Xu Hướng 5/2023 # Những Lưu Ý Khi Tẩy Giun Cho Chó Sen Cần Biết # Top 7 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Những Lưu Ý Khi Tẩy Giun Cho Chó Sen Cần Biết # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Những Lưu Ý Khi Tẩy Giun Cho Chó Sen Cần Biết được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

17-09-2020, 5:50 pm

0

1895

Nên cho chó uống thuốc tẩy giun vào lúc nào

Nhiều người băn khoăn không biết nên tẩy giun cho chú cún của mình vào lúc nào, trước bữa ăn hay sau bữa ăn. Và câu trả lời đó là sau bữa ăn và đó nên là bữa sáng. Để thuốc phát huy được hiệu quả công dụng, bạn nên cho chú cún dùng thuốc tẩy giun sau bữa sáng từ 2-3 tiếng, lúc này, một phần thức ăn đã được tiêu hóa, sẽ giúp thuốc được hấp thụ tốt hơn. Ngoài ra, bạn không nên cho cún ăn quá nhiều trước khi tẩy giun.

Chó mang thai có cần tẩy giun không

Nhiều người nghĩ rằng, khi chú chó đang mang thai thì việc dùng thuốc tẩy giun sẽ gây ảnh hưởng đến các chú cún con trong bụng. Tuy nhiên, tiến hành tẩy giun đúng định kỳ chó chó mang thai chính là biện pháp bảo vệ sức khỏe cho các chú chó con, giúp tiêu diệt và loại bỏ giun sán ở cả chó mẹ và chó con.

Có nên tẩy giun cho chó con 

Tẩy giun cho chó con là việc làm cần thiết mà bất kỳ ai nuôi cún cưng cũng đều ý thức được. Tuy nhiên tẩy giun cho chó con vào thời gian nào thì không mấy ai thật sự chắc chắn.

Thông thường chúng ta nên tẩy giun cho chó con khi chúng được 2 tuần tuổi. Vì ở độ tuổi này chó con có nguy cơ bị nhiễm giun sán cao nhất do nhiễm từ môi trường hoặc nhiễm từ nhau thai những ngày còn ở trong bụng mẹ.

Chó bị giun sán không chỉ biếng ăn, còi cọc và suy nhược cơ thể mà giun sán còn có thể làm cho ống ruột, mật bị tắc nghẽn. Lâu dần chó bị giun sán còn có thể bị mất máu, suy giảm miễn dịch và không hấp thụ được các loại vắc xin kháng thể.

Vậy nên để chó con có thể phát triển tốt cả về thể chất lẫn tiêu hóa thì chúng ta cần tẩy giun cho chó trong thời gian chó còn từ 2 tuần tuổi để bé có thể lớn lên khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.

Phương pháp tẩy giun cho chó đúng cách

Chó không thích uống thuốc, và thuốc tẩy giun cho chó cũng không ngoại lệ. Chúng luôn ngậm miệng chặt và phản kháng mãnh liệt. Một số chú chó còn ợ ngược trở ra. Cả 2 trường hợp chó đều tiếp nhận thuốc với liều lượng rất ít.

Cách dễ dàng nhất là đặt các viên thuốc vào đồ ăn của chúng. Vì chó thường đớp và nuốt luôn thức ăn do đó thuốc sẽ dễ dàng vào theo. Có những chú chó khôn lanh sẽ nhận ra thuốc trong đồ ăn. Đối với những chú chó con này thì bạn sẽ phải đặt thuốc trực tiếp thuốc vào miệng chúng. Hoặc có thể nghiền nhỏ trộn với thức ăn của chúng. Có thể cún con sẽ không phát hiện ra và bạn sẽ thành công.

Tùy vào giống chó sẽ có liều lượng khác nhau. Bạn nên hết sức lưu ý vấn đề này. Tránh tình trạng quá nhiều gây sốc thuốc. Một viên thuốc tẩy giun cho chó không cao quá và tốn kém bao nhiêu cả. Bạn nên nhớ lịch định kỳ để tẩy giun cho chó con.

Những loại thuốc Tẩy giun nên dùng cho chó

1, Thuốc tẩy giun sán Bio Rantel Plus:

Dành cho Thú cưng trưởng thành có trọng lượng cơ thể lớn.

Sản phẩm có tác dụng tẩy sạch các loại giun sán ký sinh trong ruột chó mèo như: Giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim.. và các loại sán dây.

Cách dùng : 

Dùng 1 liều duy nhất, 1 viên/10kg trọng lượng cơ thể Chó mèo.

Nên tẩy giun cho Thú cưng 6 tháng 1 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

2, Thuốc tẩy giun cho chó con Bayer Drontal Oral Suspension (dạng nước)

Thành phần : mỗi ml chứa

Febantel          15,0 mg

Pyrantel           5,00 mg

(tương đương pyrantel embonate 14,4 mg)

Tá dược (Sodium benzoate, Sodium propionate, Ponceau) bổ sung vừa đủ.

Công dụng 

Điều trị nhiễm giun tròn trên chó con dưới 1 năm tuổi

– Giun đũa: Toxocara canis, Toxascaris leonina

– Giun móc: Ancylostoma caninum, Uncinaria stenocephala

– Giun tóc:  Trichuris vulpis

Liều lượng và cách dùng 

Cho uống 1ml Drontal oral suspension for puppies /kg thể trọng.

Giun đũa truyền qua nhau thai và sữa, nên có thể xuất hiện ở chó còn non. Đối với một vài loài chó, đặc biệt trong trường hợp nhiễm nặng, rất khó tẩy hết giun đũa và không thể loại trừ nguy cơ lây nhiễm cho người. Tùy tình hình dịch tễ có thể bắt đầu điều trị lúc 2 tuần tuổi và lặp lại vào những khoảng thời gian thích hợp (ví dụ mỗi 2 tuần) cho đến khi cai sữa và/hoặc điều trị dựa trên kết quả kiểm tra phân.

Đường cấp thuốc: Cấp thuốc bằng đường uống. Có thể cho chó uống trực tiếp hay trộn vào thức ăn. Không cần chế độ ăn đặc biệt. Lắc đều dung dịch trước khi rút thuốc khỏi chai và sử dụng.

3, Thuốc tẩy giun Merantel

Thuốc tẩy giun tổng hợp dành cho chó, mèo

Dành cho động vật nhiều cân – Dạng viên

Thành phần

Trong một viên (250mg)

Mebendazol- 150mg

Praziquantel- 37.5mg

Tác dụng

 Tẩy các loại giun: giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc, sán dây…

Cách dùng và liều dùng

Nguồn: Sưu tầm

Poodle Kêu Nhiều Và Những Điều Cần Lưu Ý Mà Sen Nên Cần Biết.

Nguồn gốc và xuất xứ của Poodle

Chó Poodle hay còn biết đến là chó săn vịt giỏi bơi lội. Dòng chó này là hậu duệ của các giống chó như French Water dog, Hungarian Water Hound và Barbet. Ngày nay chúng đã được lai tạo để trở thành một dòng chó cảnh sở hữu bộ lông xoăn và dáng người nhỏ nhắn. Chúng có biệt tài bơi lội rất tốt. Tên tiếng Đức của chúng là “Pudel” có nghĩa là thợ lặn, chó nước.

Hiện nay, chó Poodle gồm có 4 loại chính là: TinyPoodle, Toy Poodle và Standard Poodle. Trong số này, Toy Poodle là dòng chó được nhiều người ưa chuộng và được nuôi nhiều nhất. Bởi kích thước thuộc dạng trung bình và thích hợp nuôi trong môi trường căn hộ.

Ngoài ra, còn có hai dòng cũng khá phổ biến nhưng không được công nhận. Đó là Tiny Poodle và Teacup Poodle. Bởi vì chúng đều là những thể sinh non của Top Poodle nên tuổi thọ không được cao. Tuy nhiên, bởi có kích thước tí hon và sự đáng yêu của mình thì hai chú chó này vẫn được rất nhiều người yêu thích.

Bên cạnh Poodle thuần chủng còn có những giống chó Poodle lai như Poodle lai Nhật, Poodle lai Phốc sóc, Poodle lai Bắc Kinh, chó Toy Poodle lai Cocker Spaniel,… Những chú Poodle lai này có ngoại hình nổi bật không kém gì giống thuần chủng. Tùy vào điều kiện tài chính, sở thích cá nhân và nhu cầu nuôi chó cưng. Mà mỗi người sẽ có quan điểm khác nhau về Poodle thuần chủng và Poodle lai. Tuy vậy thì nhìn chung giống chó Poodle đều được lòng những người yêu chó.

Lý do vì sao Poodle kêu nhiều

Đa số các bé Poodle kêu nhiều thường là các bé chó con. Đôi khi điều này là do tính cách của các bé cáu gắt, lo lắng quá mức dẫn đến sủa nhiều. Khi Poodle bị giam giữ trong một ngôi nhà hoặc căn hộ nhỏ cũng khiến cho Poodle kêu nhiều. Một số lý do khác nữa là do các bé cún thừa năng lượng và các bé cần cơ hội để vận động và vui chơi. Đôi khi Poodle của bạn có thể hào hứng với một vị khách. Một cuộc chơi hoặc có thể lo lắng và buồn chán.

Ngoài ra với bản tính Poodle rất quấn chủ. Nên khi không thấy chủ nhân của mình chúng sẽ sủa rất nhiều. Bên cạnh đó Poodle nhà bạn sẽ có một số tiếng sủa được cho là hợp pháp. Như việc tiếng động lạ, cảm giác lạ hay tiếng xe cộ, sấm sét.

Bạn vẫn có thể huấn luyện để tránh việc Poodle kêu nhiều. Nhưng để có thể làm được điều này bạn cần phải thỏa mãn những điều kiện trên. Và chấp nhận việc Poodle kêu nhiều vào những trường hợp chính đáng.

Việc không nên làm khi Poodle kêu nhiều.

Bạn không nên cho chúng ăn hay thưởng cho chúng khi Poodle kêu nhiều. Vì như vậy Poodle sẽ nghĩ bạn đang hưởng ứng khi chúng sủa. Và tiếp tục làm như vậy để có thể được nhận thưởng.

Những việc nên làm khi Poodle kêu nhiều

Bạn nên huấn luyện chó Poodle kêu nhiều những câu lệnh khi kêu chúng sủa hoặc im lặng. Và bạn nên thưởng cho chúng khi chúng thực hiện đúng lệnh.

Ngoài ra với tính cách quấn chủ Poodle sẽ kêu nhiều khi thiếu bạn. Khi chúng thấy bạn chúng sẽ sủa ngay. Vậy nên bạn nên cho Poodle ăn sáng 1 bữa và tối 1 bữa. Sau khi ăn chúng sẽ bắt đầu đi vệ sinh và cảm thấy mệt rồi đi ngủ. Khi chúng tỉnh dậy thì đã tới thời gian bạn phải đi ngủ nên chúng sẽ không thấy bạn. Chính vì vậy chúng sẽ không sủa nhiều nữa.

Hi vọng rằng qua các thông tin trên bạn có thể hiểu nhiều hơn và việc Poodle kêu nhiều. Mong rằng Poodle Store đã giải đáp được thắc mắc của các bạn. Ngoài ra hiện tại ở cửa hàng đang có những bé Poodle rất đáng yêu và vẫn đang chờ sen rước về đó nha.

Hãy liên hệ với chúng tôi POODLE STORE

Những Lưu Ý Cần Biết Khi Sử Dụng Máy Lạnh Đứng Cho Thú Cưng

Khí hậu nhiệt đới như ở nước ta, nhất là vào mùa hè có thể khiến thú nuôi bị sốc nhiệt và tử vong. Thân nhiệt trung bình của thú nuôi không cao hơn con người là bao nhưng vì chúng không đổ mồ hôi nên rất khó chịu đựng vào mùa nóng. Đặc biệt là những vật nuôi ngoại nhập, có nguồn gốc từ xứ lạnh. Để đảm bảo thú nuôi của bạn được an toàn vào mùa nóng thì việc lắp đặt máy lạnh đứng là điều cần thiết.

Hạ nhiệt cho chó bằng máy lạnh

Duy trì máy lạnh ở mức nhiệt không dưới 25 độ trong khoảng vài tiếng đồng hồ, không bật liên tục. Khi bạn dẫn vật nuôi ra khỏi phòng điều hòa cần mở cửa một lúc để nhiệt độ tán bớt và giúp chúng làm quen, không bị chênh lệch nhiệt độ quá nhiều. Điều này cũng áp dụng khi vừa tắm xong cho vật nuôi, lau qua bằng khăn khô, sấy lông trước khi cho chúng vào phòng điều hòa.

Máy lạnh đứng sẽ giúp bạn tiết kiệm công sức hơn, thú cưng được mát mẻ và ngủ yên, tránh tình trạng sốc nhiệt không mong muốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện lắp đặt máy lạnh và sử dụng thường xuyên, lại còn sử dụng với mục đích cho thú nuôi. Ngoài ra, nếu cho vật nuôi nằm phòng điều hòa thường xuyên với nhiệt độ quá thấp có thể khiến chúng bị viêm phổi, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Luôn lưu ý vệ sinh máy lạnh sạch sẽ theo định kỳ, không để quá nhiều bụi bẩn vì khi sử dụng sẽ có mùi hôi khó chịu. Mùi này khi hít phải không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của thú nuôi mà cũng tác động trực tiếp tới chúng ta.

Lưu ý khi sử dụng máy lạnh đứng

Ở lâu trong phòng lạnh khiến con người và thú nuôi dễ mất nước và là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Thậm trí, nếu dùng máy lạnh quá nhiều có thể dẫn tới khó thở do khô tuyến hô hấp.

Khi ngủ say, thân nhiệt của thú nuôi sẽ giảm nên dễ bị viêm họng. Vì vậy không nên lạm dụng máy lạnh, để nhiệt độ chênh lệch quá nhiều so với bên ngoài. Tốt nhất, nhiệt độ trong phòng lạnh chỉ nên chênh so với bên ngoài 7 độ C. Như vậy sẽ tốt hơn cho người sử dụng và vật nuôi.

Sau khi sử dụng, bạn nên mở hết cửa sổ để nắng và không khí ngoài trời tràn vào phòng giúp khử khuẩn. Hoặc bạn cũng có thể lắp đặt các loại máy lạnh có chức năng diệt khuẩn, loại bỏ khói bụi và các vi khuẩn có hại cho cơ thể.

Với máy lạnh đứng, nên lưu ý vệ sinh định kỳ nửa năm 1 lần để tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú phát triển. Bằng không, máy lạnh lại chính là nơi phát sinh bệnh cho bạn và thú cưng. Phòng lạnh cũng cần gọn gàng, sạch sẽ, khi không dùng thì mở hết các cửa để tạo thông thoáng.

Cho thú nuôi nằm phòng máy lạnh nên bố trí thêm ổ hoặc vài tấm khăn mỏng cho chúng đắp, tránh cho chúng khỏi cảm lạnh. Phòng máy lạnh nên có quạt thông gió để duy trì lượng oxy cần thiết và giúp phòng không bị bí bách. Nói tóm lại, nếu thời tiết quá nóng bức, dễ khiến thú cưng bị sốc nhiệt thì nên cho chúng nằm phòng máy lạnh, tránh lạm dụng có thể phản tác dụng.

Cách sơ cứu khẩn cấp khi thú nuôi bị sốc nhiệt

Trong trường hợp bạn gặp phải thú nuôi bị sốc nhiệt, đừng vội hoảng hốt mà hãy áp dụng những biện pháp sau đây để sơ cứu cho chúng. Nhanh chóng mang thú nuôi vào phòng máy lạnh hoặc chỗ mát để loại bỏ những nguồn nhiệt nóng. Tùy vào những gì bạn có thể, hãy nhanh nhẹn

Pha nước đường gluco và oresol để bù nước và điện giải cho thú nuôi

Đổ nước lạnh vào đầu và thân thú cưng, sau đó phủ khăn ướt lên một lúc.

Nếu nhà bạn có bể nước, bồn tắm hoặc chậu to thì nên cho vật nuôi vào đó để hạ nhiệt

Không dùng đá hoặc nước đá để hạ nhiệt thú cưng vì sẽ làm thu nhỏ lỗ chân lông. Điều này rất nguy hiểm, có thể gây hạ thân nhiệt dẫn đến chết.

Tẩy Giun Cho Trẻ Cần Kiêng Gì?

Tẩy giun là việc cần làm đối với trẻ nhỏ để giúp con phát triển toàn diện. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn cho bé thì mẹ cần phải tẩy giun đúng cách. Vậy thì tẩy giun cho trẻ cần kiêng gì?

1, Không nên cho bé uống thuốc giun khi bụng quá đói

Các mẹ nên biết rằng các thuốc tẩy giun trên thị trường thường có hàm lượng tá dược tương đối. Do vậy nếu như khi bé đang đói mà lại uống thuốc thuốc vào sẽ cực kỳ hại dạ dày, dễ gây tổn thương niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ mắc bệnh lý về dạ dày, không tốt cho trẻ.

Thêm vào đó khi uống đói sẽ khiến bé buồn nôn, nôn ói, người mệt lử, dễ bị ngất xỉu. Do vậy tốt nhất mẹ nên cho bé bú một chút hoặc ăn nhẹ trước khi uống thuốc.

2, Không được dùng nhiều loại thuốc giun cùng một lúc

Mẹ không nên dùng nhiều loại thuốc tẩy giun cùng một lúc vì như thế hoạt chất có tác dụng quá nhiều có thể gây sốc thuốc ngoài ra còn có thể gây tương tác thuốc tăng tác dụng phụ gây nguy hiểm cho bé.

Sử dụng nhiều loại thuốc giun cùng một lú có thể gây nguy hiểm cho bé.

3, Không lạm dụng thuốc tẩy giun

Các bác sỹ khuyến cáo dù là trẻ nhỏ hay người lớn thì khi dùng thuốc giun chỉ tối đa 1-2 liều bởi thuốc rất có hại với cơ thể. Và nếu muốn dùng tiếp thì phải chờ tới 6 tháng sau đó mới được dùng. Nếu như bạn cho con uống quá liều sẽ gây sốc thuốc, nguy hiểm tới sức khoẻ và tính mạng của trẻ. Vì thế cần phải tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng để tránh những hậu quả không đáng có.

4, Không cho trẻ uống thuốc giun với nước ngọt

Bất kể loại thuốc nào cũng thế, khi uống thì mẹ cần cho bé uống với nước trắng đã đun sôi để nguội là tốt nhất. Như vậy vừa đảm bảo an toàn cho bé mà còn tăng hiệu quả trong việc dùng thuốc. Nếu mẹ cho con uống thuốc với nước ngọt, đặc biệt các loại nước ngọt có gas sẽ làm giảm đi tác dụng của thuốc hoặc có thể làm tăng độc tính, thậm chí là không thể tiêu diệt được giun bởi một số loại giun rất thích đường.

5, Không nên cho bé ăn nhiều đồ ngọt khi tẩy giun

Bản chất của giun đó là chúng thường thích đồ ngọt, chúng hay hút đường từ thức ăn mà bé ăn vào. Chính vì vậy nếu như mẹ cho con ăn nhiều đồ ngọt, bánh kẹo ngọt sẽ chẳng khác nào cung cấp dinh dưỡng cho giun sống lại, giúp các ấu trùng giun nhanh sinh nở… không thể loại bỏ triệt để được giun. Do đó để mang lại hiệu quả cao mẹ nhớ hạn chế hoặc kiêng cho con ăn đồ ngọt lúc này.

6, Tránh để trẻ tiếp xúc với các nguồn nhiễm giun

Đồ ngọt là thức ăn ưa thích của bé và các loại giun.

Bởi trẻ vẫn chưa thể ý thức được thế nào là bẩn và sạch, chính vì thế hay bò lê tới những chỗ mất vệ sinh, tiếp xúc với động vật. Lúc này mẹ không được để con tiếp xúc với chó, mèo, chỗ ẩm thấp hoặc người đang bị nhiễm giun… Bởi dù đang uống thuốc nhưng sau đó vẫn tiếp xúc với mầm bệnh thì sẽ rất dễ tái phát lại.

7, Không được cho bé ăn đồ ăn tươi sống, chưa chế biến kỹ

Khi tẩy giun cho trẻ cần kiêng gì? Mẹ cần phải kiêng đồ ăn sống tái cho bé, bởi chức năng tiêu hoá của con lúc này rất yếu, nếu ăn đồ sống càng gây nhiễm trùng, tạo điều kiện cho giun sán và vi khuẩn từ bên ngoài tấn công vào, làm mất hiệu quả của thuốc. Do vậy mẹ lưu ý phải chế biến thức ăn chín kỹ, mềm, để bé dễ tiêu hoá.

Các mầm bệnh có thể đến từ tất cả những thứ xung quanh trẻ.

8, Tránh cho trẻ vận động quá nhiều

Chắc chắn sau khi tẩy giun sức khoẻ của bé sẽ yếu hơn, bé mệt mỏi và hay có dấu hiệu buồn nôn do tác dụng của thuốc. Vì thế mẹ hãy cho con nghỉ ngơi nhiều hơi, tránh hoạt động nhiều để có thêm sức khoẻ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Lưu Ý Khi Tẩy Giun Cho Chó Sen Cần Biết trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!