Bạn đang xem bài viết Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Cắt Tai Cho Chó được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi nào cần cắt tai cho chó?
Ngày nay việc cắt tai chó được xem là cách thức tạo nên sự khác biệt cho chú chó ấy. Nhất là đối với các dòng như Pitbull. Những người chơi giống chó này thường sẽ thực hiện việc này như một nghi thức đánh dấu cho sự trưởng thành của chú chó ấy giúp chú chó trở nên khác biệt hơn, dáng người dũng mãnh, và độc đáo hơn…
Bên cạnh đó việc cắt tai trên dòng Pitbull này còn được các bác sĩ thú y khuyến khích vì mang đến nhiều lợi ích về sức khoẻ như sau:
Cải thiện lượng không khí tràn vào tai.
Giảm các nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh cho chó.
Giúp chú chó của bạn có thể phòng ngừa được những bệnh về tai tốt hơn.
Cảnh báo khi cắt tai cho chó
Lưu ý cách chăm sóc thú cưng sau khi cắt tai
Để việc cắt tai cho chó được dễ dàng hơn, thời cắt tai tốt nhất chính là lúc cho nằm trong khoảng dưới 4 tháng tuổi. Lúc này các tế bào còn đang trong quá trình phát triển, sức đề kháng của chó cũng gần hoàn thiện. Các vết thương sẽ dễ dàng được chữa lành hơn. Hạn chế khả năng bị nhiễm trùng tai một cách tốt hơn.
Sử dụng dung dịch vệ sinh tai hằng ngày để khu vực tai chó vừa mới cắt được sát khuẩn và khô thoáng hơn… Cho chú chó của bạn dùng kèm theo thuốc kháng sinh của bác sĩ thú y nhằm kháng viêm và kháng khuẩn.
Lưu ý sau một thời gian nếu tai chó không có dấu hiệu khô, lành,.. Bạn nên liên hệ với bác sĩ để được xử lý và chữa trị vết thương kịp thời. Nếu không tình trạng sẽ càng ngày nặng hơn và có khả năng không chữa trị được.
Các kiểu dáng cắt tai thường được sử dụng phổ biến
Show crop
Show crop là dáng tai phổ biến được sử dụng cho các dòng như Pitbull và American Bully, dáng tai này phô diễn nhiều lần dáng vẻ của những chú chó. Tăng cao tinh thần cảnh giác, thể hiện dáng vẻ tập trung mạnh mẽ nhất.
Battle crop
Dáng tai này rất ngầu thường được dùng cho Pitbull. Tuy nhiên đây là kiểu dáng khó cắt và có nguy cơ gây nhiễm trùng rất cao. Cần cân nhắc kỹ khi cho chó của bạn đi cắt kiểu dáng này.
Short crop
Đây là dáng tai có sự kết hợp giữa Show crop và Battle crop. Dáng cắt tai này cắt và vô cùng an toàn nên được khuyến khích sử dụng nhiều hơn là Battle crop.
Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM. Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM. Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM
Hotline: 0978899004 Email: vovietlinh@gmail.com
Thủy Phạm
Những Lưu Ý Khi Cắt Đuôi Cho Cún
1. Tại sao phải cắt đuôi cho cún?
Từ xa xưa, hầu hết các giống chó hoạt động nhiều như các giống chó săn, chó chăn cừu, chó chiến đấu…đều được cắt đuôi để giảm cũng như đề phòng các chấn thương không cần thiết như: bị đánh bẫy, bị vướng vào bụi cây, gai nhọn, cứa vào đá hay bị các con vật khác tấn công.
Ngoài ra, việc cắt đuôi cũng giúp cho chúng không bị vướng trong khi chạy; nên vận tốc chạy của chúng sẽ nhanh hơn khi không cắt đuôi.
Bên cạnh đó, một số quan điểm cho rằng phải cắt đuôi để phòng một số bệnh như bệnh dại, hay có thể giúp cơ thể không tốn năng lượng để nuôi chiếc đuôi trong quá trình điều trị bệnh…dù vậy, đến nay ý nghĩa của cắt đuôi trong việc phòng và trị bệnh vẫn chưa được làm rõ.
Ngày nay, đa phần các quyết định cắt đuôi được ra chủ yếu do yếu tố thẩm mỹ và chạy theo mốt của từng địa phương là chính. Ví dụ như ở Việt Nam, một số giống chó như rotweiler hay fox đa phần người ta thường cắt đuôi cho “hợp mốt, thời thượng”.
2. Vậy cắt đuôi cho cún như thế nào thì đúng kỹ thuật?
Có 2 phương pháp cắt đuôi cho cún đang được dùng nhiều hiện nay đó là cắt ngay sau sinh và cắt lúc cún đã lớn.
Phương pháp 1: cắt đuôi ngay sau sinh.
Cách làm:
– Dùng 1 chiếc Panhs kẹp máu có răng, bôi cồn sát trùng xung quanh vùng đuôi và rửa sạch hậu môn, đuôi.
– Kẹp chặt đúng chỗ muốn cắt (thường cách gốc đuôi khoảng 3-5 cm).
– Lấy tay cầm phần đuôi ngoài chiếc panh vặn dứt khoát, đuôi rời ra rất dễ.
– Giữ panh trong 30 giây rồi nhả ra.
– Chấm cồn Iod vào vết cắt (thực ra là vết vặn vì dạng sụn không phải cắt) và thả luôn vào cho chó Mẹ liếm, không phải khâu.
Ưu điểm
Đuôi hoàn toàn dưới dạng sụn nên khi cắt cún không đau và chóng lành.
Vị trí cắt rất dễ ưng ý.
Đơn giản và dễ thực hiện.
Nhược điểm
Cún vừa mới sinh, sức đề kháng còn thấp nếu chịu nhiều stress quá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Phương pháp 2: cắt đuôi khi cún đã lớn (thông thường khoảng 7-14 ngày tuổi).
Cách làm
– Đánh dấu vị trí cần cắt và sát trùng cẩn thận.
– Tiêm thuốc gây tê cục bộ quanh đốt cắt và chờ 1 lúc.
– Dùng dao mổ sắc cắt xung quanh vị trí đánh dấu đó.
– Nếu cún bé: không cần khâu lại.
– Nếu cún lớn: khâu thắt túi ở phần đuôi vừa cắt.
– Sát khuẩn lại toàn bộ phần đuôi vừa cắt.
Ưu điểm
Sức đề kháng của cún tốt hơn lúc mới sinh nên sẽ ít bị sốc hơn nếu ta làm tốt.
Nhược điểm
Cún đã lớn nên sẽ đau hơn, thậm chí nếu gây tê không cẩn thận có thể dẫn đến các trường hợp nguy hiểm đến tính mạng khi cún bị stress nặng như: cún bị chậm lớn, nhiễm trùng máu…
Sau 7 ngày, phần xương đuôi đã chuyển từ sụn thành xương cứng nên vết thương lâu lành hơn.
3. Hai quan điểm trái chiều và tình trạng pháp lý hiện nay.
Tuy việc cắt đuôi có đem lại một số lợi ích nhất định cho cún lẫn chủ và cũng được khá nhiều người trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cùng một quan điểm như trên nhất là đối với các mục đích như thẩm mỹ.
Hiện nay, nhiều quốc gia cấm việc cắt, ghép đuôi vì họ xem xét đây là việc làm không cần thiết, gây đau đớn cho con và ảnh hưởng đến quyền lợi của con vật. Tại châu Âu, việc làm này bị cấm ở tất cả các quốc gia đã thông qua “công ước châu Âu về bảo hộ quyền lợi động vật”. Một số quốc gia còn lại không cấm cắt đuôi cho vật nuôi.
VietDVM team tổng hợp
Đặc Điểm Chó Phốc Sóc (Chó Pomeranian) Lưu Ý Quan Trọng Khi Nuôi
Chó Pomeranian (Pom) hay còn được gọi là chó Phốc Sóc (fox sóc) có nguồn gốc từ châu Âu. Tên của chúng bắt nguồn từ địa danh Pomerania, nay là miền Đông Bắc Đức và Tây Bắc Ba Lan. Tổ tiên của giống chó này quan hệ gần gũi với các loài giống như chó Alaska, Samoyed và chó Husky.
Pomerania bắt đầu được biết đến rộng rãi vào năm 1761 tại Anh khi xuất hiện trong lễ cưới của Vua George. Sau này, Nữ Hoàng Victoria là người đã cho lai tạo Pomeranian với nhiều giống chó châu Âu khác để cho ra đời chó Phốc Sóc có màu lông đa dạng và kích thước nhỏ như hiện nay.
Kích thước: Chó Phốc Sóc được xếp vào kích thước toy (giống chó nhỏ cao dưới 25cm) với chiều cao từ 15 – 25cm, nặng khoảng từ 2 – 4kg. Một số cá thể Pomeranian có thể cao 35cm và nặng 8kg nhưng dòng này ít được yêu thích và chỉ xuất hiện ở châu Âu.
Lông: Bộ lông của chó Pom dài và mềm mượt được chia thành 2 lớp giống như chó Alaska, Samoyed hay Husky. Ban đầu Pomeranian chỉ có màu trắng nhưng quá trình cải tạo giống đã làm lông của chó Phốc đa dạng màu sắc hơn như: Xám khói, vàng lửa, bò sữa, xám xanh…
Đầu: Khuôn mặt của giống chó Pomeranian rất giống cáo với mõm nhỏ, dài, đôi mắt to và sáng, thể hiện sự tinh khôn. Vào năm 2000 còn có chó Phóc Sóc mặt tròn, mõm ngắn xuất hiện tại Mỹ và được gọi là Pom mặt gấu.
Nhiều người nhận không phân biệt được chó fox sóc và chó chihuahua: điểm khác biệt lớn nhất giữa Chihuahua và chó fox sóc là cái đầu. Phần xương sọ đỉnh đầu luôn lõm, khi trưởng thành sẽ bớt lõm đi. Mặt khác giống chó chihuhua có cái đầu to gồ lên thì đầu của chó pomeranian lại hơi nhỏ. Mõm nó nhỏ và ngắn. Hai tai nhìn như cánh bướm. Phần ngực và chân có vẻ hơi giống phốc sóc. Chân nhỏ, thon nhưng ngắn hơn chân pomeranian. Ngực cũng nở nang nhưng bụng thì không thon như giống Pom, mõm ngắn và nhỏ, hai tai nghiêng sang hai bên như hai cánh bướm. Để biết rõ hơn về giống chó chihuahua các bạn có thể tìm hiểu thêm qua bài viết: Nguồn Gốc Chó Chihuahua Và Lưu Ý Khi Chăm Sóc Chihuahua
Đặc điểm tính cách chó phốc sóc
Thông minh, sôi nổi và sống động.
Trung thành, ham học hỏi.
Tinh nghịch nhưng rất nghe lời chủ.
Có tài xiếc khéo léo.
Vui vẻ, có thể tự chơi một mình.
Cảnh giác cao với các thay đổi xung quanh.
Có thói quen phân chia lãnh thổ.
Thích được vuốt ve, nằm trong lòng chủ nhân.
Cách nuôi và chăm sóc chó Phốc sóc
Về thức ăn
Pomeranian rất khảnh ăn nên phải cho chúng ăn thức ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Thức ăn ưa thích của Pomeranian là các loại thịt, nội tạng, cá và trứng vịt lộn. Những loại thức ăn này chứa nhiều protein, chất béo và cung cấp lượng đạm cần thiết cho cơ thể của Pomeranian.
Rau và cơm cũng nên được bổ sung vào thực đơn của chó Pomeranian để bổ sung tinh bột, vitanmin và chất xơ. Có thể xay nhỏ cơm và rau trộn với thịt để chúng dễ ăn hơn.
Không cho chó Phốc ăn thức ăn giàu mỡ vì chúng sẽ bị rối loạn tiêu hóa. Nếu không có đồ tươi, bạn có thể cho chúng ăn phô mai hoặc đồ ăn sẵn nhưng không nên cho ăn thường xuyên.
Luôn để sẵn nước cho Pomeranian uống. Hạn chế cho giống chó này uống sữa tười vì đường ruột của chúng yếu, dễ bị đau bụng.
Lượng thức ăn của Pomeranian phải bằng 3 – 4% trọng lượng cơ thể. Đối với những con nhỏ thì cần nhiều thức ăn hơn và chia nhiều bữa. Chó Phốc Sóc khi trưởng thành chỉ cần cho ăn 2 bữa/ngày.
Giống chó Pomeranian có thể ở được trong không gian nhỏ hẹp nhưng nếu bị nóng chúng sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe. Khi thời tiết nóng bức, hãy cho chúng vào nhà và bật điều hòa là tốt nhất.
Về cách chăm sóc
Cần chải lông cho Pomeranian mỗi ngày để lông mượt và loại bỏ lông rụng. Nếu trời nóng phải tỉa bớt lông cho chúng.
Nên chuẩn bị một chiếc lồng nhỏ để Pomeranian ngủ.
Sau khi tắm xong cần sấy khô lông của chúng để tránh bị cảm lạnh và có mùi khó chịu.
Tẩy giun, sán đúng định kỳ và cho chó Phốc ăn thức ăn chất lượng.
Chỉ cho chúng vận động vừa phải, không nên cho gặm xương lớn.
Vệ sinh mũi thường xuyên để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp.
Mua Chó Phốc Sóc Ở Đâu Uy Tín
Hiện nay, trên thị trường có nhiều nguồn bán chó phốc sóc giá rẻ đến không ngờ. Có những nơi bán với giá 1 triệu 1 con. Tuy nhiên, khi mua các bạn sẽ phải hết sức lưu ý đến những nguồn chó như vậy, chắc chắn rằng những rủi ro rất lớn sẽ đến với bạn.
Thông Tin Liên Hệ
Website: https://dogily.vn
Facebook: https://www.facebook.com/DogilyPetstore/
Hotline 1: 0916299911
Hotline 2: 0965086079
Địa chỉ: 606/121 đường Ba Tháng Hai, phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 391 Đường Cộng Hoà, phường 13, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 95 Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.
Địa chỉ: Trang trại nhân giống Dogily Kennel 1 Hà Nội: 262 Vĩnh Hưng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Lưu ý khi huấn luyện Phốc
Pomeranian mắc hội chứng chó nhỏ nhất thế giới, chúng rất ngang bướng và khó chiều nên khi huấn luyện bạn cần thật nghiêm khắc với chúng.
Không nhất thiết phải đưa chó Phốc đi dạo hằng ngày mà chỉ cần chơi đùa với chúng trong khoảng không gian nhỏ là được.
Nên đưa Pomeranian ra ngoài chạy nhảy vài lần một tuần để rèn luyện sự hoạt bát và nhanh nhẹn.
Các loại chó Phốc
Chó Phốc hiện nay được chia làm 4 loại chính:
Chó Phốc sốc (Pomeranian).
Chó Phốc chuột.
Chó Phốc Hưu.
Chó Phốc lai Nhật.
Chó Phốc sóc giá bao nhiêu?
Giá chó Phốc Sóc được chia thành nhiều mức khác nhau, phụ thuộc vào nguồn gốc và gia phả của chúng. Nếu bạn muốn mua chó phốc sóc thì có thể tham khảo bảng giá sau:
Chó Phốc Sóc thuần chủng sinh tại Việt Nam, không có giấy tờ VKA: từ 7 – 9 triệu đồng 1 con.
Chó Phốc Sóc thuần chủng sinh tại Việt Nam, có giấy tờ VKA: Từ 12 – 15 triệu đồng 1 con.
Chó Phốc Sóc nhập từ Thái Lan, có đầy đủ giấy tờ: Từ 10 – 20 triệu đồng 1 con.
Chó Phốc Sóc nhập từ châu Âu và châu Mỹ, thuần chủng 100%: trên 40 triệu đồng 1 con.
Cách Cho Mèo Uống Thuốc Và Một Số Điều Quan Trọng Cần Lưu Ý
– Đọc kỹ hướng dẫn của bác sỹ: liều lượng, thời gian uống thuốc (trước, sau ăn)
– Một số người có thói quen nghiền thuốc ra để cho mèo uống dễ hơn. Tuy nhiên, việc này có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Một số thuốc được điều chết để làm chậm quá trình giải phóng hoạt chất trong một vài giờ. Vì vậy, hãy giữ nguyên tình trạng của thuốc khi cho mèo uống.
– Một số thuốc sẽ bị mất tác dụng khi trộn chung với thức ăn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho mèo uống thuốc kiểu này
2. Làm sao để cho mèo uống thuốc?
a. Giấu trong đồ ăn
– Phương pháp chỉ áp dụng khi cho mèo ăn đồ ăn ướt. Hãy dùng loại thức ăn ưa thích của chúng.
– Cho mèo nhịn đói vài tiếng trước khi cho uống thuốc. Cho mèo 1/4 lượng đồ ăn bình thường và giấu thuốc ở trỏng. Sau khi chúng ăn hết thì cho nốt phần còn lại. Tả Pí Lù
b. Hướng dẫn cho mèo uống thuốc trực tiếp
*** Giữ mèo cố định: đây là một trong các bước quan trọng khi cho mèo uống thuốc kháng sinh/giảm đau…
– Mèo thường khó giữ yên hơn chó, chúng thường phản ứng giơ tay chân lạng quạng khi cho uống thuốc. Cách tốt nhất là hãy nhờ một người nữa giúp đỡ để có thể đút thuốc vào miệng mèo.
Đặt mèo xuống bàn, nhờ người giữ yên thân của nó và hướng đầu mèo về phía bạn. Bạn cũng có thể cho mèo uống thuốc trong tư thế nằm ngửa bồng em bé.
– Nếu bạn có không có 2 người hoặc không thể vửa giữ yên mèo vừa cho nó uống thuốc thì hãy dùng miếng vải hoặc khăn lớn để quấn chặt mèo – quấn burrito.
Trải khăn ra mặt phẳng và cho mèo ngồi ở giữa, quấn khăn xung quanh người nó sao cho tứ chi áp sát ở bên trong và đầu lòi ra ngoài. Kiểu quấn nãy sẽ giữ chặt cơ thể mèo không cho chúng cựa quậy. Tả Pí Lù
b.1. Cách cho mèo uống thuốc nước
– Để mở miệng mèo đưa thuốc vào, bạn cần rảnh cả 2 tay. Một tay dùng để nâng đầu mèo và giữ lại, tay thuận hơn sẽ dùng để đút thuốc vào mồm mèo.
– Dùng ngón trỏ và ngón cái tách mồm mèo ra. Nếu cảm thấy khó khăn, hãy dùng ngón trỏ và ngón cái tạo thành hình chữ U ngược và đặt lên đầu nó. Hai ngón tay tì vào 2 bên mặt, 2 đầu ngón tay đặt trên môi.
Khi nâng đầu mèo lên cao, miệng của mèo sẽ tự động mở. Lúc này, lấy 2 ngón tay tách mồm mèo sao cho răng của chúng mở ra.
– Dùng tay thuận đặt ông bơm thuốc vào góc miệng của mèo. Nhẹ nhàng bơm thuốc vào từ từ, mèo sẽ tự động chuyển động lưỡi và nuốt thuốc. Dừng lại thường xuyên để mèo có thể uống thuốc thoải mái. Tả Pí Lù
– Lưu ý:
Không bơm quá nhanh hoặc bơm hết thuốc vào miệng mèo 1 lần. Thuốc sẽ tràn ra ngoài, nguy hiểm hơn, mèo có nguy cơ hít phải thuốc vào trong phổi, dẫn tới viêm phổi.
Không ngửa đầu mèo ra sau, thuốc có thể chảy vào khí quản của chúng
b.2. Cách cho mèo uống thuốc viên
– Khác với thuốc nước, bạn cần mở mồm mèo rộng hơn để uống thuốc viên. Để ngón trỏ lên cằm của mèo, dùng lực ấn ngón trỏ vào giữa hai răng nanh dưới. Đè nhẹ xuống là mèo sẽ tự động mở miệng ra.
– Dùng tay thuận bỏ thuốc vào miệng mèo, tốt nhất là thả ở cuối lưỡi mèo. Mèo sẽ cố gẳng nhả ra, nhưng nếu thả thuốc đủ sâu, phản xạ co thắt ở lưỡi sẽ đẩy thuốc ngược trở lại vào trong họng.
– Nếu không thể thả ở cuối lưỡi, hãy giữ chặt mồm mèo cho tới khi chúng nuốt xuống. Nếu bạn lỡ thả thuốc ở đầu lưỡi, hãy để mèo nhè thuốc ra và bỏ lại trong mồm của chúng. Hoặc bạn có thể giữ chặt mồm nó và dùng tay đẩy thuốc sâu vào trong.
– Một số con mèo lì lợm không chịu nuốt thuốc, hãy kích thích phản xạ nuốt của chúng bằng cách thổi nhẹ lên mũi chúng. Mèo sẽ tự động nuốt xuống. Tả Pí Lù
– Nếu bạn sợ mèo cắn, không dám đưa tay vào thì hãy dùng dụng cụ cho mèo uống thuốc. Đặt thuốc vào cây gắp, tách mồm mèo ra và đưa cây vào sâu trong miệng mèo, sau đó đẩy pít-tông để thuốc rơi vào cổ họng mèo.
b.3. Cách cho mèo uống thuốc bột
– Để ngón trỏ lên cằm của mèo, dùng lực ấn ngón trỏ vào giữa hai răng nanh dưới. Đè nhẹ xuống là mèo sẽ tự động mở miệng ra.
– Dùng tay thuận đổ thuốc vào miệng mèo. Mèo sẽ cố gẳng nhè ra, nhưng bột sẽ dễ dính vào lưỡi mèo và theo phản xạ co thắt ở lưỡi, bột sẽ được đẩy vào trong miệng trở lại.
– Thuốc dạng bột sẽ uống dễ hơn so với dạng viên do kết cấu của thuốc dễ bám vào lưỡi mèo. Ngoài ra, đối với dạng thuốc bột, bạn cũng có thể pha bột vào nước và cho mèo uống theo kiểu uống thuốc nước ở trên.
c. Dùng thực phẩm vỏ thuốc
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Cắt Tai Cho Chó trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!