức ăn khô hay Thức ăn ướt cho Mèo ảnh hưởng đến Chó nhiều hơn??
Những chú Chó sẽ ăn hầu hết mọi thứ mà chúng nhìn thấy và cho rằng nó có thể ăn được; trong khi hệ thống tiêu hóa của chúng thì không được như thế. Nếu một chú Chó ăn Thức ăn cho Mèo dù là Thức ăn ướt hay Thức ăn khô lần đầu tiên, chúng luôn có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa; có thể bị nôn mửa hoặc tiêu chảy tùy theo mức độ. Cho dù là Thức ăn cho Mèo hay Thức ăn cho Chó, Thức ăn khô thường có nồng độ Carbohydrate cao hơn so với Thức ăn ướt. Chính vì thế nếu chỉ cho Thú cưng ăn Thức ăn khô thì sẽ rất dễ khiến cho chó mèo bị béo phì. Nếu chú Chó chỉ ăn một lần, hoặc thỉnh thoảng; thì dù là Thức ăn ướt hay khô cũng sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực cho Chó. Còn nếu chú Chó đã ăn quen, Thức ăn khô cho Mèo sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của Chó nhiều hơn.
Có nên cho Chó ăn Thức ăn cho Mèo thường xuyên hay không??
Vậy, liệu chúng ta có nên cho Chó ăn Thức ăn cho Mèo hay không?? Ta đã biết về hàm lượng Protein và Chất béo khá cao có trong Thức ăn cho Mèo; và cũng đã biết rằng một chú Chó có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn Mèo. Nếu một chú Chó ăn Thức ăn dành riêng cho Mèo thường xuyên, chúng sẽ nhận được nhiều Protein và Chất béo từ thịt hơn nhiều so với nhu cầu. Chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.
Ngoài ra, Thức ăn cho Mèo thường đắt hơn Thức ăn cho Chó. Nên nếu chú Chó của bạn ăn nhiều, chi phí dành cho chúng cũng sẽ lớn hơn. Dù Chất béo rất tốt cho Chó và cần thiết cho bộ lông và da của Chó được phát triển tốt nhất; nhưng Chó cần ít Chất béo hơn so với Protein. Chó cần Protein, nhưng không nhiều như hàm lượng có trong Thức ăn cho Mèo.
Những căn bệnh ở Chó ăn nhiều Thức ăn cho Mèo
Thức ăn cho Mèo có hàm lượng Chất béo và Protein cao gây ảnh hưởng không tốt cho Chó nếu chúng ăn hàng ngày. Protein chỉ tốt cho một chú Chó ở một lượng vừa đủ. Quá nhiều Protein có thể không chỉ gây ra chứng béo phì; mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực cho thận và gan của Chó. Tiêu thụ quá nhiều Chất béo cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tuyến tụy dẫn đến viêm tụy; có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu hóa của chúng.
Nếu chú Chó của bạn đã quá nghiện Thức ăn cho Mèo, bạn nên hành động ngay trước khi quá muộn. Đầu tiên là hạn chế Chó nhìn thấy Đồ ăn của Mèo. Nếu cần thiết, hãy cho Mèo của bạn ăn ở một nơi mà chú Chó không đến được. Một trong những phỏng đoán phổ biến nhưng sai lầm về việc tại sao chú Chó lại ăn những thứ như cỏ hoặc bụi bẩn là do chúng đang đói hay đang bù đắp cho sự thiếu hụt dinh dưỡng. Hãy tham khảo ý kiến từ các bác sĩ thú y hay những chuyên gia để xác định xem chế độ ăn của Chó có bị thiếu Protein hay Chất béo hay không và điều chỉnh cho phù hợp.
Thức Ăn Cho Poodle Gồm Những Loại Nào? Nên Tránh Những Loại Thức Ăn Gì
Đối với những người yêu chó nói chung và nuôi chó nói riêng, Poodle đã không còn là cái tên xa lạ. Nhắc đến Poodle là nhắc đến một giống chó hết sức thông minh và tình cảm. Poodle rất trung thành và quấn chủ, cùng với đó là một cá tính mạnh và sự tinh nghịch. Ngoài ra Poodle còn sở hữu một ngoại hình hết sức đáng yêu với bộ lông xoăn dài, đôi mắt đen nhánh. Có lẽ nhờ đó mà Poodle trở thành một trong những giống chó được yêu thích nhất thế giới. Nhiều người muốn nuôi Poodle nhưng lại băn khoăn không biết thức ăn cho Poodle gồm những loại nào, hay cần tránh cho Poodle ăn thực phẩm gì? Trong bài viết này, FamiPet xin giới thiệu tới các bạn những loại thức ăn cho Poodle và những thực phẩm cần tránh.
1. Thức ăn cho Poodle nói chung
Về cơ bản, Poodle nói chung có một chế độ ăn tuân theo những quy tắc sau:
Giai đoạn 1 – 2 tháng tuổi: Thời điểm này, bé còn nhỏ và chưa thể ăn được các thức ăn rắn. Do đó bạn nên nghiền nhuyễn thức ăn cho Poodle. Bạn có thể sử dụng cháo hoặc dành cho chó nhỏ, sữa bột dành cho chó con . Nên chia khẩu phần ăn ngày của cún thành nhiều bữa nhỏ bởi hệ tiêu hóa của Poodle không thực sự tốt.
Giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi: Bạn hãy cho chúng ăn các thức ăn mềm kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác xay nhỏ. Thịt heo, gà, bò… xay mỗi bữa sẽ giúp chó có được một sức khỏe tốt.
Hiện nay trên thi trường có rất nhiều loại thức ăn khô dành cho chó ở nhiều độ tuổi như Royal Canin , , SmartHeart ,… Một số loại được thiết kế phù hợp với Poodle như:
Thức Ăn Khô Cho Chó Royal Canin Poodle Adult Thức Ăn Khô Cho Chó Royal Canin Poodle Junior Thức Ăn Khô Cho Chó Con Hạt Mềm Zenith
2. Thức ăn phù hợp với từng loại Poodle
Tuy nhiên, chó Poodle cũng được chia thành nhiều loại khác nhau như: Standard, Miniature, Toy, Tini, Teacup. Mỗi loại Poodle có kích thước khác nhau. Loại Standard là to nhất với cân nặng có thể đạt tới 35 kg. Nhỏ nhất là Teacup, kích thước như một chiếc “tea cup” với cân nặng dưới 3kg. Với từng loại Poodle thì thức ăn cũng có một chút khác biệt.
Thức ăn cho Poodle Standard
Chó Poodle Standard là loại Poodle to nhất trong giống Poodle. Cho nên khẩu phần ăn của Poodle Standard cần bao gồm lượng lớn axit amin, protein vinyl anilin, khoáng chất. Thức ăn của Poodle Standand sẽ gồm các loại thực phẩm như ngũ cốc (lúa mì, ngô), thịt (gà, lợn, bò, cá,…),… Các chất dinh dưỡng trên giúp cho Poodle Standard luôn khỏe mạnh, đặc biệt giúp cho bộ lông của cún không bị xỉn màu, luôn sáng bóng. Trung bình môt ngày Poodle cần 1000 – 2000 calo tùy theo mức độ hoạt động. Do là chó to nên Poodle Standard thường dễ bị đầy hơi, khó tiêu, vậy nên bạn chỉ cần cho cún ăn từ 2 – 3 bữa 1 ngày.
Thức ăn cho Poodle Miniature
Chó Poodle Miniature là loại Poodle nhỏ hơn. Về cơ bản Poodle Miniature có khẩu phần ăn giống Poodle Standard, tuy nhiên do kích cỡ nhỏ hơn nên chó Poodle Miniature chỉ cần từ 400 – 775 calo mỗi ngày tùy mức độ hoạt động.
Đây là loại Poodle được ưu chuộng nhất tại Viêt Nam. Phần lớn những chú Poodle bạn nhìn thấy trên đường là Poodle Toy. Loại Poodle này có kích thước khá nhỏ, dễ thương và nuôi nấng tiện lợi đối với những người ở chung cư hay diện tích nhà nhỏ.
Bạn cần đảm bảo được khẩu phần ăn của Poodle Toy có đầy đủ các chất: chất béo (từ dầu cá), niobat (từ cây cọ), β-carotene. Đây là những dưỡng chất giúp Poodle Toy luôn khỏe mạnh và có bộ lông đẹp. Thức ăn của Poodle Toy: các loại thịt (nhất là thịt vịt), một số loại ngũ cốc (lúa mì, yến mạch, ngô), củ cải đường,…
Thức ăn cho Poodle Tiny và Poodle Teacup
Thức ăn cho Poodle Tiny và Poodle Teacup
Chó Poodle Tiny và Poodle Teacup là 2 loại Poodle nhỏ nhất trong họ nhà Poodle. Kích thước của chúng chỉ tối đa dưới 22cm và cân nặng không tới 3kg. Poodle loại này thường có hệ tiêu hóa và đường ruột kém, vậy nên bạn cần thiết kế một chế độ ăn khoa học và dễ tiêu hóa.
Không cho ăn những thức ăn quá cứng, hạt to. Ngâm mềm thức ăn trước khi cho ăn. Nên sử dụng thức ăn hay . Sử dụng thêm men tiêu hóa nếu nhận thấy dấu hiệu khó tiêu, uể oải mỗi bữa ăn của Poodle. Bổ sung thêm các loại gel ăn dinh dưỡng trong bữa ăn (trộn với thức ăn) để đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Một số loại gel ăn và thuốc:
Đừng quên khi tìm kiếm thức ăn cho Poodle. Bởi thức ăn vặt chiếm 20% thức ăn hấp thụ của chúng. Ngoài ra thức ăn vặt còn được sử dụng làm phần thưởng trong huấn luyện chó. Hiện nay có rất nhiều loại thức ăn vặt với nhiều mùi vị đa dạng, thơm ngon. Một số còn có tác dụng làm chắc răng, khỏe nướu.
II. Những loại thực phẩm không nên cho Poodle ăn
Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Đồ ăn mặn, dầu mỡ, các đồ hun khói, đồ chưa nấu chín.
Xương (không thể tiêu hóa, hấp thụ được, rách dạ dày,…).
Quá nhiều tinh bột.
Bánh, kẹo của người (khó tiêu, giảm ngon miệng, hỏng men răng,…)
Thực phẩm ôi thiu, quá hạn sử dụng, cám lợn, rác, phân.
Mời các bạn theo dõi bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn về những loại thực phẩm không nên cho chó ăn:
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Thức Ăn Không Nên Dùng Cho Chó, Mèo trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!