Bạn đang xem bài viết Những Sai Lầm Trong Việc Xử Lý Khi Bị Chó Dại Cắn được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chó dại là những con chó mang các triệu chứng phát bệnh dại và thường có xu hướng tấn công con người, Virus dại cũng từ đó truyền từ nước dãi của chúng sang máu và thâm nhập vào cơ thể. Trong trường hợp nạn nhân không được cứu chữa và tiêm phòng vắc xin kịp thời rất có thể sẽ mắc phải bệnh dại và gây tử vong. Hàng năm ở nước ta có rất nhiều trường hợp thương vong đáng tiếc xảy ra do bị , mà nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết trong việc xử lý tình hình sau khi bị cắn.
Những việc không nên làm sau khi bị chó dại cắnBiện pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh dại là tiêm ngừa vắc xin, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người chủ quan nên không hề tiêm vắc xin sau khi bị cắn, chính điều này là nguyên nhân dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Theo một số thống kê mới nhất, hầu hết các trường hợp tự vong do bị chó dại cắn đều bỏ qua việc tiêm phòng bệnh dại.
Đến gặp thầy lang khi bị chó cắnCó rất nhiều thông tin lan truyền rằng, việc tiêm ngừa vắc xin phòng dại có thể bị si ngốc. Chính vì thế mà nhiều người sau khi chó dại cắn thay vì đi tiêm phòng thì lại tìm đến các thầy lang để xin thuốc điều trị. Và việc làm tưởng như đúng đắn này đã gây ra không ít trường hợp thương tâm xảy ra chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng thuốc không phù hợp.
Bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh Một số biểu hiện lâm sàng của ngượi mắc bệnh dạiBan đầu người bị cắn sẽ cảm thấy đau nhức tại vết cắn, bết thương bị sưng tấy trông rõ. Những triệu chứng này bắt đầu lan rộng theo hệ thống thần kinh và hệ thống bạch huyết. Bên cạnh đó còn kèm theo một số dấu hiệu như: sốt, đau đầu, trằn trọc, lo lắng, la hét, buồn vô cớ,…
Tiếp đến nạn nhân sẽ có tình trạng co giật, run các cơ, co cứng kể cả cơ mặt. Co thắt hô hấp và thanh quản làm cho việc trao đổi không khí bị cản trở, gây khó thở. Người bệnh có thể bị sùi bọt mép, rất sợ nước, gió và ánh sáng.
Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể tiến triển nhanh chóng gây ra liệt cơ, bắt đầu ở các chi bên dưới rồi lan dần lên phía trên. Bệnh nhân có thể bị kích thích quá độ, thường xuyên có những hành động dữ tợn và ngày càng hung bạo hơn. Đến giai đoạn cúi của bệnh, thể trạng của người bệnh suy sụp nhanh chóng, rơi vào hôn mê và gây chết.
*****
Xử Lý Thế Nào Khi Bị Chó Dại Cắn
Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn thương tâm do bị chó cắn, gần đây nhất là vụ việc một cháu bé 7 tuổi bị chó cắn, dẫn tới tử vong trên địa bàn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Đáng báo động, ngoài những tổn thương do bị chó cắn gây ra mà cụ thể là nguy cơ mắc bệnh dại, đe dọa đến tính mạng nạn nhân cũng rất cao. Vì vậy, việc sơ cứu ban đầu đối với người bị chó cắn có vai trò vô cùng quan trọng.
Nếu con bạn bị chó cắn, việc đầu tiên bạn cần làm trước khi hoảng sợ là đưa ngay bé tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất. Vết chó cắn cực kỳ nguy hiểm, nhất là chó đi lạc. Cũng không được xem thường nếu con chó đó là vật nuôi trong nhà vì chúng vẫn mang một lượng bệnh và mầm bệnh trong miệng.
– Dùng thuốc sát trùng: Để làm sạch vết chó cắn, có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn hoặc nước ô xi già. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ đổ một lượng nhỏ lên vết cắn và thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì nó sẽ rất xót.
– Nâng cao vùng bị thương: Nếu bị chó cắn vào chân hay cánh tay, cần giơ cao vùng bị thương của người bị nạn lên. Việc này rất quan trọng vì khi bị chó cắn bạn có thể bị chảy máu nhiều và cách làm này sẽ giúp cầm máu.
– Cầm máu: Nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 -15 phút sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương không nên cầm máu, chỉ cầm sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này, đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong vòng 7 phút nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều đặt thêm vài miếng gạc lên nữa lên trên. Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn.
Trong trường hợp nếu vết thương sâu và bị ra nhiều máu, máu phun thành tia cần dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.
Tiêm huyết thanh và vắc-xin phòng dạiCần tiêm ngay vắc-xin phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:
– Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục… nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vắc-xin phòng dại kịp thời.
– Khi trẻ bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo… cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.
Nếu bị chó dại cắn nên đi tiêm phòng ngay
Không tiêm ngay mà cần theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:
– Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.
– Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo.
– Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại nữa.
– Nếu đưa nạn nhân đi tiêm muộn sau khi bị chó dại cắn thì huyết thanh sẽ không còn có tác dụng chỉ có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh dại. Vì thế các nạn nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm được bác sĩ chỉ định.
Cách xử lý sai khi bị chó cắnTiêm phòng là cách tốt nhất để đối phó với bệnh dại, tuy nhiên, nhiều người chủ quan không tiêm, dẫn đến những hậu quả xấu. Nguyên nhân tử vong do bệnh dại được thống kê là hầu hết các nạn nhân đều chủ quan bỏ qua việc phòng bệnh.
Việt Nam đã có vắc xin phòng bệnh dại khi bị chó mèo dại cắn, nhưng vẫn còn nhiều trường hợp tử vong đáng tiếc do thiếu hiểu biết trong phòng ngừa, không xử lý và điều trị kịp thời, đúng cách sau khi bị chó dại cắn.
Nhờ thầy lang kiểm tra virus dạiHiện nay, do thiếu hiểu biết nên một số người tin có suy nghĩ lệch lạc là bị chó dại cắn mà đi tiêm phòng thì dễ bị si ngốc. Vì thế, họ đã tìm đến thầy lang để lấy thuốc nam về uống. Và đã có nhiều gia đình phải đau đớn bất lực trước cơn phát dại của người thân sau một thời gian “chạy theo” thầy lang để chữa trị.
Vết thương vốn dĩ không thể nói lên được con chó có mang bệnh hay không. Việc nhờ thầy lang kiểm tra là vô cùng sai lầm. Do đó, an toàn nhất là đến kiểm tra tiêm phòng ở Trung tâm Y tế dự phòng hoặc trạm y tế địa phương.
Bệnh dại không chừa bất kì con chó nào, dù đó là chó nhà nuôi. Khi chúng đã mang virus dại, vết cắn sẽ truyền bệnh và khiến người bị cắn tử vong nếu không được tiêm phòng kịp thời.
Triệu chứng bệnh dại khi bị chó cắnTrước khi phát bệnh 2-4 ngày: Trước khi phát bệnh khoảng 2-4 ngày nạn nhân thường có biểu hiện như: đau đầu, bồn chồn, khó chịu, chán nản, sợ sệt vô cớ. Một số khác bị sốt, cảm, sưng đau tại vị trí bị cắn và lan dọc theo dây thần kịch của hệ bạch huyết.
Khi phát bệnh dại: Nạn nhân bị sốt cao lên đến 40,6 độ C, cơ thể mệt mỏi, khản tiếng, ho với ba mức độ nặng nhẹ khác như sau:
Khi phát bệnh trẻ thường sốt cao trên 40,6 độ C
– Thể co thắt: Thể này chiếm phần đa, nạn nhân sẽ có biểu hiện sợ nước, sợ ánh sáng và gió. Vì đây là những tác nhân chính gây ra cơn dại ( co cứng, co thắt, co giật và run) và khiến các cơn co giật ngày càng nặng hơn. Bên cạnh đó, các cơn co thắt hô hấp và co thắt thanh quản khiến bệnh nhân khó thở, dễ bị ngạt. Nạn nhân sẽ bị tăng kích thích thần kinh, dẫn bị mất ý thức, ngất xỉu và hôn mê có thể tử vong trong vòng từ 2-6 ngày.
– Thể liệt: Ở dạng này người bệnh không bị kích thích quá độ thường chỉ bị co thắt và liệt.
– Thể cuồng: Ở thể này nạn nhân bị tăng kích thích thần kinh dẫn đến thái độ hung dữ, thời gian phát bệnh dại và tử vong nhanh.
Để phòng chống bệnh dại, các chuyên gia y tế khuyến cáo:
– Người dân hạn chế nuôi chó, mèo, nếu nuôi phải tiêm phòng bệnh dại định kỳ theo hướng dẫn của Thú y, phải nuôi nhốt không được thả rông, không cho trẻ đùa nghịch với chó, mèo đặc biệt là khi chúng đang ăn.
– Khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại, yêu cầu phải tuân thủ: Tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc Corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.
– Theo dõi tình trạng con vật sau khi cắn người trong vòng 2 tuần ( ốm, chết, lên cơn dại…) để có hướng xử lý tiếp theo.
– Không tiếp xúc với con vật bị dại, nghi dại; không mua bán, vận chuyển chó mèo ra, vào vùng dịch.
– Báo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y tại địa phương để có biện pháp tiêu hủy chó mèo bị dại; cách ly theo dõi động vật nghi dại; tiêm phòng dại cho động vật khỏe mạnh sống trong vùng dịch.
Cách Xử Lý Khi Bị Chó Cắn An Toàn Để Không Bị Dại
Những mối nguy hiểm tiềm tàng khi bị chó cắn
Không phải tự dưng mà cách xử lý khi bị chó cắn được các sen quan tâm trong quá trình chăm sóc thú cưng tại nhà. Bởi vì hơn ai hết mọi người hiểu rõ được những mối nguy hiểm tiềm tàng khi bị vật nuôi cắn vào tay hoặc chân.
Chi tiết hơn, những chú chó được nuôi nhốt tại nhà thường có hàm răng cực kỳ sắc nhọn. Hàm răng của thú cưng có thể gây ra những tổn thương ngoài da nghiêm trọng như rách da, rách thịt, trầy xướt và thậm chí là tứa máu tụ bầm.
Nhưng điều nguy hiểm nhất là bên trong nước dãi của chó có chứa virus dại. Loại virus này sẽ gây ra những tác động mạnh mẽ lên hệ thần kinh. Nguy cơ tử vong khi con người bị nhiễm virus dại gần như là 100%. Hiện trên thế giới vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc điều trị đặc hiệu nào dành cho bệnh lý dại. Vì vậy, nếu không muốn đánh mất tính mạng của mình bằng sự chủ quan, bạn nhất định không được xem thường các vết cắn của chó dù là rất nhỏ.
Chó cắn không chảy máu có sao không?Như chúng ta đã biết, nước dãi của chó có chứa virus dại. Loại virus này sẽ xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các vết cắn bị trầy xước và tứa máu. Vì vậy nhiều người băn khoăn không biết rằng việc bị chó cắn không chảy máu có sao không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi bị chó cắn không chảy máu không đồng nghĩa rằng bạn vẫn an toàn trước căn bệnh dại. Cách tốt nhất là mọi người cần quan sát xem vết cắn của chó có mức độ nghiêm trọng ra sao? Tại vùng chó căn có bị trầy xước da hay bầm tím hay không?
Nếu như vết chó cắn ngoài da có mức độ nhẹ và không bị thâm tím hay trầy xước, nguy cơ bạn bị mắc bệnh dại là rất thấp. Thậm chí là không có. Nhưng nếu như vết cắn bị trầy nhẹ hoặc có vết bầm, mọi người vẫn có nguy cơ mất bệnh dại khá cao. Lúc này việc áp dụng cách xử lý khi bị chó cắn là rất cần thiết để bảo vệ bản thân trước căn bệnh không thuốc chữa.
Cách xử lý khi bị chó cắn an toàn hiệu quảTrong trường hợp không may bị chó cắn, có hai vấn đề quan trọng mà bạn cần quan tâm. Một là bạn nên làm gì để hạn chế sự lây nhiễm của virus. Hai là bạn không nên ăn gì để phòng tránh bệnh dại cho bản thân.
1. Bị chó cắn nên làm gì?Khi bị chó cắn, mọi người hãy tự bảo vệ mình bằng cách áp dụng những việc làm cần thiết sau đây:
Bước 1: Bạn hãy kiểm tra kỹ lưỡng vết thương để biết rằng vết cắn sâu bao nhiêu, có trầy xước và chảy máu hay không. Nếu vết cắn sâu trên 2cm và chảy máu quá nhiều, bạn nên đưa nạ n nhân đến trung tâm y tế.
Bước 2: Tiến hành vệ sinh vết thương do vật nuôi gây ra bằng cách rửa vùng da bị cắn dưới vòi nước mạnh. Lấy xà phòng chà nhẹ lên khu vực này. Các bước vệ sinh sẽ giúp mọi người loại bỏ sạch sẽ bụi bẩn, vi khuẩn và phòng tránh được nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
Bước 3: Băng bó vết thương bằng băng gạc cố định. Lưu ý là nên băng vết thương với lực vừa phải để không làm vết cắn rỉ máu thêm.
Bước 4: Đến ngay trung tâm y tế gần nhất để tiêm phòng vắc xin chống bệnh dại. Song song đó, mọi người cũng cần theo dõi chú chó để biết xem vật nuôi có bị dại hay không.
2. Bị chó cắn không nên ăn gì?Sau khi tiến hành xử lý vết thương và tiêm phòng đầy đủ tại cơ quan y tế, bạn vẫn có thể duy trì chế độ ăn uống bình thường. Nhưng các bác sĩ thường khuyên người bị chó cắn nên hạn chế một số loại thực phẩm dễ gây ngộ độc. Điển hình nhất phải kể đến là các loại nước uống chứa chất kích thích như rượu, bia,…
Một số loại thực phẩm làm cho vết thương lâu lành như cơm nếp, thịt bò và các loại hải sản cũng không nên sử dụng. Thay vào đóm bạn hãy lựa chọn những món ăn bổ máu và lành tính như thịt lợn và rau quả tươi.
Như vậy tôi đã hướng dẫn chi tiết cách xử lý khi bị chó cắn và những món ăn cần tránh không trong trường hợp này. Chỉ cần bạn áp dụng theo đúng hướng dẫn, tỷ lệ mắc bệnh dại khi bị chó cắn sẽ được cắt giảm xuống mức thấp nhất.
Xử Lý Khi Bị Chó Cắn
Nếu vết thương là một vết cào xước hay một vết cắt dài và sâu, hãy rửa vết thương dưới vòi nước chảy. Sau đó làm sạch bằng oxy già hoặc cồn. Bôi kem kháng sinh bôi ngoài da rồi dùng băng y tế băng vết thương lại.
2. Vết thương hởTrước tiên, đừng sợ hãi khi để vết thương chảy máu. Trừ khi vết thương của bạn chảy máu quá nhiều hoặc máu phun ra mạnh hoặc vết thương ở cổ hoặc đầu thì hãy gọi cấp cứu ngay, chờ trong 5 phút. Máu chảy ra sẽ làm sạch vết thương.
Sau năm phút, nếu bạn có thể làm máu ngừng chảy thông qua áp lực trực tiếp lên vết thương thì hãy làm sạch vết thương dưới vòi nước chảy với xà bông nhẹ trong vòng 5 phút. Còn nếu vết thương tiếp tục chảy máu thì hãy gọi cấp cứu ngay.
Đừng sử dụng cồn, oxy già, iot hay thuốc đỏ với những vết thương hở bởi những loại này có thể làm chậm quá trình lành vết thương. Thông thường, những vết thương hở không cần thiết phải băng bó nhưng nếu bạn muốn bạn có thể băng bó vết thương miễn là đảm bảo vết thương đã được rửa sạch. May mắn là chó cắn thường không để lại những mảnh vụn hay các vật khác mà cần lấy ra.
3. Bệnh và phòng chống bệnh dạiTheo Hội chữ thập Đỏ Mỹ, nếu bạn bị cắn bởi một con chó lạ thì bạn không nên cố dừng, bắt hay giữ nó. Liên lạc với Ban bảo vệ động vật càng sớm càng tốt để họ bắt chúng. Và sau đó gọi cấp cứu để bạn được tiêm phòng bệnh dại ngay lập tức. Nếu con chó cắn bạn bị tê liệt một phần, hung hăng, và cư xử một cách kì lạ thì rất có thể nó đã bị dại. Đối với bất cứ vết cắn nào, hãy chắc chắn là vết thương được làm sạch và khử trùng hoàn toàn. Bởi vì mọi vết thương do động vật cắn đều có thể truyền vi khuẩn và gây nhiễm trùng.
4. Những việc cần làm khi chó của bạn cắn bạnỞ một thời kì nào đó, chó con thường cắn người. Đó là những gì chúng làm khi chúng đang mọc răng và chúng cắn người khi lớn hơn là bởi chúng muốn thiếp lập sự thống trị. Điều quan trọng mà bạn phải nhớ, đó là chó con cắn bạn không phải vì nó ghét bạn. Nó cắn bạn là bởi bạn đang ở chỗ chúng. Chúng cảm thấy thứ gì đó mềm mại và chúng có răng.
Đôi khi, một chú cún con có thể cắn xước da bạn nhưng điều quan trọng là đó chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển của chúng. Để xử lý vấn đề này, bạn phải nhớ 2 việc. Đầu tiên là phải giữ bình tĩnh. Thứ hai, một lời nói đay nghiến có thể làm tổn thương đến cún con của bạn. Bạn càng ít phản ứng lại với chúng thì chúng càng ít cảm thấy nghiêm trọng.
Tiếp đó, để phá bỏ thói quên này của chúng, bạn cần học những dấu hiệu khi chúng chuẩn bị cắn. Sau đó sửa thói quen của cô nàng bằng cách tóm vào cổ trước khi cô nàng có ý định cắn bạn. Làm như vậy có thể thay đổi bản năng cắn của chúng và thậm chí có thể dạy chúng không làm như vậy nữa.
Nếu bị cắn thì hầu hết đều là vết thương ngoài da. Vì vậy, hãy xem những hướng dẫn trong phần “Vết thương ngoài da” phía trên.
5. Những việc cần làm khi bị chó lạ cắnNếu con chó đã cắn bạn có chủ thì hãycho họ biết tên và số điện thoại của bạn. Có như vậy, bạn mới có thông tin để kịp thời tiêm phòng bệnh dại. Hãy điều trị vết thương như đã nói ở trên.
Theo chúng tôi Ảnh: chúng tôi Ngọc Mến
Sau đó, kiểm tra bác sỹ thú y của chú chó ấy xem chúng đã được tiêm phòng dại chưa. Ban kiểm soát động vật và cảnh sát nên được thông báo về vụ việc để đảm bảo rằng chủ nhân của chú chó đó tiến hành các bước để ngăn chặn chúng cắn ai khác một lần nữa.
loading…
This website is a gift for my Tun the golden retriever. Visit our personal blog at http://ngoctun.com
Những Sai Lầm Khi Nuôi Chó Dữ
Bài viết chia sẻ kinh nghiệm của tác giả Tuấn Lê, cựu giám khảo chó Phú Quốc và người chơi lâu năm Neapolitan Mastiff (Ngao Ý) – một giống chó dữ và to lớn.
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm và những sai lầm nên tránh khi nuôi chó dữ.
Chó dữ là những giống chó lớn, dùng để làm những công việc bảo vệ lãnh thổ hay gia súc, bản tính rất hung dữ, cho dù ngày nay có nhiều con không còn dùng để làm việc và chỉ dùng làm thú cưng nuôi trong nhà, tính tình có thể hiền nhưng bản tính vẫn là chó dữ.
Và những con chó to lớn khi nó tấn công sẽ nguy hiểm vô cùng, cần phải hiểu rõ về các giống chó dữ trước khi nuôi.
Những sai lầm thường gặp:
Không tìm hiểu kỹ về giống chó của mình nuôi, không rõ bản tính của từng giống chó, không biết lịch sử của nó dùng để làm gì và các tính xấu phổ biến của giống chó mình nuôi thì sẽ rất nguy hiểm.
Bạn không thể có được những con chó mà tổ tiên của nó dùng để làm những công việc cần tính hung dữ lại có thể hiền lành như các giống khác. Không biết và không có cách đề phòng đúng sẽ nguy hiểm vô cùng.
Không tìm hiểu về cha mẹ, ông bà của nó tính nết thế nào, hiền hay dữ, có khôn hay không. Tính tình do di truyền rất nhiều. Muốn biết 1 con chó con lớn lên tính tình thế nào thì cứ nhìn vào cha mẹ của nó.
Nghĩ rằng những người huấn luyện chó nghiệp vụ là những người hiểu về tâm lý chó, có thể nhờ họ dạy dỗ chó của mình ngoan ngoãn hay sửa các tật xấu của nó là điều hết sức sai lầm và nguy hiểm.
Nhiều bạn đọc đến đây có thể thấy vô lý, 1 người có thể dạy chó làm nhiều trò, lao tới tấn công hay cho nó đi sát bên cạnh mà lại không hiểu tâm lý chó?
Huấn luyện nghiệp vụ và tâm lý về chó là 2 ngành hoàn toàn khác nhau, những người huấn luyện nghiệp vụ chỉ hiểu tâm lý trong phạm vi họ huấn luyện mà thôi. Trừ khi họ có học hay nghiên cứu cả 2 ngành thì mới biết cả 2.
Nói như vầy cho dễ hiểu, bạn không thể kêu 1 võ sư, 1 giáo huấn cảnh sát hay 1 huấn luyện viên bóng đá tài giỏi đi thuyết trình về đề tài tự kỷ của trẻ em hay tâm lý phạm tội của trẻ em có cha mẹ ly dị, hay kêu họ chữa trị bệnh nghiện cờ bạc.
Những thứ kia thuộc về ngành tâm lý học dành cho các bác sĩ tâm lý. Họ là những người đào tạo những người bình thường hay có năng khiếu để trở thành những nhân tài, còn các bác sĩ tâm lý là sửa chửa những người có vấn đề để họ trở thành những người bình thường.
Những người dạy chó bằng tâm lý hay sửa chửa các tật hư của chó vốn không dạy ra những con chó có thể làm cái này cái kia, nhiệm vụ của họ là sửa chửa hay dạy dỗ những con chó trở lại bình thường từ những sai lệch tâm lý.
Bạn cũng thấy các đài truyền hình nước ngoài họ mời những nhà tâm lý học về chó như Cesar Millan hay Victoria Stilwell làm show dạy chó chứ đâu có mời những huấn luyện viên chó nghiệp vụ hay những người đào tạo chó cho cảnh sát, quân đội.
Khi bạn đưa những con chó có vấn đề của mình cho những người huấn luyện nghiệp vụ không giỏi về tâm lý chó dạy thì sẽ nguy hiểm vô cùng, họ có thể đè nén sự hung dữ của nó bằng các phương pháp trấn áp sai lầm, nhưng nó sẽ bùng phát bất chợt khi về nhà.
Khi tôi nuôi mười mấy con Neapolitan Mastiff (Ngao Ý) trong trại tôi phải hiểu tâm lý những con chó nặng 70, 80kg, bởi vì chỉ cần 1 cú táp của nó vào cổ là tôi đi đời.
Khi vào chuồng chó cho chó ăn hay thả tụi nó ra chơi tôi phải hiểu tâm lý khi 1 con tấn công mà tôi ngã xuống thì những con khác sẽ lao vào cắn tôi, bởi vì đó là tâm lý của chó mà dân gian gọi là chó hùa, nó sẽ bênh và ngã theo con mạnh nhất trong đàn.
Khi tôi ngã xuống tức là tôi không còn là con đầu đàn nữa. Đã có nhiều trường hợp chủ vào cho chó ăn bị cả bầy chó cắn chết.
Tôi để ý ngay đến con chó bênh chủ để xác định sự dạy dỗ và yêu thương của người chủ với bầy chó, bởi vì hiếm có con nào khi bạn ngã xuống nó bênh bạn và dám cắn những con to khỏe hơn nó, chỉ có những con thật sự yêu thương bạn và rất khôn mới làm như vậy.
Cho chó học bảo vệ hay cắn khi có lệnh và cứ nghĩ nó sẽ là 1 con chó có thể làm bầu bạn trong nhà. Đây là những sai lầm vô cùng nguy hiểm, khi bạn đã đánh thức bản năng tấn công của nó thì nó sẽ không bao giờ còn là 1 con chó bình thường nữa.
Nó sẽ trở thành 1 thứ vũ khí, mà sở hữu súng có khi còn bị cướp cò huống chi là con chó có những suy nghĩ của thú vật, bạn chẳng thể kiểm soát được hết suy nghĩ của nó. Ví dụ như nó không thể phân biệt được 1 tên trộm và 1 đứa trẻ trèo vào nhà bạn nhặt trái banh.
Ở nước ngoài vấn đề dạy chó tấn công vô cùng nghiêm ngặt, đều phải được dạy bởi những người có đào tạo trường lớp, chó phải qua kiểm tra thần kinh.
Con chó học 1 thì chủ phải học 10, chủ phải học các phương pháp an toàn và sử dụng 1 con chó đã qua đào tạo tấn công để tránh những chuyện đáng tiếc xảy ra.
Nếu bạn muốn có 1 con chó thuộc các giống chó dữ mà muốn nó vừa làm bạn vừa trông nhà và bảo vệ bạn thì bạn phải chọn những con thật khôn, nó sẽ tự hiểu và bảo vệ bạn 1 cách tự nhiên theo bản năng chứ không cần dạy gì hết.
Những con này khác ở chỗ là nó cắn bằng suy nghĩ của nó, chứ không phải cắn bằng những phản xạ có điều kiện khi được dạy tấn công.
Tôi có người bạn cho 1 con Rottweiler đi học bảo vệ chủ, con chó rất khôn và đạt điểm cao khi sát hạch thần kinh, 1 con chó mà bạn tôi cứ nghĩ rằng có thể tin tưởng được.
Một hôm anh chị của anh ta đến nhà chơi, xày ra xích mích và to tiếng, bà chị dâu sấn tới chỉ tay vô ngực anh ta, thế là con chó lao tới cắn liền. Kết quả là con chó bị chích chết còn bà chị dâu thì bị may mấy chục mũi.
Hiểu sai về câu nói của Cesar Millan dạy chó thì mình phải là con đầu đàn. Nhiều người suy diễn ra là làm con đầu đàn phải trấn áp, quát 1 tiếng là phải nghe, phải đánh cho nó biết ai là đầu đàn.
Cái mà Cesar Millan nói đó là dạy chó bằng tâm lý theo tâm lý của con chó, chứ không phải dạy kiểu tâm lý của con người, hay cái kiểu mày không nghe tao đánh mày chết, con chó nó đâu có hiểu những điều này.
Muốn hiểu điều này bạn phải hiểu con chó đầu đàn ngoài thiên nhiên nó làm sao cho những con trong đàn phục tùng, chứ không phải theo kiểu đại ca xã hội đen.
Dạy bằng tâm lý cho biết ai là đầu đàn ví dụ như dạy nó phải chờ khi cho ăn, không cho ngủ chung giường, nó chạy tới cho mình xoa đầu mình không xoa ngay mà phải kêu nó ngồi xuống… tất cả đều dùng tâm lý để dẫn dắt suy nghĩ phục tùng của nó.
Hiểu sai và trấn áp để chứng tỏ ta là đầu đàn thì nếu gặp con cứng cựa nó sẽ thử sức coi ai mạnh hơn để làm đầu đàn, hay gặp con nó sợ quá hay luôn trong tâm lý so sợ và phòng thủ nó sẽ cắn bất tử khi nó cảm thấy bị nguy hiểm.
Ví dụ nếu bạn dùng cây đánh nó, khi có ai cầm cây thước hay cây dù đi đến gần nó thì nó sẽ cắn người đó.
Cứ nghĩ rằng các giống chó tính tình giống nhau khi đều là chó dữ, ví dụ có nhiều người nuôi qua Rottweiler rồi nuôi Cane Corso cứ nghĩ có giống nhau nhưng thật ra mỗi giống chó hoàn toàn khác.
Tôi có 1 khách hàng nuôi Pitbull 10 năm, sau chuyển qua nuôi Neapolitan Mastiff, khi 2 con Neo cắn nhau ông ta thò tay vô can vì nghĩ nó cũng như Pit, vừa chạm tay vô là con chó quay qua táp liền vì nó nghĩ bị tấn công. Neo hoàn toàn khác với Pit trong vụ này.
Ỷ y hay nghĩ những con chó hiền sẽ không cắn, đa số các vụ chó cắn đều do những con thường ngày rất hiền gây ra vì ta không đề phòng và không lường trước bản năng tiềm ẩn của nó bị đánh thức khi nào.
Nhiều con chó hay nổi điên và bị kích thích bởi những thứ ta không ngờ, như tiếng la hét nô đùa của trẻ con, lúc đầu không sao, nhưng có khi bất ngờ nó cảm thấy khó chịu và mất kiểm soát.
Nhiều khi chỉ là 1 tiếng động ít khi xảy ra như tiếng cái cưa máy, chiếc mô tô chạy ngang cũng làm nó mất kiểm soát tâm lý. Nhiều mùi hướng hay nước hoa (nhiều mùi thâm chí mình không ngửi được) nhưng lại làm nó khó chịu.
Nô đùa với chó dữ cũng rất nguy hiểm, thứ nhất là nó to lớn và mạnh, nó có thể làm mình đau dù nó không cố ý. Nhưng khi hưng phấn quá nó cũng sẽ dễ mất kiểm soát, hoặc khi nó làm mình đau rồi mình la lên hay la mắng nó, sẳn đang hưng phấn nó cắn luôn.
Bạn lâu lâu chắc cũng thấy hình ảnh những người cưa bom, bạn có thể cười họ ngu dốt. Khoan hãy cười trước khi trả lời câu hỏi của tôi: nếu bất chợt 1 con chó nặng 50 kg lao tới cắn bạn hay con của bạn thì bạn sẽ làm gì để nó ngưng ngay lập tức?
Nếu bạn không trả lời được tức là bạn cũng giống như những người cưa bom, nuôi con chó dữ trong nhà mà không lường trước được những chuyện tồi tệ nhất có thể xảy ra, cũng như những người cưa bom cứ nghĩ trái bom đã cũ mấy chục năm tịt ngòi rồi sẽ không bao giờ nổ.
Nếu bạn không có bất cứ cái gì hay phương pháp nào để dừng con chó ngay lập tức khi nó cắn mà bạn vẫn nuôi chó dữ trong nhà thì hết sức nguy hiểm. Khi con chó nổi điên lên hay đã quyết định cắn thì nó đã không còn nghe bạn quát tháo nữa.
Cũng đừng nghĩ tới bạn sẽ đánh vào chổ hiểm hay thậm chí dùng dao phay để chém nó mà nó sẽ nhả con của bạn ra ngay lập tức. Nếu chưa chuẩn bị được cách nào đối phó khi nó tấn công thì tốt nhất đừng nuôi chó dữ.
(Mỗi người có cách riêng, ở nước ngoài đa số các trại nuôi chó lớn đều có súng hay súng săn, hay có bình xịt hơi cay trong nhà hay luôn có trong trong túi)
Nói tóm lại điều quan trọng nhất khi chọn 1 con chó dữ để nuôi là nó phải thật khôn, còn những thứ bề ngoài không quan trọng.
Triệu Chứng Của Bệnh Dại Và Cách Xử Lý Khi Bị Chó Dại Cắn.
Bệnh dại lây truyền qua các vết cắn, vết liếm từ động vật mắc bệnh dại. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Vậy những biểu hiện của bệnh dại và cách xử lý khi bị chó dại cắn như thế nào?
Những điều cần biết về bệnh dại
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với bác sĩ Chu Hòa Sơn – Giảng viên bộ môn truyền nhiễm Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn.
Hỏi: Thưa bác sĩ, bệnh dại là bệnh như thế nào ạ!Trả lời: Bệnh dại là một trong những bệnh nhiễm được ghi nhận từ thời cổ xưa, mô tả từ cách đây hơn 3000 năm và là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ. Bệnh lây truyền từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại.
Bệnh dại có 2 thể lâm sàng: Là thể điên cuồng và thể dại câm (bại liệt), trong đó thể điên cuồng là phổ biến nhất.Thời gian phát bệnh kéo dài từ 2- 6 ngày, đôi khi lâu hơn. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.
Hỏi: Vậy bệnh dại lây truyền cụ thể qua những con đường nào ạ?Trả lời: Virus dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người qua vết cắn, vết cào trên cơ thể con người. Hoặc bị động vật dại liếm vào vết thương, những chỗ da bị trầy xước, niêm mạc miệng, mũi của người.
Thường gặp nhất là bệnh dại do chó cắn, mặc dù vậy bệnh vẫn lưu hành trong các loài động vật có vú: Mèo, trâu, bò, ngựa, dơi…
Một số trường hợp đặc biệt:
Những người giết mổ chuyên nghiệp có thể bị nhiễm bệnh khi giết động vật bị dại và xử lý phần não, các bộ phận bị nhiễm virus khác. Dù vậy, chưa có trường hợp nào lây bệnh trên người do ăn thịt đã nấu chín.
Việc lây truyền bệnh dại từ người sang người thông qua việc cấy ghép giác mạc hoặc các nội tạng khác là tương đối hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra
Bệnh nhân mắc bệnh dại rất hiếm khi cắn người khác, tuy nhiên những người chăm sóc bênh nhân cũng nên thận trọng và cảnh giác khi chăm sóc bệnh nhân bị dại, đặc biệt tránh tiếp xúc với nước bọt của bệnh nhân bị dại.
Triệu chứng của bệnh dại là gì?
Hỏi: Thưa bác sĩ, các triệu chứng của bệnh là gì ạ?Theo Bác sĩ Chu Hòa Sơn – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Bệnh nhân và động vật sau khi bị nhiễm virus dại sẽ có thời gian ủ bệnh kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Trong thời gian này hầu như không có biểu hiện gì. Giai đoạn phát bệnh ( lên cơn dại) kéo dài từ 2 – 6 ngày với những triệu chứng lâm sàng rầm rộ:
1. Ở người:Đau hoặc ngứa ở vết cắn
Sốt, mệt mỏi, đau đầu.
Sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn, sợ chết.
Tức giận, bứt rứt, tăng động hoặc trầm cảm.
Bệnh nhân có thể gầm gừ, cào cấu, sủa.
Ở giai đoạn sau, chỉ thoáng nhìn thấy nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng. Bệnh nhân tử vong do co giật, co thắt cơ hô hấp trong cơn dại.
2. Ở chó dại:Các biểu hiện ở chó dại là những sự thay đổi trong hành vi thông thường của nó, chẳng hạn như:
Cắn khi không bị trêu chọc
Ăn những thứ khác thường như gậy, móng tay …
Chạy mà không có lý do rõ ràng
Thay đổi trong tiếng sủa: Sủa khàn và gầm gừ hoặc sủa không ra tiếng
Tiết nhiều nước bọt hoặc sùi bọt mép – nhưng không sợ nước.
Chết.
Hướng dẫn cách sơ cứu khi gặp người bị chó dại cắn
Hỏi: Vậy có thể điều trị khỏi bệnh dại hay không?Trả lời:
Bệnh dại do virus dại cổ điển gần như gây tử vong 100% trên người. Không có biện pháp điều trị đặc biệt nào một khi đã phát bệnh. Hầu như không thể làm được gì ngoài việc giữ cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, giảm đau đớn và lo lắng bồn chồn.
Giữ bệnh nhân trong phòng yên tĩnh, ánh sáng dịu và tránh các tác nhân kích thích như: Tiếng ồn lớn, không khí lạnh…
Uống thuốc an thần hoặc tiêm morphine vào tĩnh mạch nếu cần thiết sẽ giúp kiểm soát được các cơn co thắt cơ và hiện tượng dễ bị kích thích.
Truyền dịch tĩnh mạch nuôi dưỡng vì bệnh nhân thường không ăn được qua đường miệng.
Người chăm sóc bệnh nhân cần sử dụng thiết bị phòng hộ cá nhân để tránh xa vết cắn hoặc nước bọt nhiễm bệnh từ màng nhầy và vết thương.
Hỏi: Vậy thưa bác sĩ, khi bị chó dại cắn cần xử trí như thế nào ạ?Trả lời
Nếu một người bị động vật bị dại hoặc nghi ngờ bị dại cắn thì cần thực hiện như sau:
Vết thương cần được rửa kỹ với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút.
Sát khuẩn với cồn iod, không khâu, không băng kín, gây tê quanh vết cắn.
Nhốt và theo dõi con vật cắn
Tiêm vắc-xin dự phòng dại, huyết thanh kháng dại.
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Sai Lầm Trong Việc Xử Lý Khi Bị Chó Dại Cắn trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!