Xu Hướng 3/2023 # Những Cần Biết Về Chú Chó Pug Dễ Thương # Top 5 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Những Thông Tin Cần Biết Về Chú Chó Pug Dễ Thương # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Những Cần Biết Về Chú Chó Pug Dễ Thương được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Lịch sử ra đời của giống chó Pug mặt xệ

Chó Pug mặt xệ xuất hiện từ khá lâu rồi. Nguồn gốc xuất xứ của chúng đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Khả năng cao nhất, chó Pug đã có mặt từ thời nhà Hán – Trung Quốc vào khoảng năm 200 TCN. Khi ấy, Pug được coi là giống chó quý tộc, có cuộc sống xa hoa do chủ yếu được nuôi bởi hoàng thân, quốc thích Trung Quốc.

Đầu thế kỷ 16, Trung Quốc bắt đầu giao thương với Châu Âu. Những thương nhân người Hà Lan đến Trung Quốc buôn bán. Khi trở về, họ có mang những chú chó Pug theo – bắt đầu cho thời kỳ chó Pug phát triển thịnh vượng tại Châu Âu. Chúng vẫn được coi như chó hoàng tộc khi chủ yếu được nuôi bởi hoàng gia. Nhất là hoàng gia Anh và Hà Lan.

Chó Pug (Pug) được ưa chuộng nhất tại Châu Âu dưới thời nữ hoàng Anh Victoria đệ nhị. Bà rất yêu thích giống chó này và đã nảy ra ý tưởng cho nhân giống chó Pug để chúng phát triển mạnh mẽ hơn tại nước Anh. Kết quả, chó Pug thời đó phổ biến đến mức, bạn có thể tìm thấy hình ảnh của chúng ở bất kỳ đâu: trang sức, quần áo, các bức tượng, tranh vẽ, …

Cách nhận diện chó Pug

Giống chó Pug sở hữu một bộ mặt nhăn nheo, đuôi xoăn và mõm ngắn. Đôi mắt tròn và lồi có màu đen sẫm, phía dưới của hàm xệ xuống nhìn rất đáng yêu. Chúng có những bộ lông ngắn rất mịn, mền, bóng và có nhiều màu sắc (Được vuốt ve chúng sẽ tạo cảm giác rất dễ chịu). Tuy nhiên thì hiện nay phổ biến nhất là 2 màu đen – trắng. Cơ thể chúng khá ngắn, gọn gàng, cảm giác như 1 cục thịt tròn vậy. Chiều cao từ chân đến vai gần tương đương với độ dài từ hông đến vai. Có Cân nặng khoảng 6-8kg và độ cao là 26-42cm

Đặc điểm chi tiết ngoại hình của chó Pug

Kích cỡ thân hình

Chó Pug được xếp vào giống chó có kích cỡ thân hình trung bình với chiều cao, cân nặng khi vào độ tuổi trưởng thành là:

Chiều cao: từ 25-35cm tính từ chân đến vai.

Cân nặng: khoảng 6.5-10kg.

Đặc điểm phần thân

Chó Pug có cơ thể nhỏ nhưng săn chắc và mạnh mẽ. Chiều cao lùn + thân hình to mập nên còn được gọi là body vuông. Chiều cao từ chân tới vai xấp xỉ chiều dài từ cổ tới mông. Chó Pug có khung xương to, phần xương vai rộng hơn xương phần hông. Nhìn chung, hình dáng chúng trông khá giống quả lê.

Lưng chó Pug thẳng, không lõm cũng không cong. Điều đó giúp chó Pug sở hữu một dáng đi oai vệ và vững chắc. Da chó Pug khá mềm, tạo cảm giác dễ chịu mỗi khi vuốt ve.

Bốn chân chó Pug thẳng nhưng khá ngắn. Chân trước thường to hơn chân sau một chút. Phần cơ đùi săn chắc. Đuôi chó Pug ngắn, thẳng hoặc cuộn thành vòng trên lưng. Thông thường, đuôi càng cuộn thì chó càng đẹp.

Phần đầu chó Pug

Khi nhìn ngang, đầu chó Pug thuần chủng sẽ có hình vòng cung. Chúng hầu như không có xương mũi, đó là lý do giống chó này thường gặp khó khăn trong việc hít thở.

Khi nhìn từ chính diện, khuôn mặt chó Pug thuần chủng to tròn với nhiều nếp nhăn xếp chồng lên nhau. Mặt chó Pug càng xệ, càng nhiều nếp nhăn thì càng được yêu thích.

Đôi mắt chó Pug to tròn, hơi lồi. Màu mắt thuần chủng là nâu sẫm. Tai chó Pug to và luôn cụp. Chó màu nâu ánh vàng sẽ có phần lông tai sậm màu hơn (nghiêng về màu đen). Khuôn miệng chó Pug rộng, phần xương hàm to và chắc khỏe. Hàm dưới hơi nhô ra so với hàm trên. Hàm răng đều và sắc nhọn.

Bộ lông chó Pug

Chó Pug có bộ lông siêu ngắn, mềm mượt và ôm sát cơ thể. Lông chúng rụng quanh năm, do đó không đòi hỏi chủ phải chăm sóc thường xuyên.

Màu lông chó Pug chỉ có hai màu được công nhận đó là màu đen và nâu ánh vàng. Có thể có các khoang màu nhưng không quá rõ nét. Tất cả các màu còn lại đều không được chấp thuận. Đây là đặc điểm quan trọng giúp bạn phân biệt chó Pug thuần chủng và lai tạp.

Đặc điểm tính cách của chó Pug

Khuôn mặt chó Pug trông dữ dằn nhưng tính cách chúng lại khá hiền lành và hòa đồng. Chúng thân thiện với con người và các vật nuôi khác nên khả năng giữ nhà không được đánh giá cao lắm. Ngoài ra, chó Pug còn cực kỳ thông minh, lanh lợi và trung thành. Bạn sẽ nhận thấy điều đó trong quá trình huấn luyện giống chó này. Pug nhận thức nhanh, ham học hỏi và hoàn thành các bài tập một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, do có nguồn gốc là giống chó quý tộc nên Pug rất thích được cưng nựng và nuông chiều. Chúng hầu như không biết làm việc gì ngoài ăn và ngủ. Chó Pug cực kỳ tham ăn, chúng có thể ăn bất kỳ thứ gì chủ cho. Nếu muốn Pug làm việc gì đó, bạn có thể mang thức ăn ra để dụ chúng. Ngoài ra, do chúng lười biếng nhưng lại tham ăn, nên bạn chú ý cho đi dạo thường xuyên để giải phóng năng lượng tích tụ, tránh bệnh béo phì.

Chó Pug sống tình cảm, gần gũi và quấn quýt với chủ nhân. Chúng thích được chủ ôm ấp, vuốt ve mọi lúc mọi nơi. Nếu thấy bạn gần gũi với vật nuôi khác, Pug sẽ tỏ ra ghen tị và ương bướng. Đặc biệt, Pug là giống chó ngoan ngoãn khi nuôi nhốt trong nhà. Chúng không có hứng thú cắn xé hay phá phách đồ đạc trong nhà khi chủ đi vắng.

Điều kiện sống của chó Pug

Điều kiện sống thuận lợi cho chó Pug là những nơi có không gian rộng rãi và khí hậu mát mẻ. Giống chó này không chịu được thời tiết nóng quá hoặc lạnh quá. Nhiệt độ môi trường xung quanh tầm 30 độ C là ổn định. Vào những ngày nắng nóng, bạn không nên đưa chó Pug ra ngoài chơi. Có thể giữ chúng trong phòng điều hòa hoặc những nơi có cây cối, bóng râm, mát mẻ.

Những ngôi nhà có sân vườn và cây cối là nơi thích hợp nhất cho chó Pug sinh sống. Ngoài ra, do giống chó này có thân hình không quá lớn nên thích nghi tốt khi nuôi trong căn hộ hay chung cư. Bạn chỉ cần cho chúng ra ngoài mỗi ngày một lần là được. Diện tích căn hộ nên rộng 70-100m2 là phù hợp nhất.

Thức ăn nên cho chó Pug ăn

Thịt: Thịt tất nhiên là thức ăn quan trọng, không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày của chó Pug. Thịt chứa nhiều protein tốt cho sự phát triển của chúng. Thịt ở đây có thể bao gồm: thịt bò, thịt gà, thịt lợn, … Trong đó, thịt bò là tốt nhất do chứa nhiều protein, nhưng ít mỡ.

Thức ăn nên cho chó Pug ăn

Chó Pug có thể ăn bất kỳ thứ gì

Cá: cá cung cấp nhiều Protein + omegas 3. Bạn nên cho chó Pug ăn 2-3 bữa trên tuần. Cũng không nên cho ăn quá nhiều, do cá là đồ tanh có thể khiến chó Pug bị đi ngoài.

Xương: bạn có thể cho chó Pug trên 6 tháng tuổi gặm các loại xương như: xương lợn, xương bò, … Tuyệt đối không cho chó Pug ăn các loại xương sắc nhọn như: xương gà hoặc xương vịt.

Gạo lức: gạo lức chứa nhiều tinh bột, là loại thực phẩm đường huyết thấp. Bạn có thể nấu cháo hoặc nấu cơm gạo lức + thức ăn cho chó Pug ăn mỗi ngày.

Khoai lang (khoai tây): hai thực phẩm này chứa nhiều vitamin C, B6, tinh bột, kali và chất xơ. Theo nghiên cứu, khoai tây nướng chứa ít calo nhưng lại có chất Flavonoid giúp chống lại các bệnh tim mạch và các vấn đề hô hấp ở chó Pug.

Cà rốt: cà rốt là loại củ tốt nhất cho chó Pug. Chúng là thực phẩm chống oxi hóa, có beta-carotene, vitamin A, C, K và một số ít chất xơ.

Bông cải xanh: Bông cải xanh cực tốt cho hệ tiêu hóa của chó Pug, do chứa một lượng lớn các loại vitamin A, C, axit folic, chất xơ, magie và kali.

Thức ăn không nên cho chó Pug ăn

Thức ăn cay, mặn, đồ hun khói: đây là những thực phẩm tuyệt đối không nên cho chó Pug ăn. Chúng tác động trực tiếp đến vị giác và hệ tiêu hóa của Pug. Đồ ăn quá mặn sẽ khiến chúng bị rụng lông nhiều hơn.

Không nên cho chó Pug ăn thức ăn tươi sống

Thức ăn không nên cho chó Pug ăn

Đồ ngọt, nước có ga: các loại đồ ngọt và nước có ga như: bánh, kẹo, socola, coca cola, … tốt hơn hết không nên cho chó Pug ăn. Lý do: nó phá vỡ quá trình tiêu hóa, làm hỏng men răng và ảnh hưởng xấu đến thần kinh của chó Pug.

Thực phẩm tươi sống: hệ thống tiêu hóa của chó cảnh thường kém hơn so với các loại chó khác. Bạn không nên cho chúng ăn thực phẩm tươi sống do nó có chứa nhiều giun, sán. Có thể gây bệnh nguy hiểm về đường ruột cho chú Pug nhà bạn.

Thức ăn sẵn, đồ đóng hộp: các loại thực phẩm đó như: xúc xích, mì tôm, KFC, … cũng không nên cho chó Pug ăn. Bởi, nó có chứa nhiều chất bảo quản và chất tạo màu. Có thể gây hỏng gan nếu cho em Pug ăn quá nhiều và trong một thời gian dài.

Mỡ lợn, mỡ bò: Bạn không nên cho chó Pug ăn các loại mỡ, có thể gây tình trạng béo phì. Thông thường, trong các loại thịt bạn cung cấp cho chúng cũng đã có một lượng chất béo nhất định rồi.

Các loại đồ uống chứa caffeine và cồn: Đây là điều tuyệt đối cấm. Nó ảnh hưởng cực xấu đến gan, não bộ và hệ thần kinh của chó Pug. Chỉ cần một chút cũng khiến chúng ngộ độc, nôn mửa, bất tỉnh, …

Cách chăm sóc chó Pug mặt xệ

Pug là giống chó lười vận động. Chúng có thể nằm ở nhà cả ngày mà không đòi hỏi ra ngoài. Tuy nhiên, bạn nên dắt chúng ra ngoài thường xuyên, cho vận động để tránh tình trạng béo phì. Bạn có thể dắt chúng đi dạo 1-2 lần mỗi ngày. Hoặc có thể cho chúng chơi các trò đơn giản như: nhặt đồ vật, ném bóng, đuổi bắt trong nhà, …

Lý tưởng nhất là nên cho chó Pug đi dạo 2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 15-20 phút. Khi chó Pug ở nhà thì nên cho chúng chơi với bóng hoặc đồ chơi để kích thích chúng vận động. Một lưu ý quan trọng: Bạn không nên cho chó Pug tập các bài tập nặng, chúng không phải là giống chó lao động. Nếu hoạt động mạnh, chó Pug sẽ bị khó thở, co giật, rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Vệ sinh các nếp gấp trên mặt chó Pug thường xuyên

Những nếp gấp trên mặt chó Pug là nơi trú ẩn của rất nhiều các loại vi khuẩn. Chúng tích tụ nhiều bụi bẩn, thức ăn, đất cát trong quá trình chó Pug sinh hoạt. Nếu để lâu không vệ sinh sẽ gây ra mùi khó chịu, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bạn cần làm một số bước sau trong quá trình vệ sinh những nếp gấp trên mặt chó Pug:

Bạn nên dùng tăm bông nhúng nước ấm, lau sạch theo các nếp gấp trên mũi và mắt chó.

Trong quá trình lau, không được để tăm bông chạm vào các bộ phận khác trên mặt như: mũi, miệng, mắt, …

Không được để các nếp gấp bị ẩm ướt, vì độ ẩm có thể gây các loại nấm kích ứng. Dùng khăn hoặc bông gòn lau khô cho chúng.

Bạn nên lau rửa thường xuyên. Một tuần từ 3-4 lần. Tránh để tình trạng các nếp gấp bốc mùi.

Chăm sóc lông cho chó Pug

Pug là giống chó lông ngắn nên không đòi hỏi phải cắt tỉa thường xuyên như những giống chó lông dài. Việc chăm sóc lông cho chúng khá dễ dàng, bạn chỉ cần tắm gội bằng sữa tắm chuyên dùng, để bộ lông chúng óng ả và mượt mà là được. Khi tắm xong nên sấy khô lông, tránh để tình trạng ẩm ướt, bốc mùi hôi khó chịu.

Ngoài ra, lông chó Pug cũng rụng khá nhiều. Bạn có thể lấy lược chải lông cho chúng hàng ngày. Mục đích là để loại bỏ lông chết và kích thích mọc lông mới. Việc chải lông thường xuyên cũng giúp đồ đạc trong nhà bạn ít bị dính lông chó hơn. Nếu không có thời gian, bạn có thể đưa chúng tới shop chó Pug gần nhất để dùng dịch vụ chăm sóc lông.

Vệ sinh cho chó Pug

Để nuôi chó Pug hiệu quả, sống khỏe mạnh, bạn phải lưu ý một số điều sau trong quá trình giữ vệ sinh cho chó Pug:

Tắm cho chó Pug ít nhất 1 lần / tuần. Chó Pug không vận động nhiều nên không cần thiết ngày nào cũng phải tắm.

Vệ sinh tai cho chó Pug bằng các dung dịch chuyên dụng mỗi tuần một lần.

Cắt móng chân định kỳ cho chó Pug. Do chó Pug không có xu hướng mài móng như các giống chó cảnh khác.

Giữ nơi ngủ nghỉ + chỗ ăn uống của chó Pug luôn sạch sẽ. Tránh tình trạng ẩm ướt, hôi hám.

Bát ăn + khay uống phải được rửa sạch sẽ sau mỗi lần ăn. Không được để ăn ngày này qua ngày khác.

Có thể đánh răng nếu thấy miệng chó Pug có mùi hôi.

Những căn bệnh chủ yếu của chó Pug

Tuổi thọ trung bình của chó Pug là từ 12-15 năm. Chúng sống khá khỏe mạnh. Tuy nhiên, chúng cũng có nguy cơ mắc phải một số căn bệnh phổ biến sau:

Bệnh béo phì

Nguyên nhân: Giống chó này ham ăn nhưng lại lười vận động. Lâu dần, năng lượng thừa tích tụ dẫn đến béo phì.

Hạn chế cho chó Pug ăn nhiều chất béo

Chó Pug rất dễ mắc bệnh bép phì

Cách phòng tránh: Người nuôi nên chú ý đến cân nặng của Pug và điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp. Hạn chế cho ăn đồ ăn nhiều chất béo và đường như: mỡ, đồ ngọt, … Đồng thời, bạn nên dẫn chúng ra ngoài đi dạo mỗi ngày. Kích thích chúng vận động nhiều hơn để giảm mỡ.

Nguyên nhân: Nguyên nhân chính là do cấu tạo mũi của giống chó này. Pug gần như không có mũi và đường thở cực kỳ hẹp. Chúng hay gặp tình trạng khó thở nếu thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc vận động quá mạnh.

Cách phòng tránh: Hạn chế cho chó Pug chơi đùa hay chạy nhảy quá mệt, nhất là đối với những chú chó con Pug dưới 2 tháng tuổi. Nếu bạn thấy Pug con có các dấu hiệu như: thở bằng mõm, khi thở mũi bị sùi bọt thì bạn nên đưa ngay tới bác sĩ thú y để phẫu thuật mở rộng đường thở.

Bệnh viêm não

Nguyên nhân: Chó Pug đa phần không hay mắc bệnh này. Tuy nhiên, một khi đã mắc thì cực kỳ nguy hiểm. Nguyên nhân của bệnh này chưa có câu trả lời chính xác, có thể là do di truyền từ con bố mẹ.

Cách phòng tránh: Bạn nên tiêm phòng não cho chó Pug ngay từ khi còn nhỏ. Đây là phương án hiệu nghiệm nhất trong cách phòng tránh bệnh này. Biểu hiện của bệnh là: co giật cơ thể, bốn chân đi không vững, không thể sủa, … Chưa tìm được phương pháp điều trị dứt điểm cho căn bệnh này ở những em Pug.

Bệnh đường ruột, viêm dạ dày

Nguyên nhân: Hai nguyên nhân gây nên bệnh đường ruột và viêm dạ dày ở chó Pug là:

Do các loại giun móc: Giun móc thường hay cư trú trong thành ruột của Pug, gây ra những tổn thương trong niêm mạc ruột và vách tá tràng.

Do các loại vi khuẩn: các loại vi khuẩn như: E.Coli, Clostridium, Salmonella, … xâm nhập vào cơ thể chó Pug gây ra bệnh viêm dạ dày và ruột cấp.

Bệnh đường ruột, viêm dạ dày

Nên tẩy giun sán định kỳ cho chó Pug

Cách phòng tránh: Bạn nên tẩy giun sán định kỳ + tiêm phòng vacine đầy đủ + nấu chín thức ăn để phòng tránh các bệnh trên. Bệnh hay gặp vào mùa hè khi thời tiết nắng nóng và mưa nhiều. Khi phát hiện chó Pug có các dấu hiệu như: bỏ ăn, nôn mửa, tiêu chảy, …, bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y để thăm khám kịp thời.

Một số lưu ý để chó Pug sống khỏe mạnh

Để phòng tránh các bệnh trên, giúp chó Pug sống khỏe mạnh, bạn nên lưu ý một số điều sau:

Đưa chó Pug đi kiểm tra sức khỏe mỗi năm một lần.

Cho chúng tiêm phòng đầy đủ + tẩy giun sán định kỳ.

Trước khi mua về nên đảm bảo sức khỏe của chó Pug con ổn định, không mắc bệnh di truyền hay dị tật.

Cung cấp cho chúng một chế độ ăn uống đầy đủ. Đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết như: protein, vitamin, chất xơ, …

Thân nhiệt chó Pug ổn định là từ 37-39 độ C. Nếu vượt quá ngưỡng 40 độ, bạn nên tìm cách giảm thân nhiệt của chúng xuống.

Không cho chó Pug tiếp xúc với thời tiết cực đoan, nóng quá hoặc lạnh quá. Mùa đông ra ngoài thì nên mặc áo ấm. Mùa hè nên giữ chúng trong phòng điều hòa.

Kinh nghiệm phối giống cho chó Pug

Những người có ý định nuôi chó Pug để phối giống với mục đích kinh doanh thì nên ghi nhớ một số điều sau khi quyết định phối giống cho chúng:

Đối với chó đực: Ít nhất phải trên 16 tháng tuổi mới được cho phối giống. Điều đó đảm bảo cho sức khỏe cũng như chất lượng đàn con. Chó đực có thể phối giống bất kỳ lúc nào khi đã đủ tuổi. Nhưng tốt nhất là nên 3-4 lần / một tháng để chúng còn có thời gian nghỉ ngơi. Quãng tuổi tốt nhất cho chó Pug đực phối giống là từ 16-36 tháng tuổi.

Đối với chó cái: chó Pug cái ít nhất cũng trên 14 tháng tuổi. Nếu phối giống khi chưa đủ tuổi, chất lượng đàn con có thể không tốt và khả năng sinh non là rất cao. Chó cái mỗi năm chỉ nên sinh nở một lứa. Sinh nở dày vừa nguy hiểm cho sức khỏe đàn con, vừa nguy hiểm cho sức khỏe chó mẹ. Độ tuổi tốt nhất để những chú Pug cái sinh sản là từ 14-36 tháng.

Chó Pug có giá bao nhiêu?

Hiện nay, giá chó Pug trên thị trường có nhiều loại, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: nguồn gốc xuất xứ, ngoại hình, độ tuổi, … Nếu muốn mua, bạn có thể lựa chọn chú Pug nào có giá tiền phù hợp với kinh tế của mình.

Tại Việt Nam, muốn sở hữu một em chó Pug con mặt xệ, bạn phải chi ra một khoản tiền không hề nhỏ. Giá chó Pug loại rẻ nhất cũng phải 7-8 triệu cho một em. Còn những chú Pug nhập khẩu thì giá gấp 3-4 lần so với chó Pug loại kia.

Bảng giá chó Pug

(Bảng giá tham khảo, mức giá chính xác có thể thay đổi theo từng bé, mức độ xuất sắc, gia phả xuất xứ chó bố mẹ, giấy tờ đi kèm…)

MÀU SẮC CÚN ĐỰC CÚN CÁI

Vàng kim 8.000.000 8.000.000

Đen 8.000.000 8.000.000

Những Thông Tin Cần Biết Về Giống Chó Becgie Thuần Chủng

Chó becgie là “thành quả” của phép lai của các con chó Beowulf.

Becgie xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ XIX, do người châu Âu tiến hành lai tạo với mục đích bảo vệ, canh gác là chính.

Rất may, phép lai cho ra giống becgie có sức khỏe rất tốt, thông minh, nhanh nhẹn, mũi thính, đa dạng về ngoại hình khi được lai tạo ở các vùng khác nhau.

Nếu bạn là người đam mê chơi chó cảnh sẽ dễ dàng nhận ra những đặc điểm nổi bật của chó becgie thuần chủng. Nhưng nếu là lần đầu tiên tiếp xúc thì việc nhận ra chó thuần chủng không phải dễ dàng.

Ấn tượng đầu tiên về giống chó becgie đó là thân hình săn chắc, khoẻ mạnh. Kích thước thân hình trung bình nhưng khung xương khá to, rắn chắc. Bộ xương sườn của chó becgie cong, nếu thẳng quá thì không nên mua.

Lông của Becgie ngắn ( chó becgie lông dài rất hiếm gặp). Màu lông chủ yếu là đen – vàng hoặc nâu – vàng. Lông của chúng khá mềm mượt, không thấm nước nhưng lại hay rụng. Bạn sẽ thường xuyên phải dọn lông của chúng mỗi ngày đó.

Chó becgie thuần chủng có 4 chân chắc khỏe, gân guốc nên chúng có thể chạy nhảy cả ngày không biết mệt mỏi. Hai chân trước thường to hơn hai chân sau, dáng đi nhanh nhẹn, dứt khoát.

-Đối với con đực: 60-65cm

-Đối với con cái: 55-60cm

-Đối với con đực: 30-40kg

-Đối với con cái: 22-32kg

(Người dài hơn chiều cao tới vai khoảng 10-17%).

Giống chó huyền thoại này có thể sống từ 9-14 năm nếu được chăm sóc ở khí hậu và môi trường sống tại Việt Nam.

Các yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ của chó như: giống chó, quá trình phát triển về thể chất, tinh thần, điều kiện sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng,…

Chó becgie nghiệp vụ thuần chủng rất thông minh, dũng cảm và đặc biệt trung thành với chủ nhân.

Tư duy nhạy bén, linh hoạt là điểm cộng cho becgie trong những buổi huấn luyện. Cún chỉ cần học một vài lần đã có thể làm theo, áp dụng một cách nhuần nhuyễn. Chúng thuộc mệnh lệnh từ 5-7 lần lặp đi lặp lại là thuộc nên những người chơi chó cảnh thật sự rất đam mê giống chó này, huấn luyện rất “nhàn”.

Chó becgie Việt Nam được lai tạo càng nhiều đời thì sự thông minh càng yếu dần đi.

Giống chó thuần chủng đòi hỏi sự cân bằng giữa tính cách và hệ thần kinh mạnh. Chúng luôn phải bình tĩnh, tự tin, quyết đoán.

Chúng cũng rất dũng cảm, tính chiến đấu cao, cơ thể dẻo dai, bền bỉ, tình thần kiên nhẫn để phù hợp với mục đích nuôi dưỡng khác nhau.

Trung bình chó cái có thể sinh sản từ 6-12 tháng tuổi. Đây là khoảng thời gian buồng trứng của becgie cái hoàn thiện, sẵn sàng cho quá trình sinh sản.

Tuy nhiên, tùy vào từng giống chó mà chúng động dục sớm hay muộn.

Chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới chế độ sinh sản của becgie.

Theo các nhà khoa học, chó cái phát triển bình thường có tầm vóc nhỏ bé động đực từ 6-10 tháng. Chó có tầm vóc lớn thì độ tuổi thường là trên 12 tháng tuổi trở lên.

Dựa vào các số liệu thống kê, 1 năm chó becgie có thời gian sinh sản từ lúc động đực đến hết thời gian nghỉ khoảng 6-8 tháng. Do vậy, 1 năm chó chỉ sinh sản được 1 lứa, nếu nhanh thì có thể đẻ được 2 lứa là nhiều nhất.

Sau mỗi lần sinh con, tử cung của chó becgie cái bị giãn rộng ra, cơ hông, mông cũng bị ảnh hưởng nhiều do quá trình rặn đẻ. Lượng sức lực của chó mẹ bỏ ra cũng lớn.

Bởi vậy, 1 năm đẻ 2 lứa là số lứa tối đa giúp chó mẹ có thể phục hồi lại cho lần mang thai tiếp theo.

Mỗi lứa chó becgie mẹ sẽ đẻ từ 3-7 con, thậm chí nhiều hơn.

Trước đây người ta vẫn thường băn khoăn câu hỏi “chó đẻ một con là tốt hay xấu”.

Theo quan niệm của người phương Đông, những gì đột nhiên khác với bình thường đều là điềm báo, dù xấu hay may. Đối với chó, một loài vật thân thuộc thì sự việc này lại càng khiến nhiều người lo lắng.

Hầu hết mọi người đều cho rằng, chó đẻ là điềm tốt, gia chủ sẽ gặp may, tài lộc. Nhưng một số người lại thấy đây là việc trái quy luật tự nhiên, gia chủ sẽ gặp điều không may.

Thực tế, khẩu phần ăn của chó phải thay đổi thường xuyên tuỳ vào độ tuổi, sự phát triển của chúng. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn hàng ngày là điều kiện tiên quyết giúp chó phát triển khoẻ mạnh, đạt các chỉ số tiêu chuẩn về thân hình.

Các nhóm thức ăn không thể thiếu:

Protein là dưỡng chất quan trọng nhất không thể thiếu trong bữa ăn của chó becgie, chiếm 20-25% khối lượng chất trong thức ăn, giúp chó phát triển cơ bắp, sức mạnh.

Bạn có thể cho chó becgie ăn thịt bò, thịt lợn, thịt gà, nội tạng động vật như gan, lòng, phổi,, trứng gà, trứng vịt lộn,.. đều chứa rất nhiều protein cần thiết.

Là thành phần chiếm 10-15% khối lượng các chất, chất béo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho chó hoạt động mỗi ngày.

Chất béo thường có sẵn trong các loại thực phẩm chứa protein rồi nên bạn không cần quan tâm đến lượng chất béo quá nhiều nếu hàng ngày chó vẫn ăn thịt.

Trong trường hợp bạn cho chó becgie thuần chủng ăn hạt có sẵn thì cần bổ sung chất béo bằng cách trộn mỡ (mỡ gà, mỡ lợn, mỡ bò) vào trong đồ ăn là được.

Dung hoà protein và chất béo trong bữa ăn, chó becgie rất cần các thực phẩm giàu chất xơ trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Chất xơ giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn.

Bạn có thể cho chó ăn các loại rau cải, rau xà lách, hoa quả bằng cách xay nhỏ rau củ rồi trộn vào thức ăn, tránh cho chó bị hóc.

Chó becgie ăn gì? Không thể thiếu tinh bột – nguồn dinh dưỡng thiết yếu mỗi ngày. Bạn có thể cho chó ăn cơm, cháo, khoai lang, sắn mỗi ngày. Những thực phẩm này chứa khá nhiều tinh bột, rất dễ tìm và chi phí rẻ.

Thêm một thành phần dinh dưỡng không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của becgie đó là các loại thực phẩm cung cấp vitamin và khoáng chất.

Cà chua chứa nhiều vitamin A

Lòng đỏ trứng gà, sữa, các loại hoa quả như táo, nho giàu vitamin B, D, E

Tôm, cua, ngao, cá, ốc chứa nhiều khoáng chất như natri, kali, magie, canxi

Chó becgie nghiệp vụ là những chú chó được tuyển chọn, huấn luyện để làm nhiệm vụ được chỉ bảo, kể cả dùng trong nhiệm vụ an ninh, quốc phòng hay dân sự.

-Bắt đầu từ việc chọn cho chó becgie một chỗ đi vệ sinh cố định

-Tiếp theo, bạn quan sát, nếu thấy chó có biểu hiện đi vệ sinh như đánh hơi tìm chỗ, đi lòng vòng thì hãy lập tức dẫn chúng đến chỗ vệ sinh cố định đã chuẩn bị sẵn.

-Đầu tiên hãy cho chúng đứng bên cạnh bạn.

-Tiếp theo, bạn hô to rõ ràng các mệnh lệnh như: “ngồi xuống” đồng thời bạn chỉnh tư thế ngồi đúng cho becgie. Giữ trong 10-15s.

-Hết mệnh lệnh ngồi sẽ là “đứng lên”. Bạn cũng sẽ nhấc người đứng lên tương tự với thời gian tương tự.

Lặp lại nhiều lần trong ngày, chó becgie sẽ nhanh chóng nghe theo mệnh lệnh của bạn.

Chó becgie huấn luyện bài tìm đồ cho chủ tại công viên rất phù hợp. Bài tập này giúp chó nhà bạn hoàn thiện hơn về khả năng tư du và đánh hơi đó.

Đầu tiên, hãy lấy một đồ vật của bạn làm cho chó đánh hơi, nhận biết mùi. Tiếp theo là ném đồ vật ra xa. Kích thích chó chạy đi tìm đồ vật đó về.

Bài tập nâng cao hơn là bạn giấy đồ vật ở chỗ kín hơn, chó cần phải tập trung mới tìm được.

Bạn cho chó chạy bền một ngày khoảng 3-4km quanh bạn để phát triển xương.

Hoặc cho chạy vượt rào, nhảy vòng để kích thích xương hai chân sau, cơ hông phát triển.

Bài tập dùng răng kéo lốp xe máy phát triển cơ hàm, tăng lực cắn cũng khá quan trọng.

Chó Pug Giá Bao Nhiêu ? Thông Tin Chi Tiết Về Pug

Chó Pug – hay còn được gọi với tên khác là giống chó mặt xệ, đây là giống chó đã không còn quá xa lạ với nhiều người.

Giống chó này gây ấn tượng bởi khuôn mặt xệ nhưng lại rất đáng yêu.

Khuôn mặt có phần ngộ nghĩnh của Pug có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu tiếp xúc với nó.

1. Đặc điểm ngoại hình của chó Pug

Có nguồn gốc từ vùng núi Tây Tạng, Pug lúc đầu được nuôi chủ yếu ở các khu vực đền chùa, miếu.

Đến thế kỷ 16, những chú Pug này bắt đầu được yêu mến và được nuôi như những thú cưng.

Đây là giống chó có sức hút đối với các tầng lớp quý tộc, hoàng gia. Bạn có thể thấy đây chính là giống chó được nữ hoàng Anh – Victoria yêu mến.

Đặc điểm ngoại hình đầu tiên của Pug dễ thấy nhất chính là khuôn mặt xệ rất ngộ nghĩnh của chúng.

Gương mặt nhăn nheo, hàm dưới hơi trề ra và mõm ngắn. Giống chó này có đôi mắt màu đen, lồi ra.

Dáng người của Pug khiến bạn có thể liên tưởng đến dáng quả lê bởi chúng có phần vai mở rộng hơn phần hông.

Tổng thể ngoại hình của chúng cũng được đánh giá cân đối bởi chiều cao của chúng tính từ chân đến vai tỉ lệ với độ dài từ mông đến vai.

Cơ thể của Pug nhỏ gọn, các cơ phát triển nên tuy chúng có cơ thể ngắn, nhưng lại rất gọn gàng và dễ thương. Bộ lông cũng là một trong những điểm thu hút về ngoại hình của chúng, chúng có bộ lông ngắn, mịn và bóng với nhiều màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là màu đen, màu vàng nâu.

2. Tính cách của Pug như thế nào?

Khác với vẻ ngoài của chúng, Pug có tính cách hoàn toàn trái ngược, đây cũng là lý do khiến nhiều người muốn có một chú Pug là thú cưng.

Đây được xem là giống cho cực kỳ thông minh, tuy nhiên chúng cũng có phần đanh đá và ranh mãnh. Pug luôn vui vẻ và hiếu động.

Chúng cũng khá nhạy cảm, do đó bạn không nên quá lớn tiếng hoặc tỏ ra bực bội với chúng, bởi điều này sẽ khiến cho Pug rất buồn.

Chúng rất thông minh, lanh lợi nên bạn sẽ thấy việc huấn luyện cho giống chó này không phải là điều khó khăn.

Nhận thức nhanh, ham học hỏi chính là một trong những đặc điểm khiến Pug có thể hoàn thành được các bài tập huấn luyện dễ dàng.

3. Nuôi và chăm sóc Pug như thế nào?

Chó Pug không phải là thú cưng kén ăn, nên bạn có thể cho chúng ăn bất cứ thứ gì.

Tuy nhiên, để chúng không bị mắc bệnh béo phì, đảm bảo sức khỏe, bạn không nên cho chúng ăn nhiều cơm. Hãy chú ý đến thành phần các chất dinh dưỡng:

– Protein khoảng 25% từ các loại thịt như thịt gà, thịt lợn, trứng vịt lộn,..

– Chất béo khoảng 10 – 15% từ nội tạng động vật.

– Bổ sung thêm tinh bột, chất xơ, vitamin từ rau, củ, quả,..

Vì đặc điểm mũi tương đối ngắn, nên chúng sẽ dễ mắc bệnh về đường hô hấp.

Do đó, bạn nên để chúng được ở trong môi trường có nhiệt độ khoảng 37 – 39 độ C. Nếu vượt quá 41 độ, bạn cần làm những thao tác giúp chúng hạ nhiệt.

Bên cạnh những vấn đề về bệnh hô hấp, Pug cũng thường xuyên bị các vấn đề về xương khớp, đặc biệt hơn chúng rất dễ bị béo phì và tăng cân. Do đó, bạn nên cho chúng vận động thường xuyên để giảm các nguy cơ về bệnh này.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề như thường xuyên làm sạch vùng mắt, tai, các nếp gấp trên mặt chúng.

Chải lông, loại bỏ lông rụng hàng ngày. Hạn chế tắm nếu không cần thiết, nếu bạn tắm cho chúng hãy lau khô và sấy cho chúng ngay sau khi tắm để tránh bị cảm lạnh, loại bỏ nước mắt thường xuyên của chúng.

4.1 Chó có mức giá từ 6-9 Triệu

Các Bé này thường có đến 80% sinh ra tại Việt Nam, là những cá thể Khỏe Mạnh vượt trội, tuy nhiên do không có giấy tờ về nguồn gốc nên giá khá tốt

Nếu các bạn chưa có điều kiện mua Pug nhập thì giống chó Việt Nam với Ưu Điểm giá khá mềm sức khỏe rất tốt là lựa chọn tốt cho các bạn Yêu Thích giống chó này

4.2 Giống Pug có mức giá từ 10-12 Triệu

Đây là những chú chó được nhân giống trong nước, có giấy tờ về gia phả rõ ràng, chủ yếu là giấy chứng nhận về VKA ( Vietnam Kennel Association – Hiệp hội chó giống Việt Nam). Chó Pug giá này được đảm bảo tuyệt đối về chất lượng và độ thuần chủng do có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Đa phần giống nguồi mua giống chó này về mục đích chính là để nhân giống bán lại tại thị trường truong nước do có nguồn Gen khá ổn định

4.3 Giống Chó có mức giá từ 12- 25 Triệu

+ Loai Giá từ 12-15tr : Giống Pug này được nhập về từ Thái Lan nhưng không có giấy tờ ( Giống này mình nghĩ các bạn nên mua ở Việt nam thì tốt hơn 😍😍 )

+ Loại Giá từ 20 -25tr : Đây là giống chó được nhập về từ Thái Lan, có nguồn gia phả và giấy chứng nhận rõ ràng từ FCI Thái. Những chú chó này rất giá trị

Nhìn chung nếu các bạn nhập với mục đích chỉ để nuôi, nguồn Gen ổn định thì bản thân Team mình nghĩ, mua các bé tại Việt Nam có nguồn gốc là đủ xài, riêng nều các bạn có ý định kinh doanh, nhân giống thì hãy nên mua chó có giấy tờ rõ ràng từ Thái – Giá cao hơn rất nhiều nhưng sức khỏe và giống sinh ra kinh doanh với giá khá cao khi bán ở Việt Nam.

4.4 Giá chó giá từ 2000$ – 3000$ ( 45 – 60tr VNĐ)

Nhìn giá là thấy được các chú chó này thuộc hạng Đại Gia rồi 😘😘

Thực ra với nguồn gốc các bé này, thì hoặc là các bạn có điều kiện kinh tế tốt muốn chọn các bé để nuôi, hoặc là các bạn nuôi với nhu cầu xuất khẩu thì nên cân nhắc. Còn riêng với thị trường Việt Nam, thu nhập còn khá hạn chế, bản thân tụi mình nghĩ nó không quá cần thiết… !!

Cách Phối Giống Chó Husky Và Những Thông Tin Cần Biết

I. Các Cách Phối Giống Chó Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Hiện nay người ta thực hiện rất nhiều cách và phương pháp phối giống chó Husky khác nhau với độ phức tạp và kỹ thuật khác nhau. Đi kèm với mỗi cách và mỗi phương pháp thì sẽ có những ưu, nhược điểm khác. Vậy nên để áp dụng các cách phối giống chó phổ biến nhất hiện nay vào việc phối giống thì còn phải dựa vào từng bé cún khác nhau. Tuy nhiên 3 phương pháp phối giống chó phổ biến được áp dụng nhiều nhất hiện nay đó là: Out-crossing, Line-breeding và In-breeding.

Cách phối giống chó bằng phương pháp out-crossing được hiểu nôm na là việc phối các con chó cùng giống nhưng khác huyết thống. Đây là phương pháp giúp tìm ra được những tính trạng tốt nhất, nổi bật nhất trong quá trình nhân giống. Đây cũng là phương pháp lai tạo phổ biến nhất hiện nay được nhiều người sử dụng. Đối với Husky có cùng phả hệ, việc thực hiện phương pháp lai giống này giữa các con không có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời.

Cách phối giống chó bằng phương pháp out-crossing giúp đem lại nhiều đặc tính mới. Khi lai tạo chó Husky con sẽ thừa hưởng một gen từ bố và một gen từ mẹ, với việc lai tạo này đương nhiên là Husky con sẽ có gen đa dạng và có miễn dịch cao hơn. Trong quá trình phối giống, vai trò của chó bố và chó mẹ là ngang nhau trong việc quyết định các đặc điểm của Husky con. Husky con sẽ vẫn đảm bảo được tính thuần chủng, nhưng vì không cùng huyết thống nên có nhược điểm đó là tính đồng nhất gen sẽ không cao.

Nhược điểm lớn nhất của cách phối giống chó bằng phương pháp out-crossing đó là sẽ không kiểm soát được nguồn gen nên khi lai tạo sẽ xảy ra một số điểm không mong muốn.

2. Cách phối giống chó bằng phương pháp Line-breeding.

Cách phối giống chó bằng phương pháp Line- breeding là cách lai tạo những chú chó Husky có cùng giống và có huyết thống với nhau. Nhờ việc lai tạo giống chó có cùng huyết thống với nhau nên sẽ cho ra đời con F1 có đặc điểm ngoại hình và tính khí nổi bật.

Phương pháp này được sử dụng với mục đích chọn lọc những gen tốt từ những con chó có họ hàng với nhau để tạo nên đời con F1 có được những đặc điểm nổi trổi Hơn nữa những gien thuần được giữ nguyên, không làm mất đi tính ưu việt của dòng chó đó.

Nhược điểm của phương pháp này là không có tính triệt để, nó chỉ giúp làm chậm lại chứ không ngăn chặn sự sụt giảm tính đa dạng của quỹ gen.

3. Cách phối giống chó bằng phương pháp In-breeding.

Đây là sự lai tạo giữa các con có huyết thống gần nhau. Để thực hiện được cách phối giống bằng phương pháp In- breeding này đòi hỏi phải được thực hiện bởi các nhà phối giống chó có nhiều kinh nghiệm.

Phương pháp lai tạo này sẽ tạo ra đời con F1 có đặc điểm gần với đặc điểm của loài nhất và tạo ra được những con chó giống với Husky thuần chủng cao nhất. Vì là gen thuần nên các nhà lai tạo chó có thể phán đoán được những đặc điểm ở chó con được sinh ra. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có rất nhiều nhược điểm đó là: tính đa dạng gen sẽ bị suy giảm. Và hệ miễn dịch của chó Husky con cũng kém mạnh mẽ hơn.  Số lượng chó con trong ổ với khả năng sống sót thấp hơn so với 2 phương pháp trên.

II.Những Lưu Ý Cho Chó Husky Sau Khi Phối Giống

Những lưu ý cho chó Husky sau khi phối giống mà bạn cần biết đó là:

1.Cách chăm sóc chó sau khi phối giống:

Có vài người cho rằng không nên tắm cho chó sau khi phối giống. Nhưng điều này chỉ đúng khi chúng đang trong giai đoạn từ 22-30 ngày sau khi phối giống nếu bạn không đủ kinh nghiệm vì đây là giai đoạn hình thành tim thai. Chúng ta hoàn toàn có thể tắm cho chúng sau khi phối giống, chỉ cần hạn chế cho chúng hoạt động mạnh thôi.

2.Cung cấp dinh dưỡng cho chó sau khi phối giống.

Trong giai đoạn này Husky sẽ có những biểu hiện gần giống như ở người như: Mệt mỏi, buồn ngủ, chán ăn, nôn, ói. Vì vậy chúng ta cần có chế độ chăm sóc dinh dưỡng đúng cách cho chúng, để Husky không bị sụt cân và ảnh hưởng tới sức khỏe trong quá trình thai kì.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể cung cấp bổ sung những dưỡng chất cần thiết bằng việc bổ sung các thuốc dưỡng thai cho chó sau khi phối giống.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Cần Biết Về Chú Chó Pug Dễ Thương trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!